Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu tổng quát »»

Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu tổng quát

Donate

(Lượt xem: 5.099)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Giới thiệu tổng quát

General Introduction





Khai mở cấu trúc nội dung lời Phật dạy
UNCOVERING THE STRUCTURE OF THE TEACHING
Mặc dù lời Phật dạy rất có hệ thống nhưng không có một bài kinh nào được cho là của Đức Phật mà trong đó Ngài đã xác định rõ ràng cấu trúc của Giáo pháp, một sự dàn dựng Ngài đã sắp xếp để diễn đạt một giáo lý nào đó của Ngài. Trong suốt thời gian dài hoằng pháp, Đức Phật đã giảng dạy theo nhiều phương cách khác nhau tùy thuộc vào cơ hội và hoàn cảnh. Đôi lúc Ngài diễn tả thật rõ ràng những nguyên tắc bất biến trong cốt lõi của bài giảng. Đôi lúc Ngài thay đổi lời giảng dạy cho thích hợp với khuynh hướng và căn cơ của những người tìm đến Ngài để xin được chỉ giáo. Đôi lúc Ngài điều chỉnh lời thuyết giảng để phù hợp với hoàn cảnh đòi hỏi một đáp ứng đặc biệt nào đó. Nhưng xuyên suốt qua những tuyển tập kinh điển được truyền lại cho chúng ta như những “Lời dạy chính thức của Đức Phật”, chúng ta không tìm thấy một bài kinh nào, một pháp thoại nào trong đó Đức Phật đã kết nối tất cả những yếu tố của lời Ngài giảng dạy và sắp đặt chúng vào vị trí thích hợp trong một hệ thống đầy đủ, trọn vẹn.
Though his teaching is highly systematic, there is no single text that can be ascribed to the Buddha in which he defines the architecture of the Dhamma, the scaffolding upon which he has framed his specific expressions of the doctrine. In the course of his long ministry, the Buddha taught in different ways as determined by occasion and circumstances. Sometimes he would enunciate invariable principles that stand at the heart of the teaching. Sometimes he would adapt the teaching to accord with the proclivities and aptitudes of the people who came to him for guidance. Sometimes he would adjust his exposition to fit a situation that required a particular response. But throughout the collections of texts that have come down to us as authorized “Word of the Buddha,” we do not find a single sutta, a single discourse, in which the Buddha has drawn together all the elements of his teaching and assigned them to their appropriate place within some comprehensive system.
Với một nền văn hóa đọc viết trong đó tư tưởng có hệ thống được đánh giá cao thì sự thiếu vắng một văn bản có chức năng thống nhất có thể được xem như một khiếm khuyết, nhưng trong một nền văn hóa hoàn toàn truyền khẩu như nền văn hóa thời Đức Phật đã sinh sống và du hành thì sự thiếu vắng một khuôn mẫu có tính mô tả tổng quát về Giáo pháp không được xem là có ý nghĩa quan trọng. Trong nền văn hóa này, cả thầy lẫn trò đều không nhắm đến sự chính xác trọn vẹn về mặt khái niệm. Vị thầy không có ý định trình bày một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh và học trò cũng không có nguyện vọng học một hệ tư tưởng hoàn chỉnh. Mục đích kết nối thầy trò trong quá trình học tập, một quá trình truyền đạt, là sự rèn luyện thực tế, sự chuyển hóa tự thân, sự giác ngộ chân lý và sự giải thoát bất thối chuyển của tâm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lời giảng dạy luôn luôn được thay đổi cho thích hợp với tình huống ngay trước mặt. Thỉnh thoảng Đức Phật cũng trình bày những quan điểm bao quát hơn về Giáo pháp, kết hợp nhiều thành tố của đạo trong một cấu trúc có sắp xếp theo thứ tự hay thuộc một phạm vi rộng lớn. Nhưng mặc dù có nhiều bài kinh phơi bày một phạm vi rộng lớn, chúng vẫn không bao gồm mọi yếu tố của Giáo pháp trong một hệ thống tổng quát.
While in a literate culture in which systematic thought is highly prized the lack of such a text with a unifying function might be viewed as a defect, in an entirely oral culture—as was the culture in which the Buddha lived and moved—the lack of a descriptive key to the Dhamma would hardly be considered significant. Within this culture neither teacher nor student aimed at conceptual completeness. The teacher did not intend to present a complete system of ideas; his pupils did not aspire to learn a complete system of ideas. The aim that united them in the process of learning—the process of transmission—was that of practical training, self-transformation, the realization of truth, and unshakable liberation of the mind. This does not mean, however, that the teaching was always expediently adapted to the situation at hand. At times the Buddha would present more panoramic views of the Dhamma that united many components of the path in a graded or wide-ranging structure. But though there are several discourses that exhibit a broad scope, they still do not embrace all elements of the Dhamma in one overarching scheme.
Mục đích của cuốn sách này là để triển khai và đưa ra ví dụ điển hình về một kế hoạch như thế. Trong sách này tôi thử cung cấp một hình ảnh đầy đủ về lời Phật dạy bằng cách kết hợp nhiều bài kinh khác nhau vào một cấu trúc có hệ thống. Tôi hy vọng cấu trúc này sẽ làm sáng tỏ khuôn mẫu có chủ đích tiềm ẩn bên dưới sự hình thành Giáo pháp của Đức Phật, và như vậy cung cấp cho độc giả những hướng dẫn để hiểu được Phật giáo Nguyên thủy một cách tổng quát. Tôi đã tuyển chọn các bài kinh hầu hết từ bốn bộ Nikāya của kinh tạng Pāli, mặc dù tôi cũng có đưa vào một số bài từ kinh Udāna và kinh Itivuttaka, là hai tập nhỏ trong tuyển tập thứ năm, tức là Tiểu Bộ Kinh. Mỗi chương mở đầu với lời giới thiệu, trong đó tôi giải thích những khái niệm căn bản của Phật giáo Nguyên thủy mà bài kinh tiêu biểu, và trình bày cho thấy các bài kinh đã diễn đạt những tư tưởng ấy như thế nào.
The purpose of the present book is to develop and exemplify such a scheme. I here attempt to provide a comprehensive picture of the Buddha’s teaching that incorporates a wide variety of suttas into an organic structure. This structure, I hope, will bring to light the intentional pattern underlying the Buddha’s formulation of the Dhamma and thus provide the reader with guidelines for understanding Early Buddhism as a whole. I have selected the suttas almost entirely from the four major collections or Nikāyas of the Pāli Canon, though I have also included a few texts from the Udāna and Itivuttaka, two small books of the fifth collection, the Khuddaka Nikāya. Each chapter opens with its own introduction, in which I explain the basic concepts of Early Buddhism that the texts exemplify and show how the texts give expression to these ideas.
Tôi sẽ cung cấp ngắn gọn những thông tin căn bản về bộ kinh Nikāya vào phần sau của lời giới thiệu này. Tuy nhiên, trước tiên, tôi muốn nói sơ lược bố cục mà tôi đã hoạch định để sắp xếp các bài kinh. Dù cách sử dụng đặc biệt của tôi về bố cục này có thể là mới lạ nhưng nó không phải hoàn toàn là sự cách tân, mà là dựa trên các bài luận giải tiếng Pāli đã phân biệt ba kiểu lợi lạc mà hành giả đạt được từ việc thực hành Giáo pháp: (1) an lạc hạnh phúc ngay trong đời này, (2) an lạc hạnh phúc trong các đời sau, và (3) hạnh phúc tối thượng là Niết-bàn.
I will briefly supply background information about the Nikāyas later in this introduction. First, however, I want to outline the scheme that I have devised to organize the suttas. Although my particular use of this scheme may be original, it is not sheer innovation but is based upon a threefold distinction that the Pāli commentaries make among the types of benefits to which the practice of the Dhamma leads: (1) welfare and happiness visible in this present life; (2) welfare and happiness pertaining to future lives; and (3) the ultimate good, Nibbāna (Skt: nirvāṇa).
Ba chương mở đầu được sắp xếp để đưa đến những kết quả tiêu biểu cho hệ thống ba kiểu lợi lạc này.
Three preliminary chapters are designed to lead up to those that embody this threefold scheme.
Chương I là một cuộc khảo sát về thân phận con người như hiện nay, riêng biệt với sự xuất hiện của Đức Phật trong cõi đời. Có lẽ đây là hình ảnh đời sống con người đã phơi bày trước mắt Bồ-tát - vị Phật tương lai, khi Ngài ở cung trời Đâu-suất nhìn xuống cõi trần gian, chờ cơ hội thuận tiện để giáng trần và thọ sinh vào kiếp người cuối cùng. Chúng ta nhìn thấy một thế giới trong đó con người đang bị cuốn đi một cách tuyệt vọng đến tuổi già và cái chết; trong đó họ bị hoàn cảnh xoay chuyển để phải hứng chịu những đau đớn thể xác, bị ngã gục trước những thất bại và bất hạnh, bị lo âu và sợ hãi trước những biến dịch và suy tàn. Đó là một thế giới mà con người có nguyện vọng được sống trong hòa hợp, nhưng vì những cảm xúc không được chế ngự đã liên tục buộc họ phải lao đầu vào những cuộc xung đột mãi leo thang tới mức bạo động và phá hoại toàn diện, đi ngược lại với nguyện vọng tốt đẹp của họ. Cuối cùng, nhìn theo một quan điểm bao quát nhất, đấy là một thế giới trong đó các loài hữu tình bị thúc đẩy bởi sự si mê và dục vọng của chính mình, để trôi lăn từ đời này sang đời khác một cách mù quáng trong vòng luân hồi sinh tử được gọi là saṃsāra.
Chapter I is a survey of the human condition as it is apart from the appearance of a Buddha in the world. Perhaps this was the way human life appeared to the Bodhisatta—the future Buddha—as he dwelled in the Tusita heaven gazing down upon the earth, awaiting the appropriate occasion to descend and take his final birth. We behold a world in which human beings are driven helplessly toward old age and death; in which they are spun around by circumstances so that they are oppressed by bodily pain, cast down by failure and misfortune, made anxious and fearful by change and deterioration. It is a world in which people aspire to live in harmony, but in which their untamed emotions repeatedly compel them, against their better judgment, to lock horns in conflicts that escalate into violence and wholesale devastation. Finally, taking the broadest view of all, it is a world in which sentient beings are propelled forward, by their own ignorance and craving, from one life to the next, wandering blindly through the cycle of rebirths called saṃsāra.
