Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali »» Xem đối chiếu Anh Việt: X. Các cấp bậc chứng đắc »»

Hợp tuyển lời Phật dạy trong Kinh tạng Pali
»» Xem đối chiếu Anh Việt: X. Các cấp bậc chứng đắc

Donate

(Lượt xem: 4.891)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

X. Các cấp bậc chứng đắc

X. The Planes of Realization





GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
INTRODUCTION
Như chúng ta đã biết, tu tập trí tuệ nhắm mục đích chứng đắc Niết-bàn. Các bộ kinh Nikāya xác định rõ một loạt các giai đoạn cố định qua đó hành giả tiến bước trên con đường đạt đến Niết-bàn. Trong khi tiến bước qua các giai đoạn ấy, hành giả đi từ một kẻ “vô văn phàm phu”, còn mù lòa trước những sự thật của Chánh pháp, để trở thành một bậc A-la-hán, một bậc giải thoát, người đã đạt được tri kiến rốt ráo về Tứ diệu đế, và chứng đắc Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại. Tôi đã đề cập nhiều giai đoạn ấy trong các chương trước của sách này. Trong chương này, chúng ta sẽ khám phá những giai đoạn ấy một cách có hệ thống hơn.
The cultivation of wisdom, as we have seen, aims at the realization of Nibbāna. The Nikāyas stipulate a fixed series of stages through which a person passes on the way toward the attainment of Nibbāna. In passing through these stages one evolves from an “uninstructed worldling,” blind to the truths of the Dhamma, into an arahant, a liberated one, who has attained full comprehension of the Four Noble Truths and realized Nibbāna in this present life. I have already referred to several of these stages in the earlier chapters of this book. In the present chapter we will explore them in a more systematic manner.
Khi tiến vào con đường không thể đảo ngược được đế đi đến chứng đắc Niết-bàn, hành giả trở thành một “bậc Thánh” (ariyapuggala), từ “bậc Thánh” (Ariya) ở đây chỉ tính chất cao thượng thuộc về tâm linh. Có bốn cấp bậc Thánh chính. Mỗi giai đoạn được chia làm hai thời kỳ: đạo lộ (magga) và đạo quả (phala). (1) Trong thời kỳ đạo lộ, hành giả được nói là đang tu tập để đạt được một quả vị nào đó, mà hành giả có nhiệm vụ phải chứng đắc trong cùng đời sống ấy; trong thời kỳ đạo quả, hành giả được nói là đã an trú trong đạo quả ấy. Như vậy, bốn cấp bậc Thánh chính thật sự gồm có bốn cặp, hay tám kiểu mẫu bậc Thánh. Như đã được liệt kê trong Kinh Văn X, 1 (1), đó là: hành giả đang tu tập để đắc quả Dự Lưu, bậc Dự Lưu; hành giả đang tu tập để đắc quả Nhất Lai, bậc Nhất Lai; hành giả đang tu tập để đắc quả Bất Lai, bậc Bất Lai; hành giả đang tu tập để đắc quả A-la-hán, bậc A-la-hán. Kinh Văn X, 1 (2) xếp hạng tám kiểu mẫu này tùy theo đạo lực của hành giả, để cho mỗi thời kỳ tiếp theo hành giả sẽ đạt được đạo lực mạnh hơn thời kỳ trước đó. Bảy vị trước tiên được gọi chung là các “bậc hữu học” (sekha), bậc A-la-hán được gọi là “bậc vô học” (asekha), là vị không còn phải tu tập thêm nữa.
On entering the irreversible path to the attainment of Nibbāna, one becomes a noble person (ariyapuggala), the word “noble” (ariya) here denoting spiritual nobility. There are four major types of noble persons. Each stage is divided into two phases: the path (magga) and its fruition (phala).1 In the path phase, one is said to be practicing for the attainment of a particular fruition, which one is bound to realize within that same life; in the resultant phase, one is said to be established in that fruition. Thus the four major types of noble persons actually comprise four pairs or eight types of noble individuals. As enumerated in Text X,1(1), these are: (1) one practicing for the realization of the fruit of stream-entry, (2) the stream-enterer, (3) one practicing for the realization of the fruit of once-returning, (4) the once-returner, (5) one practicing for the realization of the fruit of nonreturning, (6) the nonreturner, (7) one practicing for arahantship, (8) the arahant. Text X,1(2) grades these eight according to the relative strength of their spiritual faculties, so that those at each subsequent stage possess stronger faculties than those at the preceding stage. The first seven persons are collectively known as sekhas, trainees or disciples in the higher training; the arahant is called the asekha, the one beyond training.
Bốn giai đoạn chính được định nghĩa bằng hai cách: (1) bằng những phiền não cấu uế được đoạn trừ trên đạo lộ dẫn đến đạo quả tương ứng. (2) bằng số phận sau khi chết dành cho người đã chứng đắc đạo quả đặc biệt đó. Kinh Văn X, 1 (3) cho những định nghĩa tiêu chuẩn về bốn kiểu mẫu, đề cập cả những phiền não cấu uế được đoạn trừ và số phận trong đời tương lai.
The four main stages themselves are defined in two ways: (1) by way of the defilements eradicated by the path leading to the corresponding fruit; and (2) by way of the destiny after death that awaits one who has realized that particular fruit. Text X,1(3) gives standard definitions of the four types that mention both the defilements abandoned and their future destiny.
Các bộ kinh Nikāya xếp các lậu hoặc được đoạn trừ thành một nhóm mười kiết sử (ràng buộc). Vị đắc quả Dự Lưu (sotāpanna) đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến (sakkayadiṭṭhi), nghĩa là kiến chấp về một cái ngã thực sự hiện hữu, hoặc được nhận diện như là năm uẩn, hay có liên quan đến năm uẩn; nghi (vicikicchā) về Phật, Pháp và Tăng, và việc tu tập; và giới cấm thủ (silabbata-paramāsa), là niềm tin cho rằng chỉ cần giữ giới bên ngoài, đặc biệt là các nghi lễ tôn giáo và tuân theo khổ hạnh, là có thể đưa đến giải thoát. Vị đắc quả Dự Lưu được bảo đảm là sẽ đạt đến giác ngộ hoàn toàn chậm nhất là bảy đời nữa, tất cả việc này sẽ xảy ra hoặc trong cảnh giới loài người hoặc trong Thiên giới. Vị đắc quả Dự Lưu sẽ không bao giờ phải trải qua đời sống thứ tám và vĩnh viễn được giải thoát khỏi bị tái sanh trong ba cõi thấp kém - là địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh.
The Nikāyas group the defilements abandoned into a set of ten fetters (saṃyojana). The stream-enterer abandons the first three fetters: identity view (sakkāyadiṭṭhi), that is, the view of a truly existent self either as identical with the five aggregates or as existing in some relation to them; doubt (vicikicchā) about the Buddha, the Dhamma, the Saṅgha, and the training; and the wrong grasp of rules and observances (sīlabbata-parāmāsa), the belief that mere external observances, particularly religious rituals and ascetic practices, can lead to liberation. The stream-enterer is assured of attaining full enlightenment in at most seven more existences, which will all take place either in the human realm or the heavenly worlds. The stream-enterer will never undergo an eighth existence and is forever freed from rebirth in the three lower realms—the hells, the realm of afflicted spirits, and the animal realm.
Vị đắc quả Nhất Lai (sakadāgāmi) không đoạn trừ thêm kiết sử nào. Vị này đã đoạn trừ ba kiết sử giống như vị đắc quả Dự Lưu, thêm vào đó là đã làm suy yếu tam độc - tham dục, sân hận và si mê - để chúng không còn thường khởi lên và khi chúng khởi lên, thì chúng cũng không còn quá mạnh. (2) Như ngụ ý của tên gọi quả vị này, vị Nhất Lai sẽ còn trở lại cõi đời này một lần nữa thôi và rồi sẽ hoàn toàn chấm dứt mọi khổ đau.
The once-returner (sakadāgāmī) does not eradicate any new fetters. He or she has eliminated the three fetters that the stream-enterer has destroyed and additionally attenuates the three unwholesome roots—lust, hatred, and delusion—so that they do not arise often and, when they do arise, do not become obsessive.2 As the name implies, the once-returner will come back to this world only one more time and then make an end to suffering.
Vị đắc quả Bất Lai (anāgāmi) đã đoạn trừ năm “hạ phần kiết sử.” Nghĩa là, thêm vào ba kiết sử đã được vị đắc quả Dự Lưu đoạn trừ, vị đắc quả Bất Lai xóa sạch thêm hai kiết sử nữa, là tham dục và sân hận. Vì các vị đắc quả Bất Lai đã đoạn trừ tham dục, họ không còn sự trói buộc nào với cõi dục giới. Họ sẽ tái sanh vào cõi sắc giới (rūpadhātu), thường là một trong năm cõi Trời gọi là “Tịnh Cư Thiên” được dành riêng cho việc tái sanh của các vị đắc quả Bất Lai. Các vị này sẽ chứng đắc Niết-bàn tại nơi đây, không bao giờ còn trở lại cõi dục giới.
The nonreturner (anāgāmī) eradicates the five “lower fetters.” That is, in addition to the three fetters eliminated by the stream-enterer, the nonreturner eradicates two additional fetters, sensual lust and ill will. Because nonreturners have eradicated sensual lust, they have no ties binding them to the sensual realm of existence. They thus take birth in the form realm (rūpadhātu), generally in one of five planes called the “pure abodes” (suddhāvāsa) reserved exclusively for the rebirth of nonreturners. They attain final Nibbāna there, without ever returning to the sensual realm.
Tuy nhiên, các vị đắc quả Bất Lai vẫn còn bị ràng buộc bởi năm “thượng phần kiết sử”: sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo hối và si mê. Những vị đã đoạn trừ được năm thượng phần kiết sử sẽ không còn sự trói buộc nào với thế giới hữu vi. Đó là những bậc A-la-hán, là những vị đã đoạn trừ tất cả lậu hoặc và đã được “hoàn toàn giải thoát với thắng trí.”
The nonreturner, however, is still bound by the five “higher fetters”: desire for existence in the form realm, desire for existence in the formless realm, conceit, restlessness, and ignorance. Those who cut off the five higher fetters have no more ties binding them to conditioned existence. These are the arahants, who have destroyed all defilements and are “completely liberated through final knowledge.”
Bốn Cấp Bậc của các Vị Thánh Đệ Tử
The Four Classes of Noble Disciples
Xếp theo những kiết sử đã được đoạn trừ và kiếu tái sanh còn lại:
By Way of Fetters Eliminated and Types of Rebirth Remaining
Ngoài bốn cấp bậc của các vị Thánh đệ tử, các bộ kinh Nikāya đôi lúc có đề cập hai kiểu đệ tử được xếp hạng ngay dưới vị đắc quả Dự Lưu - xem Kinh Văn X, 1 (3). Đó là vị Tùy pháp hành (dhammānusāri), và vị Tùy tín hành (saddhānusāri); thật ra hai mẫu đệ tử này thuộc về hạng thứ tám của các vị Thánh đệ tử, là hành giả đang tu tập để được đắc quả Dự Lưu. Các bộ kinh Nikāya đưa cặp này vào để chứng tỏ rằng những hành giả đang trên đường tu tập tiến đến quả vị Dự Lưu có thể được phân biệt thành hai cấp bậc theo căn cơ nổi bật của họ. Vị Tùy pháp hành là người có trí tuệ nổi bật, vị Tùy tín hành là vị có đức tin nổi bật. Điều này có thể mang ý nghĩa là vào giai đoạn này, trước khi đắc quả vị đầu tiên, chỉ cần tín và tuệ, chứ không phải những căn khác - tấn, niệm và định - được dùng để phân biệt các vị đệ tử thành nhiều cấp bậc khác nhau. (3)
Besides the four main classes of noble persons, the Nikāyas sometimes mention a pair ranked just below the stream-enterer—see Text X,1(3). These two—called the Dhamma-follower (dhammānusārī) and the faith-follower (saddhānusārī)—are actually two types belonging to the eighth category of noble disciples, the person practicing for the realization of the fruit of stream-entry. The Nikāyas include this pair to show that those on the way to stream-entry can be distinguished into two classes by way of their dominant faculty. The Dhamma-follower is one for whom wisdom is dominant, the faith-follower one for whom faith is dominant. It may be significant that at this stage prior to the first fruition, it is only faith and wisdom and not the other three faculties—energy, mindfulness, and concentration—that serve to distinguish disciples into different types.3
Lời giải thích về cấp bậc của các vị Thánh đệ tử được tìm thấy trong Kinh Văn nêu trên, một trích dẫn từ Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddūpama Sutta - Trung BK 22), có thể cho ta có ấn tượng rằng tất cả những vị đắc được các quả ấy đều là Tỷ-kheo. Tuy nhiên, điều này không phải như vậy. Phần trích dẫn Kinh Ví Dụ Con Rắn đã sử dụng từ ngữ theo cách ấy bởi vì bài kinh này được giảng cho các Tỷ-kheo. Kinh Văn X, 1 (4) đã chỉnh sửa lại ấn tượng này và cung cấp một hình ảnh rõ ràng hơn về việc phân chia cấp bậc các vị Thánh đệ tử như thế nào giữa những nhóm đệ tử của Đức Phật. Vì là một trạng thái chứng đắc không còn thay đổi, quả vị A-la-hán được dành cho Tăng và Ni. Điều này không có nghĩa là chỉ có tăng và ni mới có thể chứng quả A-la-hán; các bài kinh và luận giải có ghi nhận một ít trường hợp nam nữ cư sĩ đã đạt được quả vị cuối cùng ấy. Tuy nhiên, các vị cư sĩ đó hoặc là chứng quả A-la-hán lúc sắp chết, hoặc gia nhập tăng đoàn ngay sau khi chứng đắc. Những vị này không thể tiếp tục sống trong gia đình như một vị A-la-hán tại gia, vì đời sống tại gia là không thích hợp với tình trạng của một hành giả đã đoạn trừ mọi tham ái.
The explanation of the classes of noble disciples found in the above text, an extract from the Alagaddūpama Sutta (MN 22), may convey the impression that all those who attain these stages are monks. This, however, is by no means the case. The Alagaddūpama extract is worded in this way only because it is addressed to monks. Text X,1(4) corrects this impression and provides a clearer picture of how the classes of noble disciples are distributed among the groups of the Buddha’s followers. As an abiding state, arahantship is reserved for monks and nuns. This does not mean that only monks and nuns can attain arahantship; the suttas and commentaries do record a few cases of lay disciples attaining the final goal. However, such disciples either attain arahantship on the brink of death or enter the monastic order very soon after their attainment. They do not continue to dwell at home as arahant householders, for dwelling at home is incompatible with the state of one who has severed all craving.
Ngược lại, vị đắc quả Bất Lai có thể tiếp tục sống đời tại gia. Trong lúc các vị này có thể tiếp tục sống như những cư sĩ, họ đã đoạn trừ ái dục và như vậy cần phải sống độc thân. Họ được mô tả như “những cư sĩ... mặc áo trắng, sống đời độc thân, và với sự đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, những vị này sẽ đương nhiên tái sanh vào cõi Tịnh Cư Thiên, và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đấy, không bao giờ còn trở lại thế gian này nữa.” Mặc dù các bài kinh không nói rõ ràng điều này, cũng hợp lý khi cho rằng các vị đệ tử đang tu tập để chứng quả Bất Lai cũng là những vị sống độc thân trọn đời. Tuy nhiên, các cư sĩ đắc quả Dự Lưu và Nhất Lai không nhất thiết phải sống độc thân. Trong kinh, Đức Phật mô tả họ như là “những cư sĩ ... mặc áo trắng, thọ hưởng ái dục, thực hành lời dạy của Ta, đáp ứng lời khuyên răn của ta, không còn nghi hoặc, không còn hoang mang, đã đạt được vô úy (không sợ hãi), và độc lập với những người khác trong giáo huấn của bậc Đạo sư.” Như vậy, trong lúc một số vị Dự Lưu và Nhất Lai có thể sống độc thân, điều ấy không có nghĩa là tiêu biểu cho hai kiểu mẫu đệ tử này.
In contrast, nonreturners can continue to dwell as householders. While they continue to live as lay disciples, they have eradicated sensual desire and thus necessarily observe celibacy. They are described as “lay followers … clothed in white, leading lives of celibacy, who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.” Though the suttas do not explicitly say this, it is reasonable to suppose that those disciples practicing to attain the fruit of nonreturning also observe full-time celibacy. Lay stream-enterers and once-returners, however, are not necessarily celibate. In the sutta the Buddha describes them as “lay followers … clothed in white, enjoying sensual pleasures, who carry out my instruction, respond to my advice, have gone beyond doubt, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s dispensation.” Thus, while some stream-enterers and once-returners may observe celibacy, this is by no means typical of these two classes.
Các bộ kinh Nikāya thỉnh thoảng sử dụng một hệ thống khác để xếp hạng các vị Thánh đệ tử, một hệ thống dùng các căn cơ nổi bật làm nền tảng cho việc xếp hạng, chứ không phải chỉ cấp độ chứng đắc. Nguồn gốc của hệ thống này là một đoạn trong kinh Kitārigi được đưa vào đây trong Kinh Văn X, 1 (5). Phương pháp xếp hạng này chia các bậc A-la-hán thành hai hạng: những vị câu phần giải thoát (hai phần giải thoát: ubhatobhāgavimutta) và những vị tuệ giải thoát (paññāvimutta). Vị trước được gọi là “câu phần giải thoát” vì các vị ấy đã giải thoát khỏi sắc giới do đã chứng đắc các tầng vô sắc định và được giải thoát mọi lậu hoặc do đã chứng quả A-la-hán. Những bậc A-la-hán được “tuệ giải thoát” chưa chứng đắc các tầng vô sắc định nhưng đã đắc quả tối thượng do sức mạnh của trí tuệ kết hợp với những mức độ định thấp hơn các tầng vô sắc định.
The Nikāyas occasionally employ another scheme for classifying noble disciples, one that makes the dominant faculty rather than the level of attainment alone the basis for differentiation. The main source for this scheme is a passage in the Kīṭāgiri Sutta included here as Text X,1(5). This method of classification divides arahants into two categories: those liberated in both ways (ubhatobhāgavimutta) and those liberated by wisdom (paññāvimutta). The former are called “liberated in both ways” because they are liberated from form by their mastery over the formless meditations and liberated from all defilements by their attainment of arahantship. Those arahants “liberated by wisdom” have not mastered the formless attainments but have gained the final fruit by the power of their wisdom combined with degrees of concentration lower than the formless states.
Những vị đã chứng đắc bất cứ cấp bậc nào ở tầng thấp hơn, từ quả vị Dự Lưu trở lên bao gồm cả con đường đưa đến quả vị A-la-hán, được chia thành ba hạng. Bậc “thân chứng” (kāyasakkhi) là vị ở vào bất cứ cấp bậc nào, đã chứng đắc các quả vị vô sắc định; bậc “kiến đáo” (diṭṭhippatta), là vị ở bất cứ cấp bậc nào, chưa chứng được các quả vị vô sắc định và có trí tuệ nổi bật; và vị “tín giải thoát” (saddhāvimutta), là vị ở bất cứ giai đoạn nào, chưa chứng được các quả vị vô sắc định và có đức tin nổi bật. Hai mẫu đệ tử cuối cùng trong bảng xếp hạng này là những bậc “Tùy pháp hành” và “Tùy tín hành” như đã giải thích ở phần trên.
Those who have attained any of the lower stages, from stream-entry up to and including the path to arahantship, are divided into three categories. The “body-witness” (kāyasakkhī) is one at any of these stages who has mastered the formless attainments; the “one attained-to-view” (diṭṭhippatta), one at any of these stages who lacks the formless attainments and gives prominence to wisdom; and the “one liberated by faith” (saddhāvimutta), one at any of these stages who lacks the formless attainments and gives prominence to faith. The last two persons in this typology are the Dhamma-follower and the faith-follower explained above.
Cần ghi nhận rằng hệ thống xếp hạng này không đề cập một hạng hành giả đang trên đường tu tập tiến tới quả Dự Lưu mà đã chứng được các tầng vô sắc định. Điều này không có nghĩa là trên nguyên tắc kiểu hành giả này bị loại khỏi hệ thống, nhưng chỉ có nghĩa là kiểu hành giả này được xem là không thích hợp cho mục đích xếp hạng này. Có vẻ như là trong giai đoạn chuẩn bị này, việc phân bố một hạng mục riêng cho vị hành giả có căn cơ nổi bật về thiền định được cho là không cần thiết.
It should be noted that this scheme does not mention a person at the path of stream-entry who possesses the formless attainments. This should not be taken to mean that such a type is in principle excluded but only that such a type was considered irrelevant for purposes of classification. It seems that at this preparatory stage, the allotment of a separate category to one with outstanding skills in concentration was deemed unnecessary.
Trong việc tuyển chọn kinh văn, bước kế tiếp tôi sẽ chọn những kiểu mẫu chính để xem xét từng trường hợp. Tôi bắt đầu với vị đắc quả Dự Lưu, nhưng trước hết cần có một vài bình luận sơ khởi. Trong các bộ kinh Nikāya, đại đa số con người được gọi là “kẻ vô văn phàm phu” (assutavā puthujjana). Kẻ vô văn phàm phu không quan tâm đến Đức Phật và lời dạy của Ngài, không hiểu Giáo pháp hoặc không hết lòng tu học. Mục đích của con đường Đức Phật là để dẫn dắt kẻ vô văn phàm phu đi đến chứng đắc Bất tử, và những giai đoạn giác ngộ là những bước để hoàn thành tiến trình này. Tiến trình chuyển hóa thường bắt đầu khi hành giả biết được giáo lý của Đức Phật và đạt được niềm tin đối với Đức Phật như là một bậc Chánh Đẳng Giác. Rồi hành giả phải đạt được sự hiểu biết rõ ràng về Giáo pháp, thọ giới, và bắt đầu vào việc thực hành con đường một cách có hệ thống. Trong các bài kinh, một hành giả như vậy được gọi là vị Thánh đệ tử (ariyasāvaka) theo nghĩa rộng của từ này, không cần thiết theo nghĩa thuật ngữ hẹp như là một vị đã thực sự đạt được đạo lộ và đạo quả.
