Có phải đúng như một số học giả cho rằng, thông điệp nguyên thủy của Đức Phật vốn chỉ duy nhất là một thông điệp giải thoát siêu xuất thế gian, với rất ít liên quan đến con người đang bị mắc kẹt trong vòng hệ lụy của đời sống thế tục? Có phải những Phật tử thời xưa cổ tin rằng việc thực hành Giáo pháp chỉ bắt đầu ở tu viện và chỉ có những người từ bỏ đời sống thế tục mới được xem là những người tiếp nhận Giáo pháp đúng nghĩa? Có phải những lời dạy của Đức Phật dành cho các cư sĩ chỉ mang một ý nghĩa tượng trưng? Có phải những lời giảng dạy đó chính yếu là những cảnh báo để con người đạt được công đức bằng cách cúng dường phẩm vật cho giáo đoàn và các tu sĩ để cho đời sau họ có thể trở thành Tăng Ni (tốt hơn là trở thành Tăng sĩ) và rồi sẽ bắt đầu con đường tu tập thật sự?
Is it the case, as some scholars hold, that the Buddha’s original message was exclusively one of world-transcending liberation, with little relevance for people stuck in the routines of worldly life? Did the ancient Buddhists believe that it was only in the monastery that the real practice of the Dhamma began and that only those who left the world were considered proper receptacles of the teaching? Did the Buddha’s teachings for the laity have no more than a token significance? Were they mainly injunctions to acquire merit by offering material support to the monastic order and its members so that they could become monks and nuns (preferably monks) in future lives and then get down to the real practice?
Vào một vài thời điểm, trong hầu hết các truyền thống, nhiều Phật tử đã tỏ ra ủng hộ cho những nhận định bao hàm trong các câu hỏi ấy. Họ tỏ ra không cần quan tâm đến đời sống hiện tại và bác bỏ thế gian này như là một thung lũng đầy nước mắt, là một ảo ảnh hư dối, và tin rằng dấu hiệu của trưởng thành tâm linh là sự tập trung duy nhất vào việc giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Các Tăng sĩ đôi lúc tỏ ra ít quan tâm đến việc hướng dẫn cho những người còn đang mắc kẹt trong vòng thế tục phương cách làm thế nào áp dụng Giáo pháp để giải quyết những vấn đề của cuộc sống bình thường. Đến lượt các gia chủ thì có rất ít hy vọng đạt được tiến bộ tâm linh trong lối sống mà họ đã lựa chọn, và vì vậy họ tự chấp nhận chỉ mong đạt được công đức bằng cách cúng dường phẩm vật cho các tu sĩ.
At certain periods, in almost all traditions, Buddhists have lent support to the assumptions that underlie these questions. They have spurned concern with the present life and dismissed the world as a valley of tears, a deceptive illusion, convinced that the sign of spiritual maturity is an exclusive focus on emancipation from the round of birth and death. Monks have sometimes displayed little interest in showing those still stuck in the world how to use the wisdom of the Dhamma to deal with the problems of ordinary life. Householders in turn have seen little hope of spiritual progress in their own chosen mode of life and have thus resigned themselves merely to gaining merit by offering material support to the monks.
Trong lúc các bộ kinh Nikāya để lộ cho thấy đỉnh cao giáo lý của Đức Phật nằm ở con đường giải thoát tối hậu khỏi mọi khổ đau. Tuy vậy, sẽ là một sự lầm lẫn nếu ta chỉ thu hẹp giáo lý vào đỉnh cao giải thoát siêu xuất thế gian, vì giáo lý vốn rất đa dạng theo các nguồn văn bản nguyên thủy. Một lần nữa, chúng ta cần nhớ lại lời xác định rằng một vị Phật xuất hiện ở đời “vì lợi lạc của số đông, vì hạnh phúc an vui của số đông... xuất phát từ lòng bi mẫn đối với thế gian, vì mục đích tốt đẹp, an vui, hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người.” Nhiệm vụ của một vị Phật là khám phá, thực hiện và tuyên bố Giáo pháp trong toàn bộ chiều rộng và chiều sâu, và điều này liên hệ đến sự hiểu biết thấu đáo toàn diện về nhiều cách áp dụng khác nhau của Giáo pháp trong tất cả mọi chiều hướng khác nhau. Một vị Phật không những thâm nhập vào thế giới vô vi của những niềm hỷ lạc vượt thoát thế giới Ta-bà, bên ngoài vòng sinh già bệnh chết; Ngài không những tuyên thuyết con đường đưa đến giác ngộ hoàn toàn và sự giải thoát tối hậu mà còn soi sáng nhiều phương cách khác nhau để áp dụng Giáo pháp vào các điều kiện phức tạp của đời sống con người cho những người vẫn còn chìm đắm trong thế gian này.
While the Nikāyas reveal the crown of the Buddha’s teachings to lie in the path to final release from suffering, it would be a mistake to reduce the teachings, so diverse in the original sources, to their transcendent pinnacle. We must again recall the statement that a Buddha arises “for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude … out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans” (p. 50). The function of a Buddha is to discover, realize, and proclaim the Dhamma in its full range and depth, and this involves a comprehensive understanding of the varied applications of the Dhamma in all its multiple dimensions. A Buddha not only penetrates to the unconditioned state of perfect bliss that lies beyond saṃsāra, outside the pale of birth, aging, and death; he not only proclaims the path to full enlightenment and final liberation; but he also illuminates the many ways the Dhamma applies to the complex conditions of human life for people still immersed in the world.
Giáo pháp, theo nghĩa rộng nhất là trật tự của vũ trụ bất biến, có mặt khắp mọi nơi; trong đó, chân lý, sự tuần hoàn đều đặn mang tính qui luật và đạo đức, hòa nhập với nhau không thể tách rời. Giáo pháp vũ trụ này được phản ảnh trong tâm thức con người như là nguyện vọng hướng về chân lý, vẻ đẹp tâm linh và tính toàn thiện; điều này được biểu lộ trong cách ứng xử của con người như là sự thiện lành về thân, khẩu và ý. Giáo pháp có những biểu tượng về mặt cơ cấu tổ chức cũng như những biểu hiện trong đời sống của mỗi cá nhân, những người đã hướng về Giáo pháp như là nguồn hướng dẫn cách xử thế đúng đắn trong đời sống. Những biểu tượng đó vừa thuộc về đời thường vừa thuộc về tâm linh. Truyền thống Phật giáo thấy trách nhiệm hộ trì Giáo pháp trong lĩnh vực đời thường thuộc về vị Chuyển luân Thánh vương thần thoại (rājā cakkavattī). Chuyển luân Thánh vương là vị vua nhân ái cai trị vương quốc của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức cao nhất (dhammiko dhammarājā) và vì vậy mà đoàn kết thế giới lại một cách hòa bình dưới sự cai trị của một nền công lý và thịnh vượng có tính cách phổ quát toàn cầu. Như Kinh Văn IV, 1 (1) chứng tỏ, trong phạm vi tâm linh, Đức Phật là đối tác của vị Chuyển luân Thánh vương. Cũng giống như Chuyển luân Thánh vương, Đức Phật dựa trên Giáo pháp và tôn trọng Giáo pháp; nhưng trong lúc Chuyển luân Thánh vương dựa trên Giáo pháp như là nguyên tắc đúng đắn để cai trị vương quốc của ngài, Đức Phật dựa trên Giáo pháp như những khuôn mẫu đạo đức và tâm linh để giảng dạy và chuyển hóa con người và hướng dẫn họ đến cách hành xử đúng đắn về thân, khẩu và ý. Cả Chuyển luân Thánh vương và Đức Phật đều không phải là người sáng tạo ra Giáo pháp mà các Ngài đang hộ trì, tuy nhiên, cả hai Ngài đều không thể thực hiện chức năng tương ứng của họ mà không có Giáo pháp; vì Giáo pháp là nguyên tắc thường hằng, trung tính và khách quan về một trật tự được sử dụng như là nguồn gốc và tiêu chuẩn cho những chính sách và lời tuyên thuyết của các Ngài.
The Dhamma, in its broadest sense, is the immanent, invariable order of the universe in which truth, lawful regularity, and virtue are inextricably merged. This cosmic Dhamma is reflected in the human mind as the aspiration for truth, spiritual beauty, and goodness; it is expressed in human conduct as wholesome bodily, verbal, and mental action. The Dhamma has institutional embodiments as well as expressions in the lives of individuals who look upon it as their source of guidance in the proper conduct of life. These embodiments are both secular and spiritual. Buddhist tradition sees the responsibility for upholding the Dhamma in the secular domain as falling to the legendary wheel-turning monarch (rājā cakkavattī). The wheel-turning monarch is the benevolent ruler who governs his kingdom in accordance with the highest ethical norms (dhammiko dhammarājā) and thereby peacefully unites the world under a reign of universal justice and prosperity. As Text IV,1(1) shows, within the spiritual domain, the Buddha is the counterpart of the wheel-turning monarch. Like the latter, the Buddha relies on the Dhamma and reveres the Dhamma, but whereas the wheel-turning monarch relies upon the Dhamma as principle of righteousness to rule his kingdom, the Buddha relies upon the Dhamma as ethical and spiritual norm to teach and transform human beings and guide them toward proper conduct of body, speech, and mind. Neither the wheel-turning monarch nor the Buddha creates the Dhamma they uphold, yet neither can perform their respective functions without it; for the Dhamma is the objective, impersonal, everexistent principle of order that serves as the source and standard for their respective policies and promulgations.
Là một vị Pháp Vương, Đức Phật đảm nhận trách nhiệm tuyên thuyết về những điều tốt đẹp, an vui và hạnh phúc cho thế gian. Ngài thực hiện điều đó bằng cách dạy cho thế gian làm thế nào để sống đúng theo Giáo pháp và hành xử theo phương cách khiến họ có thể đạt được sự chứng ngộ của cùng một Giáo pháp giải thoát mà Ngài đã đạt được qua sự giác ngộ của Ngài. Những bài luận giải tiếng Pāli chứng tỏ phạm vi rộng lớn của Giáo pháp bằng cách phân biệt ba thứ lợi lạc mà giáo lý của Đức Phật nhắm mục đích đề cao, được xếp hạng từ thấp đến cao tùy theo mức độ công đức tương ứng:
As the king of the Dhamma, the Buddha takes up the task of promoting the true good, welfare, and happiness of the world. He does so by teaching the people of the world how to live in accordance with the Dhamma and behave in such a way that they can attain realization of the same liberating Dhamma that he realized through his enlightenment. The Pāli commentaries demonstrate the broad scope of the Dhamma by distinguishing three types of benefit that the Buddha’s teaching is intended to promote, graded hierarchically according to their relative merit:
1.An vui và hạnh phúc trực tiếp thấy rõ ngay trong đời sống hiện tại (diṭṭha-dhamma-hitasukha), đạt được bằng cách hoàn thành những cam kết về đạo đức và các trách nhiệm xã hội.
1.welfare and happiness directly visible in this present life (diṭṭha-dhamma-hitasukha), attained by fulfilling one’s moral commitments and social responsibilities;
2.An vui và hạnh phúc thuộc về đời sau (samparāyika-hitasukha), đạt được bằng cách dấn thân làm những việc công đức.
2.welfare and happiness pertaining to the next life (samparāyika-hitasukha), attained by engaging in meritorious deeds;
3.Mục tiêu tối hậu hay tối thượng (paramatha), là Niết-bàn, là sự giải thoát cuối cùng khỏi vòng luân hồi sanh tử, đạt được bằng cách tu tập theo Bát Thánh đạo.
3.the ultimate good or supreme goal (paramattha), Nibbāna, final release from the cycle of rebirths, attained by developing the Noble Eightfold Path.
Trong lúc nhiều học giả Tây phương viết về Phật giáo Nguyên thủy đã nhắm vào phương diện cuối cùng này và xem đó hầu như là tiêu biểu duy nhất cho những giáo lý nguyên thủy của Đức Phật, một sự trình bày giáo lý quân bình cần phải cứu xét tất cả ba phương diện kể trên. Vì vậy, trong chương này và những chương kế tiếp, chúng tôi sẽ tìm hiểu những văn bản từ các bộ kinh Nikāya có minh họa ba phương diện đó của Giáo pháp.
While many Western writers on Early Buddhism have focused on this last aspect as almost exclusively representing the Buddha’s original teaching, a balanced presentation should give consideration to all three aspects. Therefore, in this chapter and those to follow, we will be exploring texts from the Nikāyas that illustrate each of these three facets of the Dhamma.
Chương đầu tiên này bao gồm nhiều văn bản kinh về những lời dạy của Đức Phật liên hệ đến hạnh phúc trực tiếp thấy rõ trong đời sống hiện tại. Văn bản kinh Nikāya đầy đủ nhất về thể loại này là kinh Sigālaka Sutta, hay còn được biết như là Kinh Singālovāda Sutta (Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt, Trường BK 31), đôi lúc được gọi là kinh “Giới luật của Cư sĩ.” Trọng tâm của kinh này là phần nói về “thờ phụng sáu phương”– Kinh Văn IV, 1 (2), trong đó Đức Phật đã tự do diễn giải lại một nghi lễ của Ấn Độ cổ xưa, pha chế nó để mang một ý nghĩa đạo đức mới. Việc thực hành “lễ bái sáu phương”, như Đức Phật giải thích, đặt giả thuyết tiên khởi rằng xã hội được duy trì bởi một mạng lưới quan hệ liên đới với nhau để mang lại sự nối kết cho trật tự xã hội, khi mỗi thành viên của xã hội hoàn thành trách nhiệm và bổn phận hỗ tương của mình trong tinh thần từ ái, thiện cảm và thiện chí. Sáu mối quan hệ xã hội căn bản mà Đức Phật rút ra để trình bày hình ảnh ẩn dụ Ngài muốn nói đó là: quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa vợ chồng, giữa bạn bè, giữa chủ và thợ, giữa cư sĩ và người hướng dẫn tâm linh. Mỗi quan hệ được xem là một trong sáu phương liên quan đến đối tác của nó. Đối với một thanh niên như Sigālaka, cha mẹ anh là phương đông, thầy anh là phương nam, vợ con là phương tây, bạn bè là phương bắc, nhân công của anh là hướng xuống đất và người chỉ dẫn tâm linh của anh là hướng lên Trời. Với giác quan chính xác có hệ thống quen thuộc của Ngài, Đức Phật gán cho mỗi thành viên của mỗi cặp quan hệ năm bổn phận đối với người đối tác của mình; khi mỗi thành viên hoàn thành bổn phận của mình, phương hướng liên hệ xem như là “được an bình và thoát khỏi sự sợ hãi”. “Như vậy, đối với Phật giáo Nguyên thủy, sự ổn định và an sinh xã hội đóng góp vào hạnh phúc của con người sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi mỗi thành viên của xã hội làm tròn nhiều bổn phận khác nhau do các mối quan hệ xã hội quyết định trao cho họ. Mỗi người vươn lên từ những đòi hỏi của lợi ích cá nhân hẹp hòi, và phát triển một mối quan tâm thành thật với tấm lòng rộng lớn đối với an sinh của người khác và điều tốt đẹp lớn hơn cho xã hội.”
The present chapter includes a variety of texts on the Buddha’s teachings that pertain to the happiness directly visible in this present life. The most comprehensive Nikāya text in this genre is the Sigālaka Sutta (DN 31, also known as the Siṅgalovāda Sutta), sometimes called “The Layperson’s Code of Discipline.” The heart of this sutta is the section on “worshipping the six directions”—Text IV,1(2)—in which the Buddha freely reinterprets an ancient Indian ritual, infusing it with a new ethical meaning. The practice of “worshipping the six directions,” as explained by the Buddha, presupposes that society is sustained by a network of interlocking relationships that bring coherence to the social order when its members fulfill their reciprocal duties and responsibilities in a spirit of kindness, sympathy, and good will. The six basic social relationships that the Buddha draws upon to fill out his metaphor are: parents and children, teacher and pupils, husband and wife, friend and friend, employer and workers, lay follower and religious guides. Each is considered one of the six directions in relation to its counterpart. For a young man like Sigālaka, his parents are the east, his teachers the south, his wife and children the west, his friends the north, his workers the nadir, and religious guides the zenith. With his customary sense of systematic concision, the Buddha ascribes to each member of each pair five obligations with respect to his or her counterpart; when each member fulfills these obligations, the corresponding “direction” comes to be “at peace and free from fear.” “Thus, for Early Buddhism, the social stability and security that contribute to human happiness are most effectively achieved when every member of society fulfills the various duties that befall them as determined by their social relationships. Each person rises above the demands of narrow self-interest and develops a sincere, large-hearted concern for the welfare of others and the greater good of the whole.”
Từ qui luật đạo Đức Phật giáo tổng quát dành cho cư sĩ, chúng ta quay sang những kinh văn cung cấp những lời khuyên đặc thù hơn, bắt đầu với những bài kinh về “Gia đình.” Phần này có những đề mục riêng về “Cha mẹ và Con cái” (IV, 2, (1)) và “Vợ chồng” (IV, 2, (2)), theo đúng thông lệ của xã hội Ấn Độ. Thật ra, theo hầu hết các xã hội nông nghiệp truyền thống, Đức Phật xem gia đình là đơn vị căn bản của sự hội nhập xã hội và thích nghi văn hóa. Đó chính là mối quan hệ thương yêu, gần gũi giữa cha mẹ và con cái đã nuôi dưỡng đạo đức và tinh thần trách nhiệm nhân ái cần thiết cho sự gắn kết trật tự xã hội. Trong phạm vi gia đình, những giá trị đạo đức ấy truyền thừa từ thế thệ này đến thế hệ sau, và như vậy một xã hội hài hòa tùy thuộc rất nhiều vào mối quan hệ hài hòa giữa cha mẹ và con cái. Đức Phật nhấn mạnh chữ ‘hiếu’(Kinh Văn IV, 2, 1 (a)) và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, một món nợ mà chúng chỉ có thể trả được đúng nghĩa bằng cách giúp đỡ cha mẹ tiếp cận với Giáo pháp (Kinh Văn IV, 2, 1 (b)).
From this general code of lay Buddhist ethics, we turn to texts that offer more specific points of advice, beginning with a selection of suttas on “The Family.” This has separate sections on “Parents and Children” (IV,2(1)) and “Husbands and Wives” (IV,2(2)). In keeping with the norms of Indian society—in fact, of virtually all traditional agrarian societies—the Buddha regards the family as the basic unit of social integration and acculturation. It is especially the close, loving relationship between parents and children that fosters the virtues and sense of humane responsibility essential to a cohesive social order. Within the family, these values are transmitted from one generation to the next, and thus a harmonious society is highly dependent on harmonious relations between parents and children. The Buddha emphasizes filial piety—Text IV,2(1)(a)—and the gratitude of children to their parents, a debt they can adequately repay only by establishing their parents in the proper Dhamma—Text IV,2(1)(b).
Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái lại tùy thuộc vào tình thương yêu và kính trọng lẫn nhau giữa vợ chồng, và vì vậy, Đức Phật cũng đưa ra những hướng dẫn về các mối quan hệ đúng đắn giữa các đôi vợ chồng. Một lần nữa, điều này nhấn mạnh sự cam kết chung trong cách cư xử đạo đức và lý tưởng tâm linh. Vào thời điểm mà nhiều cuộc hôn nhân đã sớm chấm dứt bằng các vụ ly dị, chúng ta đặc biệt chú ý đến lời khuyên của Đức Phật đối với đôi vợ chồng đang yêu nhau thắm thiết là Nakulapitā và Nakulamātā (Kinh Văn IV, 2, 2 (b)), là tình yêu giữa vợ chồng có thể duy trì bền vững mạnh đến nỗi họ có thể sum họp lại vào các đời sau. Bài thuyết pháp này cũng chứng tỏ rằng thay vì đòi hỏi các đệ tử tại gia của Ngài từ bỏ những ham muốn của thế gian, Đức Phật sẵn sàng chỉ đường cho những người vẫn còn bị vướng vào vòng xoay của thế tục làm thế nào để đạt được đối tượng mơ ước của họ. Ngài chỉ đặt ra một đòi hỏi là sự thỏa mãn các ước vọng đó phải được điều hành bởi những nguyên tắc đạo đức.
Wholesome relations between parents and children depend in turn upon the mutual affection and respect of husband and wife, and thus the Buddha also offers guidelines for proper relationships between married couples. These again emphasize a common commitment to ethical conduct and spiritual ideals. Of special interest to us, at a time when many marriages end so soon in divorce, is the Buddha’s advice to the loving couple Nakulapitā and Nakulamātā—Text IV,2(2)(b)—on how the love between a husband and his wife can be sustained so strongly that they can be reunited in their future lives. This discourse also shows that far from demanding that his lay disciples spurn the desires of the world, the Buddha was ready to show those still under the sway of worldly desire how to obtain the objects of their desire. The one requirement he laid down was that the fulfillment of desire be regulated by ethical principles.