Chương II tường thuật lại sư kiện đản sanh của Đức Phật vào thế gian này. Ngài đã đến như “một con người”, xuất hiện vì lòng từ bi đối với thế gian; sự xuất hiện của Ngài trong thế gian này là “biểu hiện của một ánh sáng vĩ đại.” Chúng ta theo dõi câu chuyện về việc Ngài thọ sanh, về việc Ngài từ bỏ gia đình và tìm cầu giải thoát, về việc Ngài giác ngộ Giáo pháp, và việc Ngài quyết định giáo hóa chúng sanh. Chương này kết thúc với bài thuyết pháp đầu tiên cho năm tu sĩ đệ tử của Ngài tại vườn Lộc Uyển, gần thành Ba-la-nại (Bārānasī).
Chapter II gives an account of the Buddha’s descent into this world. He comes as the “one person” who appears out of compassion for the world, whose arising in the world is “the manifestation of great light.” We follow the story of his conception and birth, of his renunciation and quest for enlightenment, of his realization of the Dhamma, and of his decision to teach. The chapter ends with his first discourse to the five monks, his first disciples, in the Deer Park near Bārāṇasī.
Chương III nhằm mục đích phác họa những nét đặc biệt trong lời dạy của Đức Phật, và trong đó hàm ý về thái độ của một người học Phật tương lai cần có khi tiếp cận Giáo pháp ấy. Các bài kinh cho chúng ta biết Giáo pháp không phải là lời dạy bí truyền hay mang mật nghĩa, nhưng là lời dạy “soi sáng khi được giảng giải công khai.” Giáo pháp này không đòi hỏi đức tin mù quáng vào những kinh điển độc đoán, những mặc khải siêu nhiên, hay những giáo điều tuyệt đối đúng, mà mời gọi hành giả điều tra nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân như là tiêu chuẩn cuối cùng để xác định giá trị của Giáo pháp. Giáo pháp này nói về sự sinh khởi và chấm dứt khổ đau, mà mỗi người có thể tự mình quan sát qua kinh nghiệm bản thân. Giáo pháp này thậm chí không dựng lên một Đức Phật như một đấng uy quyền tuyệt đối bất khả nghi, nhưng mời gọi chúng ta quan sát Ngài để xác định xem Ngài có hoàn toàn xứng đáng với lòng tin cậy của chúng ta hay không. Cuối cùng, Giáo pháp ấy cung cấp cho chúng ta phương pháp để từng bước áp dụng thử nghiệm lời giảng dạy, và bằng cách đó tự mình giác ngộ chân lý rốt ráo.
Chapter III is intended to sketch the special features of the Buddha’s teaching, and by implication, the attitude with which a prospective student should approach the teaching. The texts tell us that the Dhamma is not a secret or esoteric teaching but one which “shines when taught openly.” It does not demand blind faith in authoritarian scriptures, in divine revelations, or infallible dogmas, but invites investigation and appeals to personal experience as the ultimate criterion for determining its validity. The teaching is concerned with the arising and cessation of suffering, which can be observed in one’s own experience. It does not set up even the Buddha as an unimpeachable authority but invites us to examine him to determine whether he fully deserves our trust and confidence. Finally, it offers a step-by-step procedure whereby we can put the teaching to the test, and by doing so realize the ultimate truth for ourselves.
Với chương IV, chúng ta học những bài kinh nói đến lợi lạc đầu tiên trong ba loại lợi lạc mà Giáo pháp của Đức Phật có ý định đem lại cho chúng ta. Điều này được gọi là “niềm an lạc và hạnh phúc rõ ràng ngay trong đời này” (diṭṭha-dhamma-hitasukha), hạnh phúc đến từ việc tuân theo những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ gia đình, trong nghề nghiệp và trong sinh hoạt cộng đồng. Mặc dù Phật giáo Nguyên thủy thường được mô tả như là một phương pháp cấp tiến rèn luyện hành giả chối bỏ cuộc đời để hướng đến một mục tiêu siêu xuất thế gian, bộ kinh Nikāya đã hé lộ cho thấy Đức Phật là một vị thầy rất thực tiễn và từ bi. Ngài có ý định quảng bá một trật tự xã hội trong đó mọi người có thể sống chung an bình và hòa hợp theo những đường lối hướng dẫn đạo đức. Phật giáo Nguyên thủy đã rất rõ ràng về phương diện này trong những lời dạy của Đức Phật về bổn phận của con cái đối với cha mẹ, bổn phận giữa vợ chồng đối với nhau, về nghề nghiệp chân chánh, về bổn phận của nhà lãnh đạo đất nước đối với dân chúng, và những nguyên tắc sống chung hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng.
With chapter IV, we come to texts dealing with the first of the three types of benefit the Buddha’s teaching is intended to bring. This is called “the welfare and happiness visible in this present life” (diṭṭha-dhammahitasukha), the happiness that comes from following ethical norms in one’s family relationships, livelihood, and communal activities. Although Early Buddhism is often depicted as a radical discipline of renunciation directed to a transcendental goal, the Nikāyas reveal the Buddha to have been a compassionate and pragmatic teacher who was intent on promoting a social order in which people can live together peacefully and harmoniously in accordance with ethical guidelines. This aspect of Early Buddhism is evident in the Buddha’s teachings on the duties of children to their parents, on the mutual obligations of husbands and wives, on right livelihood, on the duties of the ruler toward his subjects, and on the principles of communal harmony and respect.
Chủ đề của chương V là loại lợi lạc thứ hai mà Giáo pháp Đức Phật đem lại, được gọi là an lạc hạnh phúc thuộc về đời sau (samparāyika-hitasukha). Đây là hạnh phúc đạt được nhờ sự tái sanh may mắn và thành công trong các đời sau qua việc tích lũy nhiều công đức của hành giả. Từ ngữ “công đức” (puñña) dùng để chỉ thiện nghiệp, xét theo khả năng phát sinh những kết quả thuận lợi trong vòng tái sanh. Tôi bắt đầu chương này với việc tuyển chọn những bài kinh giảng dạy về nghiệp và tái sanh. Việc này dẫn chúng ta đến những bài kinh tổng quát về ý niệm công đức, theo sau là những bài tuyển chọn về “ba nền tảng chính của công đức” đã được công nhận trong các bài thuyết giảng của Đức Phật: bố thí (dāna), trì giới (sīla), và thiền định (bhāvanā). Vì thiền định là phần quan trọng nổi bật trong loại lợi lạc thứ ba, kiểu thiền định được nhấn mạnh ở đây, như là nền tảng của công đức, là thứ thiền định phát sinh ra những kết quả phong phú nhất của thế gian, đó là “tứ vô lượng tâm” (brahma-vihāra), đặc biệt là sự phát triển lòng từ bi.
The second type of benefit to which the Buddha’s teaching leads is the subject of chapter V, called the welfare and happiness pertaining to the future life (samparāyika-hitasukha). This is the happiness achieved by obtaining a fortunate rebirth and success in future lives through one’s accumulation of merit. The term “merit” (puñña) refers to wholesome kamma (Skt: karma) considered in terms of its capacity to produce favorable results within the round of rebirths. I begin this chapter with a selection of texts on the teaching of kamma and rebirth. This leads us to general texts on the idea of merit, followed by selections on the three principal “bases of merit” recognized in the Buddha’s discourses: giving (dāna), moral discipline (sīla), and meditation (bhāvanā). Since meditation figures prominently in the third type of benefit, the kind of meditation emphasized here, as a basis for merit, is that productive of the most abundant mundane fruits, the four “divine abodes” (brahmavihāra), particularly the development of loving-kindness.
Chương VI là chương chuyển tiếp, có ý định dọn đường cho các chương tiếp theo. Trong lúc chứng minh rằng việc thực hành lời Phật dạy quả thật dẫn đến hạnh phúc và may mắn trong phạm vi cuộc sống thế gian, để hướng dẫn quần chúng vượt qua các giới hạn đó, Đức Phật đã phơi bày những nguy hiểm và bất xứng trong tất cả mọi pháp hữu vi. Ngài chỉ cho chúng ta những bất toàn trong các dục lạc thuộc giác quan, những khuyết điểm của sự thành công vật chất, cái chết không thể tránh khỏi, và tính vô thường của tất cả mọi cảnh giới tồn tại hữu vi. Để khơi nguồn cảm hứng cho các đệ tử của Ngài hướng đến mục đích hạnh phúc tối thượng là Niết-bàn, Đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh những hiểm nguy của cõi luân hồi. Vì vậy, chương này đạt đến cao điểm với hai bài kinh diễn giảng về nỗi khổ đau của sự ràng buộc vào vòng luân hồi sinh tử liên tục không bao giờ dứt.
Chapter VI is transitional, intended to prepare the way for the chapters to follow. While demonstrating that the practice of his teaching does indeed conduce to happiness and good fortune within the bounds of mundane life, in order to lead people beyond these bounds, the Buddha exposes the danger and inadequacy in all conditioned existence. He shows the defects in sensual pleasures, the shortcomings of material success, the inevitability of death, and the impermanence of all conditioned realms of being. To arouse in his disciples an aspiration for the ultimate good, Nibbāna, the Buddha again and again underscores the perils of saṃsāra. Thus this chapter comes to a climax with two dramatic texts that dwell on the misery of bondage to the round of repeated birth and death.
Bốn chương tiếp theo dành cho kiểu an lạc thứ ba mà lời Phật dạy có ý định mang lại: hạnh phúc tối thượng là chứng đắc Niết-bàn.
The following four chapters are devoted to the third benefit that the Buddha’s teaching is intended to bring: the ultimate good (paramattha), the attainment of Nibbāna.
Phần thứ nhất là Chương VII, cho chúng ta một khái niệm tổng quát về con đường giải thoát, được trình bày bằng cách phân tích qua những định nghĩa về các chi phần của Bát Thánh đạo và thật năng động qua lời tường thuật việc rèn luyện Tăng chúng. Một bài kinh dài về con đường tu tập theo từng bước, đã quan sát việc rèn luyện Tăng chúng từ bước khởi đầu đời sống xuất gia cho đến khi đắc quả A-la-hán, là mục tiêu cuối cùng.
The first of these, chapter VII, gives a general overview of the path to liberation, which is treated analytically through definitions of the factors of the Noble Eightfold Path and dynamically through an account of the training of the monk. A long sutta on the graduated path surveys the monastic training from the monk’s initial entry upon the life of renunciation to his attainment of arahantship, the final goal.
