Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali »» Xem đối chiếu Anh Việt: VI. Tầm nhìn thâm sâu về thế giới »»

Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali
»» Xem đối chiếu Anh Việt: VI. Tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Donate

(Lượt xem: 4.951)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

VI. Tầm nhìn thâm sâu về thế giới

VI. Deepening One’s Perspective on the World





GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
INTRODUCTION
Trong lúc diễn giải kinh, chúng ta cần phải cứu xét đến hoàn cảnh trong đó bài kinh được thuyết giảng và thính chúng nào được nghe bài kinh đó. Trong suốt cuộc đời dài hoằng pháp, Đức Phật đã linh động điều chỉnh lời giảng dạy tùy theo khả năng và nhu cầu của thính chúng. Ngài dạy những kẻ hành xử liều lĩnh nên từ bỏ những đường lối tự làm mình thất bại và nên dấn thân làm những việc thiện lành để mang lại kết quả an vui. Ngài dạy những kẻ có khuynh hướng cam chịu đầu hàng số phận rằng nỗ lực của chúng ta trong hiện tại quyết định phẩm chất của đời sống hiện tại cũng như số phận chúng ta trong tương lai. Ngài dạy những người tin tưởng sự hiện hữu của con người sẽ chấm dứt khi chết, rằng chúng sanh vẫn còn tồn tại sau khi thân hoại mạng chung và sẽ tái sanh tùy theo nghiệp của họ. Ngài dạy những người chưa đủ thuần thục để đạt được những quả vị cao hơn nên có nguyện vọng tái sanh vào cõi thiên sống cùng chư Thiên, và hưởng niềm hoan lạc huy hoàng của các cõi Thiên.
In interpreting suttas, we have to take account of the circumstances under which they were spoken and the persons to whom they were addressed. During the course of his long ministry, the Buddha had to adjust his teaching to people with different capacities and needs. He taught those given to reckless behavior to abandon their self-defeating ways and engage in wholesome actions that yield pleasant fruits. He taught those inclined to resign themselves to fate that present effort determines our present quality of life as well as our future destiny. He taught those convinced that personal existence ceases with bodily death that living beings survive the breakup of the body and re-arise in accordance with their kamma. He taught those not yet ripe enough for higher attainments to aspire for rebirth among the devas, the celestial beings, and to enjoy the bliss and glory of the heavens.
Tuy nhiên, một cuộc tái sanh hoan hỷ vào cõi Thiên không phải là mục đích cuối cùng mà Đức Phật giảng dạy Giáo pháp. Tốt nhất thì đó cũng chỉ là trạm dừng chân ghé tạm. Mục tiêu cuối cùng là chấm dứt khổ đau, và những hỷ lạc của cõi Thiên, dù có hạnh phúc đến đâu cũng không giống hạnh phúc của sự chấm dứt khổ đau. Theo lời Đức Phật dạy, tất cả trạng thái hiện hữu trong vòng luân hồi, ngay cả ở cõi Thiên, cũng chỉ là tạm bợ, không đáng tin cậy, và vẫn bị khổ đau ràng buộc. Như vậy mục tiêu tối hậu của Giáo pháp không gì khác hơn là giải thoát, nghĩa là hoàn toàn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
A blissful heavenly rebirth, however, is not the final purpose for which the Buddha taught the Dhamma. At best it is only a temporary waystation. The ultimate goal is the cessation of suffering, and the bliss of the heavens, no matter how blissful, is not the same as the cessation of suffering. According to the Buddha’s teaching, all states of existence within the round of rebirths, even the heavens, are transient, unreliable, bound up with pain. Thus the ultimate aim of the Dhamma is nothing short of liberation, which means total release from the round of birth and death.
Những gì nằm bên ngoài vòng sinh tử luân hồi là một trạng thái vô vi gọi là Niết-bàn (Nibbāna). Niết-bàn siêu việt thế giới hữu vi, tuy nhiên, vẫn có thể đạt được trong thế giới hữu vi, ngay trong chính đời sống này, và được trải nghiệm như là sự đoạn diệt của mọi khổ đau. Đức Phật đã chứng đắc Niết-bàn qua sự giác ngộ của Ngài, và trong bốn mươi lăm năm sau đó Ngài đã nỗ lực giúp nhiều người khác được tự mình chứng đắc Niết-bàn. Việc chứng đắc Niết-bàn đến cùng với sự khai mở tuệ giác và mang lại sự an bình tuyệt đối, một hạnh phúc thuần khiết, và sự an tịnh mọi tâm hành. Niết-bàn là sự đoạn diệt mọi khao khát, sự khao khát ái dục. Đó cũng là hòn đảo bình an giữa những dòng chảy thịnh nộ của già, bệnh và chết.
What lies beyond the round of rebirths is an unconditioned state called Nibbāna. Nibbāna transcends the conditioned world, yet it can be attained within conditioned existence, in this very life, and experienced as the extinction of suffering. The Buddha realized Nibbāna through his enlightenment, and for the next forty-five years of his life he endeavored to help others realize it for themselves. The realization of Nibbāna comes with the blossoming of wisdom and brings perfect peace, untarnished happiness, and the stilling of the mind’s compulsive drives. Nibbāna is the destruction of thirst, the thirst of craving. It is also the island of safety amid the raging currents of old age, sickness, and death.
Để hướng dẫn những đệ tử tu hành thuần thục của Ngài đạt được Niết-bàn, Đức Phật phải hướng dẫn họ vượt qua những phần thưởng hỷ lạc mà họ có thể gặt hái trong đời sống tương lai nhờ thực hành những hành động thiện lành. Ngài làm như vậy qua những phương diện ‘siêu việt’ của Giáo pháp, những phương diện được hoạch định để dẫn dắt đệ tử của Ngài vượt qua ‘Tam giới’ là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài kinh, Đức Phật đã phơi bày thật sắc bén và không khoan nhượng những nguy hiểm tiềm ẩn trong mọi trạng thái hiện hữu thuộc thế giới hữu vi. Ngài lên tiếng báo động rằng tất cả mọi trạng thái hiện hữu đều nguy hiểm và đầy dẫy khổ đau. Ngài nhấn mạnh, rất rõ ràng, rằng niềm hy vọng duy nhất về sự an ổn lâu dài nằm ở nỗ lực thanh tịnh và giải phóng tâm hoàn toàn. Ngài trình bày một con đường chọc thủng vô minh và khát ái trọn vẹn và làm tan biến mọi dính mắc ngay cả với những trạng thái thiền định thâm sâu vi tế nhất.
To guide his spiritually mature disciples toward Nibbāna, the Buddha had to steer them beyond the blissful rewards that could be won in a future life by performing wholesome deeds. He did so through the “world-transcending” facets of his teaching, those aspects designed to lead disciples beyond the “triple world” of sense-sphere existence, form-sphere existence, and formless existence. Again and again throughout the discourses, the Buddha offered an uncompromising, razor-sharp exposure of the dangers inherent in all conditioned states of being. He sounded a clear warning signal that all states of existence are perilous and fraught with pain. He insisted, unambiguously, that the one hope of lasting security lies in complete purification and liberation of the mind. He presented a path that cuts through ignorance and craving in their entirety and dispels attachment even to the most refined states of meditative absorption.
Trong những bài “từng bước thực hành Giáo pháp”, được thuyết giảng để giới thiệu Giáo pháp cho những người mới tiếp nhận, Đức Phật thường xuyên bắt đầu bằng cách thảo luận những pháp môn như bố thí và giữ giới. Ngài thường ca ngợi nét đẹp của những đức hạnh như là tâm bố thí, tâm vô hại, thật thà, biết tự chế ngự, và giải thích những hành động đức hạnh ấy dẫn đến niềm hoan hỷ của sự tái sanh vào Thiên giới. Ở điểm này, Ngài hé lộ ‘sự nguy hiểm, thấp hèn, và phiền não của những dục lạc giác quan và những phước lành của việc từ bỏ chúng.’ Như vậy, sau khi từng bước giúp cho tâm của thính chúng ‘chín muồi’, tiếp đến Ngài giảng giải giáo lý đặc thù của Giáo pháp, đó là Tứ diệu đế: Khổ, Nguồn gốc của khổ, Sự chấm dứt khổ, và Con đường diệt khổ. Khi chính Đức Phật giảng dạy Tứ diệu đế, mục đích của Ngài không phải là giới thiệu với thính chúng một khóa học về ‘Phật pháp căn bản’, nhưng là để thức tỉnh ‘Pháp nhãn’ trong tâm họ, đó là sự nhận thức trực tiếp đầu tiên về chân lý siêu việt sẽ đưa người đệ tử đến với con đường giải thoát không thể đảo ngược được.
In his “graduated discourse on the Dhamma,” given to introduce receptive newcomers to his teaching, the Buddha regularly began by discussing such practices as giving and moral discipline. He would extol the beauty of such virtues as generosity, harmlessness, honesty, and self-restraint, explaining how such meritorious deeds lead to the joys of a heavenly rebirth. At this point, he would reveal “the danger, degradation, and defilement in sensual pleasures and the blessings of renunciation.” Having thus gradually “ripened” the minds of his audience, he would next expound the doctrine distinctive of his own teaching, the Four Noble Truths: suffering, its origin, its cessation, and the path. When the Buddha himself taught the Four Noble Truths, his purpose was not to give his listeners an introductory course in “basic Buddhism,” but to awaken in them the “vision of the Dhamma,” the first direct realization of the transcendent truth that sets the disciple on the irreversible path to liberation.
Mặc dù đôi lúc chúng ta đọc trong các bài kinh kể rằng có những vị đệ tử đạt được trải nghiệm đầu tiên về giác ngộ chỉ bằng cách nghe Đức Phật thuyết giảng, điều này không có nghĩa là Giáo pháp dễ hiểu. Những vị đệ tử ấy có thể thâm nhập chân lý dễ dàng như vậy bởi vì các căn của họ đã thuần thục, cũng có lẽ là vì họ đã tích lũy được đầy đủ những điều kiện thuận lợi từ kiếp trước. Nhưng trong chính bản chất, Giáo pháp siêu việt này đi ngược lại với tâm lý đời thường. Đức Phật mô tả Giáo pháp như là ‘tế nhị, thâm sâu, khó hiểu’ và một trong những điểm khiến cho Giáo pháp khó hiểu là luận đề cho rằng hạnh phúc tối thượng không thể đạt được bằng cách chiều theo những khát vọng của con tim, mà chỉ bằng cách dập tắt những khát vọng đó. Luận đề này hoàn toàn đi ngược lại với ý tưởng, thái độ, và hành động của những người hoàn toàn đắm mình trong cuộc sống thế gian. Bao lâu mà chúng ta còn bị mê đắm trong những cám dỗ của dục lạc thế gian, bao lâu chúng ta còn ham thích trở thành người như thế này hay như thế kia, chúng ta sẽ thấy Giáo pháp siêu việt như một điều gì bí ẩn và khó hiểu. Vì vậy, Đức Phật nhận thức rằng thách thức đầu tiên lớn nhất mà Ngài phải đối mặt trong việc thiết lập Giáo pháp siêu xuất thế gian là phải phá vỡ gọng kiềm của dục lạc giác quan và những dính mắc thuộc thế gian trong tâm con người. Ngài phải đánh bật tâm ra khỏi sự trì trệ của những tập quán quen thuộc và khởi động tâm trở lại theo một chiều hướng hoàn toàn khác. Ngài phải lèo lái đệ tử của Ngài tránh xa sức cám dỗ của các dục lạc và những dính mắc thuộc thế gian và dẫn dắt họ hướng về sự nhàm chán, ly tham và giác ngộ.
Though we sometimes read in the suttas that disciples attained their first experience of awakening merely by listening to the Buddha preach, this does not mean that the Dhamma is easy to understand. Such disciples could penetrate the truth with such apparent ease because their faculties were mature, perhaps too because they had accumulated sufficient supporting conditions from previous lives. But by its very nature, the world-transcending Dhamma goes against the grain of the mundane mind. The Buddha describes the Dhamma as “subtle, deep, and difficult to see,” and one of the things that makes it so difficult to see is its thesis that the highest happiness cannot be won by yielding to the longings of the heart but only by subduing them. This thesis runs utterly counter to the thought, attitudes, and actions of people fully immersed in the world. As long as we are infatuated with the seductive lures of sensual enjoyment, as long as we take delight in being this or becoming that, we will regard the sublime Dhamma as a mystery and a puzzle. The Buddha therefore realized that the first major challenge he would face in establishing his world-transcending Dhamma was to break the grip that sensual pleasure and worldly attachment have upon the mind. He had to knock the mind out of its accustomed ruts and set it moving in an altogether different direction. He had to steer his disciples away from the lures of sensuality and worldly attachment and guide them toward disenchantment, complete dispassion, and awakening.
Đức Phật phải dùng tất cả kỹ năng của một bậc Đạo sư để hoàn thành những yêu cầu của nhiệm vụ này. Điều này đòi hỏi Đức Phật sử dụng khả năng của Ngài rất nhiều lần để điều chỉnh thật chính xác lời giảng dạy của Ngài cho phù hợp với khuynh hướng tinh thần của những người tìm đến Ngài để xin được chỉ dạy. Nhiệm vụ này đòi hỏi Ngài phải nói thẳng nói thật, ngay cả khi sự thẳng thắn tạo nên tức giận ở người nghe. Đôi lúc Ngài phải nhập cuộc để tranh luận, mặc dù Ngài vẫn ưa chuộng nếp sống độc cư an tịnh. Nhiều lần Ngài sử dụng những ví dụ, các hình ảnh ẩn dụ, những chuyện ngụ ngôn, bất cứ lúc nào những lời giải thích cụ thể có thể giúp cho lập luận của Ngài có sức thu hút mạnh hơn. Nhiệm vụ này đòi hỏi Ngài mạnh mẽ giữ vững nguyên tắc cho dù những kẻ chống đối Ngài là những nhà tu khổ hạnh thù nghịch hay một Tỷ-kheo phạm giới trong hàng ngũ giáo đoàn của Ngài. (xem phần mở đầu của Trung BK bài 22 và 38, không được đưa vào hợp tuyển này). Sự thành công của Đức Phật trong việc hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này đã được tính vào những thành tựu tuyệt vời và kỳ diệu của Ngài. Đây là một điểm trong đó Kinh Văn VI, 1 đã minh chứng một cách hùng hồn.
The requirements of this task drew upon all the Buddha’s skills as a teacher. It demanded that he make ample use of his ability to precisely adjust his teaching to the mental proclivities of the people who came to him for instruction. It demanded that he speak up frankly and candidly, even when candor bred resentment. It demanded that he enter the fray of debate, even though he much preferred the peace of seclusion. It demanded that he use similes, metaphors, and parables whenever concrete illustrations could give his arguments stronger appeal. It demanded that he uphold his principles strongly whether his adversaries were hostile ascetics or miscreant monks within the ranks of his own order (see the opening sections of MN 22 and MN 38, not included in this anthology). That the Buddha succeeded so well in fulfilling this difficult task is counted among his truly wonderful and marvelous accomplishments. This is a point to which Text VI,1 bears eloquent testimony.
Vào giai đoạn này, nhiệm vụ của Đức Phật trong việc giới thiệu giáo lý của Ngài là truyền đạt cho chúng ta một đường lối giáo dục mới lạ cấp tiến trong nghệ thuật nhận thức sự vật. Để đi theo đường hướng Đức Phật muốn dẫn dắt chúng ta, chúng ta phải học cách nhìn bên dưới bề ngoài hào nhoáng của lạc thú, địa vị, và quyền lực thường lôi cuốn chúng ta, và cùng lúc chúng ta phải học để nhìn xuyên suốt những lệch lạc sai lầm của tri giác, ý niệm, và quan điểm vẫn thường che mờ tầm nhìn của chúng ta. Thông thường, chúng ta nhìn sự vật qua lăng kính chủ quan thiên vị của chúng ta. Những thiên vị ấy do khát ái và dính mắc của chúng ta tạo ra và làm vững mạnh thêm. Chúng ta nhìn những sự vật mà ta muốn nhìn, và loại bỏ những gì có vẻ đe dọa hay gây phiền toái cho chúng ta, hay làm lung lay niềm lạc quan của chúng ta, hay đặt lại vấn đề về những nhận định dễ dãi về bản thân và đời sống của chúng ta. Để giải tỏa tiến trình này liên hệ đến một sự dấn thân tìm sự thật mà vẫn thường gây bất ổn, nhưng về lâu dài chứng tỏ là rất an vui và giải thoát.
The Buddha’s task at this stage in the unfolding of his doctrine is to impart to us a radically new education in the art of seeing. To follow the Buddha in the direction he wants to lead us, we have to learn to see beneath the surface glitter of pleasure, position, and power that usually enthralls us, and at the same time, to learn to see through the deceptive distortions of perception, thought, and views that habitually cloak our vision. Ordinarily, we represent things to ourselves through the refractory prism of subjective biases. These biases are shaped by our craving and attachments, which they in turn reinforce. We see things that we want to see; we blot out things that threaten or disturb us, that shake our complacency, that throw into question our comforting assumptions about ourselves and our lives. To undo this process involves a commitment to truth that is often unsettling, but in the long run proves exhilarating and liberating.
Đường lối giáo dục mà Đức Phật truyền đạt mang lại cho chúng ta một tầm nhìn thâm sâu về thế giới. Để giúp chúng ta chuyển hóa sự hiểu biết và đạt được tầm nhìn thâm sâu về thế giới, Ngài trình bày cho chúng ta ba quan điểm, từ đó chúng ta có thể thẩm định những giá trị mà chúng ta đã sắp đặt cho cuộc sống của mình. Ba quan điểm này cũng tượng trưng cho ba ‘thời điểm’ hay ba giai đoạn trong một tiến trình khai mở nhận thức, bắt đầu từ những thái độ ý thức thông thường và theo chiến lược tiến lên hướng đến những tri kiến cao siêu hơn, rồi đến giác ngộ và giải thoát. Ba thời điểm là: vị ngọt (assāda), sự nguy hiểm (ādivana), và sự vượt thoát (nissarana). Trong Kinh Văn VI, 2 (1)-(3), kế hoạch này áp dụng cho cả vạn pháp nói chung. Đâu đó trong bộ kinh Nikāya, kế hoạch này áp dụng đặc biệt hơn cho tứ đại (Tương Ưng BK 14:31-33), ngũ uẩn (Tương Ưng BK 22:26-28), và sáu nội căn và ngoại căn (Tương Ưng BK 35:13-18). Đức Phật nhấn mạnh sự quan trọng của kế hoạch này với lời tuyên bố mạnh dạn rằng cho đến khi nào Ngài có thể thẩm định vạn pháp đầy đủ theo cách này, (hoặc, như trong các kinh văn được đề cập trên đây, các đại, các uẩn, các căn), Ngài sẽ không tuyên bố rằng Ngài đã đắc quả Vô thượng Chánh Đẳng Giác.
The education that the Buddha imparts to us brings about a deepening of our perspective on the world. To help us transform our understanding and deepen our perspective on the world, he offers us three standpoints from which we can appraise the values by which we order our lives. These three standpoints also represent three “moments” or steps in an unfolding process of insight that starts from our commonsense attitudes and moves strategically toward higher knowledge, enlightenment, and release. The three moments are: gratification (assāda), danger (ādīnava), and escape (nissaraṇa). In Texts VI,2(1)–(3), this scheme is applied to the world as a whole. Elsewhere in the Nikāyas, the scheme is applied more specifically to the four material elements (SN 14:31–33), the five aggregates (SN 22:26–28), and the six internal and external sense bases (SN 35:13–18). The Buddha underscores the importance of this scheme with the bold pronouncement that until he was able to fully evaluate the world (or, in the texts referred to just above, the elements, aggregates, and sense bases) in this way, he did not claim that he had attained the unsurpassed perfect enlightenment.
Để tiến tới một cách có hệ thống qua kế hoạch này, người ta bắt đầu bằng cách công nhận một sự kiện không còn gì để nghi ngờ rằng những pháp thế gian như là đối tượng của giác quan, sắc, thọ cung cấp cho chúng ta một mức độ thỏa mãn nào đó. Sự thỏa mãn này bao gồm lạc thú và vui thích (sukha-somanassa) chúng ta cảm nhận khi chúng ta thành công trong việc thỏa mãn những dục vọng của mình. Một khi chúng ta công nhận sự kiện này, chúng ta có thể đào sâu hơn bằng cách hỏi rằng những lạc thú và vui thích ấy có hoàn thỏa mãn hay không. Nếu chúng ta giải đáp câu hỏi này hết sức thành thật, với tâm vô tư bình thản, chúng ta sẽ nhận ra rằng những lạc thú và vui thích ấy chưa hề đạt tới mức độ thỏa mãn. Trái lại, chúng chất chứa nhiều điểm bất lợi và khuyết điểm, từ những điều nhỏ nhặt đến những khuyết điểm đáng kinh sợ mà chúng ta luôn luôn che đậy với chính mình để chúng ta có thể tiếp tục con đường tìm kiếm sự thỏa mãn mà không bị trở ngại. Đây là sự nguy hiểm của các dục, thời điểm hay là bước quan sát thứ hai. Sự nguy hiểm bao trùm đằng sau bề mặt của những dục lạc thế gian chính là bản chất vô thường (anicca) của chúng, bị ràng buộc bởi khổ đau và bất toại nguyện (dukkha), và là đối tượng của thay đổi và hủy diệt không thể tránh khỏi (viparināmadhamma).
