Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali »» Xem đối chiếu Anh Việt: V. Con Đường Đưa Đến Tái Sanh Tốt Đẹp »»

Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali
»» Xem đối chiếu Anh Việt: V. Con Đường Đưa Đến Tái Sanh Tốt Đẹp

Donate

(Lượt xem: 6.180)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

V. Con Đường Đưa Đến Tái Sanh Tốt Đẹp

V. The Way to a Fortunate Rebirth





GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
INTRODUCTION
Trong lời tường thuật về “công cuộc Thánh cầu” của mình, Đức Phật nói rằng khi Ngài nhìn ra thế giới ngay sau khi Giác ngộ, Ngài thấy rằng chúng sanh cũng giống như những đóa hoa sen đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong hồ nước. Trong lúc một số chúng sanh giống như những đóa sen ở trên hoặc gần kề mặt hồ, chỉ cần được tiếp thu những lời giảng dạy vượt thoát thế gian của Ngài là có thể giác ngộ, phần lớn chúng sanh được gặp Giáo pháp giống như những đóa sen còn đang ở sâu dưới mặt hồ. Những đóa sen ấy được hưởng ánh sáng mặt trời và dùng năng lượng này để duy trì sự sống; tuy nhiên, chúng cần thời gian để vươn tới mặt hồ và phát triển. Cũng vậy, đại đa số chúng sanh nghe được lời Phật dạy và có được lòng tin còn cần phải nuôi dưỡng những phẩm chất thiện lành của họ dưới ánh sáng của Giáo pháp trước khi dòng tâm thức của họ đủ chín muồi để có thể đạt đến chứng ngộ trực tiếp. Tiến trình này thường đòi hỏi nhiều đời, và như vậy những người này cần phải áp dụng phương pháp lâu dài cho việc phát triển tâm linh của họ. Trong lúc thực hành con đường đưa đến giải thoát, họ phải tránh tái sanh vào các cảnh giới bất hạnh và thành tựu những lần tái sanh liên tiếp được nhiều phước đức với vật chất đầy đủ, hạnh phúc và nhiều cơ hội để đạt được những bước tiến tâm linh xa hơn.
In his account of his “noble quest,” the Buddha says that when he gazed out upon the world soon after his enlightenment, he saw that sentient beings are like lotus flowers at various stages of growth within a pond (see p. 71). While some beings are like lotuses at or near the surface of the pond, capable of awakening merely by being exposed to his world-transcending teachings, the vast majority of people who encounter the Dhamma are like the lotuses growing deep below the surface. These lotuses benefit from the sunlight and use its energy to sustain their life, yet still need time to reach the surface and blossom. So too, the great multitude of people who hear the Buddha’s teachings and establish faith must still nurture their wholesome qualities with the radiant energy of the Dhamma before their mindstreams become mature enough to attain direct realization. This process ordinarily requires many lives, and thus such people have to take a long-term approach to their spiritual development. While practicing the way to liberation, they must avoid a rebirth in the unfortunate realms and win successive rebirths blessed with material security, happiness, and opportunities for further spiritual progress.
Những phúc lợi này, những điều kiện nâng cao để phát triển tâm linh trong Giáo pháp, đến từ chỗ tích lũy được nhiều công đức (puñña), một từ mang ý nghĩa khả năng làm điều thiện để mang lại những kết quả tốt đẹp trong những lần tái sanh. Theo lời dạy của Đức Phật, vũ trụ, với nhiều cảnh giới hiện hữu của các loài hữu tình, được điều hành ở mọi cấp độ bằng những qui luật bất dịch, về phương diện vật lý, sinh học, tâm lý và đạo đức. Tiến trình để cho chúng hữu tình di chuyển từ một trạng thái hiện hữu này sang một trạng thái hiện hữu khác cũng theo qui luật như vậy. Việc này được điều hành theo một qui luật hoạt động theo hai phương cách chính yếu: Trước tiên, nó kết nối hành động của chúng ta với một cảnh giới tái sanh đặc biệt nào đó tương ứng với các hành động ấy; và thứ hai, nó xác định mối tương quan giữa hành động của chúng ta với phẩm chất của kinh nghiệm chúng ta sống trong một cảnh giới đặc biệt nào đó mà chúng ta đã tái sanh.
These benefits, the enhancing conditions for spiritual development in the Dhamma, come about by the acquisition of puñña or “merit,” a word that signifies the capacity of wholesome action to yield beneficial results within the cycle of rebirths. According to the Buddha’s teaching, the cosmos, with its many realms of sentient existence, is governed at all levels by immutable laws, physical, biological, psychological, and ethical. The process by which sentient beings migrate from one state of existence to another is likewise lawful. It is regulated by a law that works in two principal ways: first, it connects our actions with a particular realm of rebirth that corresponds to our actions; and second, it determines the relations between our actions and the quality of our experience within the particular realm into which we have been reborn.
Yếu tố điều hành trong tiến trình này, yếu tố làm cho toàn bộ tiến trình trở thành qui luật, là một động lực gọi là nghiệp (Kamma). Từ Kamma nghĩa đen là hành động, nhưng theo thuật ngữ nó có nghĩa là hành động do ý chí. Như Đức Phật đã dạy: “Chính là ý chí (cetanā) mà ta gọi là nghiệp; vì có ý chí (cetayitvā), nên con người hành động bằng thân, khẩu và ý.” (1) Như vậy, nghiệp chỉ những hành động xuất phát từ ý chí. Ý chí đó có thể thuần tinh thần, phát sinh ra nghiệp tinh thần như là suy nghĩ, kế hoạch, và dục vọng; hay nó có thể bộc lộ ra ngoài bằng những hành động biểu hiện qua thân và lời nói.
The governing factor in this process, the factor that makes the entire process a lawful one, is a force called kamma (Skt: karma). The word “kamma” literally means action, but technically it refers to volitional action. As the Buddha says: “It is volition (cetanā) that I call kamma; for having willed (cetayitvā), one acts by body, speech, and mind.”1 Kamma thus denotes deeds that originate from volition. Such volition may remain purely mental, generating mental kamma that occurs as thoughts, plans, and desires; or it may come to expression outwardly through manifest bodily and verbal actions.
Có vẻ như là hành động của chúng ta, một khi đã thực hiện, sẽ tan biến mất không còn để lại dấu vết nào ngoài tác động rõ ràng của chúng đối với người khác hay môi trường của chúng ta. Tuy nhiên, theo Đức Phật, tất cả những hành động do ý chí quyết định mang tính chất đạo đức tạo ra một tiềm năng mang lại một kết quả (vipāka) hay quả (phala) tương ứng với phẩm chất đạo đức của những hành động đó. Khả năng này của hành động chúng ta làm phát sinh ra những kết quả thích hợp về mặt đạo đức chính là ý nghĩa của nghiệp. Hành động của chúng ta phát sinh ra nghiệp, một tiềm năng tạo thành những quả tương ứng với khuynh hướng nội tại của chính các hành động ấy. Rồi khi các điều kiện bên trong và bên ngoài thích hợp, nghiệp sẽ chín muồi và sản sinh ra những quả thích hợp. Trong lúc chín muồi, nghiệp sẽ tác động vào chúng ta về những việc thiện hay ác, tùy theo vào phẩm chất đạo đức của hành động chúng ta đã làm. Việc này có thể xảy ra hoặc là vào giai đoạn sau của đời hiện tại trong đó ta đã thực hiện hành động này, trong đời kế tiếp, hay trong một tương lai xa xăm nào đó. (2) Một điều chắc chắn là bao lâu chúng ta vẫn còn trong vòng luân hồi, bất cứ nghiệp nào mà ý chí chúng ta đã tích lũy sẽ có khả năng chín muồi nếu chúng chưa trổ quả như đã định.
It may seem that our deeds, once performed, perish and vanish without leaving behind any traces apart from their visible impact on other people and our environment. However, according to the Buddha, all morally determinate volitional actions create a potential to bring forth results (vipāka) or fruits (phala) that correspond to the ethical quality of those actions. This capacity of our deeds to produce the morally appropriate results is what is meant by kamma. Our deeds generate kamma, a potential to produce fruits that correspond to their own intrinsic tendencies. Then, when internal and external conditions are suitable, the kamma ripens and produces the appropriate fruits. In ripening, the kamma rebounds upon us for good or for harm depending on the moral quality of the original action. This may happen either later in the same life in which the action was done, in the next life, or in some distant future life.2 The one thing that is certain is that as long as we remain within saṃsāra any stored-up kamma of ours will be capable of ripening so long as it has not yet produced its due results.
Trên nền tảng của phẩm chất đạo đức này, Đức Phật đã phân biệt nghiệp thành hai phạm trù lớn: Bất thiện nghiệp (akusala) và thiện nghiệp (kusala). Bất thiện nghiệp là một hành động gây tổn hại về mặt tâm linh, đáng chê trách về mặt đạo đức, và có tiềm năng đưa đến một sự tái sanh bất hạnh và kết quả khổ đau. Tiêu chuẩn để đánh giá một hành động bất thiện chính là những động lực đàng sau hành động ấy, đó là nguồn gốc phát sinh ra hành động ấy. Có ba nguồn gốc của bất thiện: tham, sân và si. Từ ba gốc rễ ấy phát sinh nhiều hình thái rộng lớn khác của động lực bất thiện ở cấp độ nhỏ hơn, những trạng thái như là giận dữ, thù nghịch, ganh ghét, ích kỷ, kiêu căng, tự hào, tự phụ, và lười biếng; và từ những bất thiện gốc rễ và bất thiện ở cấp độ nhỏ hơn sẽ phát sinh các hành động bất thiện.
On the basis of its ethical quality, the Buddha distinguishes kamma into two major categories: the unwholesome (akusala) and the wholesome (kusala). Unwholesome kamma is action that is spiritually detrimental to the agent, morally reprehensible, and potentially productive of an unfortunate rebirth and painful results. The criterion for judging an action to be unwholesome is its underlying motives, the “roots” from which it springs. There are three unwholesome roots: greed, hatred, and delusion. From these there arises a wide variety of secondary defilements—states such as anger, hostility, envy, selfishness, arrogance, pride, presumption, and laziness—and from the root defilements and secondary defilements arise defiled actions.
Mặt khác, thiện nghiệp là một hành động mang lại lợi lạc về mặt tâm linh, và đáng khen ngợi về mặt đạo đức, đó là một hành động sẽ trổ quả chín trong hạnh phúc và may mắn. Động lực đằng sau của các hành động ấy là ba nguồn gốc thiện: vô tham, vô sân và vô si, mà chúng ta có thể diễn tả một cách tích cực như là bố thí, từ bi và trí tuệ. Trong lúc những hành động xuất phát từ các nguồn gốc bất thiện chắc chắn sẽ tác động lại trong thế giới của luân hồi sinh tử, thì những hành động xuất phát từ các nguồn gốc thiện lành có thể chia làm hai loại, thế gian và siêu xuất thế gian. Những hành động thiện thuộc thế gian (lokiya) có tiềm năng tạo ra một sự tái sanh may mắn và những quả tốt đẹp trong vòng luân hồi. Những hành động thiện siêu xuất thế gian (lokuttara), như là nghiệp phát sinh nhờ tu tập Bát Thánh đạo và những pháp khác trợ lực cho việc giải thoát, sẽ đưa đến giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi. Đây là nghiệp làm tan rã toàn bộ tiến trình nghiệp quả.
Wholesome kamma, on the other hand, is action that is spiritually beneficial and morally commendable; it is action that ripens in happiness and good fortune. Its underlying motives are the three wholesome roots: nongreed, nonhatred, and nondelusion, which may be expressed more positively as generosity, loving-kindness, and wisdom. Whereas actions springing from the unwholesome roots are necessarily bound to the world of repeated birth and death, actions springing from the wholesome roots may be of two kinds, mundane and world-transcending. The mundane (lokiya) wholesome actions have the potential to produce a fortunate rebirth and pleasant results within the round of rebirths. The world-transcending or supramundane (lokuttara) wholesome actions—namely, the kamma generated by developing the Noble Eightfold Path and the other aids to enlightenment—lead to enlightenment and to liberation from the round of rebirths. This is the kamma that dismantles the entire process of karmic causation.
Sự tương quan giữa nghiệp và quả được đề cập một cách tổng quát trong Kinh Văn V, 1, (1). Kinh này nói đến hành động bất thiện như là “nghiệp tối” và hành động thiện thuộc thế gian như là “nghiệp sáng.” Kinh này cũng nói đến một loại nghiệp gồm cả tối lẫn sáng. Nói một cách chặt chẽ, thì nghiệp này không có ý nói về một hành động đơn thuần mà cùng một lúc lại mang những đặc điểm của cả thiện nghiệp lẫn bất thiện nghiệp; về phương diện kỹ thuật thì điều đó không thể có được, vì một hành động phải thuộc về loại này hay loại kia. Nghiệp kết hợp nói đến cách hành xử của một người dấn thân vào cả hai loại hành động thiện và bất thiện xen kẽ nhau. Cuối cùng, kinh nói đến một loại nghiệp thứ tư, đó là nghiệp không tối cũng không sáng. Đây là hành động tu tập phát triển Bát Thánh đạo, là thiện nghiệp siêu xuất thế gian.
The correlation between kamma and its results is indicated in a general way in Text V,1(1). This sutta refers to unwholesome action as “dark kamma” and mundane wholesome action as “bright kamma.” It also refers to a type of kamma that is both dark and bright. Strictly speaking, this does not denote a single action that simultaneously partakes of both unwholesome and wholesome characteristics; technically such a thing is impossible, for an action must be one or the other. The combined kamma refers to the conduct of a person who intermittently engages in both unwholesome and wholesome behavior. Finally, the sutta speaks of a fourth type of kamma that is neither dark nor bright. This is the action of developing the Noble Eightfold Path, the wholesome world-transcending kamma.
Cần phải nhấn mạnh rằng đối với Phật giáo Nguyên thủy sự hiểu biết và chấp nhận nguyên lý nghiệp quả này là một thành phần chính yếu của chánh kiến. Chánh kiến có hai phương diện, phương diện thế gian thuộc về đời sống trong thế giới này, và phương diện siêu xuất thế gian thuộc về con đường giải thoát. (3) Chánh kiến siêu xuất thế gian bao gồm sự hiểu biết về Tứ diệu đế, lý Duyên khởi và Tam pháp ấn là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Đối với Phật giáo Nguyên thủy, chánh kiến siêu xuất thế gian này không thể tách riêng với chánh kiến thuộc thế gian, mà nó đặt tiền đề và lệ thuộc vào sự hỗ trợ đắc lực của chánh kiến thuộc thế gian, nghĩa là một niềm tin vững chắc vào giá trị của qui luật nghiệp quả và diễn biến của nó qua tiến trình tái sanh.
It cannot be emphasized strongly enough that for Early Buddhism an understanding and acceptance of this principle of kamma and its fruit is an essential component of right view. Right view has two aspects, the world-bound or mundane aspect, which pertains to life within the world, and the supramundane or world-transcending aspect, which pertains to the path to liberation.3 The world-transcending right view includes an understanding of the Four Noble Truths, dependent origination, and the three marks of impermanence, suffering, and nonself. For Early Buddhism this world-transcending right view cannot be taken up in isolation from mundane right view. Rather, it presupposes and depends upon the sound support of mundane right view, which means a firm conviction in the validity of the law of kamma and its unfolding through the process of rebirths.
Chấp nhận định luật nghiệp quả đòi hỏi một sự chuyển hóa cấp tiến trong nhận thức của chúng ta về mối quan hệ giữa chúng ta với thế giới này. Hai giáo lý song đôi nghiệp và tái sanh cho chúng ta thấy rằng thế giới mà chúng ta đang sống chỉ là một phản ảnh của thế giới nội tâm, trong một số phương diện quan trọng. Điều này không có nghĩa là thế giới bên ngoài có thể giảm thiểu để thành một phóng ảnh tinh thần theo phương cách mà một vài chủ thuyết triết lý duy tâm đã đề nghị. Tuy nhiên, xem xét cả hai cùng với nhau, hai giáo lý này chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng những điều kiện chúng ta sống rất tương ứng với những khuynh hướng về nghiệp trong tâm thức chúng ta. Lý do vì sao một chúng sanh được tái sanh trong một cảnh giới đặc biệt nào đó là vì trong kiếp trước, chúng sanh ấy đã tạo ra một nghiệp, hay một hành động do ý chí, dẫn đến việc tái sanh trong cảnh giới đó. Như vậy, trong phân tích cuối cùng, tất cả cảnh giới hiện hữu đã được tạo thành, định hình và duy trì bởi những hoạt động tinh thần của những chúng sanh ấy. Như Đức Phật đã dạy: “Đối với các chúng sanh bị vô minh che lấp, và tham dục cản trở, nghiệp là đồng ruộng, thức là hạt giống và tham dục là chất ẩm ướt, để cho nghiệp được định hình trong một cảnh giới hiện hữu mới, hoặc thấp kém, trung bình hay cao siêu.” (Tăng Chi BK 3:76; I 223) (4)
To accept the law of kamma entails a radical transformation in our understanding of our relationship to the world. The twin doctrines of kamma and rebirth enable us to see that the world in which we live is, in important respects, an external reflection of the internal cosmos of the mind. This does not mean that the external world can be reduced to a mental projection in the way proposed by certain types of philosophical idealism. However, taken in conjunction, these two doctrines do show that the conditions under which we live closely correspond to the karmic tendencies of our minds. The reason why a living being is reborn into a particular realm is because in a previous life that being has generated the kamma, or volitional action, that leads to rebirth into that realm. Thus, in the final analysis, all the realms of existence have been formed, fashioned, and sustained by the mental activity of living beings. As the Buddha says: “For beings obstructed by ignorance and hindered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture, for consciousness to be established in a new realm of existence—either inferior, middling, or superior” (AN 3:76; I 223).4
Trong bài tuyển tiếp theo, Kinh Văn V, 1, (2) phác họa một sự phân biệt tinh tế hơn giữa những loại bất thiện nghiệp và thiện nghiệp. Bài kinh kể ra mười trường hợp chính cho mỗi loại. Ở đây, chúng được gọi là “cách hành xử bất chính, không theo đúng Giáo pháp” và “cách hành xử chân chính, theo đúng với Giáo pháp,” nhưng chúng thường được biết như là mười con đường của bất thiện nghiệp và thiện nghiệp. (5) Mười con đường này được phân cấp theo “ba cánh cửa của hành động” là thân, khẩu và ý. Trước tiên, hãy xét đến bất thiện nghiệp, có ba loại ác hạnh về thân: sát sanh, trộm cắp và tà dâm; bốn loại ác hạnh về lời: nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm; và ba loại ác hạnh về ý: tham lam, sân hận và tà kiến. Mười con đường của thiện nghiệp là những gì hoàn toàn ngược lại: Không làm ba ác hạnh về thân, không làm bốn ác hạnh về lời, không tham lam, có nhiều thiện chí và có chánh kiến. Theo bài kinh, mười loại ác hạnh thuộc về bất thiện nghiệp là nguyên nhân làm cho chúng sanh phải tái sanh ở cảnh giới bất hạnh sau khi chết; mười loại thiện hạnh thuộc về thiện nghiệp là nguyên nhân làm cho chúng sanh được tái sanh vào cảnh giới tốt đẹp sau khi chết. Như kinh văn đã chứng tỏ, mười loại thiện nghiệp là trợ lực không những cho sự tái sanh vào Thiên giới, mà còn là trợ lực cho “sự đoạn diệt các lậu hoặc,” và đạt đến giải thoát.
The next selection, Text V,1(2), draws a finer distinction among the types of unwholesome and wholesome kamma. The text enumerates ten primary instances of each class. Here they are called respectively “unrighteous conduct, conduct not in accordance with the Dhamma” and “righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma” but they are usually known as the ten pathways of unwholesome and wholesome kamma.5 The ten are subdivided by way of the three “doors of action”—body, speech, and mind. Taking the unwholesome first, there are three kinds of bodily misconduct: killing, stealing, and sexual misconduct; four kinds of verbal misconduct: lying, malicious speech, harsh speech, and idle chatter (or gossip); and three kinds of mental misconduct: covetousness, ill will, and wrong view. The ten courses of wholesome action are their exact opposites: abstinence from the three kinds of bodily misconduct; abstinence from the four kinds of verbal misconduct; and noncovetousness, goodwill, and right view. According to the sutta, the ten types of unwholesome kamma are the reason that beings are reborn in the bad destinations after death; the ten types of wholesome kamma are the reason that beings are reborn in the good destinations after death. As the sutta shows, the ten types of wholesome kamma are the support, not only for a heavenly rebirth, but also for “the destruction of the taints,” the attainment of liberation.