Chương VIII tập trung vào việc điều phục tâm, là điểm nhấn mạnh trong việc rèn luyện Tăng chúng. Ở đây, tôi trình bày các bài kinh thảo luận về những trở ngại trong việc phát triển tâm thức, phương tiện để vượt qua những trở ngại đó, những phương pháp thiền tập khác nhau, và những tu chứng đạt được khi hành giả đã vượt qua các trở ngại và đã làm chủ được tâm ý. Trong chương này, tôi giới thiệu sự phân biệt giữa thiền chỉ (samatha) và thiền quán (vipassanā), giữa an định và tuệ giác, một kiểu thiền đưa đến định (samādhi) và một kiểu thiền đưa đến tuệ (paññā). Tuy nhiên, tôi đưa vào những bài kinh nói về tuệ giác chỉ giới hạn trong phạm vi phương pháp được dùng để phát sinh tuệ giác, chứ không nói đến nội dung đích thực của tuệ giác.
Chapter VIII focuses upon the taming of the mind, the major emphasis in the monastic training. I here present texts that discuss the obstacles to mental development, the means of overcoming these obstacles, different methods of meditation, and the states to be attained when the obstacles are overcome and the disciple gains mastery over the mind. In this chapter I introduce the distinction between samatha and vipassanā, serenity and insight, the one leading to samādhi or concentration, the other to paññā or wisdom. However, I include texts that treat insight only in terms of the methods used to generate it, not in terms of its actual contents.
Chương IX nhan đề là “Chiếu sáng tuệ quang”, nói về nội dung của tuệ giác. Đối với Phật giáo Nguyên thủy, và cũng là đối với hầu hết các trường phái Phật giáo, tuệ giác hay trí tuệ là công cụ chính của giải thoát. Như vậy, trong chương này, tôi chú trọng đến những lời Phật dạy về những đề tài có tính cách quyết định trong việc phát triển trí tuệ như Chánh tri kiến, Năm uẩn, Sáu căn, Mười tám giới, lý Duyên khởi, Tứ diệu đế. Chương này kết thúc với những bài kinh được tuyển chọn nói về Niết-bàn, mục tiêu rốt ráo của trí tuệ.
Chapter IX, titled “Shining the Light of Wisdom,” deals with the content of insight. For Early Buddhism, and indeed for almost all schools of Buddhism, insight or wisdom is the principal instrument of liberation. Thus in this chapter I focus on the Buddha’s teachings about such topics pivotal to the development of wisdom as right view, the five aggregates, the six sense bases, the eighteen elements, dependent origination, and the Four Noble Truths. This chapter ends with a selection of texts on Nibbāna, the ultimate goal of wisdom.
Mục tiêu cuối cùng không phải đạt được một cách bất ngờ mà phải trải qua một loạt các giai đoạn chuyển hóa một cá nhân từ một kẻ vô văn phàm phu trở thành một vị A-la-hán, một bậc giải thoát.
The final goal is not achieved abruptly but by passing through a series of stages that transforms an individual from a worldling into an arahant, a liberated one.
Như vậy, chương X “Những cấp bậc chứng đắc” cống hiến một số bài kinh được tuyển chọn nói về những giai đoạn giác ngộ trên đường tu tập. Trước tiên, tôi trình bày một loạt những giai đoạn theo thứ tự tiệm tiến, rồi tôi quay lại điểm khởi đầu và quan sát ba cột mốc lớn trong tiến trình này: quả Dự Lưu, quả Bất Lai, và quả vị A-la-hán. Tôi kết luận với một số kinh được tuyển chọn nói về Đức Phật, vị dẫn đầu của các bậc A-la-hán, ở đây được đề cập theo từ ngữ Ngài thường dùng nhất khi nói về chính mình, đó là Như Lai.
Thus chapter X, “The Planes of Realization,” offers a selection of texts on the main stages along the way. I first present the series of stages as a progressive sequence; then I return to the starting point and examine three major milestones within this progression: stream-entry, the stage of nonreturner, and arahantship. I conclude with a selection of suttas on the Buddha, the foremost among the arahants, here spoken of under the epithet he used most often when referring to himself, the Tathāgata.
NGUỒN GỐC CÁC BỘ KINH NIKĀYA
THE ORIGINS OF THE NIKĀYAS
Như tôi đã nói trên đây, những bài kinh tôi rút ra để đưa vào hợp tuyển này đều được chọn từ các bộ Nikāya, đó là những bộ tuyển tập kinh tạng Pāli chính gốc. Tưởng cũng cần đưa ra một vài lời giải thích về nguồn gốc và bản chất của các xuất xứ đó.
The texts I have drawn upon to fill out my scheme are, as I said above, all selected from the Nikāyas, the main sutta collections of the Pāli Canon. Some words are needed to explain the origin and nature of these sources.
Đức Phật đã không ghi lại bất cứ một bài giảng nào của Ngài, và những bài giảng của Ngài cũng không được các đệ tử của Ngài ghi lại bằng chữ viết. Văn hóa Ấn Độ thời Đức Phật sinh sống vẫn chủ yếu là văn hóa trước thời kỳ có chữ viết. (1) Đức Phật đi du hành từ thị trấn này sang thị trấn khác trong vùng thung lũng sông Hằng, giáo hóa Tăng Ni, thuyết pháp cho các gia chủ trong vùng; họ tập họp lại để nghe Ngài giảng và trả lời câu hỏi của những người thắc mắc tò mò, và Ngài tham gia vào các cuộc thảo luận với quần chúng đủ mọi thành phần trong xã hội. Các văn bản ghi lại những lời giảng dạy của Ngài mà chúng ta có ngày nay không phải do chính tay Ngài viết hay từ những bài phiên tả do những người nghe Ngài giảng rồi ghi lại, nhưng là từ những hội đồng các vị Trưởng lão Tăng tổ chức kết tập kinh điển sau khi Ngài nhập Niết-bàn (Parinibbāna) nhằm mục đích gìn giữ giáo lý của Ngài.
The Buddha did not write down any of his teachings, nor were his teachings recorded in writing by his disciples. Indian culture at the time the Buddha lived was still predominantly preliterate.1 The Buddha wandered from town to town in the Ganges plain, instructing his monks and nuns, giving sermons to the householders who flocked to hear him speak, answering the questions of curious inquirers, and engaging in discussions with people from all classes of society. The records of his teachings that we have do not come from his own pen or from transcriptions made by those who heard the teaching from him, but from monastic councils held after his parinibbāna—his passing away into Nibbāna—for the purpose of preserving his teaching.
Những lời giảng dạy rút ra từ những công trình do các hội đồng kết tập ấy tái dựng lại không chắc là chính xác từ miệng của Đức Phật nói. Đức Phật chắc hẳn phải thuyết pháp thật tự nhiên và đã phối hợp các chủ đề bằng vô số cách khác nhau để đáp ứng lại nhu cầu đa dạng của những người tìm đến Ngài để được hướng dẫn. Bảo tồn bằng phương cách truyền khẩu một khối lượng tài liệu đa dạng và rộng lớn như vậy gần như là một điều không thể làm được. Để uốn nắn lời giảng dạy vào một mô thức thích hợp cho việc bảo tồn, các vị Trưởng lão Tăng chịu trách nhiệm về kinh văn đã phải thâu thập tài liệu và ấn hành như thế nào cho thích hợp hơn để đại chúng có thể nghe, giữ gìn, đọc tụng, học thuộc lòng và lặp lại, đó là năm yếu tố chính của văn truyền khẩu. Tiến trình này, có thể là đã bắt đầu từ thời Đức Phật còn tại thế, sẽ đưa đến một mức độ đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa trong chừng mực nào đó về những tài liệu cần được bảo tồn.
It is unlikely that the teachings that derive from these councils reproduce the Buddha’s words verbatim. The Buddha must have spoken spontaneously and elaborated upon his themes in countless ways in response to the varied needs of those who sought his guidance. Preserving by oral transmission such a vast and diverse range of material would have bordered on the impossible. To mold the teachings into a format suitable for preservation, the monks responsible for the texts would have had to collate and edit them to make them better fit for listening, retention, recitation, memorization, and repetition—the five major elements in oral transmission. This process, which may have already been started during the Buddha’s lifetime, would have led to a fair degree of simplification and standardization of the material to be preserved.
Trong thời Đức Phật còn tại thế, các bài thuyết giảng được sắp xếp thành chín loại tùy theo văn thể: sutta (kinh bằng văn xuôi), geyya (kinh vừa văn xuôi vừa văn vần), veyyākaraṇa (ký thuyết / trả lời câu hỏi), gāthā (thi kệ), udāna (lời cảm hứng), itivuttaka (như thị thuyết / lời đáng nhớ), jātaka (chuyện tiền thân Đức Phật), abbhutadhamma (vị tằng hữu pháp / pháp hy hữu), vedalla (phương quảng / vấn đáp). (2) Vào một vài thời điểm sau khi Đức Phật nhập diệt, kế hoạch phân loại cũ này được thay thế bằng một hệ thống mới sắp xếp các bài kinh thành những tuyển tập lớn hơn gọi là Nikāya theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, hay tạng Kinh A-hàm (Āgama) theo trường phái Phật giáo Bắc Tông Ấn Độ. (3) Thời điểm nào bộ kinh Nikāya (A-hàm) trở nên phổ biến thì không thể biết một cách chính xác, nhưng một khi Bộ Kinh này xuất hiện, nó hầu như hoàn toàn thay thế hệ thống phân loại cũ.
During the Buddha’s life, the discourses were classified into nine categories according to literary genre: sutta (prose discourses), geyya (mixed prose and verse), veyyākaraṇa (answers to questions), gāthā (verse), udāna (inspired utterances), itivuttaka (memorable sayings), jātaka (stories of past births), abbhutadhamma (marvelous qualities), and vedalla (catechism).2 At some point after his passing, this older system of classification was superceded by a new scheme that ordered the texts into larger collections called Nikāyas in the Theravāda Buddhist tradition, Āgamas in the North Indian Buddhist schools.3 Exactly when the Nikāya-Āgama scheme became ascendant is not known with certainty, but once it appeared it almost completely replaced the older system.