In advancing systematically through this scheme, one begins by recognizing the indubitable fact that such worldly phenomena as sense objects, forms, and feelings give us some degree of gratification. This gratification consists in the pleasure and joy (sukha-somanassa) we experience when we succeed in fulfilling our desires. Once we acknowledge this fact, we can then probe deeper by asking whether such pleasure and joy are entirely satisfactory. If we address this question with utter honesty, in a dispassionate frame of mind, we will realize that such pleasure and joy are far from satisfactory. To the contrary, they are saddled with drawbacks and defects ranging from the trifling to the catastrophic, defects that we perpetually hide from ourselves so that we can continue unhindered in our quest for gratification. This is their danger, the second moment or step of observation. The most pervasive danger lurking behind the innocent façade of our worldly pleasures is their inherent nature of being impermanent (anicca), bound up with suffering and discontent (dukkha), and subject to inevitable change and decay (vipariṇāmadhamma).
Thời điểm thứ ba, thời điểm vượt thoát, theo sau thời điểm thứ hai. “Vượt thoát’’ đây không có nghĩa là chủ trương trốn chạy, một từ ngụ ý chỉ một nỗ lực để tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề của con người bằng cách giả vờ xem như chúng không tồn tại và tìm cách tự lãng quên bằng các thú tiêu khiển. Sự vượt thoát đích thực hoàn toàn ngược lại: đó là chuỗi hành động thận trọng nhất, hợp lý nhất, lành mạnh nhất mà chúng ta có thể thực hiện khi chúng ta nhận diện chính xác sự nguy hiểm đích thực. Đó là sự tìm kiếm lối thoát để ra khỏi một tòa nhà đang bốc cháy, là việc tìm đến bác sĩ khi chúng ta đang bị hành hạ bởi một cơn sốt dai dẳng, là quyết định bỏ hút thuốc lá khi chúng ta hiểu rằng nó đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta. Một khi chúng ta đã thấy những đối tượng tham ái của chúng ta là sai lầm, với những nguy hiểm tiềm ẩn đang tác hại, thì chúng ta nhận ra rằng con đường vượt thoát nằm ở chỗ chấm dứt sự tham ái đối với chúng. Đây là “sự từ bỏ khát ái và dục vọng” (chandarāga- vinaya, chandarāga-pahāna) được đề cập trong các kinh văn.
The third moment, the moment of escape, follows from the second. “Escape” here is not escapism, a word that implies an anxious attempt to avoid facing one’s problems by pretending they don’t exist and losing oneself in distractions. True escape is quite the opposite: the sanest, most rational, most judicious course of action we can take when we accurately recognize a genuine danger. It is our search for an exit from a burning building, our visit to the doctor when we’re beset by a persistent fever, our decision to give up smoking when we understand how it jeopardizes our health. Once we see that the objects of our attachment are flawed, beset with hidden dangers, we then realize that the way of escape lies in dropping our attachment to them. This is “the removal of desire and lust, the abandoning of desire and lust” (chandarāga-vinaya, chandarāga-pahāna) referred to in the texts.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà bình luận kinh tạng Pāli đã liên kết ba thời điểm ấy với Tứ diệu đế. “Sự thỏa mãn” bao hàm Chân lý thứ hai, vì lạc thú và vui thích làm khởi sinh ái dục, là nguồn gốc của Khổ. “Sự nguy hiểm” tự nó là Chân lý về Khổ. Và “Sự vượt thoát” là Chân lý về sự chấm dứt Khổ, cũng bao hàm Bát Thánh đạo, Chân lý thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt khổ.
The Pāli commentators, not surprisingly, connect these three moments with the Four Noble Truths. “Gratification” implies the second noble truth, for pleasure and joy arouse craving, the origin of suffering. “Danger” is the truth of suffering itself. And “escape” is the truth of the cessation of suffering, which also implies the Noble Eightfold Path, the fourth truth, the way to the cessation of suffering.
Trong Kinh Văn VI, 3, Đức Phật dùng kế hoạch ba giai đoạn này để đánh giá chi tiết ba đối tượng chính của dính mắc: dục lạc giác quan, sắc thân và cảm thọ. Phần lớn bài kinh được dùng để quan sát những nguy hiểm của dục lạc giác quan. Kinh bắt đầu bằng một cái nhìn cận cảnh về những khổ đau mà một ‘tộc trưởng’– nghĩa là một thanh niên gia chủ đang theo đuổi một ngành nghề chuyên môn của Ấn Độ thời cổ đại - có thể trải qua trong việc tìm cầu sự thỏa mãn dục lạc giác quan. Như bài kinh lần lượt trình bày, phạm vi quan sát mở rộng từ cá nhân đến tập thể, bao gồm cả những hậu quả chính trị xã hội của cuộc tìm cầu này. Bài kinh đạt đến cao điểm bằng những hình ảnh dữ dội của chiến tranh và sự tàn phá con người theo sau hàng loạt động lực điên cuồng để thỏa mãn dục lạc. ‘Sắc’ là thân thể. Đức Phật bắt đầu bài học về sắc bằng cách hỏi các Tỷ-kheo hãy quan sát một cô gái đẹp. Rồi Ngài mô tả những giai đoạn tiệm tiến về sự tàn tạ cơ thể của cô ta, qua tuổi già, bệnh tật và cái chết, và cuối cùng là sự phân hủy của tử thi cho đến khi nó trở thành bột xương. Để chỉ sự nguy hiểm của ‘cảm thọ’, Đức Phật chọn những cảm thọ của một Tỷ-kheo đang ở trong những trạng thái nhập định (jhāna), nghĩa là thiền định thâm sâu, những trải nghiệm về hỷ lạc và an tịnh vi tế nhất thuộc thế gian. Ngài chỉ rõ rằng ngay cả những trạng thái cảm thọ cao thượng như vậy cũng vô thường, bất toại nguyện và là đối tượng của thay đổi.
In Text VI,3 the Buddha uses this threefold scheme to make a detailed appraisal of three major objects of attachment: sensual pleasures, bodily form, and feelings. The major portion of the sutta is devoted to an examination of the dangers in sensual pleasures. It begins with a close-up view of the tribulations that a “clansman”—a young householder pursuing the ancient Indian counterpart of a professional career—might undergo in his quest for sensual gratification. As the discourse unfolds, the scope of the examination widens from the personal to the collective, encompassing the broader social and political consequences of this quest. It reaches its climax in striking images of the warfare and human devastation that follow from the frenzied mass drive for sensual gratification. “Form” is the physical body. The Buddha begins his treatment of form by asking the monks to consider a beautiful young girl. He then traces the progressive stages of her physical decay, through old age, sickness, death, and the eventual disintegration of the corpse until it is reduced to powdered bone. To show the danger in “feeling,” the Buddha selects the feelings of a meditating monk in the jhānas, the meditative absorptions, the most refined mundane experiences of pleasure and peace. He points out that even these lofty feelings are impermanent, unsatisfactory, and subject to change.
Mặc dù những bài kinh tiếp theo không áp dụng kế hoạch ba giai đoạn một cách lộ liễu, sự hiện diện bao hàm bên dưới vẫn rõ ràng. Trạng thái nguy hiểm được nhấn mạnh. Hai bài kinh được trình bày trong phần 4 một lần nữa nhấn mạnh đến những cạm bẫy của dục lạc giác quan, nhưng cũng không khác lắm với bài kinh trong phần trước. Trong Kinh Văn VI, 4 (1), Đức Phật xuất hiện trong một cuộc đàm thoại với một gia chủ hống hách khoe rằng ông ta đã “cắt đứt được tất cả chuyện thế tục.” Để xóa tan sự tự mãn của ông ta, Đức Phật sử dụng một loạt các ví dụ phơi bày tính cách dối trá của dục lạc giác quan để chỉ cho người gia chủ thấy nhóm từ “cắt đứt chuyện thế tục” có ý nghĩa như thế nào trong hệ thống tu tập của Ngài. Việc sử dụng ví dụ cũng nổi bật trong Kinh Văn VI, 4 (2), trong đó đã thử thách trí tuệ của Đức Phật trước một kẻ theo chủ nghĩa khoái lạc tên là Māgandiya. Ở đây, Đức Phật vẫn giữ lập luận rằng dục lạc giác quan có vẻ như chỉ mang lại khoái cảm thông qua một tri giác lệch lạc, nhưng khi nhìn cho đúng đắn thì chúng giống như ngọn lửa trong một lò than rực cháy - “sờ vào sẽ đau đớn, nóng, và cháy bỏng.” Những đoạn kinh này bao gồm một số ví dụ mạnh mẽ nhất trong các bộ kinh Nikāya, và chắc chắn Đức Phật đã không sử dụng chúng một cách nhẹ nhàng.
Although the following texts do not explicitly apply the threefold scheme, its underlying presence is obvious. Emphasis falls on the aspect of danger. The two texts presented in section 4 again accentuate the pitfalls in sensual pleasures, but do so differently from the text of the preceding section. In Text VI,4(1), the Buddha appears in dialogue with a pompous householder who imagines that he has “cut off all worldly affairs.” To dispel his complacency, the Buddha uses a series of similes that expose the deceptiveness of sensual pleasures to show him what the “cutting off of affairs” means in his own system of training. The use of similes prevails in Text VI,4(2) as well, which pits the Buddha against a hedonist named Māgandiya. The Buddha here contends that sensual pleasures seem to be pleasurable only through a distortion of perception, but when seen rightly are like the fire in a burning charcoal pit—”painful to touch, hot, and scorching.” This passage includes some of the most powerful similes in the Nikāyas, and there can be little doubt that the Buddha has not used them lightly.
Việc sử dụng các hình ảnh ẩn dụ cũng là một nét nổi bật trong Kinh Văn VI, 5, mà chủ đề là tính chất phù du của kiếp người. Kinh văn Phật giáo thường khuyên chúng ta suy ngẫm về cái chết như một điều chắc chắn và thời điểm cái chết đến là điều không thể tiên đoán được. Lời khuyên này không phải được đưa ra để tạo một thái độ bị ám ảnh kinh niên về cái chết nhưng là để giúp chúng ta phá vỡ sự tham đắm cuộc đời và phát triển tâm xả ly. Vì lý do đó, quán tưởng về cái chết đã trở thành một trong những đề mục quan trọng nhất của thiền định Phật giáo. Đức Phật đã nói trong các bài kinh khác rằng quán tưởng về cái chết “khi được phát triển và tu tập, sẽ đi vào trạng thái bất tử và đạt đến đỉnh cao trong trạng thái bất tử.” (Tăng Chi BK 7:46; IV 47-48). Ở đây, tính cách phù du của đời sống được nhấn mạnh bằng cách đếm số ngày, mùa, và thậm chí các bữa ăn trong một đời người.
The use of imagery also figures prominently in Text VI,5, whose theme is the transience of human life. Buddhist literature frequently advises us to contemplate the certainty of death and the uncertainty of the time of its arrival. This recommendation is not made to induce an attitude of chronic morbidity but to help us break our infatuation with life and develop detachment. For this reason, recollection of death has become one of the most important subjects of Buddhist meditation. The Buddha elsewhere says that the recollection of death “when developed and cultivated, gains a foothold in the Deathless and culminates in the Deathless” (AN 7:46; IV 47–48). Here the transience of life is underscored by counting up the number of days, seasons, and even meals in a single life.
Kinh Văn VI, 6 là một phần trích từ Kinh Raṭṭhapāla, kể lại cuộc đời của một đệ tử Đức Phật được gọi là “người đứng hạng nhất trong những người xuất gia vì lòng tin.” Raṭṭhapāla là một thanh niên con nhà giàu đã phát tín tâm sâu xa khi nghe Đức Phật giảng Pháp đến nỗi ngay tức khắc anh quyết định chấp nhận cuộc sống không gia đình của một Sa-môn. Đức Phật bảo anh xin phép cha mẹ, nhưng cha mẹ của anh quá thương yêu gắn bó với đứa con trai duy nhất của mình nên đã không chấp thuận. Raṭṭhapāla nằm xuống đất và không chịu ăn uống, quyết định hoặc là chết tại chỗ, hoặc được phép xuất gia. Cha mẹ anh cuối cùng phải nhượng bộ và cho phép anh ta trở thành một tu sĩ với điều kiện là anh phải trở về thăm họ sau này. Nhiều năm sau, khi Tôn giả trở về thăm cha mẹ, họ tìm cách lôi kéo Tôn giả trở về đời sống gia đình, nhưng vì Tôn giả đã đắc quả A-la-hán, bấy giờ, Tôn giả đã vượt lên trên mọi khả năng hoàn tục. Sau khi rời nhà cha mẹ, Tôn giả đi đến khu vườn ngự uyển, nơi đó Tôn giả thuyết giảng một bài pháp cho vua Koravya về “bốn yếu chỉ của Giáo pháp.” Bài pháp này truyền đạt tuệ giác thâm sâu của Tôn giả về chiều sâu và tính phổ quát của khổ, và giải thích bằng lời lẽ giản dị rõ ràng tại sao Tôn giả, cũng như vô số thiện nam tín nữ trong độ tuổi thanh xuân, đã chọn từ bỏ những tiện nghi của đời sống gia đình để bước vào con đường bất định của đời sống không gia đình.
Text VI,6 is an excerpt from the Raṭṭhapāla Sutta, which recounts the life of the disciple the Buddha called “the foremost of those who have gone forth out of faith.” Raṭṭhapāla was a young man from a well-established family who was so deeply stirred upon hearing the Buddha preach that he at once decided to embrace the homeless life of a monk. The Buddha asked him to obtain his parents’ permission, but his parents, being strongly attached to their only son, adamantly refused to give their consent. Raṭṭhapāla thereupon lay down on the ground and refused to eat or drink, determined to die right there or receive the going forth. His parents finally relented and permitted him to become a monk on the condition that he later return to visit them. Years later, when he visited his parents, they tried to entice him back to the household life, but since he had already attained arahantship he was now beyond any possibility of disrobing. After leaving their home, he went to the royal pleasure garden, where he gave a discourse to King Koravya on “four summaries of the Dhamma.” This discourse conveys his profound insights into the depth and universality of suffering, explaining in simple and lucid words why he, like countless other capable men and women in the prime of life, chose to leave the comforts of the household for the uncertainties of the homeless state.
Khao khát dục lạc là một cái bẫy ràng buộc chúng sanh vào vòng luân hồi. Một cạm bẫy lớn khác là kiến chấp. Như vậy, để dọn sạch con đường đi đến Niết-bàn, Đức Phật không những phải dạy chúng sanh xóa bỏ mọi tham đắm dục lạc mà còn phơi bày sự nguy hiểm của kiến chấp. Đây là chủ đề của phần 7.
Craving for sensual pleasures is one trap that keeps beings bound to the round of rebirths. Another major trap is attachment to views. Thus, to clear the path to Nibbāna, the Buddha not only had to dispel infatuation with sensual pleasures but also to expose the danger in views. This is the theme of section 7.
Tà kiến nguy hiểm nhất là những tà kiến phủ nhận hoặc phá hoại những nền tảng của đạo đức. Kinh văn VI, 7 (1) gom lại một số nguy hiểm do loại tà kiến này gây ra; nổi bật nhất trong số này là tái sanh vào những cõi thấp kém. Tà kiến còn dẫn đến những diễn giải một chiều, thiên vị về thực tại mà chúng ta vẫn chấp chặt và cho rằng chúng chính xác và đầy đủ. Những người bám chặt vào quan điểm của mình về một tình huống nào đó thường xung đột với những người có ý kiến khác trong cùng một tình huống. Như vậy, quan điểm khác nhau đưa đến xung đột và tranh chấp. Có lẽ không có văn bản nào trong các tài liệu trên thế giới mô tả sự nguy hiểm trong việc chấp chặt giáo điều có thể súc tích hơn câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về người mù sờ voi, được đưa vào trong Kinh Văn VI, 7 (2).
The most dangerous of wrong views are those that deny or undermine the foundations of ethics. Text VI,7(1) draws together a number of perils posed by this type of wrong view; prominent among them is rebirth in the lower realms. Views also lead to one-sided, biased interpretations of reality that we cling to as accurate and complete. People who cling tenaciously to their own views of a particular situation often come into conflict with those who view the same situation in a different light. Views thus give rise to conflicts and disputes. Perhaps no text in all of world literature has depicted this danger in dogmatic clinging more succinctly than the famous parable of the blind men and the elephant, included here as Text VI,7(2).
Kinh văn VI, 7 (3) phác họa sự tương phản của một cặp quan điểm lệch lạc là chủ thuyết bất diệt (sassatavāda: thường kiến) và chủ thuyết hư vô (ucchedavāda: đoạn kiến), cũng còn được gọi là quan điểm về tồn tại (bhavadiṭṭhi) và quan điểm về không tồn tại (vibhavadiṭṭhi). Chủ thuyết bất diệt khẳng định một thành tố bất diệt trong mỗi cá nhân, một cái ngã không thể bị hủy diệt, và một nền tảng bất diệt của thế giới, như là một đấng Thượng Đế sáng tạo toàn năng. Chủ thuyết hư vô phủ nhận rằng không có gì còn lại sau khi chết, tuyên bố rằng một cá nhân sẽ chấm dứt hoàn toàn khi thân hoại mạng chung. Theo Đức Phật, chủ thuyết bất diệt dẫn đến sự tham đắm hiện hữu và trói buộc con người vào vòng luân hồi. Chủ nghĩa hư vô thường đi kèm với sự ghê sợ hiện hữu, và nghịch lý thay, lại trói buộc những tín đồ của nó vào sự hiện hữu mà họ ghê sợ. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, giáo pháp của Đức Phật về lý Duyên khởi sẽ tránh được cả hai kết thúc vô vọng đó (xem IX, tr. 356-57).
Text VI,7(3) draws a contrast between the pair of distorted views known as eternalism (sassatavāda) and annihilationism (ucchedavāda), also called, respectively, the view of existence (bhavadiṭṭhi) and the view of nonexistence (vibhavadiṭṭhi). Eternalism affirms an eternal component in the individual, an indestructible self, and an eternal ground of the world, such as an all-powerful creator God. Annihilationism denies that there is any survival beyond death, holding that the individual comes to a complete end with the demise of the physical body. Eternalism, according to the Buddha, leads to delight in existence and binds beings to the cycle of existence. Annihilationism is often accompanied by a disgust with existence that, paradoxically, binds its adherents to the same existence that they loathe. As we will see below, the Buddha’s teaching of dependent origination avoids both these futile ends (see IX, pp. 356–57).
Kinh Văn VI, 8 làm nổi bật một vấn đề đặc biệt do thường kiến tạo nên. Những quan điểm đó có thể khơi nguồn cảm hứng cho thiền giả đạt đến những trạng thái hỷ lạc thâm sâu của định, mà họ diễn tả như là sự đồng nhất với một thực tại siêu nhiên hay sự chứng đạt một cái ngã thường hằng. Tuy nhiên, theo quan điểm giáo lý của Đức Phật, những chứng đắc ấy chỉ tạo ra tiềm năng của nghiệp để tái sanh vào một cảnh giới trong đó các trải nghiệm thiền định ấy trở thành điều kiện cơ bản của tâm thức. Nói cách khác, những chứng đắc của các trạng thái thiền định trong cảnh giới loài người sẽ là động lực phát khởi sự tái sanh vào những cảnh giới tương ứng trong Sắc giới hoặc Vô sắc giới. Trong lúc nhiều tôn giáo nhắm đến một cảnh giới siêu phàm như là câu trả lởi cuối cùng cho số phận con người, giáo pháp Đức Phật tuyên bố rằng những cảnh giới đó không đem lại một lối thoát cuối cùng cho tình trạng vô thường và khổ đau của cõi luân hồi.