Những đoạn văn kết luận của kinh này cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về vũ trụ học Phật giáo. Vũ trụ Phật giáo chia làm ba cảnh giới lớn: Dục giới (kāmadhātu), Sắc giới (rūpadhātu), và Vô sắc giới (arūpadhātu), mỗi cảnh giới bao gồm một loạt những cõi phụ thuộc.
The concluding paragraphs of this sutta give us a brief survey of Buddhist cosmology. The Buddhist cosmos is divided into three broad realms—the sense-sphere realm (kāmadhātu), the form realm (rūpadhātu), and the formless realm (arūpadhātu)—each comprising a range of subsidiary planes.
Dục giới, là thế giới của chúng ta, được gọi như vậy bởi vì những chúng sanh trong cảnh giới này bị dục vọng lôi cuốn mạnh mẽ. Cảnh giới này được chia làm hai mức độ: những cõi bất hạnh và những cõi thiện lành. Những cõi bất hạnh hay “những trạng thái khốn khổ (apāya)” gồm có ba: địa ngục, là cõi bị hành hạ liên tục không ngừng (xem Trung Bộ Kinh số 129 và 130, không đem vào hợp tuyển này); súc sanh và cõi ngạ quỷ (pettivisaya), là những chúng sanh triền miên đói khát và chịu nhiều đau khổ khác. Đó là cảnh giới trừng phạt những chúng sanh đã phạm mười ác nghiệp. (6)
The sense-sphere realm, our realm, is so called because the beings reborn here are strongly driven by sensual desire. The realm is divided into two levels, the bad destinations and the good destinations. The bad destinations or “states of misery” (apāya) are three in number: the hells, states of intense torment (see MN 129 and 130, not included in this anthology); the animal kingdom; and the sphere of spirits (pettivisaya), beings afflicted with incessant hunger, thirst, and other sufferings. These are the realms of retribution for the ten unwholesome paths of kamma.6
Cõi thiện lành trong Dục giới là thế giới loài Người và sáu cõi Thiên. Các cõi Thiên là: chư Thiên trong cõi Trời Tứ Thiên Vương, là cõi Trời được bốn vị vua uy quyền cai trị (tên là Tứ Thiên Vương); chư Thiên cõi Trời Đao Lợi Thiên / Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) do Trời Đế-thích (Sakka) cai trị, đó là một đệ tử của Đức Phật, trung thành nhưng có khuynh hướng xao lãng (xem kinh Sakkasaṃyutta, Tương Ưng Bộ Kinh, chương 11); chư Thiên cõi Trời Dạ-ma (Yāma); chư Thiên cõi Trời Đâu-suất (Tusitā), là nơi cư ngụ của Bồ-tát (tiền thân Đức Phật) trước khi ngài nhập mẫu thai làm kiếp người cuối cùng; chư Thiên cõi Trời Hóa Lạc Thiên (Nimmānarati) (là những vị Thiên thích sáng tạo) và chư Thiên cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranimmānarati) (là những vị Thiên điều khiển những sáng tạo của kẻ khác). Nghiệp nhân dẫn đến tái sanh vào các cõi thiện lành của Dục giới là việc thực hành mười con đường thiện nghiệp.
The good destinations in the sense-sphere realm are the human world and the six sensual heavenly planes. The latter are: the devas in the heaven of the Four Great Kings, who are presided over by four powerful devas (namely, the Four Great Kings); the Tāvatiṃsa devas presided over by Sakka, a devotee of the Buddha who is faithful but prone to negligence (see the Sakkasaṃyutta, SN chapter 11); the Yāma devas; the devas of the Tusita heaven, the abode of a bodhisatta before his final birth; the Nimmānaratī devas (“the gods who delight in creating”); and the Paranimmitavasavattī devas (“the gods who control what is created by others”). The karmic cause for rebirth into the good destinations of the sense-sphere realm is the practice of the ten courses of wholesome action.
Trong Sắc giới, không có những hình thái vật chất thuộc loại thô kệch. Những cư dân của cõi này, được biết như là các vị Phạm Thiên (Brahmā), vui hưởng hỷ lạc, quyền lực, thân hình tỏa ánh sáng, và sức sống siêu đẳng hơn rất nhiều so với chúng sanh ở cõi Dục giới. Sắc giới gồm có mười sáu tầng trời. Những tầng trời này là đối tượng tương quan với bốn tầng thiền. Chứng đắc được Sơ thiền đưa đến tái sanh vào các tầng trời thuộc Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, hoặc các vị Đại Phạm Thiên (Mahābrahmā), tùy vào việc chứng đắc phát triển ở mức độ thấp, trung bình hay cao cấp. Nhị thiền, được chứng đắc cũng ở ba mức độ như vậy, đưa đến tái sanh tương ứng với các tầng trời thuộc Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, hay Quang Âm Thiên. Tam thiền, được chứng đắc với cùng ba mức độ như vậy, đưa đến tái sanh tướng ứng với các tầng trời thuộc Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên và Biến Tịnh Thiên. Tứ thiền, thông thường đưa đến tái sanh vào chư Thiên thuộc quả vị cao thượng, nhưng nếu việc chứng đắc phát triển với cảm giác nhàm chán “tưởng”, sẽ đưa đến tái sanh vào Vô Tưởng Thiên, là những vị thiên không có “tưởng”. Sắc giới cũng bao gồm năm tầng trời được dành riêng cho các vị đắc quả Bất Lai tái sanh vào đó, được gọi là Tịnh Cư Thiên, Vô Đọa Thiên (Avihā), Thanh Tịnh Thiên (Atappā), Thiện Hiện Thiên (Sudassā), Thiện Kiến Thiên (Sudassi) và Vô Song Thiên (Akanitthā). Trong mỗi tầng trời vi tế ấy, thọ mạng được nói là vô cùng dài lâu và được gia tăng đáng kể theo từng bậc trời cao hơn. (7)
In the form realm the grosser types of material form are absent. Its denizens, known as brahmās, enjoy bliss, power, luminosity, and vitality far superior to the beings in the sense-sphere realm. The form realm consists of sixteen planes. These are the objective counterparts of the four jhānas. Attainment of the first jhāna leads to rebirth among Brahmā’s assembly, the ministers of Brahmā, and the Mahābrahmās, according to whether it is developed to an inferior, middling, or superior degree. The second jhāna, attained in the same three degrees, leads respectively to rebirth among the devas of limited radiance, of measureless radiance, and of streaming radiance. The third jhāna, attained in the same three degrees, leads respectively to rebirth among the devas of limited glory, of measureless glory, and of refulgent glory. The fourth jhāna ordinarily leads to rebirth among the devas of great fruit, but if developed with a feeling of disgust for perception, it will conduce to rebirth among the “nonpercipient beings,” beings who lack perception. The form realm also comprises five planes reserved exclusively for the rebirth of nonreturners (see pp. 379–80), called the pure abodes: aviha, atappa, sudassa, sudassī, and akaniṭṭha. In each of the subtle form planes, the lifespan is said to be of enormous duration and to increase significantly with each higher plane.7
Trong cõi hiện hữu thứ ba, không còn có các hình thái vật chất và chỉ có tâm thức đơn thuần hiện hữu, vì thế được gọi là Vô sắc giới. Cõi này gồm có bốn tầng trời, là đối tượng tương ứng với việc chứng đắc bốn tầng thiền Vô sắc giới, được gọi tên là: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Thọ mạng ấn định cho những cõi này tương ứng với 20.000; 40.000; 60.000 và 84.000 đại-kiếp (great eons) (để biết chiều dài của một kiếp, xem Kinh Văn I, 4 (3)).
In the third realm of existence, material form is nonexistent and bare mental processes exist; hence it is called the formless realm. This realm consists of four planes, which are the objective counterparts of the four formless meditative attainments, after which they are named: the base of the infinity of space, the base of the infinity of consciousness, the base of nothingness, and the base of neither-perception-nor-nonperception. The lifespans ascribed to these realms are respectively 20,000; 40,000; 60,000; and 84,000 great eons. (For the duration of one eon, see Text I,4(3).)
Đối với vũ trụ học Phật giáo, sự hiện hữu trong mỗi cảnh giới là sản phẩm của nghiệp với tiềm năng hữu hạn, nên chủ yếu vẫn là vô thường. Chúng sanh được tái sanh vào một cảnh giới thích hợp với nghiệp hay hành động của họ, trải nghiệm những kết quả tốt hay xấu, và rồi khi nghiệp lực đã hết thời hạn của nó, họ lại chết đi và tái sanh vào một nơi nào đó được xác định bởi một nghiệp khác đã có cơ hội chín muồi. Do đó, những tra tấn nhục hình trong địa ngục cũng như những lạc thú của cõi Trời, cho dù chúng kéo dài bao lâu, rồi cũng đến lúc trôi qua. Đức Phật hướng dẫn những người mà năng lực tâm linh vẫn có nguyện vọng tái sanh vào cõi Người hay cõi Trời và dạy cho họ những đường lối hành xử đưa đến hoàn mãn ước vọng của họ. Nhưng Ngài thúc giục những người có năng lực thuần thục nên cương quyết nỗ lực chấm dứt lang thang vô định trong cõi luân hồi và đạt đến Vô sanh, tức Niết-bàn, là trạng thái siêu việt tất cả cảnh giới hữu vi.
For Buddhist cosmology, existence in every realm, being the product of a kamma with a finite potency, is necessarily impermanent. Beings take rebirth into a realm appropriate for their kamma or deeds, experience the good or bad results, and then, when the generative kamma has spent its force, they pass away to take rebirth elsewhere as determined by still another kamma that has found the opportunity to ripen. Hence the torments of hell as well as the joys of heaven, no matter how long they may last, are bound to pass. The Buddha guides those whose spiritual faculties are still tender to aspire for a human or heavenly rebirth and teaches them the lines of conduct that conduce to the fulfillment of their aspirations. But he urges those with mature faculties to make a determined effort to put an end to the aimless wandering of saṃsāra and reach the Deathless, Nibbāna, which transcends all conditioned planes of being.
Trong lúc hai văn bản kinh đầu tiên trong chương này thiết lập một sự tương quan tổng thể giữa nghiệp và các cõi tái sanh (Kinh Văn V, 1 (3)), đặc biệt nêu rõ những nghiệp nhân tiềm ẩn bên dưới đối với những sự khác biệt biểu hiện trong đời sống con người. Bài kinh này dựa vào một lời dạy nổi tiếng của Đức Phật “Chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp; họ xuất phát từ nghiệp, bị nghiệp ràng buộc, nương tựa vào nghiệp. Chính nghiệp đã phân biệt chúng sanh là thấp kém hay cao sang.” Bài kinh đề nghị giải thích câu này liên quan với bảy cặp tính cách đối nghịch nhau được quan sát từ con người. Bản kinh này cũng giới thiệu sự phân biệt hai loại hậu quả mà một nghiệp bất thiện có thể có: nghiệp mạnh hơn là sự tái sanh vào cõi dữ, nghiệp kia là những quả bất hạnh trong cõi người; ví dụ, yểu mạng đối với những người phạm tội sát sanh trong đời trước. Một sự so sánh tương đồng đạt được từ những kết quả mà một thiện nghiệp có thể tạo ra: nghiệp mạnh hơn là được tái sanh vào Thiên giới, nghiệp kia là những quả tốt đẹp trong cõi người.
While the first two texts in this chapter establish a general correlation between kamma and spheres of rebirth, Text V,1(3) specifies the underlying karmic causes for the manifest differences in human life. It does so with reference to a well-known saying of the Buddha: “Beings are owners of their kamma, heirs of their kamma; they originate from their kamma, are bound to their kamma, have their kamma as their refuge. It is kamma that distinguishes beings as inferior and superior.” The sutta proposes to explain this statement with regard to seven pairs of contrasting qualities observed among people. This text also introduces a distinction between two types of consequences that an unwholesome kamma can have: the more powerful is rebirth in a bad destination; the other is unpleasant fruits within the human state, for example, a short lifespan for one who in an earlier life killed living beings. An analogous distinction obtains among the consequences that a wholesome kamma can have: the more powerful is rebirth in a heavenly world; the other is pleasant fruits within the human state.
Phần tiếp theo nói đến những công đức (puñña), là thiện nghiệp có khả năng đem lại những kết quả thuận lợi trong vòng luân hồi. Công đức phát sinh ra những lợi lạc thuộc thế gian, như là một sự tái sanh tốt đẹp, giàu có, xinh đẹp và thành công. Công đức cũng được dùng như một điều kiện được nâng cao để đạt những lợi lạc siêu xuất thế gian, nghĩa là, đạt được những giai đoạn tiến tới con đường giác ngộ. Do vậy, như được thấy trong Kinh Văn V, 2 (1), Đức Phật thúc đẩy những đệ tử của Ngài phải trau dồi công đức, đề cập đến việc Ngài đã trau dồi công đức qua nhiều đời trước như một ví dụ.
The next section deals with merit (puñña), wholesome kamma capable of yielding favorable results within the cycle of rebirths. Merit produces mundane benefits, such as a good rebirth, wealth, beauty, and success. It also serves as an enhancing condition for supramundane benefits, that is, for attaining the stages along the path to enlightenment. Hence, as seen in Text V,2(1), the Buddha urges his disciples to cultivate merit, referring to his own cultivation of merit over many previous lives as an example.
Các bộ kinh Nikāya sắp xếp rõ ràng công đức thành ba nền tảng của đức hạnh: Bố thí, Trì giới và Thiền định. Kinh Văn V, 2, (2) kết nối những nền tảng của công đức với các kiểu tái sanh tương ứng. Trong bối cảnh tôn giáo Ấn Độ, việc thực hành công đức xoay quanh đức tin vào một số đối tượng được xem là thiêng liêng và đem lại sức mạnh tâm linh, có khả năng phục vụ như một trợ lực cho việc đạt được công đức. Đối với những tín đồ của đạo Phật, đó là Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Kinh Văn V, 2, (3) ca ngợi ba ngôi báu này là vô thượng trong lãnh vực của mình: Đức Phật là vô thượng giữa loài Người, Pháp là vô thượng trong mọi giáo pháp, và Tăng là vô thượng trong các hội chúng tôn giáo. Bài kinh đề nghị một sự phân biệt hai chiều thú vị về Pháp bảo: Giữa các pháp hữu vi (dhammā sankhatā), Bát Thánh đạo là vô thượng; giữa các pháp hữu vi hoặc vô vi, Niết-bàn là tối thượng. Chỉ cần có đức tin vào Tam bảo, nghĩa là, hết lòng sùng kính tin tưởng, tự thân đã là một nền tảng của công đức; nhưng như bài kệ đi kèm với bài kinh đã nói rõ, Đức Phật và Tăng đoàn có chức năng phụ thuộc như là những người nhận cúng dường, và trong vai trò này quý ngài giúp cho những người cúng dường đạt được công đức dẫn đến việc hoàn thành những ước nguyện đạo đức của họ. Còn nhiều điểm về phương diện này của công đức sẽ được nói đến ngay sau đây.
The Nikāyas concisely organize the types of merit into three “bases of meritorious deeds” (puññakiriyavatthu): giving, moral discipline, and meditation. Text V,2(2) connects the bases of merit with the types of rebirth to which they lead. In the Indian religious context, the practice of meritorious deeds revolves around faith in certain objects regarded as sacred and spiritually empowering, capable of serving as a support for the acquisition of merit. For followers of the Buddha’s teaching these are the Three Jewels: the Buddha, the Dhamma, and the Saṅgha. Text V,2(3) extols these as each supreme in its particular sphere: the Buddha is supreme among persons, the Dhamma among teachings, and the Saṅgha among religious communities. The text proposes an interesting twofold distinction of the Dhamma Jewel: among all conditioned things (dhammā saṅkhatā), the Noble Eightfold Path is supreme; among all things conditioned or unconditioned (dhammā saṅkhatā vā asaṅkhatā vā), Nibbāna is supreme. Merely having confidence in the Three Jewels, that is, reverential trust and devotion toward them, is itself a basis of merit; but as the verses attached to the sutta make clear, the Buddha and the Saṅgha additionally function as the recipients of gifts, and in this role they further enable donors to acquire merit leading to the fulfillment of their virtuous wishes. More will be said about this aspect of merit just below.
Những phần của chương tiếp theo sau phối hợp ba nền tảng của công đức theo từng điểm một, bắt đầu trong phần 3 là nói về bố thí (dāna). Đức Phật thường xem bố thí như là đức hạnh cơ bản nhất của đời sống tâm linh, vì bố thí phục vụ cho việc bẻ gãy cái tâm trạng ích kỷ mà chúng ta thường có thói quen sử dụng khi giao tiếp với kẻ khác. Tuy nhiên, trái ngược với những gì mà một độc giả Tây phương mong đợi, “bố thí” trong Phật giáo Nguyên thủy không chỉ có nghĩa là hoạt động từ thiện của các nhà hảo tâm hướng đến những người nghèo và những người chịu thiệt thòi trong xã hội. Trong lúc bố thí có bao gồm nghĩa này, việc thực hành bố thí mang một ý nghĩa bối cảnh đặc thù bắt nguồn từ cơ cấu tôn giáo ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, vào thời Đức Phật còn tại thế, những người muốn tìm cầu khám phá những chân lý sâu xa nhất của hiện hữu và đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thường từ bỏ gia đình, từ bỏ vị trí an toàn của họ trong trật tự xã hội chặt chẽ của Ấn Độ, và chấp nhận một đời sống đầy bất trắc của một kẻ lang thang không gia đình. Với đầu cạo trọc hay búi tóc, đắp y màu vàng nâu hay trắng hay lõa thể, họ đi từ nơi này sang nơi khác không có nơi cư ngụ nhất định, chỉ trừ ba tháng mùa mưa, lúc đó họ sẽ ở trong những cái cốc đơn giản hay hang đá hay những nơi trú ngụ khác. Những người lang thang không nhà ấy, được biết như là “các nhà tu khổ hạnh” (samaṇa) hay những du sĩ, không thực hiện các dịch vụ có trả tiền nhưng sống nhờ vào lòng hảo tâm của những gia chủ. Các cư sĩ cung cấp cho họ những nhu cầu vật chất cần thiết như y áo, chỗ cư ngụ và thuốc men; khi làm như vậy, họ tin rằng những sự phục vụ ấy là nguồn công đức sẽ giúp họ tiến một vài bước xa hơn trên con đường hướng đến giải thoát tối hậu.
The following sections of this chapter elaborate on the three bases of merit individually, beginning in section 3 with giving or generosity (dāna). The Buddha often treated giving as the most rudimentary virtue of the spiritual life, for giving serves to break down the egocentric frame of mind on the basis of which we habitually interact with others. Contrary to what a Western reader might expect, however, “giving” for Early Buddhism does not mean simply philanthropic charity directed toward the poor and disadvantaged. While it includes this, the practice of giving has a more context-specific meaning rooted in the social structure of Indian religiosity. In India during the Buddha’s time, those who sought to fathom the deepest truths of existence and attain release from the round of birth and death usually renounced home and family, relinquished their secure place in the cohesive Indian social order, and adopted the precarious life of the homeless wanderer. With shaved heads or matted locks, clad in ochre or white robes or going naked, they would move from place to place without fixed abode, except during the three months of the rainy season, when they would settle in simple huts, caves, or other lodgings. Such homeless wanderers, known as samaṇas (“ascetics”) or paribbājakas (“wanderers”), did not perform any remunerative services but depended upon the charity of householders for their livelihood. The lay devotees provided them with their material requisites—robes, food, lodgings, and medicines—doing so in the confidence that such services were a source of merit that would help them advance a few steps farther in the direction of final emancipation.
Khi Đức Phật xuất hiện trong bối cảnh ấy, Ngài cũng áp dụng lối sống này cho chính mình. Một khi Ngài bắt đầu công việc của mình như một bậc thầy tâm linh, Ngài thiết lập Giáo đoàn theo cùng một nguyên tắc như vậy: Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni, cũng sống tùy thuộc vào lòng hảo tâm của người khác để hỗ trợ vật chất cho họ, và họ sẽ đáp lại bằng cách trao tặng cho thí chủ món quà quý giá là bố thí Pháp, lời giảng dạy con đường cao thượng dẫn đến hạnh phúc, bình an và giải thoát tối hậu. Kinh Văn V, 3, (5) chứng minh cho sự hỗ trợ lẫn nhau này. Bằng cách nhận của cúng dường của cư sĩ, các vị xuất gia cho họ cơ hội tạo công đức. Vì số lượng công đức phát sinh từ hành động bố thí được xem là tỷ lệ thuận với công hạnh xứng đáng của người nhận, khi người nhận là Đức Phật và những vị đi theo con đường của Ngài, thì công đức là vô lượng (xem Trung Bộ Kinh số 142, không được đưa vào hợp tuyển này). Vì lý do đó, cộng đồng tâm linh của các vị Thánh đệ tử được gọi là “ruộng phước vô thượng của thế gian này.” (8) Cúng dường Tăng đoàn được cho là đưa đến phước đức lớn lao, dẫn đến an vui hạnh phúc lâu dài và có thể đưa đến tái sanh trong các cõi Trời. Nhưng như Kinh Văn V, 3, (6) nhắc nhở rằng, điều này “chỉ đúng đối với những vị tu hành đạo đức thanh tịnh, chứ không phải đối với những người không có đạo đức.”