Một trong hai phẩm của Luật tạng Pāli là Cullavagga (Tiểu Phẩm), tường thuật về những bài kinh có thẩm quyền được kết tập như thế nào ở Hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ nhất, được tổ chức ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Theo bản tường trình này, một thời gian ngắn sau khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahā Kassapa), vị lãnh đạo đương nhiên của giáo đoàn, đã chọn năm trăm vị Tỷ-kheo, tất cả đều là các bậc A-la-hán hay những bậc đã đạt quả vị giải thoát, để họp và kết tập một văn bản kinh điển chính thức những lời Phật dạy. Hội đồng Kết tập diễn ra vào mùa an cư tại xứ Rājagaha (là thành phố Rajgir hiện nay), thủ đô của Magadha (Ma-kiệt-đà), vào thời đó là tiểu bang thống trị của miền Trung Ấn. (4) Tôn giả Đại Ca-diếp trước tiên yêu cầu Tôn giả Ưu-ba-li (Upāli), Tỷ-kheo hàng đầu về Giới luật, đọc tụng lại Giới luật. Dựa trên lời đọc tụng này mà Luật tạng (Vinaya Piṭaka) được kết tập. Rồi Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahā Kassapa) yêu cầu Tôn giả A-nan (Ānanda) đọc tụng các Pháp, nghĩa là các bài kinh, và dựa trên nền tảng các bài đọc tụng này, Kinh tạng (Sutta Piṭaka) được kết tập.
The Cullavagga, one of the books of the Pāli Vinaya Piṭaka, gives an account of how the authorized texts were compiled at the first Buddhist council, held three months after the Buddha’s parinibbāna. According to this report, shortly after the Buddha’s death the Elder Mahākassapa, the de facto head of the Saṅgha, selected five hundred monks, all arahants or liberated ones, to meet and compile an authoritative version of the teachings. The council took place during the rains retreat at Rājagaha (modern Rajgir), the capital of Magadha, then the dominant state of Middle India.4 Mahākassapa first requested the Venerable Upāli, the foremost specialist on disciplinary matters, to recite the Vinaya. On the basis of this recitation, the Vinaya Piṭaka, the Compilation on Discipline, was compiled. Mahākassapa then asked the Venerable Ānanda to recite “the Dhamma,” that is, the discourses, and on the basis of this recitation, the Sutta Piṭaka, the Compilation of Discourses, was compiled.
Tiểu phẩm Cullavagga nói rằng khi Tôn giả Ānanda đọc tụng Kinh tạng, các bộ Nikāya có nội dung giống như hiện nay, với các bài kinh được sắp xếp theo cùng một thứ tự như chúng ta thấy trong kinh tạng Pāli hiện nay. Lời tường thuật này chắc chắn là đã ghi lại lịch sử quá khứ qua lăng kính của thời kỳ sau. Tạng Kinh A-hàm của những trường phái Phật giáo khác với truyền thống Nguyên Thủy đều tương hợp với bốn bộ Nikāya chính, nhưng được sắp xếp nội dung theo một trật tự khác với các bộ kinh Nikāya tiếng Pāli. Điều này gợi ý rằng nếu việc sắp xếp Tạng kinh Nikāya - A-hàm quả thật đã diễn ra ở hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ nhất, thì hội đồng này chưa ấn định sắp xếp các bài kinh vào các vị trí nhất định trong hệ thống này. Hay nói cách khác, có thể là kế hoạch này phát sinh vào thời gian sau. Có thể là nó đã phát sinh vào một thời điểm nào đó sau Hội đồng Kết tập lần thứ nhất, nhưng trước khi Giáo đoàn phân chia thành các bộ phái khác nhau. Nếu sự sắp xếp này phát sinh trong thời kỳ phân chia các bộ phái, có thể nó đã được một trong các bộ phái đề xuất và sau đó được các bộ phái khác vay mượn, từ đó các bộ phái khác nhau đã ấn định việc sắp xếp các bài kinh vào những vị trí khác nhau trong hệ thống.
The Cullavagga states that when Ānanda recited the Sutta Piṭaka, the Nikāyas had the same contents as they do now, with the suttas arranged in the same sequence as they now appear in the Pāli Canon. This narrative doubtlessly records past history through the lens of a later period. The Āgamas of the Buddhist schools other than the Theravāda correspond to the four main Nikāyas, but they classify suttas differently and arrange their contents in a different order from the Pāli Nikāyas. This suggests that if the Nikāya-Āgama arrangement did arise at the first council, the council had not yet assigned suttas to their definitive places within this scheme. Alternatively, it is possible that this scheme arose at a later time. It could have arisen at some point after the first council but before the Saṅgha split into different schools. If it arose during the age of sectarian divisions, it might have been introduced by one school and then been borrowed by others, so that the different schools would assign their texts to different places within the scheme.
Trong lúc phần tường thuật của tiểu phẩm Cullavagga về Hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ nhất có thể bao gồm những tài liệu mang tính huyền thoại xen lẫn với những sự kiện có tính lịch sử, hình như không có lý do gì để nghi ngờ vai trò của Tôn giả Ānanda trong việc gìn giữ các bài kinh. Là thị giả của Đức Phật, Tôn giả Ānanda đã học thuộc những bài thuyết pháp của Đức Phật và các bậc đại đệ tử của Ngài, khắc ghi trong tâm trí, và giảng dạy lại cho những người khác. Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, Tôn giả đã được ca tụng về những khả năng ghi nhớ đặc biệt và được mệnh danh là “đệ nhất đa văn Thánh đệ tử” (5) (etadaggaṃ bahussutānaṃ). Một vài vị Tỷ-kheo có thể cũng có trí nhớ ngang hàng với Tôn giả Ānanda, nhưng trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, mỗi vị Tỷ-kheo đã phải bắt đầu chuyên môn nghiên cứu về một lãnh vực kinh văn đặc biệt nào đó. Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa tài liệu sẽ trợ giúp tốt cho việc học thuộc lòng. Một khi các văn bản kinh đã được sắp xếp vào các bộ Nikāya hay A-hàm, những thách thức về việc bảo tồn và truyền bá di sản kinh điển sẽ được giải quyết bằng cách tổ chức các chuyên viên về kinh văn thành những tổ hợp chuyên trách về một loại tuyển tập đặc biệt nào đó. Như vậy các tổ hợp khác nhau trong Tăng đoàn có thể tập trung học thuộc lòng và diễn giải các tuyển tập kinh văn khác nhau và nói chung giáo đoàn có thể tránh được việc áp đặt đòi hỏi mỗi cá nhân các vị Tỷ-kheo phải ghi nhớ quá nhiều. Chính bằng cách này, những lời giáo huấn của Đức Phật tiếp tục được truyền thừa trong ba trăm hoặc bốn trăm năm, cho đến khi cuối cùng chúng được ghi lại bằng chữ viết. (6)
While the Cullavagga’s account of the first council may include legendary material mixed with historical fact, there seems no reason to doubt Ānanda’s role in the preservation of the discourses. As the Buddha’s personal attendant, Ānanda had learned the discourses from him and the other great disciples, kept them in mind, and taught them to others. During the Buddha’s life he was praised for his retentive capacities and was appointed “foremost of those who have learned much” (etadaggaṃ bahussutānaṃ).5 Few monks might have had memories that could equal Ānanda’s, but already during the Buddha’s lifetime individual monks must already have begun to specialize in particular texts. The standardization and simplification of the material would have facilitated memorization. Once the texts became classified into the Nikāyas or Āgamas, the challenges of preserving and transmitting the textual heritage were solved by organizing the textual specialists into companies dedicated to specific collections. Different companies within the Saṅgha could thus focus on memorizing and interpreting different collections and the community as a whole could avoid placing excessive demands on the memories of individual monks. It is in this way that the teachings would continue to be transmitted for the next three or four hundred years, until they were finally committed to writing.6
Trong những thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, giáo đoàn đã chia rẽ về những vấn đề thuộc giáo lý và giới luật, cho đến thế kỷ thứ ba sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn đã có ít nhất mười tám tông phái của thời kỳ Phật giáo Bộ phái. Mỗi tông phái đã có những tuyển tập được xem như là kinh tạng riêng của họ, mặc dù có thể là nhiều tông phái liên kết chặt chẽ với nhau đã chia sẻ chung một tuyển tập những kinh văn chính thức. Trong lúc những tông phái khác nhau có thể đã tổ chức sắp xếp tuyển tập của họ theo những cách khác nhau, và mặc dù tuyển tập kinh của họ chứng tỏ có sự khác nhau về các chi tiết, điều đáng chú ý là mỗi bài kinh lại rất tương tự nhau, đôi lúc hầu như giống nhau hoàn toàn, và những giáo lý hay phần tu tập thực hành thì trên căn bản vẫn giống nhau. (7) Sự khác nhau về giáo lý giữa các tông phái không phải xuất phát từ chính những bài kinh nhưng là từ cách diễn giải của các chuyên gia đặc trách kinh tạng áp đặt cho chúng. Những khác biệt đó càng sâu đậm hơn sau khi các tông phái cạnh tranh nhau đã chính thức hóa những nguyên tắc triết học trong các luận đề và luận giải để diễn đạt lập trường rõ ràng của họ về các vấn đề thuộc giáo lý. Đến đây, chúng ta có thể xác định rằng những hệ thống triết lý được gạn lọc như thế chỉ có ảnh hưởng tối thiểu trên các văn bản kinh chính gốc, mà các tông phái hình như không có khuynh hướng cố ý nhào nặn cho thích hợp với chủ trương giáo lý của họ. Thay vào đó, bằng phương tiện của những bài luận giải, họ nỗ lực diễn đạt ý kinh theo một phương cách nhằm rút ra những ý tưởng nào ủng hộ cho quan điểm của họ. Chẳng có gì lạ khi những bài diễn giải đó mang tính cách bảo vệ và rất khôn khéo, có vẻ như muốn tạ lỗi với ngôn từ của các bản kinh chính gốc.