Tiếp theo là một số kinh văn bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống gia đình được kết hợp bằng sự nhấn mạnh đến Chánh mạng (nuôi mạng sống bằng nghề nghiệp chơn chánh). Hai đặc điểm của pháp lệnh Đức Phật đối với các đệ tử tại gia liên hệ đến việc theo đuổi hạnh phúc đời thường nổi bật trong các bản kinh văn đó.
Next come a number of texts dealing with different aspects of household life united by an emphasis on right livelihood. Two characteristics of the Buddha’s injunctions to his lay followers regarding the pursuit of mundane happiness stand out from these texts.
Trước tiên, trong lúc tìm kiếm “cuộc sống tốt đẹp thấy rõ ngay trong đời này,” người đệ tử tại gia phải nhất quán tuân thủ nguyên tắc Chánh nghiệp, nhất là đối với việc giữ gìn năm giới và qui luật về Chánh mạng. Như vậy, ví dụ Ngài khẳng định rằng “tài sản phải được tích lũy bằng nỗ lực năng động, tài sản chơn chánh phải được thu nhập một cách chơn chánh” (Kinh Văn IV, 3). Một lần nữa, Ngài yêu cầu những đệ tử tại gia sử dụng tài sản họ đạt được không những chỉ để thỏa mãn nhu cầu của chính họ, mà lại còn làm lợi ích cho những người thân thuộc và cho những người khác sống nhờ bằng sự bố thí, đặc biệt là những Sa-môn và Bà-la-môn (Kinh Văn IV, 4, (2)).
First, in seeking “the good visible in this present life,” the lay follower should consistently adhere to principles of right conduct, especially to the five precepts and the rules of right livelihood. Thus, for example, he stipulates that wealth must be “acquired by energetic striving … righteous wealth righteously gained”—Text IV,3. Again, he asks his lay followers to use the wealth they obtain not only to gratify themselves but also to benefit their dependents and others who live on charity, particularly virtuous ascetics and brahmins—Text IV,4(2).
Thứ hai, người đệ tử tại gia không nên chỉ hài lòng với sự theo đuổi hạnh phúc và an vui tạm bợ, mà cần phải tìm kiếm an vui hạnh phúc cho đời sau. Điều này được nuôi dưỡng bằng những đức hạnh đưa đến một sự tái sanh hạnh phúc và đạt được Niết-bàn. Theo Kinh Văn IV, 3, và IV, 5, những đức hạnh chính mà một đệ tử tại gia cần phải có, đưa đến an vui cho đời sau là: (1) Tín (là niềm tin vào Đức Phật là bậc Chánh Đẳng Giác), (2) Giới (là việc giữ gìn năm giới không vi phạm), (3) Thí (là áp dụng hạnh bố thí, trao tặng và chia sẻ) và (4) Tuệ (là tuệ giác thấy được sự sinh diệt của vạn pháp). Đối với Phật giáo Nguyên thủy, người gia chủ lý tưởng không chỉ là người hộ trì thuần thành giáo đoàn, mà còn là bậc cao thượng đã chứng đắc ít nhất là quả vị thứ nhất trong Tứ thánh quả, đó là quả Dự Lưu (Sotāpatti).
Second, the lay follower should not rest content with the mere pursuit of temporal well-being and happiness but should also seek the well-being and happiness pertaining to the future life. This is to be done by fostering those qualities that lead to a happy rebirth and the attainment of Nibbāna. According to Texts IV,3 and IV,5, the principal virtues a lay follower should possess, leading to future welfare, are: (1) faith (in the Buddha as the Enlightened One), (2) moral discipline (as unbroken observance of the five precepts), (3) generosity (as application to charity, giving, and sharing), and (4) wisdom (as insight into the arising and passing away of phenomena). For Early Buddhism, the ideal householder is not merely a devout supporter of the monastic order but a noble person who has attained at least the first of the four stages of realization, the fruition of stream-entry (sotāpatti).
Cuối cùng, với phần 6, chúng ta có một tuyển tập kinh văn về “Cộng đồng.” Tôi dùng từ này để bao gồm rộng rãi cả Tăng-già, giáo đoàn và xã hội dân sự, trong đó bất cứ chi nhánh nào của giáo đoàn phải xuất phát từ nguồn gốc này. Từ bốn bộ kinh Nikāya, rõ ràng là trong lúc Đức Phật nhắm mục đích chính yếu là dẫn dắt quần chúng hướng đến sự tiến bộ về mặt đạo đức và tâm linh, Ngài hoàn toàn ý thức rằng khả năng phát triển đạo đức và tâm linh của họ tùy thuộc vào những điều kiện vật chất của xã hội họ sinh sống. Ngài ý thức sâu sắc rằng khi con người chìm đắm trong nghèo khó và bị trấn áp bởi đói kém và thiếu thốn, họ sẽ thấy khó có thể đi theo con đường đạo đức đúng đắn. Nỗi đau đơn thuần của cơn đói và nhu cầu bảo vệ chống lại thiên tai và nuôi sống gia đình sẽ bắt buộc họ phải uốn mình theo những kiểu cách ứng xử mà họ sẽ tránh nếu họ có thể kiếm được một việc làm và tiền lương đủ sống cho công sức của họ. Vì vậy, Ngài thấy rằng điều kiện về công bằng kinh tế là một phần không thể tách rời cho một xã hội hài hòa và ổn định chính trị.
Finally, with section 6, we come to a selection of texts on “the Community.” I use this word to refer broadly to both the Saṅgha, the monastic order, and the civil society in which any branch of the monastic order must be rooted. From the Nikāyas, it is clear that while the Buddha principally aimed at guiding people toward moral and spiritual progress, he was fully aware that their capacity for moral and spiritual development depends upon the material conditions of the society in which they live. He acutely realized that when people are mired in poverty and oppressed by hunger and want, they will find it hard to hold to a path of moral rectitude. The sheer pain of hunger, and the need to ward off the elements and provide for their families, will compel them to stoop to types of behavior they would avoid if they could obtain fair employment and adequate remuneration for their services. Thus he saw that the provision of economic justice is integral to social harmony and political stability.
Hai bài kinh đầu tiên trong chương này ấn định hai đường lối hướng dẫn giáo đoàn. Cả hai đều được trích dẫn từ một bài pháp dài Đức Phật thuyết giảng một thời gian ngắn sau cái chết của Mahāvīra, người lãnh đạo của Kỳ-na giáo. Theo bộ kinh Nikāya, sau cái chết của người lãnh đạo, giáo đoàn Kỳ-na giáo đã bắt đầu chia rẽ, và Đức Phật chắc hẳn đã cảm thấy cần thiết phải đặt ra những đường lối hướng dẫn để bảo vệ giáo đoàn của Ngài khỏi phải chịu chung số phận sau khi Ngài viên tịch. Kinh Văn IV, 6, (1) liệt kê sáu yếu tố dẫn đến cãi cọ và tranh chấp mà các Tăng sĩ phải quan tâm và cố gắng loại trừ khi họ cảm nhận chúng khởi lên trong tâm. Mặc dù những đường lối hướng dẫn ấy được đặt ra cho Tăng sĩ, chúng có thể được áp dụng rộng rãi cho bất cứ tổ chức nào, dù là thế tục hay tôn giáo, vì đó cũng giống như sáu yếu tố nằm bên dưới mọi cuộc xung đột. Phần đối tác tích cực cho toàn bộ đường lối hướng dẫn cẩn trọng này là Kinh Văn IV, 6, (2), liệt kê “nguyên tắc lục hòa” đưa đến tình thương yêu, sự kính trọng và hòa hợp giữa những thành viên của cộng đồng. Một lần nữa, với sự mô phỏng thích hợp, những nguyên tắc này bày tỏ tình thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau trong hành động, lời nói và ý nghĩ; cùng nhau chia sẻ vật sở hữu; cùng nhau tu học giữ gìn giới luật; và đồng nhất về kiến giải, có thể được trải rộng đến cộng đồng rộng lớn hơn bên ngoài giáo đoàn. Cũng bài kinh đó đã cung cấp những đường lối chi tiết hơn để giữ gìn sự hòa hợp trong giáo đoàn sau khi Đức Phật nhập diệt, nhưng những điều đó bàn về nhiều phương diện của giới luật tu viện quá đặc thù nên không được đưa vào hợp tuyển này.
The first two texts included here prescribe two sets of guidelines for the monastic order. Both are excerpts from a long discourse the Buddha spoke shortly after the death of Mahāvīra, the leader of the Jains. According to the Nikāyas, following their leader’s death, the Jain monastic order was already beginning to split up, and the Buddha must have felt compelled to lay down guidelines to protect his own order from sharing the same fate after his passing. Text IV,6(1) enumerates six qualities that lead to quarrels and disputes, which the monks should be wary of and strive to eliminate when they discover them within themselves. Although these guidelines are laid down for the monks, they can easily be given a wider application to any organization, secular or religious, for it is the same six factors that lie at the bottom of all conflicts. The positive counterpart to this set of cautionary guidelines is Text IV,6(2), which enumerates “six principles of cordiality” that lead to love, respect, and harmony among the members of the community. Again, with appropriate adaptation, these principles—loving acts of body, speech, and mind; sharing of possessions; common observance of precepts; and unity of views—can be given an extended application beyond a monastic order to the wider community. The same sutta provides more detailed guidelines for preserving harmony in the monastic order after the Buddha’s death, but these deal with aspects of monastic discipline too specialized for the present anthology.
Kinh Văn IV, 6, (3), một phần trích dẫn dài từ Kinh Assalāyana, mô tả Đức Phật tranh luận với một học giả Bà-la-môn trẻ tuổi tinh khôn về những tuyên bố của Bà-la-môn nhân danh hệ thống giai cấp. Vào thời đại Đức Phật, hệ thống giai cấp chỉ mới bắt đầu thành hình ở miền đông bắc Ấn Độ và chưa sản sinh ra vô số bộ phận nhỏ và những qui định gắt gao để trói buộc xã hội Ấn Độ qua bao thế kỷ. Xã hội được phân chia thành bốn giai cấp rộng lớn: Giai cấp Bà-la-môn (brahmin), các tăng lữ thi hành các chức năng tôn giáo ấn định trong kinh Vệ-đà; giai cấp Sát-đế-lỵ (khattiya), là những tướng lãnh cao quý và các quan lại hành chánh; giai cấp Phệ-đà (vessa) gồm thương gia và nông gia; giai cấp Thủ-đà-la (sudda), hàng lao động thợ thuyền. Còn có một hạng người đứng ngoài bốn giai cấp chính ấy, những người bị xem là thấp hèn hơn cả giai cấp Thủ-đà-la. Từ các bộ kinh Nikāya, giai cấp Bà-la-môn, trong lúc được trao quyền hành trong các lĩnh vực tôn giáo, có vẻ như họ cũng chưa đạt được sự thống trị tuyệt đối mà họ đã đạt được sau sự xuất hiện của những tác phẩm như Qui Luật Manu, trong đó đặt ra những luật lệ cố định về hệ thống giai cấp. Tuy nhiên, họ đã bắt đầu khởi sự thúc đẩy để tiến đến việc thống trị toàn bộ phần còn lại của xã hội Ấn Độ và họ đã làm như vậy bằng cách tuyên truyền luận đề của họ rằng giai cấp Bà-la-môn là giai cấp cao quý nhất, là con cháu của Phạm Thiên đã được nhiều ân sủng thiêng liêng, là những người duy nhất có khả năng thanh tịnh thân tâm.
Text IV,6(3), a long excerpt from the Assalāyana Sutta, captures the Buddha in debate with a precocious brahmin pundit about the brahmins’ claims on behalf of the caste system. In the Buddha’s age the caste system was only beginning to take shape in northeast India and had not yet spawned the countless subdivisions and rigid regulations that were to manacle Indian society through the centuries. Society was divided into four broad social classes: the brahmins, who performed the priestly functions prescribed in the Vedas; the khattiyas, the nobles, warriors, and administrators; the vessas, the merchants and agriculturalists; and the suddas, the menials and serfs. There were also those outside the pale of the four main classes, who were regarded as even lower than the suddas. From the Nikāyas it appears that the brahmins, while vested with authority in religious matters, had not yet attained the unchallengeable hegemony they were to gain after the appearance of such works as the Laws of Manu, which laid down the fixed rules of the caste system. They had, however, already embarked on their drive for domination over the rest of Indian society and did so by propagating the thesis that brahmins are the highest caste, the divinely blessed offspring of Brahmā who are alone capable of purification.
Trái với một số khái niệm phổ thông, Đức Phật không vận động để xóa bỏ hệ thống giai cấp của Ấn Độ và cố gắng thiết lập một xã hội không giai cấp. Tuy nhiên, bên trong Tăng đoàn, tất cả mọi phân biệt giai cấp được hủy bỏ vào lúc thọ giới. Những người xuất thân từ bất cứ giai cấp nào trong hệ thống giai cấp xã hội một khi đã xuất gia theo Đức Phật đều từ bỏ giai cấp và những đặc quyền của họ, để được biết như là đệ tử của một hoàng nam thuộc bộ tộc Thích-ca (nghĩa là, đệ tử của Đức Phật, người xuất thân từ bộ tộc Thích-ca). Bất cứ lúc nào đối mặt với lời tuyên bố của những người Bà-la-môn về đẳng cấp cao nhất của họ, thì Đức Phật và các đệ tử của Ngài đều tranh luận tích cực để bác bỏ quan điểm của người Bà-la-môn. Như các kinh văn đã chỉ rõ, Đức Phật vẫn duy trì quan điểm là tất cả những tuyên bố ấy đều không có cơ sở. Ngài vẫn giữ lập luận rằng, thanh tịnh là kết quả của thái độ hành xử của một người, chứ không phải do nguồn gốc người ấy sinh ra, và như vậy, mọi người từ bốn giai cấp đều có khả năng đạt được thanh tịnh. Đức Phật thậm chí còn tước bỏ những lớp vỏ bọc truyền thống của từ “Bà-la-môn”, và dựa theo nguồn gốc nghĩa rộng về một bậc cao thượng, và Ngài định nghĩa người Bà-la-môn chân chính là một bậc A-la-hán (xem Trung Bộ Kinh số 98, không được đưa vào hợp tuyển này).
Contrary to certain popular notions, the Buddha did not agitate for the abolition of the Indian class system and attempt to establish a classless society. Within the Saṅgha, however, all caste distinctions were abrogated from the moment of ordination. People from any of the four social classes who went forth under the Buddha renounced their class titles and prerogatives, becoming known simply as disciples of the Sakyan son (that is, of the Buddha, who was from the Sakyan clan). Whenever the Buddha and his disciples confronted the brahmins’ claim to superiority, they argued vigorously against them. As our text shows, the Buddha maintained that all such claims were groundless. Purification, he contended, was the result of conduct, not of birth, and was thus accessible to those of all four castes. The Buddha even stripped the term “brahmin” of its hereditary accretions, and hearkening back to its original connotation of holy man, defined the true brahmin as the arahant (see MN 98, not included in this anthology).
Hai bài kinh được tuyển chọn tiếp theo gợi ý các đường lối chỉ đạo về việc quản trị hành chánh. Vào thời Đức Phật, có hai hình thức chính quyền chiếm ưu thế giữa các tiểu bang miền Bắc Ấn Độ mà Đức Phật thường du hành và giảng dạy, đó là các vương quốc thuộc hoàng gia và các nước cộng hòa thuộc bộ tộc. Là một vị lãnh đạo tâm linh, Đức Phật không bày tỏ ưa thích kiểu mẫu chính quyền này hơn kiểu chính quyền kia, và Ngài cũng không tích cực xen vào công việc của đất nước. Nhưng các đệ tử của Ngài gồm có những người lãnh đạo của cả hai kiểu mẫu chính quyền, vì thế thỉnh thoảng Ngài cũng cho họ những lời hướng dẫn nhằm mục đích bảo đảm là họ cai trị lãnh địa của mình theo đúng các khuôn mẫu đạo đức.
The next two selections suggest guidelines for political administration. During the Buddha’s time two distinct forms of government prevailed among the states of northern India in which the Buddha moved and taught, monarchical kingdoms and tribal republics. As a spiritual teacher, the Buddha did not prefer one type of government to the other, nor did he actively interfere in affairs of state. But his followers included leaders from both types of state, and thus he occasionally offered them guidance intended to ensure that they would govern their realms in accordance with ethical norms.
Khung cảnh mở đầu của Kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahā-parinibbāna Sutta), là bài kinh tường thuật lại những ngày cuối cùng của Đức Phật (Kinh văn IV, 6 (4)), cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về giai đoạn sóng gió này của lịch sử Ấn Độ khi vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha), một ngôi sao đang lên của các nước quân chủ phương Bắc, đang bành trướng ảnh hưởng và muốn thôn tính các nước cộng hòa bộ tộc lân cận. Trong đoạn kinh được viết lại sau đây chúng ta thấy Vua A-xà-thế (Ajātasattu), vua nước Magadha, nhằm thôn tính liên minh nước Vajjī, một nước cộng hòa bộ tộc lớn nhất và có tổ chức qui mô nhất. Ở phần mở đầu bài kinh, vua A-xà-thế gởi vị đại thần đến hỏi ý kiến Đức Phật xem thử vua có cơ may thắng trận khi tuyên chiến chống lại bộ tộc Vajjī không. Đức Phật hỏi Tôn giả Ānanda về bảy điều kiện để ổn định xã hội mà trước đây Ngài đã dạy người dân Vajjī, kết luận rằng: “Bao lâu họ còn giữ bảy nguyên tắc đó, bao lâu những nguyên tắc đó còn hiệu lực, người dân bộ tộc Vajjī sẽ vẫn tiếp tục thịnh vượng và không bị suy tàn.” Rồi Ngài triệu tập một buổi họp với các Sa-môn và dạy cho họ bảy nguyên tắc tương tự về sự ổn định áp dụng cho giáo đoàn.
The opening scene of the Mahāparinibbāna Sutta, the narrative of the Buddha’s last days—Text IV,6(4)—gives us a glimpse into this tumultuous phase of Indian history when Magadha, the rising star among the northern monarchies, was expanding in influence and absorbing its neighboring tribal republics. In the passage reproduced here we see King Ajātasattu, the ruler of Magadha, setting his sights on the Vajjian confederacy, the largest and best organized of the tribal republics. When the sutta opens, he sends his chief minister to inquire from the Buddha whether he has any chance of success in waging war against the Vajjians. The Buddha questions Ānanda about seven conditions of social stability that he had earlier taught the Vajjians, concluding that “as long as they keep to these seven principles, as long as these principles remain in force, the Vajjians may be expected to prosper and not decline.” He then convenes a meeting of the monks and teaches them seven analogous principles of stability applicable to the monastic order.
Bởi vì kiểu cai trị theo chế độ quân chủ hình như sẽ đạt được chiến thắng cuối cùng, Đức Phật tìm cách thiết lập một kiểu mẫu vương quyền có thể giới hạn sự sử dụng quyền hành độc đoán và đặt nhà vua dưới quyền của một cơ chế quyền lực cao hơn. Ngài làm như vậy bằng cách thiết lập lý tưởng của một vị “Chuyển luân Thánh vương”, một vị minh quân cai trị theo đúng Giáo pháp, là qui luật trung tính về cách hành xử chơn chánh (Kinh văn IV, 1, (1)). Giáo pháp nhà vua tuân theo là nền tảng đạo đức cho việc cai trị của nhà vua. Được biểu tượng bằng bánh xe pháp thiêng liêng, Giáo pháp giúp cho nhà vua có thể chinh phục tất cả các quốc gia trên thế giới mà không phải dùng vũ lực và thiết lập một nền cai trị phổ quát về hòa bình và đạo đức dựa trên việc giữ gìn năm giới (Kinh văn IV, 6, (5)).
Since the eventual triumph of the monarchical type of government seemed inevitable, the Buddha sought to establish a model of kingship that could curb the arbitrary exercise of power and subordinate the king to a higher authority. He did so by setting up the ideal of the “wheel-turning monarch,” the righteous king who rules in compliance with the Dhamma, the impersonal law of righteousness (see Text IV,1(1)). The Dhamma that he obeys is the ethical basis for his rule. Symbolized by the sacred wheel-treasure, the Dhamma enables him to subdue without force all the nations of the world and establish a universal reign of peace and virtue based on observance of the five precepts—see Text IV,6(5).