In the selection of texts, I next take up the main types for individual consideration. I begin with the stream-enterer, but first some preliminary comments are necessary. In the Nikāyas, the great majority of human beings are called “uninstructed worldlings” (assutavā puthujjana). Uninstructed worldlings have no regard for the Buddha and his teaching, no understanding of the Dhamma or dedication to the practice. The purpose of the Buddha’s path is to lead uninstructed worldlings to the attainment of the Deathless, and the stages of realization are the steps toward the completion of this process. The process of transformation generally begins when one encounters the Buddha’s teaching and gains confidence in the Buddha as the Enlightened One. One must then acquire a clear understanding of the Dhamma, undertake the precepts, and enter upon the systematic practice of the path. In the suttas such a person is called a noble disciple (ariyasāvaka) in a broad sense of the term, not necessarily in the narrow, technical sense of one who has already reached the paths and fruits.
Truyền thống về sau gọi một người có đức tin vào Giáo pháp và có nguyện vọng đạt đến quả Dự Lưu là vị phàm phu phạm hạnh (kalyānaputhujjana). Để đạt được quả Dự Lưu, vị đệ tử có nguyện vọng ấy phải tu tập “bốn chi phần đưa đến quả Dự Lưu.” Như Kinh Văn X, 2 (1) giải thích, đó là: thân cận với các bậc chân nhân và các vị thầy tâm linh đức hạnh; lắng nghe Chánh pháp; như lý tác ý (ví dụ, qua việc nhận thức rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự vượt thoát các dục thế gian); và hành pháp và tùy pháp (bằng cách tu tập tam vô lậu học về giới, định và tuệ). Đỉnh cao tu tập của vị đệ tử phạm hạnh là việc phát triển tuệ quán: quán chiếu thông suốt về năm uẩn, các căn, các giới là vô thường, bị khổ đau ràng buộc, và không có một cái ngã đích thực. Vào một thời điểm nào đó, khi tuệ quán đạt đến đỉnh cao, tri kiến của vị đệ tử sẽ trải qua một bước chuyển hóa quan trọng, đánh dấu việc “thể nhập chánh tánh”, đó là Bát Thánh đạo đích thực đưa đến Niết-bàn, không thể đảo ngược. Như Kinh Văn X, 2 (2) đã nói, vị đệ tử ấy đã vươn lên từ hạng phàm phu và đã đạt đến cấp bậc Thánh đệ tử. Mặc dù chưa đắc quả Dự Lưu, hành giả ở vào giai đoạn này không thể qua đời mà không đắc quả Dự Lưu.
Later tradition calls a person who has faith in the Dhamma and aspires to reach the state of stream-entry a virtuous worldling (kalyāṇaputhujjana). To reach the attainment of stream-entry, the aspiring disciple should cultivate the “four factors leading to stream-entry.” As Text X,2(1) explains, these are: associating with wise and virtuous spiritual guides; listening to the true Dhamma; attending carefully to things (for example, by way of gratification, danger, and escape); and practicing in accordance with the Dhamma (by undertaking the threefold training in moral discipline, concentration, and wisdom). The peak of the training undertaken by the aspiring disciple is the development of insight: the thorough contemplation of the aggregates, sense bases, and elements as impermanent, bound up with suffering, and devoid of a substantial self. At a certain point, when insight reaches its peak, the disciple’s understanding will undergo a major transition, which marks the entry upon “the fixed course of rightness,” the true Noble Eightfold Path that leads irreversibly to Nibbāna. As Text X,2(2) puts it, such a disciple has risen up from the plane of worldlings and reached the plane of the noble ones. Though not yet a stream-enterer, a person at this stage cannot pass away without having realized the fruit of stream-entry.
Như chúng ta đã thấy, trong số những vị đệ tử đã đạt thánh quả có sự phân biệt giữa những vị đạt được nhờ đức tin, gọi là bậc Tùy tín hành, và những vị đạt được nhờ trí tuệ, gọi là các bậc Tùy pháp hành. Nhưng trong lúc các bậc Tùy tín hành và Tùy pháp hành khác nhau do căn cơ nổi bật của họ, họ giống nhau ở chỗ là cả hai phải tu tập tiếp Thánh đạo mà họ đã bước vào. Một khi họ đã biết và thấy được cốt lõi của Giáo pháp - khi họ đã đạt được “pháp nhãn” (tri kiến như thật về Giáo pháp) và tạo được “bước đột phá trong Giáo pháp” - họ trở thành bậc Dự Lưu, được ấn định sẽ đạt đến giác ngộ hoàn toàn và chứng đắc Niết-bàn tối đa là bảy đời nữa; (xem Kinh Văn X, 2 (3)). Các bậc Dự Lưu đã đoạn trừ ba hạ phần kiết sử đầu tiên và hoàn tất tám chi phần của Bát Thánh đạo. Các vị này cũng đạt được “bốn yếu tố đưa đến quả Dự Lưu” là: lòng tin vững chắc đối với Phật, Pháp và Tăng, và những “giới hạnh của các bậc Thánh, ” nghĩa là, nghiêm túc giữ gìn năm giới. (Xem Kinh Văn X, 2 (4)-(5))
As we have already seen, among disciples who attain the path there is a distinction between those who arrive through faith, called faith-followers, and those who arrive through wisdom, called Dhamma-followers. But while faith-followers and Dhamma-followers differ by way of their dominant faculty, they are alike in that both must further cultivate the path they have entered. Once they know and see the essence of the Dhamma—when they “obtain the vision of the Dhamma” and “make the breakthrough to the Dhamma”—they become stream-enterers, bound to reach full enlightenment and attain final Nibbāna in a maximum of seven more lives; see Text X,2(3). Stream-enterers eradicate the first three fetters and acquire the eight factors of the Noble Eightfold Path. They also have “four factors of stream-entry”: confirmed confidence in the Buddha, the Dhamma, and Saṅgha, and “the moral virtues dear to the noble ones,” that is, firm adherence to the five precepts; see Texts X,2(4)–(5).
Đã thấy được chân lý của Giáo pháp, các bậc Dự Lưu đối diện sự thách thức là phải tiếp tục tu tập tri kiến này để đoạn trừ những kiết sử còn lại. Chặng đường quan trọng tiếp theo là chứng đắc quả Nhất Lai, không hoàn toàn đoạn trừ thêm kiết sử nào. Tuy nhiên, giai đoạn này họ đã làm suy yếu tam độc - tham dục, sân hận và si mê - đến một mức độ đủ để bảo đảm rằng vị đệ tử sẽ trở lại “thế gian” này, là cõi dục giới, chỉ một đời sống nữa mà thôi, rồi sẽ chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau.
Having seen the truth of the Dhamma, the stream-enterer faces the challenge of cultivating this vision in order to eliminate the remaining defilements. The next major milestone, the attainment of the plane of the once-returner, does not eliminate any defilements completely. However, it does attenuate the three root defilements—lust, hatred, and delusion—to a degree sufficient to ensure that the disciple will return to “this world,” the sense-sphere realm of existence, only one more time and then make an end to suffering.
Một vị đệ tử đắc được quả vị nào trong hai giai đoạn đầu, là quả Dự Lưu và Nhất Lai, không nhất thiết phải dừng cố định ở đó mà có thể tiến lên những giai đoạn cao hơn. Những mô tả về việc chứng đắc trong các bộ kinh Nikāya cho thấy rằng một phàm phu phạm hạnh với các căn hết sức sắc bén có thể tiến thẳng trực tiếp lên quả vị Bất Lai. Quả vị Bất Lai luôn luôn được nói đến là có thể chứng đắc bằng cách đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, ba hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ khi đắc quả Dự Lưu và đoạn trừ thêm tham dục và sân hận. Từ các bộ kinh Nikāya cho ta thấy rằng vị đệ tử với trí tuệ hết sức sắc bén có thể chứng đắc quả vị này chỉ trong chốc lát. Tuy nhiên, các bài luận giải thích rằng, trong trường hợp ấy vị đệ tử thật sự đã đắc hai quả vị đầu tiên liên tiếp nhau rất nhanh trước khi đạt đến quả vị thứ ba.
A disciple who attains either of the first two stages, stream-enterer or once-returner, need not remain fixed there but can advance to the two higher stages. Descriptions of attainment in the Nikāyas suggest that it is also possible for a virtuous worldling with extremely sharp faculties to advance directly to the stage of nonreturner. The state of nonreturner is always said to be attained simply through the destruction of the five lower fetters, the three fetters eradicated by the stream-enterer along with sensual lust and ill will. From the Nikāyas, it appears that one with extremely sharp wisdom can achieve this stage at a single stroke. The commentaries, however, explain that in such a case the person actually passes through the first two paths and fruits in very quick succession before reaching the third path and fruit.
Theo Kinh Văn X, 3 (1), để đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị Tỷ-kheo trước tiên đạt được một trong bốn tầng thiền sắc giới, hoặc một trong ba tầng thiền vô sắc giới đầu tiên; những thành tố của tầng thiền vô sắc thứ tư hết sức vi tế đến nỗi không thể dùng làm đối tượng thiền quán. Hướng sự chú tâm đến những yếu tố tạo thành các tầng thiền sắc giới hay vô sắc giới, (4) vị ấy sắp xếp chúng vào nhóm năm uẩn: được bao gồm trong sắc (phần này không bao gồm các tầng thiền vô sắc), thọ, tưởng, hành, và thức. Sau khi làm như vậy, vị ấy quán chiếu những yếu tố này, bây giờ đã được sắp xếp vào nhóm năm uẩn, như đã được nhận diện với ba đặc điểm: vô thường, khổ, vô ngã (mở rộng thành mười một đề mục). Khi sự quán chiếu đã tiến xa hơn, vào một thời điểm nào đó, tâm của vị ấy xa rời các pháp hữu vi và tập trung vào yếu tố bất tử, là Niết-bàn. Nếu vị ấy có các căn cơ sắc bén và có thể đoạn trừ mọi chấp thủ ngay tại chỗ, vị ấy sẽ đắc quả A-la-hán, đoạn diệt mọi lậu hoặc; nhưng nếu vị ấy chưa có thể đoạn trừ mọi chấp thủ, vị ấy sẽ đắc quả Bất Lai.
According to Text X,3(1), to abandon the five lower fetters, a monk first attains one of the four jhānas or one of the three lower formless attainments; the constituent factors of the fourth formless attainment are too subtle to serve as objects of insight. Directing his attention to the factors constituting the jhāna or formless attainment,4 he subsumes them under the five aggregates: as included in form (omitted in relation to the formless attainments), feeling, perception, volitional formations, and consciousness. Having done so, he contemplates these factors, now classified into the five aggregates, as marked by the three characteristics: impermanence, suffering, and nonself (expanded into eleven headings). As contemplation advances, at a certain point his mind turns away from all conditioned things and focuses upon the deathless element, Nibbāna. If he has sharp faculties and can relinquish all attachments on the spot, he attains arahantship, the destruction of the taints; but if he cannot yet give up all attachments, he attains the state of nonreturning.
Đức Phật công nhận những khác biệt trong các phương pháp mà mỗi cá nhân sử dụng để đạt đến mục tiêu cuối cùng, và trong Kinh Văn X, 3 (2), Ngài chia các đệ tử thành bốn hạng tùy theo sự chứng đắc. Bốn hạng này đạt được qua sự sắp xếp của hai cặp đôi. Trước tiên, Ngài phân biệt đệ tử dựa trên sức mạnh của các năng lực tâm linh. Những vị có căn cơ mạnh mẽ đắc quả Niết-bàn ngay trong đời này. Những vị có căn cơ tương đối yếu sẽ đắc Niết-bàn trong đời sau, và như vậy được xem như mãn hạn quả vị Bất Lai. Cặp thứ hai phân biệt đệ tử theo kiểu cách tu luyện của họ. Một hạng theo phương pháp “khó”, dùng các đề mục thiền quán phát sinh trí tuệ sắc bén đưa đến nhàm chán và ly tham. Hạng kia theo con đường êm ái hơn và thú vị hơn dẫn đến bốn tầng thiền. Hai kiểu đệ tử này đại khái tương ứng với những vị chú trọng đến thiền quán và những vị chú trọng đến thiền chỉ.
The Buddha recognized differences in the approaches individuals take to achieving the final goal, and in Text X,3(2) he divides persons into four categories with respect to its attainment. The four are obtained through the permutations of two pairs. He first distinguishes disciples on the basis of the strength of their spiritual faculties. Those with strong faculties reach final Nibbāna in this very life. Those with relatively weak faculties attain final Nibbāna in the next life, and thus presumably expire as nonreturners. The other pair distinguishes disciples by their mode of development. One class takes the “difficult” approach, which uses meditation subjects that generate sharp wisdom and lead directly to disenchantment and dispassion. The other class takes the smoother and more pleasant route leading through the four jhānas. These two types correspond roughly to those who give emphasis to insight and those who give emphasis to serenity.
Một bài kinh ngắn trong kinh Sotāpattisaṃyutta, Kinh Văn X, 3 (3), kể lại câu chuyện của Dighāvu, một thanh niên đi theo con đường khó khăn chú trọng đến thiền quán để đạt đến quả Bất Lai. Dighāvu đang hấp hối trên giường bệnh khi Đức Phật đến thăm và bảo Tôn giả tu tập bốn yếu tố đưa đến quả Dự Lưu. Dighāvu đáp rằng Tôn giả đã đạt được những yếu tố ấy rồi, chứng tỏ rằng Tôn giả đã là một bậc Dự Lưu. Sau đó, Đức Phật hướng dẫn Tôn giả phát triển “sáu pháp đưa đến tri kiến như thật.” Rõ ràng là Dighāvu quan tâm đến lời dạy của Đức Phật, vì chỉ một thời gian ngắn sau khi Tôn giả qua đời Đức Phật tuyên bố là Tôn giả đã mãn hạn quả vị Bất Lai. Mặc dù có thể là Dighāvu đã chứng đắc các tầng thiền và như vậy không cần phải được dạy bảo trong việc tu tập, cũng có thể rằng Tôn giả đã đắc quả Bất Lai hoàn toàn qua năng lực thiền quán thâm sâu khởi từ việc quán chiếu sáu pháp ấy.
A short sutta in the Sotāpattisaṃyutta, Text X,3(3), relates the story of Dīghāvu, a youth who took the difficult route emphasizing insight to the stage of nonreturner. Dīghāvu was lying on his deathbed when the Buddha came to him and asked him to train in the four factors of stream-entry. Dīghāvu said that he was already endowed with these factors, indicating thereby that he was a stream-enterer. The Buddha then instructed him to develop “six things that partake of true knowledge.” He evidently heeded the Buddha’s advice, for shortly after he died the Buddha declared him to have expired as a nonreturner. Though it is possible that Dīghāvu had already gained the jhānas and thus did not need to be instructed in their practice, it is also possible that he attained the stage of nonreturner entirely through the power of the deep insight arisen from these six contemplations.
Kinh Văn X, 3 (4) phân biệt thêm về những vị đắc quả A-la-hán và quả Bất Lai. Những bài kinh ấy chỉ rõ nhiều sự khác biệt có thể có ngay cả giữa những vị có cùng một trình độ chứng đắc. Chính vì Đức Phật có khả năng phân biệt như vậy mà Ngài được xem là đã đạt được tri kiến hoàn hảo về sự sai biệt trong căn cơ của chúng sanh.
Text X,3(4) makes further distinctions among those who attain arahantship and the stage of nonreturner. Such suttas point to the great variety that can exist even among those at the same spiritual level. It is because he was able to make such distinctions that the Buddha was said to possess perfect understanding of the diversity in the faculties of sentient beings.
Vì các vị đắc quả Bất Lai đã đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, các vị ấy không còn bị ràng buộc trong dục giới. Tuy nhiên, các vị ấy vẫn chưa hoàn toàn giải thoát khỏi vòng luân hồi mà vẫn còn bị ràng buộc bởi năm thượng phần kiết sử: đó là sắc ái (tham ái sắc giới), vô sắc ái (tham ái vô sắc giới), ngã mạn về cái ‘tôi là’, trạo cử vi tế và vô minh. Ngã mạn về cái ‘tôi là’(asmimāna) khác với thân kiến, quan điểm về cái ngã (sakkāyadiṭṭhi), qua đó kiết sử này cũng có giống đôi phần. Quan điểm về cái ngã xác nhận có một cái ngã trường tồn liên quan đến năm uẩn, hoặc là được nhận diện như là năm uẩn, hoặc là cốt lõi của năm uẩn, hoặc là chủ nhân hay vị thầy của năm uẩn. Còn ngã mạn về cái ‘tôi là’ thiếu một nội dung khái niệm rõ ràng. Nó ẩn núp dưới hạ tầng của tâm thức như một cảm giác mơ hồ, không hình tướng, nhưng trịch thượng, về cái ‘tôi là’ như là một thực tại cụ thể. Mặc dù quan điểm về một cái ngã đã được đoạn trừ vào giai đoạn đắc quả Dự Lưu, lòng ngã mạn về cái ‘tôi là’ vẫn còn tồn tại trong các vị Thánh đệ tử thậm chí cho đến cấp bậc Bất Lai. Đây là điểm chính trong bài kinh sâu sắc là Khemaka Sutta - Kinh Văn X, 4 (1) - với hai hình ảnh ví dụ đẹp đẽ về hương của hoa và mùi thơm của vải mới giặt. Vị Thánh đệ tử khác với người thường ở chỗ họ không tin tưởng lòng ngã mạn về cái ‘tôi là’. Họ công nhận lòng ngã mạn về cái ‘tôi là’ chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, một ý niệm sai lầm không chỉ rõ một cái ngã, một cái ‘tôi’ thực sự hiện hữu. Nhưng các vị ấy vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được nó.
Since nonreturners have eradicated the five lower fetters, they are no longer bound to the sensual realm of existence. However, they are still not entirely liberated from the cycle of rebirths but are still bound by the five higher fetters: desire for existence in the form realm, desire for existence in the formless realm, the conceit “I am,” subtle restlessness, and ignorance. The conceit “I am” (asmimāna) differs from identity view, the view of self (sakkāyadiṭṭhi), to which it is partly akin. The view of self affirms an enduring self existing in relation to the five aggregates, either as identical with them, or as their inner core, or as their owner and master. But the conceit “I am” lacks a clear conceptual content. It lurks at the base of the mind as a vague, shapeless, but imperious sense of the “I” as a concrete reality. Though the view of self is already eliminated at the stage of stream-entry, the conceit “I am” persists in noble disciples even up to the stage of nonreturner. This is the point of the incisive Khemaka Sutta—Text X,4(1)—with its two beautiful similes of the flower’s scent and the laundered cloth. The noble disciples differ from ordinary people in that they do not buy into the conceit “I am.” They recognize the conceit “I am” as a mere figment of the imagination, a false notion that does not point to a self, to a truly existent “I.” But they have not completely overcome it.
Sự chấp thủ vi tế và cảm giác sót lại của lòng ngã mạn về cái ‘tôi là’ vẫn còn tồn tại trong vị Bất Lai là xuất phát từ vô minh. Để đạt đến mục tiêu cuối cùng của Thánh đạo, vị Bất Lai phải đoạn trừ được phần vô minh còn lại và xóa sạch mọi dấu vết của tham ái và ngã mạn. Thời điểm quan trọng khi vô minh, tham ái và ngã mạn được đoạn trừ đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ quả Bất Lai sang quả vị A-la-hán. Sự khác nhau giữa hai quả vị này rất vi tế, do đó những tiêu chuẩn để phân biệt hai quả vị này là cần thiết. Trong Kinh Văn X, 4 (2) Đức Phật đề nghị nhiều tiêu chuẩn theo đó một vị đang tu tập để tiến đến quả A-la-hán và vị A-la-hán có thể xác định chỗ đứng của họ. Một điểm đáng chú ý đặc biệt liên quan đến mối quan hệ của họ với năm căn: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Vị đang tu tập nhìn thấy với trí tuệ mục tiêu trong đó các căn đạt đến đỉnh cao - nghĩa là, Niết-bàn - nhưng không thể an trú trong đó. Bậc A-la-hán thấy với trí tuệ mục tiêu tối thượng và có thể an trú trong mục tiêu ấy.
The subtle attachment and the residual sense of “I am” that persist in the nonreturner both stem from ignorance. To reach the end of the path, the nonreturner must obliterate the remaining segment of ignorance and dispel all traces of craving and conceit. The critical point when ignorance, craving, and conceit are eradicated marks the transition from the stage of nonreturner to arahantship. The difference between the two can be a subtle one, and therefore standards for distinguishing them are necessary. In Text X,4(2) the Buddha proposes several criteria by which a trainee and an arahant can determine their respective standings. One of particular interest concerns their relationship to the five spiritual faculties: faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. The trainee sees with wisdom the goal in which the faculties culminate—namely, Nibbāna—but cannot dwell in it. The arahant sees with wisdom the supreme goal and can also dwell in that goal.
Những bài kinh tiếp theo cống hiến nhiều góc độ khác nhau về bậc A-la-hán. Kinh văn X, 4 (3) ghi lại những đặc điểm của bậc A-la-hán với một loạt hình ảnh ẩn dụ, giải thích rõ trong cùng đoạn kinh ấy. Kinh Văn X, 4 (4) liệt kê chín việc một bậc A-la-hán không thể làm. Trong Kinh Văn X, 4 (5), Tôn giả Sāriputta mô tả tâm bất động của bậc A-la-hán trước những đối tượng dục lạc giác quan mạnh mẽ, và trong Kinh Văn X, 4 (6) Tôn giả liệt kê mười đạo lực của bậc A-la-hán. Kinh Văn X, 4 (7), một trích đoạn từ Kinh Dhātuvibhanga, (Phân Tích Giới) bắt đầu bằng việc tường thuật về việc chứng quả A-la-hán qua việc quán chiếu các giới; đoạn kinh liên hệ được đưa vào trong chương trước như là Kinh Văn IX, 4 (3) (c). Rồi phần giải thích đề cập “bốn nền tảng” (cattāro adhitthana) của bậc A-la-hán, ở đây được nói đến như là “một bậc Thánh im lặng” (muni santo). Kinh Văn X, 4 (8), bài cuối trong phần này là một bài kệ ca ngợi những đức hạnh cao quý của bậc A-la-hán.