In the centuries following the Buddha’s death, the Saṅgha became divided over disciplinary and doctrinal issues until by the third century after the parinibbāna there were at least eighteen schools of Sectarian Buddhism. Each sect probably had its own collection of texts regarded more or less as canonical, though it is possible that several closely affiliated sects shared the same collection of authorized texts. While the different Buddhist schools may have organized their collections differently and though their suttas show differences of detail, the individual suttas are often remarkably similar, sometimes almost identical, and the doctrines and practices they delineate are essentially the same.7 The doctrinal differences between the schools did not arise from the suttas themselves but from the interpretations the textual specialists imposed upon them. Such differences hardened after the rival schools formalized their philosophical principles in treatises and commentaries expressive of their distinctive standpoints on doctrinal issues. So far as we can determine, the refined philosophical systems had only minimal impact on the original texts themselves, which the schools seemed disinclined to manipulate to suit their doctrinal agendas. Instead, by means of their commentaries, they endeavored to interpret the suttas in such a way as to draw out ideas that supported their own views. It is not unusual for such interpretations to appear defensive and contrived, apologetic against the words of the original texts themselves.
KINH TẠNG PĀLI
THE PĀLI CANON
Điều đáng buồn là những bộ sưu tập kinh điển thuộc về hầu hết các tông phái Phật Giáo Ấn Độ chính thống nguyên thủy đã bị mất mát khi Phật giáo Ấn Độ bị phe Hồi giáo tàn phá sau khi họ xâm chiếm miền bắc Ấn Độ trong thế kỷ thứ mười một và mười hai. Những cuộc xâm lăng đó thật sự đã báo hiệu cái chết của Phật giáo ngay trên mảnh đất phát sinh tôn giáo này. Chỉ có một bộ sưu tập kinh tạng đầy đủ thuộc về một trong những tông phái Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy là đã cố gắng tìm cách tiếp tục tồn tại nguyên vẹn. Đó là bộ sưu tập được gìn giữ bằng ngôn ngữ Pāli như chúng ta đã biết. Bộ sưu tập này thuộc về tông phái Nguyên Thủy cổ xưa, đã được chuyển qua Tích Lan (Sri Lanka) trong thế kỷ thứ ba sau Tây lịch và nhờ vậy đã tìm cách trốn thoát khỏi tai họa giáng vào Phật giáo trên đất mẹ của mình. Cũng vào khoảng thời gian đó, Phật giáo Nguyên thủy cũng truyền qua Đông Nam Á và trong những thế kỷ sau đã trở thành tôn giáo thịnh hành nhất trong khu vực này.
Sadly, the canonical collections belonging to most of the early mainstream Indian Buddhist schools were lost when Indian Buddhism was devastated by the Muslims that invaded northern India in the eleventh and twelfth centuries. These invasions effectively sounded the death knell for Buddhism in the land of its birth. Only one complete collection of texts belonging to one of the early Indian Buddhist schools managed to survive intact. This is the collection preserved in the language that we know as Pāli. This collection belonged to the ancient Theravāda school, which had been transplanted to Sri Lanka in the third century B.C.E. and thus managed to escape the havoc wrought upon Buddhism in the motherland. About the same time, the Theravāda also spread to southeast Asia and in later centuries became dominant throughout the region.
Kinh tạng Pāli là bộ sưu tập những văn bản kinh mà truyền thống Phật giáo Nguyên thủy xem chính thức là lời Phật dạy (buddhavacana). Sự kiện những văn bản kinh của bộ sưu tập này đã tồn tại như một bộ sưu tập duy nhất không có nghĩa là tất cả bài kinh có thể xuất phát từ cùng một thời kỳ; và cũng không có nghĩa là những văn bản tạo thành cốt lõi kinh văn cổ sơ nhất của bộ sưu tập này nhất thiết phải xưa cổ hơn những bài kinh tương đồng với chúng từ những bộ phái Phật giáo khác, rất nhiều văn bản kinh ấy vẫn còn tồn tại trong các bản dịch bằng tiếng Trung Hoa và Tây Tạng như những thành phần của toàn bộ kinh tạng, hoặc trong một vài trường hợp, như là những văn bản riêng biệt bằng một thứ tiếng Ấn Độ khác. Tuy nhiên, kinh tạng Pāli đặc biệt quan trọng đối với chúng ta, và sở dĩ như vậy là vì ít nhất ba lý do sau:
The Pāli Canon is the collection of texts the Theravāda regards as Word of the Buddha (buddhavacana). The fact that the texts of this collection have survived as a single canon does not mean that they can all be dated from the same period; nor does it mean that the texts forming its most archaic nucleus are necessarily more ancient than their counterparts from the other Buddhist schools, many of which have survived in Chinese or Tibetan translation as parts of entire canons or, in a few cases, as isolated texts in another Indian language. Nevertheless, the Pāli Canon has a special importance for us, and that is so for at least three reasons.
Thứ nhất, đó là một bộ sưu tập đầy đủ, tất cả thuộc về một tông phái mà thôi. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy những dấu hiệu rõ ràng về những phát triển lịch sử giữa những phần khác nhau của tạng Kinh, sự xếp đặt các văn bản kinh vào một tông phái mà thôi đã cho các văn bản tính chất tương đối đồng nhất. Giữa những bài kinh xuất phát vào cùng một thời kỳ, chúng ta thậm chí có thể nói đến tính đồng nhất về nội dung, mang cùng một hương vị tiềm ẩn bên dưới nhiều cách diễn đạt khác nhau về giáo lý. Tính đồng nhất này được thấy rõ ràng trong bốn bộ Nikāya và những phần xưa cổ hơn của bộ Nikāya thứ năm, và cho chúng ta lý do để tin rằng với những văn bản kinh này chúng ta đã đạt đến tài liệu cổ sơ nhất của văn bản Phật giáo đã được khám phá từ trước đến nay - cho phép xác nhận giá trị của những nhận định đã nêu trên, rằng những văn bản kinh này có những bản tương đồng trong các bộ phái Phật giáo khác mà nay đã không còn tồn tại.
First, it is a complete collection all belonging to a single school. Even though we can detect clear signs of historical development between different portions of the canon, this alignment with a single school gives the texts a certain degree of uniformity. Among the texts stemming from the same period, we can even speak of a homogeneity of contents, a single flavor underlying the manifold expressions of the doctrine. This homogeneity is most evident in the four Nikāyas and the older parts of the fifth Nikāya and gives us reason to believe that with these texts—allowing for the qualification expressed above, that they have counterparts in other extinct Buddhist schools—we have reached the most ancient stratum of Buddhist literature discoverable.
Thứ hai, toàn bộ sưu tập đã được bảo tồn bằng thứ ngôn ngữ miền Trung Ấn - Aryan, thứ ngôn ngữ có liên hệ rất gần với ngôn ngữ (hoặc, rất có thể là, những thổ ngữ thuộc nhiều vùng khác nhau) mà chính Đức Phật đã nói. Chúng ta gọi thứ ngôn ngữ này là tiếng Pāli, nhưng tên gọi ngôn ngữ này thật ra đã xuất phát từ một sự hiểu lầm. Từ Pāli đúng ra có nghĩa là “kinh văn”, nghĩa là, văn bản kinh để phân biệt với những bài luận giải. Các nhà bình luận đề cập đến ngôn ngữ mà các văn bản được bảo tồn như là pālibhāsā, nghĩa là “ngôn ngữ của các kinh văn.” Vào một thời điểm nào đó, từ này bị hiểu lầm có nghĩa là “ngôn ngữ Pāli”, và một khi sự hiểu lầm này đã được tung ra, nó bén rễ và đã đi theo với chúng ta từ đó đến nay. Các học giả xem ngôn ngữ này như là một ngôn ngữ lai để lộ nhiều đặc điểm của các thổ ngữ Prakrit được sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, và đã phải chịu một quá trình “Sanskrit hóa” một phần nào. (8) Trong lúc ngôn ngữ này không trùng hợp với bất cứ ngôn ngữ nào mà chính Đức Phật đã nói, nó thuộc về cùng một ngữ tộc rộng lớn như những ngôn ngữ mà có lẽ Ngài đã sử dụng và xuất phát từ cùng một cội nguồn khái niệm. Như vậy, ngôn ngữ này phản ảnh thế giới tư tưởng mà Đức Phật đã kế thừa từ một nền văn hóa Ấn Độ rộng lớn hơn, trong đó, Ngài đã sinh ra; nhờ vậy ngôn từ của nền văn hóa ấy đã diễn đạt được những nét tinh tế của thế giới tư tưởng mà không có sự xâm nhập của các ảnh hưởng ngoại lai, vốn không thể tránh được ngay cả trong những bản văn dịch xuất sắc và cẩn trọng nhất. Điều này trái ngược với những bản dịch kinh văn của Trung Hoa, Tây Tạng hay Anh quốc, trong đó ngôn ngữ dịch đã mang nhiều ảnh hưởng của các nghĩa bóng được chọn từ tiếng Hoa, Tây Tạng hay Anh.
Second, the entire collection has been preserved in a Middle Indo-Aryan language, one closely related to the language (or, more likely, the various regional dialects) that the Buddha himself spoke. We call this language Pāli, but the name for the language actually arose through a misunderstanding. The word pāli properly means “text,” that is, the canonical text as distinct from the commentaries. The commentators refer to the language in which the texts are preserved as pālibhāsā, “the language of the texts.” At some point, the term was misunderstood to mean “the Pāli language,” and once the misconception arose, it took root and has been with us ever since. Scholars regard this language as a hybrid showing features of several Prakrit dialects used around the third century B.C.E., subjected to a partial process of Sanskritization.8 While the language is not identical with any the Buddha himself would have spoken, it belongs to the same broad linguistic family as those he might have used and originates from the same conceptual matrix. This language thus reflects the thought-world that the Buddha inherited from the wider Indian culture into which he was born, so that its words capture the subtle nuances of that thought-world without the intrusion of alien influences inevitable in even the best and most scrupulous translations. This contrasts with Chinese, Tibetan, or English translations of the texts, which reverberate with the connotations of the words chosen from the target languages.
Lý do thứ ba khiến kinh tạng Pāli có tầm quan trọng đặc biệt là vì đối với một trường phái Phật giáo đương thời, bộ sưu tập này là tài liệu có thẩm quyền. Không giống những bộ sưu tập kinh văn của những trường phái Phật giáo cổ sơ đã bị tuyệt chủng, vốn mang tính chất thuần túy hàn lâm, bộ sưu tập này mang đầy sức sống. Nó đã khơi dậy niềm tin của hàng triệu Phật tử từ các thôn làng và tự viện ở Sri Lanka (Tích Lan), Myanmar (Miến Điện), và Đông Nam Á cho đến những thành phố và các trung tâm thiền ở Âu Châu và Mỹ châu. Bộ sưu tập Kinh tạng này đã định hình tri kiến của họ, hướng dẫn họ trước những chọn lựa đạo đức khó khăn, cung cấp thông tin cho việc tu tập thiền định của họ, và cho họ những chìa khóa để đạt đến tuệ giác giải thoát.