Vị Chuyển luân Thánh vương cai trị vì sự an vui và hạnh phúc của thần dân và trải rộng sự che chở cho tất cả mọi loài trong phạm vi cai trị của nhà vua, ngay cả đối với chim muông và cầm thú. Một số trong những nhiệm vụ của nhà vua là ngăn chặn tội phạm phá hoại vương quốc của ngài; và để giữ cho vương quốc của mình được an toàn tránh khỏi tội phạm, nhà vua phải ban phát của cải cho những người khốn khó, vì theo quan điểm của bộ kinh Nikāya thì nghèo đói là mảnh đất nuôi dưỡng tội phạm. Đề tài này được đề cập trong số những nhiệm vụ của vị Chuyển luân Thánh vương trong Kinh văn IV, 6, (5) được kết hợp trong Kinh văn IV, 6, (6). Chúng ta thấy một vị tuyên úy khôn ngoan cố vấn cho nhà vua rằng phương cách đúng đắn để chấm dứt nạn trộm cắp và băng đảng tội phạm trong vương quốc của nhà vua không phải là đặt ra những hình phạt nặng hơn và áp dụng luật pháp chặt chẽ hơn, mà là cung cấp cho dân chúng phương tiện để làm ăn sinh sống. Một khi dân chúng vui hưởng một tiêu chuẩn sống thỏa đáng, họ sẽ không còn quan tâm đến việc làm hại kẻ khác, và đất nước sẽ vui hưởng cảnh an vui thái bình.
The wheel-turning monarch rules for the welfare and happiness of his subjects and extends protection to all within his realm, even to the birds and beasts. Among his duties is to prevent crime from erupting in his kingdom, and to keep the kingdom safe from crime he must give wealth to those in need, for in the view of the Nikāyas poverty is the breeding ground of criminality. This theme, mentioned among the duties of the wheel-turning monarch in Text IV,6(5), is elaborated in Text IV,6(6). We here see a wise chaplain advise a king that the correct way to end the plague of theft and brigandage in his realm is not by imposing harsher punishments and stricter law enforcement, but by giving the citizens the means to earn their living. Once the people enjoy a satisfactory standard of living, they will lose all interest in harming others, and the country will enjoy peace and tranquility.
1. HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP TRONG XÃ HỘI
1. UPHOLDING THE DHAMMA IN SOCIETY
(1) Pháp Vương
(1) The King of the Dhamma
Thế Tôn dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, ngay cả một vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng Pháp vương chơn chánh, cũng không cai trị vương quốc mình mà không có quốc sư phụ tá.”
The Blessed One said: “Monks, even a wheel-turning monarch, a just and righteous king, does not govern his realm without a co-regent.”
Khi nghe Ngài nói như vậy, một Tỷ-kheo đã bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, nhưng ai là vị quốc sư phụ tá cho vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng Pháp vương chơn chánh?”
When he had spoken, a certain monk addressed the Blessed One thus: “But who, venerable sir, is the co-regent of the wheel-turning monarch, the just and righteous king?”
Thế Tôn đáp:
– Này các Tỷ-kheo, đó là Chánh pháp, là qui luật của mọi hành xử chân chính. (1)
“It is the Dhamma, the law of righteousness, O monk,” replied the Blessed One.1
Trong trường hợp này, vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng Pháp vương chơn chánh, y cứ vào Giáo pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính Chánh pháp, xem Chánh pháp là tiêu chuẩn hành động, là biểu ngữ, là chủ quyền, cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp cho những người nương tựa vào ngài. Ngài cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp cho những người Sát-đế-lỵ nương tựa vào ngài, cho quân đội của ngài, cho các người Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng trong thành phố và vùng quê, cho các Sa-môn và Bà-la-môn, cho cầm thú và chim muông.
“In this case, the wheel-turning monarch, the just and righteous king, relying on the Dhamma, honoring the Dhamma, esteeming and respecting it, with the Dhamma as his standard, banner, and sovereign, provides lawful protection, shelter, and safety for his own dependents. He provides lawful protection, shelter, and safety for the khattiyas attending on him; for his army, for the brahmins and householders, for the inhabitants of town and countryside, for ascetics and brahmins, for the beasts and birds.
Một vị Chuyển luân Thánh vương, một vị Pháp vương chơn chánh như vậy là người cung cấp sự an toàn, sự che chở và sự bảo vệ hợp pháp cho tất cả mọi người, là vị vua chỉ cai trị bằng Chánh pháp mà thôi. Và sự cai trị đó không thể bị lật đổ bởi bất cứ kẻ thù nghịch nào.
“A wheel-turning monarch, a just and righteous king, who thus provides lawful protection, shelter, and safety for all, is the one who rules by Dhamma only. And that rule cannot be overthrown by any hostile human being.
Này các Tỷ-kheo, như vậy, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, vị Pháp vương chơn chánh đúng Chánh pháp, căn cứ vào Chánh pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính Chánh pháp, xem Chánh pháp là tiêu chuẩn hành động, là biểu ngữ, là chủ quyền; cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp đối với các hành động về thân, khẩu và ý. (Ngài dạy như thế này): “Những thân nghiệp như thế này cần phải thực hành và những thân nghiệp như thế này không nên thực hành. Những khẩu nghiệp như thế này cần phải thực hành và những khẩu nghiệp như thế này không nên thực hành. Những ý nghiệp như thế này cần phải thực hành và những ý nghiệp như thế này không nên thực hành.”
“Even so, O monk, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the just and righteous king of the Dhamma, relying on the Dhamma, honoring the Dhamma, esteeming and respecting it, with the Dhamma as his standard, banner, and sovereign, provides lawful protection, shelter, and safety in regard to action by body, speech, and mind. [He teaches thus:] ‘Such bodily action should be undertaken and such should not be undertaken. Such verbal action should be undertaken and such should not be undertaken. Such mental action should be undertaken and such should not be undertaken.’
Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, vị Pháp vương chơn chánh, như vậy là vị cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp đối với các hành động về thân, khẩu và ý; là vị đã chuyển bánh xe Chánh pháp vô thượng theo đúng Chánh pháp. Và bánh xe Chánh Pháp này không thể bị quay ngược lại bởi bất cứ Sa-môn hay Bà-la-môn nào, bất cứ vị Thiên, Ác Ma, hay Phạm Thiên nào, hay bất cứ ai trong thế gian này. (2)
“The Tathāgata, the Arahant, the Fully Enlightened One, the just and righteous king of the Dhamma, who thus provides lawful protection, shelter, and safety in regard to action by body, speech, and mind, is the one who turns the incomparable wheel of the Dhamma in accordance with the Dhamma only. And that wheel of the Dhamma cannot be turned back by any ascetic or brahmin, by any deva or Māra or Brahmā or by anyone in the world.”2
(Tăng Chi Bộ Kinh 2, Ch. XIII, Ph. Bệnh (133) Chuyển Luân Vương, tr. 551-555)
(2) Đảnh lễ sáu phương
(2) Worshipping the Six Directions
1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ngụ tại thành Vương Xá (Rājagaha), trong vườn Trúc Lâm (Veḷuvana), thuộc Khu Vực Bảo Tồn Loài Sóc (Kalandakanivāpa). Lúc ấy, Sigālaka (Thi-ca-la-việt), con của người gia chủ, đã thức dậy sớm và đi ra khỏi thành Vương Xá, áo quần và tóc thấm nước, chắp tay đảnh lễ các phương hướng khác nhau: hướng đông, hướng nam, hướng tây, hướng bắc, hướng hạ và hướng thượng.
1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha, at the Bamboo Grove, in the Squirrels’ Sanctuary. Then Sigālaka the householder’s son, having got up early and gone out of Rājagaha, was paying homage, with wet clothes and hair and with joined palms, to the different directions: to the east, the south, the west, the north, the nadir, and the zenith.
2. Và Thế Tôn, lúc ấy thức dậy sớm, đắp y và ôm bình bát đi vào thành Vương Xá để khất thực. Sau khi thấy Sigālaka đảnh lễ các phương hướng khác nhau, Ngài nói: “Này con trai của gia chủ, tại sao ngươi dậy sớm và đảnh lễ nhiều phương hướng khác nhau?
2. And the Blessed One, having risen early and dressed, took his robe and bowl and went to Rājagaha for alms. And seeing Sigālaka paying homage to the different directions, he said: “Householder’s son, why have you got up early to pay homage to the different directions?”
– Bạch Thế Tôn, cha của con khi sắp chết đã bảo con làm như vậy. Vì thế, do kính trọng lời dạy của cha con, những lời dạy con rất tôn vinh, rất thiêng liêng đối với con, nên con đã thức dậy sớm để đảnh lễ sáu phương hướng như thế này.
“Venerable sir, my father, when he was dying, told me to do so. And so, out of respect for my father’s words, which I revere, honor, and hold sacred, I have got up early to pay homage in this way to the six directions.”
– Nhưng này con trai của gia chủ, đó không phải là cách thức đúng đắn để đảnh lễ sáu phương theo Pháp, Luật của các bậc Thánh.
“But, householder’s son, that is not the right way to pay homage to the six directions according to the Noble One’s discipline.”
– Bạch Thế Tôn, như vậy làm thế nào để đảnh lễ sáu phương theo đúng Pháp, Luật của các bậc Thánh? Thật lành thay nếu Thế Tôn có thể giảng dạy cho con phương cách đúng đắn để đảnh lễ sáu phương theo đúng Pháp, Luật của các bậc Thánh!
“Well, venerable sir, how should one pay homage to the six directions according to the Noble One’s discipline? It would be good if the Blessed One would teach me the proper way to pay homage to the six directions according to the Noble One’s discipline.”
– Vậy thì, này con trai của gia chủ, hãy lắng nghe kỹ, Ta sẽ giảng.
“Then listen and attend carefully, householder’s son, I will speak.”
Sigālaka vâng đáp Thế Tôn:
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, venerable sir,” Sigālaka said. The Blessed One said this: …
27. – Này con trai của gia chủ, các bậc Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Sáu điểm này được xem như là sáu phương: Phương đông chỉ cha mẹ. Phương nam chỉ các bậc thầy. Phương tây chỉ vợ con. Phương bắc chỉ bạn bè. Phương dưới chỉ gia nhân, thợ thuyền, người giúp việc. Phương trên chỉ Sa-môn, Bà-la-môn.
27. “And how, householder’s son, does the noble disciple protect the six directions? These six things are to be regarded as the six directions. The east denotes mother and father. The south denotes teachers. The west denotes wife and children. The north denotes friends and companions. The nadir denotes servants, workers, and helpers. The zenith denotes ascetics and brahmins.
28. Có năm cách người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương đông. (Người con phải suy nghĩ rằng): “Tôi đã được cha mẹ nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ. Tôi sẽ làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Tôi sẽ gìn giữ truyền thống gia đình. Tôi sẽ sống xứng đáng là người thừa kế. Sau khi cha mẹ tôi qua đời, tôi sẽ cúng dường phẩm vật để hồi hướng công đức cho cha mẹ.” Và cha mẹ được con phụng dưỡng như phương đông, sẽ có năm cách để đáp trả lại: “Cha mẹ sẽ ngăn cản con làm điều ác, ủng hộ con làm điều thiện, dạy con có tay nghề, cưới vợ thích hợp cho con, và vào đúng thời điểm sẽ trao quyền thừa kế cho con.” Bằng cách này, phương đông được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi sự sợ hãi.
28. “There are five ways in which a son should minister to his mother and father as the eastern direction. [He should think:] ‘Having been supported by them, I will support them. I will perform their duties for them. I will keep up the family tradition. I will be worthy of my heritage. After my parents’ deaths I will distribute gifts on their behalf.’ And there are five ways in which the parents, so ministered to by their son as the eastern direction, will reciprocate: they will restrain him from evil, support him in doing good, teach him some skill, find him a suitable wife, and, in due time, hand over his inheritance to him. In this way the eastern direction is covered, making it at peace and free from fear.
29. Có năm cách người đệ tử phải phụng dưỡng các bậc thầy như phương nam: Bằng cách đứng lên chào thầy, hầu hạ thầy, lắng nghe thầy, phục vụ thầy, nắm vững các kỹ năng thầy đã dạy. Và các bậc thầy được đệ tử phụng dưỡng như phương nam, sẽ có năm cách đáp trả lại: Các thầy sẽ huấn luyện tận tình, bảo đảm các đệ tử nắm vững được những gì họ cần phải nắm vững, dạy cho đệ tử thông suốt vững vàng các nghề nghiệp, giới thiệu đệ tử với các bạn bè đồng nghiệp, cung cấp sự an toàn cho đệ tử về mọi mặt. Bằng các này, phương nam được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi sợ hãi.
29. “There are five ways in which pupils should minister to their teachers as the southern direction: by rising to greet them, by waiting on them, by being attentive, by serving them, by mastering the skills they teach. And there are five ways in which their teachers, thus ministered to by their pupils as the southern direction, will reciprocate: they will give thorough instruction, make sure they have grasped what they should have duly grasped, give them a thorough grounding in all skills, recommend them to their friends and colleagues, and provide them with security in all directions. In this way the southern direction is covered, making it at peace and free from fear.
30. Có năm cách người chồng phải đối xử với vợ như phương tây: Tôn trọng vợ bằng cách không xem thường vợ, chung thủy với vợ, trao quyền hành cho vợ, tặng vợ những món đồ trang sức. Và người vợ được chồng đối xử như vậy sẽ có năm cách để đáp lại: Bằng cách tổ chức tốt đẹp công việc nội trợ, đối xử tử tế với gia nhân, trung thành với chồng, giữ gìn tài sản của chồng, khéo léo và cần mẫn trong mọi việc cần phải làm. Bằng cách này, phương tây được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi sự sợ hãi.
30. “There are five ways in which a husband should minister to his wife as the western direction: by honoring her, by not disparaging her, by not being unfaithful to her, by giving authority to her, by providing her with adornments. And there are five ways in which a wife, thus ministered to by her husband as the western direction, will reciprocate: by properly organizing her work, by being kind to the servants, by not being unfaithful, by protecting stores, and by being skillful and diligent in all she has to do. In this way the western direction is covered, making it at peace and free from fear.
31. Có năm cách một người nam phải đối xử với bạn bè và người đồng sự như phương bắc: Bằng cách tặng quà cho bạn, nói lời ái ngữ, quan tâm đến an sinh của bạn, đối xử với bạn như với chính mình, và giữ lời hứa. Người bạn và người đồng sự được đối xử như vậy sẽ có năm cách đáp trả lại: Chăm sóc bạn khi bạn lơ đãng, là nơi nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, không bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn, quan tâm đến con cái của bạn. Bằng cách này, phương bắc được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi sự sợ hãi.
31. “There are five ways in which a man should minister to his friends and companions as the northern direction: by gifts, by kindly words, by looking after their welfare, by treating them like himself, and by keeping his word. And there are five ways in which friends and companions, thus ministered to by a man as the northern direction, will reciprocate: by looking after him when he is inattentive, by looking after his property when he is inattentive, by being a refuge when he is afraid, by not deserting him when he is in trouble, and by showing concern for his children. In this way the northern direction is covered, making it at peace and free from fear.
32. Có năm cách một chủ nhân phải đối xử với nô bộc và công nhân của mình như phương hạ: Bằng cách sắp xếp công việc theo khả năng của họ, lo cung cấp thực phẩm và lương tiền cho họ, chăm sóc khi họ ốm đau, chia sẻ thức ăn ngon với họ, và cho họ nghỉ phép đúng lúc. Những nô bộc và công nhân được chủ nhân đối xử như vậy sẽ có năm cách đáp trả lại: Họ phải thức dậy sớm hơn chủ, đi ngủ muộn hơn chủ, chỉ nhận những gì chủ cho, làm thật tốt công việc của mình, là những người mang lại danh thơm tiếng tốt cho chủ nhân. Bằng cách này, phương hạ được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi sự sợ hãi.
32. “There are five ways in which a master should minister to his servants and workers as the nadir: by arranging their work according to their strength, by supplying them with food and wages, by looking after them when they are ill, by sharing special delicacies with them, and by letting them off work at the right time. And there are five ways in which servants and workers, thus ministered to by their master as the nadir, will reciprocate: they will get up before him, go to bed after him, take only what they are given, do their work properly, and be bearers of his praise and good repute. In this way the nadir is covered, making it at peace and free from fear.
33. Có năm cách một gia chủ phải đối xử với Sa-môn và Bà-la-môn như phương thượng: Bằng cách bày tỏ lòng hòa ái về thân, khẩu và ý; mở rộng cửa đón các vị ấy, cúng dường các vị ấy những phẩm vật cần thiết. Các Sa-môn, Bà-la-môn được gia chủ đối xử như phương thượng sẽ có năm cách để đáp trả lại: Ngăn cản không để gia chủ làm điều ác, khuyến khích gia chủ làm điều thiện, có lòng từ bi đối với gia chủ, giảng dạy cho gia chủ những gì người ấy chưa được nghe, và chỉ bày cho gia chủ con đường đưa đến cõi Thiên. Bằng cách này, phương thượng được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi sự sợ hãi.
33. “There are five ways in which a man should minister to ascetics and brahmins as the zenith: by kindness in bodily deed, speech, and thought, by keeping open house for them, and by supplying their bodily needs. And the ascetics and brahmins, thus ministered to by him as the zenith, will reciprocate in five ways: they will restrain him from evil, encourage him to do good, be benevolently compassionate toward him, teach him what he has not heard, and point out to him the way to heaven. In this way the zenith is covered, making it at peace and free from fear.”
(Trường Bộ Kinh II, Kinh số 31: Kinh giáo thọ Thi-Ca-La-Việt, tr. 529-545)
(from DN 31: Sigālaka Sutta; III 180–81, 187–91)
– Này các Tỷ-kheo, những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với Phạm Thiên. Những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với các bậc đạo sư thời xưa cổ. Những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với chư Thiên thời cổ xưa. Những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với các bậc Thánh.
“Monks, those families dwell with Brahmā where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient teachers where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient deities where at home the parents are respected by the children. Those families dwell with the holy ones where at home the parents are respected by their children.
Này các Tỷ-kheo, ‘Phạm Thiên’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. ‘Các bậc đạo sư xưa cổ’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. ‘Chư Thiên thời xưa cổ’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. ‘Các bậc Thánh’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. Vì sao? Vì cha mẹ là những người giúp đỡ con cái rất tuyệt vời; cha mẹ nuôi con khôn lớn, cho con ăn, và dạy cho con biết về cuộc đời.
“’Brahmā,’ monks, is a term for father and mother. ‘The ancient teachers’ is a term for father and mother. ‘The ancient deities’ is a term for father and mother. ‘The holy ones’ is a term for father and mother. And why? Parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VII, Phẩm Công Đức - (III)-Bằng với Phạm Thiên, tr. 684-685)
(b) Đền đáp công ơn cha mẹ
(b) Repaying One’s Parents
– Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có hai vị mà con người không thể nào đền đáp được công ơn. Hai vị ấy là ai? Đó là cha và mẹ.
“Monks, I declare that there are two persons one can never repay. What two? One’s mother and father.
Thậm chí, nếu một người trên một vai cõng mẹ, và vai kia cõng cha, làm như vậy nếu sống được một trăm năm, cho đến khi tuổi tròn một trăm; và nếu người ấy chăm sóc cha mẹ bằng cách bôi dầu, xoa bóp, tắm rửa, đấm bóp tay chân, và ngay cả phải dọn phân của cha mẹ, như vậy người ấy vẫn chưa làm đầy đủ bổn phận đối với cha mẹ, cũng chưa đền đáp được công ơn cha mẹ. Ngay cả nếu người ấy thiết lập, bố trí cha mẹ như những vị vua chúa tối cao trên quả đất này với bảy báu vật thật sang trọng, người ấy vẫn chưa làm đủ bổn phận đối với cha mẹ, cũng chưa đền đáp được công ơn cha mẹ. Vì sao? Vì cha mẹ là những người giúp đỡ con thật tuyệt vời; cha mẹ nuôi con khôn lớn, cho con ăn, và dạy cho con biết về cuộc đời.
“Even if one should carry about one’s mother on one shoulder and one’s father on the other, and while doing so should live a hundred years, reach the age of a hundred years; and if one should attend to them by anointing them with balms, by massaging, bathing, and rubbing their limbs, and they should even void their excrements there—even by that would one not do enough for one’s parents, nor would one repay them. Even if one were to establish one’s parents as the supreme lords and rulers over this earth so rich in the seven treasures, one would not do enough for them, nor would one repay them. For what reason? Parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world.
Nhưng này các Tỷ-kheo, người có cha mẹ không có lòng tin, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ có lòng tin; người có cha mẹ thiếu đạo đức, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ sống có đạo đức; người có cha mẹ keo kiệt, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ biết bố thí; người có cha mẹ còn mê muội, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ có trí tuệ; này các Tỷ-kheo, một người như vậy là đã làm đầy đủ bổn phận đối với cha mẹ: Người ấy đã đền đáp công ơn cha mẹ, và đã đền đáp nhiều hơn những gì mà cha mẹ đã làm cho người ấy.
“But, monks, one who encourages his unbelieving parents, settles and establishes them in faith; who encourages his immoral parents, settles and establishes them in moral discipline; who encourages his stingy parents, settles and establishes them in generosity; who encourages his ignorant parents, settles and establishes them in wisdom—such a one, monks, does enough for his parents: he repays them and more than repays them for what they have done.”