The texts that follow offer different perspectives on the arahant. Text X,4(3) characterizes the arahant with a series of metaphors, elucidated in the same passage. Text X,4(4) enumerates nine things that an arahant cannot do. In Text X,4(5), the Venerable Sāriputta describes the arahant’s imperturbability in the face of powerful sense objects, and in Text X,4(6) he enumerates the ten powers of an arahant. Text X,4(7), an excerpt from the Dhātuvibhaṅga Sutta, begins as an account of the attainment of arahantship through the contemplation of the elements; the relevant passage was included in the previous chapter as Text IX,4(3)(c). The exposition then turns to the “four foundations” (cattāro adhiṭṭhāna) of the arahant, here spoken of as “the sage at peace” (muni santo). Text X,4(8), the last in this section, is a poem extolling the arahant’s distinguished qualities.
Bậc A-la-hán thứ nhất và đứng đầu tất cả vị A-la-hán chính là Đức Phật, mà phần cuối của chương này dành trọn để nói về Ngài. Phần này có tiêu đề là “Như Lai”(the Tathāgata), là từ ngữ Đức Phật dùng khi Ngài nói về chính mình trong vai trò tiêu biểu như người đã khám phá và mang lại chân lý giải thoát. Từ này có thể hiểu theo hai cách: được hiểu như là tathā āgata, nghĩa là “đã đến như thế”, ngụ ý rằng Đức Phật đã đến theo một mẫu mực đã định sẵn (mà các bài luận giải đã diễn nghĩa là đã hoàn thành mười đức hạnh tâm linh - thập ba-la-mật - và ba mươi bảy phẩm trợ đạo); được hiểu như là tathā gata, nghĩa là “đã đi như vậy”, ngụ ý rằng Ngài đã đi theo một mẫu mực đã định sẵn (mà các bài luận giải đã diễn nghĩa là Ngài đã đi đến Niết-bàn bằng cách viên mãn tu tập về định, tuệ, các đạo lộ và các đạo quả).
The first and foremost of the arahants is the Buddha himself, to whom the last section of this chapter is devoted. The section is titled “The Tathāgata,” the word the Buddha used when referring to himself in his archetypal role as the discoverer and bringer of liberating truth. The word can be resolved in two ways: taken as tathā āgata, “Thus Come,” it implies that the Buddha has come in accordance with an established pattern (which the commentaries interpret to mean the fulfillment of the ten spiritual perfections—the pāramīs—and the thirty-seven aids to enlightenment); taken as tathā gata, “Thus Gone,” it implies that he has gone in accordance with an established pattern (which the commentaries interpret to mean that he has gone to Nibbāna by the complete practice of serenity, insight, the paths, and the fruits).
Những tông phái Phật giáo về sau đã đặt ra những phân biệt cực đoan giữa các vị Phật và các vị A-la-hán, nhưng trong các bộ kinh Nikāya sự phân biệt này không sắc nét như người ta mong đợi, nếu người ta dùng các văn bản kinh sau này làm tiêu chuẩn để diễn giải kinh văn. Một mặt, Đức Phật là một bậc A-la-hán, như đã thấy rõ ràng trong lời tụng tiêu chuẩn để đảnh lễ Đức Phật (Kính đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác...= iti pi so bhagavā araham sammā sambuddho...); mặt khác, các bậc A-la-hán là Phật (Buddha), với ý nghĩa là các vị ấy đã chứng đắc giác ngộ hoàn toàn, sambodhi, nghĩa là đã giác ngộ những chân lý giống như chính Đức Phật đã giác ngộ. Như vậy, sự phân biệt đúng đắn là phân biệt giữa một Vị Phật Chánh Đẳng Giác (Samma sambuddha) và một vị A-la-hán đã chứng đắc giác ngộ và giải thoát như một đệ tử (sāvaka) của một Vị Phật Chánh Đẳng Giác. Tuy nhiên, để tránh những từ ngữ rắc rối đó, chúng ta sẽ dùng những cách sử dụng từ ngữ thông thường để phân biệt một vị Phật và một vị A-la-hán.
Later forms of Buddhism draw extreme distinctions between Buddhas and arahants, but in the Nikāyas this distinction is not as sharp as one might expect if one takes later texts as the benchmark of interpretation. On the one hand, the Buddha is an arahant, as is evident from the standard verse of homage to the Blessed One (iti pi so bhagavā arahaṃ sammā sambuddho …); on the other, arahants are buddha, in the sense that they have attained full enlightenment, sambodhi, by awakening to the same truths that the Buddha himself realized. The proper distinction, then, is that between a sammā sambuddha or Perfectly Enlightened Buddha, and an arahant who has attained enlightenment and liberation as a disciple (sāvaka) of a Perfectly Enlightened Buddha. However, to avoid such complex locutions, we will resort to the common practice of phrasing the distinction as that between a Buddha and an arahant.
Như vậy mối quan hệ giữ hai vị này là gì? Có phải sự khác nhau giữa hai vị ấy trước tiên là sự khác nhau về thứ tự thời gian, và có lẽ với một vài năng lực đặc biệt thêm vào cho một vị Phật Chánh Đẳng Giác? Hay là sự khác nhau giữa hai vị này rộng lớn đến nỗi cần phải xếp hai vị vào hai hạng khác nhau? Các bộ kinh Nikāya phô bày một thái độ mập mờ thú vị, thậm chí có vẻ khêu gợi sự suy đoán, về vấn đề này, như các bài kinh được đưa vào đây minh họa. Kinh Văn X, 5 (1) đặt câu hỏi về sự khác nhau giữa “Như Lai, Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác” và “một Tỷ-kheo tuệ giải thoát”; rõ ràng từ ngữ bhikkhu paññāvimutta được dùng ở đây với ý nghĩa có thể áp dụng cho bất cứ vị đệ tử A-la-hán nào hơn là chỉ áp dụng cho vị chưa chứng đắc thiền vô sắc (nghĩa là, theo một nghĩa bao quát, không phải là một vị A-la-hán tuệ giải thoát được đối chiếu với một vị A-la-hán đã đạt câu phần giải thoát). Câu trả lời bài kinh đưa ra diễn tả sự khác nhau do vai trò và ưu tiên về thời gian. Một vị Phật có chức năng khám phá và thuyết giảng con đường, vị ấy cũng sở hữu những hiểu biết quen thuộc độc đáo với những chi tiết phức tạp về con đường mà các đệ tử của Ngài không có được. Những đệ tử của Ngài đi theo con đường Ngài đã tiết lộ và đắc quả giác ngộ sau đó, dưới sự hướng dẫn của Ngài.
What then is the relationship between the two? Is the difference between them primarily one of temporal sequence, with perhaps a few additional capacities specific to a Perfectly Enlightened Buddha? Or is the difference between them so vast that they should be considered distinct types? The Nikāyas display an interesting, even tantalizing, ambivalence on this question, as the texts included here illustrate. Text X,5(1) raises the question about the difference between “the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One” and “a monk liberated by wisdom”; apparently the expression bhikkhu paññāvimutta is used here in a sense applicable to any arahant disciple rather than solely to one who lacks the formless attainments (that is, in an inclusive sense, not as a wisdom-liberated arahant contrasted with a both-ways liberated arahant). The answer the text gives expresses the difference in terms of role and temporal priority. A Buddha has the function of discovering and expounding the path, and he also possesses a unique familiarity with the intricacies of the path not shared by his disciples. His disciples follow the path he reveals and attain enlightenment afterward, under his guidance.
Văn học Phật giáo sau này với lập luận chỉ trích đôi lúc mô tả Đức Phật như là vị được thúc đẩy bởi lòng đại từ bi và các đệ tử A-la-hán của Ngài như là những người lạnh lùng xa cách, thờ ơ trước số phận của đồng loại. Như để ngăn chận sự phê phán này, Kinh Văn X, 5, (2) xác nhận rằng không những Đức Phật mà các vị A-la-hán cũng như các đệ tử thiện tri thức đang tu tập đã xuất hiện trong đời vì sự an vui của số đông, sống vì lòng từ bi đối với thế gian, và giảng dạy Giáo pháp vì hạnh phúc, an vui và lợi lạc và cho đồng loại, chư Thiên và loài người. Như vậy, nếu bài kinh này được xem như có thẩm quyền, người ta không thể tuyên bố rằng từ bi và vị tha là những đức hạnh phân biệt các vị Phật với các vi A-la-hán.
The polemical literature of later Buddhism sometimes depicts the Buddha as motivated by great compassion and his arahant disciples as cool and aloof, indifferent to the plight of their fellow beings. As if to forestall this criticism, Text X,5(2) states that not only the Buddha but arahants as well as learned and virtuous disciples still in training arise for the welfare of many people, live their lives out of compassion for the world, and teach the Dhamma for the good, well-being, and happiness of their fellow beings, devas as well as humans. Thus, if this text is taken as authoritative, it cannot be claimed that compassion and altruistic concern are qualities that distinguish Buddhas from arahants.
Tuy nhiên, Kinh Văn X, 5 (3) cho chúng ta một tầm nhìn khác về vấn đề này. Ở đây, Đức Phật muốn thách thức “tiếng rống sư tử” của Tôn giả Sāriputta bằng cách hỏi rằng Tôn giả có hoàn toàn biết rõ giới luật, phẩm hạnh (có lẽ là định), trí tuệ, các trú xứ thiền, và sự giải thoát của chư Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai không. Đối với câu hỏi này, vị đại đệ tử chỉ có thể trả lời là không biết. Nhưng Tôn giả Sāriputta tuyên bố rằng ngài biết tất cả chư Phật ba thời quá khứ hiện tại và vị lai đắc quả Chánh Đẳng Giác bằng cách đoạn trừ năm chướng ngại (triền cái), bằng cách định tâm trong bốn nền tảng của chánh niệm (Tứ niệm xứ), và bằng cách tu tập phát triển đúng đắn bảy yếu tố của giác ngộ (Thất giác chi).
Yet Text X,5(3) gives us another perspective on this question. Here, the Buddha challenges the Venerable Sāriputta’s “bellowing utterance” by asking him whether he fully knows the moral discipline, qualities (perhaps concentration), wisdom, meditative dwellings, and liberation of the Buddhas of the past, present, and future. To this the great disciple can only answer in the negative. But Sāriputta declares that he knows that all the Buddhas of the three periods of time attain perfect enlightenment by abandoning the five hindrances, by establishing their minds in the four establishments of mindfulness, and by developing correctly the seven factors of enlightenment.
Tuy nhiên, đây là những phương diện của Thánh đạo mà chư Phật đã thành tựu giống như các vị đệ tử A-la-hán. Ngoài những phương diện này, chư Phật sở hữu một số phẩm hạnh khác nâng cao tầm vóc của chư Phật lên trên cả những bậc A-la-hán hàng đầu. Từ các bộ kinh Nikāya, những phẩm hạnh siêu đẳng của chư Phật hình như nằm ở hai trụ cột chính: thứ nhất, sự hiện hữu của chư Phật là cần thiết cho “chúng sanh khác” theo một phương cách mà ngay cả bậc vị tha nhất trong các vị đệ tử A-la-hán cũng chỉ có thể noi theo gương chứ không bao giờ ngang bằng được; thứ hai, thắng trí và uy lực tâm linh của chư Phật là vĩ đại hơn rất nhiều so với các đệ tử A-la-hán.
These, however, are aspects of the path that Buddhas have fulfilled in common with arahant disciples. Beyond this, the Buddhas possess certain qualities that elevate them above even the foremost of the arahants. From the Nikāyas, their superiority seems to rest on two main pillars: first, their being is essentially “for others” in a way that the most altruistic of the arahant disciples can only emulate but never equal; and second, their knowledges and spiritual powers are much greater than those of the arahant disciples.
Đức Phật nói rằng ngay cả những Tỷ-kheo đã thành tựu tâm giải thoát, những vị sở hữu “kiến vô thượng, đạo vô thượng và giải thoát vô thượng”, cũng tôn kính Như Lai, bởi vì sự giác ngộ của Ngài đã giúp những người khác đạt được giác ngộ, sự giải thoát của Ngài đã giúp những người khác đạt được giải thoát, sự chứng đắc Niết-bàn của Ngài đã giúp những người khác chứng đắc Niết-bàn (Trung BK I, 35. 26; tr. 521). Trong Kinh Văn X, 5 (4) chúng ta gặp hai bộ phẩm hạnh được xem là thiên phú đặc biệt của một vị Phật, cho phép Ngài “cất tiếng rống của con sư tử trong hội chúng của Ngài” và chuyển bánh xe Pháp. Đó là mười lực của Như Lai và bốn pháp vô sở úy. Mặc dù các đệ tử A-la-hán có cùng một số uy lực ấy, trên tổng thể thì hai bộ phẩm hạnh ấy là điểm phân biệt một vị Phật và trang bị cho Ngài để làm sứ mạng của người dẫn đường và giáo huấn chúng sanh tùy theo căn cơ của mỗi cá nhân. Bốn pháp vô sở úy đã trao cho Đức Phật thẩm quyền đầy uy lực, một sứ mạng trọng đại mà chỉ có những bậc khai sáng tôn giáo mới có thể thực hiện. Kinh Văn X, 5 (5) so sánh Như Lai với mặt trời và mặt trăng, vì sự xuất hiện của Ngài trong đời là biểu hiện của ánh sáng rực rỡ và xóa tan bóng tối của vô minh. Kinh Văn X, 5 (6) so sánh Ngài một người đã cứu một đàn nai ra khỏi tai họa, như vậy đã phác họa Ngài như một bậc cứu tinh vĩ đại của nhân loại.
The Buddha states that even monks fully liberated in mind, who possess “unsurpassable vision, practice, and liberation,” venerate the Tathāgata, because his attainment of enlightenment helps others to attain enlightenment, his deliverance helps others gain deliverance, his realization of Nibbāna enables others to realize Nibbāna (MN 35.26; I 235). In Text X,5(4), we encounter two sets of qualities considered special endowments of a Buddha, enabling him to “roar his lion’s roar in the assemblies” and set rolling the wheel of Dhamma. These are the ten Tathāgata’s powers and the four grounds of self-confidence. Though several of these powers are shared by disciples, in their totality these two sets are distinctive of a Buddha and equip him to guide and instruct beings in accordance with their individual aptitudes and dispositions. The four grounds of self-confidence confer upon the Buddha a boldness of authority, a magnitude of mission, that only the founder of a religion can exercise. Text X,5(5) compares the Tathāgata to the sun and moon, for his appearance in the world is the manifestation of great light and dispels the darkness of ignorance. Text X,5(6) compares him to a man who rescues a herd of deer from calamity, thus portraying him as the great benefactor of humanity.
Với Kinh Văn X, 5 (7) chúng ta trở lại với hình ảnh ẩn dụ về tiếng rống của con sư tử, như đã giới thiệu ở phần trước, với một ví dụ dài so sánh lời tuyên bố của Đức Phật về bản chất vô thường phổ quát như tiếng sư tử rống khi bước ra khỏi hang của nó. Giống như đoạn kết thúc của Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên (xem Kinh Văn II, 5), bài kinh này thu hút sự chú ý của chúng ta về phạm vi vũ trụ đối với sứ mạng Đức Phật. Thông điệp của Ngài trải rộng không chỉ với loài người, mà còn vươn tới các tầng trời cao, làm chấn động những vọng tưởng của chư Thiên.
With Text X,5(7) we return to the metaphor of the lion’s roar, introduced earlier, with a lengthy simile that compares the Buddha’s proclamation of universal impermanence to the roar of a lion when he emerges from his den. Like the closing passage of the First Sermon (see Text II,5), this text draws our attention to the cosmic scope of the Buddha’s mission. His message extends not only to human beings, but reaches up to the high heavenly realms, shaking the delusions of the deities.
Cuối cùng, Kinh Văn X, 5 (8) cho chúng ta một loạt những lời giải thích ngắn vì sao Đức Phật được gọi là Như Lai. Ngài được gọi là Như Lai bởi vì Ngài giác ngộ trọn vẹn bản chất của thế giới, nguồn gốc, sự đoạn diệt, và con đường đưa đến sự đoạn diệt; bởi vì Ngài đã thông hiểu trọn vẹn tất cả mọi pháp thế gian, dù là do thấy, nghe, cảm giác hay nhận biết; bởi vì lời nói của Ngài là chơn thật bất biến; bởi vì Ngài hành động đúng như lời Ngài nói; và bởi vì Ngài là bậc điều ngự tối thượng trong thế gian này. Bài kinh chấm dứt bằng một bài kệ đầy hứng khởi, có lẽ được các nhà kết tập đưa vào để ca ngợi Đức Phật như là nơi nương tựa tối thượng của thế gian.
Finally, Text X,5(8) offers us a series of brief explanations why the Buddha is called the Tathāgata. He is called the Tathāgata because he has fully awakened to the nature of the world, its origin, its cessation, and the way to its cessation; because he has fully comprehended all phenomena within the world, whether seen, heard, sensed, or cognized; because his speech is invariably true; because he acts in conformity with his words; and because he wields supreme mastery within the world. The text ends with an inspired poem, probably attached by the compilers of the canon, which celebrates the Buddha as the supreme refuge for the world.
Lòng tôn kính thuần thành đối với Như Lai được diễn tả trong bài kinh và bài kệ giới thiệu cho chúng ta nguồn tình cảm tôn giáo ấm áp chảy suốt thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, luôn luôn hiện diện bên dưới bề ngoài nghiêm trang lạnh lùng của Phật giáo. Chiều hướng tôn giáo này làm cho Giáo pháp hơn hẳn một triết lý hay một hệ thống đạo đức hay là toàn bộ kỹ thuật hành thiền. Làm sinh động từ bên trong, thu hút tín đồ từ dưới lên trên và tiếp tục tiến tới, chiều hướng này làm cho Giáo pháp trở thành một con đường tâm linh hoàn hào - một con đường bắt nguồn từ lòng tin vào một con người đặc biệt, và người này là bậc thầy tối thượng về chân lý giải thoát và là tấm gương tiêu biểu trước tiên về chân lý mà Ngài đã giảng dạy.
The personal devotion toward the Tathāgata expressed by both the prose text and the poem introduces us to the warm current of religious feeling that runs through Early Buddhism, always present just beneath its cool and composed exterior. This religious dimension makes the Dhamma more than just a philosophy or an ethical system or a body of meditative techniques. Animating it from within, drawing its followers upward and onward, it makes the Dhamma a complete spiritual path—a path rooted in faith in a particular person who is at once the supreme teacher of liberating truth and the foremost example of the truth he teaches.
1. RUỘNG PHƯỚC CỦA THẾ GIAN
1. THE FIELD OF MERIT FOR THE WORLD
(1) Tám hạng người xứng đáng được cúng dường
(1) Eight Persons Worthy of Gifts
– Này các Tỷ-kheo, có tám hạng người xứng đáng được dâng tặng, đáng được phục vụ, đáng được cúng dường, đáng được cung kính chắp tay đảnh lễ, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là tám?
“Monks, these eight persons are worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutations, the unsurpassed field of merit for the world. What eight?
Bậc Dự Lưu, vị đang tu tập hướng đến chứng đắc quả Dự Lưu; bậc Nhất Lai, vị đang tu tập hướng đến chứng đắc quả Nhất Lai; bậc Bất Lai, vị đang tu tập hướng đến chứng đắc quả Bất Lai; bậc A-la-hán, vị đang tu tập hướng đến chứng đắc quả A-la-hán.
“The stream-enterer, the one practicing for the realization of the fruit of stream-entry; the once-returner, the one practicing for the realization of the fruit of once-returning; the nonreturner, the one practicing for the realization of the fruit of the nonreturning; the arahant, the one practicing for arahantship.
– Này các Tỷ-kheo, tám hạng người này xứng đáng được dâng tặng, đáng được phục vụ, đáng được cúng dường, đáng được cung kính chắp tay đảnh lễ, là ruộng phước vô thượng ở đời.
“Monks, these eight persons are worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutations, the unsurpassed field of merit for the world.”
(Tăng Chi BK III, Ch. VI, Phẩm Gotami - (XI) (59) Tám hạng người, tr. 672)
(AN 8:59; IV 292)
(2) Căn phân biệt
(2) Differentiation by Faculties
– Này các Tỷ-kheo, có năm căn. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Đây là năm căn.
“Monks, there are these five faculties. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. These are the five faculties.
Vị đã thành tựu viên mãn năm căn này là một bậc A-la-hán. Nếu yếu hơn thì hành giả đang tu tập hướng tới chứng đắc quả A-la-hán; nếu yếu hơn nữa thì hành giả là bậc Bất Lai; yếu hơn thì hành giả đang tu tập hướng tới chứng đắc quả Bất Lai; nếu yếu hơn thì hành giả là bậc Nhất Lai; yếu hơn nữa thì hành giả đang tu tập hướng tới chứng đắc quả Nhất Lai; nếu yếu hơn thì hành giả là bậc Dự Lưu; vẫn yếu hơn nữa thì hành giả đang tu tập hướng tới chứng đắc quả Dự Lưu.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is practicing for the realization of the fruit of arahantship; if still weaker, one is a nonreturner; if still weaker, one is practicing for the realization of the fruit of nonreturning; if still weaker, one is a once-returner; if still weaker, one is practicing for the realization of the fruit of once-returning; if still weaker, one is a stream-enterer; if still weaker, one is practicing for the realization of the fruit of stream-entry.
– Nhưng, này các Tỷ-kheo, ta nói rằng đối với ai năm căn này hoàn toàn không có, thì là một kẻ ngoài lề, là người đứng vào hạng phàm phu.
“But, monks, I say that one in whom these five faculties are completely and totally absent is ‘an outsider, one standing amid the worldlings.’”