When the Buddha appeared on the scene, he adopted this mode of life for himself. Once he commenced his work as a spiritual teacher, he established his Saṅgha on the same principle: the bhikkhus and bhikkhunīs, the monks and nuns, would depend on the charity of others for their material support, and they would reciprocate by offering their donors the more precious gift of the Dhamma, the teaching of the lofty path that leads to happiness, peace, and final liberation. Text V,3(5) testifies to this principle of mutual support. By accepting the gifts of lay people, the monastics give them the opportunity to acquire merit. Since the volume of merit generated by the act of giving is considered to be proportional to the worthiness of the recipient, when the recipients are the Buddha and those following in his footsteps, the merit becomes immeasurable (see MN 142, not included in this anthology). For this reason, the sāvakasaṅgha, the spiritual community of noble disciples, is called “the unsurpassed field of merit for the world” (anuttaraṃ puññakhettaṃ lokassa).8 Gifts to the Saṅgha, it is said, conduce to great blessings; they lead to one’s welfare and happiness for a long time and can bring rebirth in the heavenly worlds. But as Text V,3(6) reminds us, this is true “only for the morally pure, not for the immoral.”
Điều này dẫn đến nền tảng công đức kế tiếp là “Giới” (sīla), mà theo Phật giáo Nguyên thủy là đòi hỏi phải giữ gìn Giới luật. Đường lối hướng dẫn đạo đức căn bản nhất trong bộ kinh Nikāya là ngũ giới, đó là những qui luật rèn luyện đòi hỏi: không được sát sanh, không được lấy của không cho, không được tà dâm, không được nói láo và không được uống rượu. Những điều này được đề cập trong Kinh Văn V, 4, (1), mà theo một xoay chuyển ngoạn mục trong việc sử dụng từ, đã nói về những giới này như là “những món quà bố thí xưa cổ, truyền thống và nguyên sơ,” như vậy ngụ ý đặt Giới (sīla) vào công đức Bố thí (dāna). Lý do về việc giữ giới như một hình thức bố thí là vì người giữ giới sẽ ban bố cho vô lượng chúng sanh “sự tự do thoát khỏi sợ hãi, thù nghịch, và đàn áp,” và như một nghiệp quả, “chính người ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi sợ hãi, thù nghịch và đàn áp.”
This leads to the next base of merit, “moral discipline” (sīla), which for Early Buddhism requires the undertaking of precepts. The most basic moral guidelines inculcated in the Nikāyas are the five precepts, the training rules to abstain from taking life, stealing, sexual misconduct, false speech, and the use of intoxicants. These are mentioned in Text V,4(1), which, by an interesting twist in terminology, speaks of them as “pristine, traditional, ancient gifts,” thus implicitly subsuming sīla under dāna. The reason the observance of precepts is a form of giving is because one who undertakes precepts will be “giving to immeasurable beings freedom from fear, hostility, and oppression,” and as a karmic consequence “he himself will enjoy immeasurable freedom from fear, hostility, and oppression.”
Trong lúc Đức Phật mạnh mẽ khuyến cáo việc giữ gìn ngũ giới đối với cư sĩ như một bổn phận toàn thời gian, Ngài đề nghị một kiểu rèn luyện đạo đức chặt chẽ hơn cho ngày Uposatha, là ngày tu bát quan trai giới; những ngày giữ giới này được ấn định theo âm lịch: là ngày rằm, ngày mồng một và hai ngày trăng bán nguyệt (ngày nay đối với một số quốc gia theo Phật giáo, ngày rằm được chọn ưu tiên). Vào những ngày này, các Phật tử thuần thành phát nguyện giữ tám giới: năm giới như thường lệ, nhưng với giới thứ ba thay đổi để bao gồm hoàn toàn cấm chuyện tình dục, được tăng cường thêm bằng ba giới khác thường dùng để huấn luyện các Sa-di nam hay nữ. Tám giới này, được kể trong Kinh Văn V, 4, (2) tăng cường việc rèn luyện Giới như một sự gìn giữ đạo đức bằng cách huấn luyện sự tự chế, sống đơn giản và tâm hài lòng. Về phương diện này, Giới chuẩn bị cho người đệ tử việc huấn luyện tâm thức bằng cách hành thiền, là nền tảng thứ ba của công đức.
While the Buddha enjoins observance of the five precepts upon lay followers as a full-time obligation, he recommends a more stringent type of moral practice for the uposatha, the observance days determined by the lunar calendar: the full-moon day, the new-moon day, and the two half-moon days. (Of the four, in Buddhist countries today it is the full-moon day that is given priority.) On these occasions, devout lay Buddhists undertake eight precepts: the usual five, but with the third changed to complete sexual abstinence, augmented by three other precepts that emulate the training rules of a novice monk or nun. The eight precepts, enumerated in Text V,4(2), augment the training in sīla as a moral observance with a training in self-restraint, simplicity, and contentment. In this respect they prepare the disciple for the training of the mind undertaken in the practice of meditation, the third base of merit.
Việc hành thiền không những là trọng tâm của con đường giải thoát, mà còn là một nguồn công đức tự thân. Những kiểu hành thiền đúng pháp, ngay cả những kiểu thực hành không trực tiếp đưa đến tuệ giác, cũng giúp thanh lọc những mức độ thô lậu của các cấu uế trong tâm và khai mở chiều sâu của tiềm năng thanh tịnh và trong sáng của tâm. Kinh Văn V, 5, (1) tuyên bố rằng kiểu hành thiền có kết quả tốt nhất đem lại những công đức thuộc thế gian là việc phát triển tâm từ (mettābhavanā). Tuy nhiên, việc thực hành tâm từ chỉ là một trong một nhóm bốn kiểu hành thiền được gọi là “Tứ Vô Lượng Tâm” (appamanññā): Đó là phát triển tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, và trải rộng vô biên đến tất cả chúng sanh hữu tình. Nói ngắn gọn, Từ (mettā) là lòng mong ước cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc; Bi (karuṇā) là lòng thương xót đối với tất cả chúng sanh đang bị khổ đau dày vò; Hỷ (muditā) là cảm thấy hạnh phúc trước sự thành công và may mắn của kẻ khác; Xả (upekkhā) là một phản ứng bình thản trước mọi vui buồn, giúp bảo vệ con người khỏi bị dao động tình cảm.
The practice of meditation is not only the heart of the path to liberation but a source of merit in its own right. Wholesome meditation practices, even those that do not directly lead to insight, help to purify the grosser levels of mental defilement and uncover deeper dimensions of the mind’s potential purity and radiance. Text V,5(1) declares that the type of meditation that is most fruitful for the production of mundane merit is the development of loving-kindness (mettābhāvanā). The practice of loving-kindness, however, is only one among a set of four meditations called the “divine abodes” (brahmavihāra) or “immeasurable states” (appamaññā): the development of loving-kindness, compassion, altruistic joy, and equanimity, which are to be extended boundlessly to all sentient beings. Briefly, loving-kindness (mettā) is the wish for the welfare and happiness of all beings; compassion (karuṇā), the feeling of empathy for all those afflicted with suffering; altruistic joy (muditā), the feeling of happiness at the success and good fortune of others; and equanimity (upekkhā), a balanced reaction to joy and misery, which protects one from emotional agitation.
Những kiểu hành thiền này được nói là phương tiện để tái sanh vào thế giới Phạm Thiên (xem Kinh Văn V, 5 (2)). Trong lúc người Bà-la-môn xem thế giới Phạm Thiên như là chứng đắc cao nhất, đối với Đức Phật, đó chỉ là một cõi tái sanh cao thượng. Tuy nhiên, trạng thái định xuất phát từ những kiểu hành thiền ấy có thể được dùng làm nền tảng để tu tập tuệ giác, và tuệ giác đạt đến đỉnh cao là giải thoát. Kinh Văn V, 5, (3) là phần cuối của chương này; vì vậy, xếp hạng những kiểu công đức khác nhau tùy theo kết quả của chúng: Từ bố thí (với nhiều kiểu bố thí được xếp hạng theo địa vị tâm linh của người nhận) đến quy y và giữ Năm giới, đến hành thiền tâm từ. Rồi, vào đoạn cuối, bài kinh tuyên bố hành động có kết quả tốt nhất trong tất cả là nhận thức về vô thường. Tuy nhiên, nhận thức về vô thường thuộc về một trật tự khác. Nhận thức này có kết quả tốt như vậy không phải vì nó đem lại những kết quả thuộc thế gian trong vòng luân hồi sinh tử, nhưng vì nó dẫn đến tuệ giác làm cắt đứt những chuỗi dây xích ràng buộc của kiếp người và mang lại sự chứng đắc giải thoát rốt ráo là Niết-bàn.
These meditations are said to be the means to rebirth in the brahma world; see Text V,5(2). While the brahmins regarded the brahma world as the highest attainment, for the Buddha it was just one exalted sphere of rebirth. The concentration arisen from these meditations, however, can also be used as a basis for cultivating the wisdom of insight, and insight culminates in liberation. Text V,5(3), the last selection of this chapter, thus grades the different types of merit according to their fruits: from giving (with the various kinds of gifts ranked according to the spiritual status of the recipients) through the going for refuge and the five precepts to the meditation on loving-kindness. Then, at the very end, it declares that the most fruitful deed among them all is the perception of impermanence. The perception of impermanence, however, belongs to a different order. It is so fruitful not because it yields pleasant mundane results within the round of rebirths, but because it leads to the wisdom of insight that cuts the chains of bondage and brings the realization of complete emancipation, Nibbāna.
1. ĐỊNH LUẬT NGHIỆP QUẢ
1. THE LAW OF KAMMA
(1) Bốn loại nghiệp
(1) Four Kinds of Kamma
– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại nghiệp đã được Ta thuyết giảng sau khi Ta tự mình chứng ngộ với thắng trí. Thế nào là bốn?
“There are, O monks, these four kinds of kamma declared by me after I had realized them for myself by direct knowledge. What four?
Có nghiệp tối với những quả tối; có nghiệp sáng với những quả sáng; có nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng; có nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng; đưa đến đoạn diệt nghiệp.
“There is dark kamma with dark results; there is bright kamma with bright results; there is kamma that is dark and bright with dark and bright results; there is kamma that is neither dark nor bright, with neither dark nor bright results, which leads to the destruction of kamma.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp tối với quả tối? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phát sinh những hành động cố ý gây tổn hại về thân, khẩu và ý. Sau khi đã làm như vậy, người ấy sẽ tái sanh vào một thế giới có nhiều tổn hại. Khi người ấy tái sanh vào thế giới có nhiều tổn hại, những cảm xúc tổn hại sẽ chạm đến người ấy. Khi bị cảm xúc tổn hại chạm đến, người ấy trải nghiệm cảm xúc tổn hại, vô cùng đau đớn, ví dụ như những chúng sanh trong địa ngục. Đây gọi là nghiệp tối với quả tối.
“And what, monks, is dark kamma with dark results? Here, monks, someone generates an afflictive volitional formation of body, speech, or mind. Having done so, he is reborn in an afflictive world. When he is reborn in an afflictive world, afflictive contacts touch him. Being touched by afflictive contacts, he experiences an afflictive feeling, extremely painful, as for example the beings in hell experience. This is called dark kamma with dark results.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp sáng với những quả sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phát sinh những hành động cố ý không gây tổn hại về thân, khẩu và ý. Sau khi đã làm như vậy, người ấy sẽ tái sanh vào một thế giới không có tổn hại. Khi người ấy tái sanh vào thế giới không có tổn hại, những cảm xúc không tổn hại sẽ chạm đến người ấy. Khi những cảm xúc không tổn hại chạm đến, người ấy trải nghiệm cảm xúc không tổn hại, vô cùng vui thích, ví dụ như chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên. (9) Đây gọi là nghiệp sáng với quả sáng.
“And what, monks, is bright kamma with bright results? Here, monks, someone generates a non-afflictive volitional formation of body, speech, or mind. Having done so, he is reborn in a non-afflictive world. When he is reborn in a non-afflictive world, non-afflictive contacts touch him. Being touched by non-afflictive contacts, he experiences a non-afflictive feeling, extremely pleasant, as for example the devas of refulgent glory experience.9 This is called bright kamma with bright results.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phát sinh những hành động cố ý vừa gây tổn hại về thân, khẩu, ý và những hành động cố ý không gây tổn hại về thân, khẩu, ý. Sau khi đã làm như vậy, người ấy sẽ tái sanh vào một thế giới vừa có tổn hại vừa không có tổn hại. Khi người ấy tái sanh vào thế giới như thế, vừa có tổn hại vừa không có tổn hại, những cảm xúc vừa có tổn hại vừa không có tổn hại sẽ chạm đến người ấy. Khi bị chạm bởi những cảm xúc như vậy, người ấy trải nghiệm cảm xúc vừa tổn hại vừa không tổn hại, một sự pha trộn, xen lẫn lạc và khổ, như loài Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh ở các đọa xứ. Đây gọi là nghiệp vừa tối vừa sáng với quả vừa tối vừa sáng.
“And what, monks, is dark and bright kamma with dark and bright results? Here, monks, someone generates both an afflictive volitional formation of body, speech, or mind and a non-afflictive volitional formation of body, speech, or mind. Having done so, he is reborn in a world that is both afflictive and non-afflictive. When he is reborn in such a world, both afflictive and non-afflictive contacts touch him. Being touched by such contacts, he experiences both an afflictive feeling and a non-afflictive feeling, a mixture and conglomeration of pleasure and pain, as for example human beings and some devas and some beings in the lower world experience. This is called dark and bright kamma with dark and bright results.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng đưa đến đoạn diệt nghiệp? Đó là người có ý chí đoạn trừ nghiệp tối với quả tối; đoạn trừ nghiệp sáng với những quả sáng; đoạn trừ nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng. Đây được gọi là nghiệp không tối không sáng với quả không tối không sáng đưa đến đoạn diệt nghiệp. (10)
“And what, monks, is kamma that is neither dark nor bright, with neither dark nor bright results, which leads to the destruction of kamma? The volition to abandon this dark kamma with dark results, and to abandon the bright kamma with bright results, and to abandon the dark and bright kamma with dark and bright results—this is called the kamma that is neither dark nor bright, with neither dark nor bright results, which leads to the destruction of kamma.10
Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại nghiệp đã được Ta thuyết giảng sau khi Ta tự mình chứng ngộ với thắng trí.
“These, monks, are the four kinds of kamma declared by me after I had realized them for myself by direct knowledge.”
(Tăng Chi BK2, Ch. XXIV, Phẩm Nghiệp, tr. 259 -262)
(AN 4:232; II 230–32)
(2) Chúng sanh đi về đâu sau khi chết
(2) Why Beings Fare as They Do After Death
1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang du hành trong nước Kosala với đại chúng Tỷ-kheo, và cuối cùng Ngài đi đến một làng của người Bà-la-môn thuộc Kosala tên là Sālā.
1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was wandering by stages in the Kosalan country with a large Saṅgha of monks, and eventually he arrived at a Kosalan brahmin village named Sālā.
2. Các gia chủ Bà-la-môn ở Sālā nghe rằng: “Người ta nói Sa-môn Gotama, con trai của bộ tộc Thích-ca (Sakya) đã xuất gia, hiện đang du hành trong nước Kosala với một đại chúng Tỷ-kheo, và đã đến Sālā. Giờ đây tiếng đồn tốt đẹp về Tôn giả Gotama được truyền đi như sau: ‘Thế Tôn là bậc A-la-hán... (như trong Kinh Văn III, 2). Ngài truyền dạy pháp hoàn toàn đầy đủ và thanh tịnh.’ Lành thay nếu chúng ta yết kiến một bậc A-la-hán như vậy!”
2. The brahmin householders of Sālā heard: “It is said that the ascetic Gotama, the Sakyan son who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the Kosalan country with a large Saṅgha of monks and has come to Sālā. Now a good report of Master Gotama has been circulating thus: ‘That Blessed One is an arahant … [as in Text III,2] … that is perfectly complete and purified.’ Now it is good to see such arahants.”
3. Rồi những gia chủ Bà-la-môn ở làng Sālā đi đến Thế Tôn. Một số người đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên; một số trao đổi lời chào hỏi, sau khi chào hỏi và nói lời thân hữu xã giao, họ ngồi xuống một bên; một số cúi chào Ngài rất cung kính và ngồi xuống một bên; một vài người giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên.
3. Then the brahmin householders of Sālā went to the Blessed One. Some paid homage to him and sat down to one side; some exchanged greetings with him and, after their greetings and cordial talk, sat down to one side; some saluted him reverentially and sat down to one side; some remained silent and sat down to one side.
4. Sau khi đã ngồi xuống, họ bạch Thế Tôn: “Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì và duyên gì mà một số chúng sanh ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, phải tái sanh vào cõi khốn khổ, cõi dữ, vào đọa xứ, địa ngục? Và do nhân gì duyên gì mà một số chúng sanh ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào cõi tốt đẹp, Thiên giới?”
4. When they were seated, they said to the Blessed One: “Master Gotama, what is the cause and condition why some beings here, on the breakup of the body, after death, are reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell? And what is the cause and condition why some beings here, on the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world?”
5. – Này các gia chủ, do nhân hành xử sai trái, không đúng với Chánh pháp, mà một số chúng sanh ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, phải tái sanh vào cõi khốn khổ, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Và do nhân hành xử chơn chánh, đúng với Chánh pháp, mà một số chúng sanh ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào cõi tốt đẹp, Thiên giới.
5. “Householders, it is by reason of unrighteous conduct, conduct not in accordance with the Dhamma, that some beings here, on the breakup of the body, after death, are reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. It is by reason of righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, that some beings here, on the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
6. – Chúng con không hiểu đầy đủ ý nghĩa của những lời Tôn giả Gotama thuyết giảng vắn tắt mà không giải thích chi tiết. Lành thay nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng Giáo pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ chi tiết của lời Ngài dạy!
6. “We do not understand the detailed meaning of Master Gotama’s statement, which he has spoken in brief without expounding the detailed meaning. It would be good if Master Gotama would teach us the Dhamma so that we might understand the detailed meaning of his statement.”
– Vậy thì, này các gia chủ, hãy chú tâm lắng nghe kỹ những lời Ta giảng.
“Then, householders, listen and attend closely to what I shall say.”
– Thưa vâng, Tôn giả.
Các người Bà-la-môn vâng đáp Thế Tôn. Và Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
7. – Này các gia chủ, có ba loại hành xử sai trái về thân, không đúng với Chánh pháp. Có bốn loại hành xử sai trái về lời, không đúng với Chánh pháp. Có ba cách hành xử sai trái về ý, không đúng với Chánh pháp.
7. “Householders, there are three kinds of unrighteous bodily conduct, conduct not in accordance with the Dhamma. There are four kinds of unrighteous verbal conduct, conduct not in accordance with the Dhamma. There are three kinds of unrighteous mental conduct, conduct not in accordance with the Dhamma.
8. Và này các gia chủ, thế nào là ba loại hành xử sai trái về thân, không đúng với Chánh pháp? Ở đây, có người sát sanh, giết hại, tay vấy máu, đánh đấm và dùng bạo lực, tàn nhẫn đối với loài hữu tình. Người này lấy của không cho, trộm cắp tài sản của người khác trong làng hay trong rừng. Người ấy phạm tà dâm, giao hợp với những phụ nữ được cha mẹ che chở; những người có mẹ, cha, anh, chị em hay bà con che chở; những người có chồng, được luật pháp bảo vệ; và thậm chí với cả những người đã đính hôn. Như vậy là ba loại hành xử sai trái thuộc về thân, không theo đúng Chánh pháp.
8. “And how, householders, are there three kinds of unrighteous bodily conduct, conduct not in accordance with the Dhamma? Here someone kills living beings; he is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. He takes what is not given; he takes by way of theft the wealth and property of others in the village or forest. He commits sexual misconduct; he has intercourse with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives, who have a husband, who are protected by law, and even with those already engaged. That is how there are three kinds of unrighteous bodily conduct, conduct not in accordance with the Dhamma.