(Tăng Chi BK I-VI, Ph. Thăng Bằng 2, tr. 119- 120)
(a) Bốn kiểu hôn nhân
(a) Different Kinds of Marriages
Một thời, Thế Tôn đang du hành trên con đường giữa Madhurā và Verañjā, nhiều gia chủ và vợ của họ cùng đi trên con đường đó. Rồi Thế Tôn rời khỏi con đường và ngồi xuống trên một chỗ ngồi đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Các gia chủ và vợ của họ thấy Thế Tôn ngồi đấy liền đi đến Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, họ ngồi xuống một bên, và Thế Tôn nói với họ:
On one occasion the Blessed One was traveling along the highway between Madhurā and Verañjā, and a number of householders and their wives were traveling along the same road. Then the Blessed One left the road and sat down on a seat at the foot of a tree. The householders and their wives saw the Blessed One sitting there and approached him. Having paid homage to him, they sat down to one side, and the Blessed One then said to them:
– Này các gia chủ, có bốn kiểu hôn nhân. Thế nào là bốn? Một kẻ đê tiện sống chung với một kẻ đê tiện, một kẻ đê tiện sống chung với một Thiên nữ, một Thiên nam sống chung với một kẻ đê tiện, một Thiên nam sống chung với một Thiên nữ.
“Householders, there are these four kinds of marriages. What four? A wretch lives together with a wretch; a wretch lives together with a goddess; a god lives together with a wretch; a god lives together with a goddess.
Và thế nào là một kẻ đê tiện sống chung với một kẻ đê tiện? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ sát sanh, lấy của không cho, dấn thân vào tà dâm, nói láo, say sưa uống các loại rượu men, rượu mạnh; là nền móng của ác hạnh; ông ta vô đạo đức, tánh tình xấu ác, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế keo kiệt chi phối; ông ta xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Và vợ của ông ta cũng giống y hệt ông ta về mọi mặt. Như vậy chính là kiểu người đê tiện sống chung với người đê tiện.
“And how does a wretch live together with a wretch? Here, householders, the husband is one who destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in wines, liquor, and intoxicants, the basis for negligence; he is immoral, of bad character; he dwells at home with a heart obsessed by the stain of stinginess; he abuses and reviles ascetics and brahmins. And his wife is exactly the same in all respects. It is in such a way that a wretch lives together with a wretch.
Và thế nào là một kẻ đê tiện sống chung với một Thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ sát sanh, lấy của không cho, dấn thân vào tà dâm, nói láo, say sưa uống các loại rượu men, rượu mạnh; là nền móng của ác hạnh; ông ta vô đạo đức, tánh tình xấu ác, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế keo kiệt chi phối; ông ta xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Nhưng vợ ông ta là người từ bỏ sát sanh, không dấn thân vào tà dâm, không nói láo, không uống các loại rượu men, rượu mạnh; bà ấy là người có đạo đức, tánh tình tốt; sống trong gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối; bà ấy không xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Như vậy chính là kiểu người đê tiện sống chung với Thiên nữ.
“And how does a wretch live together with a goddess? Here, householders, the husband is one who destroys life … who abuses and reviles ascetics and brahmins. But his wife is one who abstains from the destruction of life … from wines, liquor, and intoxicants; she is virtuous, of good character; she dwells at home with a heart free from the stain of stinginess; she does not abuse or revile ascetics and brahmins. It is in such a way that a wretch lives together with a goddess.
Và thế nào là một Thiên nam sống chung với một kẻ đê tiện? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ từ bỏ sát sanh... không xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Nhưng vợ của ông ta là kẻ sát sanh... xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Như vậy chính là kiểu một Thiên nam sống chung với một kẻ đê tiện.
“And how does a god live together with a wretch? Here, householders, the husband is one who abstains from the destruction of life … who does not abuse or revile ascetics and brahmins. But his wife is one who destroys life … who abuses and reviles ascetics and brahmins. It is in such a way that a god lives together with a wretch.
Và thế nào là một Thiên nam sống chung với một Thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ từ bỏ sát sanh... từ bỏ uống các loại rượu men, rượu mạnh; ông ta là người có đạo đức, tánh tình tốt; sống trong gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối; ông ấy không xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Và vợ của ông ta cũng giống y hệt ông ta về mọi mặt. Đấy chính là kiểu một Thiên nam sống chung với một Thiên nữ.
“And how does a god live together with a goddess? Here, householders, the husband is one who abstains from the destruction of life … from wines, liquor, and intoxicants; he is virtuous, of good character; he dwells at home with a heart free from the stain of stinginess; he does not abuse or revile ascetics and brahmins. And his wife is exactly the same in all respects. It is in such a way that a god lives together with a goddess.
Này các gia chủ, đấy là bốn kiểu hôn nhân.
“These, householders, are the four kinds of marriages.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV, Ph. Nguồn Sanh Phước - III-(53), tr. 661-663)
(b) Làm thế nào để tái hợp trong đời sau
(b) How to Be United in Future Lives
Một thời, Thế Tôn đang cư trú giữa dân chúng Bhaggā, gần vùng Suṃsumāragiri, trong Vườn Nai thuộc khu rừng Bhesakaḷā. Vào buổi sáng, Thế Tôn đắp y, cầm y bát đi đến nhà của gia chủ Nakulapitā. (3) Sau khi đến nơi, Ngài ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ Nakulapitā và người vợ Nakulapitā đi đến Thế Tôn; sau khi đảnh lễ Thế Tôn, họ ngồi xuống một bên. Ngồi xuống xong, gia chủ Nakulapitā bạch Thế Tôn:
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Bhagga people, near Suṃsumāragiri, in the Deer Park of the Bhesakalā Grove. One morning the Blessed One dressed, took his upper robe and bowl, and went to the dwelling of the householder Nakulapitā.3 Having arrived there, he sat down on the seat prepared for him. Then the householder Nakulapitā and the housewife Nakulamātā approached the Blessed One and, after paying homage to him, sat down to one side. So seated, the householder Nakulapitā said to the Blessed One:
– Bạch Thế Tôn, kể từ khi người vợ trẻ Nakulapitā được đem về đây cho con khi con còn rất trẻ, con chưa hề làm điều gì xúc phạm đến nàng, ngay cả trong ý nghĩ, chứ đừng nói đến hành động. Chúng con chỉ mong ước được mãi mãi thấy nhau suốt đời này cũng như trong đời sau.
“Venerable sir, ever since the young housewife Nakulamātā was brought home to me when I too was still young, I am not aware of having wronged her even in my thoughts, still less in my deeds. Our wish is to be in one another’s sight so long as this life lasts and in the future life as well.”
Rồi vợ của Nakulapitā bạch Thế Tôn như sau:
– Bạch Thế Tôn, kể từ khi con được đưa về nhà người chồng trẻ tuổi của con là Nakulapitā, trong khi bản thân con còn rất trẻ, con chưa hề làm điều gì xúc phạm đến chàng, ngay cả trong ý nghĩ, chứ đừng nói đến hành động. Chúng con chỉ mong ước được mãi mãi thấy nhau suốt đời này cũng như trong đời sau.
Then Nakulamātā the housewife addressed the Blessed One thus: “Venerable sir, ever since I was taken to the home of my young husband Nakulapitā, while being a young girl myself, I am not aware of having wronged him even in my thoughts, still less in my deeds. Our wish is to be in one another’s sight so long as this life lasts and in the future life as well.”
Rồi Thế Tôn đáp như sau:
– Này các gia chủ, nếu cả hai vợ chồng đều mong ước được thấy nhau suốt đời này cũng như trong đời sau, thì cả hai phải có cùng một đức tin, cùng giữ giới hạnh, cùng bố thí, cùng trí tuệ; lúc ấy cả hai sẽ được thấy nhau suốt đời này cũng như trong đời sau.
Then the Blessed One spoke thus: “If, householders, both wife and husband wish to be in one another’s sight so long as this life lasts and in the future life as well, they should have the same faith, the same moral discipline, the same generosity, the same wisdom; then they will be in one another’s sight so long as this life lasts and in the future life as well.”
Cả hai cùng thủy chung và biết bố thí,
Sống chế ngự, theo chánh mạng,
Họ đến với nhau như vợ chồng
Hết lòng yêu thương nhau.
When both are faithful and generous,
Self-restrained, of righteous living,
They come together as husband and wife
Full of love for each other.
Nhiều ân phước đến với họ,
Họ sống chung hạnh phúc,
Khi cả hai đồng đức hạnh,
Kẻ thù bị thất vọng.
Many blessings come their way,
They dwell together in happiness,
Their enemies are left dejected,
When both are equal in virtue.
Sống theo Chánh pháp trong thế gian này,
Cả hai cùng giữ gìn giới hạnh,
Sau khi chết sẽ hoan hỷ ở Thiên giới,
Vui hưởng hạnh phúc tràn ngập.
Having lived by Dhamma in this world,
The same in virtue and observance,
They rejoice after death in the deva-world,
Enjoying abundant happiness.
(Tăng Chi BK I, Ch. IV: Nguồn Sanh Phước V. (55) Xứng Đôi, tr. 668-670)
Một thời, Thế Tôn đang cư trú tại thành Xá-vệ (Sāvatthī), trong Rừng Kỳ-đà (Jeta), thuộc tinh xá Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika). Vào buổi sáng, Thế tôn đắp y, cầm y bát, đi đến nhà ông Cấp Cô Độc; tại nơi đó, Ngài ngồi xuống một chỗ ngồi được soạn sẵn. Vào lúc ấy, nhiều người trong nhà đang nói lớn tiếng và tạo những tiếng ồn ào khó chịu. Gia chủ Cấp Cô Độc đến gần Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. (4) Thế Tôn nói với ông ta:
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s monastery. In the morning the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and went to Anāthapiṇḍika’s house, where he sat down in a seat prepared for him. On that occasion people in the house were making an uproar and a racket. The householder Anāthapiṇḍika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side.4 The Blessed One then said to him:
– Này gia chủ, vì sao những người trong nhà ông lại nói lớn tiếng và tạo những tiếng ồn ào khó chịu như thế? Người ta sẽ nghĩ rằng họ là những người đánh cá đang tranh giành cá.
“Why are people in your house making this uproar and racket, householder? One would think they were fishermen making a haul of fish.”
– Bạch Thế Tôn, đó là nàng dâu của con tên là Sujātā. Nàng giàu có và được đưa đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời cha chồng, mẹ chồng và cũng không vâng lời chồng. Thậm chí nàng cũng không tôn vinh, kính trọng và cung kính Thế Tôn.
“That, venerable sir, is our daughter-in-law Sujātā. She is rich and has been brought here from a rich family. She does not obey her father-in-law and mother-in-law, nor her husband. She does not even honor, respect, esteem, and venerate the Blessed One.”
Rồi Thế Tôn gọi nàng dâu Sujātā:
– Hãy đến đây, Sujātā.
Then the Blessed One called the daughter-in-law Sujātā, saying, “Come, Sujātā.”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Nàng đáp, và đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với nàng:
– Này Sujātā, có bảy hạng vợ. Thế nào là bảy? Hạng vợ như người sát nhân, như người ăn trộm, như kẻ độc tài, như người mẹ, như người chị, như người bạn, và hạng như người nữ tỳ. Đó là bảy hạng vợ. Giờ đây con thuộc hạng nào?
“Yes, venerable sir,” she replied, and she went to the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to her: “There are these seven kinds of wives, Sujātā. What seven? One like a slayer, one like a thief, one like a tyrant, one like a mother, one like a sister, one like a friend, and one like a handmaid. These are the seven kinds of wives. Now which of these seven are you?”
– Con không hiểu ý nghĩa lời dạy tóm tắt của Thế Tôn trong từng chi tiết. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn có thể giảng pháp cho con bằng cách mà con có thể hiểu được ý nghĩa lời dạy trong từng chi tiết!
“I do not understand in detail the meaning of the Blessed One’s brief statement. It would be good, venerable sir, if the Blessed One would teach me the Dhamma in such a way that I might understand the meaning in detail.”
– Vậy thì, này Sujātā, nàng hãy lắng nghe, Ta sẽ giảng.
“Then listen, Sujātā, and attend carefully. I will speak.”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Nàng Sujātā trả lời. Và Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, venerable sir,” Sujātā replied. The Blessed One said this:
Với tâm sân hận, lạnh lùng và vô cảm,
Ham muốn kẻ khác, khinh rẻ chồng mình,
Tìm cách giết hại người đã mua mình,
Hạng vợ như vậy gọi là vợ sát nhân.
“With hateful mind, cold and heartless,
Lusting for others, despising her husband;
Who seeks to kill the one who bought her—
Such a wife is called a slayer.
Khi chồng kiếm được nhiều tiền của
Do làm thủ công, buôn bán hay làm nông,
Người vợ tìm cách giấu một ít riêng cho mình,
Hạng vợ như vậy gọi là vợ ăn trộm.
“When her husband acquires wealth
By his craft or trade or farm work,
She tries to filch a little for herself—
Such a wife is called a thief.
Người ham ăn, biếng nhác, thích nhàn rỗi,
Đanh đá, hung bạo, nói năng thô lỗ,
Người đàn bà ức hiếp cả người nuôi mình,
Hạng vợ này gọi là vợ độc tài.
“The slothful glutton, bent on idling,
Harsh, fierce, rough in speech,
A woman who bullies her own supporter—
Such a wife is called a tyrant.
Người luôn luôn hiền từ và giúp đỡ,
Săn sóc chồng như mẹ đối với con,
Cẩn thận bảo vệ tài sản chồng,
Hạng vợ này gọi là vợ như mẹ.
“One who is always helpful and kind,
Who guards her husband as a mother her son,
Who carefully protects the wealth he earns—
Such a wife is called a mother.
Người cung kính tôn trọng chồng
Như em gái đối với anh,
Khiêm tốn làm theo ý chồng,
Hạng vợ này gọi là vợ như em gái.
“She who holds her husband in high regard
As younger sister holds the elder born,
Who humbly submits to her husband’s will—
Such a wife is called a sister.
Người vui mừng khi trông thấy chồng,
Như người bạn hân hoan gặp bạn mình,
Người được giáo dục tốt, có đạo đức và tận tụy,
Hạng vợ như vậy gọi là vợ như bạn.
“One who rejoices at her husband’s sight
As one friend might welcome another,
Well raised, virtuous, devoted—
Such a wife is called a friend.
Người không tức giận, sợ bị trừng phạt,
Chịu đựng chồng không hề oán hận,
Khiêm tốn tuân theo ý chồng,
Hạng vợ này gọi là vợ nữ tỳ. (5)
“One without anger, afraid of punishment,
Who bears with her husband free of hate,
Who humbly submits to her husband’s will—
Such a wife is called a handmaid.5
Những hạng vợ ở đây gọi là vợ sát nhân,
Vợ ăn trộm, và vợ độc tài,
Những hạng vợ này khi qua đời,
Sẽ bị tái sanh vào địa ngục.
“The types of wives here called a slayer,
A thief, and the wife like a tyrant,
These kinds of wives, with the body’s breakup,
Will be reborn deep in hell.
Nhưng với các hạng vợ như mẹ, như em, như bạn,
Và hạng vợ được gọi là nữ tỳ,
Đức hạnh vững vàng, biết phòng hộ lâu dài,
Khi qua đời sẽ được tái sanh lên Thiên giới.
“But wives like mother, sister, friend,
And the wife called a handmaid,
Steady in virtue, long restrained,
With the body’s breakup go to heaven.
Này Sujātā, đấy là bảy hạng vợ. Giờ đây con thuộc hạng vợ nào?
“These, Sujātā, are the seven kinds of wives. Now which of these are you?”
– Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, xin Ngài hãy xem con thuộc hạng vợ nữ tỳ.
“Beginning today, venerable sir, you should consider me a wife who is like a handmaid.”
(Tăng Chi BK III, Ch. VI, Ph. Không Tuyên Bố - IX(59) Các Người Vợ, tr. 404-409)
3. AN LẠC TRONG HIỆN TẠI, AN LẠC TRONG TƯƠNG LAI
3. PRESENT WELFARE, FUTURE WELFARE
Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ trong vùng của người Koliya, nơi có một phố chợ của người Koliya tên là Kakkarapatta. Rồi gia chủ Koliyan tên là Dīghajānu đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, và ngồi xuống một bên; sau khi ngồi xuống một bên, ông ta bạch Thế Tôn:
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Koliyans where there was a market town of the Koliyans named Kakkarapatta. Then the Koliyan family man Dīghajānu approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. So seated, he said to the Blessed One:
– Bạch Thế Tôn, chúng con là những người vui thích hưởng thụ các dục lạc giác quan, ở nhà, chúng con nằm trong giường vui đùa với nhiều trẻ con, thưởng thức mùi trầm hương, đeo vòng hoa, thoa dầu thơm, thích trang sức vàng bạc. Cầu xin Thế Tôn dạy cho chúng con pháp nào có thể dẫn dắt chúng con được an vui hạnh phúc ngay trong đời hiện tại cũng như trong đời sống ở tương lai.
“Venerable sir, we are laypeople who enjoy sensual pleasures, dwelling at home in a bed crowded with children, enjoying fine sandalwood, wearing garlands, scents, and unguents, accepting gold and silver. Let the Blessed One teach the Dhamma to us in a way that will lead to our welfare and happiness both in the present life and in the future life as well.”
– Này Vyagghapajjā, có bốn pháp đưa đến an vui hạnh phúc ngay trong đời này. Thế nào là bốn?
Thành tựu nỗ lực bền bỉ, thành tựu sự bảo vệ, tình bạn tốt đẹp, và một cuộc sống cân bằng.
“There are, Byagghapajja, four things that lead to the welfare and happiness of a family man in this very life. What four? The accomplishment of persistent effort, the accomplishment of protection, good friendship, and balanced living.
Và thế nào là thành tựu nỗ lực bền bỉ? Này Vyagghapajjā, dù bằng bất cứ phương tiện sinh sống nào như làm nghề nông, buôn bán, chăn nuôi gia súc, săn bắn hay công chức, hay một vài nghề thủ công khác, người gia chủ luôn khéo léo và cần mẫn; người ấy nghiên cứu phương tiện thích hợp, và có khả năng hành động và sắp xếp mọi việc một cách đúng đắn. Như vậy gọi là thành tựu nỗ lực bền bỉ.
“And what is the accomplishment of persistent effort? Here, Byagghapajja, whatever may be the means by which a family man earns his living—whether by farming, trade, cattle raising, archery or civil service, or by some other craft—he is skillful and diligent; he investigates the appropriate means, and is able to act and arrange everything properly. This is called the accomplishment of persistent effort.
Và thế nào là thành tựu sự bảo vệ? Ở đây, này Vyagghapajjā, người gia chủ thiết lập sự bảo vệ và canh giữ tài sản thâu hoạch được bằng nỗ lực tích cực, tích lũy được bằng sức mạnh của đôi bàn tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chính đáng đạt được bằng các phương tiện chính đáng, người ấy nghĩ rằng: “Làm thế nào để ta ngăn cản nhà vua hay bọn cướp đoạt mất tài sản này, ngăn cản ngọn lửa không thiêu rụi, lụt lội làm trôi mất, và những kẻ thừa kế đáng ghét đoạt mất tài sản này?” Như vậy gọi là thành tựu sự bảo vệ.
“And what is the accomplishment of protection? Here, Byagghapajja, a family man sets up protection and guard over the wealth acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained, thinking: ‘How can I prevent kings and bandits from taking this away, fire from burning it, floods from sweeping it off, and unloved heirs from taking it?’ This is called the accomplishment of protection.
Và thế nào là tình bạn tốt đẹp? Ở đây, này Vyagghapajjā, trong bất cứ thôn làng hay thị trấn nào mà gia chủ cư ngụ, ông ấy kết bạn với các gia chủ khác hay con cái của họ, dù trẻ hay già, những người có đạo đức chân chính, có đức tin đúng đắn, có giới hạnh, biết bố thí, và có trí tuệ; người gia chủ nói chuyện và tham gia những cuộc thảo luận với họ. Người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về đức tin, về giới hạnh, về bố thí, và về trí tuệ. Như vậy gọi là tình bạn tốt đẹp.
“And what is good friendship? Here, Byagghapajja, in whatever village or town a family man dwells, he associates with householders or their sons, whether young or old, who are of mature virtue, accomplished in faith, moral discipline, generosity, and wisdom; he converses with them and engages in discussions with them. He emulates them in regard to their accomplishment in faith, moral discipline, generosity, and wisdom. This is called good friendship.