The third reason the Pāli Canon has special importance is that this collection is authoritative for a contemporary Buddhist school. Unlike the textual collections of the extinct schools of Early Buddhism, which are purely of academic interest, this collection still brims with life. It inspires the faith of millions of Buddhists from the villages and monasteries of Sri Lanka, Myanmar, and Southeast Asia to the cities and meditation centers of Europe and the Americas. It shapes their understanding, guides them in the face of difficult ethical choices, informs their meditative practices, and offers them the keys to liberating insight.
Kinh tạng Pāli thường được biết như là Tipiṭaka, nghĩa là “Tam Tạng Kinh Điển” hay “Ba Bộ Sưu Tập Kinh”. Sự phân chia làm ba tạng này không phải chỉ là tính chất độc đáo của trường phái Nguyên Thủy, mà còn thông dụng giữa các trường phái Phật giáo Ấn Độ như là một cách phân loại các văn bản kinh Phật giáo. Ngày nay, ngay cả những kinh điển được bảo tồn trong các bản dịch chữ Hán cũng được biết như là Tam Tạng Kinh chữ Hán. Ba bộ sưu tập kinh tạng Pāli là:
The Pāli Canon is commonly known as the Tipiṭaka, the “Three Baskets” or “Three Compilations.” This threefold classification was not unique to the Theravāda school but was in common use among the Indian Buddhist schools as a way to categorize the Buddhist canonical texts. Even today the scriptures preserved in Chinese translation are known as the Chinese Tripiṭaka. The three compilations of the Pāli Canon are:
1. Luật tạng (Vinaya Piṭaka), bộ sưu tập về giới luật, gồm có những giới luật được đặt ra để hướng dẫn Tăng Ni và những điều lệ quy định để việc hoạt động của giáo đoàn được hài hòa.
1.The Vinaya Piṭaka, the Compilation of Discipline, which contains the rules laid down for the guidance of the monks and nuns and the regulations prescribed for the harmonious functioning of the monastic order.
2. Kinh tạng (Sutta Piṭaka) là bộ sưu tập các bài kinh, gồm có kinh (sutta), là những bài giảng của Đức Phật và các vị đại đệ tử của Ngài, cũng như những tác phẩm khơi nguồn cảm hứng bằng thơ, bằng thi kệ, và một số tác phẩm mang tính chất bình luận.
2.The Sutta Piṭaka, the Compilation of Discourses, which contains the suttas, the discourses of the Buddha and those of his chief disciples as well as inspirational works in verse, verse narratives, and certain works of a commentarial nature.
3. Luận tạng (Abhidhamma Piṭaka), bộ sưu tập về triết học, là bộ sưu tập gồm bảy bộ luận nhằm đưa những lời giảng dạy của Đức Phật thành hệ thống triết lý thật chặt chẽ.
3.The Abhidhamma Piṭaka, the Compilation of Philosophy, a collection of seven treatises which subject the Buddha’s teachings to rigorous philosophical systematization.
Luận tạng rõ ràng là sản phẩm của thời kỳ sau so với hai tạng kia. Trong quá trình tiến hóa tư tưởng Phật giáo, văn bản tiếng Pāli tiêu biểu cho nỗ lực của trường phái Nguyên thủy muốn hệ thống hóa những lời giảng dạy xưa cổ hơn. Những trường phái khác rõ ràng cũng đã có hệ thống Luận tạng riêng của họ. Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) là hệ thống duy nhất mà toàn bộ các văn bản kinh của họ được tồn tại nguyên vẹn. Bộ sưu tập Kinh tạng của họ, giống như Pāli tạng, cũng gồm có bảy tập kinh văn. Những kinh văn đó nguyên gốc được viết bằng tiếng Sanskrit nhưng chỉ được bảo tồn đầy đủ bằng các bản dịch chữ Hán. Hệ thống mà họ khẳng định khác biệt đáng kể so với phần kinh văn tương đương của trường phái Nguyên Thủy cả trong phần trình bày lẫn triết học.
The Abhidhamma Piṭaka is obviously the product of a later phase in the evolution of Buddhist thought than the other two Piṭakas. The Pāli version represents the Theravāda school’s attempt to systematize the older teachings. Other early schools apparently had their own Abhi-dhamma systems. The Sarvāstivāda system is the only one whose canonical texts have survived intact in their entirety. Its canonical collection, like the Pāli version, also consists of seven texts. These were originally composed in Sanskrit but are preserved in full only in Chinese translation. The system they define differs significantly from that of its Theravāda counterpart in both formulation and philosophy.
Kinh tạng (Sutta Piṭaka), chứa đựng các bản ghi chép những lời giảng dạy và thảo luận của Đức Phật, gồm có năm bộ sưu tập gọi là Nikāya. Vào thời đại của các nhà luận giải, chúng cũng còn được biết đến như là Āgama (A-hàm), giống như các bản kinh tương đương của Phật giáo Bắc truyền. Bốn tập Nikāya là:
The Sutta Piṭaka, which contains the records of the Buddha’s discourses and discussions, consists of five collections called Nikāyas. In the age of the commentators they were also known as Āgamas, like their counterparts in northern Buddhism. The four major Nikāyas are:
1. Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya): Ba mươi bốn bài kinh được sắp xếp thành ba quyển (vagga).
1.The Dīgha Nikāya: the Collection of Long Discourses, thirty-four suttas arranged into three vaggas, or books.
2. Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya) gồm 152 bài kinh được sắp xếp thành ba quyển.
2.The Majjhima Nikāya: the Collection of Middle Length Discourses, 152 suttas arranged into three vaggas.
3. Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya) gần ba ngàn bài kinh ngắn sắp xếp thành năm mươi sáu chương, gọi là saṃyutta, được xếp thành năm quyển.
3.The Saṃyutta Nikāya: the Collection of Connected Discourses, close to three thousand short suttas grouped into fifty-six chapters, called saṃyuttas, which are in turn collected into five vaggas.
4. Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya), gồm gần 2.400 bài kinh ngắn được sắp xếp thành 11 chương, gọi là Kinh Tập (Nipāta).
4.The Aṅguttara Nikāya: the Collection of Numerical Discourses (or, perhaps, “Incremental Discourses”), approximately 2,400 short suttas arranged into eleven chapters, called nipātas.
Thoạt nhìn, Trường Bộ Kinh và Trung Bộ Kinh hình như được thành lập chính yếu trên căn bản chiều dài của kinh: những bài kinh dài hơn được đưa vào Trường Bộ, những bài có chiều dài cỡ trung bình thì đưa vào Trung Bộ. Tuy nhiên, nếu cẩn thận sắp xếp nội dung của các bài kinh sẽ gợi ý cho thấy rằng một yếu tố khác có thể tiềm ẩn bên dưới sự phân biệt giữa hai bộ kinh đó. Những bài kinh trong Trường Bộ Kinh phần lớn nhắm đến đại chúng và hình như có ý định thu hút những người có thể cải đạo đến nghe kinh bằng cách chứng minh tính siêu đẳng của Đức Phật và giáo lý của Ngài. Các bài kinh trong Trung Bộ Kinh phần lớn hướng đến nội bộ cộng đồng Phật tử và hình như được sắp xếp để các vị tân Tỷ-kheo làm quen với giáo lý và công phu tu tập của Phật giáo. (9) Điều này vẫn còn là một câu hỏi mở rộng về vấn đề có phải những mục đích thực dụng ấy là những tiêu chuẩn quyết định đằng sau hai bộ kinh Nikāya đó, hay tiêu chuẩn đầu tiên là chiều dài của kinh, với những mục đích thực dụng ấy theo sau như là kết quả ngẫu nhiên của những sự khác nhau về độ dài của các bài kinh đó.
The Dīgha Nikāya and Majjhima Nikāya, at first glance, seem to be established principally on the basis of length: the longer discourses go into the Dīgha, the middle-length discourses into the Majjhima. Careful tabulations of their contents, however, suggest that another factor might underlie the distinction between these two collections. The suttas of the Dīgha Nikāya are largely aimed at a popular audience and seem intended to attract potential converts to the teaching by demonstrating the superiority of the Buddha and his doctrine. The suttas of the Majjhima Nikāya are largely directed inward toward the Buddhist community and seem designed to acquaint newly ordained monks with the doctrines and practices of Buddhism.9 It remains an open question whether these pragmatic purposes are the determining criteria behind these two Nikāyas or whether the primary criterion is length, with these pragmatic purposes following as incidental consequences of their respective differences in length.
Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya) được sắp xếp theo đề tài. Mỗi đề tài là cái ‘ách’ (saṃyoga) kết nối bài kinh vào một chương (saṃyutta). Từ đó nhan đề của bộ kinh là “những bài kinh được kết nối” (Tương Ưng). Quyển thứ nhất, Thi Kệ, độc đáo ở chỗ là đã được tập hợp trên căn bản thể loại văn chương. Quyển này gồm có những bài kinh trong đó vừa có văn xuôi vừa có thi kệ, được sắp xếp thành mười một chương theo đề tài. Bốn quyển kia mỗi quyển gồm có những chương dài nói về những giáo lý chính yếu của Phật giáo Nguyên thủy. Các Quyển II, III và IV mỗi quyển đều được mở đầu bằng một chương dài dành cho một đề tài rất quan trọng, như là lý Duyên khởi (chương 12: Nidānasaṃyutta); Ngũ Uẩn (chương 22: Khandhasaṃyutta); và Sáu Nội Xứ và Sáu Ngoại Xứ (chương 35: Saḷāyatanasaṃyutta). Phần V nói về những chi phần tu tập chính yếu, mà trong thời kỳ “hậu kinh điển” được gọi là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (bodhipakkhiyādhammā). Những chi phần này gồm có Bát Thánh đạo (chương 45: Maggasaṃyutta), Thất Giác Chi (chương 46: Bojjhangasaṃyutta), và Tứ Niệm Xứ (chương 47: Satipaṭṭhānasaṃyutta). Từ nội dung, chúng ta có thể suy luận rằng Tương Ưng Bộ Kinh có dụng ý phục vụ cho nhu cầu của hai nhóm trong giáo đoàn. Một nhóm gồm những vị chuyên môn về giáo lý, những vị Tăng Ni chuyên tâm tìm tòi và khám phá ý nghĩa sâu sắc của Giáo pháp để giải thích cho những bạn đồng tu của họ; nhóm kia gồm những vị dành trọn công phu để phát triển tuệ giác thiền định.