9. Và này các gia chủ, thế nào là bốn cách hành xử sai trái về lời, không đúng với Chánh pháp? Ở đây, có người nói láo; khi được gọi hầu tòa, hay dự một buổi họp, hay đến chỗ có bà con thân quyến, hay đến các tổ hợp, hay đến trước mặt hoàng tộc, và được hỏi như một nhân chứng: “Này hiền giả, hãy nói những gì ông biết,” và mặc dù người ấy không biết, vẫn nói là ‘tôi biết’; mặc dù có biết, người ấy nói ‘tôi không biết’; dù không thấy, người ấy nói ‘tôi thấy’, hoặc dù có thấy, người ấy nói ‘tôi không thấy’; người ấy hoàn toàn biết rõ việc nói láo có chủ ý của mình, hay vì mục đích của người khác, hoặc vì một vài quyền lợi nhỏ nhen nào đó. Người ấy nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này đến nói ở chỗ kia để gây chia rẽ những người này, nghe điều gì ở chỗ kia đến nói ở chỗ này để gây chia rẽ những người kia; như vậy, người ấy ly gián những người đang hòa hợp, là kẻ xúi giục ly gián, vui thú phá hòa hợp, ưa thích phá hòa hợp, khoái trá phá hòa hợp, là kẻ đưa ra những lời nói phá hòa hợp. Người ấy nói lời thô bạo; nói lời cộc cằn, nặng nề, làm tổn thương người khác, làm xúc phạm kẻ khác, đưa đến phẫn nộ, không đưa đến định tâm. Và người ấy nói những lời phù phiếm; nói vào thời điểm không thích hợp, nói lời sai sự thật, nói lời vô nghĩa, nói lời trái với Giáo pháp và Giới luật; vào thời điểm không thích hợp, người ấy nói những lời vô giá trị, vô lý, thái quá, không lợi ích. Như vậy là bốn cách hành xử sai trái về lời nói, không đúng với Chánh pháp.
9. “And how, householders, are there four kinds of unrighteous verbal conduct, conduct not in accordance with the Dhamma? Here someone speaks falsehood; when summoned to a court, or to a meeting, or to his relatives’ presence, or to his guild, or to the royal family’s presence, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ not knowing, he says, ‘I know,’ or knowing, he says, ‘I do not know’; not seeing, he says, ‘I see,’ or seeing, he says, ‘I do not see’; in full awareness he speaks falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. He speaks maliciously; he repeats elsewhere what he has heard here in order to divide [those people] from these, or he repeats to these people what he has heard elsewhere in order to divide [these people] from those; thus he is one who divides those who are united, a creator of divisions, who enjoys discord, rejoices in discord, delights in discord, a speaker of words that create discord. He speaks harshly; he utters such words as are rough, hard, hurtful to others, offensive to others, bordering on anger, not conducive to concentration. He engages in idle chatter; he speaks at the wrong time, speaks what is not fact, speaks what is useless, speaks contrary to the Dhamma and the Discipline; at the wrong time he speaks such words as are worthless, unreasonable, immoderate, and unbeneficial. That is how there are four kinds of unrighteous verbal conduct, conduct not in accordance with the Dhamma.
10. Và này các gia chủ, thế nào là ba loại hành xử sai trái về ý, không theo đúng Chánh pháp? Ở đây, có người tham lam, người ấy tham muốn tài sản của người khác và nghĩ rằng: “Ôi, ước gì những tài sản của người khác trở thành của ta!” Hoặc người ấy có tâm sân và những ý định hận thù như thế này: “Cầu mong những loài hữu tình này bị giết, bị sát hại, bị cắt đứt, bị tiêu diệt, không còn tồn tại!” Hoặc người ấy có tà kiến, có ý tưởng điên đảo như thế này: “Không có bố thí, không có kết quả bố thí, không có tế lễ, không có kết quả tế lễ; không có kết quả các hành vi thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ, không có cha; không có các loài hóa sanh; không có các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời này đã tự mình thành tựu thắng trí và tuyên bố cho đời này và đời sau.” (11) Đó là ba loại hành xử sai trái về ý, không theo đúng Chánh pháp. Vì thế, này các gia chủ, chính vì cách hành xử sai trái về ý, không theo đúng Chánh pháp như vậy mà một số chúng sanh ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, phải tái sanh vào cõi khốn khổ, cõi dữ, vào đọa xứ, địa ngục.
10. “And how, householders, are there three kinds of unrighteous mental conduct, conduct not in accordance with the Dhamma? Here someone is covetous; he covets the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ Or he has a mind of ill will and intentions of hate thus: ‘May these beings be slain and slaughtered, may they be cut off, perish, or be annihilated!’ Or he has wrong view, distorted vision, thus: ‘There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed; no fruit or result of good and bad actions; no this world, no other world; no mother, no father; no beings who are reborn spontaneously; no good and virtuous ascetics and brahmins in the world who have themselves realized by direct knowledge and declare this world and the other world.’11 That is how there are three kinds of unrighteous mental conduct, conduct not in accordance with the Dhamma. So, householders, it is by reason of such unrighteous conduct, such conduct not in accordance with the Dhamma, that some beings here on the breakup of the body, after death, are reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.
11. Và này các gia chủ, có ba loại hành xử chơn chánh về thân, theo đúng Chánh pháp. Có bốn loại hành xử chơn chánh về lời, theo đúng Chánh pháp. Có bốn loại hành xử chơn chánh về ý, theo đúng Chánh pháp.
11. “Householders, there are three kinds of righteous bodily conduct, conduct in accordance with the Dhamma. There are four kinds of righteous verbal conduct, conduct in accordance with the Dhamma. There are three kinds of righteous mental conduct, conduct in accordance with the Dhamma.
12. Và này các gia chủ, thế nào là ba loại hành xử chơn chánh về thân, theo đúng Chánh pháp? Ở đây, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ hủy hoại mạng sống, dẹp bỏ roi và vũ khí, có lương tâm, có lòng thương xót, sống có lòng từ với tất cả chúng sanh. Từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ trộm cắp tài sản của người khác trong làng hay trong rừng. Từ bỏ tà dâm, tránh xa tà hạnh trong các dục, không giao hợp với những phụ nữ được cha mẹ che chở; những người có mẹ, cha, anh, chị em hay bà con che chở; những người có chồng, được luật pháp bảo vệ; và thậm chí với cả những người đã đính hôn. Như vậy là ba loại hành xử chơn chánh về thân, theo đúng Chánh pháp.
12. “And how, householders, are there three kinds of righteous bodily conduct, conduct in accordance with the Dhamma? Here someone, abandoning the destruction of life, abstains from the destruction of life; with rod and weapon laid aside, conscientious, merciful, he dwells compassionate to all living beings. Abandoning the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given; he does not take by way of theft the wealth and property of others in the village or in the forest. Abandoning sexual misconduct, he abstains from sexual misconduct; he does not have intercourse with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives, who have a husband, who are protected by law, or with those already engaged. That is how there are three kinds of righteous bodily conduct, conduct in accordance with the Dhamma.
13. Và này các gia chủ, thế nào là bốn loại hành xử chơn chánh về lời, theo đúng Chánh pháp? Ở đây, có người từ bỏ nói láo; không nói lời vọng ngữ; khi được gọi hầu tòa, hay dự một buổi họp, hay đến chỗ có bà con thân quyến, hay đến các tổ hợp, hay đến trước mặt hoàng tộc, và được hỏi như một nhân chứng: “Này hiền giả, hãy nói những gì ông biết”, và vì không biết, người ấy nói là ‘tôi không biết’; và vì có biết, người ấy nói ‘tôi có biết’; vì không thấy, người ấy nói ‘tôi không thấy’; hoặc vì có thấy, người ấy nói: ‘tôi có thấy’. Người ấy hoàn toàn không biết nói láo vì mục đích riêng mình, hay vì mục đích của người khác, hoặc vì một vài quyền lợi nhỏ nhen nào đó. Người ấy từ bỏ nói hai lưỡi; không nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này không đến nói ở chỗ kia để gây chia rẽ những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đến nói ở chỗ này để gây chia rẽ những người kia; như vậy, người ấy hòa hợp những người đang chia rẽ, là kẻ khuyến khích tình thân hữu, là người ưa thích hòa hợp, vui mừng trước sự hòa hợp, sung sướng trước sự hòa hợp, là kẻ đưa ra những lời nói cổ động cho sự hòa hợp. Người ấy từ bỏ nói lời thô bạo; không nói lời cộc cằn; người ấy nói những lời dịu dàng, êm tai, dễ thương, thấm tận trái tim, lễ độ, được nhiều người ưa thích, được nhiều người vui lòng. Và người ấy từ bỏ nói lời phù phiếm; nói đúng thời điểm thích hợp, nói lời đúng sự thật, nói lời tốt đẹp, nói đúng với Giáo pháp và Giới luật; vào thời điểm thích hợp, người ấy nói những lời đáng ghi nhận, hợp lý, dung hòa và lợi ích. Như vậy là bốn cách hành xử chơn chánh về lời nói, đúng với Chánh pháp.
13. “And how, householders, are there four kinds of righteous verbal conduct, conduct in accordance with the Dhamma? Here someone, abandoning false speech, abstains from false speech; when summoned to a court, or to a meeting, or to his relatives’ presence, or to his guild, or to the royal family’s presence, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ not knowing, he says, ‘I do not know,’ or knowing, he says, ‘I know’; not seeing, he says, ‘I do not see,’ or seeing, he says, ‘I see’; he does not in full awareness speak falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. Abandoning malicious speech, he abstains from malicious speech; he does not repeat elsewhere what he has heard here in order to divide [those people] from these, nor does he repeat to these people what he has heard elsewhere in order to divide [these people] from those; thus he is one who reunites those who are divided, a promoter of friendships, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. Abandoning harsh speech, he abstains from harsh speech; he speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and loveable, as go to the heart, are courteous, desired by many, and agreeable to many. Abandoning idle chatter, he abstains from idle chatter; he speaks at the right time, speaks what is fact, speaks on what is good, speaks on the Dhamma and the Discipline; at the right time he speaks such words as are worth recording, reasonable, moderate, and beneficial. That is how there are four kinds of righteous verbal conduct, conduct in accordance with the Dhamma.
14. Và này các gia chủ, thế nào là ba loại hành xử chơn chánh về ý, theo đúng Chánh pháp? Ở đây, có người không tham lam; người ấy không tham muốn tài sản của người khác và không nghĩ rằng: “Ôi, ước gì những tài sản của người khác trở thành của ta!” Người ấy không có tâm sân và không có những ý định hận thù, người ấy nghĩ như thế này: “Cầu mong những loài hữu tình này sống không thù hận, khổ đau và lo âu. Cầu mong tất cả được sống hạnh phúc!” Người ấy có chánh kiến, có ý tưởng đúng đắn như thế này: “Có bố thí, có kết quả bố thí; có tế lễ, có kết quả tế lễ; có kết quả các hành vi thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ, có cha; có các loài hóa sanh; có các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời này đã tự mình thành tựu thắng trí và tuyên bố cho đời này và đời sau.” (11) Đó là ba loại hành xử chơn chánh về ý, theo đúng Chánh pháp. Vì thế, này các gia chủ, chính vì cách hành xử chơn chánh về ý, theo đúng Chánh pháp như vậy mà một số chúng sanh ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào cõi tốt đẹp, thậm chí còn được tái sanh vào Thiên giới.
14. “And how, householders, are there three kinds of righteous mental conduct, conduct in accordance with the Dhamma? Here someone is not covetous; he does not covet the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ His mind is without ill will, and he has intentions free from hate thus: ‘May these beings be free from enmity, affliction, and anxiety! May they live happily!’ He has right view, undistorted vision, thus: ‘There is what is given and what is offered and what is sacrificed; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings who are reborn spontaneously; there are good and virtuous ascetics and brahmins in the world who have themselves realized by direct knowledge and declare this world and the other world.’ That is how there are three kinds of righteous mental conduct, conduct in accordance with the Dhamma. So, householders, it is by reason of such righteous conduct, such conduct in accordance with the Dhamma that some beings here, on the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, even in a heavenly world.
15. Này các gia chủ, nếu một người luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp mong ước: “Ôi, cầu mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tôi được sanh vào gia đình giàu có sang trọng!” Điều có thể xảy ra là, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy được sanh vào gia đình giàu có sang trọng. Vì sao vậy? Bởi vì người ấy luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp.
15. “If, householders, one who observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, should wish: ‘Oh, that on the breakup of the body, after death, may I be reborn in the company of well-to-do nobles!’ it is possible that, on the breakup of the body, after death, he will be reborn in the company of well-to-do nobles. Why is that? Because he observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma.
16 - 17. Này các gia chủ, nếu một người luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp, mong ước: “Ôi, cầu mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tôi được sanh vào gia đình Bà-la-môn đại phú!... vào gia đình các đại phú gia!” Điều có thể xảy ra là, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy được sanh vào gia đình Bà-la-môn đại phú... vào gia đình các đại phú gia. Vì sao vậy? Bởi vì người ấy luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp.
16–17. “If, householders, one who observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, should wish: ‘Oh, that on the breakup of the body, after death, may I be reborn in the company of well-to-do brahmins!… in the company of well-to-do householders!’ it is possible that, on the breakup of the body, after death, he will be reborn in the company of well-to-do householders. Why is that? Because he observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma.
18 – 42. Này các gia chủ, nếu một người luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp mong ước: “Ôi, cầu mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tôi được làm bạn với chư Thiên trong cõi Trời Tứ Thiên Vương... chư Thiên trong cõi Trời Đao-lợi... chư Thiên cõi Trời Dạ-ma... chư Thiên cõi Trời Đâu-suất... chư Thiên cõi Hóa Lạc... chư Thiên cõi Tha Hóa Tự Tại... chư Thiên cõi Phạm Chúng... chư Thiên cõi Quang Minh Thiên (12) ... chư Thiên cõi Thiểu Quang Thiên... chư Thiên cõi Vô Lượng Quang Thiên... chư Thiên cõi Quang Âm Thiên... chư Thiên cõi Tịnh Thiên... chư Thiên cõi Thiểu Tịnh Thiên... chư Thiên cõi Vô Lượng Tịnh Thiên... chư Thiên cõi Biến Tịnh Thiên... chư Thiên cõi Quảng Quả Thiên... chư Thiên cõi Vô Phiền Thiên... chư Thiên cõi Vô Nhiệt Thiên... chư Thiên cõi Thiện Hiện Thiên... chư Thiên cõi Thiện Kiến Thiên... chư Thiên cõi Sắc Cứu Cánh Thiên... chư Thiên cõi Không Vô Biên Xứ Thiên... chư Thiên cõi Thức Vô Biên Xứ Thiên... chư Thiên cõi Vô Sở Hữu Xứ Thiên... chư Thiên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên!” Điều có thể xảy ra là, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ được tái sanh và làm bạn với chư Thiên cõi Phi Tưởng Phi Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. Vì sao vậy? Bởi vì người ấy luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp.
18–42. “If, householders, one who observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma, should wish: ‘Oh, that on the breakup of the body, after death, may I be reborn in the company of the devas of the realm of the Four Great Kings!… in the company of the Tāvatiṃsa devas … the Yāma devas … the Tusita devas … the devas who delight in creating … the devas who wield power over others’ creations … the devas of Brahmā’s company … the devas of radiance12 … the devas of limited radiance … the devas of immeasurable radiance … the devas of streaming radiance … the devas of glory … the devas of limited glory … the devas of immeasurable glory … the devas of refulgent glory … the devas of great fruit … the aviha devas … the atappa devas … the sudassa devas … the sudassī devas … the akaniṭṭha devas … the devas of the base of the infinity of space … the devas of the base of the infinity of consciousness … the devas of the base of nothingness … the devas of the base of neither-perception-nor-non-perception!’ it is possible that on the breakup of the body, after death, he will be reborn in the company of the devas of the base of neither-perception-nor-non-perception. Why is that? Because he observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma.
43. Này các gia chủ, nếu một người luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp mong ước: “Ôi, bằng cách tự mình thực chứng với thắng trí, cầu mong ngay trong đời này, tôi được an trú trong tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không còn các lậu hoặc, với sự đoạn diệt các lậu hoặc!” Điều có thể xảy ra là bằng cách tự mình thực chứng với thắng trí, ngay trong đời này, người ấy được an trú trong tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không còn các lậu hoặc, với sự đoạn diệt các lậu hoặc. Vì sao vậy? Bởi vì người ấy luôn hành xử chơn chánh, theo đúng Chánh pháp. (13)
43. “If, householders, one who observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct, should wish: ‘Oh, by realizing it for myself with direct knowledge, may I in this very life enter upon and dwell in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints!’ it is possible that, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life he will enter upon and dwell in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints. Why is that? Because he observes righteous conduct, conduct in accordance with the Dhamma.”13
44. Khi nghe Thế Tôn nói như vậy, các gia chủ Bà-la-môn bạch Thế Tôn: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama đã làm sáng tỏ Chánh pháp bằng nhiều phương tiện, như thể Ngài đã dựng đứng lại những gì đã bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che giấu, chỉ đường cho kẻ bị lạc đường, giơ cao ngọn đèn trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc. Nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn Giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử tại gia, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy y theo Ngài.
44. When this was said, the brahmin householders of Sālā said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. We now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Saṅgha of monks. Let Master Gotama accept us as lay followers who have gone for refuge from today until life’s end.”
(Trung Bộ Kinh I, Kinh số 41, Kinh Saleyyaka, tr. 623-633)
(MN 41: Sāleyyaka Sutta; I 286–90)
(3) Nghiệp và quả
(3) Kamma and Its Fruits
1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ngụ tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) ở rừng Kỳ-Đà (Jeta Grove), trong khu vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).
1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha, con trai của Todeyya, đi đến Thế Tôn và trao đổi lời chào hỏi với Ngài. Sau khi nói những lời xã giao thân hữu đã xong, anh ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn:
2. Then the brahmin student Subha, Todeyya’s son, went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and asked the Blessed One:
3. – Thưa Tôn giả Gotama, do nhân duyên gì mà chúng ta thấy loài người có kẻ cao sang, người hạ liệt? Chúng ta thấy có những người yểu mạng, có người trường thọ; người nhiều bệnh, kẻ ít bệnh; người xấu xí, kẻ xinh đẹp; người không có quyền lực, kẻ có nhiều quyền lực; người nghèo khó, kẻ giàu sang; người sinh ra trong gia đình cao quý, kẻ sinh vào nơi hạ tiện; người thông minh, kẻ ngu dốt. Thưa Tôn giả Gotama, do nhân duyên gì mà chúng ta thấy loài người có kẻ cao sang, người hạ liệt?
3. “Master Gotama, why is it that human beings are seen to be inferior and superior? For people are seen to be short-lived and long-lived, sickly and healthy, ugly and beautiful, without influence and influential, poor and wealthy, low born and high born, stupid and wise. Why is it, Master Gotama, that human beings are seen to be inferior and superior?”
4. – Này thanh niên, chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là những kẻ thừa kế nghiệp, xuất phát từ nghiệp, ràng buộc với nghiệp, nghiệp là nơi nương tựa của họ. Chính là nghiệp đã phân biệt chúng sanh thành kẻ cao sang, người hạ liệt.
4. “Student, beings are owners of their actions, heirs of their actions; they originate from their actions, are bound to their actions, have their actions as their refuge. It is action that distinguishes beings as inferior and superior.”
– Con không hiểu đầy đủ ý nghĩa của những lời Tôn giả Gotama thuyết giảng vắn tắt mà không giải thích chi tiết. Lành thay nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng Giáo pháp cho con để con có thể hiểu đầy đủ chi tiết của lời Ngài dạy!
“I do not understand in detail the meaning of Master Gotama’s statement, which he spoke in brief without expounding the meaning in detail. It would be good if Master Gotama would teach me the Dhamma so that I might understand in detail the meaning of his statement.”
– Vậy thì, này thanh niên, hãy chú tâm lắng nghe kỹ những lời Ta giảng.
“Then, student, listen and attend closely to what I shall say.”
– Dạ vâng, thưa Tôn giả.
Subha vâng đáp Thế Tôn. Và Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, sir,” Subha replied. The Blessed One said this:
5. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ sát sanh, giết hại, tay vấy máu, đánh đấm và dùng bạo lực, tàn nhẫn đối với loài hữu tình. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Nhưng nếu sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy không tái sanh vào cõi khốn khổ, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục, thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ bị yểu mạng. (14) Này thanh niên, đây là con đường đưa đến yểu mạng, tức là sát sanh, giết hại, tay vấy máu, đánh đấm và dùng bạo lực, tàn nhẫn đối với loài hữu tình.
5. “Here, student, some man or woman kills living beings and is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. Because of performing and undertaking such action, on the breakup of the body, after death, he is reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. But if on the breakup of the body, after death, he is not reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell, but instead comes back to the human state, then wherever he is reborn he is short-lived.14 This is the way, student, that leads to short life, namely, one kills living beings and is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings.
6. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ từ bỏ sát sanh, từ bỏ hủy hoại mạng sống, dẹp bỏ roi và vũ khí; có lòng thương xót, sống có lòng từ với tất cả chúng sanh. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp, vào Thiên giới. Nhưng nếu sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy không tái sanh vào cõi tốt đẹp, vào Thiên giới, thay vào đó sanh lại vào cõi người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy được trường thọ. (15) Này thanh niên, đây là con đường đưa đến trường thọ, tức là từ bỏ sát sanh, từ bỏ hủy hoại mạng sống, dẹp bỏ roi và vũ khí; có lương tâm, có lòng thương xót, sống có lòng từ với tất cả chúng sanh.
6. “But here, student, some man or woman, abandoning the destruction of life, abstains from the destruction of life; with rod and weapon laid aside, conscientious, merciful, he dwells compassionate to all living beings. Because of performing and undertaking such action, on the breakup of the body, after death, he is reborn in a good destination, in a heavenly world. But if on the breakup of the body, after death, he is not reborn in a good destination, in a heavenly world, but instead comes back to the human state, then wherever he is reborn he is long-lived.15 This is the way, student, that leads to long life, namely, abandoning the destruction of life, one abstains from the destruction of life; with rod and weapon laid aside, conscientious, merciful, one dwells compassionate to all living beings.
7. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ đã làm tổn hại chúng sanh bằng tay, với hòn đất, với gậy, hay với dao. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ bị bệnh hoạn, tức là người đã làm tổn hại chúng sanh bằng tay, với hòn đất, với gậy, hay với dao.
7. “Here, student, some man or woman is given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife. Because of performing and undertaking such action, on the breakup of the body, after death, he is reborn in a state of misery.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is sickly. This is the way, student, that leads to sickliness, namely, one is given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife.
8. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ không làm tổn hại chúng sanh bằng tay, với hòn đất, với gậy, hay với dao. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ luôn được khỏe mạnh, tức là người đã không làm tổn hại chúng sanh bằng tay, với hòn đất, với gậy, hay với dao.
8. “But here, student, some man or woman is not given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife. Because of performing and undertaking such action, on the breakup of the body, after death, he is reborn in a good destination.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is healthy. This is the way, student, that leads to health, namely, one is not given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife.
9. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ tánh tình khó chịu, hay nóng giận; thậm chí khi bị chỉ trích một chút đã bất bình, nổi giận, muốn gây hấn, phẫn nộ, và bày tỏ sự tức giận, thù nghịch, cay cú... Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ bị xấu xí. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến dung sắc xấu xí, tức là, người tánh tình nóng nảy, dễ nổi giận... và bày tỏ sự tức giận, thù nghịch, cay cú.
9. “Here, student, some man or woman is of an angry and irritable character; even when criticized a little, he is offended, becomes angry, hostile, and resentful, and displays anger, hate, and bitterness. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a state of misery.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is ugly. This is the way, student, that leads to ugliness, namely, one is of an angry and irritable character … and displays anger, hate, and bitterness.
10. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ không có tánh tình khó chịu, hay nóng giận; thậm chí khi bị chỉ trích một chút không tỏ ra bất bình, không nổi giận, không gây hấn, hay phẫn nộ, và không bày tỏ sự tức giận, thù nghịch, cay cú... Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ được xinh đẹp. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến dung sắc xinh đẹp, tức là, người có tánh tình không nóng nảy, không dễ nổi giận... và không bày tỏ sự tức giận, thù nghịch, cay cú.
10. “But here, student, some man or woman is not of an angry and irritable character; even when criticized a little, he is not offended, does not become angry, hostile, and resentful, and does not display anger, hate, and bitterness. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a good destination.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is beautiful. This is the way, student, that leads to being beautiful, namely, one is not of an angry and irritable character … and does not display anger, hate, and bitterness.
11. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ tánh tình đố kỵ, là người thường ganh ghét, đố kỵ trước sự thành đạt, vinh dự, kính trọng, tôn kính, đảnh lễ mà người khác nhận được. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ là kẻ không có quyền lực. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến không có quyền lực, tức là, người có tánh tình hay ganh ghét, đố kỵ trước sự thành đạt, vinh dự, kính trọng, tôn kính, đảnh lễ mà người khác nhận được.
11. “Here, student, some man or woman is envious, one who envies, resents, and begrudges the gains, honor, respect, reverence, salutations, and veneration received by others. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a state of misery.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is without influence. This is the way, student, that leads to being without influence, namely, one is envious … toward the gains, honor, respect, reverence, salutations, and veneration received by others.
12. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ không có tánh ganh ghét, đố kỵ trước sự thành đạt, vinh dự, kính trọng, tôn kính, đảnh lễ mà người khác nhận được. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ có quyền lực. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến có quyền lực, tức là, người có tánh tình không ganh ghét, đố kỵ trước sự thành đạt, vinh dự, kính trọng, tôn kính, đảnh lễ mà người khác nhận được.
12. “But here, student, some man or woman is not envious, one who does not envy, resent, and begrudge the gains, honor, respect, reverence, salutations, and veneration received by others. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a good destination.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is influential. This is the way, student, that leads to being influential, namely, one is not envious … toward the gains, honor, respect, reverence, salutations, and veneration received by others.
13. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ không bố thí thực phẩm, nước uống, y phục, xe cộ, tràng hoa, hương liệu, sáp thoa da, giường, chỗ ở, đèn đuốc cho Sa-môn hay Bà-la-môn. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ nghèo khó. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến nghèo khó, tức là, người không bố thí... và đèn đuốc cho Sa-môn hay Bà-la-môn.
13. “Here, student, some man or woman does not give food, drink, clothing, carriages, garlands, scents, unguents, beds, dwelling, and lamps to ascetics or brahmins. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a state of misery.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is poor. This is the way, student, that leads to poverty, namely, one does not give food … and lamps to ascetics or brahmins.
14. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ bố thí thực phẩm, nước uống, y phục, xe cộ, tràng hoa, hương liệu, sáp thoa da, giường, chỗ ở, đèn đuốc cho Sa-môn hay Bà-la-môn. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ giàu có. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến giàu có, tức là, người biết bố thí... và đèn đuốc cho Sa-môn hay Bà-la-môn.
14. “But here, student, some man or woman gives food … and lamps to ascetics or brahmins. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a good destination.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is wealthy. This is the way, student, that leads to wealth, namely, one gives food … and lamps to ascetics or brahmins.
15. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ tính tình bướng bĩnh, kiêu căng, không đảnh lễ người xứng đáng được đảnh lễ, không đứng dậy trước người đáng đứng dậy, không mời ngồi cho người đáng được mời ngồi, không nhường lối đi cho người đáng được nhường lối đi, và không tôn vinh, kính trọng, cung kính, và đảnh lễ người đáng tôn vinh, kính trọng, cung kính, đảnh lễ. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ sinh vào gia đình hạ liệt. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến tái sanh vào gia đình hạ liệt, tức là, người có tính tình bướng bĩnh, kiêu căng... không tôn vinh, kính trọng, cung kính, và đảnh lễ người đáng tôn vinh, kính trọng, đảnh lễ.
15. “Here, student, some man or woman is obstinate and arrogant; he does not pay homage to one who should receive homage, does not rise up for one in whose presence he should rise up, does not offer a seat to one who deserves a seat, does not make way for one for whom he should make way, and does not honor, respect, revere, and venerate one who should be honored, respected, revered, and venerated. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a state of misery.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is low born. This is the way, student, that leads to low birth, namely, one is obstinate and arrogant … and does not honor, respect, revere, and venerate one who should be honored, respected, revered, and venerated.
16. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ không có tính tình bướng bĩnh, kiêu căng, đảnh lễ người xứng đáng được đảnh lễ, đứng dậy trước đáng đứng dậy, mời ngồi cho người đáng được mời ngồi, nhường lối đi cho người đáng được nhường lối đi, và tôn vinh, kính trọng, cung kính, đảnh lễ người đáng tôn vinh, kính trọng, cung kính, đảnh lễ. Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ sinh vào gia đình cao sang. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến tái sanh vào gia đình cao sang, tức là, người không có tính tình bướng bĩnh, kiêu căng... biết tôn vinh, kính trọng, cung kính, và đảnh lễ người đáng tôn vinh, kính trọng, đảnh lễ.
16. “But here, student, some man or woman is not obstinate and arrogant; he pays homage to one who should receive homage, rises up for one in whose presence he should rise up, offers a seat to one who deserves a seat, makes way for one for whom he should make way, and honors, respects, reveres, and venerates one who should be honored, respected, revered, and venerated. Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a good destination.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is high born. This is the way, student, that leads to high birth, namely, one is not obstinate and arrogant … and honors, respects, reveres, and venerates one who should be honored, respected, revered, and venerated.
17. Ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ không đi đến thăm viếng Sa-môn hay Bà-la-môn và hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là đáng chê trách, thế nào là không đáng chê trách? Cái gì cần phải trau dồi, cái gì không nên trau dồi? Hành động nào đưa đến tổn hại và đau khổ lâu dài cho tôi, hành động nào đưa đến an vui và hạnh phúc lâu dài cho tôi?” Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ là người ngu dốt. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến tái sanh thành kẻ ngu dốt, tức là, không đi đến thăm viếng Sa-môn hay Bà-la-môn và đặt những câu hỏi như thế.
17. “Here, student, some man or woman does not visit an ascetic or a brahmin and ask: ‘Venerable sir, what is wholesome? What is unwholesome? What is blamable? What is blameless? What should be cultivated? What should not be cultivated? What kind of action will lead to my harm and suffering for a long time? What kind of action will lead to my welfare and happiness for a long time?’ Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a state of misery.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is stupid. This is the way, student, that leads to stupidity, namely, one does not visit an ascetic or brahmin and ask such questions.
18. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người nam hay người nữ đi đến thăm viếng Sa-môn hay Bà-la-môn và hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là đáng chê trách, thế nào là không đáng chê trách? Cái gì cần phải trau dồi, cái gì không nên trau dồi? Hành động nào đưa đến tổn hại và đau khổ lâu dài cho tôi, hành động nào đưa đến an vui và hạnh phúc lâu dài cho tôi?” Do thực hiện những hành động ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sẽ tái sanh vào cõi tốt đẹp... Nhưng nếu thay vào đó lại được trở lại làm người, thì bất cứ nơi nào người ấy sinh ra, người ấy sẽ là người có trí tuệ. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến tái sanh thành người có trí tuệ, tức là, đi đến thăm viếng Sa-môn hay Bà-la-môn và đặt những câu hỏi như thế.
18. “But here, student, some man or woman visits an ascetic or a brahmin and asks: ‘Venerable sir, what is wholesome?… What kind of action will lead to my welfare and happiness for a long time?’ Because of performing and undertaking such action … he is reborn in a good destination.… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is wise. This is the way, student, that leads to wisdom, namely, one visits an ascetic or brahmin and asks such questions.
19. Như vậy, này thanh niên, con đường đưa đến yểu mạng làm cho con người yểu mạng, con đường đưa đến trường thọ làm cho con người trường thọ; con đường đưa đến bệnh hoạn làm cho con người nhiều bệnh, con đường đưa đến sức khỏe làm cho con người khỏe mạnh; con đường đưa đến dung sắc xấu xí làm cho con người có dung sắc xấu xí, con đường đưa đến dung sắc xinh đẹp làm cho con người có dung sắc xinh đẹp; con đường đưa đến không có quyền lực làm cho con người không có quyền lực, con đường đưa đến quyền lực làm cho con người nhiều quyền lực; con đường đưa đến nghèo khó làm cho con người nghèo khó, con đường đưa đến giàu có làm cho con người giàu có; con đường đưa đến tái sanh vào chỗ hạ liệt làm cho con người tái sanh vào gia đình hạ liệt, con đường đưa đến tái sanh cao sang làm cho con người được tái sanh vào chỗ cao sang; con đường đưa đến ngu dốt làm cho con người tái sanh thành kẻ ngu dốt, con đường đưa đến trí tuệ làm cho con người tái sanh thành kẻ có trí tuệ.
19. “Thus, student, the way that leads to short life makes people short-lived, the way that leads to long life makes people long-lived; the way that leads to sickliness makes people sickly, the way that leads to health makes people healthy; the way that leads to ugliness makes people ugly, the way that leads to beauty makes people beautiful; the way that leads to being uninfluential makes people uninfluential, the way that leads to being influential makes people influential; the way that leads to poverty makes people poor, the way that leads to wealth makes people wealthy; the way that leads to low birth makes people low born, the way that leads to high birth makes people high born; the way that leads to stupidity makes people stupid, the way that leads to wisdom makes people wise.
20. Chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa kế nghiệp, xuất phát từ nghiệp, ràng buộc với nghiệp, nghiệp là nơi nương tựa của họ. Chính là nghiệp đã phân biệt chúng sanh thành kẻ cao sang, người hạ liệt.
20. “Beings are owners of their actions, heirs of their actions; they originate from their actions, are bound to their actions, have their actions as their refuge. It is action that distinguishes beings as inferior and superior.”
21. Khi nghe Thế Tôn nói như vậy, thanh niên Subha, con của Todeyya, bạch Thế Tôn: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama đã làm sáng tỏ Chánh pháp bằng nhiều phương tiện, như thể Ngài đã dựng đứng lại những gì đã bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che giấu, chỉ đường cho kẻ bị lạc đường, giơ cao ngọn đèn trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc. Nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn Giả Gotama nhận con làm đệ tử tại gia, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy y theo Ngài.”
21. When this was said, the brahmin student Subha, Todeyya’s son, said to the Blessed One:
“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… [as in preceding text] … Let Master Gotama accept me as a lay follower who has gone for refuge from today until life’s end.”
(Trung Bộ Kinh, Kinh số 135: Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, tr. 473-481)
(MN 135: Cūḷakammavibhaṅga Sutta; III 202–6)
2. CÔNG ĐỨC: CHÌA KHÓA MỞ RA VẬN MỆNH TỐT ĐẸP
2. MERIT: THE KEY TO GOOD FORTUNE
(1) Các việc làm công đức
(1) Meritorious Deeds
– Này các Tỷ-kheo, đừng sợ những việc làm công đức. Đây là sự biểu lộ hạnh phúc, những gì đáng ao ước, đáng mong cầu, thân thiện và rất dễ chịu, đó là, những việc làm công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta biết rất rõ rằng trong một thời gian dài, Ta đã thọ hưởng những kết quả đáng ao ước, đáng mong cầu, thân thiện và rất dễ chịu do thường thực hành những việc làm công đức.
“Monks, do not fear meritorious deeds. This is an expression denoting happiness, what is desirable, wished for, dear, and agreeable, that is, meritorious deeds. For I know full well, monks, that for a long time I experienced desirable, wished for, dear, and agreeable results from often performing meritorious deeds.
Sau khi đã tu tập tâm từ trong bảy năm, Ta đã không trở lại cõi đời này trong bảy thành kiếp và hoại kiếp. Mỗi khi đến thời kỳ hoại kiếp, Ta sanh vào cõi Trời Quang Thiên, và mỗi thời kỳ thành kiếp, Ta sanh vào một lâu đài trống không. Ở đó, ta là Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên, bậc chiến thắng không ai chinh phục được, bậc nhìn thấy tất cả, bậc quyền lực toàn vẹn. Ba mươi sáu lần ta là Trời Đế-thích, người cai trị chư Thiên. Và nhiều trăm lần, ta là Chuyển luân Thánh vương, chơn chánh, một vị vua chơn chánh, bậc chinh phục bốn cõi địa cầu, duy trì được sự ổn định trong quốc độ, sở hữu bảy báu. Có cần nói gì về việc cai trị của vua ở địa phương chăng?
“Having cultivated for seven years a mind of loving-kindness, for seven eons of contraction and expansion I did not return to this world. Whenever the eon contracted I reached the plane of streaming radiance, and when the eon expanded I arose in an empty divine mansion. And there I was Brahmā, the great Brahmā, the unvanquished victor, the all-seeing, the all-powerful. Thirty-six times I was Sakka, ruler of the devas. And many hundreds of times I was a wheel-turning monarch, righteous, a king of righteousness, conqueror of the four regions of the earth, maintaining stability in the land, in possession of the seven treasures. What need is there to speak of mere local kingship?
Này các Tỷ-kheo, Ta tự hỏi như sau: “Việc làm nào của Ta đã mang lại quả này? Nghiệp nào của Ta đã chín muồi mà nay Ta được hưởng những thành tựu và quyền lực vĩ đại như vậy?” Và rồi ý nghĩ này khởi lên trong Ta: “Đây chính là quả của ba nghiệp ta đã làm, là sự chín muồi của ba nghiệp mà giờ đây Ta hưởng được những thành tựu và quyền lực vĩ đại như vậy, đó là bố thí, tự mình nhiếp phục và chế ngự các căn.”
“It occurred to me, monks, to wonder: ‘Of what kind of deed of mine is this the fruit? Of what deed’s ripening am I now of such great accomplishment and power?’ And then it occurred to me: ‘It is the fruit of three kinds of deeds of mine, the ripening of three kinds of deeds that I am now of such great accomplishment and power: deeds of giving, of self-mastery, and of refraining.’”
(Kinh Itivuttaka 22; 14-15)
(It 22; 14–15)
(2) Ba nền tảng của công đức
(2) Three Bases of Merit
– Này các Tỷ-kheo, có ba cách tu tập công đức. Thế nào là ba? Có cách tạo công đức bằng bố thí, bằng giữ giới, bằng phát triển thiền định.
“There are, O monks, three ways of making merit. What three? There are ways of making merit by giving, by moral discipline, and by the development of meditation.
Có hạng người tu tập công đức bằng cách bố thí ở mức độ có giới hạn; và, cũng vậy, người ấy tu tập công đức bằng giữ gìn giới luật ở một mức độ giới hạn; nhưng người ấy không tu tập công đức bằng thiền định. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi người trong hoàn cảnh không thuận lợi.
“There is a person who has practiced the making of merit by giving only to a limited degree; and, likewise to a limited degree, he has practiced the making of merit by moral discipline; but he has not undertaken the making of merit by meditation. With the breakup of the body, after death, he will be reborn among humans in an unfavorable condition.
Có hạng người khác tu tập công đức bằng cách bố thí cũng như giữ gìn giới luật ở mức độ cao; nhưng người ấy không tu tập công đức bằng thiền định. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi người trong hoàn cảnh thuận lợi.
“Another person has practiced the making of merit by giving as well as by moral discipline to a high degree; but he has not undertaken the making of merit by meditation. With the breakup of the body, after death, he will be reborn among humans in a favorable condition.
Hoặc người ấy sẽ được tái sanh và sống chung với chư Thiên của cõi Trời Tứ Thiên Vương. Và ở đây, Trời Tứ Thiên Vương là những vị đã tu tập công đức bố thí và trì giới ở mức độ rất cao, vượt qua chư Thiên cõi Trời ấy trong mười phương diện: tuổi thọ siêu phàm, dung sắc siêu phàm, hạnh phúc siêu phàm, danh tiếng siêu phàm, quyền lực siêu phàm; và có sắc, thanh, hương, vị, xúc siêu phàm.
“Or he will be reborn in the company of the devas of the Four Great Kings. And there, the Four Great Kings, who had practiced to a very high degree the making of merit by giving and by moral discipline, surpass the devas of their realm in ten respects: in divine lifespan, divine beauty, divine happiness, divine fame, divine power; and in divine sights, sounds, smells, tastes, and touches.
Hoặc người ấy sẽ tái sanh và sống chung với chư Thiên của cõi Trời Tam Thập Tam Thiên. Và ở đây, Trời Đế-thích, là vị vua cai trị chư Thiên, người đã tu tập công đức bố thí và trì giới ở mức độ rất cao, vượt qua chư Thiên cõi Trời ấy trong mười phương diện: tuổi thọ siêu phàm, dung sắc siêu phàm, hạnh phúc siêu phàm, danh tiếng siêu phàm, quyền lực siêu phàm; và có sắc, thanh, hương, vị, xúc siêu phàm.
“Or he will be reborn in the company of the Tāvatiṃsa devas. And there, Sakka, ruler of the devas, who had practiced the making of merit by giving and by moral discipline to a very high degree, surpasses the devas of their realm in ten respects: in divine lifespan, divine beauty, divine happiness, divine fame, divine power; and in divine sights, sounds, smells, tastes, and touches.
(Những câu tương tự như thế cho việc tái sanh làm chư Thiên cõi Trời Dạ-ma, chư Thiên cõi Trời Đâu-suất-đà, chư Thiên cõi Trời Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, và những vị vua trị vì ở các cõi Trời ấy)
[Similar statements are made for rebirth among the Yāma devas, Tusita devas, the devas who delight in creating, the devas who wield power over others’ creations, and for the respective rulers of these realms.]
Này các Tỷ-kheo, đấy là ba cách tu tập công đức.
“These, monks, are the three ways of making merit.”