Và thế nào là một cuộc sống cân bằng? Ở đây, này Vyagghapajjā, người gia chủ biết rõ lợi tức và chi tiêu của mình và có một cuộc sống cân bằng, không hoang phí cũng không keo kiệt, do đó lợi tức của ông ta vượt quá chi tiêu chứ không phải ngược lại. Cũng giống như một người thợ kim hoàn hay thợ học việc của ông ta, cầm cái cân và biết: “Dĩa cân đã nặng xuống bao nhiêu, dĩa cân đã nhấc lên bao nhiêu”, như vậy là người gia chủ đã có một cuộc sống cân bằng.
“And what is balanced living? Here, Byagghapajja, a family man knows his income and expenditures and leads a balanced life, neither extravagant nor miserly, so that his income exceeds his expenditures rather than the reverse. Just as a goldsmith or his apprentice, holding up a scale, knows, ‘By so much it has dipped down, by so much it has tilted up,’ so a family man leads a balanced life.
Tài sản được tích lũy như vậy có bốn nguồn để tiêu tan: cung phụng cho phụ nữ, uống rượu, đánh bạc, và kết bạn với kẻ xấu. Cũng giống như trường hợp một cái thùng nước lớn có bốn lỗ chảy ra và bốn lỗ chảy vào, nếu người ta đóng bốn lỗ chảy vào và mở bốn lỗ chảy ra, và không có đủ số lượng nước mưa đổ vào, thì điều mong đợi sẽ xảy ra là lượng nước mưa trong thùng sẽ giảm chứ không tăng. Như vậy là bốn nguồn này làm tiêu tan tài sản.
“The wealth thus amassed has four sources of dissipation: womanizing, drunkenness, gambling, and evil friendship. Just as in the case of a tank with four inlets and outlets, if one should close the inlets and open the outlets, and there would not be adequate rainfall, a decrease rather than an increase of the water could be expected in the tank, so these four things bring about the dissipation of amassed wealth.
Cũng vậy, có bốn nguồn để gia tăng tài sản đã tích lũy được: không cung phụng cho phụ nữ, không uống rượu, không đánh bạc, và không kết bạn với kẻ xấu. Cũng giống như trường hợp một cái thùng nước lớn có bốn lỗ chảy ra và bốn lỗ chảy vào, nếu người ta mở bốn lỗ chảy vào và đóng bốn lỗ chảy ra, và có đủ số lượng nước mưa đổ vào, thì điều mong đợi sẽ xảy ra là lượng nước mưa trong thùng sẽ tăng chứ không giảm. Như vậy là bốn nguồn này làm gia tăng tài sản.
“Similarly, there are four sources for the increase of amassed wealth: abstinence from womanizing, from drunkenness, from gambling, and from evil friendship. Just as in the case of a tank with four inlets and outlets, if one should open the inlets and close the outlets, and there would be adequate rainfall, an increase rather than a decrease of the water could be expected in the tank, so these four things bring about the increase of amassed wealth.
Này Vyagghapajjā, đó là bốn pháp đưa người gia chủ đến an vui, hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại.
“These four things, Byagghapajja, lead to a family man’s welfare and happiness in the present life.
Bốn pháp khác đưa người gia chủ đến an vui hạnh phúc cho đời sống tương lai. Thế nào là bốn? Thành tựu tín tâm, giới đức, bố thí và trí tuệ.
“Four other things lead to a family man’s welfare and happiness in the future life. What four? Accomplishment in faith, moral discipline, generosity, and wisdom.
Và thế nào là người gia chủ thành tựu tín tâm? Ở đây, này Vyagghapajjā, người gia chủ có tín tâm, người ấy đặt niềm tin vào sự giác ngộ của Như Lai: “Như vậy, Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Bằng cách này, người gia chủ thành tựu tín tâm.
“And how is a family man accomplished in faith? Here, Byagghapajja, a family man has faith; he places faith in the enlightenment of the Tathāgata: ‘So the Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ In this way a family man is accomplished in faith.
Và thế nào là người gia chủ thành tựu giới đức? Ở đây, này Vyagghapajjā, người gia chủ từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và chất gây nghiện; đó là nguồn gốc của mọi sự phóng dật. Bằng cách này, người gia chủ thành tựu giới đức.
“And how is a family man accomplished in moral discipline? Here, Byagghapajja, a family man abstains from the destruction of life, from stealing, from sexual misconduct, from false speech, and from wines, liquors, and intoxicants, the basis for negligence. In this way a family man is accomplished in moral discipline.
Và thế nào là người gia chủ thành tựu bố thí? Ở đây, này Vyagghapajjā, người gia chủ sống trong gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối, bố thí hào phóng với bàn tay mở rộng, vui vẻ từ bỏ của cải, là người hết lòng làm việc thiện, vui thích khi ban tặng và chia sẻ. Bằng cách này, người gia chủ thành tựu bố thí.
“And how is a family man accomplished in generosity? Here, Byagghapajja, a family man dwells at home with a mind devoid of the stain of stinginess, freely generous, open-handed, delighting in relinquishment, one devoted to charity, delighting in giving and sharing. In this way a family man is accomplished in generosity.
Và thế nào là người gia chủ thành tựu trí tuệ? Ở đây, này Vyagghapajjā, người gia chủ có được trí tuệ để nhìn sâu vào sự sinh diệt của các pháp, trí tuệ cao thượng và thâm sâu dẫn đến sự đoạn trừ khổ đau hoàn toàn. Bằng cách này, người gia chủ thành tựu trí tuệ.
“And how is a family man accomplished in wisdom? Here, Byagghapajja, a family man possesses the wisdom that sees into the arising and passing away of phenomena, that is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. In this way a family man is accomplished in wisdom.
Này Vyagghapajjā, đó là bốn pháp đưa người gia chủ đến an vui hạnh phúc trong đời sống tương lai.
“These four things, Byagghapajja, lead to a family man’s welfare and happiness in the future life.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VII, Phẩm Nghiệp Công Đức - (I) (61) Bốn Nghiệp Công Đức, tr. 676-684)
4. NGHỀ NGHIỆP CHƠN CHÁNH / CHÁNH MẠNG
(1) Tránh làm những nghề nghiệp bất chánh
(1) Avoiding Wrong Livelihood
– Này các Tỷ-kheo, người cư sĩ không nên làm năm nghề này: buôn bán vũ khí, buôn bán động vật còn sống, buôn bán thịt, buôn bán các chất gây nghiện, buôn bán thuốc độc.
“These five trades, O monks, should not be taken up by a lay follower: trading in weapons, trading in living beings, trading in meat, trading in intoxicants, trading in poison.”
(Tăng Chi BK I, Ch. V, Phẩm Ba Pháp)
(2) Sử dụng tài sản đúng đắn
(2) The Proper Use of Wealth
Thế Tôn nói với trưởng giả Cấp Cô Độc:
– Với tài sản thâu hoạch do nỗ lực, năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp, vị Thánh đệ tử thực hiện bốn hành động xứng đáng. Thế nào là bốn?
[The Blessed One addressed the householder Anāthapiṇḍika:] “With the wealth acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained, the noble disciple undertakes four worthy deeds. What four?
Với tài sản thâu hoạch được đúng pháp như thế, tự mình tạo được hạnh phúc, an vui và giữ gìn sự an vui cho mình một cách đúng đắn; người ấy giúp cha mẹ được hoan hỷ an vui và giữ gìn sự an vui cho cha mẹ một cách đúng đắn; người ấy giúp cho vợ con, người hầu, nhân công và người giúp việc được an vui hạnh phúc và giữ gìn sự an vui cho họ một cách đúng đắn; người ấy giúp cho bạn bè, đồng nghiệp được an vui và giữ gìn sự an vui hoan hỷ cho họ một cách đúng đắn. Đây là trường hợp thứ nhất tài sản được sử dụng tốt, áp dụng có kết quả và sử dụng vì mục đích xứng đáng.
“With the wealth thus gained he makes himself happy and pleased and properly maintains himself in happiness; he makes his parents happy and pleased and properly maintains them in happiness; he makes his wife and children, his slaves, workers, and servants happy and pleased and properly maintains them in happiness; he makes his friends and colleagues happy and pleased and properly maintains them in happiness. This is the first case of wealth gone to good use, fruitfully applied and used for a worthy cause.
Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoạch đúng pháp như thế, vị Thánh đệ tử có những chuẩn bị để đối phó với những mất mát có thể xảy ra do hỏa hoạn hay lụt lội, do nhà vua, các băng cướp hay những kẻ thừa kế thù nghịch; vị ấy biết bảo vệ an toàn cho mình đối với những kẻ ấy. Đây là trường hợp thứ hai tài sản được sử dụng tốt…
“Further, householder, with the wealth thus gained the noble disciple makes provisions against the losses that might arise on account of fire and floods, kings and bandits and unloved heirs; he makes himself secure against them. This is the second case of wealth gone to good use.…
Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoạch đúng pháp như thế, vị Thánh đệ tử thực hiện năm sự hiến tặng: hiến tặng bà con, quan khách, dâng cúng vong linh tổ tiên; hiến tặng nhà vua và cúng dường chư Thiên. Đây là trường hợp thứ ba tài sản được sử dụng tốt...
“Further, householder, with the wealth thus gained the noble disciple makes the five kinds of offerings: to relatives, guests, ancestors, the king, and the devas. This is the third case of wealth gone to good use.…
Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoạch đúng pháp như thế, vị Thánh đệ tử thiết lập sự cúng dường cao thượng cho các vị Sa-môn, Bà-la-môn, những vị từ bỏ kiêu mạn và phóng dật, những vị an trú trong nhẫn nhục và nhu hòa, hết lòng tự nhiếp phục mình, tự an tịnh mình, và tu tập hướng đến chứng đắc Niết-bàn, đó là sự cúng dường thuộc về Thiên giới, kết quả là đem lại hạnh phúc dẫn đến cõi Thiên. Đây là trường hợp thứ tư tài sản được sử dụng tốt, áp dụng có kết quả và sử dụng vì mục đích xứng đáng.
“Further, householder, with the wealth thus gained the noble disciple establishes a lofty offering of alms to those ascetics and brahmins who refrain from vanity and negligence, who are settled in patience and gentleness, who are devoted to taming themselves, to calming themselves, and to attaining Nibbāna—an offering that is heavenly, resulting in happiness, conducive to heaven. This is the fourth case of wealth gone to good use, fruitfully employed and used for a worthy cause.
Này gia chủ, đây là bốn hành động xứng đáng mà vị Thánh đệ tử thực hiện với tài sản thâu hoạch do nỗ lực, năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp.
“These, householder, are the four worthy deeds that the noble disciple undertakes with the wealth acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained.
Với bất cứ ai mà tài sản được tiêu dùng vì những mục đích khác với bốn hành động xứng đáng này, thì tài sản đó được gọi là đã bị lãng phí, đã bị vung vãi quá trớn và sử dụng bừa bãi. Nhưng đối với những ai mà tài sản được tiêu dùng vào bốn hành động xứng đáng này, thì tài sản ấy được gọi là đã được sử dụng tốt, áp dụng có kết quả và sử dụng vì mục đích xứng đáng.
“For anyone whose wealth is expended on other things apart from these four worthy deeds, that wealth is said to have gone to waste, to have been squandered and used frivolously. But for anyone whose wealth is expended on these four worthy deeds, that wealth is said to have gone to good use, to have been fruitfully employed and used for a worthy cause.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VII, Ph. Nghiệp Công Đức, tr. 679-681)
(3) Hạnh phúc của gia chủ
(3) A Family Man’s Happiness
Thế Tôn nói với trưởng giả Cấp Cô Độc:
– “Này gia chủ, có bốn loại hạnh phúc mà người gia chủ thích hưởng thụ dục lạc có thể đạt được, tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Thế nào là bốn? Đó là hạnh phúc do sở hữu, hạnh phúc do hưởng thụ, hạnh phúc do không bị nợ nần, hạnh phúc do không bị kết tội.
The Blessed One said to the householder Anāthapiṇḍika: “There are, householder, these four kinds of happiness which may be achieved by a layperson who enjoys sensual pleasures, depending on time and occasion. What four? The happiness of possession, the happiness of enjoyment, the happiness of freedom from debt, and the happiness of blamelessness.
Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do sở hữu? Ở đây, người gia chủ sở hữu tài sản thâu hoạch được do nỗ lực, năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp. Khi người ấy suy nghĩ: “Ta sở hữu tài sản thâu hoạch được do nỗ lực năng động... tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp,” người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do sở hữu.
“And what, householder, is the happiness of possession? Here, a family man possesses wealth acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained. When he thinks, ‘I possess wealth acquired by energetic striving … righteously gained,’ he experiences happiness and joy. This is called the happiness of possession.
Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do hưởng thụ? Ở đây, người gia chủ sở hữu tài sản thâu hoạch được do nỗ lực, năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp, người gia chủ hưởng thụ tài sản và làm những việc công đức. Khi người ấy suy nghĩ: “Ta sở hữu tài sản thâu hoạch được do nỗ lực năng động... tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp. Ta hưởng thụ tài sản và làm những việc công đức,” người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do hưởng thụ.
“And what, householder, is the happiness of enjoyment? Here, with the wealth acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained, a family man enjoys his wealth and does meritorious deeds. When he thinks, ‘With the wealth acquired by energetic striving … righteously gained, I enjoy my wealth and do meritorious deeds,’ he experiences happiness and joy. This is called the happiness of enjoyment.
Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do không bị nợ nần? Ở đây, người gia chủ không mắc nợ bất cứ ai, ở bất cứ mức độ nào, nhỏ hay lớn. Khi người ấy suy nghĩ: “Ta không mắc nợ bất cứ ai ở bất cứ mức độ nào, nhỏ hay lớn,” người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do không bị nợ nần.
“And what, householder, is the happiness of freedom from debt? Here, a family man is not indebted to anyone to any degree, whether small or great. When he thinks, ‘I am not indebted to anyone to any degree, whether small or great,’ he experiences happiness and joy. This is called the happiness of freedom from debt.
Này gia chủ, thế nào là hạnh phúc do không bị kết tội? Ở đây, vị Thánh đệ tử đã thành tựu được đức hạnh trong sạch về thân, khẩu và ý. Khi vị ấy suy nghĩ: “Ta đã thành tựu được đức hạnh trong sạch về thân, khẩu và ý,” người ấy cảm nhận được niềm hoan hỷ. Đây gọi là hạnh phúc do không bị kết tội.
“And what, householder, is the happiness of blamelessness? Here, householder, a noble disciple is endowed with blameless conduct of body, speech, and mind. When he thinks, ‘I am endowed with blameless conduct of body, speech, and mind,’ he experiences happiness and joy. This is called the happiness of blamelessness.
Này gia chủ, đây là bốn loại hạnh phúc mà một người gia chủ thích hưởng thụ dục lạc có thể đạt được, tùy vào thời gian và hoàn cảnh.
“These, householder, are the four kinds of happiness that a layperson who enjoys sensual pleasures may achieve, depending on time and occasion.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VII, Phẩm Nghiệp Công Đức - (II) (62) Không Nợ, tr. 682-684)
5. NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA GIA ĐÌNH
Vào một thời, Thế Tôn đang cư trú tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) ở Đông Viên, trong lâu đài của bà mẹ Migāra. Rồi Visākhā, mẹ của Migāra, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. (6) Thế Tôn nói với bà Visākhā:
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in the Eastern Park, in the Mansion of Migāra’s Mother. Then Visākhā, Migāra’s mother, approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side.6 The Blessed One then said to her:
– Này Visākhā, khi một người phụ nữ sở hữu bốn đức tính này, người ấy sẽ đi đến thắng lợi trong đời hiện tại và thành công trong đời này. Thế nào là bốn?
“Visākhā, when a woman possesses four qualities she is heading for victory in the present world and is successful in this world. What four?
Ở đây, này Visākhā, người phụ nữ có khả năng làm công việc của mình; người ấy biết quản lý gia nhân; người ấy biết cư xử phù hợp với ý chồng và gìn giữ bảo vệ thu nhập của chồng.
“Here, Visākhā, a woman is capable at her work; she manages her domestic help; she behaves in a way that is agreeable to her husband; and she safeguards his earnings.
Và thế nào là người phụ nữ có khả năng làm công việc của mình? Ở đây, này Visākhā, người ấy khéo léo và cần mẫn trong công việc ở nhà chồng, dù là việc đan móc hay dệt vải; người ấy tìm tòi phương tiện thích hợp và có khả năng thực hành và sắp xếp mọi việc đúng đắn. Như vậy là người phụ nữ có khả năng làm công việc của mình.
“And how is a woman capable at her work? Here, Visākhā, she is skillful and diligent in regard to her husband’s household chores, whether with wool or cotton; she investigates the appropriate means and is able to act and arrange everything properly. In this way a woman is capable at her work.
Và thế nào là người phụ nữ biết quản lý gia nhân? Ở đây, này Visākhā, đối với những người giúp việc trong gia đình chồng, những người nữ tỳ, gia nhân hay thợ thuyền, bà ấy biết bằng cách xem xét những gì họ làm được và những gì họ không làm được; bà ấy biết lúc nào họ bị bệnh và lúc nào họ mạnh khỏe và bà ấy phân phát thực phẩm cho mỗi người một cách thích hợp. Như vậy là người phụ nữ biết quản lý gia nhân.
“And how is a woman one who manages the domestic help? Here, Visākhā, in regard to her husband’s domestic helpers—slaves, servants, or workers—she knows by direct inspection what they have done and failed to do; she knows when they are sick and healthy; and she distributes to each the appropriate share of food. In this way a woman manages the domestic help.
Và thế nào là người phụ nữ biết cư xử phù hợp với ý chồng? Ở đây, này Visākhā, người phụ nữ sẽ không phạm bất cứ hành động sai trái nào mà người chồng cho là không phù hợp với ý chồng, cho dù phải trả giá bằng sinh mạng mình. Như vậy là người phụ nữ biết cư xử phù hợp với ý chồng.
“And how does a woman behave in a way that is agreeable to her husband? Here, Visākhā, a woman would not commit any misdeed that her husband would consider disagreeable, even at the cost of her life. In this way a woman behaves in a way that is agreeable to her husband.
Và thế nào là người phụ nữ biết giữ gìn, bảo vệ thu nhập của chồng? Ở đây, này Visākhā, dù người chồng đem về bất cứ thứ gì, dù là tiền hay lúa gạo, bạc hay vàng, bà ấy bảo vệ, giữ gìn chúng tốt đẹp; bà ấy không phải là người keo kiệt, người ăn trộm, người lười biếng tiêu xài bừa bãi hay người vung tay quá trớn tài sản của chồng. Như vậy là người phụ nữ biết bảo vệ thu nhập của chồng.
“And how does a woman safeguard her husband’s earnings? Here, Visākhā, whatever her husband brings home—whether money or grain, silver or gold—she succeeds in protecting and guarding it, and she is not a spendthrift, thief, wastrel, or squanderer of his wealth. In this way a woman safeguards her husband’s earnings.
Này Visākhā, khi một người phụ nữ sở hữu bốn đức tính này, người ấy sẽ đi đến thắng lợi trong đời sống hiện tại và thành công trong đời sống này. Nhưng khi người phụ nữ sở hữu bốn đức tính khác, người ấy sẽ đi đến thắng lợi trong đời sau và thành công trong đời sau. Thế nào là bốn?
“When, Visākhā, a woman possesses these four qualities, she is heading for victory in the present world and is successful in this world. But when she possesses four other qualities, she is heading for victory in the other world and is successful in regard to the other world. What four?
Ở đây, này Visākhā, một người phụ nữ thành tựu đức tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ.
“Here, Visākhā, a woman is accomplished in faith, moral discipline, generosity, and wisdom.
Và thế nào là người phụ nữ thành tựu đức tin? Ở đây, này Visākhā, người phụ nữ có đức tin, người ấy đặt niềm tin vào sự giác ngộ của Như Lai như thế này: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Như vậy là người phụ nữ thành tựu đức tin.
“And how is a woman accomplished in faith? Here, Visākhā, a woman has faith; she places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: ‘So the Blessed One is an arahant … [as in Text IV,3] … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ In this way a woman is accomplished in faith.
Và thế nào là người phụ nữ thành tựu giới hạnh? Ở đây, này Visākhā, người phụ nữ từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện, vì chúng là nền móng của phóng dật. Như vậy là người phụ nữ thành tựu giới hạnh.
“And how is a woman accomplished in moral discipline? Here, Visākhā, a woman abstains from the destruction of life, from stealing, from sexual misconduct, from false speech, and from wines, liquors, and intoxicants, the basis for negligence. In this way a woman is accomplished in moral discipline.
Và thế nào là người phụ nữ thành tựu bố thí? Ở đây, này Visākhā, người phụ nữ sống trong gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay mở rộng, vui lòng từ bỏ của cải, là người hết lòng làm việc thiện, vui thích khi ban tặng và chia sẻ. Như vậy là người phụ nữ thành tựu bố thí.