The Saṃyutta Nikāya is organized by way of subject matter. Each subject is the “yoke” (saṃyoga) that connects the discourses into a saṃyutta or chapter. Hence the title of the collection, the “connected (saṃyutta) discourses.” The first book, the Book with Verses, is unique in being compiled on the basis of literary genre. It contains suttas in mixed prose and verse, arranged in eleven chapters by way of subject. The other four books each contain long chapters dealing with the principal doctrines of Early Buddhism. Books II, III, and IV each open with a long chapter devoted to a theme of major importance, respectively, dependent origination (chapter 12: Nidānasaṃyutta); the five aggregates (chapter 22: Khandhasaṃyutta); and the six internal and external sense bases (chapter 35: Saḷāyatanasaṃyutta). Part V deals with the principal groups of training factors that, in the post-canonical period, come to be called the thirty-seven aids to enlightenment (bodhipakkhiyā dhammā). These include the Noble Eightfold Path (chapter 45: Maggasaṃyutta), the seven factors of enlightenment (chapter 46: Bojjhaṅgasaṃyutta), and the four establishments of mindfulness (chapter 47: Satipaṭṭhānasaṃyutta). From its contents, we might infer that the Saṃyutta Nikāya was intended to serve the needs of two groups within the monastic order. One consisted of the doctrinal specialists, those monks and nuns who sought to explore the deep implications of the Dhamma and to elucidate them for their companions in the religious life. The other consisted of those devoted to the meditative development of insight.
Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya) được sắp xếp theo một hệ thống số rút ra từ một đặc điểm kỳ lạ trong phương pháp sư phạm của Đức Phật. Để giúp cho việc học thuộc lòng và hiểu các bài giảng dễ dàng hơn, Đức Phật thường hình thành các bài giảng bằng cách xếp theo từng bộ số, một kiểu thiết kế nhằm bảo đảm rằng những tư tưởng Ngài truyền đạt sẽ được dễ dàng ghi nhớ. Tăng Chi Bộ Kinh tập hợp những bài pháp thoại xếp theo số thành một tác phẩm đồ sộ gồm có mười một chương (nipāta), mỗi chương tiêu biểu cho một số các bài kinh đã được hình thành theo pháp số. Như vậy có Chương của những Bài Kinh Số Một (ekākanipāta), Chương của những Bài Kinh Số Hai (dukanipāta), Chương của những Bài Kinh Số Ba (tikanipāta) và cứ như thế, cho đến lúc chấm dứt với Chương của những Bài Kinh Số Mười Một (ekākanipāta). Vì những nhóm khác nhau của các chi phần trong đạo lộ tu tập đã được bao gồm trong Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh có thể tập trung vào các phương diện khác của việc tu tập chưa được thể nhập vào các tập kinh pháp số trùng lặp. Tăng Chi Bộ Kinh bao gồm một số lượng kinh đáng kể mà Đức Phật đã giảng cho cư sĩ để giải quyết các mối quan tâm của họ về các vấn đề đạo đức và tâm linh trong cuộc sống đời thường, bao gồm các quan hệ gia đình (vợ chồng, con cái và cha mẹ), và những phương cách đúng đắn để tạo lập, giữ gìn và sử dụng tài sản. Những bài kinh khác nói về việc rèn luyện thực tiễn cho các Tăng sĩ. Việc sắp xếp tuyển tập kinh theo pháp số giúp cho việc giảng dạy chính thức được đặc biệt thuận tiện, và như vậy được các vị Trưởng lão Tăng sử dụng dễ dàng khi giảng dạy cho các đệ tử và các vị pháp sư khi thuyết pháp cho thính chúng.
The Aṅguttara Nikāya is arranged according to a numerical scheme derived from a peculiar feature of the Buddha’s pedagogic method. To facilitate easy comprehension and memorization, the Buddha often formulated his discourses by way of numerical sets, a format that helped to ensure that the ideas he conveyed would be easily retained in mind. The Aṅguttara Nikāya assembles these numerical discourses into a single massive work of eleven nipātas or chapters, each representing the number of terms upon which the constituent suttas have been framed. Thus there is the Chapter of the Ones (ekakanipāta), the Chapter of the Twos (dukanipāta), the Chapter of the Threes (tikanipāta), and so forth, up to and ending with the Chapter of the Elevens (ekādasanipāta). Since the various groups of path factors have been included in the Saṃyutta, the Aṅguttara can focus on those aspects of the training that have not been incorporated in the repetitive sets. The Aṅguttara includes a notable proportion of suttas addressed to lay followers dealing with the ethical and spiritual concerns of life within the world, including family relationships (husbands and wives, children and parents) and the proper ways to acquire, save, and utilize wealth. Other suttas deal with the practical training of monks. The numerical arrangement of this collection makes it particularly convenient for formal instruction, and thus it could easily be drawn upon by elder monks when teaching their pupils and by preachers when giving sermons to the laity.
Ngoài bốn bộ kinh Nikāya chính, kinh tạng Pāli còn một bộ kinh Nikāya thứ năm, gọi là Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya). Tên kinh này có nghĩa là Tiểu Bộ. Có lẽ lúc ban đầu bộ kinh này chỉ gồm có một số tác phẩm nhỏ không thể đưa vào bốn bộ kinh Nikāya lớn. Nhưng vì càng ngày càng có nhiều bài kinh được sáng tác qua nhiều thế kỷ và được thêm vào Tiểu Bộ, và kích cỡ của bộ kinh này phát triển cho đến lúc nó trở thành bộ kinh có nhiều quyển nhất trong năm bộ kinh Nikāya. Tuy nhiên, trọng tâm của Tiểu Bộ Kinh là một tập hợp nhỏ những tác phẩm ngắn được sáng tác hoặc là hoàn toàn bằng thi kệ (chẳng hạn như Kinh Pháp Cú ( Dhammapada), Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragāthā), Trưởng Lão Ni kệ (Therigāthā), hoặc hỗn hợp văn xuôi lẫn văn vần như là Kinh Tập (Suttanipāta), Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), và Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka), những kinh này có văn phong và nội dung thuộc loại rất xưa cổ. Những bài kinh khác trong Tiểu Bộ Kinh - như là Kinh Phân Tích Đạo (Paṭisambhidāmagga) và hai bài kinh Diễn giải (Niddesa) - tiêu biểu cho lập trường của tông phái Nguyên Thủy và như vậy ắt hẳn phải được sáng tác trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái, khi mà những tông phái cổ sơ đã đi theo con đường riêng của họ về việc phát triển giáo lý.
Besides the four major Nikāyas, the Pāli Sutta Piṭaka includes a fifth Nikāya, called the Khuddaka Nikāya. This name means the Minor Collection. Perhaps it originally consisted merely of a number of minor works that could not be included in the four major Nikāyas. But as more and more works were composed over the centuries and added to it, its dimensions swelled until it became the most voluminous of the five Nikāyas. At the heart of the Khuddaka, however, is a small constellation of short works composed either entirely in verse (namely, the Dhammapada, the Theragāthā, and the Therīgāthā) or in mixed prose and verse (the Suttanipāta, the Udāna, and the Itivuttaka) whose style and contents suggest that they are of great antiquity. Other texts of the Khuddaka Nikāya—such as the Paṭisambhidāmagga and the two Niddesas—represent the standpoint of the Theravāda school and thus must have been composed during the period of Sectarian Buddhism, when the early schools had taken their separate paths of doctrinal development.
Bốn bộ kinh Nikāya tiếng Pāli có các bộ tương đương là Kinh A-hàm của Tam Tạng Kinh chữ Hán, mặc dù những kinh này thuộc về các tông phái xưa cổ khác nhau. Tương đương với từng bộ kinh gồm có Trường A-hàm (Dirghāgama), có lẽ xuất phát từ phái Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka), nguyên gốc được dịch từ tiếng Prakrit; Bộ Trung A-hàm (MadhyamĀgama) và Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama), cả hai xuất phát từ phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) và được dịch từ tiếng Sanskrit, và một bộ Tăng Nhất A-hàm (Ekottarāgama), tương đương với Tăng Chi Bộ Kinh, thường được cho là thuộc về một chi nhánh của tông phái Đại Chúng Bộ (Mahāsāṅghika) và đã được dịch từ một thổ ngữ thuộc miền Trung Indo-Aryan hay là một thổ ngữ pha trộn của ngôn ngữ Prakrit với những yếu tố của tiếng Sanskrit. Tam Tạng Kinh chữ Hán cũng gồm có những bản dịch các bài kinh riêng lẻ từ bốn tuyển tập lớn, có lẽ từ những tông phái khác chưa được nhận diện, và những bản dịch của từng quyển riêng lẻ từ Tiểu Bộ Kinh, gồm hai bản dịch của Kinh Pháp Cú (Dhammapada) (một bản được nói là rất giống với văn bản tiếng Pāli) và những phần của Kinh Tập (Suttanipāta), vốn là một tác phẩm thống nhất, không có trong bản dịch chữ Hán.
The four Nikāyas of the Pāli Canon have counterparts in the Āgamas of the Chinese Tripiṭaka, though these are from different early schools. Corresponding to each respectively there is a Dirghāgama, probably stemming from the Dharmaguptaka school, originally translated from a Prakrit; a Madhyamāgama and Samyuktāgama, both stemming from the Sarvāstivāda school and translated from Sanskrit; and an Ekottarāgama, corresponding to the Aṅguttara Nikāya, generally thought to have belonged to a branch of the Mahāsāṅghika school and to have been translated from a dialect of Middle Indo-Aryan or a mixed dialect of Prakrit with Sanskrit elements. The Chinese Tripiṭaka also contains translations of individual sūtras from the four collections, perhaps from still other unidentified schools, and translations of individual books from the Minor Collection, including two translations of a Dhammapada (one said to be very close to the Pāli version) and parts of the Suttanipāta, which, as a unified work, does not exist in Chinese translation.10
GHI CHÚ VỀ VĂN PHONG
A NOTE ON STYLE
Độc giả của kinh tạng Pāli thường cảm thấy bực mình trước sự trùng lặp của các lời kinh. Thật khó nói có bao nhiêu phần lặp lại này xuất phát từ chính lời giảng của Đức Phật. Vốn là một vị giáo sĩ du hành khắp nơi, ắt hẳn Ngài phải dùng phương cách lặp lại để củng cố những điểm cần nhấn mạnh, và Ngài đã dùng nhiều ít thế nào thì lại tùy vào những người sưu tập kinh văn. Tuy nhiên, rõ ràng là một phần lớn lời kinh trùng lặp xuất phát từ quá trình truyền khẩu.