Text VI,8 highlights a particular problem posed by eternalist views. Such views can inspire meditators to attain states of deep meditative bliss, which they interpret as union with a divine reality or realization of an eternal self. From the perspective of the Buddha’s teaching, however, such attainments merely create the karmic potential for rebirth into a realm in which that meditative experience becomes the fundamental condition of consciousness. In other words, the attainment of these states in the human realm generates rebirth into the corresponding planes in the realm of subtle form or the formless realm. While many religions point to a divine realm as the final answer to the human predicament, the Buddha’s teaching holds that these worlds offer no final outlet from the impermanence and misery of saṃsāra.
Bản kinh đề cập ở đây cho thấy một số thiền giả chứng đắc bốn “trú xứ siêu phàm” (Tứ thiền) và tái sanh vào những cảnh giới tương ứng của thế giới Phạm Thiên, ở đó họ có thể cư trú lâu đến năm trăm đại kiếp. Tuy nhiên, cuối cùng, họ không thể tránh khỏi cái chết và có thể phải rơi xuống tái sanh vào những cảnh giới bất hạnh. Bài kinh tương tự không được đem vào đây (Tăng Chi BK 3:114, 4: 124) cũng nói giống như vậy về các cảnh giới tái sanh tương ứng với các tầng thiền và các tầng vô sắc định.
The text cited here shows that certain meditators attain the four “divine abodes” and take rebirth in the corresponding planes of the brahma world, where they might abide even for as long as five hundred great eons. Eventually, however, they must inevitably pass away and may then fall into the unfortunate realms of rebirth. Similar texts not included here (AN 3:114, 4:124) say the same respectively about realms of rebirth corresponding to the jhānas and the formless attainments.
Hai bài kinh tạo nên phần cuối của chương này một lần nữa nói đến những bất toại nguyện và bất an của sự tồn tại trong thế giới hữu vi, củng cố thông điệp này bằng những hình ảnh đầy kịch tính. Trong Kinh Văn VI, 9 (1), Đức Phật tuyên bố rằng số lượng nước mắt mà chúng ta đã nhỏ xuống trong lúc lang thang trong vòng luân hồi sinh tử còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Trong Kinh Văn VI, 9 (2), Ngài nói với một nhóm ba mươi Tỷ-kheo rằng số lượng máu đã chảy ra khi họ bị giết và tàn sát trong vòng luân hồi sinh tử còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Theo những nhà kết tập kinh điển, tác dụng của bài thuyết giảng này đối với ba mươi Tỷ-kheo mạnh mẽ đến nỗi tất cả các vị ấy đã đạt được giải thoát hoàn toàn ngay tại chỗ.
The two suttas that constitute the final section of this chapter again take up the unsatisfactoriness and insecurity of conditioned existence, reinforcing their message with dramatic imagery. In Text VI,9(1), the Buddha declares that the amount of tears we have shed while wandering through the round of rebirths is greater than the water in the four great oceans. In Text VI,9(2), he tells a group of thirty monks that the amount of blood they have shed when they were slaughtered and executed in the round of rebirths is greater than the water in the four great oceans. According to the compilers of the sutta, the impact of this discourse upon the thirty monks was so powerful that all attained full liberation on the spot.
1. BỐN PHÁP VI DIỆU
1. FOUR WONDERFUL THINGS
– Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có xuất hiện. Thế nào là bốn?
“Monks, on the manifestation of the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, four wonderful and marvelous things appear. What four?
Phần lớn quần chúng ưa thích chấp thủ, thích thú khi chấp thủ, hoan hỷ khi chấp thủ. Nhưng khi Như Lai giảng pháp không chấp thủ, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
“People for the most part delight in attachment, take delight in attachment, rejoice in attachment. But when the Dhamma of nonattachment is taught by the Tathāgata, people wish to listen to it, lend an ear, and try to understand it. This is the first wonderful and marvelous thing that appears on the manifestation of the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.
Phần lớn quần chúng ưa thích kiêu mạn, thích thú khi kiêu mạn, hoan hỷ khi tỏ ra kiêu mạn. Nhưng khi Như Lai giảng pháp diệt trừ kiêu mạn, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
“People for the most part delight in conceit, take delight in conceit, rejoice in conceit. But when the Dhamma is taught by the Tathāgata for the abolition of conceit, people wish to listen to it, lend an ear, and try to understand it. This is the second wonderful and marvelous thing that appears on the manifestation of the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.
Phần lớn quần chúng ưa thích lăng xăng, vui thích khi lăng xăng, hoan hỷ khi lăng xăng. Nhưng khi Như Lai giảng pháp an tịnh, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
“People for the most part delight in restlessness, take delight in restlessness, rejoice in restlessness. But when the Dhamma of peace is taught by the Tathāgata, people wish to listen to it, lend an ear, and try to understand it. This is the third wonderful and marvelous thing that appears on the manifestation of the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.
Phần lớn quần chúng sống trong vô minh, bị vô minh che mờ, bị vô minh trói buộc. Nhưng khi Như Lai giảng pháp diệt trừ vô minh, quần chúng mong ước được nghe, lắng tai nghe, và cố gắng hiểu. Đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện khi có sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
“People for the most part live in ignorance, are blinded by ignorance, fettered by ignorance. But when the Dhamma is taught by the Tathāgata for the abolition of ignorance, people wish to listen to it, lend an ear, and try to understand it. This is the fourth wonderful and marvelous thing that appears on the manifestation of a Tathāgata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.
Khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.
“On the manifestation of the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, these four wonderful and marvelous things appear.”
(Tăng Chi BK II, tr. 64-65)
(AN 4:128; II 131–32)
2. VỊ NGỌT, SỰ NGUY HIỂM, SỰ VƯỢT THOÁT
2. GRATIFICATION, DANGER, AND ESCAPE
(1) Trước khi Ta giác ngộ
(1) Before My Enlightenment
– Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi Ta còn là một Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Cái gì là vị ngọt của thế gian, cái gì là sự nguy hại, và cái gì là sự vượt thoát thế gian?” Rồi ý tưởng này khởi lên trong Ta: “Bất cứ những gì mang lại vui thích, khoái lạc ở thế gian là vị ngọt của thế gian; thế gian là vô thường, bị ràng buộc với khổ đau, và phải chịu biến hoại, đó là sự nguy hại của thế gian; và đoạn trừ, từ bỏ mọi ham muốn dục vọng của thế gian chính là sự vượt thoát thế gian.”
“Before my enlightenment, O monks, while I was still a bodhisatta, it occurred to me: ‘What is the gratification in the world, what is the danger in the world, what is the escape from the world?’ Then it occurred to me: ‘Whatever pleasure and joy there is in the world, this is the gratification in the world; that the world is impermanent, bound up with suffering, and subject to change, this is the danger in the world; the removal and abandoning of desire and lust for the world, this is the escape from the world.’
Này các Tỷ-kheo, bao lâu Ta chưa trực tiếp biết được như thật vị ngọt của thế gian là vị ngọt, sự nguy hại của thế gian là nguy hại, và sự vượt thoát thế gian là vượt thoát, cho đến lúc ấy, Ta chưa tuyên bố là đã giác tri được Vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư Thiên, Ác ma, và Phạm Thiên, trong quần chúng này với Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
“So long, monks, as I did not directly know, as they really are, the gratification in the world as gratification, its danger as danger, and the escape from the world as escape, for so long I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans.
Nhưng khi Ta đã trực tiếp biết được như thật tất cả các pháp này, Ta mới tuyên bố là đã giác tri được Vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư Thiên, Ác ma và Phạm Thiên, trong quần chúng này với Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Tri kiến này đã khởi lên trong Ta: “Tâm giải thoát của Ta là bất động; đây là đời sống cuối cùng; nay sẽ không còn tái sanh nữa.”
“But when I directly knew all this, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans. The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is the liberation of my mind; this is my last birth; there is now no renewed existence.’”
(Tăng Chi BK I, XI. Phẩm Chánh Giác, tr. 468-469)
(AN 3:101 §§1–2; I 258–59)
(2) Ta lên đường tìm cầu
(2) I Set Out Seeking
– Này các Tỷ-kheo, ta lên đường tìm cầu vị ngọt của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ vị ngọt nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ vị ngọt trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.
“O monks, I set out seeking the gratification in the world. Whatever gratification there is in the world, that I have found. I have clearly seen with wisdom just how far the gratification in the world extends.
Ta lên đường tìm cầu sự nguy hại của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự nguy hiểm nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ sự nguy hại trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.
“I set out seeking the danger in the world. Whatever danger there is in the world, that I have found. I have clearly seen with wisdom just how far the danger in the world extends.
Ta lên đường tìm cầu sự vượt thoát thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự vượt thoát nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ sự vượt thoát trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.
“I set out seeking an escape from the world. Whatever escape there is from the world, that I have found. I have clearly seen with wisdom just how far the escape from the world extends.”
(Tăng Chi BK I, tr. 469, XI. Phẩm Chánh Giác)
(AN 3:101 §3; I 259)
(3) Nếu không có vị ngọt
(3) If There Were No Gratification
– Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở thế gian, thì chúng sanh đã không tham đắm thế gian này. Nhưng bởi vì có vị ngọt ở thế gian, nên chúng sanh tham đắm thế gian này.
“If, monks, there were no gratification in the world, beings would not become enamored with the world. But because there is gratification in the world, beings become enamored with it.
Nếu không có sự nguy hại ở thế gian, thì chúng sanh đã không nhàm chán thế gian này. Nhưng bởi vì có sự nguy hại ở thế gian, nên chúng sanh nhàm chán thế gian này.
“If there were no danger in the world, beings would not become disenchanted with the world. But because there is danger in the world, beings become disenchanted with it.
Nếu không có sự vượt thoát thế gian, thì chúng sanh đã không thể vượt thoát thế gian này. Nhưng bởi vì có sự vượt thoát thế gian, nên chúng sanh có thể vượt thoát thế gian này.
“If there were no escape from the world, beings could not escape from it. But as there is an escape from the world, beings can escape from it.”
(Tăng Chi BK I, XI. Phẩm Chánh Giác, tr. 470-471)
(AN 3:102; I 260)
3. ĐÁNH GIÁ ĐÚNG ĐẮN ĐỐI TƯỢNG CỦA DÍNH MẮC
3. PROPERLY APPRAISING OBJECTS OF ATTACHMENT
1. Tôi nghe như vầy. Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) ở rừng Kỳ-đà (Jeta) thuộc vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).
1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Lúc ấy, vào buổi sáng, một số Tỷ-kheo đắp y, cầm bát, đi vào thành Xá-vệ để khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Vẫn còn quá sớm để đi khất thực tại thành Xá-vệ. Có lẽ chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo.” Thế rồi các Tỷ-kheo đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo và trao đổi những lời thăm hỏi với các du sĩ. Khi cuộc nói chuyện xã giao đã xong, các Tỷ-kheo ngồi xuống một bên. Các du sĩ nói với họ rằng:
2. Then, when it was morning, a number of monks dressed, and taking their bowls and outer robes, went into Sāvatthī for alms. Then they thought: “It is still too early to wander for alms in Sāvatthī. Suppose we went to the park of the wanderers of other sects.” So they went to the park of the wanderers of other sects and exchanged greetings with the wanderers. When this courteous and amiable talk was finished, they sat down at one side. The wanderers said to them:
3. – Này các hiền hữu, Sa-môn Gotama mô tả sự hiểu biết trọn vẹn về các dục lạc giác quan và chúng tôi cũng vậy; Sa-môn Gotama mô tả sự hiểu biết trọn vẹn về các sắc pháp và chúng tôi cũng vậy; Sa-môn Gotama mô tả sự hiểu biết trọn vẹn về các cảm thọ và chúng tôi cũng vậy. Này các hiền hữu, vậy ở đây có sự khác biệt nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Giáo pháp và những lời giáo huấn của Sa-môn Gotama và chúng tôi? (1)
3. “Friends, the ascetic Gotama describes the full understanding of sensual pleasures, and we do so too; the ascetic Gotama describes the full understanding of form, and we do so too; the ascetic Gotama describes the full understanding of feelings, and we do so too. What then is the distinction here, friends, what is the variance, what is the difference between the ascetic Gotama’s teaching of the Dhamma and ours, between his instructions and ours?”1
4. Các Tỷ-kheo ấy không chấp thuận cũng như không phản đối những lời hỏi của các du sĩ. Các Tỷ-kheo không nói gì cả, chỉ đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ đến trình bày với Thế Tôn để hiểu ý nghĩa những lời nói này.”
4. Then those monks neither approved nor disapproved of the wanderers’ words. Without doing either they rose from their seats and went away, thinking: “We shall come to understand the meaning of these words in the Blessed One’s presence.”
5. Khi các Tỷ-kheo đi khất thực ở thành Xá-vệ và đã trở về, sau khi ăn xong, các vị ấy đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên, và bạch Thế Tôn về những gì đã xảy ra. [Thế Tôn nói:]
5. When they had wandered for alms in Sāvatthī and had returned from their almsround, after the meal they went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and told him what had taken place. [The Blessed One said:]
– Này các Tỷ-kheo, những người du sĩ ngoại đạo nói như vậy cần phải được hỏi lại như thế này: “Này các hiền hữu, nhưng thế nào là vị ngọt, thế nào là sự nguy hại, thế nào là sự vượt thoát các dục lạc giác quan? Thế nào là vị ngọt, thế nào là sự nguy hại, thế nào là sự vượt thoát các sắc pháp? Thế nào là vị ngọt, thế nào là sự nguy hại, thế nào là sự vượt thoát các cảm thọ?” Nếu các du sĩ ngoại đạo được hỏi như vậy, họ sẽ không trả lời được, và hơn thế nữa, họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì sao vậy? Bởi vì đó không phải là lãnh vực của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy ai trong thế giới này với chư Thiên, Ác ma, và Phạm Thiên, trong quần chúng này với các Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, mà có thể cho câu trả lời thỏa đáng ngoại trừ Như Lai hay các đệ tử của Như Lai hoặc những ai đã từng được học hỏi các vị ấy.
6. “Monks, wanderers of other sects who speak thus should be questioned thus: ‘But, friends, what is the gratification, what is the danger, and what is the escape in the case of sensual pleasures? What is the gratification, what is the danger, and what is the escape in the case of form? What is the gratification, what is the danger, and what is the escape in the case of feelings?’ If they are questioned thus, wanderers of other sects will fail to account for the matter, and what is more, they will get into difficulties. Why is that? Because it is not their province. Monks, I see no one in the world with its devas, Māra, and Brahmā, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, who could satisfy the mind with a reply to these questions except for the Tathāgata or his disciple or one who has learned it from them.
[Các dục lạc giác quan]
[sensual pleasures]
7. (i)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt thuộc các dục lạc giác quan? Này các Tỷ-kheo, có năm pháp làm tăng trưởng các dục lạc giác quan. Thế nào là năm? Các sắc pháp do mắt nhận biết đáng được mong ước, được khao khát, dễ chịu, đáng yêu thích, liên kết với sự ham muốn thuộc giác quan, khêu gợi sự thèm khát. Âm thanh do tai nhận biết... Mùi thơm do mũi nhận biết... Hương vị do lưỡi nhận biết... Các đối tượng của xúc chạm do thân nhận biết, đáng được mong ước, được khao khát, dễ chịu, đáng yêu thích, liên kết với sự ham muốn thuộc giác quan, khêu gợi sự thèm khát. Đó là năm pháp làm tăng trưởng các dục lạc giác quan. Như vậy, khoái lạc và niềm vui phát sinh tùy thuộc vào năm pháp làm tăng trưởng các dục này là vị ngọt thuộc các dục lạc giác quan.
7. (i) “And what, monks, is the gratification in the case of sensual pleasures? Monks, there are these five cords of sensual pleasure. What are the five? Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable and likeable, connected with sensual desire, and provocative of lust. Sounds cognizable by the ear.… Odors cognizable by the nose.… Flavors cognizable by the tongue.… Tactile objects cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable and likeable, connected with sensual desire, and provocative of lust. These are the five cords of sensual pleasure. Now the pleasure and joy that arise dependent on these five cords of sensual pleasure are the gratification in the case of sensual pleasures.
8. (ii) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các kỹ năng mà một người trong bộ tộc làm nghề sinh sống - dù là kiểm tra, kế toán, tính toán, làm nông trại, buôn bán, chăn nuôi, bắn cung, phục vụ hoàng gia, hay bất cứ ngành nghề nào có thể được - người ấy phải đương đầu với nóng, lạnh, bị thương tổn do tiếp xúc với ruồi, muỗi, gió, nắng, và những loài bò sát; người ấy có nguy cơ bị chết đói hay chết khát. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
8. (ii) “And what, monks, is the danger in the case of sensual pleasures? Here, monks, on account of the craft by which a clansman makes a living—whether checking, accounting, calculating, farming, trading, husbandry, archery, the royal service, or whatever craft it may be—he has to face cold and heat; he is injured by contact with gadflies, mosquitoes, wind, sun, and creeping things; he risks death by hunger and thirst. Now this is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
9. Trong lúc người bộ tộc này làm việc, cố gắng nỗ lực cần cù như vậy, nếu tài sản không đến với người ấy, người ấy sẽ buồn rầu, đau khổ, than van, khóc lóc đấm ngực, ngây dại kêu gào: “Nỗ lực của ta thật vô ích, công lao động của ta không có kết quả!” Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
9. “If no property comes to the clansman while he works and strives and makes an effort thus, he sorrows, grieves, and laments, he weeps beating his breast and becomes distraught, crying: ‘My work is in vain, my effort is fruitless!’ Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
10. Nếu người bộ tộc trong lúc cố gắng nỗ lực làm việc cần cù như vậy, tài sản đến với người ấy, người ấy trải nghiệm đau đớn và buồn khổ khi bảo vệ tài sản này: “Làm sao các vua chúa hay kẻ trộm không chiếm đoạt tài sản của ta, lửa không làm cháy, nước không cuốn trôi, hay các kẻ thừa kế đáng ghét không cướp đoạt?” Và trong khi người ấy bảo vệ và canh giữ tài sản của mình, vua và kẻ trộm vẫn tìm cách chiếm đoạt chúng, hay lửa thiêu cháy, hay nước cuốn trôi, hay những kẻ thừa kế đáng ghét vẫn chiếm đoạt chúng. Và người ấy sẽ buồn rầu, đau khổ, than van, khóc lóc đấm ngực, ngây dại kêu gào: “Ta đã mất hết tài sản rồi!” Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
10. “If property comes to the clansman while he works and strives and makes an effort thus, he experiences pain and grief in protecting it: ‘How shall neither kings nor thieves make off with my property, nor fire burn it, nor water sweep it away, nor unloved heirs make off with it?’ And as he guards and protects his property, kings or thieves make off with it, or fire burns it, or water sweeps it away, or unloved heirs make off with it. And he sorrows, grieves, and laments, he weeps beating his breast and becomes distraught, crying: ‘I no longer have my property!’ Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
11. Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân... vua chúa tranh chấp với vua chúa, Sát-đế lỵ tranh chấp với Sát-đế lỵ, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ; mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ, cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha; anh em tranh chấp với anh em, anh em tranh chấp với chị em, chị em tranh chấp với anh em, bạn bè tranh chấp với bạn bè. Và ở đây, trong các cuộc tranh chấp, xung đột, tranh cãi, họ tấn công nhau bằng tay đấm, đá, gậy, hay dao, do đó đã gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
11. “Again, with sensual pleasures as the cause … kings quarrel with kings, khattiyas with khattiyas, brahmins with brahmins, householders with householders; mother quarrels with son, son with mother, father with son, son with father; brother quarrels with brother, brother with sister, sister with brother, friend with friend. And here in their quarrels, brawls, and disputes they attack each other with fists, clods, sticks, or knives, whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
12. Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân... đàn ông dùng kiếm và lá chắn và đeo cung tên, họ dàn trận hai bên, với tên bay và kiếm vung lên lóe sáng nhắm vào nhau, và họ bị cung tên gây thương tích, rồi họ chặt đầu nhau bằng kiếm, từ đó gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
12. “Again, with sensual pleasures as the cause … men take swords and shields and buckle on bows and quivers, and they charge into battle massed in double array with arrows and spears flying and swords flashing; and there they are wounded by arrows and spears, and their heads are cut off by swords, whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
13. Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân... đàn ông dùng kiếm và lá chắn và đeo cung tên, họ công phá những thành lũy trơn tuột, với tên bay và kiếm vung lên lóe sáng nhắm vào nhau, họ bị cung tên gây thương tích và bị đổ nước sôi tung tóe và bị chà đạp bằng đá tảng, rồi họ chặt đầu nhau bằng kiếm, từ đó gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
13. “Again, with sensual pleasures as the cause … men take swords and shields and buckle on bows and quivers, and they charge slippery bastions, with arrows and spears flying and swords flashing; and there they are wounded by arrows and spears and splashed with boiling liquids and crushed under heavy weights, and their heads are cut off by swords, whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
14. Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân... đàn ông đột nhập nhà cửa, cướp đoạt tài sản, phạm tội trộm cắp, phục kích các xa lộ, dụ dỗ vợ người khác, và khi họ bị bắt, các vua chúa có nhiều loại nhục hình để trừng phạt họ... từ đó gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong hiện tại, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
14. “Again, with sensual pleasures as the cause … men break into houses, plunder wealth, commit burglary, ambush highways, seduce others’ wives, and when they are caught, kings have many kinds of torture inflicted on them … whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering visible in this present life, having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
15. Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân... con người buông lung trong các hành động sai trái về thân, khẩu và ý. Do đã làm những hành động sai trái ấy, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, họ sẽ bị tái sanh vào những cõi dữ, đọa xứ, cõi thấp kém, địa ngục. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ thấy rõ ràng ngay trong đời tương lai (2), do dục lạc giác quan là nguyên nhân, là nguồn gốc, là nền tảng, tất cả là do dục lạc giác quan gây ra.