“And how is a woman accomplished in generosity? Here, Visākhā, a woman dwells at home with a mind devoid of the stain of stinginess, freely generous, open-handed, delighting in relinquishment, one devoted to charity, delighting in giving and sharing. In this way a woman is accomplished in generosity.
Và thế nào là người phụ nữ thành tựu trí tuệ? Ở đây, này Visākhā, người phụ nữ có trí tuệ nhìn vào sự sanh diệt của các pháp, trí tuệ cao thượng và thể nhập thâm sâu đưa đến đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau. Như vậy là người phụ nữ thành tựu trí tuệ.
“And how is a woman accomplished in wisdom? Here, Visākhā, a woman possesses the wisdom that sees into the arising and passing away of phenomena, that is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering.
Khi người phụ nữ sở hữu bốn đức tính này, người ấy sẽ đi đến thắng lợi trong đời sau và thành công trong đời sau.
“When a woman possesses these four qualities, she is heading for victory in the other world and is successful in regard to the other world.”
(Tăng Chi BK III, Ch. V, Ph. Ngày Trai Giới -IX.(49) Ở Đời này, tr. 644-648)
(1) Sáu gốc rễ của tranh chấp
6. – Này Ānanda, đây là sáu gốc rễ của tranh chấp. Thế nào là sáu? Ở đây, này Ānanda, một Tỷ-kheo đang phẫn nộ và sân hận, Tỷ-kheo ấy sống không cung kính và tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, và không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện, gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn; sự tranh chấp này đưa đến tai hại và bất an cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại và khổ đau cho chư Thiên và loài Người. Bây giờ, nếu ông thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó, và nếu ông không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Như vậy, khi có sự từ bỏ gốc rễ tranh chấp bất thiện, thì sẽ không có sự sinh khởi gốc rễ tranh chấp bất thiện đó trong tương lai.
6. “There are, Ānanda, these six roots of disputes. What six? Here, Ānanda, a monk is angry and resentful. Such a monk dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Saṅgha, and he does not fulfill the training. A monk who dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Saṅgha, and who does not fulfill the training, creates a dispute in the Saṅgha, which would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of devas and humans. Now if you see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should strive to abandon that same evil root of dispute. And if you do not see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should practice in such a way that that same evil root of dispute does not erupt in the future. Thus there is the abandoning of that evil root of dispute; thus there is the non-eruption of that evil root of dispute in the future.
7-11. Lại nữa, này Ānanda, một Tỷ-kheo tỏ ra xấc láo và bất kính, đố kỵ và bần tiện, gian dối và lường gạt, có những mong ước bất thiện và tà kiến, chấp thủ quan điểm của mình, cương quyết giữ chặt chúng, và từ bỏ chúng thật khó khăn. Một Tỷ-kheo như thế sống chung không cung kính tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Một Tỷ-kheo sống chung không cung kính và tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện, gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn; sự tranh chấp này đưa đến tai hại và bất an cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư Thiên và loài Người. Bây giờ, nếu ông thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó, và nếu ông không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Như vậy, khi có sự từ bỏ gốc rễ tranh chấp bất thiện, thì sẽ không có sự sinh khởi gốc rễ tranh chấp bất thiện đó trong tương lai.
7–11. “Again, a monk is contemptuous and insolent … envious and niggardly … deceitful and fraudulent … has evil wishes and wrong view … adheres to his own views, holds on to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty. Such a monk dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Saṅgha, and he does not fulfill the training. A monk who dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Saṅgha, and who does not fulfill the training, creates a dispute in the Saṅgha, which would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of devas and humans. Now if you see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should strive to abandon that same evil root of dispute. And if you do not see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should practice in such a way that that same evil root of dispute does not erupt in the future. Thus there is the abandoning of that evil root of dispute; thus there is the non-eruption of that evil root of dispute in the future. These are the six roots of dispute.”
(Trung Bộ Kinh III, Kinh số 104: Kinh Làng Sama, tr. 68-70)
(from MN 104: Sāmagāma Sutta; II 245–47)
(2) Sáu nguyên tắc hòa hợp
(2) Six Principles of Cordiality
– Này Ānanda, có sáu nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận và đoàn kết. Thế nào là sáu?
21. “Ānanda, there are these six principles of cordiality that create love and respect, and conduce to cohesion, nondispute, concord, and unity. What are the six?
Ở đây, vị Tỷ-kheo giữ gìn những hành động từ ái về thân, ở nơi công cộng cũng như chốn riêng tư, đối với các vị đồng phạm hạnh. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“Here a monk maintains bodily acts of loving-kindness both in public and in private toward his companions in the holy life. This is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to cohesion, nondispute, concord, and unity.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo giữ gìn những hành động từ ái về lời nói, ở nơi công cộng cũng như chốn riêng tư, đối với các vị đồng phạm hạnh. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“Again, a monk maintains verbal acts of loving-kindness both in public and in private toward his companions in the holy life. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to … unity.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo giữ gìn những hành động từ ái về ý, ở nơi công cộng cũng như chốn riêng tư, đối với các vị đồng phạm hạnh. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“Again, a monk maintains mental acts of loving-kindness both in public and in private toward his companions in the holy life. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to … unity.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo thọ hưởng các lợi dưỡng cùng với các vị đồng phạm hạnh có giới đức; không nghi ngờ do dự, vị ấy chia sẻ với các huynh đệ bất cứ những gì vị ấy thâu đạt được một cách chơn chánh, kể cả chỉ là những gì có được trong bình bát. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“Again, a monk enjoys things in common with his virtuous companions in the holy life; without making reservations, he shares with them any righteous gain that has been obtained in a righteous way, including even the mere content of his alms bowl. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to … unity.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo sống với các vị đồng phạm hạnh ở nơi công cộng cũng như ở chốn riêng tư, thành tựu những giới luật không bị sứt mẻ, không bị xé rách, không bị tỳ vết, không bị hỗn tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không chấp thủ, đưa đến thiền định. Đây cũng là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“Again, a monk dwells both in public and in private possessing in common with his companions in the holy life those virtues that are unbroken, untorn, unblemished, unmottled, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. This too is a principle of cordiality that creates love and respect and conduces to … unity.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo sống với các vị đồng phạm hạnh ở nơi công cộng cũng như ở chốn riêng tư, thành tựu tri kiến cao thượng và giải thoát, dẫn dắt người tu tập theo đúng con đường ấy đến chỗ đoạn tận khổ đau. Đây cũng là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“Again, a monk dwells both in public and in private possessing in common with his companions in the holy life that view that is noble and emancipating, and leads the one who practices in accordance with it to the complete destruction of suffering. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to cohesion, to nondispute, to concord, and to unity.
Đó là sáu nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.
“These are the six principles of cordiality that create love and respect, and conduce to cohesion, to nondispute, to concord, and to unity.
(Trung BK III, Kinh số 104: Kinh Làng Sama, tr. 76-78)
(from MN 104: Sāmagāma Sutta; II 250–51)
(3) Bốn giai cấp đều thanh tịnh
(3) Purification Is for All Four Castes
1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại thành Xá-vệ (Savātthi) ở rừng Kỳ-đà (Jeta), thuộc vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).
1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Vào lúc đó, có năm trăm Bà-la-môn từ nhiều thị trấn khác nhau đang cư trú tại thành Xá-vệ vì một số công việc. Rồi các người Bà-la-môn ấy suy nghĩ: “Sa-môn khổ hạnh Gotama chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể tranh luận với Sa-môn Gotama về lời khẳng định này?”
2. Now at that time five hundred brahmins from diverse provinces were staying at Sāvatthī for some business or other. Then those brahmins thought: “This ascetic Gotama describes purification for all the four castes. Who is there able to dispute with him about this assertion?”
3. Lúc bấy giờ, có một người Bà-la-môn trẻ tuổi tên là Assalāyana đang cư trú tại thành Xá-vệ, là một thanh niên đầu cạo trọc, chỉ mới mười sáu tuổi đã tinh thông ba tập kinh Vệ-đà với tất cả từ ngữ, nghi thức, ngữ âm, từ nguyên, và thứ năm là các chuyện lịch sử; thiện xảo về ngữ học và văn phạm; thông thạo triết lý tự nhiên và đại nhân tướng. Vì thế, những người Bà-la-môn nghĩ rằng anh ta có thể tranh luận với Thế Tôn.
3. Now on that occasion a brahmin student named Assalāyana was staying at Sāvatthī. Young, shaven-headed, sixteen years old, he was a master of the three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he was fully versed in natural philosophy and in the marks of a great man. So the brahmins thought he would be able to debate with the Blessed One.
4. Rồi họ đi đến thanh niên Bà-la-môn và nói với anh ta: “Tôn giả Assalāyana, Sa-môn Gotama này tuyên bố rằng bốn giai cấp đều thanh tịnh. Tôn giả Assalāyana hãy đến và tranh luận với Sa-môn Gotama về lời khẳng định này.”
4. They went to the brahmin student Assalāyana and said to him: “Master Assalāyana, this ascetic Gotama describes purification for all the four castes. Let Master Assalāyana come and dispute with the ascetic Gotama about this assertion.”
Khi nghe nói như vậy, thanh niên Assalāyana trả lời: “Thưa quý vị, Sa-môn Gotama là người giảng Chánh pháp. Những ai thuyết giảng Chánh pháp đều rất khó tranh luận với họ. Tôi không thể tranh luận với Sa-môn Gotama.”
When this was said, the brahmin student Assalāyana replied: “Sirs, the ascetic Gotama is one who speaks the Dhamma. Now those who speak the Dhamma are difficult to dispute with. I cannot dispute with the ascetic Gotama about this assertion.”
Lần thứ hai và rồi lần thứ ba các người Bà-la-môn thúc đẩy thanh niên ấy đi tranh luận. Lần thứ hai, thanh niên Assalāyana từ chối, nhưng qua lần thứ ba thì thanh niên ấy đồng ý.
A second time and a third time the brahmins urged him to go. A second time the brahmin student Assalāyana refused, but after the third urging he consented.
5. Rồi thanh niên Assalāyana cùng với một số đông Bà-la-môn đi đến Thế Tôn và trao đổi những lời thăm hỏi với ngài. Sau khi nói xong những lời thăm hỏi thân hữu và lễ độ, thanh niên Assalāyana ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn:
5. Then the brahmin student Assalāyana went with a large number of brahmins to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and said to the Blessed One:
– Thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất, tất cả các giai cấp khác đều thấp kém; chỉ có Bà-la-môn là giai cấp có màu da trắng sáng nhất, tất cả giai cấp khác đều có màu da đen tối; chỉ có giai cấp Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp khác đều không thanh tịnh; chỉ có giai cấp Bà-la-môn là con của Phạm Thiên, dòng giống của Phạm Thiên, sanh từ miệng Phạm Thiên, do Phạm Thiên sanh ra, do Phạm Thiên tạo ra, là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.” Tôn giả Gotama nói gì về việc này?
“Master Gotama, the brahmins say thus: ‘Brahmins are the highest caste, those of any other caste are inferior; brahmins are the fairest caste, those of any other caste are dark; only brahmins are purified, not non-brahmins; brahmins alone are the sons of Brahmā, the offspring of Brahmā, born of his mouth, born of Brahmā, created by Brahmā, heirs of Brahmā.’ What does Master Gotama say about that?”
– Này Assalāyana, các phụ nữ Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, sinh con và cho con bú? (7) Và mặc dù các Bà-la-môn ấy sanh từ bụng mẹ, lại nói rằng: “Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... chỉ có giai cấp Bà-la-môn là con của Phạm Thiên, dòng giống của Phạm Thiên, sanh từ miệng Phạm Thiên, do Phạm Thiên sanh ra, do Phạm Thiên tạo ra, là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
“Now, Assalāyana, the brahmin women are seen having their periods, becoming pregnant, giving birth, and nursing.7 And yet those brahmins, though born from the womb, say thus: ‘Brahmins are the highest caste … brahmins alone are the sons of Brahmā, the offspring of Brahmā, born of his mouth, born of Brahmā, created by Brahmā, heirs of Brahmā.’”
6. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
6. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Ông có nghe nói ở nước Yona và Kamboja (8) và ở các đất nước bên ngoài chỉ có hai giai cấp, chủ nhân và tôi tớ, và chủ nhân trở thành tôi tớ và tôi tớ trở thành chủ nhân?
“What do you think, Assalāyana? Have you heard that in Yona and Kamboja8 and in other outland countries there are only two castes, masters and slaves, and that masters become slaves and slaves become masters?”
– Thưa vâng, con có nghe.
– Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hỗ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong trường hợp này lại nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên?”
“Then on the strength of what [argument] or with the support of what [authority] do the brahmins in this case say thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā’?”
7. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
7. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử một người Sát-đế-lỵ phạm tội sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, có phải chỉ có người ấy sẽ tái sanh vào đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém, địa ngục; còn người Bà-la-môn thì không như vậy? Giả sử có người lái buôn... người công nhân phạm tội sát sinh... và có tà kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, có phải chỉ có người ấy sẽ tái sanh vào đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém, địa ngục; còn người Bà-la-môn thì không như vậy?
“What do you think, Assalāyana? Suppose a khattiya were to kill living beings, take what is not given, commit sexual misconduct, speak falsely, speak maliciously, speak harshly, gossip, be covetous, have a mind of ill will, and hold wrong view. With the breakup of the body, after death, would only he be reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell—and not a brahmin? Suppose a merchant … a worker were to kill living beings … and hold wrong view. With the breakup of the body, after death, would only he be reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell—and not a brahmin?”
– Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế-lỵ, người Bà-la-môn, người lái buôn, hay là người công nhân, những người thuộc cả bốn giai cấp nếu phạm tội sát sanh... và có tà kiến, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, họ sẽ tái sanh vào đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém, địa ngục.
“No, Master Gotama. Whether it be a khattiya, or a brahmin, or a merchant, or a worker—those of all four castes who kill living beings… and hold wrong view, with the breakup of the body, after death, would be reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”
– Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hỗ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong trường hợp này lại nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên?”
“Then on the strength of what [argument] or with the support of what [authority] do the brahmins in this case say thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā’?”
8. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
8. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có một người Bà-la-môn từ bỏ sát sanh; từ bỏ lấy của không cho; từ bỏ tà dâm; từ bỏ nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm; không có tâm tham, không có tâm sân; có chánh kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, có phải chỉ có người ấy sẽ tái sanh vào cõi an lành, vào Thiên giới; còn người Sát-đế-lỵ, người lái buôn, người công nhân thì không như vậy?
“What do you think, Assalāyana? Suppose a brahmin were to abstain from killing living beings, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from malicious speech, from harsh speech, and from gossip, and were to be without covetousness, to have a mind without ill will, and to hold right view. With the breakup of the body, after death, would only he be reborn in a good destination, in the heavenly world—and not a khattiya, or a merchant, or a worker?”
– Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế lỵ, người Bà-la-môn, người lái buôn, hay là người công nhân, những người thuộc cả bốn giai cấp nếu từ bỏ sát sanh... và có chánh kiến, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, họ sẽ tái sanh vào cõi an lành, vào Thiên giới.
“No, Master Gotama. Whether a khattiya, a brahmin, a merchant, or a worker—those of all four castes who abstain from killing living beings … and hold right view, with the breakup of the body, after death, will be reborn in a good destination, in the heavenly world.”
– Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hỗ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên?”
“Then on the strength of what [argument] or with the support of what [authority] do the brahmins in this case say thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā’?”
9. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
9. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Phải chăng chỉ có người Bà-la-môn khả năng phát triển tâm từ bi đối với xứ sở này, không thù nghịch, không sân hận, còn các người Sát-đế-lỵ, người lái buôn hay người công nhân thì không có khả năng đó?
“What do you think, Assalāyana? Is only a brahmin capable of developing a mind of loving-kindness toward this region, without hostility and without ill will, and not a khattiya, or a merchant, or a worker?”
– Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế lỵ, người Bà-la-môn, người lái buôn, hay là người công nhân, những người thuộc cả bốn giai cấp đều có khả năng phát triển tâm từ bi đối với xứ sở này, không thù nghịch, không sân hận.
“No, Master Gotama. Whether a khattiya, a brahmin, a merchant, or a worker—those of all four castes are capable of developing a mind of loving-kindness toward this region, without hostility and without ill will.”
– Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hỗ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong trường hợp này lại nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên?”
“Then on the strength of what [argument] or with the support of what [authority] do the brahmins in this case say thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā’?”
10. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
10. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Phải chăng chỉ có người Bà-la-môn là có khả năng cầm cây chà lưng và bột tắm, đi đến dòng sông tắm sạch các bụi bặm và chất dơ; còn các người Sát-đế-lỵ, người lái buôn hay người công nhân thì không có khả năng đó?
“What do you think, Assalāyana? Is only a brahmin capable of taking a bathing brush and bath powder, going to the river, and washing off dust and dirt, and not a khattiya, or a merchant, or a worker?”
– Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế lỵ, người Bà-la-môn, người lái buôn, hay là người công nhân, những người thuộc cả bốn giai cấp đều có khả năng cầm cây chà lưng và bột tắm, đi đến dòng sông tắm sạch các bụi bặm và chất dơ.
“No, Master Gotama. Whether a khattiya, a brahmin, a merchant, or a worker—those of all four castes are capable of taking a bathing brush and bath powder, going to the river, and washing off dust and dirt.”
– Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hỗ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên?”
“Then on the strength of what [argument] or with the support of what [authority] do the brahmins in this case say thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā’?”
11. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
11. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có vua Khattiya tập hợp một trăm người có nguồn gốc sinh sống khác nhau và nói với họ: “Quý vị hãy đến đây, quý vị nào sinh ra từ bộ tộc Sát-đế-lỵ hay từ bộ tộc Bà-la-môn, hay từ hoàng tộc, hãy lấy phần trên của cây củi châm lửa làm bằng gỗ tốt, châm ngọn lửa và tạo ra sức nóng; và những người nào sinh ra từ giai cấp hạ tiện (chiên-đà-la), thuộc gia đình thợ săn, thuộc gia đình làm đồ mây tre, thuộc gia đình làm xe kéo, thuộc gia đình lượm rác, hãy để họ lấy phần trên của cây củi châm lửa làm bằng gỗ của máng chó uống nước, hay máng heo ăn, hay thùng rác, hay củi khô từ cây thầu dầu, để họ châm lửa và tạo ra sức nóng.”
“What do you think, Assalāyana? Suppose a consecrated khattiya king were to assemble here a hundred men of different birth and say to them: ‘Come, sirs, let any here who have been born into a khattiya clan or a brahmin clan or a royal clan take an upper fire-stick of fine quality wood and light a fire and produce heat. And also let any who have been born into an outcast clan, a trapper clan, a wicker workers’ clan, a cartwrights’ clan, or a scavengers’ clan take an upper fire-stick made from a dog’s drinking trough, from a pig’s trough, from a dustbin, or from castor-oil wood and light a fire and produce heat.’
Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Khi ngọn lửa được người trong nhóm thứ nhất châm lên và tỏa ra sức nóng, có phải chỉ lửa ấy mới có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa; còn lửa khi được người trong nhóm thứ hai châm lên thì không có ngọn, không màu sắc, không ánh sáng, và không thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa?
“What do you think, Assalāyana? When a fire is lit and heat is produced by someone in the first group, would that fire have a flame, a color, and radiance, and would it be possible to use it for the purposes of fire, while when a fire is lit and heat is produced by someone of the second group, that fire would have no flame, no color, and no radiance, and it would not be possible to use it for the purposes of fire?”
– Thưa không, Tôn giả Gotama. Khi ngọn lửa được người trong nhóm thứ nhất châm lên và tỏa ra sức nóng, lửa ấy có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa; và khi lửa được người trong nhóm thứ hai châm lên cũng có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa. Vì tất cả loại lửa đều có ngọn, đều có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa.
“No, Master Gotama. When a fire is lit and heat is produced by someone of the first group, that fire would have a flame, a color, and radiance, and it would be possible to use it for the purposes of fire. And when a fire is lit and heat is produced by someone of the second group, that fire too would have a flame, a color, and radiance, and it would be possible to use it for the purposes of fire. For all fire has a flame, a color, and a radiance, and it is possible to use all fire for the purposes of fire.”
– Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hỗ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên?”
“Then on the strength of what [argument] or with the support of what [authority] do the brahmins in this case say thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā’?”
12. – Mặc dù Sa-môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất... là những kẻ thừa tự của Phạm Thiên.”
12. “Although Master Gotama says this, still the brahmins think thus: ‘Brahmins are the highest caste … heirs of Brahmā.’”
– Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có một thanh niên Sát-đế-lỵ kết hôn với một thiếu nữ Bà-la-môn, và sinh được một đứa con trai. Đứa con trai được sinh ra từ một người cha Sát-đế-lỵ và một người mẹ Bà-la-môn như thế sẽ được gọi là Sát-đế-lỵ theo cha hay Bà-la-môn theo mẹ?