(Tăng Chi BK 8:36; IV 241-43)
(AN 8:36; IV 241–43)
(3) Những loại tín tâm tối thượng
(3) The Best Kinds of Confidence
– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại tín tâm tối thượng. Thế nào là bốn?
“Monks, there are these four best kinds of confidence. What four?
Bất cứ các loài hữu tình nào, dù không chân hay hai chân, bốn chân, hay nhiều chân; dù có sắc hay không sắc; có tưởng hay không có tưởng; phi tưởng hay phi phi tưởng thì Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác được tuyên bố là tối thượng. Những ai có lòng tin vào Đức Phật là đã có lòng tin vào đấng tối thượng, và những ai có lòng tin vào đấng tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.
“To whatever extent there are beings, whether footless or with two feet, four feet, or many feet, whether having form or formless, whether percipient, non-percipient, or neither percipient nor non-percipient, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is declared the best among them. Those who have confidence in the Buddha have confidence in the best, and for those who have confidence in the best, the result is best.
Dù có bất cứ loại pháp hữu vi nào, thì Bát Thánh đạo được tuyên bố là tối thượng. Những ai có lòng tin vào Bát Thánh đạo là đã có lòng tin vào pháp tối thượng, và những ai có lòng tin vào pháp tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.
“To whatever extent there are things that are conditioned, the Noble Eightfold Path is declared the best among them. Those who have confidence in the Noble Eightfold Path have confidence in the best, and for those who have confidence in the best, the result is best.
Dù có bất cứ loại pháp hữu vi hay vô vi nào, ly tham được tuyên bố là pháp tối thượng, nghĩa là, sự diệt trừ ngã mạn, loại bỏ khát ái, nhổ bật gốc mọi dính mắc, chấm dứt luân hồi, đoạn trừ ái dục, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai có lòng tin vào Giáo pháp là có lòng tin vào pháp tối thượng, và những ai có lòng tin vào pháp tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.
“To whatever extent there are things whether conditioned or unconditioned, dispassion is declared the best among them, that is, the crushing of pride, the removal of thirst, the uprooting of attachment, the termination of the round, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna. Those who have confidence in the Dhamma have confidence in the best, and for those who have confidence in the best, the result is best.
Dù có bất cứ Tăng chúng hay hội chúng nào, Tăng đoàn đệ tử của Như Lai được tuyên bố là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy, nghĩa là, bốn đôi tám vị - Tăng đoàn đệ tử của Thế Tôn xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được phục vụ, xứng đáng được dâng tặng, xứng đáng được cung kính đảnh lễ, đó là ruộng phước vô thượng ở đời. Những ai có lòng tin vào Tăng đoàn là có lòng tin vào hội chúng tối thượng, và những ai có lòng tin vào hội chúng tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.
“To whatever extent there are communities or groups, the Tathāgata’s Saṅgha of disciples is declared the best among them, that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Saṅgha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world. Those who have confidence in the Saṅgha have confidence in the best, and for those who have confidence in the best, the result is best.”
Những ai có lòng tin tối thượng,
Những ai hiểu được Pháp tối thượng,
Những ai có lòng tin vào Đức Phật,
Là bậc vô thượng xứng đáng được cúng dường;
For those who have confidence as the best,
For those who understand the best Dhamma,
For those who have confidence in the Buddha,
The unsurpassed one worthy of offerings;
Những ai có lòng tin vào Giáo pháp,
Ly tham, an lạc tối thượng;
Những ai có lòng tin vào Tăng đoàn,
Là ruộng phước vô thượng ở đời;
For those who have confidence in the Dhamma,
In blissful dispassion, perfect peace;
For those who have confidence in the Saṅgha,
The field of merit unsurpassed;
Những ai cúng dường cho những bậc vô thượng,
Được tăng trưởng công đức tối thượng;
Được thọ mạng, dung sắc, tối thượng,
Được danh tiếng, hạnh phúc, và sức mạnh tối thượng,
For those giving gifts to the best,
The best kind of merit increases:
The best lifespan, beauty, and fame,
Good reputation, happiness, and strength.
Dù người ấy trở thành chư Thiên hay loài người,
Là bậc trí tuệ đã bố thí tối thượng,
Định tâm vào Pháp tối thượng,
Hoan hỷ khi đạt được pháp tối thượng.
Whether he becomes a deva or a human being,
The wise one who gives of the best,
Concentrated upon the best Dhamma,
Rejoices when he has attained to the best.
(Tăng Chi BK 4:34; II 34-35)
(AN 4:34; II 34–35)
3. BỐ THÍ
3. GIVING
(1) Nếu chúng sanh biết được kết quả của bố thí
(1) If People Knew the Result of Giving
– Này các Tỷ-kheo, nếu chúng sanh biết được kết quả của bố thí và chia sẻ, như Ta đã biết, thì họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, họ sẽ không để cho sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ. Thậm chí nếu đó là miếng ăn tối hậu, là miếng ăn cuối cùng, họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, nếu có người nào đó cần chia sẻ. Nhưng, này các Tỷ-kheo, vì chúng sanh không biết kết quả của bố thí và chia sẻ, như Ta đã biết, nên họ đã ăn mà không bố thí, và sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ.
“O monks, if people knew, as I know, the result of giving and sharing, they would not eat without having given, nor would they allow the stain of niggardliness to obsess them and take root in their minds. Even if it were their last morsel, their last mouthful, they would not eat without having shared it, if there were someone to share it with. But, monks, as people do not know, as I know, the result of giving and sharing, they eat without having given, and the stain of niggardliness obsesses them and takes root in their minds.”
(Kinh Itivuttaka 26; 18-19)
(It 26; 18–19)
(2) Lý do để bố thí
(2) Reasons for Giving
– Này các Tỷ-kheo, có tám lý do để bố thí. Thế nào là tám? Chúng sanh có thể bố thí vì tình thương; hay trong lúc tâm sân hận; hay vì ngu ngốc; hay vì sợ hãi; hay với ý nghĩ: “Trước kia ông cha ta đã bố thí, trước đây các người đã làm; vì thế ta sẽ không xứng đáng nếu ta từ bỏ truyền thống gia đình này” hay với ý nghĩ: “Bằng cách bố thí này, ta sẽ được tái sanh vào cõi tốt đẹp, vào Thiên giới, sau khi chết” hay với ý nghĩ: “Khi bố thí như thế này, tâm ta sẽ an vui, hạnh phúc, và hỷ lạc sẽ khởi sinh trong ta;” hay người ta bố thí vì việc này làm tâm cao thượng, làm tâm trang nghiêm.
“There are, O monks, eight reasons for giving. What eight? People may give out of affection; or in an angry mood; or out of stupidity; or out of fear; or with the thought: ‘Such gifts have been given before by my father and grandfather and it was done by them before; hence it would be unworthy of me to give up this old family tradition’; or with the thought, ‘By giving this gift, I shall be reborn in a good destination, in a heavenly world, after death’; or with the thought, ‘When giving this gift, my heart will be glad, and happiness and joy will arise in me’; or one gives because it ennobles and adorns the mind.”
(Tăng Chi BK 8:33; IV 236-37)
(AN 8:33; IV 236–37)
(3) Bố thí thực phẩm
(3) The Gift of Food
Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ giữa dân chúng Koli, tại một thị trấn tên là Sajjanela. Một buổi sáng, Thế Tôn đắp y, cầm y bát và đi đến chỗ ở của Suppavāsā, một phụ nữ ở Koli. Sau khi đến, Ngài ngồi xuống một chỗ ngồi đã soạn sẵn. Rồi Suppavāsā, người phụ nữ ở Koli cúng dường Ngài nhiều thức ăn ngon. Khi Thế Tôn đã thọ thực xong và đã rời tay khỏi bình bát, Suppavāsā, người phụ nữ ở Koli ngồi xuống một bên, và Thế Tôn nói với nàng như sau:
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Koliyans, at a town called Sajjanela. One morning the Blessed One dressed, took his upper robe and bowl, and went to the dwelling of Suppavāsā, a Koliyan lady. Having arrived there, he sat down on the seat prepared for him. The Koliyan lady Suppavāsā attended to the Blessed One personally and served him with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished his meal and had withdrawn his hand from the bowl, the Koliyan lady Suppavāsā sat down to one side, and the Blessed One addressed her as follows:
– Này Suppavāsā, một Thánh nữ đệ tử khi bố thí thức ăn là bố thí bốn pháp cho người nhận. Thế nào là bốn? Nàng đã bố thí thọ mạng, dung sắc, an lạc và sức mạnh. Bằng cách bố thí thọ mạng, chính nàng sẽ được thọ mạng, thuộc cõi người hay cõi Thiên. Bằng cách bố thí dung sắc, chính nàng sẽ được dung sắc, thuộc cõi người hay cõi Thiên. Bằng cách bố thí an lạc, chính nàng sẽ được hưởng an lạc, thuộc cõi người hay cõi Thiên. Bằng cách bố thí sức mạnh, chính nàng sẽ được sức mạnh, thuộc cõi người hay cõi Thiên. Một Thánh nữ đệ tử khi bố thí thức ăn, là bố thí bốn pháp này cho người nhận.
“Suppavāsā, a noble female disciple, by giving food, gives four things to those who receive it. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength. By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine. By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine. A noble female disciple, by giving food, gives those four things to those who receive it.”
(Tăng Chi BK 4:57; II 62-63)
(AN 4:57; II 62–63)
(4) Bố thí của bậc chân nhân
(4) A Superior Person’s Gifts
– Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí của bậc chân nhân. Thế nào là năm?
“There are, O monks, these five gifts of a superior person. What five?
Vị ấy bố thí vì lòng tin; bố thí với sự kính trọng; bố thí đúng thời; bố thí với tâm hào phóng; bố thí không làm tổn thương mình và người khác.
“He gives a gift out of faith; he gives a gift respectfully; he gives a gift at the right time; he gives a gift with a generous heart; he gives a gift without denigration.
Do vị ấy bố thí vì lòng tin, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và vị ấy có dung sắc đẹp đẽ, thu hút, duyên dáng, được sở hữu làn da tuyệt đẹp.
“Because he gives a gift out of faith, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and he is handsome, comely, graceful, endowed with supreme beauty of complexion.
Do vị ấy bố thí với lòng kính trọng, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và vợ con, nô tỳ, người đưa tin, người làm công đều vâng lời, lắng nghe và chú tâm để hiểu được chủ mình.
“Because he gives a gift respectfully, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and his children and wives, his slaves, messengers, and workers are obedient, lend their ears to him, and apply their minds to understand him.
Do vị ấy bố thí đúng thời, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và các lợi lạc đến với vị ấy đúng lúc, và rất phong phú.
“Because he gives a gift at the right time, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and benefits come to him at the right time, in abundant measure.
Do vị ấy bố thí với tâm hào phóng, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và tâm của vị ấy có khuynh hướng thọ hưởng những điều tốt đẹp nhất của năm dục công đức.
“Because he gives a gift with a generous heart, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and his mind inclines to the enjoyment of excellent things among the five cords of sensual pleasure.
Do vị ấy bố thí không làm tổn thương mình và người khác, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú; vị ấy sẽ không bị mất mát tài sản bất cứ lý do gì, dù là do lửa cháy, lụt lội, bị vua tịch thu, trộm cướp hay do những người thừa kế bị ghét bỏ chiếm đoạt.
“Because he gives a gift without denigrating himself and others, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and no loss of his wealth takes place from any quarter, whether from fire, floods, the king, bandits, or unloved heirs.
Này các Tỷ-kheo, đó là năm loại bố thí của bậc chân nhân.
“These, monks, are the five gifts of a superior person.”
(Tăng Chi BK 5: 148; III 172-73)
(AN 5:148; III 172–73)
(5) Hỗ trợ lẫn nhau
(5) Mutual Support
– Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và gia chủ rất hữu ích cho các ông. Họ cung cấp cho các ông những vật dụng cần thiết như y áo, thực phẩm, chỗ ở và thuốc men lúc đau ốm. Và các ông cũng rất hữu ích cho các Bà-la-môn và gia chủ, vì các ông thuyết giảng Giáo pháp cho họ, những Giáo pháp ấy tốt ở chặng đầu, tốt ở chặng giữa và tốt ở chặng cuối, với ý nghĩa và lời văn chơn chánh, và các ông nói lên cuộc sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn và thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đời sống phạm hạnh này được sống với sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm mục đích vượt qua dòng nước lũ và chấm dứt khổ đau.
“Monks, brahmins and householders are very helpful to you. They provide you with the requisites of robes, almsfood, lodgings, and medicines in time of sickness. And you, monks, are very helpful to brahmins and householders, as you teach them the Dhamma that is good in the beginning, the middle, and the end, with the correct meaning and wording, and you proclaim the spiritual life in its fulfillment and complete purity. Thus, monks, this spiritual life is lived with mutual support for the purpose of crossing the flood and making a complete end of suffering.”
(Kinh Itivuttaka 107; 111)
(It 107; 111)
(6) Tái sanh do bố thí
(6) Rebirth on Account of Giving
– Này các Tỷ-kheo, có tám loại tái sanh do bố thí. Thế nào là tám?
“There are, O monks, eight kinds of rebirth on account of giving. What eight?
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, cúng dường thực phẩm, nước uống, y áo và xe cộ, vòng hoa, hương liệu và dầu thoa, giường ngủ, chỗ ở, đèn đuốc. Khi bố thí như vậy, người ấy mong được hưởng quả. Giờ đây, người ấy để ý đến các người giàu sang, Bà-la-môn hay gia chủ sung túc đang được cung cấp và thọ hưởng những đối tượng của năm dục, người ấy suy nghĩ: “Ồ, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tôi sẽ được tái sanh vào gia đình những người này!” Người ấy để hết tâm trí vào ý tưởng đó, giữ chặt ý tưởng ấy và nuôi dưỡng ý tưởng ấy. Ý tưởng này của người ấy nhắm đến những gì còn thấp, và nếu không tu tập hướng đến những gì cao thượng hơn, thì chỉ đưa người ấy đến chỗ tái sanh như thế. Sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ được tái sanh vào gia đình những người giàu sang, Bà-la-môn hay gia chủ sung túc. Tuy nhiên, ta chỉ tuyên bố điều này đối với người giữ giới thanh tịnh, không phải đối với người theo ác giới. Này các Tỷ-kheo, do người ấy giữ giới thanh tịnh, những gì tâm của người ấy ao ước sẽ được toại nguyện. (16)
“Here, monks, a certain person makes a gift to an ascetic or a brahmin, offering him food, drink, clothing, and vehicles; garlands, scents, and unguents; bedding, lodging, and lighting. In making the gift, he hopes for a reward. He now notices affluent nobles, brahmins, or householders enjoying themselves provided and furnished with the five objects of sensual pleasure, and he thinks: ‘Oh, with the breakup of the body, after death, may I be reborn among them!’ And he sets his mind on that thought, keeps to it firmly, and fosters it. This thought of his aims at what is low, and if not developed to what is higher it will lead him to just such a rebirth. With the breakup of the body, after death, he will be reborn among affluent nobles, brahmins, or householders. This, however, I declare only for the morally pure, not for the immoral; for it is due to his purity, monks, that the heart’s desire of the morally pure succeeds.16
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, cúng dường thực phẩm... đèn đuốc. Giờ đây, người ấy nghe nói đến thọ mạng lâu dài, dung sắc xinh đẹp, và hạnh phúc của chư Thiên cõi Trời Tứ Thiên Vương... chư Thiên cõi Trời Tam Thập Tam Thiên... chư Thiên cõi Trời Dạ-ma... chư Thiên cõi Trời Đâu-suất... chư Thiên cõi Trời Hóa Lạc... chư Thiên cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, và người ấy mong ước được tái sanh vào sống chung với chư Thiên ở các cõi ấy. Người ấy để hết tâm trí vào ý tưởng đó, giữ chặt ý tưởng ấy và nuôi dưỡng ý tưởng ấy. Ý tưởng này của người ấy nhắm đến những gì còn thấp, và nếu không tu tập hướng đến những gì cao thượng hơn, thì chỉ đưa người ấy đến chỗ tái sanh như thế. Sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ được tái sanh vào chung sống với chư Thiên ở cõi Trời Tứ Thiên Vương... chư Thiên cõi Trời Tha Hóa Tự Tại. Tuy nhiên, Ta chỉ tuyên bố điều này đối với người giữ giới thanh tịnh, không phải đối với người theo ác giới. Này các Tỷ-kheo, do người ấy giữ giới thanh tịnh, những gì tâm của người ấy ao ước sẽ được toại nguyện.
“Then again, a certain person makes a gift to an ascetic or a brahmin, offering him food … or lighting. In making the gift, he hopes for a reward. He now hears of the long life, the beauty, and the great happiness of the devas in the realm of the Four Great Kings … the Tāvatiṃsa devas … the Yāma devas … the Tusita devas … the devas who delight in creating … the devas who wield power over others’ creations, and he wishes to be reborn among them. He sets his mind on that thought, keeps to it firmly, and fosters it. This thought of his aims at what is low, and if not developed to what is higher, it will lead him to just such a rebirth. After his death, when his body breaks up, he will be reborn among the devas in the realm of the Four Great Kings … or among the devas who wield power over others’ creations. This, however, I declare only for the morally pure, not for the immoral; for it is due to his purity, monks, that the heart’s desire of the morally pure succeeds.
– Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, cúng dường thực phẩm... đèn đuốc. Giờ đây, người ấy nghe nói đến thọ mạng lâu dài, dung sắc xinh đẹp, và hạnh phúc của chư Thiên cõi Phạm Chúng, và người ấy mong ước được tái sanh vào sống chung với chư Thiên ở các cõi ấy. Người ấy để hết tâm trí vào ý tưởng đó, giữ chặt ý tưởng ấy và nuôi dưỡng ý tưởng ấy. Ý tưởng này của người ấy nhắm đến những gì còn thấp, và nếu không tu tập hướng đến những gì cao thượng hơn, thì chỉ đưa người ấy đến chỗ tái sanh như thế. Sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ được tái sanh vào chung sống với chư Thiên ở cõi Trời Phạm Chúng. Tuy nhiên, Ta chỉ tuyên bố điều này đối với người giữ giới thanh tịnh, không phải đối với người theo ác giới; đối với những người đã ly dục, chứ không phải những người còn đầy tham dục. (17) Bởi vì người ấy đã ly dục, những gì tâm của người ấy ao ước sẽ được toại nguyện.
“Then again, a certain person makes a gift to an ascetic or a brahmin, offering him food … or lighting. He now hears of the long life, the beauty, and the great happiness of the devas of Brahmā’s company, and he wishes to be reborn among them. He sets his mind on that thought, keeps to it firmly, and fosters it. This thought of his aims at what is low, and if not developed to what is higher, it will lead him to just such a rebirth. After his death, when his body breaks up, he will be reborn among the devas of Brahmā’s company. This, however, I declare only for the morally pure, not for the immoral; only for one free of lust, not for one who is lustful.17 Because he is without lust, monks, the heart’s desire of the morally pure succeeds.
Này các Tỷ-kheo, đó là tám loại tái sanh do bố thí.
“These, monks, are the eight kinds of rebirth on account of giving.”
(Tăng Chi BK 8:35; IV 239-41)
(AN 8:35; IV 239–41)
4. GIỚI HẠNH
4. MORAL DISCIPLINE
(1) Năm giới
(1) The Five Precepts
– Này các Tỷ-kheo, có tám nguồn công đức, nguồn thiện pháp, dưỡng chất của an lạc, thuộc về Thiên giới, kết quả chín muồi trong hạnh phúc, sẽ đưa đến cõi Thiên, đưa đến những gì được mong ước, được yêu thích, vừa ý, đưa đến an vui hạnh phúc cho con người. Thế nào là tám?
“There are, O monks, eight streams of merit, streams of the wholesome, nourishments of happiness, that are heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven, and that lead to whatever is wished for, loved, and agreeable, to one’s welfare and happiness. What are the eight?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử qui y Phật. Đây là nguồn công đức thứ nhất, nguồn thiện pháp, dưỡng chất của an lạc, thuộc về Thiên giới, kết quả chín muồi trong hạnh phúc, sẽ đưa đến cõi Thiên, đưa đến những gì được mong ước, được yêu thích, vừa ý, đưa đến an vui hạnh phúc cho con người.
“Here, monks, a noble disciple has gone for refuge to the Buddha. This is the first stream of merit, stream of the wholesome, nourishment of happiness, that is heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven, and that leads to whatever is wished for, loved, and agreeable, to one’s welfare and happiness.
Lại nữa, vị Thánh đệ tử quy y Pháp. Đây là nguồn công đức thứ hai... đưa đến những gì được mong ước, được yêu thích, vừa ý, đưa đến an vui hạnh phúc cho con người.
“Further, a noble disciple has gone for refuge to the Dhamma. This is the second stream of merit … that leads to whatever is wished for, loved, and agreeable, to one’s welfare and happiness.