15. “Again, with sensual pleasures as the cause … people indulge in misconduct of body, speech, and mind. Having done so, on the breakup of the body, after death, they are reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. Now this is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering in the life to come,2 having sensual pleasures as its cause, source, and basis, the cause being simply sensual pleasures.
16. (iii) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự vượt thoát đối với các dục lạc giác quan? Đó chính là sự diệt trừ khao khát thèm muốn, từ bỏ khao khát thèm muốn thuộc về dục lạc giác quan. Đây là sự vượt thoát đối với các dục lạc giác quan.
16. (iii) “And what, monks, is the escape in the case of sensual pleasures? It is the removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for sensual pleasures. This is the escape in the case of sensual pleasures.
17. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào không hiểu biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, sự nguy hại là nguy hại, sự vượt thoát là vượt thoát đối với các dục lạc giác quan, thì những vị này tự thân không thể hiểu được đầy đủ các dục lạc ấy và cũng không thể chỉ dẫn cho người khác để cho họ cũng có thể hiểu biết về các dục lạc giác quan - điều đó không thể xảy ra. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào hiểu biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, sự nguy hại là nguy hại, sự vượt thoát là vượt thoát đối với các dục lạc giác quan, thì những vị này tự thân có thể hiểu được đầy đủ các dục lạc ấy và cũng có thể chỉ dẫn cho người khác để cho họ cũng được hiểu biết về các dục lạc giác quan - điều đó có thể xảy ra.
17. “That those ascetics and brahmins who do not understand as it really is the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of sensual pleasures, can either themselves fully understand sensual pleasures or instruct others so that they can fully understand sensual pleasures—that is impossible. That those ascetics and brahmins who understand as it really is the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of sensual pleasures, can themselves fully understand sensual pleasures and instruct others so that they can fully understand sensual pleasures—that is possible.
[Sắc]
[form]
18. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt thuộc sắc pháp? Giả sử có một thiếu nữ thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ hay Bà-la-môn hay gia chủ, vào độ tuổi mười lăm mười sáu, không quá cao hay quá thấp, không quá gầy hay quá mập, da không đen quá hay trắng quá. Có phải nhan sắc và nét yêu kiều của nàng đang vào giai đoạn tột đỉnh? “– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” “– Vậy thì, niềm thích thú và hoan hỷ phát sinh từ nhan sắc và nét yêu kiều ấy là vị ngọt thuộc sắc pháp.”
18. (i) “And what, monks, is the gratification in the case of form? Suppose there were a girl of the khattiya class or the brahmin class or of householder stock, in her fifteenth or sixteenth year, neither too tall nor too short, neither too thin nor too fat, neither too dark nor too fair. Is her beauty and loveliness then at its height?”—“Yes, venerable sir.”—“Now the pleasure and joy that arise in dependence on that beauty and loveliness are the gratification in the case of form.
19. (ii) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hại thuộc sắc pháp? Một thời gian sau, người ta có thể thấy người phụ nữ ấy bây giờ đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, già lão, cong như nóc nhà, lưng gập xuống, phải chống gậy, run rẩy, yếu ớt, tuổi trẻ không còn nữa, răng rụng, tóc bạc, tóc lưa thưa, đầu sói, da nhăn nheo, tay chân đầy vết nám. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải nhan sắc và nét yêu kiều ngày xưa nay đã biến mất và sự nguy hại đã trở nên rõ ràng? “– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” “– Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thuộc về sắc pháp.”
19. (ii) “And what, monks, is the danger in the case of form? Later on one might see that same woman here at eighty, ninety, or a hundred years, aged, as crooked as a roof bracket, doubled up, supported by a walking stick, tottering, frail, her youth gone, her teeth broken, gray-haired, scanty-haired, bald, wrinkled, with limbs all blotchy. What do you think, monks? Has her former beauty and loveliness vanished and the danger become evident?”—“Yes, venerable sir.”—“Monks, this is a danger in the case of form.
20. Lại nữa, người ta có thể thấy người phụ nữ ấy bị đau đớn, bệnh nặng, hôi hám, nằm ngay trên nước tiểu và phân của bà, phải nhờ người này nâng lên, người kia đỡ xuống. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải nhan sắc và nét yêu kiều ngày xưa nay đã biến mất và sự nguy hại đã trở nên rõ ràng? “– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” “– Này các Tỷ-kheo, đây cũng là sự nguy hại thuộc về sắc pháp.”
20. “Again, one might see that same woman afflicted, suffering, and gravely ill, lying fouled in her own urine and excrement, lifted up by some and set down by others. What do you think, monks? Has her former beauty and loveliness vanished and the danger become evident?”—“Yes, venerable sir.”—“Monks, this too is a danger in the case of form.
21. Lại nữa, người ta có thể thấy thi thể người phụ nữ ấy bị quăng vào nghĩa địa, đã chết một, hai hay ba ngày, thi thể trương phồng lên, xanh xám và thối rữa. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải nhan sắc và nét yêu kiều ngày xưa nay đã biến mất và sự nguy hại đã trở nên rõ ràng? “– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” “– Này các Tỷ-kheo, đây cũng là sự nguy hại thuộc về sắc pháp.”
21. “Again, one might see that same woman as a corpse thrown aside in a charnel ground, one, two, or three days dead, bloated, livid, and oozing matter. What do you think, monks? Has her former beauty and loveliness vanished and the danger become evident?”—“Yes, venerable sir.”—“Monks, this too is a danger in the case of form.
22-29. Lại nữa, người ta có thể thấy thi thể người phụ nữ ấy bị quăng vào nghĩa địa, bị xâu xé bởi các loài quạ, diều hâu, kên kên, chó, dã can, hay đủ loại côn trùng... một bộ xương dính thịt và máu, với các đường gân kết nối... một bộ xương không còn thịt và dính máu, với các đường gân kết nối... một bộ xương không còn thịt và máu, với các đường gân kết nối... các khúc xương rời rạc rải rác khắp nơi - đây là xương tay, kìa là xương chân, đây là xương bắp đùi, đây là xương sườn, đây là xương hông, đây là xương lưng, đây là chiếc sọ... các khúc xương trắng hếu màu vỏ sò... các khúc xương chồng chất lên nhau... những khúc xương cũ hơn một năm bắt đầu mục và nát ra thành bụi. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải nhan sắc và nét yêu kiều ngày xưa nay đã biến mất và sự nguy hại đã trở nên rõ ràng? “– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” “– Này các Tỷ-kheo, đây cũng là sự nguy hại thuộc về sắc pháp.”
22–29. “Again, one might see that same woman as a corpse thrown aside in a charnel ground, being devoured by crows, hawks, vultures, dogs, jackals, or various kinds of worms … a skeleton with flesh and blood, held together with sinews … a fleshless skeleton smeared with blood, held together with sinews … a skeleton without flesh and blood, held together with sinews … disconnected bones scattered in all directions—here a hand-bone, there a foot-bone, here a thigh-bone, there a rib-bone, here a hip-bone, there a back-bone, here the skull … bones bleached white, the color of shells … bones heaped up … bones more than a year old, rotted and crumbled to dust. What do you think, monks? Has her former beauty and loveliness vanished and the danger become evident?”—“Yes, venerable sir.”—“Monks, this too is a danger in the case of form.
30. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự vượt thoát thuộc sắc pháp? Đó chính là sự diệt trừ khao khát thèm muốn, từ bỏ khao khát thèm muốn thuộc về sắc pháp. Đây là sự vượt thoát đối với các dục lạc giác quan.
30. (iii) “And what, monks, is the escape in the case of form? It is the removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for form. This is the escape in the case of form.
31. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào không hiểu biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, sự nguy hại là nguy hại, sự vượt thoát là vượt thoát đối với các sắc pháp, thì những vị này tự thân không thể hiểu được đầy đủ các sắc pháp và cũng không thể chỉ dẫn cho người khác để cho họ cũng có thể hiểu biết về các sắc pháp - điều đó không thể xảy ra. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào hiểu biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, sự nguy hại là nguy hại, sự vượt thoát là vượt thoát đối với các sắc pháp, thì những vị này tự thân có thể hiểu được đầy đủ các sắc pháp ấy và cũng có thể chỉ dẫn cho người khác để cho họ cũng được hiểu biết về các sắc pháp - điều đó có thể xảy ra.
31. “That those ascetics and brahmins who do not understand as it really is the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of form, can either themselves fully understand form or instruct others so that they can fully understand form—that is impossible. That those ascetics and brahmins who understand as it really is the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of form, can themselves fully understand form and instruct others so that they can fully understand form—that is possible.
[Cảm thọ]
[feelings]
32. (i) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt thuộc cảm thọ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo hoàn toàn xa lánh các dục lạc giác quan, xa lánh các pháp bất thiện, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc khởi sinh do xa lánh các dục, vẫn còn tầm và tứ. Trong lúc ấy, vị Tỷ-kheo không nghĩ đến việc làm hại mình, hại người hay hại cả hai. Trong lúc ấy, vị này chỉ có cảm thọ vô hại. Ta nói rằng vị ngọt tối thượng thuộc về cảm thọ chính là cảm thọ vô hại.
32. (i) “And what, monks, is the gratification in the case of feelings? Here, monks, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a monk enters upon and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. On such an occasion he does not choose for his own affliction, or for another’s affliction, or for the affliction of both. On that occasion he feels only feeling that is free from affliction. The highest gratification in the case of feelings is freedom from affliction, I say.
33-35. Lại nữa, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền... Với sự tàn lụi của hỷ, vị ấy chứng và trú Tam thiền... Với sự xả bỏ lạc và khổ, vị ấy chứng và trú Tứ thiền... Trong lúc ấy, vị Tỷ-kheo không nghĩ đến việc làm hại mình, hại người hay hại cả hai. Trong lúc ấy, vị này chỉ có cảm thọ vô hại. Ta nói rằng vị ngọt tối thượng thuộc về cảm thọ chính là cảm thọ vô hại.
33–35. “Again, with the stilling of thought and examination, a monk enters upon and dwells in the second jhāna.… With the fading away as well of rapture … he enters upon and dwells in the third jhāna.… With the abandoning of pleasure and pain he enters upon and dwells in the fourth jhāna.… On such an occasion he does not choose for his own affliction, or for another’s affliction, or for the affliction of both. On that occasion he feels only feeling that is free from affliction. The highest gratification in the case of feelings is freedom from affliction, I say.
36. (ii) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hại thuộc cảm thọ? Cảm thọ là vô thường, khổ, phải chịu sự biến hoại. Đây là sự nguy hại thuộc về cảm thọ.
36. (ii) “And what, monks, is the danger in the case of feelings? Feelings are impermanent, suffering, and subject to change. This is the danger in the case of feelings.
37. (iii) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự vượt thoát thuộc cảm thọ? Đó chính là sự diệt trừ khao khát thèm muốn, từ bỏ khao khát thèm muốn thuộc về cảm thọ. Đây là sự vượt thoát đối với các cảm thọ.
37. (iii) “And what, monks, is the escape in the case of feelings? It is the removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for feelings. This is the escape in the case of feelings.
38. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào không hiểu biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, sự nguy hại là nguy hại, sự vượt thoát là vượt thoát đối với các cảm thọ, thì những vị này tự thân không thể hiểu được đầy đủ các cảm thọ và cũng không thể chỉ dẫn cho người khác để cho họ cũng có thể hiểu biết về các cảm thọ - điều đó không thể xảy ra. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào hiểu biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, sự nguy hại là nguy hại, sự vượt thoát là vượt thoát đối với các cảm thọ, thì những vị này tự thân có thể hiểu được đầy đủ các cảm thọ ấy và cũng có thể chỉ dẫn cho người khác để cho họ cũng được hiểu biết về các cảm thọ - điều đó có thể xảy ra.
38. “That those ascetics and brahmins who do not understand as it really is the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of feelings, can either themselves fully understand feelings or instruct others so that they can fully understand feelings—that is impossible. That those ascetics and brahmins who understand as it really is the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of feelings, can themselves fully understand feelings and instruct others so that they can fully understand feelings—that is possible.”
Đây là những gì Thế Tôn đã dạy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
That is what the Blessed One said. The monks were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.
(Trung BK I, Đại Kinh Khổ Uẩn - Kinh số 13, tr. 193-208)
(MN 13: Mahādukkhakkhandha Sutta; I 84–90)
4. NHỮNG CẠM BẪY CỦA DỤC LẠC
4. THE PITFALLS IN SENSUAL PLEASURES
(1) Cắt đứt mọi chuyện thế tục
(1) Cutting Off All Affairs
[Gia chủ Potaliya bạch Thế Tôn]:
[The householder Potaliya asked the Blessed One:]
– Bạch Thế Tôn, thế nào là cắt đứt mọi chuyện thế tục (3) trong giới luật của bậc Thánh một cách toàn bộ và toàn diện? Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn giảng cho con nghe thế nào là cắt đứt mọi chuyện thế tục trong giới luật của bậc Thánh một cách toàn bộ và toàn diện!
“Venerable sir, how is the cutting off of affairs3 in the Noble One’s discipline achieved entirely and in all ways? It would be good, venerable sir, if the Blessed One would teach me the Dhamma, showing me how the cutting off of affairs in the Noble One’s discipline is achieved entirely and in all ways.”
– Này gia chủ, vậy thì hãy chú tâm lắng nghe những gì Ta sẽ giảng.
“Then listen, householder, and attend closely to what I shall say.”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Gia chủ Potaliya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, venerable sir,” Potaliya the householder replied. The Blessed One said this:
15. – Này gia chủ, giả sử một con chó đói lả, suy yếu đang chờ trước một tiệm bán thịt. Rồi một người bán thịt khéo tay hay thợ học việc của ông ta quăng cho con chó một khúc xương khéo lóc, lóc sạch không còn chút thịt nào, chỉ còn dính máu. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Con chó ấy có qua khỏi cơn đói lả và suy nhược bằng cách gặm khúc xương khéo lóc, lóc sạch không còn chút thịt nào, chỉ còn dính máu?
15. “Householder, suppose a dog, overcome by hunger and weakness, was waiting by a butcher’s shop. Then a skilled butcher or his apprentice would toss the dog a well-hacked, clean-hacked skeleton of meatless bones smeared with blood. What do you think, householder? Would that dog get rid of his hunger and weakness by gnawing such a well-hacked, clean-hacked skeleton of meatless bones smeared with blood?”
– Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bởi vì đó là một khúc xương khéo lóc, lóc sạch không còn chút thịt nào, chỉ còn dính máu. Cuối cùng con chó sẽ chỉ chuốc lấy sự mệt mỏi và thất vọng.
“No, venerable sir. Why is that? Because that was a skeleton of well-hacked, clean-hacked meatless bones smeared with blood. Eventually that dog would reap weariness and disappointment.”
– Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như một khúc xương, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí, vị ấy từ bỏ loại xả đa dạng, dựa trên sự đa dạng, và phát triển loại xả hợp nhất, dựa trên sự hợp nhất (4), ở đó, mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
“So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to a skeleton by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom, he avoids the equanimity that is diversified, based on diversity, and develops the equanimity that is unified, based on unity,4 where clinging to the carnal things of the world utterly ceases without remainder.
16. – Này gia chủ, giả sử có một con chim kên kên, một con diều hâu, hay một con chim ưng chụp được một miếng thịt và bay bổng đi; và rồi những con chim kên kên, diều hâu, và chim ưng khác bay đuổi theo nó và chụp giựt và mổ nát miếng thịt. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Nếu con chim kên kên, diều hâu, chim ưng ấy không nhanh chóng bỏ miếng thịt ra, thì nó có thể chết hoặc đau đớn gần như chết, phải không?
16. “Householder, suppose a vulture, a heron, or a hawk seized a piece of meat and flew away, and then other vultures, herons, and hawks pursued it and pecked and clawed it. What do you think, householder? If that first vulture, heron, or hawk does not quickly let go of that piece of meat, wouldn’t it thereby incur death or deadly suffering?”
– Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn.
“Yes, venerable sir.”
– Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như một miếng thịt, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí... mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
“So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to a piece of meat by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom … clinging to the carnal things of the world utterly ceases without remainder.
17. – Này gia chủ, giả sử có một người cầm một bó đuốc cỏ đang rực cháy đi ngược chiều gió. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Nếu người ấy không nhanh chóng vứt bỏ bó đuốc, thì bó đuốc cỏ đang rực cháy ấy sẽ đốt cháy bàn tay hay cánh tay hay vài phần khác của cơ thể anh ta, do đó anh ta có thể chết hay đau đớn gần như chết, phải không?
17. “Householder, suppose a man took a blazing grass torch and went against the wind. What do you think, householder? If that man does not quickly let go of that blazing grass torch, wouldn’t that blazing grass torch burn his hand or his arm or some other part of his body, so that he might incur death or deadly suffering because of that?”
– Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn.
“Yes, venerable sir.”
– Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như một bó đuốc đang rực cháy, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí... mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
“So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to a grass torch by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom … clinging to the carnal things of the world utterly ceases without remainder.
18. – Này gia chủ, giả sử có một hố than sâu hơn thân người, đầy cả than đang hừng cháy, không có ngọn lửa hay khói. Rồi có một người đi đến, người này muốn sống, không muốn chết, muốn hưởng lạc thú và tránh né đau khổ, và có hai lực sĩ đến nắm hai cánh tay của anh này và kéo anh ta về phía hố than đang hừng cháy. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Người đàn ông ấy có vùng vẫy thân hình qua phía này phía kia để tránh né không?
18. “Householder, suppose there were a charcoal pit deeper than a man’s height full of glowing coals without flame or smoke. Then a man came who wanted to live and not to die, who wanted pleasure and recoiled from pain, and two strong men seized him by both arms and dragged him toward that charcoal pit. What do you think, householder? Would that man twist his body this way and that?”
– Thưa có, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bởi vì người ấy biết rằng nếu anh ta rơi vào hố than hừng cháy ấy, anh ta sẽ chết hay đau đớn gần như chết.
“Yes, venerable sir. Why is that? Because that man knows that if he falls into that charcoal pit, he will incur death or deadly suffering because of that.”
– Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như một hố than đang hừng cháy, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí... mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
“So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to a charcoal pit by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom… clinging to the carnal things of the world utterly ceases without remainder.
19. – Này gia chủ, giả sử có một người nằm mộng thấy những công viên xinh đẹp, khu rừng xinh đẹp, đồng cỏ xinh đẹp, hồ nước xinh đẹp; đến khi tỉnh dậy, người ấy không thấy gì cả. Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như một giấc mộng, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí... mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
19. “Householder, suppose a man dreamed about lovely parks, lovely groves, lovely meadows, and lovely lakes, and on waking he saw nothing of them. So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to a dream by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom … clinging to the carnal things of the world utterly ceases without remainder.
20. – Này gia chủ, giả sử có một người vay mượn tài vật - một chiếc xe sang trọng và các bông tai trang sức đẹp đẽ –và người này đi vào chợ, thân hình mang đầy những đồ vật vay mượn ấy. Rồi nhiều người thấy ông ta sẽ nói: “Các ông bà hãy xem kìa, đó là một người giàu sang! Người giàu sang hưởng thụ như thế đấy!” Rồi những người chủ nợ, khi gặp anh ta, sẽ đòi lại của cải tài vật của họ. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Như vậy có đủ làm cho người đàn ông ấy cảm thấy bị đau buồn thất vọng không?
20. “Householder, suppose a man borrowed goods on loan—a fancy carriage and fine jewel earrings—and preceded and surrounded by those borrowed goods he went to the marketplace. Then people, seeing him, would say: ‘Sirs, that is a rich man! That is how the rich enjoy their wealth!’ Then the owners, whenever they saw him, would take back their things. What do you think, householder? Would that be enough for that man to become dejected?”