(Tương Ưng BK V, Ch. 4, Tương Ưng Căn - II, Phẩm Có Phần Yếu Hơn - 18.VIII. Thực hành, tr. 315-316)
(SN 48:18; V 202)
(3) Giáo pháp được khéo thuyết giảng
(3) In the Dhamma Well Expounded
42. – Này các Tỷ-kheo, như vậy Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng, khai thông, sáng tỏ, và không có chắp vá. Như vậy, trong Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng, khai thông, sáng tỏ, và không có chắp vá, những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán với các lậu hoặc đã được đoạn trừ - những vị đã sống đời phạm hạnh, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục tiêu, hoàn toàn đoạn trừ kiết sử về hiện hữu, và đã hoàn toàn giải thoát nhờ chánh trí - vòng sanh tử sẽ không còn biểu lộ. (5)
42. “Monks, the Dhamma well expounded by me thus is clear, open, evident, and free of patchwork. In the Dhamma well expounded by me thus, which is clear, open, evident, and free of patchwork, those monks who are arahants with taints destroyed—who have lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached their own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and are completely liberated through final knowledge—have no round for manifestation.5
43. – Này các Tỷ-kheo, như vậy Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng... và không có chắp vá. Trong Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng như vậy, những vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử sẽ được hóa sanh (tái sanh tự nhiên) vào cõi Tịnh Cư Thiên và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đó, không bao giờ còn trở lại cõi đời này nữa. (6)
43. “Monks, the Dhamma well expounded by me thus is clear … free of patchwork. In the Dhamma well expounded by me thus, those monks who have abandoned the five lower fetters are all due to be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna, without ever returning from that world.6
44. – Này các Tỷ-kheo, như vậy Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng... và không có chắp vá. Trong Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng như vậy, những vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba hạ phần kiết sử và đã làm suy yếu tham dục, sân hận và si mê, đều là những vị Nhất Lai, chỉ còn trở lại cõi đời này một lần nữa rồi sẽ chấm dứt khổ đau.
44. “Monks, the Dhamma well expounded by me thus is clear … free of patchwork. In the Dhamma well expounded by me thus, those monks who have abandoned three fetters and attenuated lust, hate, and delusion are all once-returners, returning once to this world to make an end of suffering.
45. – Này các Tỷ-kheo, như vậy Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng... và không có chắp vá. Trong Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng như vậy, những vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba hạ phần kiết sử là những bậc Dự Lưu, không bao giờ còn bị thối đọa vào các cõi thấp kém, số phần đã được quyết định, và giác ngộ là đích đến của những vị này. (7)
45. “Monks, the Dhamma well expounded by me thus is clear … free of patchwork. In the Dhamma well expounded by me thus, those monks who have abandoned three fetters are all stream-enterers, no longer bound to the lower world, fixed in destiny, with enlightenment as their destination.7
46. – Này các Tỷ-kheo, như vậy Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng... và không có chắp vá. Trong Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng như vậy, những Tỷ-kheo là bậc Tùy pháp hành và Tùy tín hành, thì giác ngộ là đích đến của những vị này. (8)
46. “Monks, the Dhamma well expounded by me thus is clear … free of patchwork. In the Dhamma well expounded by me thus, those monks who are Dhamma-followers or faith-followers all have enlightenment as their destination.8
47. – Này các Tỷ-kheo, như vậy Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng là rõ ràng... và không có chắp vá. Trong Giáo pháp được ta khéo thuyết giảng như vậy, những người nào có đầy đủ lòng tin nơi Ta, đủ lòng thương mến Ta, cõi thiên sẽ là đích đến của những người này. (9)
47. “Monks, the Dhamma well expounded by me thus is clear, open, evident, and free of patchwork. In the Dhamma well expounded by me thus, those who have sufficient faith in me, sufficient love for me, all have heaven as their destination.”9
(Trung BK I, Kinh 22: Kinh Ví Dụ Con Rắn, tr. 321-322)
(from MN 22: Alagaddūpama Sutta; I 140–42)
(4) Hoàn mãn Thánh giáo
(4) The Completeness of the Teaching
6. Khi một Tỷ-kheo đã đoạn tận khát ái, cắt đứt khát ái tận gốc rễ, làm cho nó như thân cây tala đã bị chặt tận gốc, để cho nó không còn mọc lên lại trong tương lai, Tỷ-kheo ấy là một bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, đã sống đời phạm hạnh, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục tiêu của mình, đã đoạn diệt nhửng kiết sử về hiện hữu, và đã hoàn toàn giải thoát nhờ thắng trí.
6. “When a monk has abandoned craving, cut it off at the root, made it like a palm stump, done away with it so that it is no longer subject to future arising, that monk is an arahant with taints destroyed, one who has lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and is completely liberated through final knowledge.”
7. – Ngoài Tôn giả Gotama, không biết có một Tỷ-kheo đệ tử nào của Ngài đã chứng ngộ với thắng trí, ngay trong đời này đã nhập vào và an trú với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vô lậu giải thoát với sự đoạn tận các lậu hoặc? (10)
7. “Apart from Master Gotama, is there any monk, Master Gotama’s disciple, who by realizing it for himself with direct knowledge, in this present life enters upon and dwells in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints?”10
– Này Vaccha, có chứ, không phải chỉ một trăm, hai hoặc ba hoặc bốn hoặc năm trăm, mà còn rất nhiều hơn thế nữa các Tỷ-kheo đệ tử của ta, những vị đã tự mình thực chứng thắng trí, ngay trong đời này đã nhập vào và an trú với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vô lậu giải thoát với sự đoạn tận các lậu hoặc.
“There are, Vaccha, not only one hundred, or two or three or four or five hundred, but far more monks, my disciples, who by realizing it for themselves with direct knowledge, in this present life enter upon and dwell in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints.”
8. – Ngoài Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo, không biết có một Tỷ-kheo-ni đệ tử nào của Ngài đã chứng ngộ với thắng trí, ngay trong đời này đã nhập vào và an trú với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vô lậu giải thoát với sự đoạn tận các lậu hoặc?
8. “Apart from Master Gotama and the monks, is there any nun, Master Gotama’s disciple, who by realizing it for herself with direct knowledge, in this present life enters upon and dwells in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints?”
– Có chứ, không phải chỉ một trăm... mà còn rất nhiều hơn thế nữa các Tỷ-kheo-ni đệ tử của Ta, những vị đã tự mình thực chứng thắng trí, ngay trong đời này đã nhập vào và an trú với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vô lậu giải thoát với sự đoạn tận các lậu hoặc.
“There are not only one hundred … or five hundred, but far more nuns, my disciples, who by realizing it for themselves with direct knowledge, in this present life enter upon and dwell in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints.”
9. – Ngoài Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni, không biết có một nam cư sĩ đệ tử tại gia nào của Tôn giả Gotama, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân, với sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sẽ được hóa sinh (tái sanh tự nhiên) vào các cõi Trời Tịnh Cư Thiên và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đó không bao giờ còn trở lại cõi đời này? (11)
9. “Apart from Master Gotama and the monks and nuns, is there any male lay follower, Master Gotama’s disciple, clothed in white leading a life of celibacy who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world?”11
– Có chứ, không phải chỉ một trăm... mà còn rất nhiều hơn thế nữa các nam cư sĩ đệ tử tại gia của Ta, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân, với sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sẽ được hóa sinh vào các cõi Trời Tịnh Cư Thiên và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đó không bao giờ còn trở lại cõi đời này
“There are not only one hundred … or five hundred, but far more male lay followers, my disciples, clothed in white leading lives of celibacy who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.”
10. – Ngoài Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni, các nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân, còn có nam cư sĩ nào đệ tử tại gia của Tôn giả Gotama, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc, nhưng thực hành lời dạy của Ngài, đáp ứng lời khuyên răn của Ngài, đã không còn nghi hoặc, không còn hoang mang, đã đạt được vô sở úy, và sống độc lập trong Thánh giáo của bậc Đạo sư? (12)
10. “Apart from Master Gotama, the monks and nuns, and the male lay followers clothed in white leading lives of celibacy, is there any male lay follower, Master Gotama’s disciple, clothed in white enjoying sensual pleasures, who carries out his instruction, responds to his advice, has gone beyond doubt, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s dispensation?”12
– Có chứ, không phải chỉ một trăm... mà còn rất nhiều hơn thế nữa các nam cư sĩ đệ tử tại gia của Ta, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc, nhưng thực hành lời dạy của ta, đáp ứng lời khuyên răn của Ta, đã không còn nghi hoặc, không còn hoang mang, đã đạt được vô sở úy, và sống độc lập trong Thánh giáo của bậc Đạo sư.
“There are not only one hundred … or five hundred, but far more male lay followers, my disciples, clothed in white enjoying sensual pleasures, who carry out my instruction, respond to my advice, have gone beyond doubt, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s dispensation.”
11. Ngoài Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni, các nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, cả những người sống đời phạm hạnh độc thân, và những người hưởng thụ dục lạc, còn có nữ cư sĩ tại gia nào đệ tử của Tôn giả Gotama, mặc áo trắng trong lúc sống đời phạm hạnh độc thân, với sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sẽ được hóa sinh [vào các cõi Trời Tịnh Cư Thiên] và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đó không bao giờ còn trở lại cõi đời này?
11. “Apart from Master Gotama, the monks and nuns, and the male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, is there any female lay follower, Master Gotama’s disciple, clothed in white leading a life of celibacy who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world?”
– Có chứ, không phải chỉ một trăm... mà còn rất nhiều hơn thế nữa các nữ cư sĩ đệ tử tại gia của Ta, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân, với sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sẽ được hóa sinh [vào các cõi Trời Tịnh Cư Thiên] và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đó không bao giờ còn trở lại cõi đời này.
“There are not only one hundred … or five hundred, but far more female lay followers, my disciples, clothed in white leading lives of celibacy who, with the destruction of the five lower fetters, will be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.”
12. – Ngoài Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni, các nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, cả những người sống đời phạm hạnh độc thân, lẫn những người hưởng thụ dục lạc, và các nữ cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân, có nữ cư sĩ đệ tử tại gia nào của Tôn giả Gotama, mặc áo trắng hưởng thụ dục lạc, nhưng thực hành lời dạy của Ngài, đáp ứng lời khuyên răn của Ngài, đã không còn nghi hoặc, không còn hoang mang, đã đạt được vô sở úy, và sống độc lập trong Thánh giáo của bậc Đạo sư?
12. “Apart from Master Gotama, the monks and nuns, and the male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, and the female lay followers clothed in white leading lives of celibacy, is there any one female lay follower, Master Gotama’s disciple, clothed in white enjoying sensual pleasures, who carries out his instruction, responds to his advice, has gone beyond doubt, become free from perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s dispensation?”
– Có chứ, không phải chỉ một trăm... mà còn rất nhiều hơn thế nữa các nữ cư sĩ đệ tử tại gia của Ta, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc, nhưng thực hành lời dạy của Ta, đáp ứng lời khuyên răn của Ta, đã không còn nghi hoặc, không còn hoang mang, đã đạt được vô sở úy, và sống độc lập trong Thánh giáo của bậc Đạo sư.
“There are not only one hundred … or five hundred, but far more female lay followers, my disciples, clothed in white enjoying sensual pleasures, who carry out my instruction, respond to my advice, have gone beyond doubt, become free of perplexity, gained intrepidity, and become independent of others in the Teacher’s dispensation.”
13. – Thưa Tôn giả Gotama, nếu chỉ có Tôn giả Gotama đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, nhưng không có Tỷ-kheo nào hoàn mãn, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã thiếu sót về phương diện này; nhưng vì Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã hoàn mãn về phương diện này.
– Nếu chỉ có Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, nhưng không có Tỷ-kheo-ni nào hoàn mãn, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã thiếu sót về phương diện này; nhưng vì Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã hoàn mãn về phương diện này.
– Nếu chỉ có Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, nhưng không có nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân nào được hoàn mãn, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã thiếu sót về phương diện này; nhưng vì Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo tăng và ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã hoàn mãn về phương diện này.
– Nếu chỉ có Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, nhưng không có nam cư sĩ đệ tử tại gia nào, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc, được hoàn mãn, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã thiếu sót về phương diện này; nhưng vì Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, cả những người sống đời phạm hạnh độc thân, lẫn những người hưởng thụ dục lạc, đều đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã hoàn mãn về phương diện này.
– Nếu chỉ có Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng... đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, nhưng không có nữ cư sĩ tại gia nào, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân được hoàn mãn, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã thiếu sót về phương diện này; nhưng vì Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng... và nữ cư sĩ tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã hoàn mãn về phương diện này.
– Nếu chỉ có Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng... và nữ cư sĩ tại gia, mặc áo trắng, sống đời phạm hạnh độc thân được hoàn mãn trong Giáo pháp này, nhưng không có các nữ cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc, được hoàn mãn, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã thiếu sót về phương diện này; nhưng vì Tôn giả Gotama và các Tỷ-kheo Tăng và Ni và nam cư sĩ đệ tử tại gia, mặc áo trắng, cả những người sống đời phạm hạnh độc thân, lẫn những người hưởng thụ dục lạc, và các nữ cư sĩ đệ tử tại gia mặc áo trắng, cả những người sống đời phạm hạnh độc thân, lẫn những người hưởng thụ dục lạc, đều đã hoàn mãn trong Giáo pháp này, như vậy thì đời sống phạm hạnh đã hoàn mãn về phương diện này.
13. “Master Gotama, if only Master Gotama were accomplished in this Dhamma, but no monks were accomplished, then this spiritual life would be deficient in that respect; but because Master Gotama and monks are accomplished in this Dhamma, this spiritual life is thus complete in that respect. If only Master Gotama and monks were accomplished in this Dhamma, but no nuns were accomplished, then this spiritual life would be deficient in that respect; but because Master Gotama, monks, and nuns are accomplished in this Dhamma, this spiritual life is thus complete in that respect. If only Master Gotama, monks, and nuns were accomplished in this Dhamma, but no male lay followers clothed in white leading lives of celibacy were accomplished, then this spiritual life would be deficient in that respect; but because Master Gotama, monks and nuns, and male lay followers clothed in white leading lives of celibacy are accomplished in this Dhamma, this spiritual life is thus complete in that respect. If only Master Gotama, monks and nuns, and male lay followers clothed in white leading lives of celibacy were accomplished in this Dhamma, but no male lay followers clothed in white enjoying sensual pleasures were accomplished, then this spiritual life would be deficient in that respect; but because Master Gotama, monks and nuns, and male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, are accomplished in this Dhamma, this spiritual life is thus complete in that respect. If only Master Gotama, monks and nuns, and male lay followers clothed in white … were accomplished in this Dhamma, but no female lay followers clothed in white leading lives of celibacy were accomplished, then this spiritual life would be deficient in that respect; but because Master Gotama, monks and nuns, male lay followers clothed in white … and female lay followers clothed in white leading lives of celibacy are accomplished in this Dhamma, this spiritual life is thus complete in that respect. If only Master Gotama, monks and nuns, male lay followers clothed in white … and female lay followers clothed in white leading lives of celibacy were accomplished in this Dhamma, but no female lay followers clothed in white enjoying sensual pleasures were accomplished, then this spiritual life would be deficient in that respect; but because Master Gotama, monks and nuns, male lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, and female lay followers clothed in white, both those leading lives of celibacy and those enjoying sensual pleasures, are accomplished in this Dhamma, this spiritual life is thus complete in that respect.
14. – Thưa Tôn giả Gotama, giống như con sông Hằng hướng về biển cả, chảy xuôi về biển cả, và đạt đến biển cả, hội chúng này của Tôn giả Gotama gồm có những vị xuất gia và cư sĩ tại gia hướng về Niết-bàn, chảy về Niết-bàn, và đạt đến Niết-bàn.
14. “Just as the river Ganges inclines toward the sea, slopes toward the sea, flows toward the sea, and reaches the sea, so too Master Gotama’s assembly with its homeless ones and its householders inclines toward Nibbāna, slopes toward Nibbāna, flows toward Nibbāna, and reaches Nibbāna.”
(Trung BK II, Kinh số 73: Đại Kinh Vacchagotta, 329-336)
(from MN 73: Mahāvacchagotta Sutta; I 490–93)
(5) Bảy hạng Thánh đệ tử
(5) Seven Kinds of Noble Persons
11. – Này các Tỷ-kheo, Ta không nói với tất cả các Tỷ-kheo rằng họ vẫn còn việc cần phải làm với sự tinh cần; Ta cũng không nói với tất cả các Tỷ-kheo rằng họ không còn việc gì cần phải làm với sự tinh cần.
11. “Monks, I do not say of all monks that they still have work to do with diligence; nor do I say of all monks that they have no more work to do with diligence.
12. – Ta không nói với các Tỷ-kheo đã là các bậc A-la-hán, những vị đã sống đời phạm hạnh, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được lý tưởng, đã đoạn tận các kiết sử về hiện hữu, và đã hoàn toàn giải thoát nhờ thắng trí, rằng các vị vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Vì các vị này đã làm mọi việc của họ với sự tinh cần; họ không còn khả năng phóng dật nữa.
12. “I do not say of those monks who are arahants with taints destroyed, who have lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached their own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and are completely liberated through final knowledge, that they still have work to do with diligence. Why is that? They have done their work with diligence; they are no more capable of being negligent.
13. – Ta nói với những Tỷ-kheo đang còn là bậc hữu học, những vị mà tâm chưa đạt được mục tiêu, và vẫn đang mong cầu vô thượng an ổn, thoát khỏi mọi ràng buộc, rằng các vị còn việc cần phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Bởi vì khi các vị ấy sử dụng các chỗ ở thích hợp và thân cận với các thiện hữu và tu dưỡng các căn, các vị ấy có thể tự mình chứng ngộ với thắng trí, ngay trong đời này thể nhập và an trú trong mục tiêu tối thượng của đời sống phạm hạnh, vì mục tiêu này mà các thiện nam tử chơn chánh đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thấy được kết quả của sự tinh cần đối với các vị Tỷ-kheo ấy, Ta nói rằng các vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần.
13. “I say of those monks who are trainees, whose minds have not yet reached the goal, and who are still aspiring to the unsurpassed security from bondage, that they still have work to do with diligence. Why is that? Because when those venerable ones make use of suitable lodgings and associate with good friends and nurture their spiritual faculties, they may, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this present life enter upon and dwell in that supreme goal of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness. Seeing this fruit of diligence for these monks, I say that they still have work to do with diligence.
14. – Này các Tỷ-kheo, có bảy hạng người được thấy trong đời này. Thế nào là bảy? Đó là: bậc câu phần giải thoát (hai phần giải thoát), bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc Tùy tín hành và bậc Tùy pháp hành.
14. “Monks, there are seven kinds of persons to be found existing in the world. What seven? They are: one liberated-in-both ways, one liberated-by-wisdom, a body-witness, one attained-to-view, one liberated-by-faith, a Dhamma-follower, and a faith-follower.
15. – Thế nào là một bậc câu phần giải thoát? Ở đây, có hành giả sau khi thân đã chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, các lậu hoặc đã được đoạn trừ nhờ đã thấy với trí tuệ. Vị này được gọi là bậc câu phần (hai phần) giải thoát. (13) Ta không nói với Tỷ-kheo này rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Vì vị ấy đã làm việc của mình với sự tinh cần; vị ấy không còn khả năng phóng dật nữa.
15. “What kind of person is one liberated-in-both-ways? Here some person contacts with the body and dwells in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, and his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This kind of person is called one liberated-in-both-ways.13 I do not say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? He has done his work with diligence; he is no more capable of being negligent.
16. – Thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, có hành giả thân không chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, nhưng những lậu hoặc của vị này được đoạn trừ nhờ đã thấy với trí tuệ. Vị này được gọi là bậc tuệ giải thoát. (14) Ta không nói với Tỷ-kheo này rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Vì vị ấy đã làm việc của mình với sự tinh cần; vị ấy không còn khả năng phóng dật nữa.
16. “What kind of person is one liberated-by-wisdom? Here some person does not contact with the body and dwell in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, but his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This kind of person is called one liberated-by-wisdom.14 I do not say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? He has done his work with diligence; he is no more capable of being negligent.
17. – Thế nào là một bậc thân chứng? Ở đây, có hành giả sau khi thân đã chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, một số lậu hoặc đã được đoạn trừ nhờ đã thấy với trí tuệ. Vị này được gọi là bậc thân chứng. (15) Ta nói về Tỷ-kheo này rằng vị ấy còn việc cần phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Bởi vì khi vị ấy sử dụng các chỗ ở thích hợp và thân cận với các thiện hữu và tu dưỡng các căn, vị ấy có thể tự mình chứng ngộ với thắng trí, ngay trong đời này thể nhập và an trú trong mục tiêu tối thượng của đời sống phạm hạnh, vì mục tiêu này mà các thiện nam tử chơn chánh đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thấy được kết quả của sự tinh cần đối với vị Tỷ-kheo này, Ta nói rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần.
17. “What kind of person is a body-witness? Here some person contacts with the body and dwells in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, and some of his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This kind of person is called a body-witness.15 I say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one makes use of suitable lodgings and associates with good friends and nurtures his spiritual faculties, he may, by realizing it for himself with direct knowledge, in this present life enter upon and dwell in that supreme goal of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness. Seeing this fruit of diligence for such a monk, I say that he still has work to do with diligence.
18. – Thế nào là một bậc kiến đáo? Ở đây, có hành giả thân không chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, nhưng một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ nhờ đã thấy với trí tuệ, và vị này đã thấy và thực hành với trí tuệ những lời dạy của Như Lai. Vị này được gọi là bậc kiến đáo. (16) Ta nói về Tỷ-kheo này rằng vị ấy còn việc cần phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Bởi vì khi vị ấy sử dụng các chỗ ở thích hợp... sống không gia đình. Thấy được kết quả của sự tinh cần đối với vị Tỷ-kheo này, Ta nói rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần.
18. “What kind of person is one attained-to-view? Here some person does not contact with the body and dwell in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, but some of his taints are destroyed by his seeing with wisdom, and he has reviewed and examined with wisdom the teachings proclaimed by the Tathāgata. This kind of person is called one attained-to-view.16 I say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one … into homelessness. Seeing this fruit of diligence for such a monk, I say that he still has work to do with diligence.