Lại nữa, vị Thánh đệ tử quy y Tăng. Đây là nguồn công đức thứ ba... đưa đến những gì được mong ước, được yêu thích, vừa ý, đưa đến an vui hạnh phúc cho con người.
“Further, a noble disciple has gone for refuge to the Saṅgha. This is the third stream of merit … that leads to whatever is wished for, loved, and agreeable, to one’s welfare and happiness.
Này các Tỷ-kheo, lại có năm bố thí này - nguyên sơ, lâu đời, theo truyền thống, cổ xưa, không bị pha trộn, và chưa bao giờ bị pha trộn trước đây, hiện tại không bị pha trộn, vả tương lai sẽ không bị pha trộn, không bị Sa-môn Bà-la môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?
“There are further, monks, these five gifts—pristine, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, that are not being adulterated and that will not be adulterated, not despised by wise ascetics and brahmins. What are these five gifts?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ hủy diệt sự sống, từ bỏ sát sanh. Bằng cách từ bỏ sát sanh, vị Thánh đệ tử đã ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Bằng cách ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức, chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ nhất của năm đại bố thí và là nguồn công đức thứ tư.
“Here, monks, a noble disciple gives up the destruction of life and abstains from it. By abstaining from the destruction of life, the noble disciple gives to immeasurable beings freedom from fear, hostility, and oppression. By giving to immeasurable beings freedom from fear, hostility, and oppression, he himself will enjoy immeasurable freedom from fear, hostility, and oppression. This is the first of those great gifts and the fourth stream of merit.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho. Bằng cách từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi... Đây là bố thí thứ hai của năm đại bố thí và là nguồn công đức thứ năm.
“Further, monks, a noble disciple gives up the taking of what is not given and abstains from it. By abstaining from taking what is not given, the noble disciple gives to immeasurable beings freedom from fear.… This is the second of those great gifts and the fifth stream of merit.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ tà dâm và tránh xa tà hạnh trong các dục. Bằng cách từ bỏ tà dâm và tránh xa tà hạnh trong các dục, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi... Đây là bố thí thứ ba của năm đại bố thí và là nguồn công đức thứ sáu.
“Further, monks, a noble disciple gives up sexual misconduct and abstains from it. By abstaining from sexual misconduct, the noble disciple gives to immeasurable beings freedom from fear.… This is the third of those great gifts and the sixth stream of merit.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo. Bằng cách từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi... Đây là bố thí thứ tư của năm đại bố thí và là nguồn công đức thứ bảy.
“Further, monks, a noble disciple gives up false speech and abstains from it. By abstaining from false speech, the noble disciple gives to immeasurable beings freedom from fear.… This is the fourth of those great gifts and the seventh stream of merit.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây say nghiện, vì chúng là nguồn gốc của sự bất cẩn; và tránh xa việc uống rượu men, rượu nấu và các chất gây say nghiện. Bằng cách từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây say nghiện, vì chúng là nguồn gốc của sự bất cẩn; và tránh xa việc uống rượu men, rượu nấu và các chất gây say nghiện, vị Thánh đệ tử đã ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Bằng cách ban cho vô lượng chúng sanh sự tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức, chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ năm của năm đại bố thí và là nguồn công đức thứ tám.
“Further, monks, a noble disciple gives up wines, liquors, and intoxicants, the basis for negligence, and abstains from them. By abstaining from wines, liquors, and intoxicants, the noble disciple gives to immeasurable beings freedom from fear, hostility, and oppression. By giving to immeasurable beings freedom from fear, hostility, and oppression, he himself will enjoy immeasurable freedom from fear, hostility, and oppression. This is the fifth of those great gifts and the eighth stream of merit.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám nguồn công đức, nguồn thiện pháp, dưỡng chất của an lạc, thuộc về Thiên giới, kết quả chín muồi trong hạnh phúc, sẽ đưa đến cõi Thiên, đưa đến những gì được mong ước, được yêu thích, vừa ý, đưa đến an vui hạnh phúc cho con người.
“These, monks, are the eight streams of merit, streams of the wholesome, nourishments of happiness, which are heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven, and which lead to whatever is wished for, loved, and agreeable, to one’s welfare and happiness.”
(Tăng Chi BK 8: 39; IV 245-47)
(AN 8:39; IV 245–47)
(2) Thọ Bát quan trai giới
(2) The Uposatha Observance
– Này các Tỷ-kheo, khi ngày thọ bát quan trai giới thành tựu tám chi phần, sẽ có kết quả và lợi lạc lớn, tỏa sáng và lan rộng khắp nơi. Và thế nào là ngày thọ bát quan trai giới thành tựu tám chi phần?
“When, O monks, the uposatha observance is complete in eight factors, it is of great fruit and benefit, luminous and pervasive. And how is the uposatha observance complete in eight factors?18
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ sát sanh, tránh xa việc sát sanh, dẹp bỏ roi và vũ khí, cẩn trọng và biết xót thương, và có lòng từ đối với tất cả chúng sanh. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy. Ta sẽ noi theo các bậc A-la-hán, ta sẽ hoàn thành ngày thọ bát quan trai giới.” Đây là chi phần thứ nhất được thành tựu.
“Here, monks, a noble disciple reflects thus: ‘As long as they live the arahants abandon the destruction of life, abstain from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, they are conscientious and merciful and dwell compassionate toward all living beings. Today I too, for this day and night, will do likewise. I will imitate the arahants in this respect, and the uposatha observance will be fulfilled by me.’ This is the first factor it possesses.
Rồi vị ấy suy nghĩ thêm: “Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho; các ngài chỉ nhận những gì được cho, chỉ mong đợi những gì được cho, và sống với tâm chân thật không có trộm cắp. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy...” Đây là chi phần thứ hai được thành tựu.
“Further, he reflects: ‘As long as they live the arahants abandon the taking of what is not given, abstain from taking what is not given; they accept only what is given, expect only what is given, and dwell with honest hearts devoid of theft. Today I too, for this day and night, will do likewise.…’ This is the second factor it possesses.
“Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ quan hệ tình dục và giữ gìn cuộc sống độc thân, sống riêng biệt, tránh xa các hành vi dâm dục thấp kém. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy...” Đây là chi phần thứ ba được thành tựu.
“’As long as they live the arahants abandon sexual relations and observe celibacy, living apart, refraining from the coarse practice of sexual intercourse. Today I too, for this day and night, will do likewise.…’ This is the third factor it possesses.
“Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo; các ngài là những người nói lời chân thật, những người gắn bó với sự thật, xứng đáng đặt lòng tin, đáng tin cậy, không phải là những người dối gạt đời. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy...” Đây là chi phần thứ tư được thành tựu.
“’As long as they live the arahants abandon false speech, abstain from false speech; they are speakers of truth, adherents of truth, trustworthy and reliable, no deceivers of the world. Today I too, for this day and night, will do likewise.…’ This is the fourth factor it possesses.
“Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây say nghiện, vì chúng là nguồn gốc của sự bất cẩn, và tránh xa chúng. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy...” Đây là chi phần thứ năm được thành tựu.
“’As long as they live the arahants abandon wines, liquors, and intoxicants, the basis of negligence, and abstain from them. Today I too, for this day and night, will do likewise.…’ This is the fifth factor it possesses.
“Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán chỉ ăn mỗi ngày một bữa, và không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy...” Đây là chi phần thứ sáu được thành tựu.
“’As long as they live the arahants eat only one meal a day and refrain from eating at night, outside the proper time.19 Today I too, for this day and night, will do likewise.…’ This is the sixth factor it possesses.
“Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ nhảy múa, ca hát, nghe nhạc, và xem kịch; từ bỏ trang sức bằng các vòng hoa, thoa dầu thơm và hương liệu. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy...” Đây là chi phần thứ bảy được thành tựu.
“’As long as they live the arahants abstain from dancing, singing, instrumental music, and unsuitable shows, and from adorning themselves by wearing garlands and applying scents and ointments. Today I too, for this day and night, will do likewise.…’ This is the seventh factor it possesses.
“Cho đến trọn đời, các bậc A-la-hán từ bỏ sử dụng các giường cao, chỗ ngồi xa hoa, tránh xa không dùng các thứ ấy; các ngài chỉ sử dụng chỗ nghỉ ngơi thấp, hoặc là giường thấp nhỏ hay tấm nệm cỏ. Hôm nay, đêm cũng như ngày, ta cũng sẽ làm như vậy. Ta sẽ noi theo các bậc A-la-hán, ta sẽ hoàn thành ngày thọ bát quan trai giới.” Đây là chi phần thứ tám được thành tựu.
“’As long as they live the arahants abandon the use of high and luxurious beds and seats and abstain from using them; they make use of low resting places, either small beds or straw mats. Today I too, for this day and night, will do likewise. I will imitate the arahants in this respect, and the uposatha observance will be fulfilled by me.’ This is the eighth factor it possesses.
– Này các Tỷ-kheo, khi ngày thọ bát quan trai giới thành tựu tám chi phần này, sẽ có kết quả và lợi lạc lớn, tỏa sáng và lan rộng khắp nơi. Những kết quả lớn, lợi lạc lớn, tỏa sáng và lan rộng khắp nơi đến mức độ nào?
“When, monks, the uposatha observance is complete in these eight factors, it is of great fruit and benefit, luminous and pervasive. And to what extent is it of great fruit and benefit, luminous and pervasive?
– Này các Tỷ-kheo, giả sử có người áp đặt chủ quyền và thống trị trên mười sáu nước lớn tràn ngập bảy báu, như Aṅga, Magadha, Kāsi, Kosala, Vajjī, Mallā, Ceti, Vaṅgā, Kuru, Pañcāla, Macchā, Surasena, Assaka, Avanti, Gandhāra, và Kamboja (20), chủ quyền này cũng không giá trị bằng một phần mười sáu ngày thọ bát quan trai giới thành tựu tám chi phần ấy. Vì sao? Bởi vì chủ quyền của loài người là rất nhỏ bé so với hạnh phúc của chư Thiên.
“Suppose, monks, someone were to exercise sovereignty and dominion over these sixteen great countries abounding in the seven precious treasures, that is, Aṅga, Magadha, Kāsi, Kosala, the Vajjis, the Mallas, the Cetis, Vaṃsa, the Kurus, the Pañcālas, Maccha, Sūrasena, Assaka, Avantī, Gandhāra, and Kamboja:20 this would not be worth a sixteenth part of the uposatha observance complete in those eight factors. For what reason? Because human kingship is poor compared to divine happiness.
Đối với chư Thiên trong cõi Trời Tứ Thiên Vương, một ngày và đêm bằng năm chục năm ở cõi người; ba mươi ngày như vậy làm thành một tháng, và mười hai tháng làm thành một năm. Thọ mạng của chư Thiên trong cõi Trời Tứ Thiên Vương là năm trăm năm như thế. Này các Tỷ-kheo, điều này có thể xảy ra, nếu có thiện nam hoặc tín nữ nào ở đây thọ bát quan trai giới thành tựu tám chi phần này, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, họ sẽ được tái sanh vào sống chung với chư Thiên trong cõi Trời Tứ Thiên Vương. Chính vì điểm này mà ta nói rằng chủ quyền của loài người rất nhỏ bé so với hạnh phúc của chư Thiên.
“For the devas in the realm of the Four Great Kings a single day and night is equivalent to fifty human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The lifespan of the devas in the realm of the Four Great Kings is five hundred such celestial years. It is possible, monks, that if some man or woman here observes the uposatha complete in these eight factors, with the breakup of the body, after death, they will be reborn in the company of the devas in the realm of the Four Great Kings. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to divine happiness.
Đối với chư Thiên ở cõi Trời Ba Mươi Ba, một ngày một đêm bằng một trăm năm ở cõi người... Thọ mạng của chư Thiên ở cõi Trời Ba Mươi Ba là một ngàn năm như thế... Đối với chư Thiên ở cõi Trời Dạ-ma, một ngày một đêm bằng hai trăm năm ở cõi người... Thọ mạng của chư Thiên ở cõi Trời Dạ-ma là hai ngàn năm như thế. Đối với chư Thiên ở cõi Trời Đâu-suất, một ngày một đêm bằng bốn trăm năm ở cõi người... Thọ mạng của chư Thiên ở cõi Trời Đâu-suất là bốn ngàn năm như thế. Đối với chư Thiên ở cõi Trời Hóa Lạc, một ngày một đêm bằng tám trăm năm ở cõi người... Thọ mạng của chư Thiên ở cõi Trời Hóa Lạc là tám ngàn năm như thế. Đối với chư Thiên ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, một ngày một đêm bằng mười sáu trăm năm ở cõi người; ba mươi ngày như vậy làm thành một tháng, và mười hai tháng làm thành một năm. Thọ mạng của chư Thiên ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại là mười sáu ngàn năm như thế. Này các Tỷ-kheo, điều này có thể xảy ra, nếu có thiện nam hoặc tín nữ nào ở đây thọ bát quan trai giới thành tựu tám chi phần này, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, họ sẽ được tái sanh vào sống chung với chư Thiên trong cõi Trời Tha Hóa Tự Tại. Chính vì điểm này mà ta nói rằng chủ quyền của loài người rất nhỏ bé so với hạnh phúc của chư Thiên.
“For the Tāvatiṃsa devas a single day and night is equivalent to a hundred human years.… The lifespan of the Tāvatiṃsa devas is a thousand such celestial years…. For the Yāma devas a single day and night is equivalent to two hundred human years.… The lifespan of the Yāma devas is two thousand such celestial years…. For the Tusita devas, a single day and night is equivalent to four hundred human years.… The lifespan of the Tusita devas is four thousand such celestial years…. For the devas who delight in creating, a single day and night is equivalent to eight hundred human years.… The lifespan of the devas who delight in creating is eight thousand such celestial years…. For the devas who wield power over others’ creations a single day and night is equivalent to sixteen hundred human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The lifespan of the devas who wield power over others’ creations is sixteen thousand celestial years. It is possible, monks, that if some man or woman here observes the uposatha complete in these eight factors, with the breakup of the body, after death, they will be reborn in the company of the devas who wield power over others’ creations. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to divine happiness.”
(Tăng Chi BK 8:41; IV 248-51)
(AN 8:41; IV 248–51)
5. THIỀN ĐỊNH
5. MEDITATION
(1) Phát triển tâm từ
(1) The Development of Loving-Kindness
– Này các Tỷ-kheo, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng.
“Monks, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, all these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.
Giống như ánh sáng của tất cả vì sao không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trăng vượt qua tất cả và tỏa sáng, chói sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả nền tảng ấy và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng.
“Just as the radiance of all the stars does not equal a sixteenth part of the moon’s radiance, but the moon’s radiance surpasses them and shines forth, bright and brilliant, even so, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, all these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.
Giống như tháng cuối cùng của mùa mưa, vào mùa thu, bầu trời trong sáng và không có mây, mặt trời mọc xóa tan không gian tối tăm và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng.
“Just as in the last month of the rainy season, in the autumn, when the sky is clear and free of clouds, the sun, on ascending, dispels the darkness of space and shines forth, bright and brilliant, even so, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, all these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.
Và giống như vào ban đêm, lúc trời bình minh, sao mai chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng.
“And just as in the night, at the moment of dawn, the morning star shines forth, bright and brilliant, even so, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, all these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.”
(Kinh Itivuttaka 27; 19-21)
(It 27; 19–21)
(2) Tứ vô lượng tâm
(2) The Four Divine Abodes
22. Thanh niên Bà-la-môn Subha, con của Todeyya, thưa với Thế Tôn:
22. The brahmin student Subha, Todeyya’s son, said to the Blessed One:
– Thưa Tôn giả Gotama, con có nghe rằng Tôn giả biết con đường đưa đến sống cùng với Phạm Thiên.
“Master Gotama, I have heard that the ascetic Gotama knows the path to the company of Brahmā.”
– Này thanh niên, ngươi nghĩ thế nào? Làng Naḷakāra có gần đây không?
“What do you think, student? Is the village of Naḷakāra near here, not far from here?”
– Thưa Tôn giả, làng Naḷakāra ở gần đây, không xa nơi đây.
“Yes, sir, the village of Naḷakāra is near here, not far from here.”
– Này thanh niên, ngươi nghĩ thế nào? Giả sử có một người sinh trưởng ở làng Naḷakāra, ngay khi ông ta rời khỏi làng Naḷakāra, có người hỏi ông ta về con đường đi đến làng Naḷakāra, người đàn ông ấy sẽ ngập ngừng hay do dự khi trả lời chăng?
“What do you think, student? Suppose there was a man born and raised in the village of Naḷakāra, and as soon as he had left Naḷakāra they asked him about the path to the village. Would that man be slow or hesitant in answering?”
– Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Vì người ấy đã sinh trưởng ở làng Naḷakāra, và đã quen thuộc với tất cả con đường đi đến làng đó.
“No, Master Gotama. Why is that? Because that man has been born and raised in Naḷakāra, and is well acquainted with all the paths to the village.”
– Tuy vậy, một người sinh trưởng ở làng Naḷakāra khi được hỏi về con đường đi đến làng Naḷakāra, có thể sẽ còn ngập ngừng hay do dự lúc trả lời, nhưng với Như Lai, khi được hỏi về thế giới Phạm Thiên hay con đường đưa đến thế giới Phạm Thiên, Như Lai sẽ không bao giờ ngập ngừng hay do dự lúc trả lời. Ta hiểu rõ Phạm Thiên, hiểu rõ thế giới Phạm Thiên, và hiểu rõ con đường đưa đến thế giới Phạm Thiên, và ta hiểu rõ phải tu tập như thế nào để được tái sanh vào thế giới Phạm Thiên.
“Still, a man born and raised in the village of Naḷakāra might be slow or hesitant in answering when asked about the path to the village, but a Tathāgata, when asked about the brahma world or the way leading to the brahma world, would never be slow or hesitant in answering. I understand Brahmā, and I understand the brahma world, and I understand the way leading to the brahma world, and I understand how one should practice to be reborn in the brahma world.”
– Thưa Tôn giả Gotama, con nghe nói rằng Sa-môn Gotama giảng dạy con đường đưa đến sống cùng với Phạm Thiên. Sẽ tốt lành thay nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho con về con đường đưa đến sống cùng với Phạm Thiên!
23. “Master Gotama, I have heard that the ascetic Gotama teaches the path to the company of Brahmā. It would be good if Master Gotama would teach me the path to the company of Brahmā.”
– Vậy thì, này thanh niên, hãy chú ý lắng nghe thật kỹ, Ta sẽ nói.
“Then, student, listen and attend closely to what I shall say.”
– Dạ vâng, thưa Tôn giả.
Subha vâng đáp Thế Tôn. Và Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, sir,” he replied. The Blessed One said this:
24. – Này thanh niên, thế nào là con đường đưa đến sống cùng với Phạm Thiên? Ở đây, một Tỷ-kheo an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa một phương; cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư, trên, dưới, chung quanh, khắp nơi, đối với tất cả chúng sanh cũng như với chính mình, vị ấy an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa khắp thế giới, sung mãn, hoan hỷ, vô lượng, không hận, không sân. Khi giải thoát bằng tâm từ được tu tập như vậy, thì không hành động có giới hạn nào còn lại ở đây, không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. Giống như một người thổi tù và hăng say có thể làm cho mọi người khắp bốn phương nghe được dễ dàng; cũng vậy, khi giải thoát bằng tâm từ được tu tập như vậy, thì không hành động có giới hạn nào còn lại ở đây, không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. (21) Đây là con đường đưa đến sống cùng với Phạm Thiên.
24. “What, student, is the path to the company of Brahmā? Here a monk dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility, and without ill will. When the liberation of mind by loving-kindness is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there. Just as a vigorous trumpeter could make himself heard without difficulty in the four quarters, so too, when the liberation of mind by loving-kindness is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there.21 This is the path to the company of Brahmā.
25-27. – Lại nữa, này thanh niên Bà-la-môn, một Tỷ-kheo an trú với tâm bi tràn ngập chan hòa... với tâm hỷ tràn ngập chan hòa... với tâm xả tràn ngập chan hòa một phương; cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư, trên, dưới, chung quanh, khắp nơi, đối với tất cả chúng sanh cũng như với chính mình, vị ấy an trú với tâm xả tràn ngập chan hòa khắp thế giới, sung mãn, hoan hỷ, vô lượng, không hận, không sân. Khi giải thoát bằng tâm xả được tu tập như vậy, thì không hành động có giới hạn nào còn lại ở đây, không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. Giống như một người thổi tù và hăng say có thể làm cho mọi người khắp bốn phương nghe được dễ dàng; cũng vậy, khi giải thoát bằng tâm xả được tu tập như vậy, thì không hành động có giới hạn nào còn lại ở đây, không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. Đây là con đường đưa đến sống cùng với Phạm Thiên.