Readers of the Pāli suttas are often annoyed by the repetitiveness of the texts. It is difficult to tell how much of this stems from the Buddha himself, who as an itinerant preacher must have used repetition to reinforce his points, and how much is due to the compilers. It is obvious, however, that a high proportion of the repetitiveness derives from the process of oral transmission.
Để tránh quá nhiều trùng lặp trong lúc phiên dịch, tôi đã phải thực hiện việc rút gọn nhiều lần. Về mặt này, tôi theo các ấn bản kinh tiếng Pāli, vốn cũng đã rút gọn bớt rất nhiều, nhưng một bản dịch nhắm đến các độc giả đương đại đòi hỏi cần phải rút gọn hơn nữa nếu muốn tránh cho độc giả khỏi bực mình. Mặc khác, tôi cũng phải nhạy bén để thấy rằng không có điểm nào cần thiết trong văn bản gốc đã bị bỏ sót trong khi rút gọn, kể cả phong cách của lời kinh. Lý tưởng vừa muốn làm vui lòng độc giả vừa muốn giữ tính trung thực của văn bản kinh đôi lúc đã tạo ra những yêu cầu trái ngược nhau cho người dịch.
To avoid excessive repetitiveness in the translation I have had to make ample use of elisions. In this respect I follow the printed editions of the Pāli texts, which are also highly abridged, but a translation intended for a contemporary reader requires still more compression if it is to avoid risking the reader’s wrath. On the other hand, I have been keen to see that nothing essential to the original text, including the flavor, has been lost due to the abridgment. The ideals of considerateness to the reader and fidelity to the text sometimes make contrary demands on a translator.
Việc xử lý các kiểu mẫu trùng lặp của cùng một lời kinh liên hệ đến một loạt các thành phần của bài kinh là một vấn đề bất tận đối với việc phiên dịch kinh tạng Pāli. Thí dụ, khi dịch một bài kinh về Ngũ uẩn, người ta thường muốn bỏ qua việc kể ra từng uẩn, thay vào đó chuyển bài kinh thành một lời xác định tổng quát về các uẩn như một tập hợp. Theo ý tôi, phương cách này có nguy cơ là biến bản phiên dịch thành một bài viết có ý nghĩa tương đương và như vậy đánh mất quá nhiều đặc tính của văn bản gốc. Chính sách chung của tôi là dịch toàn bộ lời kinh liên quan đến thành phần thứ nhất và thành phần cuối của toàn bộ (Ngũ uẩn) và chỉ dùng các dấu chấm ngăn cách để kể các thành phần ở giữa. Như vậy, trong một bài kinh về Ngũ uẩn, tôi chỉ dịch đầy đủ về phần sắc và thức, và các thành phần ở giữa sẽ là “thọ... tưởng... hành...” ngụ ý rằng toàn bộ lời kinh kể trước cũng áp dụng cho các thành phần này.
The treatment of repetition patterns in which the same utterance is made regarding a set of items is a perpetual problem in translating Pāli suttas. When translating a sutta about the five aggregates, for example, one is tempted to forgo the enumeration of the individual aggregates and instead turn the sutta into a general statement about the aggregates as a class. To my mind, such an approach risks turning translation into paraphrase and thereby losing too much of the original. My general policy has been to translate the full utterance in relation to the first and last members of the set and merely to enumerate the intermediate members separated by ellipsis points. Thus, in a sutta about the five aggregates, I render the statement in full only for form and consciousness, and in between have “feeling … perception … volitional formations …,” implying thereby that the full statement likewise applies to them.
Phương cách này đòi hỏi sử dụng thường xuyên việc rút gọn bằng các dấu chấm, một cách thực hành cũng dễ tạo ra nhiều bình phẩm. Khi phải đối diện với những đoạn văn trùng lặp trong khung cảnh một bài tường thuật, đôi lúc tôi cô đọng chúng thay vì dùng cách rút gọn bằng các dấu chấm để chỉ định phần nào của bài kinh đang được bỏ bớt. Tuy nhiên, với những bài kinh có tính cách giải thích giáo lý, tôi vẫn tuân thủ theo cách thực hành như đã nói ở đoạn trước. Khi dịch những đoạn kinh mang ý nghĩa giáo lý quan trọng, tôi nghĩ dịch giả có trách nhiệm cần chỉ rõ nơi nào bài kinh được rút gọn, và đối với loại kinh này, việc rút gọn bằng các dấu chấm vẫn là phương cách sẵn có tốt nhất.
This approach has required the frequent use of ellipsis points, a practice that also invites criticism. When faced with repetitive passages in the narrative framework, I have sometimes condensed them rather than use ellipsis points to show where text is being elided. However, with texts of doctrinal exposition I adhere to the practice described in the preceding paragraph. I think the translator has the responsibility, when translating passages of doctrinal significance, to show exactly where text is being elided, and for this ellipsis points remain the best tool at hand.
___________________
___________________
Chú thích:
Notes:
1. Số năm chính xác của cuộc đời Đức Phật vẫn là một vấn đề ước đoán của các học giả. Trước đây, con số được nhiều người đưa ra là 566-486 trước Tây lịch, nhưng gần đây một số ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu Ấn Độ học đặt lại vấn đề về những con số đó, và hiện tại con số được ưa chuộng là Ngài viên tịch vào khoảng năm 400 trước Tây lịch.
1.The exact years of the Buddha’s life are still a matter of conjecture among scholars. Until recently, the most commonly cited figures were 566–486 B.C.E., but in recent years a growing number of Indologists have come to question these figures and the current preference is to place his death closer to 400 B.C.E.
2. Xem Trung Bộ Kinh I, Kinh 22.10. Một vài từ tối nghĩa, và các nhà luận giải hình như cố gắng tìm cách nhận diện những bài kinh liên quan đến lãnh vực của họ.
2.See, e.g., MN 22.10 (I 133). Some of the terms are obscure, and the commentators seem to strain to find ways to identify texts that come within their scope.
3. Nhưng ngay cả vào thời đại của các nhà luận giải (thế kỷ thứ 5 theo Tây lịch), truyền thống Nguyên thủy cũng gọi chúng là A-hàm cũng như Nikāya.
3.But even as late as the age of the commentators (fifth century C.E.), the Theravāda tradition too called them Āgamas as well as Nikāyas.
4. Bản tường trình Cullavagga về Hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ I ở Bộ Luật tạng II, trang 248-287. Mùa An-cư (vassāvāsa) là một khóa ba tháng trùng hợp với mùa mưa ở Ấn Độ, là thời gian các tu sĩ Phật giáo phải giới hạn việc đi lại và phải ở nơi cư trú cố định. Mùa an cư thường bắt đầu sau ngày rằm tháng Bảy cho đến hết ngày rằm tháng Mười.
4.The Cullavagga’s account of the first council is at Vin II 284–87. The rains retreat (vassāvāsa) is a three-month period coinciding with the Indian rainy season when Buddhist monks must refrain from wandering and remain at fixed residences. The retreat generally lasts from the day after the full-moon day of July until the full-moon day of October.
5. Xem Nyanaponika & Hecker: Các Vị Đại Đệ Tử của Đức Phật, chương 4.
5.See Nyanaponika and Hecker, Great Disciples of the Buddha, chapter 4.
6. Trong truyền thống Nguyên thủy, việc ghi lại kinh bằng chữ viết xảy ra ở Tích Lan (Sri Lanka) vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Vào thời đó, các vị Tăng sợ rằng những giáo lý được bảo tồn theo truyền khẩu có thể bị mất, nên đã cùng nhau khắc các bài kinh vào lá dừa và cột lại thành từng quyển, đó là bước đầu của việc hình thành sách. Cho đến thời điểm này, trong lúc các bài kinh riêng lẻ có thể đã được các vị Tăng viết xuống như những tài liệu trợ giúp cho trí nhớ, không hề có những bài phiên tả kinh văn nào được chính thức công nhận. Về việc viết lại kinh văn, xem sách của Adikaram, Lịch Sử Phật Giáo Cổ Đại ở Tích Lan, tr. 79; và của Malalasekera, Văn Học Pāli của Tích lan, tr. 44-47. Có thể là các văn bản kinh điển ở Ấn Độ được viết sớm hơn ở Sri Lanka.
6.In the Theravāda tradition, the writing down of the canon occurred in Sri Lanka in the first century B.C.E. At that time the monks, apprehensive that the orally preserved teachings might be lost, collectively inscribed the texts on palm leaves and bound these into volumes, the prototypes of books. Up to this point, while individual texts might have been written down by monks as aids to memory, officially recognized transcriptions of the teaching did not exist. On the writing down of the canon, see Adikaram, Early History of Buddhism in Ceylon, p. 79; and Malalasekera, The Pāli Literature of Ceylon, pp. 44–47. It is possible that in India canonical texts were written down even earlier than in Sri Lanka.
7. Xem, vd, Thich Minh Châu, So Sánh Kinh Trung- A-Hàm của Hán Tạng và Trung Bộ Kinh của Pāli Tạng; Choong Mun-keat (Wei-keat), Những Giáo Lý Nền Tảng của Phật giáo Nguyên thủy.
7.See, e.g., Thich Minh Chau, The Chinese Madhyama Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya; Choong Mun-keat (Wei-keat), The Fundamental Teachings of Early Buddhism.
8. Về bản chất của tiếng Pāli, xem Norman, Văn Học Pāli, tr 2-7.
8.On the nature of Pāli, see Norman, Pāli Literature, pp. 2–7.
9. Xem Mannae, Các Phạm Trù Kinh trong Bộ Kinh Nikāya tiếng Pāli, tr 71-84.
9.See Manné, “Categories of Sutta in the Pāli Nikāyas,” esp. pp. 71–84.
10. Thông tin trên được rút ra từ Choong, Những Giáo Lý Nền Tảng của Phật giáo Nguyên thủy, tr 6-7.
10.The above information is derived from Choong, The Fundamental Teachings of Early Buddhism, pp. 6–7.

« Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Phù trợ người lâm chung

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.123.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...