19. – Thế nào là một bậc tín giải thoát? Ở đây, có hành giả thân không chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, nhưng một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ nhờ đã thấy với trí tuệ, và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được thấm sâu, có gốc rễ, và xác lập vững chắc. Vị này được gọi là bậc tín giải thoát. (17) Ta nói về Tỷ-kheo này rằng vị ấy còn việc cần phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Bởi vì khi vị ấy sử dụng các chỗ ở thích hợp... sống không gia đình. Thấy được kết quả của sự tinh cần đối với vị Tỷ-kheo này, Ta nói rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần.
19. “What kind of person is one liberated-by-faith? Here some person does not contact with the body and dwell in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, but some of his taints are destroyed by his seeing with wisdom, and his faith is planted, rooted, and established in the Tathāgata. This kind of person is called one liberated-by-faith.17 I say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one … into homelessness. Seeing this fruit of diligence for such a monk, I say that he still has work to do with diligence.
20. – Thế nào là một bậc Tùy pháp hành? Ở đây, có hành giả thân không chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, và các lậu hoặc của vị này chưa được đoạn trừ nhờ thấy với trí tuệ, nhưng các giáo pháp do Như Lai giảng dạy được vị này chấp nhận ở một mức độ vừa phải, sau khi đã suy ngẫm với trí tuệ. Hơn nữa, vị này có những phẩm hạnh như: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Vị này được gọi là bậc Tùy pháp hành. (18) Ta nói về Tỷ-kheo này rằng vị ấy còn việc cần phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Bởi vì khi vị ấy sử dụng các chỗ ở thích hợp... sống không gia đình. Thấy được kết quả của sự tinh cần đối với vị Tỷ-kheo này, Ta nói rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần.
20. “What kind of person is a Dhamma-follower? Here some person does not contact with the body and dwell in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, and his taints are not yet destroyed by his seeing with wisdom, but those teachings proclaimed by the Tathāgata are accepted after being pondered to a sufficient degree with wisdom. Furthermore, he has these qualities: the faith faculty, the energy faculty, the mindfulness faculty, the concentration faculty, and the wisdom faculty. This kind of person is called a Dhamma-follower.18 I say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one … into homelessness. Seeing this fruit of diligence for such a monk, I say that he still has work to do with diligence.
21. – Thế nào là một bậc Tùy tín hành? Ở đây, có hành giả thân không chứng đắc và an trú trong các pháp giải thoát an tịnh và vô sắc pháp, vượt khỏi sắc pháp, và các lậu hoặc của vị này chưa được đoạn trừ nhờ thấy với trí tuệ, tuy nhiên vị này có đầy đủ lòng tin và tình thương đối với Như Lai. Hơn nữa, vị này có những phẩm hạnh như: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Vị này được gọi là bậc Tùy-tín -hành. Ta nói về Tỷ-kheo này rằng vị ấy còn việc cần phải làm với sự tinh cần. Vì sao vậy? Bởi vì khi vị ấy sử dụng các chỗ ở thích hợp và thân cận với các thiện hữu và tu dưỡng các căn, vị ấy có thể tự mình chứng ngộ với thắng trí, ngay trong đời này thể nhập và an trú trong mục tiêu tối thượng của đời sống phạm hạnh, vì mục tiêu này mà các thiện nam tử chơn chánh đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thấy được kết quả của sự tinh cần đối với vị Tỷ-kheo này, Ta nói rằng vị ấy vẫn còn việc phải làm với sự tinh cần.
21. “What kind of person is a faith-follower? Here some person does not contact with the body and dwell in those liberations that are peaceful and formless, transcending forms, and his taints are not yet destroyed by his seeing with wisdom, yet he has sufficient faith in and love for the Tathāgata. Furthermore, he has these qualities: the faith faculty, the energy faculty, the mindfulness faculty, the concentration faculty, and the wisdom faculty. This kind of person is called a faith-follower. I say of such a monk that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one makes use of suitable lodgings and associates with good friends and nurtures his spiritual faculties, he may, by realizing it for himself with direct knowledge, in this present life enter upon and dwell in that supreme goal of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness. Seeing this fruit of diligence for such a monk, I say that he still has work to do with diligence.”
(Trung BK II, Kinh 70: Kinh Kitagiri, tr. 298-304)
(from MN 70: Kīṭāgiri Sutta; I 477–79)
2. QUẢ DỰ LƯU
2. STREAM-ENTRY
(1) Bốn chi phần đưa đến quả Dự Lưu
(1) The Four Factors Leading to Stream-Entry
Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất):
– Này Sāriputta, được nghe nói: “Một chi phần để đắc quả Dự Lưu, một chi phần để đắc quả Dự Lưu.” Này Sāriputta, vậy thế nào là một chi phần để đắc quả Dự Lưu?
The Blessed One said to the Venerable Sāriputta: “Sāriputta, it is said: ‘A factor for stream-entry, a factor for stream-entry.’ What now, Sāriputta, is a factor for stream-entry?”
– Bạch Thế Tôn, thân cận với các bậc chân nhân, là một chi phần để đắc quả Dự Lưu. Lắng nghe Chánh pháp là một chi phần để đắc quả Dự Lưu. Như lý tác ý là một chi phần để đắc quả Dự Lưu. Hành pháp và tùy pháp là một chi phần để đắc quả Dự Lưu.
“Association with superior persons, venerable sir, is a factor for stream-entry. Hearing the true Dhamma is a factor for stream-entry. Careful attention is a factor for stream-entry. Practice in accordance with the Dhamma is a factor for stream-entry.”
– Này Sāriputta, lành thay, lành thay! Đúng vậy. Này Sāriputta, được nghe nói: “Dòng sông, dòng sông.” Thế nào là dòng sông?
“Good, good, Sāriputta! It is as you say. Sāriputta, it is said: ‘The stream, the stream.’ What now is the stream?”
– Bạch Thế Tôn, Bát Thánh đạo là dòng sông; đó là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
“This Noble Eightfold Path, venerable sir, is the stream; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.”
– Này Sāriputta, lành thay, lành thay! Đúng vậy. Này Sāriputta, được nghe nói: “Một bậc Dự Lưu, một bậc Dự Lưu.” Thế nào là một bậc Dự Lưu?
“Good, good, Sāriputta! It is as you say. Sāriputta, it is said: ‘A stream-enterer, a stream-enterer.’ What now is a stream-enterer?”
– Bạch Thế Tôn, vị nào thành tựu Bát Thánh đạo được gọi là một bậc Dự Lưu: vị Tôn giả này tên như vậy, thuộc bộ tộc như vậy.
“One who possesses this Noble Eightfold Path, venerable sir, is called a stream-enterer: this venerable one of such a name and clan.”
– Này Sāriputta, lành thay, lành thay! Vị nào thành tựu Bát Thánh đạo được gọi là một bậc Dự Lưu: vị Tôn giả tên như vậy, thuộc bộ tộc như vậy.
“Good, good, Sāriputta! One who possesses this Noble Eightfold Path is a stream-enterer: this venerable one of such a name and clan.”
(Tương Ưng BK V, Ch. 11: Tương Ưng Dự Lưu, Phẩm Veludvara -5. Sāriputta(2), tr. 509-510)
(SN 55:5; V 410–11)
(2) Thể nhập chánh tánh
(2) Entering the Fixed Course of Rightness
– Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, phải thay đổi, phải chịu sự biến hoại. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý là vô thường, phải thay đổi, phải chịu sự biến hoại. Ai đặt lòng tin vào những lởi dạy này và quyết tâm thực hành như vậy gọi là bậc Tùy tín hành, vị đã thể nhập chánh tánh, (19) đã nhập vào hạng chân nhân, vượt khỏi hạng vô văn phàm phu. Vị ấy không thể làm bất cứ hành động gì khiến cho vị ấy có thể bị tái sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; vị ấy không thể qua đời mà không chứng đắc quả Dự Lưu. (20)
“Monks, the eye is impermanent, changing, undergoing alteration. The ear … The nose … The tongue … The body … The mind is impermanent, changing, undergoing alteration. One who places faith in these teachings and resolves on them thus is called a faith-follower, one who has entered the fixed course of rightness,19 entered the plane of superior persons, transcended the plane of the worldlings. He is incapable of doing any deed by reason of which he might be reborn in hell, in the animal realm, or in the domain of afflicted spirits; he is incapable of passing away without having realized the fruit of stream-entry.20
Đối với vị chấp nhận những lời giảng dạy này ở một mức độ vừa phải sau khi đã suy ngẫm với trí tuệ được gọi là bậc Tùy pháp hành, vị đã thể nhập chánh tánh, (19) đã nhập vào hạng chân nhân, vượt khỏi hạng vô văn phàm phu. Vị ấy không thể làm bất cứ hành động gì khiến cho vị ấy có thể bị tái sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; vị ấy không thể qua đời mà không chứng đắc quả Dự Lưu.
“One for whom these teachings are accepted thus after being pondered to a sufficient degree with wisdom is called a Dhamma-follower, one who has entered the fixed course of rightness, entered the plane of superior persons, transcended the plane of the worldlings. He is incapable of doing any deed by reason of which he might be reborn in hell, in the animal realm, or in the domain of afflicted spirits; he is incapable of passing away without having realized the fruit of stream-entry.
Như vậy, vị nào đã thấy và biết rõ những giáo pháp ấy được gọi là bậc Dự Lưu, không còn bị đọa vào các cõi thấp kém, tương lai đã được quyết định, với giác ngộ là đích đến cuối cùng.”(21)
“One who knows and sees these teachings thus is called a stream-enterer, no longer bound to the lower world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”21
(Tương Ưng BK III, Ch. 4, Tương Ưng Nhập - I. Con Mắt, tr. 367-368)
(SN 25:1; III 225)
(3) Thấy Pháp
(3) The Breakthrough to the Dhamma
Thế Tôn nhặt một chút đất trong móng tay của Ngài và nói với các Tỷ-kheo như vầy:
The Blessed One took up a little bit of soil in his fingernail and addressed the monks thus:
– Này các Tỷ-kheo, cái nào nhiều hơn: một chút đất ta vừa lấy ra trong móng tay hay quả đất vĩ đại này?
“Monks, what do you think, which is more: the little bit of soil that I have taken up in my fingernail or this great earth?”
– Bạch Thế Tôn, quả đất vĩ đại là nhiều hơn. Một chút đất mà Thế Tôn đã nhặt ra từ móng tay là rất bé nhỏ. Nó không phải chỉ một phần trăm, hay một phần ngàn, hay một phần trăm ngàn khi so sánh với quả đất vĩ đại này.
“Venerable sir, the great earth is more. The little bit of soil that the Blessed One has taken up in his fingernail is trifling. It does not amount to a hundredth part, or a thousandth part, or a hundred thousandth part of the great earth.”
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với một vị Thánh đệ tử, một vị đã thành tựu tri kiến, đã thấy Pháp, những khổ đau đã được đoạn tận và loại trừ là nhiều hơn, so với khổ não còn sót lại là rất nhỏ bé. Khổ não còn lại không phải chỉ một phần trăm, hay một phần ngàn, hay một phần trăm ngàn khi so sánh với đại khổ uẩn đã được đoạn tận và loại trừ, vì còn tối đa là bảy đời nữa. Này các Tỷ-kheo, lợi ích lớn như vậy là thấy Pháp, thật lợi ích lớn khi đắc được Pháp nhãn. (22)
“So too, monks, for a noble disciple, a person accomplished in view who has made the breakthrough, the suffering that has been destroyed and eliminated is more, while that which remains is trifling. The latter does not amount to a hundredth part, or a thousandth part, or a hundred thousandth part of the former mass of suffering that has been destroyed and eliminated, since there is a maximum of seven more lives. Of such great benefit, monks, is the breakthrough to the Dhamma, of such great benefit is it to obtain the vision of the Dhamma.”22
(Tương Ưng BK II, Ch. 2: Tương Ưng Minh Kiến - 1. Đầu Ngón Tay, tr. 235-236)
(SN 13:1; II 133–34)
(4) Bốn pháp của bậc Dự Lưu
(4) The Four Factors of a Stream-Enterer
– Này các Tỷ-kheo, một vị Thánh đệ tử thành tựu bốn pháp này là một bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa trong cõi thấp kém, tương lai đã được quyết định với giác ngộ là đích đến cuối cùng.
“Monks, a noble disciple who possesses four things is a stream-enterer, no longer bound to the lower world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.
Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo một vị Thánh đệ tử đã thành tựu lòng tin bất động (23) đối với Đức Phật như vầy: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trương Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Vị ấy đã thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp như vầy: “Pháp đã được Thế Tôn khéo giảng, rõ ràng trực tiếp, có hiệu quả tức khắc, mời con người đến để thấy, xứng đáng để áp dụng, được các bậc trí tự mình chứng nghiệm.” Vị ấy đã thành tựu lòng tin bất động đối với Tăng như vầy: “Tăng Đoàn đệ tử của Thế Tôn đang thực hành con đường tốt đẹp, con đường thẳng thắn, con đường chơn chính, con đường đúng đắn; đó là bốn đôi tám chúng - chúng đệ tử của Thế Tôn xứng đáng được dâng tặng, xứng đáng được phục vụ, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được cung kính đảnh lễ, là ruộng phước vô thượng ở đời.” Vị đệ tử ấy thành tựu các giới đức được các bậc Thánh tôn trọng, không bị bẻ gãy, không bị xé rách, không bị ô nhiễm, không bị phá hoại, đem lại giải thoát, được người trí khen ngợi, không chấp thủ, đưa đến thiền định.
“What four? Here, monks, a noble disciple possesses confirmed confidence23 in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ He possesses confirmed confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, worthy of application, to be personally experienced by the wise.’ He possesses confirmed confidence in the Saṅgha thus: ‘The Saṅgha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Saṅgha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’ He possesses the moral virtues dear to the noble ones, unbroken, untorn, unblemished, unmottled, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration.
Này các Tỷ-kheo, một vị Thánh đệ tử thành tựu bốn pháp này là một bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa trong cõi thấp kém, tương lai đã được quyết định, với giác ngộ là đích đến cuối cùng.
“A noble disciple, monks, who possesses these four things is a stream-enterer, no longer bound to the lower world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
(Tương Ưng BK V, Ch. 11: Tương Ưng Dự lưu I, Phẩm Veludvara .II. Thể Nhập, tr. 503-504)
(SN 55:2; V 343–44)
(5) Hơn cả chủ quyền cai trị toàn cầu
(5) Better than Sovereignty over the Earth
– Này các Tỷ-kheo, dù cho một vị Chuyển luân vương, có chủ quyền cai trị cả bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, được tái sanh vào cõi thiện lành, trong Thiên giới, sống cùng với chư Thiên của cõi trời Ba Mươi Ba, và ở trong rừng Nandana, được cả đoàn Thiên nữ tháp tùng, vị ấy thọ hưởng đầy đủ, được cung cấp, được ban tặng năm dục lạc của cõi thiên, tuy nhiên, vì vị ấy vẫn chưa thành tựu bốn pháp, nên chưa được giải thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, hay ngạ quỷ, chưa được giải thoát khỏi đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém. (24)
“Monks, although a wheel-turning monarch, having exercised supreme sovereignty over the four continents, with the breakup of the body, after death, is reborn in a good destination, in a heavenly world, in the company of the devas of the Tāvatiṃsa realm, and there in the Nandana Grove, accompanied by a retinue of celestial nymphs, he enjoys himself supplied and endowed with the five cords of celestial sensual pleasure, still, as he does not possess four things, he is not freed from hell, the animal realm, and the domain of afflicted spirits, not freed from the plane of misery, the bad destinations, the lower world.24
Này các Tỷ-kheo, mặc dù một vị Thánh đệ tử sống bằng miếng ăn khất thực và đắp y vá nhiều mảnh, tuy nhiên, vị ấy đã thành tựu bốn pháp, vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, hay ngạ quỷ, được giải thoát khỏi đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém. Bốn pháp đó là gì? Lòng tin bất động đối với Phật, Pháp và Tăng và những giới đức được các bậc Thánh quý mến. Và này các Tỷ-kheo, giữa việc đạt được chủ quyền cai trị cả bốn châu và thành tựu được bốn pháp, việc đạt được chủ quyền cai trị bốn châu không đáng giá bằng một phần mười sáu của việc thành tựu được bốn pháp.
Although, monks, a noble disciple maintains himself by lumps of almsfood and wears rag-robes, still, as he possesses four things, he is freed from hell, the animal realm, and the domain of afflicted spirits, freed from the plane of misery, the bad destinations, the lower world. What four things? Confirmed confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Saṅgha, and the moral virtues dear to the noble ones. And, monks, between the obtaining of sovereignty over the four continents and the obtaining of the four things, the obtaining of sovereignty over the four continents is not worth a sixteenth part of the obtaining of the four things.”
(Tương Ưng BK V, Ch. 11: Tương Ưng Dự Lưu, Phẩm Veludvara I. Vua, tr. 501-503)
(SN 55:1; V 342)
3. QUẢ BẤT LAI
3. NONRETURNING
(1) Đoạn trừ năm hạ phần kiết sử
(1) Abandoning the Five Lower Fetters
7. – Này Ānanda, có một con đường, một lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Bất cứ ai, không thực hành con đường và lộ trình ấy mà có thể biết hoặc thấy hoặc đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử - điều này không thể xảy ra. Cũng giống như có một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, không thể có bất cứ người nào cắt được lõi cây mà không cắt xuyên qua vỏ ngoài và giác cây, cũng giống trường hợp đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
7. “There is a path and way, Ānanda, to the abandoning of the five lower fetters. That anyone, without relying on that path and way, might know or see or abandon the five lower fetters—this is not possible. Just as when there is a great tree standing possessed of heartwood, it is not possible that anyone might cut out its heartwood without cutting through its bark and sapwood, so too, in the case of abandoning the five lower fetters.
– Này Ānanda, có một con đường, một lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử. Bất cứ ai thực hành con đường và lộ trình ấy sẽ có thể biết hoặc thấy hoặc đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử - điều này có thể xảy ra. Cũng giống như có một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, bất cứ người nào có thể cắt được lõi cây đều phải cắt xuyên qua vỏ ngoài và giác cây, cũng giống trường hợp đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“There is a path and way, Ānanda, to the abandoning of the five lower fetters. That someone, by relying on that path and way, might know and see and abandon the five lower fetters—this is possible. Just as, when there is a great tree standing possessed of heartwood, it is possible that someone might cut out its heartwood by cutting through its bark and sapwood, so too, in the case of abandoning the five lower fetters.
8. – Này Ānanda, giả sử nước sông Hằng tràn đầy lên tận bờ khiến các con quạ có thể uống được, rồi một người ốm yếu đi đến và nghĩ như sau: ‘Bằng cách dùng hai tay để bơi qua sông Hằng, ta sẽ đến bờ bên kia sông Hằng an toàn’; tuy nhiên, người ấy không thể bơi qua bờ an toàn. Cũng vậy, khi Giáo pháp được giảng dạy cho người nào đó để đoạn trừ thân kiến, nếu người ấy không để ý và có lòng tin tưởng, vững chãi và quyết tâm, thì người ấy cũng được xem như người đàn ông ốm yếu kia. (25)
8. “Suppose, Ānanda, the river Ganges were full of water right up to the brim so that crows could drink from it, and then a feeble man came thinking: ‘By swimming across the stream with my arms, I shall get safely across to the further shore of this river Ganges’; yet he would not be able to get safely across. So too, when the Dhamma is being taught to someone for the cessation of identity, if his mind does not enter into it and acquire confidence, steadiness, and resolution, then he can be regarded as like the feeble man.25
– Này Ānanda, giả sử nước sông Hằng tràn đầy lên tận bờ khiến các con quạ có thể uống được, rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: “Bằng cách dùng hai tay để bơi qua sông Hằng, ta sẽ đến bờ bên kia sông Hằng an toàn;” và người ấy có thể bơi qua bờ an toàn. Cũng vậy, khi Giáo pháp được giảng dạy cho người nào đó để đoạn trừ thân kiến, nếu người ấy chú tâm và có lòng tin tưởng, vững chãi và quyết tâm, thì người ấy cũng được xem như người lực sĩ kia.
“Suppose, Ānanda, the river Ganges were full of water right up to the brim so that crows could drink from it, and then a strong man came thinking: ‘By swimming across the stream with my arms, I shall get safely across to the further shore of this river Ganges’; and he would be able to get safely across. So too, when the Dhamma is being taught to someone for the cessation of identity, if his mind enters into it and acquires confidence, steadiness, and resolution, then he can be regarded as like the strong man.
9. – Này Ānanda, thế nào là con đường, là lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử? Ở đây, vị Tỷ-kheo từ bỏ mọi sở hữu (sanh y) (26) từ bỏ những bất thiện pháp, với sự an tịnh toàn diện trạng thái trì trệ của thân, xa lánh dục lạc, xa lánh các bất thiện pháp, vị Tỷ-kheo chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
9. “And what, Ānanda, is the path and way to the abandoning of the five lower fetters? Here, with seclusion from acquisitions,26 with the abandoning of unwholesome states, with the complete tranquilizing of bodily inertia, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a monk enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion.
Bất cứ những gì tồn tại trong hình thái của sắc, thọ, tưởng, hành và thức, vị ấy quán thấy các pháp ấy như là vô thường, là khổ, là bệnh, như ung bướu, như mũi tên, như tai họa, như phiền não, như thù địch, như hủy hoại, như trống không, như vô ngã. (27) Vị này chuyển tâm xa lánh các pháp ấy và hướng tâm đến những pháp bất tử và nghĩ rằng: “Pháp này là an tịnh, pháp này là siêu phàm, đó là, an tịnh mọi tâm hành, từ bỏ mọi sở hữu, diệt trừ mọi khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.” (28) Nếu vị ấy an trú vững chắc ở đó, vị ấy sẽ đạt được sự đoạn tận các lậu hoặc. Nhưng nếu vị ấy không đạt được sự đoạn tận các lậu hoặc, thì do sự khao khát Pháp, hoan hỷ trong Pháp, với sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy sẽ được tái sanh tự nhiên (hóa sinh) vào các cõi Trời Tịnh Cư Thiên và sẽ chứng đắc Niết-bàn ở đấy, không bao giờ còn trở lại cõi đời này nữa. (29) Đây là con đường, là lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“Whatever exists therein of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness, he sees those states as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumor, as a barb, as a calamity, as an affliction, as alien, as disintegrating, as empty, as nonself.27 He turns his mind away from those states and directs it toward the deathless element thus: ‘This is the peaceful, this is the sublime, that is, the stilling of all formations, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna.’28 If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints, then through that very desire for the Dhamma, that delight in the Dhamma, with the destruction of the five lower fetters he becomes one due to be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world.29 This is the path and way to the abandoning of the five lower fetters.