– Thưa có, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bởi vì những chủ nợ đã đòi lại tài vật của họ.
“Yes, venerable sir. Why is that? Because the owners took back their things.”
– Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như tài vật vay mượn, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí... mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
“So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to borrowed goods by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom … clinging to carnal things of the world utterly ceases without remainder.
21. – Này gia chủ, giả sử tại một khu rừng rậm cách thôn làng không xa có một cây nặng trĩu quả, không có quả nào rơi xuống đất. Rồi có một người cần trái cây, đang đi tìm trái cây, lang thang tìm kiếm trái cây, người ấy đi vào khu rừng và trông thấy cây nặng trĩu quả. Người ấy nghĩ: “Cây này nặng trĩu quả nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Ta biết leo, vậy ta hãy leo lên cây này, ăn thỏa thích rồi hái đầy túi mang về.” Và người ấy làm đúng như vậy. Rồi có một người thứ hai cần trái cây, đang đi tìm trái cây, lang thang tìm kiếm trái cây, và đem theo một cái búa sắc bén, người này cũng đi vào khu rừng và trông thấy cây nặng trĩu quả. Người này nghĩ: “Cây này nặng trĩu quả nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Ta không biết leo, vậy thì ta hãy đốn ngã cây này tận gốc, hái ăn cho thỏa thích, và chất đầy túi mang về.” Và người này làm đúng như vậy. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Người thứ nhất đã leo lên cây, nếu không nhanh chóng leo xuống, thì khi cây bị đốn ngã, ông ta sẽ bị gãy tay hay chân hay những phần khác của cơ thể, do đó ông ta có thể chết hoặc đau đớn gần như chết, có phải không?
21. “Householder, suppose a dense grove not far from some village or town had a fruit-laden tree, none of whose fruit had fallen to the ground. Then a man came needing fruit, seeking fruit, wandering in search of fruit, and he entered the grove and saw the tree laden with fruit. Thereupon he thought: ‘This tree is laden with fruit but none of its fruit has fallen to the ground. I know how to climb a tree, so let me climb this tree, eat as much fruit as I want, and fill my bag.’ And he did so. Then a second man came needing fruit, seeking fruit, wandering in search of fruit, and taking a sharp axe, he too entered the grove and saw that tree laden with fruit. Thereupon he thought: ‘This tree is laden with fruit but none of its fruit has fallen to the ground. I do not know how to climb a tree, so let me cut this tree down at its root, eat as much fruit as I want, and fill my bag.’ And he did so. What do you think, householder? If that first man who had climbed the tree doesn’t come down quickly, when the tree falls, wouldn’t he break his hand or foot or some other part of his body, so that he might incur death or deadly suffering because of that?”
– Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn.
“Yes, venerable sir.”
– Cũng vậy, này gia chủ, một vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã dạy rằng các dục lạc giác quan được ví như trái trên cây, chúng mang lại nhiều khổ đau, nhiều thất vọng, trong lúc sự nguy hiểm của chúng lại càng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã thấy đúng như thật với chánh trí, vị ấy từ bỏ loại xả đa dạng, dựa trên sự đa dạng, và phát triển loại xả hợp nhất, dựa trên sự hợp nhất (4), ở đó, mọi sự bám chấp với thế gian đều được loại trừ hoàn toàn không còn dấu vết.
“So too, householder, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures have been compared to fruits on a tree by the Blessed One; they provide much suffering and much despair, while the danger in them is still more.’ Having seen this thus as it really is with proper wisdom, he avoids the equanimity that is diversified, based on diversity, and develops the equanimity that is unified, based on unity, where clinging to the carnal things of the world utterly ceases without remainder.”
(Trung BK II, Kinh 54: Kinh Potaliya, tr. 60-66)
(from MN 54: Potaliya Sutta; I 364–66)
(2) Cơn sốt dục lạc
(2) The Fever of Sensual Pleasures
10. – Này Māgandiya, thuở xưa, khi Ta còn sống đời tại gia, Ta được cung cấp đầy đủ và sung mãn để hưởng thọ năm dục: với sắc do mắt nhận biết... với thanh do tai nhận biết... với hương do mũi nhận biết... với vị do lưỡi nhận biết... với các đối tượng xúc chạm do thân nhận biết, là đáng mong cầu, đáng ao ước, dễ chịu, đáng yêu, liên hệ đến dục lạc giác quan và khêu gợi sự thèm khát (5). Ta có ba lâu đài, một cho mùa mưa, một cho mùa đông, và một cho mùa hè. Ta sống trong lâu đài mùa mưa trong bốn tháng mùa mưa, vui thú thọ hưởng âm nhạc với các nữ nhạc công, và Ta không bước xuống lâu đài phía dưới. (6)
10. “Māgandiya, formerly when I lived the household life, I enjoyed myself, provided and endowed with the five cords of sensual pleasure: with forms cognizable by the eye … with sounds cognizable by the ear … with odors cognizable by the nose … with flavors cognizable by the tongue … with tactile objects cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.5 I had three palaces, one for the rainy season, one for the winter, and one for the summer. I lived in the rains’ palace for the four months of the rainy season, enjoying myself with musicians, none male, and I did not go down to the lower palace.6
Một thời gian sau, Ta đã hiểu được như thật nguồn gốc sinh khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự vượt thoát các dục lạc giác quan, Ta từ bỏ lòng khao khát các dục lạc, Ta đoạn trừ cơn sốt dục lạc, và Ta an trú với nội tâm an tịnh không còn khao khát. Ta thấy những người khác chưa thoát khỏi thèm khát dục lạc, đang bị xâu xé bởi lòng thèm khát dục lạc, đang cháy bỏng với cơn sốt dục lạc, đang buông lung phóng dật trong dục lạc, và ta không ao ước được như họ, cũng như không còn ham thích dục lạc. Vì sao vậy? Bởi vì, này Māgandiya, có một niềm hỷ lạc xa lìa các dục lạc giác quan, xa lìa các pháp bất thiện, vượt qua cả những hỷ lạc siêu phàm. (7) Từ khi Ta an trú trong niềm hỷ lạc ấy, Ta không còn ao ước những gì thấp kém hơn và cũng không ham thích chúng.
“On a later occasion, having understood as they really are the origin, the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of sensual pleasures, I abandoned craving for sensual pleasures, I removed the fever of sensual pleasures, and I dwell without thirst, with a mind inwardly at peace. I see other people who are not free from lust for sensual pleasures being devoured by craving for sensual pleasures, burning with the fever of sensual pleasures, indulging in sensual pleasures, and I do not envy them, nor do I delight therein. Why is that? Because there is, Māgandiya, a delight apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, which surpasses even divine bliss.7 Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein.
11. Này Māgandiya, giả sử có một gia chủ hay con của gia chủ giàu sang, sung túc, nhiều tài sản, được cung cấp đầy đủ và sung mãn để hưởng thọ năm dục, người ấy có thể thọ hường sắc do mắt nhận biết... với thanh do tai nhận biết... với hương do mũi nhận biết... với vị do lưỡi nhận biết... với các đối tượng xúc chạm do thân nhận biết là đáng mong cầu, đáng ao ước, dễ chịu, đáng yêu, liên hệ đến dục lạc giác quan và khêu gợi sự thèm khát. Người ấy sau khi đã hành động thiện lành với thân, khẩu, ý, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy có thể tái sanh vào cảnh giới tốt đẹp, vào Thiên giới, cùng chung sống với chư Thiên ở cõi Trời Ba Mươi Ba. Ở đó, vị này được Thiên nữ vây quanh trong rừng Nandana, vị ấy được cung cấp đầy đủ và sung mãn để hưởng thọ năm dục siêu phàm của Thiên giới. Giả sử vị này thấy một gia chủ hay con của gia chủ được cung cấp đầy đủ và sung mãn để hưởng thọ năm dục của thế gian, này Māgandiya, ông nghĩ thế nào? Vị thiên trẻ tuổi ấy được các Thiên nữ vây quanh trong rừng Nandana, được cung cấp đầy đủ và sung mãn để hưởng thọ năm dục siêu phàm của Thiên giới, vị thiên ấy có ao ước hay ham thích được thọ hưởng năm dục thế gian như người gia chủ hay con trai người gia chủ kia không?
11. “Suppose, Māgandiya, a householder or a householder’s son was rich, affluent, and wealthy, and being provided and endowed with the five cords of sensual pleasure, he might enjoy himself with forms cognizable by the eye … with sounds cognizable by the ear … with odors cognizable by the nose … with flavors cognizable by the tongue … with tactile objects cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. Having conducted himself well in body, speech, and mind, on the breakup of the body, after death, he might be reborn in a good destination, in a heavenly world in the retinue of the Tāvatiṃsa devas; and there, surrounded by a group of nymphs in the Nandana Grove,8 he would enjoy himself provided and endowed with the five cords of divine sensual pleasure. Suppose he saw a householder or a householder’s son enjoying himself, provided and endowed with the five cords of [human] sensual pleasure. What do you think, Māgandiya? Would that young deva surrounded by the group of nymphs in the Nandana Grove, enjoying himself provided and endowed with the five cords of divine sensual pleasure, envy the householder or the householder’s son for the five cords of human sensual pleasure or would he be enticed by human sensual pleasures?”
– Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Vì các dục của cõi Thiên là tuyệt vời và diệu kỳ hơn các dục của thế gian.
“No, Master Gotama. Why not? Because divine sensual pleasures are more excellent and sublime than human sensual pleasures.”
12. – Cũng vậy, này Māgandiya, thuở xưa, khi Ta còn sống đời tại gia, Ta được cung cấp đầy đủ và sung mãn để hưởng thọ năm dục: với sắc do mắt nhận biết... với thanh do tai nhận biết... với hương do mũi nhận biết... với vị do lưỡi nhận biết... với các đối tượng xúc chạm do thân nhận biết, là đáng mong cầu, đáng ao ước, dễ chịu, đáng yêu, liên hệ đến dục lạc giác quan và khêu gợi sự thèm khát. Một thời gian sau, Ta đã hiểu được như thật nguồn gốc sinh khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự vượt thoát các dục lạc giác quan, Ta từ bỏ lòng khao khát các dục lạc, Ta đoạn trừ cơn sốt dục lạc, và Ta an trú với nội tâm an tịnh không còn khao khát. Ta thấy những người khác chưa thoát khỏi thèm khát dục lạc, đang bị xâu xé bởi lòng thèm khát dục lạc, đang cháy bỏng với cơn sốt dục lạc, đang buông lung phóng dật trong dục lạc, và Ta không ao ước được như họ, cũng như không còn ham thích dục lạc. Vì sao vậy? Bởi vì, này Māgandiya, có một niềm hỷ lạc xa lìa các dục lạc giác quan, xa lìa các pháp bất thiện, vượt qua cả những hỷ lạc siêu phàm. Từ khi Ta an trú trong niềm hỷ lạc ấy, Ta không còn ao ước những gì thấp kém hơn và cũng không ham thích chúng.
12. “So too, Māgandiya, formerly when I lived the household life, I enjoyed myself, provided and endowed with the five cords of sensual pleasure: with forms cognizable by the eye … with tactile objects cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. On a later occasion, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of sensual pleasures, I abandoned craving for sensual pleasures, I removed the fever of sensual pleasures, and I dwell without thirst, with a mind inwardly at peace. I see other people who are not free from lust for sensual pleasures being devoured by craving for sensual pleasures, burning with the fever of sensual pleasures, indulging in sensual pleasures, and I do not envy them nor do I delight therein. Why is that? Because there is, Māgandiya, a delight apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, which surpasses even divine bliss. Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein.
13. – Này Māgandiya, giả sử có một người cùi với những vết đau lở lói trên chân tay, bị sâu bọ đục khoét, dùng móng tay cào rách miệng các vết lở, hơ đốt thân mình trên hố than hừng cháy. Rồi bạn bè, bà con thân quyến đưa một y sĩ đến chữa bệnh cho anh ta. Vị y sĩ chế thuốc cho anh ta, và nhờ thuốc ấy, anh ta được chữa lành khỏi bệnh cùi, và anh ta được khỏe mạnh an vui, độc lập, tự làm chủ mình, có thể đi bất cứ nơi nào anh ta muốn. Rồi anh ấy thấy một người cùi khác với những vết đau lở lói trên chân tay, bị sâu bọ đục khoét, dùng móng tay cào rách miệng các vết lở, hơ đốt thân mình trên hố than hừng cháy. Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào, anh ấy có ao ước được như người cùi kia để có hố than hừng hay những vị thuốc mà người cùi kia được dùng ?
13. “Suppose, Māgandiya, there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterizing his body over a burning charcoal pit. Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would bring a physician to treat him. The physician would make medicine for him, and by means of that medicine the man would be cured of his leprosy and would become well and happy, independent, master of himself, able to go where he likes. Then he might see another leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterizing his body over a burning charcoal pit. What do you think, Māgandiya? Would that man envy that leper for his burning charcoal pit or his use of medicine?”
– Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy ? Bởi vì khi có bệnh thì cần phải dùng thuốc, và khi không có bệnh, thì không cần dùng thuốc.
“No, Master Gotama. Why is that? Because when there is sickness, there is need for medicine, and when there is no sickness there is no need for medicine.”
14. – Cũng vậy, này Māgandiya, thuở xưa, khi Ta còn sống đời tại gia… (giống như đoạn 12)… Từ khi Ta an trú trong niềm hỷ lạc ấy, Ta không còn ao ước những gì thấp kém hơn và cũng không ham thích chúng.
14. “So too, Māgandiya, formerly when I lived the household life … [as in §12] … Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein.
15. – Này Māgandiya, giả sử có một người cùi với những vết đau lở lói trên chân tay, bị sâu bọ đục khoét, dùng móng tay cào rách miệng các vết lở, hơ đốt thân mình trên hố than hừng cháy. Rồi bạn bè, bà con thân quyến đưa một y sĩ đến chữa bệnh cho anh ta. Vị y sĩ chế thuốc cho anh ta, và nhờ thuốc ấy, anh ta được chữa lành khỏi bệnh cùi, và anh ta được khỏe mạnh an vui, độc lập, tự làm chủ mình, có thể đi bất cứ nơi nào anh ta muốn. Rồi có hai người lực sĩ đến nắm hai cánh tay của anh này và kéo anh ta về phía hố than đang hừng cháy. Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào? Anh ấy có vùng vẫy thân hình qua phía này phía kia để tránh né không?
15. “Suppose, Māgandiya, there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterizing his body over a burning charcoal pit. Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, brought a physician to treat him. The physician would make medicine for him, and by means of that medicine the man would be cured of his leprosy and would become well and happy, independent, master of himself, able to go where he likes. Then two strong men would seize him by both arms and drag him toward a burning charcoal pit. What do you think, Māgandiya? Would that man twist his body this way and that?”
– Thưa có, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bởi vì chạm phải ngọn lửa ấy quả thật đau đớn, nóng và cháy bỏng.
“Yes, Master Gotama. Why is that? Because that fire is indeed painful to touch, hot, and scorching.”
– Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào? Có phải chỉ bây giờ chạm phải ngọn lửa ấy quả thật đau đớn, nóng và cháy bỏng, hay trước kia chạm phải ngọn lửa ấy cũng đau đớn, nóng và cháy bỏng?
“What do you think, Māgandiya? Is it only now that that fire is painful to touch, hot, and scorching, or previously too was that fire painful to touch, hot, and scorching?”
– Bạch Thế Tôn, bây giờ chạm phải ngọn lửa ấy quả thật đau đớn, nóng và cháy bỏng, và trước kia chạm phải ngọn lửa ấy cũng đau đớn, nóng và cháy bỏng. Vì khi người cùi với những vết đau lở lói trên chân tay, bị sâu bọ đục khoét, dùng móng tay cào rách miệng các vết lở, các căn của anh ta bị khuyết tật; vì thế, mặc dù chạm phải ngọn lửa quả thật rất đau đớn, nóng và cháy bỏng, anh ta có một nhận thức sai lầm rằng ngọn lửa ấy là dễ chịu.
“Master Gotama, that fire is now painful to touch, hot, and scorching, and previously too that fire was painful to touch, hot, and scorching. For when that man was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, his faculties were impaired; thus, though the fire was actually painful to touch, he acquired a mistaken perception of it as pleasant.”
16. – Cũng vậy, này Māgandiya, trong quá khứ, xúc chạm với các dục là đau đớn, nóng và cháy bỏng; trong tương lai xúc chạm với các dục là đau đớn, nóng và cháy bỏng; và bây giờ trong hiện tại, xúc chạm với các dục là đau đớn, nóng và cháy bỏng. Nhưng những người này chưa thoát khỏi thèm khát dục lạc, đang bị xâu xé bởi lòng thèm khát dục lạc, đang cháy bỏng với cơn sốt dục lạc, các căn của họ bị khuyết tật; vì thế mặc dù xúc chạm với các dục quả thật rất đau đớn, nóng và cháy bỏng, họ có một nhận thức sai lầm rằng các dục là dễ chịu. (9)
16. “So too, Māgandiya, in the past sensual pleasures were painful to touch, hot, and scorching; in the future sensual pleasures will be painful to touch, hot, and scorching; and now at present sensual pleasures are painful to touch, hot, and scorching. But these people who are not free from lust for sensual pleasures, who are devoured by craving for sensual pleasures, who burn with the fever of sensual pleasures, have faculties that are impaired; thus, though sensual pleasures are actually painful to touch, they acquire a mistaken perception of them as pleasant.9
17. – Này Māgandiya, giả sử có một người cùi với những vết đau lở lói trên chân tay, bị sâu bọ đục khoét, dùng móng tay cào rách miệng các vết lở, hơ đốt thân mình trên hố than hừng cháy; anh ta càng cào rách các vết lỡ trên thân hình, các miệng vết lỡ ấy càng hôi hám, thối tha, và càng bị nhiễm trùng. Tuy vậy, anh ta vẫn cảm thấy một mức độ hài lòng thích thú khi cào rách miệng các vết lở. Cũng vậy, này Māgandiya, những người chưa thoát khỏi thèm khát dục lạc, đang bị xâu xé bởi lòng thèm khát dục lạc, đang cháy bỏng với cơn sốt dục lạc, đang buông lung phóng dật trong dục lạc, càng buông lung phóng dật trong các dục, lòng khao khát của họ lại càng gia tăng, và họ càng bị thiêu đốt bởi cơn sốt dục lạc, tuy vậy họ tìm thấy một mức độ thỏa mãn thích thú nào đó trong việc theo đuổi năm dục lạc giác quan.
17. “Suppose, Māgandiya, there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterizing his body over a burning charcoal pit; the more he scratches the scabs and cauterizes his body, the fouler, more evil-smelling, and more infected the openings of his wounds would become, yet he would find a certain measure of satisfaction and enjoyment in scratching the openings of his wounds. So too, Māgandiya, people who are not free from lust for sensual pleasures, who are devoured by craving for sensual pleasures, who burn with the fever of sensual pleasures, still indulge in sensual pleasures; the more they indulge in sensual pleasures, the more their craving for sensual pleasures increases and the more they are burned by the fever of sensual pleasures, yet they find a certain measure of satisfaction and enjoyment in dependence on the five cords of sensual pleasure.”
(Trung BK II, Kinh số 75: Kinh Māgandiya, tr. 358-365)
(from MN 75: Māgandiya Sutta; I 504–8)
5. ĐỜI SỐNG LÀ NGẮN NGỦI VÀ PHÙ DU
5. LIFE IS SHORT AND FLEETING
– Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly khỏi sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hằng trăm đệ tử, và sau đây là giáo lý vị này đã dạy cho đệ tử:
“Long ago, O monks, there lived a religious teacher named Araka, who was free of sensual lust. He had many hundreds of disciples, and this was the doctrine he taught to them:
“Này các Bà-la-môn, đời sống con người thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Short is the life of human beings, O brahmins, limited and brief; it is full of suffering, full of tribulation. This one should wisely understand. One should do good and live a pure life; for none who is born can escape death.
Cũng giống như một giọt sương trên đầu ngọn cỏ, sẽ mau chóng tan biến khi mặt trời mọc và sẽ không kéo dài được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như giọt sương. Đời sống ấy ngắn ngủi, giới hạn và phù du; đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Just as a dew drop on the tip of a blade of grass will quickly vanish at sunrise and will not last long; even so, brahmins, is human life like a dew drop. It is short, limited, and brief; it is full of suffering, full of tribulation. This one should wisely understand. One should do good and live a pure life; for none who is born can escape death.