“What do you think, Assalāyana? Suppose a khattiya youth were to unite with a brahmin girl, and a son was born from their union. Should a son born from a khattiya youth and a brahmin girl be called a khattiya after the father or a brahmin after the mother?”
– Thưa Tôn giả Gotama, đứa bé có thể được gọi theo cả hai, cha hay mẹ.
“He could be called both, Master Gotama.”
13. – Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có một thanh niên Bà-la-môn kết hôn với một thiếu nữ Sát-đế-lỵ, và sinh được một đứa con trai. Đứa con trai được sinh ra từ một người cha Bà-la-môn và một người mẹ Sát-đế-lỵ như thế sẽ được gọi là Sát-đế-lỵ theo cha hay Bà-la-môn theo mẹ?
13. “What do you think, Assalāyana? Suppose a brahmin youth here were to unite with a khattiya girl, and a son were to be born from their union. Should the son born from a brahmin youth and a khattiya girl be called a khattiya after the mother or a brahmin after the father?”
– Thưa Tôn giả Gotama, đứa bé có thể được gọi theo cả hai, cha hay mẹ.
“He could be called both, Master Gotama.”
14. – Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có một con ngựa cái giao phối với một con lừa đực, và kết quả là một con la được sinh ra. Như vậy con la sẽ được gọi là ngựa theo mẹ hay lừa theo cha?
14. “What do you think, Assalāyana? Suppose a mare were to be mated with a male donkey, and a foal were to be born as the result. Should the foal be called a horse after the mother or a donkey after the father?”
– Thưa Tôn giả Gotama, nó là con la, vì nó không thuộc về giống lừa hay ngựa. Con thấy sự sai khác trong trường hợp này, nhưng con không thấy sự khác biệt trong những trường hợp trước.
“It is a mule, Master Gotama, since it does not belong to either kind. I see the difference in this last case, but I see no difference in either of the former cases.”
15. – Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có hai thanh niên Bà-la-môn là anh em ruột, do cùng một mẹ sinh ra, một người thì chăm chỉ học hành, thông hiểu Thánh điển và người kia thì không chăm chỉ học hành, cũng không thông hiểu Thánh điển. Đối với hai anh em này, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn cho ai trước trong buổi lễ đám tang, hay buổi lễ cúng dường, hay buổi tiệc tế thần, hay ở buổi tiệc đãi khách?
15. “What do you think, Assalāyana? Suppose there were two brahmin students who were brothers, born of the same mother, one studious and intelligent, and one neither studious nor intelligent. Which of them would brahmins feed first at a funeral feast, or at a ceremonial offering, or at a sacrificial feast, or at a feast for guests?”
– Thưa Tôn giả Gotama, trong những dịp lễ lạc như vậy, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn trước cho người chăm chỉ học hành, thông hiểu Thánh điển; vì cúng dường cho người không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu Thánh điển thì làm sao đem lại quả tốt đẹp được?
“On such occasions, brahmins would feed first the one who was studious and intelligent, Master Gotama; for how could what is given to one who is neither studious nor intelligent bring great fruit?”
16. – Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào? Giả sử có hai thanh niên Bà-la-môn là anh em ruột, do cùng một mẹ sinh ra, một người thì chăm chỉ học hành, thông hiểu Thánh điển nhưng vô đạo đức và tính tình xấu ác; và người kia thì không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu Thánh điển, nhưng có đức hạnh và tính tình hiền thiện. Đối với hai anh em này, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn cho ai trước trong buổi lễ đám tang, hay buổi lễ cúng dường, hay buổi tiệc tế thần, hay buổi tiệc đãi khách?
16. “What do you think, Assalāyana? Suppose there were two brahmin students who were brothers, born of the same mother, one studious and intelligent, but immoral and of bad character, and one neither studious nor intelligent, but virtuous and of good character. Which of them would brahmins feed first at a funeral feast, or at a ceremonial offering, or at a sacrificial feast, or at a feast for guests?”
– Thưa Tôn giả Gotama, trong những dịp lễ lạc như vậy, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn trước cho người không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu Thánh điển, nhưng có đức hạnh và tính tình hiền thiện; vì cúng dường cho người vô đạo đức và tính tình xấu ác thì làm sao đem lại quả tốt đẹp được?
“On such occasions, brahmins would feed first the one who was neither studious nor intelligent, but virtuous and of good character, Master Gotama; for how could what is given to one who is immoral and of bad character bring great fruit?”
17. – Này Assalāyana, trước tiên, ông theo lập trường về nguồn gốc sanh trưởng, sau đó ông theo lập trường về thông hiểu Thánh điển, rồi sau đó ông lại đi đến lập trường dựa trên luận điểm là cả bốn giai cấp đều thanh tịnh, như Ta đã chủ trương.
17. “First, Assalāyana, you took your stand on birth, and after that you took your stand on scriptural learning, and after that you have come to take your stand on the very ground that purification is for all four castes, as I describe it.”
Khi nghe nói như vậy, người thanh niên Bà-la-môn Assalāyana ngồi im lặng, sững sờ, hai vai rũ xuống và cúi gục đầu, mặt mày rầu rĩ không thốt nên lời.
When this was said, the brahmin student Assalāyana sat silent and dismayed, his shoulders drooping and head down, glum and without response.
(Trung BK II, Kinh số 93, tr. 681-696)
(MN 93: Assalāyana Sutta, abridged; II 147–54)
(4) Bảy nguyên tắc ổn định xã hội
(4) Seven Principles of Social Stability
1.1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế tôn trú tại Vương Xá (Rājagaha), trên Núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa). Bấy giờ, Vua A-xà-thế (Ajātasattu), con bà Vi-đề-hi (Vedehiputta) của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) muốn tấn công dân Vajjī. (9) Vua nói: “Ta sẽ đánh tan dân Vajjī, dân này rất hùng mạnh, ta sẽ tàn sát chúng, sẽ tiêu diệt chúng!”
1.1. Thus have I heard. Once the Blessed One was staying at Rājagaha on Mount Vulture Peak. Now just then King Ajātasattu Vedehiputta of Magadha wanted to attack the Vajjians.9 He said: “I will strike the Vajjians who are so powerful and strong, I will cut them off and destroy them, I will bring them to ruin and destruction!”
1.2. Và vua A-xà-thế nói với vị đại thần, người Bà-la-môn Vassakāra:
1.2. And King Ajātasattu said to his chief minister, the brahmin Vassakāra:
– Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, thay mặt ta cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, hỏi Ngài có được vô bệnh, có được sống an nhiên, khỏe mạnh và thoải mái, rồi sau đó bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, vua A-xà-thế của xứ Ma-kiệt-đà muốn tấn công dân Vajjī. Vua nói: ‘Ta sẽ đánh tan dân Vajjī, dân này rất hùng mạnh, ta sẽ tàn sát chúng, sẽ tiêu diệt chúng!’” Và Thế Tôn trả lời như thế nào thì khanh hãy tường trình lại cho trẫm thật chính xác, vì Như Lai không bao giờ nói lời hư vọng.
“Brahmin, go to the Blessed One, worship him with your head to his feet in my name, ask if he is free from sickness or disease, if he is living at ease, vigorously and comfortably, and then say: ‘Lord, King Ajātasattu Vedehiputta of Magadha wishes to attack the Vajjians and says: “I will strike the Vajjians … bring them to ruin and destruction!”’ And whatever the Blessed One declares to you, report that faithfully back to me, for Tathāgatas never lie.”
1.3. Vassakāra nói: “Tâu Đại vương, thần xin tuân lệnh.” Và sau khi đã trang bị đầy đủ các cỗ xe của vương triều, vị đại thần lên ngồi trong một chiếc và ra đi từ Rājagaha đến núi Linh Thứu, đánh xe đi nhanh ở nơi có thể dùng xe được, rồi tiếp tục đi bộ đến chỗ Thế Tôn đang ngồi. Vị đại thần trao đổi những lời thăm hỏi lễ độ với Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên và nói lên thông điệp của đức vua.
1.3. “Very good, Sire,” said Vassakāra, and having had the state carriages harnessed, he mounted one of them and drove in state from Rājagaha to Vultures’ Peak, riding as far as the ground would allow, then continuing on foot to where the Blessed One was. He exchanged courtesies with the Blessed One, then sat down to one side and delivered the king’s message.
1.4. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda đang đứng hầu quạt sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn nói với Tôn giả:
1.4. Now the Venerable Ānanda was standing behind the Blessed One, fanning him. And the Blessed One said:
(1)– Này Ānanda, ngươi có nghe dân Vajjī tổ chức hội họp thường xuyên không?
(1) “Ānanda, have you heard that the Vajjians hold regular and frequent assemblies?”
– Bạch Thế Tôn, con có nghe họ tổ chức hội họp thường xuyên.
—“I have heard, venerable sir, that they do.”
– Này Ānanda, bao lâu dân Vajjī tổ chức hội họp thường xuyên, thì họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.
“Ānanda, as long as the Vajjians hold regular and frequent assemblies, they may be expected to prosper and not decline.
(2)– Ngươi có nghe dân Vajjī hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục công việc của họ trong sự hòa hợp?
(2) “Have you heard that the Vajjians meet in harmony, break up in harmony, and carry on their business in harmony?”
– Bạch Thế Tôn, con có nghe như vậy.
—“I have heard, venerable sir, that they do.”
– Này Ānanda, bao lâu mà dân Vajjī hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục công việc của họ trong sự hòa hợp, thì họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.
“Ānanda, as long as the Vajjians meet in harmony, break up in harmony, and carry on their business in harmony, they may be expected to prosper and not decline.
(3)– Ngươi có nghe dân Vajjī không làm những gì luật lệ không cho phép và không hủy bỏ những gì luật lệ đã cho phép làm, nhưng họ tiến hành công việc theo những gì truyền thống xưa cổ của họ đã cho phép?
(3) “Have you heard that the Vajjians do not authorize what has not been authorized already, and do not abolish what has been authorized, but proceed according to what has been authorized by their ancient tradition?”
– Bạch Thế Tôn, con có nghe như vậy.
—“I have, venerable sir.”…
(4)– Ngươi có nghe họ vinh danh, kính trọng, tôn sùng và đảnh lễ những bậc trưởng lão và xem những vị này xứng đáng được lắng nghe...?”
(4) “Have you heard that they honor, respect, revere, and salute the elders among them, and consider them worth listening to?…
(5)… rằng họ không dùng vũ lực để bắt cóc vợ và con gái của kẻ khác và bắt ép những người này phải sống với họ?...”
(5) that they do not forcibly abduct others’ wives and daughters and compel them to live with them?…
(6) ... rằng họ vinh danh, kính trọng, tôn sùng và đảnh lễ các nơi thờ tự của người Vajjī ở trong nước và ngoài nước, và không từ bỏ sự hộ trì đúng đắn mà họ đã thực hiện trước đây?...”
(6) that they honor, respect, revere, and salute the Vajjian shrines at home and abroad, not withdrawing the proper support made and given before?…
(7) ... rằng họ đã có những biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn cho các bậc A-la-hán, để cho các bậc A-la-hán có thể đến trong tương lai và cư trú tại đó, và những bậc A-la-hán đã đến rồi thì sẽ được sống thoải mái?
(7) that proper provision is made for the safety of arahants, so that such arahants may come in future to live there and those already there may dwell in comfort?”
– Bạch Thế Tôn, con có nghe như vậy.
– Này Ānanda, bao lâu mà những biện pháp thích hợp như vậy đã được thực hiện thì dân Vajjī sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.
“Ānanda, so long as such proper provision is made … the Vajjians may be expected to prosper and not decline.”
1.5. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakāra:
1.5. Then the Lord said to the brahmin Vassakāra:
– Này Bà-la-môn, một thời, Ta sống ở nơi thờ tự Sārandada tại thành Vesālī, Ta dạy dân Vajjī bảy nguyên tắc này để phòng ngừa sự suy tàn, và bao lâu mà họ còn giữ gìn bảy nguyên tắc ấy, bao lâu mà những nguyên tắc vẫn còn hiệu lực, thì dân Vajjī sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.
“Once, brahmin, when I was at the Sārandada Shrine in Vesāli, I taught the Vajjians these seven principles for preventing decline, and as long as they keep to these seven principles, as long as these principles remain in force, the Vajjians may be expected to prosper and not decline.”
Khi nghe như vậy, Vassakāra trả lời:
At this, Vassakāra replied:
– Bạch Thế Tôn, thậm chí, nếu dân Vajjī chỉ cần giữ một nguyên tắc ấy, họ cũng sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn, huống chi cả bảy nguyên tắc. Chắc chắn là dân Vajjī sẽ không bao giờ bị vua A-xà-thế chinh phục bằng vũ lực hay binh khí, nhưng chỉ có thể bằng cách tuyên truyền và làm cho họ chống đối lẫn nhau. Bạch Thế Tôn, bây giờ con phải đi. Con rất bận rộn và có nhiều việc phải làm.
“Master Gotama, if the Vajjians keep to even one of these principles, they may be expected to prosper and not decline—far less all seven. Certainly the Vajjians will never be conquered by King Ajātasattu by force of arms, but only by means of propaganda and setting them against one another. And now, Master Gotama, I must depart. I am busy and have much to do.”
– Này Bà-la-môn, ngươi hãy làm những gì ngươi thấy thích hợp.
“Brahmin, do as you think fit.”
Rồi Vassakāra hoan hỷ và vui mừng trước lời dạy của Thế Tôn, đứng dậy từ chỗ ngồi và ra đi.
Then Vassakāra, rejoicing and delighted at the Blessed One’s words, rose from his seat and departed.
1.6. Sau khi Vassakāra đã đi rồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda:
– Này Ānanda, hãy đi đến nơi các Tỷ-kheo đang cư ngụ quanh đây và tập hợp tất cả tại giảng đường.
1.6. Soon after Vassakāra had gone, the Blessed One said: “Ānanda, go to whatever monks there are living around Rājagaha, and summon them to the assembly hall.”
– Thưa Vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ānanda đáp và làm theo lời dạy của Thế Tôn. Rồi Tôn giả đến bên Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, đứng qua một bên và thưa rằng:
– Bạch Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo Tăng đã tập họp. Đây là lúc Thế Tôn làm những gì Thế Tôn thấy thích hợp.
Rồi Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi xuống chỗ ngồi đã soạn sẵn, và nói:
– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng dạy bảy pháp đưa đến an vui hạnh phúc. Hãy chú tâm lắng nghe cẩn thận, Ta sẽ giảng.
“Yes, venerable sir,” said Ānanda, and he did so. Then he came to the Blessed One, saluted him, stood to one side, and said: “Venerable sir, the Saṅgha of monks is assembled. Now is the time for the Blessed One to do as he sees fit.” Then the Blessed One rose from his seat, went to the assembly hall, sat down on the prepared seat, and said: “Monks, I will teach you seven things that are conducive to welfare. Listen, pay careful attention, and I will speak.”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Và Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, venerable sir,” said the monks, and the Blessed One said:
Bao lâu mà các chúng Tỷ-kheo tổ chức hội họp đều đặn thường xuyên, thì chúng Tỷ-kheo sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn. Bao lâu mà các chúng Tỷ-kheo hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục làm Tăng sự trong sự hòa hợp, thì chúng Tỷ-kheo sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn. Bao lâu mà các chúng Tỷ-kheo không làm những gì luật lệ không cho phép và không hủy bỏ những gì luật lệ đã cho phép, mà họ tiến hành làm Tăng sự theo những gì đã được các giới luật ban hành... Bao lâu mà các chúng Tỷ-kheo vinh danh, kính trọng, tôn sùng và đảnh lễ những bậc trưởng thượng có vị trí thâm niên, cao tuổi hạ, là những bậc cha và thầy của chúng Tăng... Bao lâu mà chúng Tỷ-kheo không bị rơi vào bẫy mồi của tham ái khởi lên trong tâm và sẽ đưa họ đến tái sanh... Bao lâu mà chúng Tỷ-kheo hết lòng sống trong rừng... Bao lâu mà chúng Tỷ-kheo gìn giữ chánh niệm đối với thân, khẩu, ý, để cho trong tương lai những thiện hữu đồng tu sẽ tìm đến với họ, và những bạn đồng tu đã đến sẽ cảm thấy thoải mái với chúng Tỷ-kheo... Bao lâu mà chúng Tỷ-kheo giữ gìn bảy pháp này và thực hành bảy pháp này, thì chúng Tỷ-kheo sẽ được thịnh vượng và không bị suy tàn.
“As long as the monks hold regular and frequent assemblies, they may be expected to prosper and not decline. As long as they meet in harmony, break up in harmony, and carry on their business in harmony, they may be expected to prosper and not decline. As long as they do not authorize what has not been authorized already, and do not abolish what has been authorized, but proceed according to what has been authorized by the rules of training…; as long as they honor, respect, revere, and salute the elders of long standing who are long ordained, fathers and leaders of the order…; as long as they do not fall prey to the craving that arises in them and leads to rebirth…; as long as they are devoted to forest-lodgings…; as long as they preserve their mindfulness regarding the body, so that in future the good among their companions will come to them, and those who have already come will feel at ease with them…; as long as the monks hold to these seven things and are seen to do so, they may be expected to prosper and not decline.”
(Trường Bộ Kinh I, Số 15: Kinh Đại Bát Niết-Bàn, tr. 539-549)
(from DN 16: Mahāparinibbāna Sutta; II 72–77)
(5) Chuyển luân Thánh vương
(5) The Wheel-Turning Monarch
3. Và sau nhiều trăm, nhiều ngàn năm, vua Daḷhanemi cho gọi một người và bảo: “Này khanh, bất cứ khi nào khanh thấy bánh xe báu cõi Trời trượt khỏi vị trí của nó, thì thông báo cho trẫm biết.”
– “Thưa vâng, tâu Đại vương,” người ấy trả lời.
Và sau nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người ấy thấy bánh xe báu cõi Trời đã trượt khỏi vị trí của nó. Thấy vậy, người ấy tường trình sự kiện này cho nhà vua. Lúc ấy, vua Daḷhanemi cho mời thái tử đến và nói: “Này con thân yêu, bánh xe báu cõi Trời đã trượt khỏi vị trí của nó. Và ta nghe rằng khi sự kiện này xảy ra cho một vị Chuyển luân Thánh vương, thì vua sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Ta đã thọ hưởng đầy đủ mọi dục lạc của thế gian, nay đã đến lúc tìm cầu những lạc thú của chư Thiên. Con là con trai của ta, hãy trị vì vương quốc này. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.” Và sau khi vị Thánh vương này đã xuất gia bảy ngày, bánh xe báu cõi Trời biến mất.
3. “And, after many hundreds and thousands of years, King Daḷhanemi said to a certain man: ‘My good man, whenever you see that the sacred wheel-treasure has slipped from its position, report it to me.’ ‘Yes, Sire,’ the man replied. And after many hundreds and thousands of years the man saw that the sacred wheel-treasure had slipped from its position. Seeing this, he reported the fact to the king. Then King Daḷhanemi sent for his eldest son, the crown prince, and said: ‘My son, the sacred wheel-treasure has slipped from its position. And I have heard say that when this happens to a wheel-turning monarch, he has not much longer to live. I have had my fill of human pleasures, now is the time to seek heavenly pleasures. You, my son, take over control of this land. I will shave off my hair and beard, put on ochre robes, and go forth from the household life into homelessness.’ And, having installed his eldest son in due form as king, King Daḷhanemi shaved off his hair and beard, put on ochre robes, and went forth from the household life into homelessness. And, seven days after the royal sage had gone forth, the sacred wheel-treasure vanished.
4. Rồi có một người khác đi đến vị vua Sát-đế-lỵ mới được tấn phong và nói: “Tâu đại vương, ngài phải biết rằng bánh xe báu cõi Trời đã biến mất.” Khi nghe tin này, nhà vua thấy buồn khổ và sầu muộn. Vua đi đến chỗ vị Thánh vương và báo cho ngài biết tin này, và vị Thánh vương nói với nhà vua: “Con thân yêu của ta, con không nên buồn khổ và sầu muộn khi thấy bánh xe báu cõi Trời biến mất. Bánh xe báu cõi Trời không phải là gia bảo của tổ tiên ta để lại. Mà bây giờ, con thân yêu, con hãy tự mình trở thành vị Chuyển luân Thánh vương. Và khi sự việc này xảy ra, nếu con hành trì những nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương, vào ngày rằm Bố-tát, (10) khi con đã gội đầu và đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành ngày Bố-tát, bánh xe báu cõi Trời sẽ hiện ra trước mặt con, với đầy đủ ngàn tăm, đủ vành xe, trục và các bộ phận.”