10-12. – Lại nữa, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị-thiền... Lại nữa, với sự tàn lụi của lạc, vị Tỷ-kheo chứng và trú Tam-thiền... Lại nữa, với sự đoạn diệt hỷ và ưu...vị Tỷ-kheo chứng và trú Tứ thiền, một trạng thái không hỷ không ưu và xả niệm thanh tịnh.
10–12. “Again, with the subsiding of thought and examination, a monk enters and dwells in the second jhāna.… Again, with the fading away as well of rapture, a monk … enters and dwells in the third jhāna.… Again, with the abandoning of pleasure and pain … a monk enters and dwells in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.
Bất cứ những gì tồn tại trong hình thái của sắc, thọ, tưởng, hành và thức, vị ấy quán thấy các pháp ấy như là vô thường... như vô ngã. Vị này chuyển tâm xa lánh các pháp ấy và hướng tâm đến những pháp bất tử... Đây là con đường, là lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“Whatever exists therein of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness, he sees those states as impermanent … as nonself. He turns his mind away from those states and directs it toward the deathless element… This is the path and way to the abandoning of the five lower fetters.
13. – Lại nữa, vị Tỷ-kheo vượt lên các sắc tưởng, diệt trừ các chướng ngại thuộc giác quan, không quan tâm đến các tưởng dị biệt, ý thức rằng ‘hư không là vô biên’, vị Tỷ-kheo chứng và trú Không Vô Biên Xứ.
13. “Again, with the complete transcending of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with nonattention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ a monk enters upon and dwells in the base of the infinity of space.
Bất cứ những gì tồn tại trong hình thái của sắc, thọ, tưởng, hành và thức, (30) vị ấy quán thấy các pháp ấy như là vô thường... như vô ngã. Vị này chuyển tâm xa lánh các pháp ấy và hướng tâm đến những pháp bất tử... Đây là con đường, là lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“Whatever exists therein of feeling, perception, volitional formations, and consciousness,30 he sees those states as impermanent … as nonself. He turns his mind away from those states and directs it toward the deathless element … This is the path and way to the abandoning of the five lower fetters.
14. – Lại nữa, bằng cách hoàn toàn vượt lên Không Vô Biên Xứ, và ý thức rằng: ‘thức là vô biên’, vị Tỷ-kheo chứng và trú Thức Vô Biên Xứ.
14. “Again, by completely transcending the base of the infinity of space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a monk enters upon and dwells in the base of the infinity of consciousness.
Bất cứ những gì tồn tại trong hình thái của sắc, thọ, tưởng, hành và thức, vị ấy quán thấy các pháp ấy như là vô thường... như vô ngã. Vị này chuyển tâm xa lánh các pháp ấy và hướng tâm đến những pháp bất tử... Đây là con đường, là lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“Whatever exists therein of feeling, perception, volitional formations, and consciousness, he sees those states as impermanent … as nonself. He turns his mind away from those states and directs it toward the deathless element… This is the path and way to the abandoning of the five lower fetters.
15. – Lại nữa, bằng cách hoàn toàn vượt lên Thức Vô Biên Xứ, và ý thức rằng: ‘không có sở hữu gì cả’, vị Tỷ-kheo chứng và trú Vô Sở Hữu Xứ.
15. “Again, by completely transcending the base of the infinity of consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a monk enters upon and dwells in the base of nothingness.
Bất cứ những gì tồn tại trong hình thái của sắc, thọ, tưởng, hành và thức, vị ấy quán thấy các pháp ấy như là vô thường, là khổ, là bệnh, như ung bướu, như mũi tên, như tai họa, như phiền não, như thù địch, như hủy hoại, như trống không, như vô ngã. Vị này chuyển tâm xa lánh các pháp ấy và hướng tâm đến những pháp bất tử và nghĩ rằng: “Pháp này là an tịnh, pháp này là siêu phàm, đó là, an tịnh mọi tâm hành, từ bỏ mọi sở hữu, diệt trừ mọi khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.” Nếu vị ấy an trú vững chắc ở đó, vị ấy sẽ đạt được sự đoạn tận các lậu hoặc. Nhưng nếu vị ấy không đạt được sự đoạn tận các lậu hoặc, thì do sự khao khát Pháp, hoan hỷ trong Pháp, với sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy sẽ được tái sanh tự nhiên (hóa sinh) vào các cõi Trời Tịnh Cư Thiên và sẽ chứng đắc Niết-bàn ở đấy, không bao giờ còn trở lại cõi đời này nữa. Đây là con đường, là lộ trình đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
“Whatever exists therein of feeling, perception, volitional formations, and consciousness, he sees those states as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumor, as a barb, as a calamity, as an affliction, as alien, as disintegrating, as void, as nonself. He turns his mind away from those states and directs it toward the deathless element thus: ‘This is the peaceful, this is the sublime, that is, the stilling of all formations, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna.’ If he is steady in that, he attains the destruction of the taints. But if he does not attain the destruction of the taints, then through that very desire for the Dhamma, that delight in the Dhamma, with the destruction of the five lower fetters he becomes one due to be reborn spontaneously [in the pure abodes] and there attain final Nibbāna without ever returning from that world. This is the path and way to the abandoning of the five lower fetters.”
(Trung BK II, Kinh 64: Đại Kinh Malunkyaputta, tr. 210-214)
(from MN 64: Mahāmāluṅkya Sutta; I 434–37)
(2) Bốn hạng người
(2) Four Kinds of Persons
– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt trong đời này. Thế nào là bốn?
“There are, O monks, four kinds of persons found existing in the world. What four?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, có người chứng được Hữu hành Niết-bàn khi thân hoại mạng chung. Ở đây, có người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn. Ở đây, có người chứng được Vô hành Niết-bàn khi thân hoại mạng chung.
“Here, monks, in this very life a person attains Nibbāna through volitional exertion. Here, with the breakup of the body, a person attains final Nibbāna through volitional exertion. Here, in this very life a person attains final Nibbāna without volitional exertion. Here, with the breakup of the body, a person attains final Nibbāna without volitional exertion.
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn? Ở đây, vị Tỷ-kheo sống quán những bất tịnh của thân, cảm thấy nhàm chán đối với thức ăn, cảm thấy không hài lòng với toàn thế giới, quán vô thường trong tất cả các hành; và nhận thức về cái chết được xác lập vững vàng trong tâm. (31) Vị ấy sống dựa vào năm lực của bậc hữu học: tín lực, tàm, quý, tấn và tuệ. Năm căn này hết sức vững mạnh trong tâm vị ấy: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Vì sức mạnh của năm căn này, ngay trong đời hiện tại vị ấy chứng được Hữu hành Niết-bàn. Như vậy là người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn.
“And how, monks, does a person, in this very life, attain Nibbāna through volitional exertion? Here, a monk dwells contemplating the unattractiveness of the body, perceiving repulsiveness in food, perceiving discontent with the entire world, contemplating impermanence in all formations; and the perception of death is well established within him.31 He dwells relying upon these five powers of a trainee: the powers of faith, moral shame, fear of wrongdoing, energy, and wisdom. These five faculties are extremely strong in him: the faculties of faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. Because of the strength of these five faculties, in this very life he attains Nibbāna through volitional exertion. This is how a person, in this very life, attains Nibbāna through volitional exertion.
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chứng được Hữu hành Niết-bàn khi thân hoại mạng chung? Ở đây, vị Tỷ-kheo sống quán những bất tịnh của thân, cảm thấy nhàm chán đối với thức ăn, cảm thấy không hài lòng với toàn thế giới, quán vô thường trong tất cả các hành; và nhận thức về cái chết được xác lập vững vàng trong tâm. Vị ấy sống dựa vào năm lực của bậc hữu học: tín lực, tàm, quý, tấn và tuệ. Năm căn này tương đối yếu trong tâm vị ấy: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Vì sự yếu kém của năm căn này, khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn. Như vậy là người khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn.
“And how, monks, does a person, with the breakup of the body, attain Nibbāna through volitional exertion? Here, a monk dwells contemplating the unattractiveness of the body … and the perception of death is well established within him. He dwells relying upon these five powers of a trainee: the powers of faith … and wisdom. These five faculties are relatively feeble in him: the faculties of faith … and wisdom. Because of the feebleness of these five faculties, with the breakup of the body, he attains Nibbāna through volitional exertion. This is how a person, with the breakup of the body, attains Nibbāna through volitional exertion.
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn? Ở đây, vị Tỷ-kheo xa lánh dục lạc, xa lánh các bất thiện pháp, vị Tỷ-kheo chứng và trú Sơ thiền... Tứ thiền. Vị ấy sống dựa vào năm lực của bậc hữu học: tín lực... và tuệ. Năm căn này hết sức vững mạnh trong tâm vị ấy: tín... và tuệ. Vì sức mạnh của năm căn này, ngay trong đời hiện tại vị ấy chứng được Vô hành Niết-bàn. Như vậy là người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn.
“And how, monks, does a person, in this very life, attain Nibbāna without volitional exertion? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a monk enters and dwells in the first jhāna … the fourth jhāna. He dwells relying upon these five powers of a trainee: the powers of faith… and wisdom. These five faculties are extremely strong in him: the faculties of faith … and wisdom. Because of the strength of these five faculties, in this very life he attains Nibbāna without volitional exertion. This is how a person, in this very life, attains Nibbāna without volitional exertion.
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chứng được Vô hành Niết-bàn khi thân hoại mạng chung? Ở đây, vị Tỷ-kheo xa lánh dục lạc, xa lánh các bất thiện pháp, vị Tỷ-kheo chứng và trú Sơ thiền... Tứ thiền. Vị ấy sống dựa vào năm lực của bậc hữu học: tín lực... và tuệ. Năm căn này tương đối yếu trong tâm vị ấy: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Vì sự yếu kém của năm căn này, khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn. Như vậy là người khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.
“And how, monks, does a person, with the breakup of the body, attain Nibbāna without volitional exertion? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a monk enters and dwells in the first jhāna … the fourth jhāna. He dwells relying upon these five powers of a trainee: the powers of faith … and wisdom. These five faculties are relatively feeble in him: the faculties of faith … and wisdom. Because of the feebleness of these five faculties, with the breakup of the body, he attains Nibbāna without volitional exertion. This is how a person, with the breakup of the body, attains Nibbāna without volitional exertion.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn hạng người có mặt trong đời này.
“These, monks, are the four kinds of persons found existing in the world.”
(Tăng Chi BK II, Ch. XVII, Phẩm Đạo Hành: (IX)(169) Với Một Vài Nỗ Lực, tr. 111-113)
(AN 4:169; II 155–56)
(3) Sáu minh phần pháp (Sáu pháp dự phần vào minh kiến)
(3) Six Things that Partake of True Knowledge
Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ tại Vương Xá (Rājagaha), ở Trúc Lâm (Bamboo Grove) thuộc Khu Nuôi Dưỡng Sóc (Squirrel Sanctuary). Lúc bấy giờ, cư sĩ Dighāvu bị bệnh, đau đớn, ốm nặng. Rồi cư sĩ Dighāvu thưa với cha là gia chủ Jotika rằng: “Thưa cha, hãy đi đến Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa rằng: ‘Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dighāvu đang bị ốm, đau đớn, bệnh rất nặng; xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.’ Rồi cha thưa như sau: ‘Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn vì lòng từ bi đi đến nhà cư sĩ Dighāvu.’”
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion the lay follower Dīghāvu was sick, afflicted, gravely ill. Then the lay follower Dīghāvu addressed his father, the householder Jotika, thus: “Come, householder, approach the Blessed One, pay homage to him in my name with your head at his feet, and say: ‘Venerable sir, the lay follower Dīghāvu is sick, afflicted, gravely ill; he pays homage to the Blessed One with his head at the Blessed One’s feet.’ Then say: ‘It would be good, venerable sir, if the Blessed One would come to the residence of the lay follower Dīghāvu out of compassion.’”
“Được, con thân yêu”, gia chủ Jotika trả lời, và đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, rồi ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn những lời như Dighāvu đã nhờ ông trình lại. Thế Tôn nhận lời bằng cách im lặng.
“Yes, dear,” the householder Jotika replied, and he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and delivered his message. The Blessed One consented by silence.
Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của cư sĩ Dighāvu. Rồi Ngài ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn và nói với Dighāvu:
Then the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, went to the residence of the lay follower Dīghāvu. He then sat down in the appointed seat and said to the lay follower Dīghāvu:
– Này Dighāvu, ta hy vọng ông chịu đựng được, ta hy vọng ông cảm thấy khá hơn. Ta hy vọng cảm thọ đau đớn của ông đang giảm bớt và không gia tăng, và ông đã cảm thấy giảm bớt đau đớn, chứ không gia tăng.
“I hope you are bearing up, Dīghāvu, I hope you are getting better. I hope your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is to be discerned.”
– Bạch Thế Tôn, con không chịu đựng được, con không cảm thấy khá hơn. Cảm thọ đau đớn mãnh liệt đang gia tăng trong con, chứ không giảm bớt, và con đang cảm thấy nó gia tăng, chứ không giảm bớt.
“Venerable sir, I am not bearing up, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be discerned.”
– Vậy thì, này Dighāvu, ông hãy luyện tập như thế này: “Ta sẽ thành tựu niềm tin bất động đối với Đức Phật, Pháp và Tăng, là những vị thành tựu các giới đức được các bậc Thánh tôn trọng, không bị bẻ gãy, không bị xé rách, không bị ô nhiễm, không bị phá hoại, được người trí ca ngợi, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định.” Ông phải tự luyện tập như vậy.
“Therefore, Dīghāvu, you should train yourself thus: ‘I will be one who has confirmed confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Saṅgha, and who observes the moral virtues dear to the noble ones, unbroken, untorn, unblemished, unmottled, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration.’ It is in such a way that you should train yourself.”
– Bạch Thế Tôn, đối với bốn chi phần đưa đến quả Dự Lưu như Thế Tôn đã dạy, các pháp ấy đã có trong con, và con đã sống đúng như các pháp ấy. Bạch Thế Tôn, con đã thành tựu lòng tin bất động đối với Phật, Pháp và Tăng, và con đã thành tựu các giới đức được các bậc Thánh tôn trọng.
“Venerable sir, as to these four factors of stream-entry that have been taught by the Blessed One, these things exist in me, and I live in conformity with those things. For, venerable sir, I have confirmed confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Saṅgha, and I observe the moral virtues dear to the noble ones.”
– Vậy thì, này Dighāvu, đã an trú trong bốn chi phần đưa đến quả Dự Lưu, ông hãy tu tập thêm sáu pháp dự phần vào minh kiến. Ở đây, này Dighāvu, hãy trú và quán vô thường trong tất cả các hành, quán khổ trong tất cả những gì vô thường, quán vô ngã trong tất cả những gì là khổ, quán từ bỏ, quán ly tham, quán đoạn diệt. (32) Ông phải tự luyện tập như vậy.
“Therefore, Dīghāvu, established upon these four factors of stream-entry, you should develop further six things that partake of true knowledge. Here, Dīghāvu, dwell contemplating impermanence in all formations, perceiving suffering in what is impermanent, perceiving nonself in what is suffering, perceiving abandonment, perceiving fading away, perceiving cessation.32 It is in such a way that you should train yourself.”
– Bạch Thế Tôn, đối với sáu pháp dự phần vào minh kiến như Thế Tôn đã dạy, các pháp ấy đã có trong con, và con đã sống đúng như các pháp ấy. Bạch Thế Tôn, con đã trú và quán vô thường trong tất cả các hành, quán khổ trong tất cả những gì vô thường, quán vô ngã trong tất cả những gì là khổ, quán từ bỏ, quán ly tham, quán đoạn diệt. Tuy vậy, bạch Thế Tôn, con hy vọng sau khi con qua đời, cha của con sẽ không phải đau khổ.
“Venerable sir, as to these six things that partake of true knowledge that have been taught by the Blessed One, these things exist in me, and I live in conformity with those things. For, venerable sir, I dwell contemplating impermanence in all formations, perceiving suffering in what is impermanent, perceiving nonself in what is suffering, perceiving abandonment, perceiving fading away, perceiving cessation. However, venerable sir, I hope that after I expire, my father won’t be distressed.”
– Dighāvu thân yêu, con đừng quan tâm đến điều ấy. Giờ đây, này Dighāvu thân yêu, con hãy chú tâm lắng nghe những gì Thế Tôn đang nói với con.
“Don’t be concerned about this, dear Dīghāvu. Come now, dear Dīghāvu, pay close attention to what the Blessed One is saying to you.”
Rồi Thế Tôn, sau khi đã giảng dạy như vậy cho cư sĩ Dighāvu, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi không bao lâu sau khi Thế Tôn ra đi, cư sĩ Dighāvu liền qua đời.
Then the Blessed One, having given this exhortation to the lay follower Dīghāvu, rose from his seat and departed. Then, not long after the Blessed One had left, the lay follower Dīghāvu died.
Rồi một số Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên, và bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dighāvu đã qua đời. Cư sĩ ấy đã đi về đâu? Cư sĩ ấy tái sanh ở nơi nào?”
Then a number of monks approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said: “Venerable sir, the lay follower Dīghāvu has died. What is his destination? Where was he reborn?”
– Này các Tỷ-kheo, cư sĩ Dighāvu là người có trí. Cư sĩ đã tu tập theo đúng Chánh pháp và đã không làm ta phiền lòng về Giáo pháp. Với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, cư sĩ Dighāvu đã được hóa sanh (tái sanh tự nhiên) và các cõi trời Tịnh Cư Thiên, và sẽ chứng đắc Niết-bàn tại đó, không còn trở lại cõi đời này nữa.
“Monks, the lay follower Dīghāvu was wise. He practiced in accordance with the Dhamma and did not trouble me on account of the Dhamma. With the utter destruction of the five lower fetters, the lay follower Dīghāvu has become one of spontaneous birth [in the pure abodes], due to attain Nibbāna there without returning from that world.”
(Tương Ưng BK V, Ch. 11: Tương Ưng Dự Lưu - I, Phẩm Veludvara -3.III. Dighāvu, tr. 504-508)
(SN 55:3; V 344–46)
(4) Năm hạng Bất Lai
(4) Five Kinds of Nonreturners
– Này các Tỷ-kheo, khi bảy giác chi được phát triển và tu tập như vậy, thì chúng ta có thể mong đợi bảy quả hoặc bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả hoặc bảy lợi ích?
“Monks, when these seven factors of enlightenment have been developed and cultivated in this way, seven fruits and benefits may be expected. What are the seven fruits and benefits?
Vị Tỷ-kheo thành tựu được thắng trí (về quả vị A-la-hán) ngay trong đời hiện tại.
“One attains final knowledge (of arahantship) early in this very life.
Nếu vị Tỷ-kheo không thành tựu được thắng trí ngay trong đời hiện tại, thì vị ấy sẽ chứng được thắng trí lúc mệnh chung.
“If one does not attain final knowledge early in this very life, then one attains final knowledge at the time of death.
Nếu vị Tỷ-kheo không thành tựu được thắng trí ngay trong đời hiện tại hoặc lúc mệnh chung, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Bát-niết-bàn (33).
“If one does not attain final knowledge early in this very life or at the time of death, then with the utter destruction of the five lower fetters one attains Nibbāna in the interval.33
Nếu vị Tỷ-kheo không thành tựu được thắng trí ngay trong đời hiện tại...hoặc chứng được Trung gian Bát-niết-bàn, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Tổn hại Bát- niết-bàn.
“If one does not attain final knowledge early in this very life … or attain Nibbāna in the interval, then with the utter destruction of the five lower fetters one attains Nibbāna upon landing.
Nếu vị Tỷ-kheo không thành tựu được thắng trí ngay trong đời hiện tại... hoặc chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Vô hành Bát-niết-bàn.
“If one does not attain final knowledge early in this very life … or attain Nibbāna upon landing, then with the utter destruction of the five lower fetters one attains Nibbāna without volitional exertion.
Nếu vị Tỷ-kheo không thành tựu được thắng trí ngay trong đời hiện tại... hoặc chứng được Vô hành Bát-niết-bàn, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn.’
“If one does not attain final knowledge early in this very life … or attain Nibbāna without volitional exertion, then with the utter destruction of the five lower fetters one attains Nibbāna with volitional exertion.
Nếu vị Tỷ-kheo không thành tựu được thắng trí ngay trong đời hiện tại... hoặc chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy sẽ được tiến lên, hướng đến cảnh giới Sắc Cứu Cánh Thiên.
“If one does not attain final knowledge early in this very life … or attain Nibbāna with volitional exertion, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes one bound upstream, heading toward the Akaniṭṭha realm.
– Này các Tỷ-kheo, khi bảy giác chi được phát triển và tu tập như vậy, thì chúng ta có thể mong đợi bảy quả hoặc bảy lợi ích như thế.
“When, monks, the seven factors of enlightenment have been developed and cultivated in this way, these seven fruits and benefits may be expected.”
(Tương Ưng BK V, Ch. II: Tương Ưng Giác Chi - I, Phẩm Núi - 3. Giới, tr. 109-111)
(SN 46:3; V 69–70)
4. BẬC A-LA-HÁN
4. THE ARAHANT
(1) Đoạn trừ ngã mạn về “Tôi là”
(1) Removing the Residual Conceit “I Am”
Một thời, một số Tỷ-kheo Trưởng lão sống ở Kosambī, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giở Tôn giả Khemaka đang cư trú tại Vườn Jujube Tree, bị ốm, đau đớn, bệnh rất nặng.
On one occasion a number of elder monks were dwelling at Kosambī in Ghosita’s Park. Now on that occasion the Venerable Khemaka was living at Jujube Tree Park, sick, afflicted, gravely ill.