Cũng như khi trời mưa nặng hạt, bong bóng hiện ra trên mặt nước sẽ nhanh chóng biến mất và sẽ không kéo dài được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như bong bóng nước. Đời sống ấy ngắn ngủi... vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Just as, when rain falls from the sky in thick drops, a bubble appearing on the water will quickly vanish and will not last long; even so, brahmins, is human life like a water bubble. It is short … for none who is born can escape death.
Cũng giống như một đường kẻ vạch trên mặt nước bằng cây gậy sẽ biến mất nhanh chóng và không tồn tại được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như một đường kẻ vạch trên mặt nước. Đời sống ấy ngắn ngủi... vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Just as a line drawn on water with a stick will quickly vanish and will not last long; even so, brahmins, is human life like a line drawn on water. It is short … for none who is born can escape death.
Cũng giống như một dòng suối trên núi chảy xuống từ xa, dòng nước chảy nhanh, mang theo nhiều rác rến, sẽ không dừng nghỉ một chốc lát, một giây, một sát-na nhưng sẽ cuồn cuộn chảy tới; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như dòng suối trên núi chảy xuống. Đời sống ấy ngắn ngủi... vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Just as a mountain stream, coming from afar, swiftly flowing, carrying along much flotsam, will not stand still for a moment, an instant, a second, but will rush on, swirl and flow forward; even so, brahmins, is human life like a mountain stream. It is short … for none who is born can escape death.
Cũng giống như một người lực sĩ dồn một cục nước miếng vào đầu lưỡi và nhổ ra dễ dàng; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như một cục nước miếng. Đời sống ấy ngắn ngủi... vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Just as a strong man might form a lump of spittle at the tip of his tongue and spit it out with ease; even so, brahmins, is human life like a lump of spittle. It is short … for none who is born can escape death.
Cũng giống như một miếng thịt được quăng vào chảo sắt đun nóng suốt ngày sẽ nhanh chóng cháy đen và không tồn tại được lâu; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người cũng giống như miếng thịt này. Đời sống ấy ngắn ngủi... vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.
“’Just as a piece of meat thrown into an iron pan heated all day will quickly burn up and will not last long; even so, brahmins, is human life like this piece of meat. It is short … for none who is born can escape death.
Cũng giống như một con bò sắp bị giết đang được dắt đến lò mổ thịt, mỗi bước chân con bò cất lên là mỗi bước nó tiến gần đến lò mổ thịt; cũng vậy, này các Bà-la-môn, đời sống con người giống như con bò sắp bị giết; đời sống ấy thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du, đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai đã sinh ra mà thoát khỏi cái chết.”
“’Just as, when a cow to be slaughtered is led to the shambles, whenever she lifts a leg she will be closer to slaughter, closer to death; even so, brahmins, is human life like cattle doomed to slaughter; it is short, limited, and brief. It is full of suffering, full of tribulation. This one should wisely understand. One should do good and live a pure life; for none who is born can escape death.’
Nhưng vào thời đó, này các Tỷ-kheo, tuổi thọ con người là 60.000 năm, và vào tuổi 500, các cô gái đã chuẩn bị kết hôn. Lúc bấy giờ, con người chỉ có sáu loại khổ não là: lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện và tiểu tiện. Mặc dù con người sống lâu như vậy và ít khổ não như vậy, đạo sư Araka vẫn dạy đệ tử của ông rằng: “Đời sống con người thật ngắn ngủi...”
“But at that time, O monks, the human lifespan was 60,000 years, and at 500 years girls were ready for marriage. In those days people had but six afflictions: cold, heat, hunger, thirst, excrement, and urine. Though people lived so long and had so few afflictions, that teacher Araka gave to his disciples such a teaching: ‘Short is the life of human beings.…’
Nhưng ngày nay, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh sẽ nói như sau: “Đời sống con người thật ngắn ngủi... vì ngày nay ai sống thọ sẽ sống được trăm tuổi hoặc hơn một chút. Và khi sống được trăm tuổi, đó chỉ là ba trăm mùa: một trăm mùa đông, một trăm mùa hè, và một trăm mùa mưa. Khi sống ba trăm mùa, đó chỉ là một ngàn hai trăm tháng: bốn trăm tháng mùa đông, bốn trăm tháng mùa hè, và bốn trăm tháng mùa mưa. Khi sống được một ngàn hai trăm tháng, đó chỉ là hai ngàn bốn trăm nửa tháng: tám trăm nửa tháng mùa đông, tám trăm nửa tháng mùa hè, và tám trăm nửa tháng mùa mưa.
“But nowadays, O monks, one could rightly say, ‘Short is the life of human beings …’; for today one who lives long lives for a hundred years or a little more. And when living for a hundred years, it is just for three hundred seasons: a hundred winters, a hundred summers, and a hundred rains. When living for three hundred seasons, it is just for twelve hundred months: four hundred winter months, four hundred summer months, and four hundred months of the rains. When living for twelve hundred months, it is just for twenty-four hundred fortnights: eight hundred fortnights of winter, eight hundred of summer, and eight hundred of the rains.
Và khi sống được hai ngàn bốn trăm nửa tháng, đó chỉ là 36.000 ngày: 12.000 ngày mùa đông, 12.000 ngày mùa hè, 12.000 ngày mùa mưa. Và khi sống 36.000 ngày, người ấy chỉ ăn 72.000 bữa ăn: 24.000 bữa ăn vào mùa đông, 24.000 bữa ăn vào mùa hè, và 24.000 bữa ăn vào mùa mưa. Đây bao gồm thời gian bú sữa mẹ và thời gian không ăn bữa nào. Đây là thời gian không ăn bữa nào: khi người ấy bị kích động giận dữ, bị đau khổ hay bệnh tật, vào ngày trai giới, hay lúc không có thực phẩm để ăn.
“And when living for twenty-four hundred fortnights, it is just for 36,000 days: 12,000 days of winter, 12,000 of summer, and 12,000 of the rains. And when living for 36,000 days, he eats just 72,000 meals: 24,000 meals in winter, 24,000 in summer, and 24,000 in the rains. And this includes the taking of mother’s milk and the times without food. These are the times without food: when agitated or grieved or sick, when observing a fast, or when not obtaining anything to eat.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã tính tuổi thọ của một người sống lâu đến trăm tuổi: giới hạn của tuổi thọ ông ta, số mùa, năm, tháng và nửa tháng, đêm và ngày, các bữa ăn và những lúc không ăn gì cả.
“Thus, O monks, I have reckoned the life of a centenarian: the limit of his lifespan, the number of seasons, years, months, and fortnights, of days and nights, of his meals and foodless times.
Bất cứ những gì bậc đạo sư có lòng từ bi, xuất phát từ lòng từ bi, nên làm vì lợi lạc của đệ tử, thì Ta đã làm cho các ông. Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là các cốc trống trải. Này các Tỷ-kheo, hãy hành thiền, đừng xao lãng, nếu không các ông sẽ hối tiếc sau này. Đây là lời giáo huấn của Ta cho các ông.
“Whatever should be done by a compassionate teacher who, out of compassion, seeks the welfare of his disciples, that I have done for you. These are the roots of trees, O monks, these are empty huts. Meditate, monks, do not be negligent, or else you will regret it later. This is our instruction to you.”
(Tăng Chi BK III, Ch. VII, Đại Phẩm (X) (70) Araka, tr. 471-475)
(AN 7:70; IV 136–39)
6. TÓM LƯỢC BỐN GIÁO PHÁP
6. FOUR SUMMARIES OF THE DHAMMA
26. Tôn giả Raṭṭhapāla đi đến Vườn Migācira của vua Koravya và ngồi xuống một gốc cây để nghỉ ngơi qua ngày.
26. The Venerable Raṭṭhapāla went to King Koravya’s Migācīra garden and sat down at the root of a tree to pass the day.
27. Rồi vua Koravya nói với người thợ săn:
– Này anh thợ săn, hãy dọn dẹp vườn Migācira để chúng ta có thể đến thăm viếng quang cảnh đẹp đẽ nơi đây.
Người thợ săn trả lời
– Thưa vâng, tâu Đại vương. Rồi trong khi người ấy dọn dẹp vườn Migācira, anh ta thấy Tôn giả Raṭṭhapāla đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ngơi qua ngày. Khi anh ta thấy Tôn giả, anh ta đi đến tâu với vua Koravya:
– Tâu Đại vương, vườn Migācira đã được dọn dẹp sạch sẽ. Có thiện nam tử Raṭṭhapāla đang ngồi ở đó, vị ấy là con trai của trưởng tộc ở thị trấn Thullakoṭṭhita này, mà Đại vương thường hay khen ngợi; vị ấy đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ngơi qua ngày.
27. Then King Koravya addressed his gamekeeper thus: “Good gamekeeper, tidy up the Migācīra Garden so that we may go to the pleasure garden to see a pleasing spot.”—“Yes, sire,” he replied. Now while he was tidying up the Migācīra Garden, the gamekeeper saw the Venerable Raṭṭhapāla seated at the root of a tree for the day’s abiding. When he saw him, he went to King Koravya and told him: “Sire, the Migācīra Garden has been tidied up. The clansman Raṭṭhapāla is there, the son of the leading clan in this same Thullakoṭṭhita, of whom you have always spoken highly; he is seated at the root of a tree for the day’s abiding.”
– Này anh thợ săn, hôm nay ngươi dọn dẹp vườn cảnh như vậy là đủ rồi. Bây giờ chúng ta hãy đến đảnh lễ Tôn giả Raṭṭhapāla.
“Then, good gamekeeper, enough of the pleasure garden for today. Now we shall go to pay respects to that Master Raṭṭhapāla.”
28. Rồi nhà vua nói: “Hãy đem bố thí tất cả thức ăn đã soạn sẵn”, và Vua Koravya ra lệnh chuẩn bị một số cổ xe ngựa, vua leo lên một cổ xe, các cổ xe khác theo sau hộ tống; xe vua đi ra khỏi thị trấn Thullakoṭṭhita với oai phong của một bậc đế vương, đến thăm Tôn giả Raṭṭhapāla. Cổ xe vua đi hết con đường có thể chạy xe được, sau đó vua xuống xe đi bộ, cùng với đoàn tùy tùng cao cấp của vua, để đi đến chỗ Tôn giả Raṭṭhapāla. Nhà vua trao đổi lời chào hỏi với Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi nói xong những lời chào hỏi thân hữu, vua đứng qua một bên và thưa rằng:
– Đây là tấm thảm voi. Xin mời Tôn giả Raṭṭhapāla ngồi trên tấm thảm này.
28. Then, saying: “Give away all the food that has been prepared there,” King Koravya had a number of state carriages prepared, and mounting one of them, accompanied by the other carriages, he drove out from Thullakoṭṭhita with the full pomp of royalty to see the Venerable Raṭṭhapāla. He drove thus as far as the road was passable for carriages, and then he dismounted from his carriage and went forward on foot with a following of the most eminent officials to where the Venerable Raṭṭhapāla was. He exchanged greetings with the Venerable Raṭṭhapāla, and when this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side and said: “Here is an elephant rug. Let Master Raṭṭhapāla be seated on it.”
– Thưa Đại vương, tôi không có nhu cầu ấy. Tôi ngồi trên tấm thảm của tôi là được rồi.
“There is no need, great king. Sit down. I am sitting on my own mat.”
Vua Koravya ngồi xuống trên một chỗ đã soạn sẵn và thưa:
King Koravya sat down on a seat made ready and said:
29. – Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, có bốn sự mất mát. Vì đã trải qua những mất mát này mà nhiều người ở đây cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn? Đó là mất mát do tuổi già, mất mát do bệnh tật, mất mát tài sản, và mất mát thân quyến.
29. “Master Raṭṭhapāla, there are four kinds of loss. Because they have undergone these four kinds of loss, some people here shave off their hair and beard, put on the ochre robe, and go forth from the household life into homelessness. What are the four? They are loss through aging, loss through sickness, loss of wealth, and loss of relatives.
30. Và thế nào là mất mát do tuổi già? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, có người đã lớn tuổi, đã già, mang gánh nặng của tháng năm, đã tiến tới tuổi trưởng lão, đã vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay đã lớn tuổi, đã già, mang gánh nặng của tháng năm, đã tiến tới tuổi trưởng lão, đã vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Ta sẽ không còn dễ dàng kiếm thêm tài sản hay gia tăng tài sản đã đạt được. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.” Bởi vì ông ta đã trải qua sự mất mát do tuổi già, nên ông ấy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Đây gọi là sự mất mát do tuổi già. Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla hiện nay đang là một thanh niên tóc đen nhánh, được hưởng tất cả những ân phước của tuổi thanh xuân, đang ở trong thời kỳ niên thiếu. Tôn giả Raṭṭhapāla chưa trải qua sự mất mát nào do tuổi già. Vậy thì Tôn giả đã biết, thấy hay nghe những gì khiến ngài xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
30. “And what is loss through aging? Here, Master Raṭṭhapāla, someone is old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage. He considers thus: ‘I am old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage. It is no longer easy for me to acquire new wealth or to augment wealth already acquired. Suppose I shave off my hair and beard, put on the ochre robe, and go forth from the household life into homelessness.’ Because he has undergone that loss through aging, he shaves off his hair and beard, puts on the ochre robe, and goes forth from the household life into homelessness. This is called loss through aging. But Master Raṭṭhapāla is now still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss through aging. What has he known, seen, or heard that he has gone forth from the household life into homelessness?
31. Và thế nào là mất mát do bệnh tật? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, có người bị phiền não, đau khổ, và lâm bệnh nặng. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay đang phiền não, đau khổ, lâm bệnh nặng. Ta sẽ không còn dễ dàng kiếm thêm tài sản... sống không gia đình. Đây gọi là sự mất mát do bệnh tật. Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla hiện nay không có bệnh tật hay phiền não; ngài có được sự tiêu hóa điều hòa, không quá nóng cũng không quá lạnh, chỉ đúng mức. Tôn giả Raṭṭhapāla đã không trải qua sự mất mát do bệnh tật. Vậy thì Tôn giả đã biết, thấy hay nghe những gì khiến ngài xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
31. “And what is loss through sickness? Here, Master Raṭṭhapāla, someone is afflicted, suffering, and gravely ill. He considers thus: ‘I am afflicted, suffering, and gravely ill. It is no longer easy for me to acquire new wealth … into homelessness.’ Because he has undergone that loss through sickness … he goes forth from the household life into homelessness. This is called loss through sickness. But Master Raṭṭhapāla now is free from illness and affliction; he possesses a good digestion that is neither too cool nor too warm but medium. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss through sickness. What has he known, seen, or heard that he has gone forth from the household life into homelessness?
32. Và thế nào là mất mát tài sản? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, có người giàu sang, sung mãn, nhiều tài sản. Dần dần, tài sản của ông ta bị tiêu tan. Người ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia ta giàu sang, sung mãn, nhiều tài sản. Dần dần, tài sản của ta bị tiêu tan. Ta sẽ không còn dễ dàng kiếm thêm tài sản... sống không gia đình.” Bởi vì ông ta đã trải qua sự mất mát tài sản... ông ấy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Đây gọi là sự mất mát tài sản. Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla là con trai của vị trưởng tộc trong thị trấn Thullakoṭṭhita. Tôn giả Raṭṭhapāla chưa trải qua sự mất mát tài sản. Vậy thì Tôn giả đã biết, thấy hay nghe những gì khiến ngài xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
32. “And what is loss of wealth? Here, Master Raṭṭhapāla, someone is rich, affluent, and wealthy. Gradually his wealth dwindles away. He considers thus: ‘Formerly I was rich, affluent, and wealthy. Gradually my wealth has dwindled away. It is no longer easy for me to acquire new wealth … into homelessness.’ Because he has undergone that loss of wealth … he goes forth from the household life into homelessness. This is called loss of wealth. But Master Raṭṭhapāla is the son of the leading clan in this same Thullakoṭṭhita. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss of wealth. What has he known, seen, or heard that he has gone forth from the household life into homelessness?
33. Và thế nào là mất mát thân quyến? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, có người có rất nhiều bạn bè thân hữu, bà con thân quyến. Những bà con thân quyến ấy dần dần suy vong. Người ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia, ta có nhiều bạn bè thân hữu, bà con thân quyến. Những bà con thân quyến ấy dần dần suy vong. Ta sẽ không còn dễ dàng kiếm thêm tài sản... sống không gia đình.” Bởi vì ông ta đã trải qua sự mất mát bà con thân quyến... ông ấy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla có rất nhiều bạn bè thân hữu, bà con thân quyến trong thị trấn Thullakoṭṭhita này. Vậy thì Tôn giả đã biết, thấy hay nghe những gì khiến ngài xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
33. “And what is loss of relatives? Here, Master Raṭṭhapāla, someone has many friends and companions, kinsmen and relatives. Gradually those relatives of his dwindle away. He considers thus: ‘Formerly I had many friends and companions, kinsmen and relatives. Gradually those relatives of mine have dwindled away. It is no longer easy for me to acquire new wealth … into homelessness.’ Because he has undergone that loss of relatives … he goes forth from the household life into homelessness. This is called loss of relatives. But Master Raṭṭhapāla has many friends and companions, kinsmen and relatives, in this same Thullakoṭṭhita. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss of relatives. What has he known, seen, or heard that he has gone forth from the household life into homelessness?
34. Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, đó là bốn sự mất mát. Vì đã trải qua những mất mát này mà nhiều người ở đây cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tôn giả Raṭṭhapāla chưa hề trải qua những mất mát ấy. Vậy thì Tôn giả đã biết, thấy hay nghe những gì khiến ngài xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
34. “Master Raṭṭhapāla, these are the four kinds of loss. Because they have undergone these four kinds of loss, some people here shave off their hair and beard, put on the ochre robe, and go forth from the household life into homelessness. Master Raṭṭhapāla has not undergone any of these. What has he known, seen, or heard that he has gone forth from the household life into homelessness?”
35. – Thưa Đại vương, có bốn tóm lược của Giáo pháp mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã giảng dạy. Tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, nên tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn?
35. “Great king, there are four summaries of the Dhamma that have been taught by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Knowing and seeing and hearing them, I went forth from the household life into homelessness. What are the four?
36. (1) Đời sống trong thế gian là không ổn định, sẽ đi đến hủy diệt: đây là tóm lược thứ nhất của Giáo pháp mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã giảng dạy. Tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, nên tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
36. (1) “‘[Life in] any world is unstable, it is swept away’: this is the first summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Knowing and seeing and hearing this, I went forth from the household life into homelessness.
(2) Đời sống trong thế gian này không có nơi an trú, không có ai bảo vệ: đây là tóm lược thứ hai của Giáo pháp mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã giảng dạy...
(2) “‘[Life in] any world has no shelter and no protector’: this is the second summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees.…
(3) Đời sống trong thế gian này không là sở hữu của ai, con người khi ra đi phải để lại tất cả: đây là tóm lược thứ ba của Giáo pháp mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã giảng dạy...
(3) “‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on’: this is the third summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees.…
(4) Đời sống trong thế gian này là không trọn vẹn, luôn khao khát, là nô lệ của khát ái: đây là tóm lược thứ tư của Giáo pháp mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã giảng dạy...
(4) “‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving’: this is the fourth summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees.…
37. Thưa Đại vương, đó là bốn tóm lược của Giáo pháp mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã giảng dạy. Tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, nên tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
37. “Great king, these are the four summaries of the Dhamma that have been taught by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Knowing and seeing and hearing them, I went forth from the household life into homelessness.”
38. – Tôn giả Raṭṭhapāla nói rằng: “Đời sống trong thế gian này là không ổn định, sẽ đi đến hủy diệt.” Ý nghĩa của câu này cần phải được hiểu như thế nào?
38. “Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world is unstable, it is swept away.’ How should the meaning of that statement be understood?”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Khi ngài 20 tuổi hay 25 tuổi, ngài có phải là một người cưỡi voi thiện nghệ, một người đánh xe thiện nghệ, một người bắn cung thiện nghệ, một tay kiếm thiện nghệ, bắp thịt tay chân mạnh mẽ, vững vàng, có khả năng chiến đấu?
“What do you think, great king? When you were twenty or twenty-five years old, were you an expert rider of elephants, an expert horseman, an expert charioteer, an expert archer, an expert swordsman, strong in thighs and arms, sturdy, capable in battle?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, dĩ nhiên tôi là người như vậy. Đôi lúc, tôi tự hỏi phải chăng lúc đó tôi có sức mạnh của siêu nhân. Tôi không thấy có ai có thể ngang bằng tôi về sức mạnh.
“I certainly was, Master Raṭṭhapāla. Sometimes I wonder if I had supernormal power then. I do not see anyone who could equal me in strength.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Có phải bây giờ bắp tay bắp chân ngài cũng mạnh mẽ, vững vàng, có khả năng chiến đấu như trước kia?