25–27. “Again, a monk dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility, and without ill will. When the liberation of mind by equanimity is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there. Just as a vigorous trumpeter could make himself heard without difficulty in the four quarters, so too, when the liberation of mind by equanimity is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there. This too is the path to the company of Brahmā.”
(Trung BK II, Kinh số 99: Kinh Subha, tr. 810-814)
(from MN 99: Subha Sutta; II 206–8)
(3) Tuệ quán thù thắng
(3) Insight Surpasses All
[Đức Phật nói với ông Cấp Cô Độc]:
– Này gia chủ, thuở xưa, có một người Bà-la-môn tên là Velāma. Vị ấy bố thí rộng lớn như sau: 84.000 chén vàng chứa đầy bạc; 84.000 chén bạc chứa đầy vàng; 84.000 chén đồng chứa đầy thỏi quý kim; 84.000 voi; cỗ xe, bò sữa, thiếu nữ, giường nằm, nhiều triệu thước vải mịn, và vô số thức ăn, nước uống, dầu thoa và tấm vải trải giường.
[The Buddha said to Anāthapiṇḍika:] “In the past, householder, there was a brahmin named Velāma. He gave such a great alms offering as this: eighty-four thousand bowls of gold filled with silver; eighty-four thousand bowls of silver filled with gold; eighty-four thousand bronze bowls filled with bullion; eighty-four thousand elephants, chariots, milch cows, maidens, and couches, many millions of fine cloths, and indescribable amounts of food, drink, ointment, and bedding.
Những gì người Bà-la-môn Velāma bố thí quả thật rộng lớn, nhưng nếu có người bố thí cho một vị có chánh kiến, thì quả vị bố thí này còn rộng lớn hơn. (22) Những gì người Bà-la-môn Velāma bố thí quả thật rộng lớn, và dù có người bố thí cho một trăm vị có chánh kiến, nếu người ấy bố thí cho một vị chứng quả Nhất Lai, thì quả vị bố thí này còn rộng lớn hơn. Những gì người Bà-la-môn Velāma bố thí quả thật rộng lớn, và dù có người bố thí cho một trăm vị chứng quả Nhất Lai, nếu người ấy bố thí cho một vị chứng quả Bất Lai, thì quả vị bố thí này còn rộng lớn hơn. Những gì người Bà-la-môn Velāma bố thí quả thật rộng lớn, và dù có người bố thí cho một trăm vị chứng quả Bất Lai, nếu người ấy bố thí cho một vị chứng quả A-la-hán, thì quả vị bố thí này còn rộng lớn hơn. Những gì người Bà-la-môn Velāma bố thí quả thật rộng lớn, và dù có người bố thí cho một trăm vị chứng quả A-la-hán, thì quả vị bố thí này còn rộng lớn hơn nếu người ấy bố thí cho một vị Độc Giác Phật. (23) Những gì người Bà-la-môn Velāma bố thí quả thật rộng lớn, và dù có người bố thí cho một trăm vị Độc Giác Phật... nếu người ấy bố thí cho Đức Phật, bậc Vô thượng Chánh Đẳng Giác, thì quả vị bố thí này còn rộng lớn hơn... quả vị này còn rộng lớn hơn nếu người ấy bố thí cho Tăng đoàn do Đức Phật lãnh đạo và xây dựng tu viện cho Tăng đoàn khắp bốn phương... quả vị này còn rộng lớn hơn nếu người ấy có lòng tịnh tín và quy y Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng và giữ gìn năm giới: từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu và các chất gây nghiện. Tất cả công đức này quả thật rộng lớn, và quả vị còn rộng lớn hơn nếu có người tu tập tâm từ chỉ trong khoảnh khắc bằng thời gian vắt sữa một con bò. Tất cả công đức này quả thật rộng lớn, và quả vị còn rộng lớn hơn nếu có người tu tập phát triển tri kiến vô thường chỉ bằng thời gian búng ngón tay.
“As great as was the alms offering that the brahmin Velāma gave, it would be even more fruitful if one would feed a single person possessed of right view.22 As great as the brahmin Velāma’s alms offering was, and though one would feed a hundred persons possessed of right view, it would be even more fruitful if one would feed a single once-returner. As great as the brahmin Velāma’s alms offering was, and though one would feed a hundred once-returners, it would be even more fruitful if one would feed a single nonreturner. As great as the brahmin Velāma’s alms offering was, and though one would feed a hundred nonreturners, it would be even more fruitful if one would feed a single arahant. As great as the brahmin Velāma’s alms offering was, and though one would feed a hundred arahants, it would be even more fruitful if one would feed a single paccekabuddha.23 As great as the brahmin Velāma’s alms offering was, and though one would feed a hundred paccekabuddhas, it would be even more fruitful if one would feed a single Perfectly Enlightened Buddha … it would be even more fruitful if one would feed the Saṅgha of monks headed by the Buddha and build a monastery for the sake of the Saṅgha of the four quarters … it would be even more fruitful if, with a trusting mind, one would go for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Saṅgha, and would undertake the five precepts: abstaining from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from the use of intoxicants. As great as all this might be, it would be even more fruitful if one would develop a mind of loving-kindness even for the time it takes to pull a cow’s udder. And as great as all this might be, it would be even more fruitful still if one would develop the perception of impermanence just for the time it takes to snap one’s fingers.”
(Tăng Chi BK 9:20, tóm lược; IV 393-96)
(AN 9:20, abridged; IV 393–96)
_____________________
_________________
Chú thích:
Notes:
1. Câu này trong tiếng Pāli là: Cetanā ’ham bhikkhave kammam vadāmi, cetayitvā kammam karoti kāyena vācāya manasā (Tăng Chi BK III, tr. 415).
1.Cetanā ’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā (AN III 415).
2. Sự khác biệt hình như được rút ra từ văn học kinh điển, nhưng trong các bài luận giải điều này được củng cố mạnh hơn thành việc ấn định rõ giới hạn giữa ba loại quả mà nghiệp có thể mang lại.
2.The distinction seems to be lightly drawn in the sutta literature, but in the commentaries it becomes hardened into a precise delimitation between the three types of results any kamma may produce.
3. Để phân biệt giữa hai loại chánh tri kiến này, xem Trung Bộ Kinh số 117 (không được đưa vào trong hợp tuyển này). Theo thuật ngữ của các nhà luận giải tiếng Pāli, ngay cả tuệ giác về Ba Pháp Ấn (vô thường, khổ và vô ngã) và tri kiến về tính duyên sinh của lý Duyên khởi cũng vẫn còn thuộc về thế gian (lokiya) bởi vì đối tượng của chúng là những pháp thế gian. Trong hệ thống thuộc về luận giải, chỉ có nhận thức trực tiếp về pháp vô vi, tức Niết-bàn, là được xếp vào loại chánh tri kiến siêu xuất thế gian. Tuy nhiên, ở đây tôi dùng từ ngữ “vượt thoát thế gian” và “siêu việt thế gian” (lokuttara) trong nghĩa rộng hơn, như là sự hiểu biết và tri kiến (và, rộng hơn nữa, cho tất cả mọi tu tập) hướng đến sự vượt thoát thế gian.
3.For the distinction between these two types of right view, see MN 117 (not included in this anthology). In the technical terminology of the Pāli commentators, even the insight into the three characteristics (impermanence, suffering, nonself) and knowledge of the originative aspect of dependent origination are still mundane (lokiya) because their objects are mundane phenomena. In the commentarial system, only the direct cognition of the unconditioned, Nibbāna, is classified as supramundane right view. However, I here use the terms “supramundane” and “world-transcending” (lokuttara) in a broader sense, as referring to the knowledge and view (and, more broadly, to all practices) that lead to the transcending of the world.
4. Để có cuộc thảo luận đầy đủ hơn về nền tảng tâm lý của vũ trụ học trong Phật giáo Nguyên thủy, xem cuốn Những Nền Tảng Của Phật Giáo, của Gethin, tr. 119-26.
4.For a fuller discussion of the psychological basis of Early Buddhist cosmology, see Gethin, The Foundations of Buddhism, pp. 119–26.
5. Theo đó, tiếng Pāli tương đương là, dasaakusākammapathā và dasa kusā kammapathā Trong các bộ Nikāya, từ ngữ sau xuất hiện trong Tăng Chi BK V, tr. 57; cả hai từ ngữ xuất hiện trong Trường BK III, tr. 269.
5.Respectively, dasa akusalā kammapathā and dasa kusalā kammapathā. In the Nikāyas, the latter occurs at AN V 57; both are at DN III 269.
6. Các kinh văn xuất hiện vào khoảng thời gian sau các văn bản kinh xưa cổ nhất có thêm một cõi dữ thứ tư, là cõi A-tu-la (asura). Trong các bản kinh xưa cổ, A-tu-la được mô tả như những chúng sanh rất to lớn hung dữ tham gia vào những cuộc xung đột triền miên với chư Thiên, nhưng không được chỉ định một cõi sống riêng. Vì điều kiện sống của họ, như được mô tả trong kinh, khó có thể gọi là khốn khổ không chịu đựng được, các nhà luận giải nhận diện những nhóm A-tu-la tạo thành một cõi dữ thứ tư - không phải là những A-tu-la đang xung đột với chư Thiên - giống như một loại chúng sanh trong cõi của những vong linh khốn khổ. Không cần phải nói, bức tranh về các cõi xuất hiện khác biệt của các A-tu-la được xem là khá mập mờ: nếu họ là những chúng sanh đang xung đột với chư Thiên, thì họ không thể được mô tả như đang sống trong cõi khốn khổ; và nếu họ là một loại chúng sanh trong thế giới vong linh khốn khổ, thì không có lý do gì để xem họ thuộc về một cõi riêng biệt.
6.Buddhist texts of a somewhat later date than the oldest strata of the canon add a fourth bad destination, the realm of the asuras. In the old canon, the asuras are depicted as titanic beings engaged in perpetual conflict with the devas but are not assigned to a separate realm. Since their living conditions, as described in the canon, can hardly be called unbearably miserable, the commentators identify the asuras that constitute the fourth bad destination—not with the asuras who battle against the devas—but with a class of beings in the realm of afflicted spirits. Needless to say, the picture of the realms that emerges when the asuras are considered distinct becomes somewhat blurred: if they are the beings who fight against the devas, they aren’t depicted as living in abject misery; if they are a class of beings in the spirit realm, there seems no reason to treat them as a separate realm.
7. Ở đây tôi mô tả cảnh giới tái sanh tương ứng với Tứ thiền theo như triết lý về vũ trụ học của Phật giáo Nguyên thủy. Các trường phái Phật giáo thời kỳ sơ khai - dựa trên những kinh văn đồng hành với các bộ Nikāya - phân chia lãnh vực của các cảnh giới Tứ thiền hơi khác biệt.
7.I here describe the spheres of rebirth corresponding to the fourth jhāna in accordance with the cosmology of scholastic Theravāda Buddhism. Other schools of Early Buddhism—based on texts parallel to the Nikāyas—divided up the terrain of the fourth jhāna realms somewhat differently.
8. Cộng đồng các vị Thánh đệ tử gồm có bốn cặp, những vị đang đi vào bốn Thánh đạo và những vị đã đắc bốn Thánh quả.
8.The community of noble disciples consists of four pairs of persons, those who have entered the four paths and those who have realized the four fruits. See p. 373.
9. Subhakinhā deva. Đây là chư Thiên cư ngụ ở tầng tái sanh cao nhất tương ứng với Tam thiền.
9.Subhakiṇhā devā. These are the deities inhabiting the highest plane of rebirth corresponding to the third jhāna.
10. Tăng Chi BK 4: 235 giải thích điều này như là phát triển Bát Thánh đạo; Tăng Chi BK 4:236, như là phát triển Thất Giác Chi.
10.AN 4:235 explains this as the development of the Noble Eightfold Path; AN 4:236, as the development of the seven enlightenment factors.
11. Đây là quan điểm đạo đức của chủ nghĩa hư vô duy vật không công nhận có tái sanh và nghiệp quả. “Không có gì được cho” nghĩa là không có kết quả của bố thí; “không thế giới này, không thế giới khác” nghĩa là không có tái sanh vào đời này hay đời sau; “không mẹ, không cha” nghĩa là không có kết quả về cách hành xử tốt hay xấu đối với cha mẹ. Các câu nói về Sa-môn và Bà- la-môn phủ nhận sự hiện hữu của chư Phật và các bậc A-la-hán.
11.This is a morally nihilistic materialist view that denies an afterlife and the fruits of kamma. “There is nothing given” means there is no fruit of giving; “no this world, no other world,” no rebirth into either this world or a world beyond; “no mother, no father,” no fruit of good and bad conduct toward parents. The statement about ascetics and brahmins denies the existence of Buddhas and arahants.
12. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng: “Chư Thiên cõi Quang Thiên không phải là một tầng trời riêng biệt, nhưng là một tên gọi chung cho cả ba tầng trời tiếp theo; cũng vậy đối với chư Thiên cõi Tịnh Thiên.
12.Ps says that “the devas of radiance” is not a separate class of devas but a collective name for the three classes that follow; the same for “the devas of glory.”
13. Cần ghi nhận rằng trong lúc “cách hành xử theo đúng Chánh pháp” như được mô tả trong kinh là một điều kiện cần thiết để tái sanh vào các cõi Thiên và để đoạn diệt các lậu hoặc, đây không có nghĩa là một điều kiện đầy đủ. Tái sanh vào cõi Trời bắt đầu bằng chư Thiên của cõi Trời Phạm Thiên đòi hỏi chứng được các tầng thiền sắc giới; tái sanh vào cõi Tịnh Cư Thiên đòi hỏi chứng được quả Bất Lai; tái sanh vào các cõi Trời vô sắc đòi hỏi chứng được các tầng thiền vô sắc, và đoạn tận các lậu hoặc đòi hỏi thành tựu trọn vẹn Bát Thánh đạo cho đến con đường chứng đắc quả A-la-hán.
13.It should be noted that while “conduct in accordance with the Dhamma” as described in the sutta is a necessary condition for rebirth in the higher heavenly worlds and for the destruction of the taints, it is by no means a sufficient condition. Rebirth into the realms beginning with the devas of Brahmā’s retinue requires the attainment of jhāna, rebirth into the pure abodes (the five beginning with the avihā devas) requires the attainment of the stage of nonreturner. Rebirth into the formless planes requires the corresponding formless attainments, and the destruction of the taints requires the full practice of the Noble Eightfold Path up to the path of arahantship.
14. Luận giải Trung Bộ Kinh: Nếu nghiệp sát sanh trực tiếp xác định kiểu tái sanh, có lẽ nghiệp này sẽ đưa đến tái sanh vào cõi dữ. Nhưng nếu một nghiệp thiện đưa đến tái sanh vào cõi Người và tái sanh vào cõi Người luôn luôn là kết quả của thiện nghiệp thì nghiệp sát sanh sẽ hoạt động theo một kiểu trái ngược với cách hoạt động của kiểu tái sanh do nghiệp, bằng cách tạo ra nhiều loại tình huống xấu có thể đưa đến cao điểm là chết yểu. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho những trường hợp tiếp theo trong đó ác nghiệp chín muồi trong cõi Người: trong mỗi trường hợp, ác nghiệp tương tác với thiện nghiệp đưa đến tái sanh vào cõi Người bằng cách tạo nên một kiểu bất hạnh đặc biệt đối với nghiệp ấy.
14.Ps: If the kamma of killing directly determines the mode of rebirth, it will produce rebirth in a bad destination. But if a wholesome kamma brings about a human rebirth—and rebirth as a human being is always the result of wholesome kamma—the kamma of killing will operate in a manner contrary to that of the rebirth-generative kamma by causing various adversities that may culminate in a premature death. The same principle holds for the subsequent cases in which unwholesome kamma matures in a human existence: in each instance, the unwholesome kamma counteracts the wholesome kamma responsible for the human rebirth by causing a particular type of misfortune specific to itself.
15. Trong trường hợp này, thiện nghiệp do không sát sanh là trực tiếp đưa đến việc tái sanh hoặc vào cõi Thiên hoặc được tuổi thọ trong cõi Người. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho tất cả đoạn nói về việc chín muồi của thiện nghiệp.
15.In this case the wholesome kamma of abstaining from killing is directly responsible for either the heavenly rebirth or longevity in a human existence. The same principle applies in all the passages on the maturation of wholesome kamma.
16. Điều này có nghĩa là hành động bố thí chưa đủ để đạt được kết quả mong muốn. Hành động này cần được giới hạnh thanh tịnh hỗ trợ. Vì đối với người luôn luôn có cách hành xử thiếu đạo đức thì bố thí không đủ để mang lại một cuộc tái sanh thuận lợi.
16.This means that the act of giving is not sufficient to obtain the desired result. It must be supported by pure moral conduct. For one of persistent immoral conduct, generosity would not suffice to bring a favorable rebirth.
17. Điều này được nói vì tái sanh vào cõi Phạm Thiên - và vào những cõi khác trong sắc giới - đạt được qua chứng đắc các tầng thiền sắc giới, điều này đòi hỏi phải chế ngự tham dục.
17.This is said because rebirth into the brahma world—and into other planes in the form realm—is achieved through attainment of the jhānas, which requires the suppression of sensual lust.
18. Vào ngày lễ Bố-tát.
18.On the uposatha, see p. 153.
19. “Đúng thời” để ăn, theo giới luật của tu viện và ngày Bố-tát, là khoảng giữa bình minh và 12 giờ trưa. Sau buổi trưa, những thức ăn loại cứng cũng như một vài thức ăn lỏng bổ dưỡng (như sữa) là không được phép ăn. Nước trái cây, nước ngọt, trà, trà dược thảo, và những thứ nước uống khác thì được phép uống.
19.The “proper time” for meals, according to the monastic and uposatha precepts, is between daybreak and noon. From noon on, solid foods as well as certain nourishing liquids (such as milk) cannot be consumed. Fruit juices, soft drinks, tea, herbal teas, and other light drinks are allowed.
20. Đây là những tiểu bang thuộc tiểu lục địa Ấn Độ và những vùng phụ cận.
20.These are the states of the Indian subcontinent and the adjacent regions.
21. Luận giải Trung Bộ Kinh: giải thích hành động giới hạn như là nghiệp thuộc về dục giới (kāmmāvaraca). Đối nghĩa lại là hành động không giới hạn hay vô lượng, như là, những chứng đắc các tầng thiền sắc giới và vô sắc giới. Trong trường hợp này, brahmavihāra được dự định phát triển đến mức đạt đến các tầng thiền. Khi một tầng thiền sắc giới hoặc vô sắc giới đã đạt được, một nghiệp thuộc cõi dục giới không có cơ hội để trổ quả. Thay vào đó, nghiệp thuộc về sắc giới hoặc vô sắc giới vượt thắng nghiệp dục giới và trổ quả của chúng. Một brahmavihāra đã chứng đắc đưa đến tái sanh ở cõi Phạm Thiên.
21.Ps explains limiting action (pamāṇakataṃ kammaṃ) as kamma pertaining to the sense sphere (kāmāvacara). It is opposed by a limitless or immeasurable action, namely, the jhānas and formless attainments. In this case, the brahmavihāras developed to the level of jhāna are intended. When a jhāna or formless attainment is mastered, a kamma pertaining to the sense sphere cannot find the opportunity to yield its own result. Rather, the kamma pertaining to the form realm or the formless realm overpowers the sense-sphere kamma and produces its results. A brahmavihāra that has been mastered leads to rebirth in the brahma world.
22. Một “người đạt được chánh tri kiến” (diṭṭhisampanna puggala) là một bậc Dự Lưu. Bậc Dự Lưu và những vị chứng đắc quả vị cao hơn sẽ được thảo luận trong Chương X.
22.A “person possessed of right view” (diṭṭhisampanna puggala) is a stream-enterer. The stream-enterer and those who reach higher attainments will be discussed in chapter X.
23. Độc Giác Phật là một vị, giống như Đức Phật Chánh Đẳng Giác, đã chứng đắc giác ngộ mà không qua sự hướng dẫn của một vị thầy nào, nhưng không giống Đức Phật ở chỗ là không thể hướng dẫn người khác đi đến giác ngộ. Theo truyền thống các luận giải, vị Độc Giác Phật không xuất hiện trong khi có giáo pháp của một vị Phật Chánh Đẳng Giác đang tồn tại trong thế gian, mà chỉ có mặt trong khoảng thời gian chưa có sự xuất hiện của chư Phật.
23.A paccekabuddha is one who, like a Perfectly Enlightened Buddha, attains enlightenment without the guidance of a teacher, but unlike a Buddha is unable to guide others to enlightenment. According to commentarial tradition, paccekabuddhas do not arise while the teaching of a Perfectly Enlightened Buddha exists in the world but only in the periods between the arising of Buddhas.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Di giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.235.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...