Rồi vào buổi chiều, các Tỷ-kheo trưởng lão bước ra khỏi chỗ tịnh cư và nói với Tôn Dāsaka như vầy:
Then, in the evening, those elder monks emerged from seclusion and addressed the Venerable Dāsaka thus:
– Này hiền giả Dāsaka, hãy đến gặp Tỷ-kheo Khemaka và nói với Tỷ-kheo rằng: “Các vị Trưởng lão nói với hiền giả như sau: ‘Này hiền giả Khemaka, hiền giả có chịu đựng được không, chúng tôi hy vọng hiền giả cảm thấy khá hơn. Chúng tôi hy vọng cảm thọ đau đớn của hiền giả đang giảm bớt và không gia tăng, và hiền giả đã cảm thấy giảm bớt đau đớn, chứ không gia tăng.’”
“Come, friend Dāsaka, approach the monk Khemaka and say to him: ‘The elders say to you, friend Khemaka: We hope that you are bearing up, friend, we hope that you are getting better. We hope that your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is to be discerned.’”
– Vâng, thưa hiền giả, Tôn giả Dāsaka trả lời, và đi đến chỗ Tôn giả Khemaka, chuyển lời thăm hỏi của các vị Trưởng lão.
“Yes, friends,” the Venerable Dāsaka replied, and he approached the Venerable Khemaka and delivered his message.
[Tôn giả Khemaka trả lời:]
[The Venerable Khemaka answered:]
– Thưa hiền giả, tôi không chịu đựng được, tôi không cảm thấy khá hơn. Cảm thọ đau đớn mãnh liệt đang gia tăng trong tôi, chứ không giảm bớt, và tôi đang cảm thấy nó gia tăng, chứ không giảm bớt.
“I am not bearing up, friend, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be discerned.”
Rồi Tôn giả Dāsaka trở về chỗ các vị Trưởng lão, tường thuật lại những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Các vị Trưởng lão nói với Tôn giả:
Then the Venerable Dāsaka approached the elder monks and reported what the Venerable Khemaka had said. They told him:
“Này hiền giả Dāsaka, hãy đến gặp Tỷ-kheo Khemaka và nói với Tỷ-kheo rằng: “Các vị Trưởng lão nói với hiền giả như sau: ‘Này hiền giả Khemaka, Thế Tôn đã nói đến năm thủ uẩn, đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong năm thủ uẩn này, hiền giả Khemaka có xem cái nào là tự ngã hay thuộc về tự ngã không?’”
“Come, friend Dāsaka, approach the monk Khemaka and say to him: ‘The elders say to you, friend Khemaka: These five aggregates subject to clinging have been spoken of by the Blessed One; that is, form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. Does the Venerable Khemaka regard anything as self or as belonging to self among these five aggregates subject to clinging?’”
– Vâng, thưa hiền giả, Tôn giả Dāsaka trả lời, và đi đến chỗ Tôn giả Khemaka, chuyển lời của các vị Trưởng lão.
“Yes, friends,” the Venerable Dāsaka replied, and he approached the Venerable Khemaka and delivered his message.
[Tôn giả Khemaka trả lời:]
[The Venerable Khemaka replied:]
– Thế Tôn đã nói đến năm thủ uẩn; đó là, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong năm thủ uẩn này, tôi không xem cái nào là tự ngã hay thuộc về tự ngã.
“These five aggregates subject to clinging have been spoken of by the Blessed One; that is, form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. Among these five aggregates subject to clinging, I do not regard anything as self or as belonging to self.”
Rồi Tôn giả Dāsaka trở về chỗ các vị Trưởng lão, tường thuật lại những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Các vị Trưởng lão nói với Tôn giả:
Then the Venerable Dāsaka approached the elder monks and reported what the Venerable Khemaka had said. They replied:
“Này hiền giả Dāsaka, hãy đến gặp Tỷ-kheo Khemaka và nói với Tỷ-kheo rằng: ‘Nếu trong năm thủ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hiền giả Khemaka không xem cái nào là tự ngã hay thuộc về tự ngã, thì hiền giả là một bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận.’” (34)
“Come, friend Dāsaka, approach the monk Khemaka and say to him: If the Venerable Khemaka does not regard anything among these five aggregates as self or as belonging to self, then he is an arahant, one whose taints are destroyed.’”34
–Vâng, thưa hiền giả, Tôn giả Dāsaka trả lời, và đi đến chỗ Tôn giả Khemaka, chuyển lời của các vị Trưởng lão.
“Yes, friends,” the Venerable Dāsaka replied, and he approached the Venerable Khemaka and delivered his message.
[Tôn giả Khemaka trả lời:]
[The Venerable Khemaka replied:]
– Thế Tôn đã nói đến năm thủ uẩn; đó là, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong năm thủ uẩn này, tôi không xem cái nào là tự ngã hay thuộc về tự ngã, tuy nhiên tôi chưa phải là một bậc A-la-hán, một vị đã đoạn tận các lậu hoặc. Thưa chư hiền, ý niệm về ‘Tôi là’ vẫn chưa tan biến trong tôi đối với năm thủ uẩn, nhưng tôi không xem bất cứ cái nào [trong năm thủ uẩn ấy] như ‘Đây là tôi.’” (35)
“These five aggregates subject to clinging have been spoken of by the Blessed One; that is, form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. I do not regard anything among these five aggregates subject to clinging as self or as belonging to self, yet I am not an arahant, one whose taints are destroyed. Friends, [the notion] ‘I am’ has not yet vanished in me in relation to these five aggregates subject to clinging, but I do not regard [anything among them] as ‘This I am.’”35
Rồi Tôn giả Dāsaka trở về chỗ các vị Trưởng lão, tường thuật lại những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Các vị Trưởng lão nói với Tôn giả:
Then the Venerable Dāsaka approached the elder monks and reported what the Venerable Khemaka had said. They replied:
– Này hiền giả Dāsaka, hãy đến gặp Tỷ-kheo Khemaka và nói với Tỷ-kheo rằng: “Này hiền giả Khemaka, các vị Trưởng lão nói với hiền giả rằng: ‘Khi hiền giả nói đến ‘Tôi là’– ý hiền giả muốn nói đến cái gì? Có phải hiền giả nói về sắc như là ‘Tôi là sắc’ hoặc ‘Tôi là khác với sắc’? Có phải hiền giả nói về thọ... về tưởng... về hành... về thức... như là ‘Tôi là thức’ hoặc ‘Tôi là khác với thức’? Này hiền giả Khemaka, khi hiền giả nói ‘Tôi là’, ý hiền giả muốn nói cái gì?’”
“Come, friend Dāsaka, approach the monk Khemaka and say to him: ‘The elders say to you, friend Khemaka: Friend Khemaka, when you speak of this “I am”—what is it that you speak of as “I am”? Do you speak of form as “I am,” or do you speak of “I am” apart from form? Do you speak of feeling … of perception … of volitional formations … of consciousness as “I am,” or do you speak of “I am” apart from consciousness? When you speak of this “I am,” friend Khemaka, what is it that you speak of as “I am”?’”
– Vâng, thưa hiền giả, Tôn giả Dāsaka trả lời, và đi đến chỗ Tôn giả Khemaka, chuyển lời của các vị Trưởng lão.
“Yes, friends,” the Venerable Dāsaka replied, and he approached the Venerable Khemaka and delivered his message.
– Này hiền giả Dāsaka, thôi đủ rồi! Tại sao cứ chạy qua chạy lại như thế? Hãy đem cho tôi cây gậy. Tôi sẽ tự mình đi đến gặp các vị Trưởng lão.
“Enough, friend Dāsaka! Why keep running back and forth? Bring me my staff, friend. I’ll go to the elder monks myself.”
Rồi Tôn giả Khemaka chống gậy đi đến chỗ các vị Trưởng lão, trao đổi lời chào đón hỏi thăm; và ngồi xuống một bên. Các vị Trưởng lão nói với Tôn giả: “Này hiền giả Khemaka, Khi hiền giả nói đến ‘Tôi là’... ý hiền giả muốn nói đến cái gì?”
Then the Venerable Khemaka, leaning on his staff, approached the elder monks, exchanged greetings with them, and sat down to one side. The elder monks then said to him: “Friend Khemaka, when you speak of this ‘I am’ … what is it that you speak of as ‘I am’?”
– Thưa chư hiền, tôi không nói về sắc như ‘Tôi là sắc’ hoặc ‘Tôi là khác với sắc’... Tôi không nói về thọ như ‘Tôi là thọ’... hoặc về tưởng như ‘Tôi là tưởng’... hoặc về hành như ‘Tôi là hành’... hoặc về thức như ‘Tôi là thức’ hoặc ‘Tôi là khác với thức.’ Thưa chư hiền, mặc dù ý niệm về ‘Tôi là’ vẫn chưa tan biến trong tôi đối với năm thủ uẩn, nhưng tôi không xem bất cứ cái nào [trong năm thủ uẩn ấy] như ‘Đây là tôi.’
“Friends, I do not speak of form as ‘I am,’ nor do I speak of ‘I am’ apart from form. I do not speak of feeling as ‘I am’ … nor of perception as ‘I am’ … nor of volitional formations as ‘I am’ … nor of consciousness as ‘I am,’ nor do I speak of ‘I am’ apart from consciousness. Friends, although [the notion] ‘I am’ has not yet vanished in me in relation to these five aggregates subject to clinging, still I do not regard [anything among them] as ‘This I am.’
– Thưa chư hiền, giả sử với hương thơm của hoa sen trắng, hồng hay xanh. Nếu có người nói: ‘Hương này thuộc về cánh hoa’, hoặc ‘hương này thuộc về thân hoa’, hoặc ‘hương này thuộc về nhụy hoa’, nói như vậy có đúng không?
“Suppose, friends, there is the scent of a blue, red, or white lotus. Would one be speaking rightly if one would say, ‘The scent belongs to the petals,’ or ‘The scent belongs to the stalk,’ or ‘The scent belongs to the pistils’?”
– Thưa hiền giả, không đúng.
“No, friend.”
– Thưa chư hiền, vậy làm thế nào để trả lời một cách đúng đắn?
“And how, friends, should one answer if one is to answer rightly?”
– Thưa hiền giả, để trả lời đúng đắn, người ta phải trả lời là: ‘Hương thuộc về hoa.’
“Answering rightly, friend, one should answer: ‘The scent belongs to the flower.’”
– Cũng vậy, thưa chư hiền, tôi không nói về sắc như ‘Tôi là sắc’ hoặc ‘Tôi là khác với sắc’... Tôi không nói về thọ như ‘Tôi là thọ’... hoặc về tưởng như ‘Tôi là tưởng’... hoặc về hành như ‘Tôi là hành’... hoặc về thức như ‘Tôi là thức’ hoặc ‘Tôi là khác với thức.’ Thưa chư hiền, mặc dù ý niệm về ‘Tôi là’ vẫn chưa tan biến trong tôi đối với năm thủ uẩn, nhưng tôi không xem bất cứ cái nào [trong năm thủ uẩn ấy] như ‘Đây là tôi.’
“So too, friends, I do not speak of form as ‘I am,’ nor do I speak of ‘I am’ apart from form. I do not speak of feeling as ‘I am’ … nor of perception as ‘I am’ … nor of volitional formations as ‘I am’ … nor of consciousness as ‘I am,’ nor do I speak of ‘I am’ apart from consciousness. Friends, although [the notion] ‘I am’ has not yet vanished in me in relation to these five aggregates subject to clinging, still I do not regard [anything among them] as ‘This I am.’
– Thưa chư hiền, mặc dù một vị Thánh đệ tử đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, tuy nhiên, đối với năm thủ uẩn, trong tâm vị ấy vẫn còn vướng chút tàn dư của ngã mạn ‘Tôi là’, vẫn còn tàn dư của ham muốn ‘Tôi là’, còn một chút tàn dư tiềm ẩn ‘Tôi là’ vẫn chưa được nhổ tận gốc. Vị ấy sau một thời gian sống và quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn: ‘Đây là sắc, đây là nguồn gốc của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc; đây là thọ... đây là tưởng... đây là hành... đây là thức, đây là nguồn gốc của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.’ Trong khi vị ấy sống và quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn, tàn dư của ngã mạn ‘Tôi là’, tàn dư của ham muốn ‘Tôi là’, tàn dư tiềm ẩn ‘Tôi là’ chưa được nhổ tận gốc - nay đến lúc được nhổ sạch.
“Friends, even though a noble disciple has abandoned the five lower fetters, still, in relation to the five aggregates subject to clinging, there lingers in him a residual conceit ‘I am,’ a desire ‘I am,’ an underlying tendency ‘I am’ that has not yet been uprooted. Sometime later he dwells contemplating rise and fall in the five aggregates subject to clinging: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away.’ As he dwells thus contemplating rise and fall in the five aggregates subject to clinging, the residual conceit ‘I am,’ the desire ‘I am,’ the underlying tendency ‘I am’ that had not yet been uprooted—this comes to be uprooted.
– Thưa chư hiền, giả sử có một tấm vải bẩn với nhiều vết dơ, chủ nhân tấm vải giao nó cho người thợ giặt. Người thợ giặt nhồi đập nó bằng nước muối, nước tro hay nước phân bò, rồi xả nó với nước sạch. Mặc dù tấm vải ấy đã sạch sẽ, nó vẫn còn sót lại một chút mùi muối, tro hay phân bò chưa hoàn toàn mất hẳn. Người thợ giặt giao lại tấm vải cho chủ nhân. Người chủ đem cất nó trong một cái tủ có ướp hương thơm, và những tàn dư của mùi muối, tro hay phân bò chưa mất hẳn sẽ được tan biến. (36)
“Suppose, friends, a cloth has become soiled and stained, and its owners give it to a laundryman. The laundryman would scour it evenly with cleaning salt, lye, or cow dung, and rinse it in clean water. Even though that cloth would become pure and clean, it would still retain a residual smell of cleaning salt, lye, or cow dung that had not yet vanished. The laundryman would then give it back to the owners. The owners would put it in a sweet-scented chest, and the residual smell of cleaning salt, lye, or cow dung that had not yet vanished would vanish.36
– Cũng vậy, thưa chư hiền, mặc dù một vị Thánh đệ tử đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, tuy nhiên, đối với năm thủ uẩn, trong tâm vị ấy vẫn còn vướng chút tàn dư của ngã mạn ‘Tôi là’, vẫn còn tàn dư của ham muốn ‘Tôi là’, còn một chút tàn dư tiềm ẩn ‘Tôi là’ vẫn chưa được nhổ tận gốc... Trong khi vị ấy sống và quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn, tàn dư của ngã mạn ‘Tôi là’, tàn dư của ham muốn ‘Tôi là’, tàn dư tiềm ẩn ‘Tôi là’ chưa được nhổ tận gốc - nay đến lúc được nhổ sạch.
“So too, friends, even though a noble disciple has abandoned the five lower fetters, still, in relation to the five aggregates subject to clinging, there lingers in him a residual conceit ‘I am,’ a desire ‘I am,’ an underlying tendency ‘I am’ that has not yet been uprooted…. As he dwells thus contemplating rise and fall in the five aggregates subject to clinging, the residual conceit ‘I am,’ the desire ‘I am,’ the underlying tendency ‘I am’ that had not yet been uprooted—this comes to be uprooted.”
Khi được nghe nói như vậy, các vị Trưởng lão nói với Tôn giả Khemaka: “Không phải chúng tôi hỏi vì muốn làm phiền hiền giả Khemaka, mà vì chúng tôi nghĩ rằng hiền giả Khemaka có thể giải thích, giảng dạy, tuyên thuyết, xác chứng, khai triển, phân tích và làm hiển lộ giáo lý của Thế Tôn với đầy đủ chi tiết. Và hiền giả Khemaka đã giải thích, giảng dạy, tuyên thuyết, xác chứng, khai triển, phân tích và làm hiển lộ giáo lý của Thế Tôn với đầy đủ chi tiết.”
When this was said, the elder monks said to the Venerable Khemaka: “We did not ask our questions in order to trouble the Venerable Khemaka, but we thought that the Venerable Khemaka would be capable of explaining, teaching, proclaiming, establishing, disclosing, analyzing, and elucidating the Blessed One’s teaching in detail. And the Venerable Khemaka has explained, taught, proclaimed, established, disclosed, analyzed, and elucidated the Blessed One’s teaching in detail.”
Vì thế, các vị Trưởng lão đã hoan hỷ tín thọ lời thuyết giảng của Tôn giả Khemaka. Trong khi lời dạy này được tuyên thuyết, tâm của sáu mươi vị Trưởng lão và Tôn giả Khemaka được giải thoát khỏi các lậu hoặc vì không còn chấp thủ.
Thus the elder monks were elated and delighted in the Venerable Khemaka’s statement. And while this discourse was being spoken, the minds of sixty elder monks and of the Venerable Khemaka were liberated from the taints by nonclinging.
(Tương Ưng BK III, Ch. IV, Phẩm Trưởng lão - VII. Khema, tr. 230-239)
(SN 22:89; III 126–32)
(2) Bậc hữu học và bậc A-la-hán
(2) The Trainee and the Arahant
Tại Kosambī, trong vườn Ghosita, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo như sau:
At Kosambī in Ghosita’s Park the Blessed One addressed the monks thus:
– Này các Tỷ-kheo, có một pháp môn theo đó một Tỷ-kheo hữu học (sekha), đứng trên cương vị của một bậc hữu học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc hữu học’, trong lúc một bậc vô học (asekha), trên cương vị của một bậc vô học, hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc vô học.’
“There is a method, monks, by means of which a monk who is a trainee, standing on the plane of a trainee, might understand: ‘I am a trainee,’ while a monk beyond training, standing on the plane of one beyond training, might understand: ‘I am one beyond training.’
– Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn theo đó một Tỷ-kheo hữu học, đứng trên cương vị của một bậc hữu học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc hữu học’?
“And what, monks, is the method by means of which a monk who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee’?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo hữu học hiểu rõ như thật: “Đây là khổ. Đây là nguồn gốc của khổ. Đây là sự đoạn diệt khổ. Đây là con đường đưa đến đoạn diệt khổ.” Đây là pháp môn theo đó một Tỷ-kheo hữu học, đứng trên cương vị của một bậc hữu học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc hữu học.’
“Here, monks, a monk who is a trainee understands as it really is: ‘This is suffering. This is the origin of suffering. This is the cessation of suffering. This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is a method by means of which a monk who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee.’
– Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo hữu học suy nghĩ như sau: “Ngoài Tăng chúng này, (37) có một Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể thuyết giảng Pháp đúng như thật, như chơn, đúng thực tế như Thế Tôn đã thuyết giảng?” Vị ấy hiểu rõ như sau: “Ngoài Tăng chúng này, không có một Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể thuyết giảng Pháp như thật, như chơn, đúng thực tế như Thế Tôn đã thuyết giảng.” Đây cũng là một pháp môn theo đó một Tỷ-kheo hữu học, đứng trên cương vị của một bậc hữu học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc hữu học.’
“Again, monks, a monk who is a trainee considers thus: ‘Is there outside here37 another ascetic or brahmin who teaches a Dhamma so real, true, and actual as the Blessed One does?’ He understands thus: ‘There is no other ascetic or brahmin outside here who teaches a Dhamma so real, true, and actual as the Blessed One does.’ This too is a method by means of which a monk who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee.’
– Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo hữu học hiểu rõ năm căn - tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Tuy vị ấy chưa tự thân trú và thông suốt về đích đến, về cao điểm, về quả, về mục tiêu tối hậu của năm căn; nhưng vị ấy đã nhìn xuyên suốt chúng với trí tuệ và đã thấy chúng rõ ràng. (38) Đây cũng là một pháp môn theo đó một Tỷ-kheo hữu học, đứng trên cương vị của một bậc hữu học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc hữu học.’
“Again, monks, a monk who is a trainee understands the five spiritual faculties—the faculties of faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. He does not yet dwell having contacted with the body that which is their destination, their culmination, their fruit, their final goal; but having pierced it through with wisdom, he sees.38 This too is a method by means of which a monk who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee.’
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn theo đó một Tỷ-kheo vô học, đứng trên cương vị của một bậc vô học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc vô học’? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo vô học hiểu rõ năm căn - tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị ấy tự thân trú và thông suốt về đích đến, về cao điểm, về quả, về mục tiêu tối hậu của năm căn; và vị ấy đã nhìn xuyên suốt chúng với trí tuệ và đã thấy chúng rõ ràng. Đây cũng là một pháp môn theo đó một Tỷ-kheo vô học, đứng trên cương vị của một bậc vô học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc vô học.’
“And what, monks, is the method by means of which a monk beyond training, standing on the plane of one beyond training, understands: ‘I am one beyond training’? Here, monks, a monk beyond training understands the five spiritual faculties—the faculties of faith … wisdom. He dwells having contacted with the body that which is their destination, their culmination, their fruit, their final goal; and having pierced it through with wisdom, he sees. This is a method by means of which a monk beyond training, standing on the plane of one beyond training, understands: ‘I am one beyond training.’
– Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo vô học hiểu rõ sáu căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn. Vị ấy hiểu rõ: “Sáu căn này sẽ đoạn diệt hoàn toàn không còn dấu vết, và sẽ không có sáu căn khác khởi lên ở bất cứ nơi đâu và bằng bất cứ cách nào.” Đây cũng là một pháp môn theo đó một Tỷ-kheo vô học, đứng trên cương vị của một bậc vô học, có thể hiểu rõ: ‘Tôi là một bậc vô học.’
“Again, monks, a monk beyond training understands the six faculties—the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty, the mind faculty. He understands: ‘These six faculties will cease completely and totally without remainder, and no other six faculties will arise anywhere in any way.’ This too is a method by means of which a monk beyond training, standing on the plane of one beyond training, understands: ‘I am one beyond training.’”
(Tương Ưng BK V, Ch. IV: Tương Ưng Căn - IV, Phẩm thứ sáu - 53.III- Hữu Học, tr. 357-359)
(SN 48:53: V 229–30)
(3) Vị Tỷ-kheo đã vất bỏ mọi chướng ngại
(3) A Monk Whose Crossbar Has Been Lifted
30. – Này các Tỷ-kheo, bậc A-la-hán được gọi là vị đã vất bỏ mọi chướng ngại, đã lấp đầy các thông hào, đã nhổ bật cột trụ, đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ lá cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, là vị không còn gì trói buộc.