4. “Then a certain man came to the consecrated khattiya king and said: ‘Sire, you should know that the sacred wheel-treasure has disappeared.’ At this the king was grieved and felt sad. He went to the royal sage and told him the news. And the royal sage said to him: ‘My son, you should not grieve or feel sad at the disappearance of the wheel-treasure. The wheel-treasure is not an heirloom from your fathers. But now, my son, you must turn yourself into a noble wheel-turner. And then it may come about that, if you perform the duties of a noble wheel-turning monarch, on the uposatha day of the fifteenth,10 when you have washed your head and gone up to the verandah on top of your palace for the uposatha day, the sacred wheel-treasure will appear to you, thousand-spoked, complete with rim, hub, and all accessories.’
5. – Tâu phụ vương, nhưng thế nào là nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương?
– Như thế này, con thân yêu: Chính con y cứ vào Chánh pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính Chánh pháp, trân quý Chánh pháp, đảnh lễ Chánh pháp, sùng bái Chánh pháp, lấy Chánh pháp làm huy hiệu và ngọn cờ, công nhận Chánh pháp là thầy của con; con phải tự mình trở thành người bảo vệ chơn chánh của gia đình mình, quân đội mình, của Sát-đế-lỵ và quân thần, của Bà-la-môn và các gia chủ, của dân chúng thành thị và nông thôn, của Sa-môn và Bà-la-môn, của cầm thú và chim muông. Đừng để cho điều phi pháp có mặt trong quốc độ của con, và hãy bố thí cho những người nghèo khổ. Và bất cứ Sa-môn, Bà-la-môn nào trong quốc độ của con đã từ bỏ đời sống dục vọng và thực hành hạnh nhẫn nhục và nhu hòa, mỗi người tự mình an tịnh, và mỗi người tự mình nỗ lực chấm dứt mọi khát ái, thì thỉnh thoảng con hãy đến với họ và hỏi: “Này Tôn giả, thế nào là thiện và thế nào là bất thiện, thế nào là đáng chê trách và thế nào là không đáng chê trách, cái gì nên theo và cái gì không nên theo? Hành động như thế nào đem lại tổn hại và khổ đau lâu dài, hành động nào đem lại an vui và hạnh phúc lâu dài?” (11) Sau khi đã lắng nghe các vị ấy, con phải tránh những việc bất thiện và làm những việc thiện. Con thân yêu, như thế là nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương.
5. “‘But what, Sire, is the duty of a noble wheel-turning monarch?’—‘It is this, my son: Yourself depending on the Dhamma, honoring it, revering it, cherishing it, doing homage to it, and venerating it, having the Dhamma as your badge and banner, acknowledging the Dhamma as your master, you should establish righteous guard, ward, and protection for your own household, your troops, your khattiyas and vassals, for brahmins and householders, town and country folk, ascetics and brahmins, for beasts and birds. Let no crime prevail in your kingdom, and to those who are in need, give wealth. And whatever ascetics and brahmins in your kingdom have renounced the life of sensual infatuation and are devoted to forbearance and gentleness, each one taming himself, each one calming himself, and each one striving for the end of craving, from time to time you should approach them and ask: “What, venerable sirs, is wholesome and what is unwholesome, what is blameworthy and what is blameless, what is to be followed and what is not to be followed? What action will in the long run lead to harm and sorrow, and what to welfare and happiness?”11 Having listened to them, you should avoid what is unwholesome and do what is wholesome. That, my son, is the duty of a noble wheel-turning monarch.’
– Thưa vâng, tâu phụ vương.
Nhà vua trả lời và thực hành nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương. Và vì vua đã thực hành như vậy, vào ngày rằm Bố-tát, sau khi nhà vua đã gội đầu và đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành lễ Bố-tát, bánh xe báu cõi Trời hiện ra trước mặt vua, với đầy đủ ngàn tăm, đủ vành xe, trục và các bộ phận. Rồi nhà vua nghĩ rằng: “Ta đã được nghe nói là khi một vị vua Sát-đế-lỵ mới được tấn phong thấy bánh xe như vậy trong ngày rằm Bố-tát, vị vua ấy sẽ trở thành bậc Chuyển luân Thánh vương. Ta có được phép làm Chuyển luân Thánh vương không?”
“‘Yes, Sire,’ said the king, and he performed the duties of a noble wheel-turning monarch. And as he did so, on the uposatha day of the fifteenth, when he had washed his head and gone up to the verandah on top of his palace for the uposatha day, the sacred wheel-treasure appeared to him, thousand-spoked, complete with rim, hub, and all accessories. Then the king thought: ‘I have heard that when a duly anointed khattiya king sees such a wheel on the uposatha day of the fifteenth, he will become a wheel-turning monarch. May I become such a monarch?’
6. Rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y qua một bên vai, nhà vua tay trái cầm bình nước, tay phải tưới nước lên bánh xe và nói: “Xin bánh xe báu hãy lăn, xin bánh xe báu nhiếp phục tất cả!” Bánh xe báu lăn về phương đông, và nhà vua theo sau với bốn loại binh chủng. Và bất cứ ở nước nào bánh xe báu dừng lại, nhà vua an trú với bốn binh chủng của mình. Và những nước chống đối nhà vua ở vùng phương đông đều đến và nói: “Hãy đến đây, Đại vương, xin chào mừng ngài. Chúng tôi thuộc về ngài. Xin Đại vương hãy cai trị chúng tôi.”
Và nhà vua nói: “Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được nói láo. Không được tà dâm. Không được uống những chất gây say nghiện. Hãy thọ hưởng những gì quý vị sở hữu như trước đây.” (12) Và những người chống đối nhà vua trong vùng phương đông trở thành chư hầu của nhà vua.
6. “Then, rising from his seat, covering one shoulder with his robe, the king took a gold vessel in his left hand, sprinkled the wheel with his right hand, and said: ‘May the noble wheel-treasure turn, may the noble wheel-treasure conquer!’ The wheel turned to the east, and the king followed it with his fourfold army. And in whatever country the wheel stopped, the king took up residence with his fourfold army. And those who opposed him in the eastern region came and said: ‘Come, Your Majesty, welcome. We are yours, Your Majesty. Rule us, Your Majesty.’ And the king said: ‘Do not take life. Do not take what is not given. Do not commit sexual misconduct. Do not tell lies. Do not drink intoxicating drinks. Enjoy your possessions as before.’12 And those who had opposed him in the eastern region became his subjects.
7. Rồi Bánh xe báu lăn về phương nam, tây, bắc... (như phần 6 trên) ... Rồi bánh xe báu, sau khi đã chinh phục lãnh địa từ hải phận này đến hải phận khác, liền quay trở về kinh đô và dừng lại trước cung điện nhà vua như để làm vật trang hoàng cho cung điện vua.
7. “Then the wheel turned south, west, and north … [as section 6] … Then the wheel-treasure, having conquered the lands from sea to sea, returned to the royal capital and stopped before the king’s palace as he was trying a case, as if to adorn the royal palace.”
(Trường Bộ Kinh II, Số 26: Kinh Chuyển luân Thánh vương, tr. 355-362)
(from DN 26: Cakkavatti-Sīhanāda Sutta; III 59–63)
(6) Đem lại thanh bình cho đất nước
(6) Bringing Tranquillity to the Land
9. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Kūṭadanta bạch Thế Tôn: “Thưa Tôn giả Gotama, tôi nghe nói rằng Tôn giả hiểu rõ cách thức thực hiện thành công ba kiểu tế tự và mười sáu tế vật. Tôi không hiểu rõ về tất cả việc này, nhưng bây giờ tôi muốn cử hành đại lễ tế tự. Thật lành thay nếu Tôn giả Gotama có thể giảng cho tôi nghe việc này.”
9. Sitting to one side, the brahmin Kūṭadanta addressed the Blessed One: “Master Gotama, I have heard that you understand how to conduct successfully the triple sacrifice with its sixteen requisites. Now I do not understand all this, but I want to make a big sacrifice. It would be good if Master Gotama would explain this to me.”
– Này Bà-la-môn, vậy thì hãy chú tâm lắng nghe, Ta sẽ giảng.
“Then listen, brahmin, pay proper attention, and I will explain.”
– Thưa vâng.
Bà-la-môn trả lời, và Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, sir,” replied Kūṭadanta, and the Blessed One continued:
10. – Này Bà-la-môn, thuở xưa có một vị vua tên là Mahāvijita. Vua này rất giàu có, tài sản rất nhiều, vàng bạc phong phú, nhiều sở hữu của cải vật chất, tiền bạc và tài vật giá trị, kho tàng thóc gạo đầy ắp. Và khi vua Mahāvijita đang ngồi suy nghĩ riêng tư, ý tưởng này chợt khởi lên: “Ta đã đạt được vô số tài sản nhân gian, ta đã chinh phục được đất đai rộng lớn. Giờ đây ta hãy tổ chức đại tế đàn để đem lại phước lộc và an lạc lâu dài cho ta.” Và nhà vua cho mời vị chủ tế (13) và nói với ông ta ý nghĩ này: “Này khanh, ta muốn tổ chức đại tế đàn. Khanh hãy khuyên ta làm thế nào để việc này đem lại phước lộc và an lạc lâu dài cho ta?”
10. “Brahmin, once upon a time there was a king called Mahāvijita. He was rich, of great wealth and resources, with an abundance of gold and silver, of possessions and requisites, of money and money’s worth, with a full treasury and granary. And when King Mahāvijita was reflecting in private, the thought came to him: ‘I have acquired extensive wealth in human terms, I occupy a wide extent of land which I have conquered. Let me now make a great sacrifice that would be to my benefit and happiness for a long time.’ And calling his chaplain,13 he told him his thought. ‘I want to make a great sacrifice. Instruct me, venerable sir, how this may be to my lasting benefit and happiness.’
11. Vị chủ tế tâu rằng: “Tâu Đại vương, đất nước của Đại vương đang bị bọn trộm cướp quấy nhiễu, đất nước đang bị tàn phá, làng xóm phố xá đang bị tiêu hủy, thôn quê đang bị bọn cướp hoành hành. Nếu Đại vương thâu thuế vùng này, việc ấy sẽ là một điều sai lầm. Giả sử Đại vương nghĩ rằng: ‘Ta sẽ diệt trừ tai họa giặc cướp này bằng án tử hình hay giam cầm tù tội, hay tịch thu của cải, đe dọa hay trục xuất’, tai họa này sẽ không chấm dứt được một cách đúng đắn. Những kẻ sống sót sẽ gây tổn thất cho vương quốc của ngài. Tuy nhiên, với kế hoạch sau đây, ngài có thể loại bỏ hoàn toàn tai họa này. Đối với những người sống trong quốc độ này đang tham gia cày cấy và nuôi gia súc, Đại vương hãy phân phối thóc giống và vật thực; những người nào đang buôn bán, hãy cho họ vốn để làm ăn, những người đang phục vụ trong triều đình, ngài hãy cấp lương bổng đầy đủ để sinh sống. Rồi những người này sẽ chuyên chú vào nghề nghiệp của mình, và sẽ không gây tổn hại cho vương quốc của ngài. Lợi nhuận của vương triều sẽ dồi dào, đất nước sẽ thanh bình và sẽ không bị bọn trộm cướp quấy phá, và dân chúng an cư lạc nghiệp, chơi đùa với con cái, sẽ sống trong nhà với cửa mở rộng (không sợ bị trộm cắp).
11. “The chaplain replied: ‘Your Majesty’s country is beset by thieves. It is ravaged; villages and towns are being destroyed; the countryside is infested with brigands. If Your Majesty were to tax this region, that would be the wrong thing to do. Suppose Your Majesty were to think: “I will get rid of this plague of robbers by executions and imprisonment, or by confiscation, threats, and banishment,” the plague would not be properly ended. Those who survived would later harm Your Majesty’s realm. However, with this plan you can completely eliminate the plague. To those in the kingdom who are engaged in cultivating crops and raising cattle, let Your Majesty distribute grain and fodder; to those in trade, give capital; to those in government service assign proper living wages. Then those people, being intent on their own occupations, will not harm the kingdom. Your Majesty’s revenues will be great; the land will be tranquil and not beset by thieves; and the people, with joy in their hearts, playing with their children, will dwell in open houses.’
Và vua nói: “Vậy thì cứ làm như thế.” Ngài chấp thuận lời khuyên của chủ tế và phân phát hạt giống và vật thực cho những người tham gia cày cấy và chăn nuôi gia súc, cấp vốn cho những người buôn bán, trả lương bổng đầy đủ để sinh sống cho những người đang làm việc trong triều đình. Rồi những người đó, chuyên chú vào nghề nghiệp của họ, không làm tổn hại cho vương triều. Lợi nhuận của nhà vua trở nên dồi dào, đất nước được thanh bình yên ổn và không bị trộm cướp quấy nhiễu, dân chúng được an cư lạc nghiệp, chơi đùa vui vẻ với con cái, sống trong nhà với cửa mở rộng (không sợ bị trộm cắp).
“And saying: ‘So be it!,’ the king accepted the chaplain’s advice: he gave grain and fodder to those engaged in cultivating crops and raising cattle, capital to those in trade, proper living wages to those in government service. Then those people, being intent on their own occupations, did not harm the kingdom. The king’s revenues became great; the land was tranquil and not beset by thieves; and the people, with joy in their hearts, playing with their children, dwelled in open houses.”
(Trường Bộ Kinh, Kinh số 5:Kinh Kūṭadanta, tr. 141-142)
(from DN 5: Kūṭadanta Sutta; I 134–36)
__________________________
1. Như là tiêu chuẩn của một vị Chuyển luân Thánh vương, Giáo pháp không phải là lời dạy của Đức Phật nhưng là qui luật đạo đức về công bằng và chánh trực, trên căn bản đó vị vua chánh trực cai trị vương quốc của mình và đạt được chủ quyền trên thế giới. Theo hình tượng học Ấn Độ, bánh xe (cakka) là biểu tượng của chủ quyền trong cả hai lãnh vực vật chất và tâm linh. Người cai trị thế giới nhận ngôi vua khi ‘bánh xe báu’ (cakkaratana) xuất hiện trước mặt (xem Kinh Văn IV, 6 (5); bánh xe báu có mặt như một biểu tượng của sự cai trị của nhà vua. Cũng giống vậy, Đức Phật chuyển bánh xe Pháp, và không người nào trên thế giới có thể quay ngược nó được.
1.As the standard for the wheel-turning monarch, Dhamma is not the Buddha’s teaching but the moral law of justice and righteousness on the basis of which the righteous king rules his country and gains sovereignty over the world. In Indian iconography, the wheel (cakka) is the symbol of sovereignty in both the temporal and spiritual spheres. The world ruler assumes kingship when the mystical “wheel treasure” (cakkaratana) appears to him (see Text IV,6(5)); the wheel treasure persists as the symbol of his rule. Analogously, the Buddha sets in motion the wheel of the Dhamma, which cannot be turned back by anyone in the world.
2. So sánh với tiếng hét của chư Thiên vào đoạn cuối của Kinh Văn II, 5.
2.Compare with the shout of the devas at the conclusion of Text II,5.
3. Gia chủ Nakulapitā và bà vợ Nakulamātā là những người đệ tử tại gia có lòng tin hàng đầu đối với Đức Phật. Xem cuốn Những Vị Đại Đệ Tử Của Đức Phật, do Nyanaponika và Hecker biên soạn, tr. 375-78.
3.The householder Nakulapitā and the housewife Nakulamātā were the foremost of the Buddha’s lay disciples with regard to their trust in him. See Nyanaponika and Hecker, Great Disciples of the Buddha, pp. 375–78.
4. Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc) là vị đệ tử tại gia hàng đầu về hạnh bố thí hộ trì Đức Phật. Xem cuốn Những Vị Đại Đệ Tử Của Đức Phật, do Nyanaponika và Hecker biên soạn, ch 9.
4.Anāthapiṇḍika was the Buddha’s foremost male lay supporter. See Nyanaponika and Hecker, Great Disciples of the Buddha, chapter 9.
5. Dāsi: nghĩa đen là ‘nữ nô lệ.’ Rất may là trong các xã hội thời Đức Phật, lời khuyến nghị này không được xem là quan trọng, và ba mẫu đầu tiên về người vợ lý tưởng được chú trọng hơn.
5.Dāsī: literally, a female slave. Fortunately, in Buddhist societies this recommendation has not been taken very seriously and the first three models of the ideal wife have prevailed.
6. Visākhā (Tỳ-xá-khư) là nữ đệ tử tại gia hàng đầu về hạnh bố thí hộ trì Đức Phật. Đông Viên (the Eastern Park) là tu viện bà đã xây để cúng dường Đức Phật ở khu vực phía đông thành Sāvathi.
6.Visākhā was the Buddha’s foremost female lay supporter. The Eastern Park was the monastery she had built for the Buddha in the eastern part of Sāvatthī.
7. Lập luận này là để bác bỏ lời tuyên bố của những người Bà-la-môn rằng họ sinh ra từ miệng của Phạm Thiên.
7.This argument is intended to refute the brahmins’ claim that they are born from the mouth of Brahmā.
8. Yona có lẽ là thuộc địa Bactria của Hy Lạp, trong nước Afghanistan và Pakistan hiện đại. Người Hy Lạp sinh sống và cai trị ở đây sau những cuộc chinh phục của Đại đế Alexander. Kamboja có lẽ ở phía tây bắc “Nước Miền Trung” của Ấn Độ.
8.Yona is probably the Greek colony of Bactria, in modern Afghanistan and Pakistan. Greeks lived and ruled here after the conquests of Alexander the Great. Kamboja is probably to the northwest of the Indian “Middle Country.”
9. Vua Ajātasattu (A-xà-thế) lên cầm quyền bằng cách giết vua cha, vị vua đức hạnh Bimbisāra (Tần-bà-sa-la), một vị vua thuần thành hộ trì Đức Phật, người đã chứng quả Dự Lưu, cấp bậc giải thoát đầu tiên. Vua Ajātasattu sau đó hối hận vì hành động đại nghịch của mình, và sau khi nghe Đức Phật giảng bài kinh Sāmmannaphala (Trường Bộ Kinh 2), đã trở thành đệ tử của Ngài. Liên quốc Vajjīan, phía bắc của Magadha, ở bên kia sông Hằng, gồm có Licchavi của Vesālī và Vedehi (thuộc Videha - quê mẹ của Ajātasattu), thủ đô là Mithilā.
9.King Ajātasattu had come to power by killing his father, the virtuous king Bimbisāra, a supporter of the Buddha who had attained stream-entry, the first stage of liberation. Ajātasattu later felt remorse for his heinous deed and, after hearing the Buddha teach the Sāmaññaphala Sutta (DN 2), became his follower. The Vajjian confederacy, north of Magadha, on the other side of the river Ganges, consisted of the Licchavis of Vesālī and the Vedehis (of Videha—to whom Ajātasattu’s mother belonged), whose capital was Mithilā.
10. Uposatha (Ngày trai giới / Bố-tát) là những ngày trai giới tôn giáo trong âm lịch của Ấn Độ. Ngày này đúng vào ngày rằm (ngày thứ 15 của tháng), và ngày mười bốn hay rằm (giữa tháng), hoặc là hai ngày trăng khuyết. Lễ Bố-tát vào ngày thứ 15 được đề cập ở đây có lẽ thuộc lễ Bố-tát ngày rằm.
10.The uposatha is the day of religious observance in the Indian lunar calendar. It falls on the days of the full moon (the fifteenth of the fortnight), the new moon (the fourteenth or fifteenth of the fortnight), and the two half-moons. The “uposatha day of the fifteenth” referred to here is probably the full-moon uposatha.
11. Tôi sửa lại một lỗi trong bản dịch của Walshe ở đây. Walshe đã dịch như thể là những Sa-môn và Bà-la-môn đức hạnh phải đến gặp nhà vua để xin hướng dẫn về những thiện pháp và bất thiện pháp. Tuy nhiên, trong kinh văn tiếng Pāli, rõ ràng chính nhà vua phải đi đến gặp các Sa-môn và Bà-la-môn đức hạnh để xin họ hướng dẫn.
11.I correct an error in Walshe’s translation here. Walshe translates as if the virtuous ascetics and brahmins should come to the king to ask for his guidance in what is wholesome and unwholesome. The Pāli text, however, is clear that it is the king who should approach the virtuous ascetics and brahmins to ask for their guidance.
12. Yathābhuttan ca bhunjatha. Theo nghĩa đen tiếng Pāli là “hãy ăn thực phẩm ấy như người ta đã ăn”, nhưng điều này hình như là ngụ ý. Walshe dịch là “Hãy ăn có chừng mực” không thể đúng trong trường hợp này.
12.Yathābhuttañ ca bhuñjatha. The Pāli means literally “eat the food as it has been eaten,” but this seems to be the implication. Walshe’s “Be moderate in eating” cannot be correct.
13. Purohita. Ông ấy là một người Bà-la-môn phục vụ như là người cố vấn về cả các vấn đề thế tục lẫn tâm linh.
13.Purohita. He was a brahmin who served as an advisor on both religious and temporal affairs.