“What do you think, great king? Are you now as strong in thighs and arms, as sturdy and as capable in battle?”
– Thưa không, Tôn giả Raṭṭhapāla. Nay tôi đã lớn tuổi, đã già, mang gánh nặng của tháng năm, đã tiến tới tuổi trưởng lão, đã vào giai đoạn cuối của cuộc đời, tôi đã 80 tuổi rồi. Đôi lúc tôi muốn đặt chân ở chỗ này nhưng chân tôi lại bước đi chỗ khác.
“No, Master Raṭṭhapāla. Now I am old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; my years have turned eighty. Sometimes I mean to put my foot here and I put my foot somewhere else.”
– Thưa Đại vương, chính vì điểm này mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã dạy: “Đời sống trong thế gian là không ổn định, sẽ đi đến hủy diệt;” và khi tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, tôi quyết định xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, said: ‘[Life in] any world is unstable, it is swept away’; and when I knew, saw, and heard this, I went forth from the household life into homelessness.”
– Thật tuyệt vời thay, thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã khéo diễn đạt ý nghĩa của lời dạy này: “Đời sống trong thế gian là không ổn định, sẽ đi đến hủy diệt.” Quả đúng như vậy!
“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvelous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One: ‘[Life in] any world is unstable, it is swept away.’ It is indeed so!
39. Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, trong triều đình của tôi hiện có đội quân voi và đội quân ngựa, đội quân xa, và bộ binh; những đội quân này sẽ bảo vệ chúng tôi và dập tắt mọi đe dọa đối với chúng tôi. Giờ đây, Tôn giả Raṭṭhapāla nói rằng: “Đời sống trong thế gian này không có nơi an trú, không có ai bảo vệ.” Ý nghĩa của câu này cần phải được hiểu như thế nào?
39. “Master Raṭṭhapāla, there exist in this court elephant troops and cavalry and chariot troops and infantry, which will serve to subdue any threats to us. Now Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world has no shelter and no protector.’ How should the meaning of that statement be understood?”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Đại vương có bị bệnh kinh niên nào không?
“What do you think, great king? Do you have any chronic ailment?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi bị bệnh phong kinh niên. Đôi lúc, bạn bè thân hữu, bà con quyến thuộc của tôi đứng quanh tôi và nghĩ rằng: “Giờ đây vua Koravya sắp mệnh chung, giờ đây vua Koravya sắp mệnh chung.”
“I have a chronic wind ailment, Master Raṭṭhapāla. Sometimes my friends and companions, kinsmen and relatives, stand around me, thinking: ‘Now King Koravya is about to die, now King Koravya is about to die!’”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Ngài có thể ra lệnh cho bạn bè thân hữu, bà con quyến thuộc rằng: “Hãy đến đây, hỡi bạn bè thân hữu, bà con quyến thuộc. Tất cả thân nhân hãy chia sẻ cảm giác đau đớn này để cho tôi giảm bớt cơn đau?” Hay là ngài phải chịu đựng cơn đau một mình?
“What do you think, great king? Can you command your friends and companions, your kinsmen and relatives: ‘Come, my good friends and companions, my kinsmen and relatives. All of you present share this painful feeling so that I may feel less pain’? Or do you have to feel that pain yourself alone?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi không thể ra lệnh cho bạn bè thân hữu, bà con quyến thuộc như vậy được. Tôi phải chịu đựng cơn đau một mình.
“I cannot command my friends and companions, my kinsmen and relatives thus, Master Raṭṭhapāla. I have to feel that pain alone.”
– Thưa Đại vương, chính vì điểm này mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã dạy: “Đời sống trong thế gian không có nơi an trú, không có ai bảo vệ;” và khi tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, tôi quyết định xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, said: ‘[Life in] any world has no shelter and no protector’; and when I knew, saw, and heard this, I went forth from the household life into homelessness.”
– Thật tuyệt vời thay, thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã khéo diễn đạt ý nghĩa của lời dạy này: “Đời sống trong thế gian không có nơi an trú, không có ai bảo vệ.” Quả đúng như vậy!
“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvelous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One: ‘[Life in] any world has no shelter and no protector.’ It is indeed so!
40. Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, trong triều đình của tôi hiện có rất nhiều đồng tiền vàng và vàng nén chứa trong các kho trên lầu thượng và dưới hầm. Giờ đây, Tôn giả Raṭṭhapāla nói rằng: “Đời sống trong thế gian này không là sở hữu của ai, con người khi ra đi phải để lại tất cả.” Ý nghĩa của câu này cần phải được hiểu như thế nào?
40. “Master Raṭṭhapāla, there exist in this court abundant gold coins and bullion stored away in vaults and lofts. Now Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on.’ How should the meaning of that statement be understood?”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Giờ đây ngài được cung cấp đầy đủ và sung mãn để thọ hưởng năm dục lạc giác quan, nhưng ngài có chắc chắn rằng trong đời sống kế tiếp ngài cũng sẽ được cung cấp đầy đủ và sung mãn để thọ hưởng năm dục như vậy không? Hay là những kẻ khác sẽ thừa hưởng tài sản này trong lúc ngài vẫn phải tiếp tục đi theo nghiệp của mình?
“What do you think, great king? You now enjoy yourself provided and endowed with the five cords of sensual pleasure, but can you be certain that in the life to come you will likewise enjoy yourself provided and endowed with these same five cords of sensual pleasure? Or will others take over this property, while you will have to pass on according to your actions?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi không thể biết chắc những gì sẽ xảy ra trong đời sống kế tiếp. Trái lại, những kẻ khác sẽ thừa hưởng tài sản này trong lúc tôi vẫn phải tiếp tục đi theo nghiệp của mình.
“I cannot be certain of what will happen in the life to come, Master Raṭṭhapāla. On the contrary, others will take over this property while I shall have to pass on according to my actions.”
– Thưa Đại vương, chính vì điểm này mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã dạy: “Đời sống trong thế gian không là sở hữu của ai, con người khi ra đi phải để lại tất cả;” và khi tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, tôi quyết định xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, said: ‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on’; and when I knew, saw, and heard this, I went forth from the household life into homelessness.”
– Thật tuyệt vời thay, thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã khéo diễn đạt ý nghĩa của lời dạy này: “Đời sống trong thế gian không là sở hữu của ai, con người khi ra đi phải để lại tất cả.” Quả đúng như vậy!
“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvelous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One: ‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on.’ It is indeed so!
41. Tôn giả Raṭṭhapāla nói rằng: “Đời sống trong thế gian này là không trọn vẹn, luôn khao khát, là nô lệ của khát ái.” Ý nghĩa của câu này cần phải được hiểu như thế nào?
41. “Now Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving.’ How should the meaning of that statement be understood?”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Có phải ngài đang cai trị đất nước Kuru phồn thịnh?
“What do you think, great king? Do you reign over the rich Kuru country?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, đúng như vậy.
“Yes, Master Raṭṭhapāla, I do.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Giả sử có một người đáng tín nhiệm, có uy tín, đến từ phương đông và tâu với ngài rằng: “Tâu Đại vương, ngài có biết rằng tôi vừa đến từ phương đông, ở đó tôi đã thấy một đất nước thật hùng mạnh, giàu có, đông dân, đường phố đông đúc người. Có rất nhiều đội quân voi, đội quân ngựa, đội quân xa, và bộ binh; có rất nhiều ngà voi, nhiều tiền vàng và vàng nén đã đúc và chưa đúc, rất nhiều phụ nữ để làm vợ. Với vũ lực của ngài hiện nay, ngài có thể chinh phục đất nước ấy. Tâu Đại Vương, ngài hãy đi chinh phục.” Đại vương sẽ hành động như thế nào?
“What do you think, great king? Suppose a trustworthy and reliable man came to you from the east and said: ‘Please know, great king, that I have come from the east, and there I saw a large country, powerful and rich, very populous and crowded with people. There are plenty of elephant troops there, plenty of cavalry, chariot troops, and infantry; there is plenty of ivory there, and plenty of gold coins and bullion both unworked and worked, and plenty of women for wives. With your present forces you can conquer it. Conquer it then, great king.’ What would you do?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi sẽ đi chinh phục và cai trị đất nước ấy.
“We would conquer it and reign over it, Master Raṭṭhapāla.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Giả sử có một người đáng tín nhiệm, có uy tín, đến từ phương tây... từ phương bắc... từ phương nam... từ bên kia bờ biển, và tâu với ngài rằng: “Tâu Đại vương, ngài có biết rằng tôi vừa đến từ bên kia bờ biển, ở đó tôi đã thấy một đất nước thật hùng mạnh, giàu có, đông dân, đường phố đông đúc người. Có rất nhiều đội quân voi, đội quân ngựa, đội quân xa, và bộ binh; có rất nhiều ngà voi, nhiều tiền vàng và vàng nén đã đúc và chưa đúc, rất nhiều phụ nữ để làm vợ. Với vũ lực của ngài hiện nay, ngài có thể chinh phục đất nước ấy. Tâu Đại Vương, ngài hãy đi chinh phục.” Đại vương sẽ hành động như thế nào?
“What do you think, great king? Suppose a trustworthy and reliable man came to you from the west … from the north … from the south … from across the sea and said: ‘Please know, great king, that I have come from across the sea, and there I saw a large country, powerful and rich.… Conquer it then, great king.’ What would you do?”
– Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi sẽ đi chinh phục và cai trị đất nước ấy.
“We would conquer it too and reign over it, Master Raṭṭhapāla.”
– Thưa Đại vương, chính vì điểm này mà Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã dạy: “Đời sống trong thế gian này là bất toàn, luôn khao khát, là nô lệ của khát ái;” và khi tôi đã biết, đã thấy và đã nghe giáo pháp ấy, tôi quyết định xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, said: ‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving’; and when I knew, saw, and heard this, I went forth from the household life into homelessness.”
– Thật tuyệt vời thay, thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đã khéo diễn đạt ý nghĩa của lời dạy này: “Đời sống trong thế gian này là bất toàn, luôn khao khát, là nô lệ của khát ái.” Quả đúng như vậy!
“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvelous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Perfectly Enlightened One: ‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving.’ It is indeed so!”
(Trung BK II, Kinh 82: Kinh Raṭṭhapāla, tr. 515-528)
(from MN 82: Raṭṭhapāla Sutta; II 65–82)
7. SỰ NGUY HIỂM CỦA KIẾN CHẤP
7. THE DANGER IN VIEWS
(1) Các loại tà kiến
(1) A Miscellany on Wrong View
– Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, các niệm bất thiện trong tâm chưa sanh khởi được sanh khởi và các niệm bất thiện đã sanh khởi sẽ tăng trưởng và phát triển rộng, như trường hợp tà kiến. (10) Với người có tà kiến, các niệm bất thiện trong tâm chưa sanh được sanh khởi, và các niệm bất thiện đã sanh sẽ tăng trưởng và phát triển rộng.
“Monks, I do not see even one other thing on account of which unarisen unwholesome qualities of mind arise and arisen unwholesome qualities of mind increase and expand so much as on account of wrong view.10 For one of wrong view, unarisen unwholesome qualities of mind arise and arisen unwholesome qualities of mind increase and expand.
Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, những niệm thiện trong tâm chưa sanh không được sanh khởi, và những niệm thiện trong tâm đã sanh sẽ bị tiêu trừ, như trường hợp tà kiến. Với người có tà kiến, các niệm thiện trong tâm chưa sanh không được sanh khởi và các niệm thiện trong tâm đã sanh sẽ bị tiêu trừ.
“Monks, I do not see even one other thing on account of which unarisen wholesome qualities of mind do not arise and arisen wholesome qualities of mind diminish so much as on account of wrong view. For one of wrong view, unarisen wholesome qualities of mind do not arise and arisen wholesome qualities of mind diminish.
Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ bị tái sanh vào cõi khốn khổ, vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục, như trường hợp người có tà kiến. Những chúng sanh có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ bị tái sanh vào cõi khốn khổ, vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.
“Monks, I do not see even one other thing on account of which, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell, so much as on account of wrong view. Possessing wrong view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.
Này các Tỷ-kheo, đối với người có tà kiến, bất cứ hành động nào về thân, khẩu, ý mà người này thực hành theo tà kiến ấy; và bất cứ ý muốn, nguyện vọng, mong ước và các tâm hành có ý thức nào ông ta thực hiện theo tà kiến ấy, thì sẽ đưa đến những gì không toại ý, không ưa thích, không dễ chịu, sẽ đưa đến thiệt hại và đau khổ. Vì sao? Bởi vì tà kiến là ác pháp. Cũng giống như hạt giống cây nim, cây dưa đắng, cây mướp đắng được gieo vào đất ướt, chúng sẽ biến đổi bất cứ chất bổ dưỡng nào chúng hút được từ đất và nước và sẽ trổ ra những quả đắng, cay, với mùi vị khó chịu; cũng vậy đối với người có tà kiến. Vì sao? Bởi vì tà kiến là ác pháp.
“Monks, for a person of wrong view, whatever bodily, verbal, or mental conduct he undertakes in accordance with that view, and whatever volition, aspiration, wish, and volitional formations he engenders in accordance with that view, all lead to what is undesirable, unwanted, and disagreeable, to harm and suffering. For what reason? Because the view is bad. Just as, when a seed of neem, bitter cucumber, or bitter gourd is planted in moist soil, it transforms any nutriment it obtains from the soil and the water into a fruit with a bitter, harsh, and disagreeable taste, even so is it for a person of wrong view. For what reason? Because the view is bad.”
(Tăng Chi BK I, Ch. XVII, Phẩm Chủng Tử, tr. 66-69)
(AN 1: xvii, 1, 3, 7, 9; I 30–32)
(2) Những người mù và con voi
(2) The Blind Men and the Elephant
Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) ở rừng Kỳ-đà (Jeta) thuộc vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika). Lúc bấy giờ, một số các Sa-môn, Bà-la-môn, và các du sĩ ngoại đạo cũng đang cư ngụ trong thành Xá-vệ. Họ có những quan điểm, đức tin và ý kiến khác nhau, và họ tuyên truyền những quan điểm khác nhau. Rồi họ gây gỗ, tranh cãi, tranh chấp và làm tổn thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như mũi tên, họ nói rằng: “Pháp là như thế này, Pháp không phải như thế kia! Pháp không phải như thế này, Pháp là như thế kia!”
On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now at that time a number of ascetics and brahmins, wanderers of other sects, were living around Sāvatthī. They held various views, beliefs, and opinions, and propagated various views. And they were quarrelsome, disputatious, wrangling, wounding each other with verbal darts, saying, “The Dhamma is like this, the Dhamma is not like that! The Dhamma is not like this, the Dhamma is like that!”
Rồi một số Tỷ-kheo đi vào thành Xá-vệ để khất thực. Khi trở về, sau khi thọ thực xong, các vị Tỷ-kheo đến bên Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên, và bạch Thế Tôn về những gì họ đã thấy. Thế Tôn dạy rằng:
Then a number of monks entered Sāvatthī on almsround. Having returned, after their meal they approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and told him what they had seen. [The Blessed One said:]
– Này các Tỷ-kheo, những du sĩ ngoại đạo là những người mù không có mắt. Họ không biết những gì lợi ích và những gì gây tổn hại. Họ không biết Pháp là gì và những gì không phải là Pháp, vì thế họ gây gỗ và tranh cãi nhau.
“Monks, wanderers of other sects are blind and sightless. They do not know what is beneficial and harmful. They do not know what is the Dhamma and what is not the Dhamma, and thus they are so quarrelsome and disputatious.
Này các Tỷ-kheo, xưa kia, có một vị vua ở thành Xá-vệ bảo một người dân đi gom tất cả những người mù bẩm sinh trong thành phố này về một chỗ. Sau khi người ấy làm xong việc này, nhà vua bảo người ấy đem một con voi đến với đám người mù. Với một vài người mù, ông này cho họ sờ cái đầu voi; với một vài người khác, ông ta cho sờ cái tai voi; với vài người khác nữa, ông ta cho sờ cái ngà voi, vòi voi, thân voi, chân voi, phần lưng voi, cái đuôi, hay chùm lông cuối đuôi voi. Và ông ta nói với mỗi nhóm người mù rằng: “Đây là con voi” mỗi lần ông cho họ sờ một phần thân thể con voi.
“Formerly, monks, there was a king in Sāvatthī who addressed a man and asked him to round up all the persons in the city who were blind from birth. When the man had done so, the king asked the man to show the blind men an elephant. To some of the blind men he presented the head of the elephant, to some the ear, to others a tusk, the trunk, the body, a foot, the hindquarters, the tail, or the tuft at the end of the tail. And to each one he said, ‘This is an elephant.’
Khi ông ấy trình lại với nhà vua những gì ông đã làm, nhà vua đi đến đám người mù và bảo họ: “Này các người mù, hãy nói cho trẫm biết con voi giống cái gì?”
“When he reported to the king what he had done, the king went to the blind men and asked them, ‘Tell me, blind men, what is an elephant like?’
Những người được sờ cái đầu voi tâu rằng: “Tâu Đại vương, con voi giống như một cái vại nước.” Những người được sờ cái tai voi thì tâu rằng: “Tâu đại vương, con voi giống như cái rá sàng lúa gạo.” Những người được sờ cái ngà voi thì tâu: “Tâu đại vương, con voi giống như cái lưỡi cày.” Những người được sờ vòi voi thì tâu: “Tâu đại vương, con voi giống như cây cày.” Những người được sờ lưng voi thì tâu: “Tâu đại vương, con voi giống như một kho chứa đồ.” Và cứ như thế, mỗi nhóm mô tả con voi theo phần thân thể voi mà họ đã được sờ.
“Those who had been shown the head of the elephant replied, ‘An elephant, your majesty, is just like a water jar.’ Those who had been shown the ear replied, ‘An elephant is just like a winnowing basket.’ Those who had been shown the tusk replied, ‘An elephant is just like a plowshare.’ Those who had been shown the trunk replied, ‘An elephant is just like a plow pole.’ Those who had been shown the body replied, ‘An elephant is just like a storeroom.’ And each of the others likewise described the elephant in terms of the part they had been shown.
Rồi họ nói: “Con voi là như thế này, con voi không phải như thế kia! Con voi không phải như thế này, con voi như thế kia!” Rồi họ dùng nắm tay để đánh nhau. Và nhà vua thấy vui thích. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, vì vậy họ gây gỗ, tranh cãi, tranh chấp và làm tổn thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như mũi tên.
“Then, saying, ‘An elephant is like this, an elephant is not like that! An elephant is not like this, an elephant is like that!’ they fought each other with their fists. And the king was delighted. Even so, monks, are the wanderers of other sects blind and sightless, and thus they become quarrelsome, disputatious, and wrangling, wounding each other with verbal darts.”
(Kinh Udāna 6:4, tr. 67-69)
(Ud 6:4; 67–69)
(3) Chấp thủ hai loại tà kiến
(3) Held by Two Kinds of Views
– Này các Tỷ-kheo, một số chư Thiên và loài người chấp thủ hai loại tà kiến, nên đã có phản ứng kềm hãm tiến bộ hoặc đi quá trớn; chỉ có những người có mắt mới nhìn thấy.
“Monks, held by two kinds of views, some devas and human beings hold back and some overreach; only those with vision see.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kềm hãm tiến bộ? Một số chư Thiên và loài người vui thích hiện hữu, thích thú được hiện hữu, hoan hỷ trong hiện hữu. Khi Giáo pháp dạy cho họ để chấm dứt hiện hữu, tâm của họ không tiếp thu được, không có sự tin tưởng, không an trú được hoặc không quyết định dứt khoát được. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là kềm hãm tiến bộ.
“And how, monks, do some hold back? Devas and human beings delight in existence, are delighted with existence, rejoice in existence. When the Dhamma is taught to them for the cessation of existence, their minds do not enter into it, acquire confidence in it, settle upon it, or resolve upon it. Thus, monks, do some hold back.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đi quá trớn? Ở đây, một số chư Thiên và loài người bị phiền não, xấu hổ, và ghê sợ chính sự hiện hữu này và họ hoan hỷ muốn không hiện hữu, nói rằng: “Này chư hiền, bao giờ cái ngã này bị đoạn trừ và tiêu diệt sau khi thân hoại mạng chung và không còn hiện hữu sau khi chết, thì đó là an tịnh, là tối thắng, chỉ như vậy thôi!” Này các Tỷ-kheo, như thế là đi quá trớn.
“And how, monks, do some overreach? Now some are troubled, ashamed, and disgusted by this very same existence and they rejoice in nonexistence, saying, ‘In as much as this self, good sirs, is annihilated and destroyed with the breakup of the body and does not exist after death, this is peaceful, this is excellent, this is just so!’ Thus, monks, do some overreach.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chỉ những người có mắt mới nhìn thấy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo thấy các pháp hiện hữu như chúng đang hiện hữu. Sau khi thấy như vậy, vị này tu tập để xả ly, ly tham, tiến đến chấm dứt hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, như vậy là chỉ những người có mắt mới nhìn thấy.
“And how, monks do those with vision see? Here, a monk sees what has come to be as having come to be. Having seen it thus, he practices the course for disenchantment, for dispassion, for the cessation of what has come to be. Thus, monks, do those with vision see.”
(Kinh Udāna 49; 43-44)
(It 49; 43–44)
8. TỪ THIÊN GIỚI ĐẾN ĐỊA NGỤC
8. FROM THE DIVINE REALMS TO THE INFERNAL
– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt trong đời. Thế nào là bốn?
“Monks, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm từ tràn ngập khắp một phương; cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư; cũng vậy trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm từ tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chãi với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sanh cùng sống chung với chư Thiên của cõi Trời Phạm Thiên. Thọ mạng của chư Thiên trong cõi Phạm Thiên là một kiếp. Tại đấy, kẻ phàm phu sẽ ở lại cho hết một kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống cõi địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đặc thù giữa bậc Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, về vấn đề tái sanh ở nơi chốn nào.
“Here, monks, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third, and the fourth. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with loving-kindness, vast, exalted, measureless, without hostility, without ill will. He relishes it, takes a liking to it, and is thrilled by it. If he is firm in it, resolves upon it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of Brahmā’s company. The lifespan of those devas is an eon. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he goes to hell, to the animal realm, and to the domain of spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he attains final Nibbāna in that very same state of existence. This is the difference, the disparity, the distinction between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, with regard to destination and rebirth.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm bi tràn ngập khắp một phương; cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư; cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm bi tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chãi với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sanh cùng sống chung với chư Thiên của cõi Quang Âm Thiên. Thọ mạng của chư Thiên trong cõi Quang Âm Thiên là hai kiếp. Tại đấy, kẻ phàm phu sẽ ở lại cho hết kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống cõi địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đặc thù giữa bậc Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, về vấn đề tái sanh ở nơi chốn nào.
“Here, monks, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion, likewise the second quarter, the third, and the fourth. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with compassion, vast, exalted, measureless, without hostility, without ill will. He relishes it, takes a liking to it, and is thrilled by it. If he is firm in it, resolves upon it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of streaming radiance. The lifespan of those devas is two eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he goes to hell, to the animal realm, and to the domain of spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he attains final Nibbāna in that very same state of existence. This is the difference, the disparity, the distinction between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, with regard to destination and rebirth.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm hỷ tràn ngập khắp một phương; cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư; cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm hỷ tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chãi với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sanh cùng sống chung với chư Thiên của cõi Biến Tịnh Thiên. Thọ mạng của chư Thiên trong cõi Biến Tịnh Thiên là bốn kiếp. Tại đấy, kẻ phàm phu sẽ ở lại cho hết kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống cõi địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đặc thù giữa bậc Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, về vấn đề tái sanh ở nơi chốn nào.
“Here, monks, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with altruistic joy, likewise the second quarter, the third, and the fourth. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with altruistic joy, vast, exalted, measureless, without hostility, without ill will. He relishes it, takes a liking to it, and is thrilled by it. If he is firm in it, resolves upon it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of refulgent glory. The lifespan of those devas is four eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he goes to hell, to the animal realm, and to the domain of spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he attains final Nibbāna in that very same state of existence. This is the difference, the disparity, the distinction between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, with regard to destination and rebirth.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm xả tràn ngập khắp một phương; cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư; cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm xả tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chãi với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sanh cùng sống chung với chư Thiên của cõi Quảng Quả Thiên. Thọ mạng của chư Thiên trong Quảng Quả Thiên là năm trăm kiếp. Tại đấy, kẻ phàm phu sẽ ở lại cho hết kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống cõi địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ của chư Thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đặc thù giữa bậc Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, về vấn đề tái sanh ở nơi chốn nào.
“Here, monks, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third, and the fourth. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without hostility, without ill will. He relishes it, takes a liking to it, and is thrilled by it. If he is firm in it, resolves upon it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of great fruit. The lifespan of those devas is five hundred eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life-span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, and to the domain of spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire lifespan of those devas, he attains final Nibbāna in that very same state of existence. This is the difference, the disparity, the distinction between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, with regard to destination and rebirth.
Này các Tỷ-kheo, đấy là bốn hạng người có mặt trong đời.
“These, monks, are the four kinds of persons found existing in the world.”
(Tăng Chi BK II, Ch. XIII, Phẩm: Sợ Hãi (V) (125), tr. 58-61)
(AN 4:125; II 128–29)
9. HIỂM HỌA CỦA CÕI LUÂN HỒI
9. THE PERILS OF SAṂSĀRA
(1) Suối nước mắt
(1) The Stream of Tears
– Này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này. Không thể biết được điểm khởi đầu của chúng sanh lang thang trong cõi luân hồi do bị vô minh che lấp và tham ái trói buộc. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào, suối nước mắt chúng sanh đã nhỏ ra trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này, khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghét và xa cách những gì họ yêu thích – suối nước mắt hay nước trong bốn đại dương, cái gì nhiều hơn?
“Monks, this saṃsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving. What do you think, monks, which is more: the stream of tears that you have shed as you roamed and wandered through this long course, weeping and wailing because of being united with the disagreeable and separated from the agreeable—this or the water in the four great oceans?”
– Bạch Thế Tôn, theo như chúng con hiểu Giáo pháp Thế Tôn đã dạy, thì suối nước mắt chúng sanh đã nhỏ ra trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này, khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghét và xa cách những gì họ yêu thích - suối nước mắt này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương.
“As we understand the Dhamma taught by the Blessed One, venerable sir, the stream of tears that we have shed as we roamed and wandered through this long course, weeping and wailing because of being united with the disagreeable and separated from the agreeable—this alone is more than the water in the four great oceans.”
– Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Các ông đã hiểu Giáo pháp Ta giảng dạy, như vậy thật lành thay! Suối nước mắt chúng sanh đã nhỏ ra trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này, khóc than vì phải gắn bó những gì họ chán ghét và xa cách những gì họ yêu thích - suối nước mắt này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Này các Tỷ-kheo, trong một thời gian dài, chúng sanh đã từng trải nghiệm cái chết của người mẹ; khi chúng sanh trải nghiệm việc này, họ đã khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghét và xa cách những gì họ yêu thích - suối nước mắt mà chúng sanh đã nhỏ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương.
“Good, good, monks! It is good that you understand the Dhamma taught by me in such a way. The stream of tears that you have shed as you roamed and wandered through this long course, weeping and wailing because of being united with the disagreeable and separated from the agreeable—this alone is more than the water in the four great oceans. For a long time, monks, you have experienced the death of a mother; as you have experienced this, weeping and wailing because of being united with the disagreeable and separated from the agreeable, the stream of tears that you have shed is more than the water in the four great oceans.
Này các Tỷ-kheo, trong một thời gian dài, chúng sanh dã từng trải nghiệm cái chết của người cha... cái chết của một người anh em... cái chết của một người chị em… cái chết của người con trai... cái chết của người con gái… cái chết của họ hàng thân quyến... sự mất mát tài sản... sự mất mát do bệnh tật; khi chúng sanh trải nghiệm việc này, họ đã khóc than vì phải gắn bó với những gì họ chán ghét và xa cách những gì họ yêu thích - suối nước mắt mà chúng sanh đã nhỏ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Vì sao vậy? Bởi vì, này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này... Như vậy cũng đủ để cảm nhận được sự ghê sợ đối với tất cả các hành, cũng đủ để nhàm chán chúng, cũng đủ để giải thoát khỏi chúng.”
“For a long time, monks, you have experienced the death of a father … the death of a brother … the death of a sister … the death of a son … the death of a daughter … the loss of relatives … the loss of wealth … loss through illness; as you have experienced this, weeping and wailing because of being united with the disagreeable and separated from the agreeable, the stream of tears that you have shed is more than the water in the four great oceans. For what reason? Because, monks, this saṃsāra is without discoverable beginning…. It is enough to experience revulsion toward all formations, enough to become dispassionate toward them, enough to be liberated from them.”
(Tương Ưng BK 15:3; II 179-80)
(SN 15:3; II 179–80)
(2) Suối máu
(2) The Stream of Blood
Một thời, Thế Tôn ngụ tại Vương Xá (Rājagaha) trong rừng Trúc Lâm, có ba mươi Tỷ-kheo từ Pāvā đi đến Thế Tôn - tất cả đều cư ngụ trong rừng, tất cả là khất sĩ, mặc y phấn tảo, chỉ có ba y, tuy nhiên tất cả vẫn còn kiết sử. (11) Sau khi đã đến, họ đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Lúc ấy, Thế Tôn nghĩ như sau: “Tất cả 30 Tỷ-kheo này đến từ Pāvā đều cư ngụ trong rừng, tất cả là khất sĩ, mặc y phấn tảo, chỉ có ba y, tuy nhiên tất cả vẫn còn kiết sử. Ta nên giảng cho họ Giáo pháp theo một phương cách giúp tâm của họ được giải thoát mọi lậu hoặc do không còn chấp thủ, ngay trong lúc ngồi đây.” (12)
While the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, thirty monks from Pāvā approached him—all forest dwellers, almsfood eaters, rag-robe wearers, three-robe users, yet all still with fetters.11 Having approached, they paid homage to the Blessed One and sat down to one side. Then it occurred to the Blessed One: “These thirty monks from Pāvā are all forest dwellers, almsfood eaters, rag-robe wearers, three-robe users, yet all are still with fetters. Let me teach them the Dhamma in such a way that while they are sitting in these very seats their minds will be liberated from the taints by nonclinging.”12
Rồi Thế Tôn nói với các vị tăng ấy như sau:
– Này các Tỷ-kheo.
Then the Blessed One addressed those monks thus: “Monks!”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các vị Tỷ-kheo ấy trả lời. Thế Tôn giảng như sau:
“Venerable sir!” those monks replied. The Blessed One said this:
– Này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hồi này. Không thể biết được điểm khởi đầu của chúng sanh lang thang trong cõi luân hồi do bị vô minh che lấp và tham ái trói buộc. Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào, suối máu mà chúng sanh đã đổ xuống khi bị chặt đầu trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này - suối máu hay nước trong bốn đại dương, cái gì nhiều hơn?
“Monks, this saṃsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on, hindered by ignorance and fettered by craving. What do you think, monks, which is more: the stream of blood that you have shed when you were beheaded as you roamed and wandered through this long course—this or the water in the four great oceans?”
– Bạch Thế Tôn, theo như chúng con hiểu Giáo pháp Thế Tôn đã dạy, thì suối máu mà chúng sanh đã đổ xuống khi họ bị chặt đầu trong lúc lang thang trong cõi luân hồi - suối máu này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương.
“As we understand the Dhamma taught by the Blessed One, venerable sir, the stream of blood that we have shed when we were beheaded as we roamed and wandered through this long course—this alone is more than the water in the four great oceans.”
Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Các ông đã hiểu Giáo pháp Ta giảng dạy như vậy thật lành thay! Suối máu mà chúng sanh đã đổ xuống trong lúc lang thang trong cõi luân hồi này - chỉ suối máu này mà thôi cũng nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Này các Tỷ-kheo, trong một thời gian dài, chúng sanh đã từng là những con bò; và khi phải mang thân bò chúng sanh đã bị chặt đầu - suối máu mà chúng sanh đã đổ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Trong một thời gian dài, chúng sanh đã từng là những con trâu, cừu, dê, nai, gà, heo... Trong một thời gian dài, chúng sanh đã từng là những kẻ trộm, những kẻ cướp đường, những kẻ ngoại tình, và khi chúng sanh bị bắt và bị chặt đầu, suối máu mà chúng sanh đã đổ xuống còn nhiều hơn nước trong bốn đại dương. Vì sao vậy? Bởi vì, này các Tỷ-kheo, không thể tìm ra khởi thủy của cõi luân hối này. Không thể biết được điểm khởi đầu của chúng sanh lang thang trong cõi luân hồi do bị vô minh che lấp và tham ái trói buộc. Trong một thời gian dài như vậy, này các Tỷ-kheo, chúng sanh đã trải nghiệm khổ đau, phiền não và thảm họa, và xác chết đã chồng chất làm cho nghĩa địa phồng lên cao. Như vậy cũng đủ để cảm thấy ghê sợ đối với tất cả các hành, cũng đủ để nhàm chán chúng, cũng đủ để giải thoát khỏi chúng.
“Good, good, monks! It is good that you understand the Dhamma taught by me in such a way. The stream of blood that you have shed as you roamed and wandered through this long course—this alone is more than the water in the four great oceans. For a long time, monks, you have been cows, and when as cows you were beheaded, the stream of blood that you shed is greater than the waters in the four great oceans. For a long time you have been buffalo, sheep, goats, deer, chickens, and pigs…. For a long time you have been arrested as burglars, highwaymen, and adulterers, and when you were beheaded, the stream of blood that you shed is greater than the water in the four great oceans. For what reason? Because, monks, this saṃsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on, hindered by ignorance and fettered by craving. For such a long time, monks, you have experienced suffering, anguish, and disaster, and swelled the cemetery. It is enough to become disenchanted with all formations, enough to become dispassionate toward them, enough to be liberated from them.”
Đây là những gì Thế Tôn dạy. Các Tỷ-kheo hân hoan tín thọ lời dạy của Thế Tôn. Và trong khi Thế Tôn đang thuyết giảng, tâm của ba mươi vị Tỷ-kheo từ Pāvā được giải thoát khỏi các lậu hoặc do không còn chấp thủ.
This is what the Blessed One said. Elated, those monks delighted in the Blessed One’s statement. And while this exposition was being spoken, the minds of the thirty monks from Pāvā were liberated from the taints by nonclinging.
(Tương Ưng BK - 15:3; II 187-89)
(SN 15:13; II 187–89)
___________________________
_____________________
Chú thích:
Notes:
1. Luận giải Trung Bộ Kinh: “Hiểu biết trọn vẹn” (parinñña) ở đây có nghĩa là vượt qua được (samatikkama) hay từ bỏ (pahāna). Các du sĩ ngoại đạo đồng hóa hiểu biết trọn vẹn về các dục lạc giác quan với Sơ thiền, hiểu biết trọn vẹn về sắc với cõi vô sắc [các cảnh giới vô sắc tương ứng với những chứng đắc các tầng thiền vô sắc], và hiểu biết trọn vẹn về cảm thọ với cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng [một cảnh giới trong đó mọi tưởng tạm thời ngưng hoạt động]. Trong lúc đó, Đức Phật mô tả sự hiểu biết trọn vẹn về các dục lạc giác quan như là con đường đưa đến chứng quả Bất Lai, và hiểu biết trọn vẹn về sắc và thọ như là con đường đưa đến chứng quả A-la-hán.
1.Ps: “Full understanding” (pariññā) here means overcoming (samatikkama) or abandoning (pahāna). The wanderers of other sects identify the full understanding of sensual pleasures with the first jhāna, the full understanding of form with formless existence [the formless planes corresponding to the formless meditative attainments], and the full understanding of feelings with nonpercipient existence [a plane of existence in which perception is temporarily suspended]. The Buddha, on the other hand, describes the full understanding of sensual pleasures as the path to the stage of nonreturner, and the full understanding of both form and feelings as the path to arahantship.
2. Cần ghi nhận rằng trong lúc những nguy hiểm trước đây về các dục lạc giác quan được gọi là “đại khổ uẩn trong đời hiện tại”, khổ đau này được gọi là “một đại khổ uẩn trong đời sau.”
2.Note that while the previous dangers in sensual pleasures were called “a mass of suffering in this present life” (sandiṭṭhiko dukkhakkhandho), this one is called “a mass of suffering in the life to come” (samparāyiko dukkhakkhandho).
3. Vohārasamucchheda. Vohāra có thể mang nghĩa là các thương vụ, một chức danh, lời nói và dự định. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng tất cả bốn nghĩa ấy đều có liên hệ với nhau, vì ông ấy nghĩ rằng ông ta đã từ bỏ các thương vụ, chức danh, lời nói và dự định của một gia chủ.
3.Vohārasamuccheda. Vohāra can mean business transactions, designation, speech, and intentions. Ps says all four are relevant, since he thinks he has given up the business, designation, speech, and intentions of a householder.
4. Luận giải Trung Bộ Kinh giải thích “xả đa dạng, dựa trên sự đa dạng” như là liên quan đến năm dục, “xả hợp nhất dựa trên sự hợp nhất” như là dựa vào Tứ thiền.
4.Ps explains the “equanimity that is diversified, based on diversity” as that related to the five cords of sensual pleasure; the “equanimity that is unified, based on unity” as that based on the fourth jhāna.
5. Māgandiya là một người theo triết thuyết của chủ nghĩa khoái lạc, cho rằng người ta phải cho phép ngũ căn hưởng thụ khoái lạc từ những đối tượng của chúng. Ông ta chỉ trích Đức Phật đã chủ xướng việc hộ trì và chế ngự các căn. Đức Phật sắp sửa chứng minh sự sai lầm trong việc hưởng thọ dục lạc giác quan.
5.Māgandiya was a philosophical hedonist who held that one should allow the five senses to enjoy their respective objects. He criticized the Buddha for advocating restraint and control of the senses. The Buddha is about to demonstrate the defects in sensual enjoyment.
6. Luận giải Trung Bộ Kinh chú thích từ nipurisa, “không phải nam giới”, có nghĩa là tất cả những người ấy đều là nữ giới. Không chỉ là những nhạc công, mà tất cả các chức vụ trong cung điện, kể cả người gác cổng, đều do phụ nữ nắm giữ. Phụ vương của ngài đã cung cấp ba tòa lâu đài cho ngài và một đoàn phụ nữ bao quanh ngài với hy vọng giữ chân ngài với cuộc sống thế tục và làm xao lãng những ý tưởng của ngài về việc xuất gia.
6.Ps glosses nippurisa, “none male,” as meaning that they were all women. Not only the musicians, but all posts in the palace, including the door-keepers, were filled by women. His father had provided him with three palaces and the entourage of women in hopes of keeping him confined to the lay life and distracting him from thoughts of renunciation.
7. Luận giải Trung Bộ Kinh: Điều này nói về việc chứng quả A-la-hán dựa trên Tứ thiền.
7.Ps: This is said referring to the attainment of the fruit of arahantship (arahatta-phala-samāpatti) based on the fourth jhāna.
8. “Rừng Hoan Lạc” trong cõi Trời Ba Mươi Ba.
8.The “Grove of Delight” in the Tāvatiṃsa heaven.
9. Thành ngữ viparitasaññā đề cập gián tiếp đến “tri giác sai lầm” về việc xem là vui đối với những gì thật sự là khổ. Tăng Chi BK 4:49 nói đến bốn tri giác sai lầm: xem những gì bất tịnh là tịnh, những gì vô thường là thường, những gì là khổ là vui, những gì là vô ngã là ngã. Những dục lạc giác quan là khổ bởi vì chúng làm khởi sinh những phiền não khổ đau và bởi vì chúng mang lại những quả khổ trong tương lai.
9.The expression viparītasaññā alludes to the “distorted perception” of perceiving pleasure in what is really painful. AN 4:49 speaks of four distortions of perception (saññāvipallāsa): perceiving the unattractive as attractive, the impermanent as permanent, the painful as pleasurable, and the selfless as a self. Sensual pleasures are painful because they arouse the painful defilements and because they bring painful fruits in the future.
10. Ở đây, những gì có ý muốn nói về tà kiến (micchā diṭṭhi) là những quan điểm phủ nhận các nền tảng của đạo đức, nhất là những quan điểm phủ nhận nguyên lý nhân quả đạo đức hay hiệu quả của nỗ lực ý chí.
10.What is intended here by wrong view (micchā diṭṭhi) are views that deny the foundations of morality, especially those views that reject a principle of moral causation or the efficacy of volitional effort.
11. Sống trong rừng và theo đúng các điều kiện của Sa-môn khổ hạnh như đã được Đức Phật cho phép. Tương Ưng BK nói rằng một số trong các vị đó là bậc Dự Lưu, một số là bậc Nhất Lai, một số là bậc Bất Lai. Không có vị nào là vô văn phàm phu, cũng không có vị nào là bậc A-la-hán.
11.Forest-dwelling and the rest are among the ascetic practices permitted by the Buddha. On the ten fetters, see pp. 374–75. Spk says that some among them were stream-enterers, some once-returners, and some nonreturners. None were worldlings, and none were arahants.
12. Điểm này có nghĩa là chứng quả A-la-hán.
12.This means the attainment of arahantship.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.24.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...