30. “Monks, an arahant is called one whose crossbar has been lifted, whose trench has been filled in, whose pillar has been uprooted, one who has no bolt, a noble one whose banner is lowered, whose burden is lowered, who is unfettered.
31. – Và thế nào là bậc A-la-hán đã vất bỏ mọi chướng ngại? Ở đây, bậc A-la-hán đã đoạn trừ vô minh, đã cắt đứt nó tận gốc rễ, làm cho nó như cây tala bị chặt ngọn và vất bỏ, để cho nó không còn mọc lại được trong tương lai. Như vậy là bậc A-la-hán đã vất bỏ mọi chướng ngại.
31. “And how is the arahant one whose crossbar has been lifted? Here the arahant has abandoned ignorance, has cut it off at the root, made it like a palm stump, done away with it, so that it is no longer subject to future arising. That is how he is one whose crossbar has been lifted.
32. – Và thế nào là bậc A-la-hán đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, bậc A-la-hán đã đoạn trừ vòng luân hồi, quá trình tái sanh, đã cắt đứt nó tận gốc rễ... để cho nó không còn mọc lại được trong tương lai. Như vậy là bậc A-la-hán là đã lấp đầy các thông hào.
32. “And how is the arahant one whose trench has been filled in? Here the arahant has abandoned the round of rebirths, the process of renewed existence, has cut it off at the root … so that it is no longer subject to future arising. That is how he is one whose trench has been filled in.
33. – Và thế nào là bậc A-la-hán đã nhổ bật cột trụ? Ở đây, bậc A-la-hán đã đoạn trừ khát ái, đã cắt đứt nó tận gốc rễ... để cho nó không còn mọc lại được trong tương lai. Như vậy là bậc A-la-hán là đã nhổ bật cột trụ.
33. “And how is the arahant one whose pillar has been uprooted? Here the arahant has abandoned craving, has cut it off at the root … so that it is no longer subject to future arising. That is how he is one whose pillar has been uprooted.
34. – Và thế nào là bậc A-la-hán đã mở tung các lề khóa? Ở đây, bậc A-la-hán đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt đứt chúng tận gốc rễ... để cho chúng không còn mọc lại được trong tương lai. Như vậy là bậc A-la-hán là đã mở tung các lề khóa.
34. “And how is the arahant one who has no bolt? Here the monk has abandoned the five lower fetters, has cut them off at the root … so that they are no longer subject to future arising. That is how he is one who has no bolt.
35. – Và thế nào là bậc A-la-hán là bậc Thánh đã hạ lá cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, là vị không còn gì trói buộc? Ở đây, bậc A-la-hán đã đoạn trừ ngã mạn ‘Tôi là’, đã cắt đứt nó tận gốc rễ... để cho nó không còn mọc lại được trong tương lai. Như vậy là bậc A-la-hán đã hạ lá cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, là vị không còn gì trói buộc.
35. “And how is the arahant a noble one whose banner is lowered, whose burden is lowered, who is unfettered? Here the arahant has abandoned the conceit ‘I am,’ has cut it off at the root … so that it is no longer subject to future arising. That is how he is a noble one whose banner is lowered, whose burden is lowered, who is unfettered.”
(Trung BK I, Kinh 22: Kinh Ví Dụ Con Rắn - tr. 316-317)
(from MN 22: Alagaddūpama Sutta; I 139–40)
(4) Chín việc một bậc A-la-hán không thể làm
(4) Nine Things an Arahant Cannot Do
– Trong quá khứ cũng như hiện tại, Ta tuyên bố rằng một vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc - là vị đã sống đời phạm hạnh, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục tiêu của mình, đã hoàn toàn đoạn trừ các kiết sử về hiện hữu, đã được giải thoát nhờ thắng trí - không thể vi phạm chín việc này: Vị ấy không thể sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, cố ý nói láo, nói những lời phù phiếm để mua vui như khi vị ấy còn là gia chủ sống trong gia đình; hơn nữa, vị ấy không thể hành động bất thiện do bởi tham dục, sân hận, si mê hay sợ hãi. Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, ta tuyên bố rằng một vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán không thể vi phạm chín việc này.
“In the past, and also now, I declare that a monk who is an arahant with taints destroyed—one who has lived the spiritual life, done his task, laid down the burden, attained his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and become liberated by final knowledge—is incapable of transgression in regard to nine things: he is incapable of destroying life, of taking what is not given, of engaging in the sexual act, of telling a deliberate lie, and of making use of stored-up enjoyments as he did in the past when he was a householder; further, he is incapable of taking a wrong course of action on account of desire, on account of hatred, on account of delusion, or on account of fear. In the past, and also now, I declare that a monk who is an arahant is incapable of transgression in regard to these nine things.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. 9-I, Phẩm Chánh Giác - (VII) (7) Du sĩ Sutava, tr. 90-95)
(from AN 9:7; IV 370–71)
(5) Tâm bất động
(5) A Mind Unshaken
[Tôn giả Sāriputta nói]
[The Venerable Sāriputta said:]
– Này hiền giả, khi một vị Tỳ kheo có tâm giải thoát như vậy, ngay cả nếu các sắc mạnh mẽ do mắt nhận thức đi vào tầm mắt của vị ấy, chúng vẫn không ám ảnh tâm của vị ấy; tâm vị ấy vẫn không bị ô nhiễm, vẫn vững chãi, không bị lay động, và vị ấy quán sự đoạn diệt của chúng. Ngay cả nếu các âm thanh mạnh mẽ do tai nhận thức... nếu các hương mạnh mẽ do mũi nhận thức... các vị mạnh mẽ do lưỡi nhận thức... các xúc chạm mạnh mẽ do thân nhận thức... các pháp mạnh mẽ do thức nhận biết đi vào tâm của vị ấy; chúng vẫn không ám ảnh tâm của vị ấy; tâm vị ấy vẫn không bị ô nhiễm, vẫn vững chãi, không bị lay động, và vị ấy quán sự đoạn diệt của chúng. Này hiền giả, giả sử có một trụ đá cao mười sáu thước, tám thước chôn sâu dưới đất và tám thước lộ trên mặt đất. Rồi một cơn bão đến từ phương Đông: trụ đá vẫn không rung động, vẫn không lay động, vẫn không rung chuyển. Rồi một cơn bão đến từ phương Bắc... đến từ phương Tây... đến từ phương Nam: trụ đá vẫn không rung động, vẫn không lay động, vẫn không rung chuyển. Vì sao? Bởi vì độ sâu của phẩn nền móng và vì trụ đá đã được chôn sâu. Cũng vậy đối với một vị Tỳ kheo có tâm giải thoát như thế, ngay cả nếu các sắc trần (đối tượng của các giác quan) mạnh mẽ đi vào tầm nhận thức của vị ấy, chúng vẫn không ám ảnh tâm của vị ấy; tâm vị ấy vẫn không bị ô nhiễm, vẫn vững chãi, không bị lay động, và vị ấy quán sự đoạn diệt của chúng.
“When, friend, a monk is thus liberated in mind, even if powerful forms cognizable by the eye come into range of his eye, they do not obsess his mind; his mind remains uncontaminated, steady, attained to imperturbability, and he contemplates their fall. Even if powerful sounds cognizable by the ear … smells cognizable by the nose … flavors cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body … mental phenomena cognizable by the mind come into range of his mind, they do not obsess his mind; his mind remains uncontaminated, steady, attained to imperturbability, and he contemplates their fall. Suppose, friend, there were a stone pillar sixteen meters long, eight meters sunk in the ground and eight meters above the ground. Then a powerful rainstorm would come from the east: the pillar would not budge, would not shake, would not tremble. Then a powerful rainstorm would come from the north … from the west … from the south: the pillar would not budge, would not shake, would not tremble. Why not? Because of the depth of the base and because the stone pillar has been deeply planted. So too for a monk thus liberated in mind, if powerful sense objects come into range, they do not obsess his mind; his mind remains uncontaminated, steady, attained to imperturbability, and he contemplates their fall.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. 9-III, Phẩm Chỗ cư trú của các hữu tình - VI (26) Trụ đá, tr. 146-148)
(from AN 9:26; IV 404–5)
(6) Mười sức mạnh (thập lực) của một Tỷ-kheo A-la-hán
(6) The Ten Powers of an Arahant Monk
Thế Tôn hỏi Tôn giả Sāriputta:
The Buddha asked the Venerable Sāriputta:
– Này Sāriputta, một Tỷ-kheo A-la-hán có bao nhiêu sức mạnh để có thể tuyên bố là đã đoạn tận các lậu hoặc?
“How many powers does an arahant monk have, Sāriputta, possessing which he claims that he has attained the destruction of the taints?”
– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo A-la-hán có mười sức mạnh để có thể tuyên bố là đã đoạn tận các lậu hoặc. Thế nào là mười?
“The arahant monk has ten powers, venerable sir, possessing which he claims that he has attained the destruction of the taints. What ten?
Ở đây, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo A-la-hán đã khéo thấy như thật với chánh tri rằng các hành là vô thường. Đây là một sức mạnh của một vị Tỷ-kheo A-la-hán nhờ vậy vị ấy tuyên bố là đã đoạn tận các lậu hoặc.
“Here, venerable sir, for an arahant monk all formations have been well seen as they really are with correct wisdom as impermanent. This is a power of an arahant monk on the basis of which he claims that he has attained the destruction of the taints.
– Lại nữa, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo A-la-hán đã khéo thấy như thật với chánh tri rằng các dục lạc giác quan giống như hố than hừng cháy. Đây cũng là một sức mạnh của một vị Tỷ-kheo A-la-hán...
“Again, venerable sir, for an arahant monk sensual pleasures have been well seen as they really are with correct wisdom as similar to a charcoal pit. This too is a power of an arahant monk …
– Lại nữa, bạch Thế Tôn, tâm của một vị Tỷ-kheo A-la-hán thiên về, xuôi về, hướng về viễn ly; trú vào viễn ly, thích thú từ bỏ, và hoàn toàn chấm dứt tất cả các pháp làm nền tảng cho các lậu hoặc. Đây cũng là một sức mạnh của một vị Tỷ-kheo A-la-hán...
“Again, venerable sir, the mind of an arahant monk slants, slopes, and inclines to seclusion; it dwells in seclusion, delights in renunciation, and is entirely finished with all things that are a basis for the taints. This too is a power of an arahant monk.…
– Lại nữa, bạch Thế Tôn, đối với một vị Tỷ-kheo A-la-hán, Tứ niệm xứ đã được phát triển đến mức khéo tu tập. Đây cũng là một sức mạnh của một vị Tỷ-kheo A-la-hán...
“Further, venerable sir, for an arahant monk the four establishments of mindfulness have been developed to the point that they are well developed. This too is a power of an arahant monk.…
– Lại nữa, bạch Thế Tôn, đối với một vị Tỷ-kheo A-la-hán, Bốn Chánh Cần... Bốn Như Ý Túc... Năm Căn... Năm Lực... Bảy Giác Chi... Bát Thánh đạo đã được phát triển đến mức khéo tu tập. Đây là một sức mạnh của một vị Tỷ-kheo A-la-hán nhờ vậy vị ấy tuyên bố là đã đoạn tận các lậu hoặc. (39)
“Further, venerable sir, for an arahant monk the four right kinds of striving … the four bases for spiritual power … the five spiritual faculties … the five powers … the seven factors of enlightenment … the Noble Eightfold Path has been developed to the point that it is well developed. This too is a power of an arahant monk on the basis of which he claims that he has attained the destruction of the taints.”39
(Tăng Chi BK IV, Ch. IX, Phẩm Trưởng Lão- (X) (90) Sức Mạnh, tr. 474-476)
(AN 10:90; V 174–75)
(7) Bậc hiền trí tịch tịnh
(7) The Sage at Peace
20. [Đức Phật thuyết giảng thêm cho Pukkusāti như sau:] [Sau khi quán sáu giới] “Rồi chỉ còn lại xả, trong trắng, tươi sáng, nhu nhuyến, dễ uốn nắn và sáng chói.” (40)...
20. [The Buddha further addressed Pukkusāti thus:] “Then [after contemplating the six elements], there remains only equanimity, purified and bright, malleable, wieldy, and radiant.40 …
21. Vị ấy biết như sau: “Nếu ta hướng tâm xả thanh tịnh và sáng chói này vào Không Vô Biên Xứ và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thì xả này của ta, được Xứ này hỗ trợ, sẽ bám chặt vào đấy, và an trú một thời gian rất dài. (41) Nếu ta hướng tâm xả thanh tịnh và sáng chói này vào Thức Vô Biên Xứ... Vô Sở Hữu Xứ... Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ, thì xả này của ta, được Xứ này hỗ trợ, sẽ bám chặt vào đấy, và an trú một thời gian rất dài.”
21. “He understands thus: ‘If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of the infinity of space and to develop my mind accordingly, then this equanimity of mine, supported by this base, clinging to it, would remain for a very long time.41 If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of the infinity of consciousness … to the base of nothingness … to the base of neither-perception-nor-non-perception and to develop my mind accordingly, then this equanimity of mine, supported by this base, clinging to it, would remain for a very long time.’
22. Vị ấy biết như sau: “Nếu ta hướng tâm xả thanh tịnh và sáng chói này vào Không Vô Biên Xứ và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thì xả này sẽ trở thành pháp hữu vi. (42) Nếu ta hướng tâm xả thanh tịnh và sáng chói này vào Thức Vô Biên Xứ ... Vô Sở Hữu Xứ... Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ, và tu tập tâm ta tùy theo pháp ấy, thì xả này sẽ trở thành pháp hữu vi.” Vị ấy không tạo tác hay phát khởi bất cứ ý muốn nào hướng đến hiện hữu hay không hiện hữu. (43) Vì vị ấy không tạo tác hay phát khởi bất cứ ý muốn nào hướng đến hiện hữu hay không hiện hữu, vị ấy không chấp thủ bất cứ một vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên vị ấy không dao động. Do không dao động, vị ấy tự chứng Niết-bàn. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạn hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, sẽ không còn trở lại bất cứ một trạng thái hiện hữu nào nữa.” (44)
22. “He understands thus: ‘If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of the infinity of space and to develop my mind accordingly, this would be conditioned.42 If I were to direct this equanimity, so purified and bright, to the base of the infinity of consciousness … to the base of nothingness … to the base of neither-perception-nor-non-perception and to develop my mind accordingly, this would be conditioned.’ He does not construct or generate any volition tending toward either existence or non-existence.43 Since he does not construct or generate any volition tending toward either existence or nonexistence, he does not cling to anything in this world. Not clinging, he is not agitated. Not being agitated, he personally attains Nibbāna. He understands: ‘Birth is destroyed, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’44
23. Nếu vị ấy có cảm giác lạc thọ, (45) vị ấy biết: “Thọ này là vô thường; không nên nắm giữ nó; không có gì vui thích trong đó.” Nếu vị ấy có cảm giác khổ thọ, vị ấy biết: “Thọ này là vô thường; không nên nắm giữ nó; không có gì vui thích trong đó.” Nếu vị ấy có cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy biết: “Thọ này là vô thường; không nên nắm giữ nó; không có gì vui thích trong đó.”
23. “If he feels a pleasant feeling,45 he understands: ‘It is impermanent; there is no holding to it; there is no delight in it.’ If he feels a painful feeling, he understands: ‘It is impermanent; there is no holding to it; there is no delight in it.’ If he feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, he understands: ‘It is impermanent; there is no holding to it; there is no delight in it.’
24. Nếu vị ấy có cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thấy không dính mắc; nếu vị ấy có cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thấy không dính mắc; nếu vị ấy có cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thấy không dính mắc. Khi vị ấy cảm nhận một cảm thọ về chấm dứt thân, vị ấy biết: “Tôi cảm nhận một cảm thọ về chấm dứt thân.” Khi vị ấy cảm nhận một cảm thọ về chấm dứt mạng sống, vị ấy biết: “Tôi cảm nhận một cảm thọ về chấm dứt mạng sống.” Vị ấy biết: “Vào lúc thân hoại mạng chung, với sự chấm dứt mạng sống, tất cả cảm thọ sẽ trở thành nguội lạnh ngay tại đây, không có gì thích thú trong đó.” (46) Này các Tỷ-kheo, cũng giống như ngọn đèn dầu cháy nhờ có dầu và tim đèn, khi dầu và tim đèn cạn kiệt, nếu không được tiếp nhận thêm dầu, nó sẽ tắt vì hết dầu; cũng vậy khi vị Tỷ-kheo cảm nhận một cảm thọ về chấm dứt thân... nhận một cảm thọ về chấm dứt mạng sống, vị ấy biết: “Tôi cảm nhận một cảm thọ về chấm dứt mạng sống.” Vị ấy biết: “Vào lúc thân hoại mạng chung, với sự chấm dứt mạng sống, tất cả cảm thọ sẽ trở thành nguội lạnh ngay tại đây, không có gì thích thú trong đó.” (47)
24. “If he feels a pleasant feeling, he feels it detached; if he feels a painful feeling, he feels it detached; if he feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, he feels it detached. When he feels a feeling terminating with the body, he understands: ‘I feel a feeling terminating with the body.’ When he feels a feeling terminating with life, he understands: ‘I feel a feeling terminating with life.’ He understands: ‘On the dissolution of the body, with the ending of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.’46 Monk, just as an oil-lamp burns in dependence on oil and a wick, and when the oil and wick are used up, if it does not get any more fuel, it is extinguished from lack of fuel; so too when he feels a feeling terminating with the body … a feeling terminating with life, he understands: ‘I feel a feeling terminating with life.’ He understands: ‘On the dissolution of the body, with the ending of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.’47
25. Vì vậy, vị Tỷ-kheo thành tựu trí tuệ này là thành tựu nền tảng tối thắng của tuệ giác. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, đây là tối thắng Thánh tuệ, nghĩa là, tri kiến về sự đoạn tận mọi khổ đau.
25. “Therefore a monk possessing [this wisdom] possesses the supreme foundation of wisdom. For this, monk, is the supreme noble wisdom, namely, the knowledge of the destruction of all suffering.
26. Sự giải thoát của vị này, đặt nền tảng trên chân lý, nên không bị dao động. Bởi vì, này các Tỷ-kheo, cái gì là hư vọng thì có bản chất hư vọng, cái gì là chơn thật thì có bản chất là chân đế - tức Niết-bàn. Vì vậy, vị Tỷ-kheo thành tựu chân lý này là thành tựu nền tảng tối thắng của chân lý. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, đây là tối thắng Thánh đế, tức là Niết-bàn, không có bản chất hư vọng. (48)
26. “His liberation, being founded upon truth, is unshakable. For that is false, monk, which has a deceptive nature, and that is true which has an undeceptive nature—Nibbāna. Therefore a monk possessing [this truth] possesses the supreme foundation of truth. For this, monk, is the supreme noble truth, namely, Nibbāna, which has an undeceptive nature.48
27. Trước kia, khi vị ấy còn vô minh, vị ấy biết và chấp nhận những sở hữu (sanh y) (49), nay vị ấy đã từ bỏ chúng, cắt đứt chúng tận gốc rễ, làm cho chúng giống như cây tala bị chặt tận gốc, và vất bỏ để cho chúng không thể mọc lại được trong tương lai. Vì vậy, vị Tỷ-kheo thành tựu sự từ bỏ này là thành tựu nền tảng tối thắng của xả ly. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, đây là tối thắng xả ly, nghĩa là, sự từ bỏ mọi sở hữu (sanh y).
27. “Formerly, when he was ignorant, he undertook and accepted acquisitions;49 now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising. Therefore a monk possessing [this relinquishment] possesses the supreme foundation of relinquishment. For this, monk, is the supreme noble relinquishment, namely, the relinquishing of all acquisitions.
28. Trước kia, khi vị ấy còn vô minh, vị ấy đã từng tham đắm, khao khát, thèm muốn dục lạc; nay vị ấy đã từ bỏ chúng, cắt đứt chúng tận gốc rễ, làm cho chúng giống như cây tala bị chặt tận gốc, và vất bỏ để cho chúng không thể mọc lại được trong tương lai. Trước kia, khi vị ấy còn vô minh, vị ấy đã từng sân hận, và oán ghét; nay vị ấy đã từ bỏ chúng, cắt đứt chúng tận gốc rễ, làm cho chúng giống như cây tala bị chặt tận gốc, và vất bỏ để cho chúng không thể mọc lại được trong tương lai. Trước kia, khi vị ấy còn vô minh, vị ấy đã từng si mê và đầy vọng tưởng; nay vị ấy đã từ bỏ chúng, cắt đứt chúng tận gốc rễ, làm cho chúng giống như cây tala bị chặt tận gốc, và vất bỏ để cho chúng không thể mọc lại được trong tương lai. Vì vậy, vị Tỷ-kheo thành tựu sự an tịnh này là thành tựu nền tảng tối thắng của tịch tịnh. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, đây là tối thắng Thánh tịch tịnh, nghĩa là, sự an tịnh mọi tham, sân và si.
28. “Formerly, when he was ignorant, he experienced covetousness, desire, and lust; now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising. Formerly, when he was ignorant, he experienced anger, ill will, and hate; now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising. Formerly, when he was ignorant, he experienced ignorance and delusion; now he has abandoned them, cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising. Therefore a monk possessing [this peace] possesses the supreme foundation of peace. For this, monk, is the supreme noble peace, namely, the pacification of lust, hate, and delusion.
29. Vì vậy, những pháp này được nói đến như là: “Hành giả không được buông lung trí tuệ, phải hộ trì chân lý, phải tu tập sự từ bỏ, và phải rèn luyện tịch tịnh.”
29. “So it was with reference to this that it was said: ‘One should not neglect wisdom, should preserve truth, should cultivate relinquishment, and should train for peace.’
30. Được nghe nói rằng: “Những đợt sóng vọng tưởng sẽ không tràn qua những vị nào đứng vững trên các nền tảng ấy, và khi những đợt sóng vọng tưởng không tràn qua vị ấy, vị ấy được gọi là một bậc hiền trí tịch tịnh.” (50). Và do duyên gì được nghe nói như vậy?
30. “‘The tides of conceiving do not sweep over one who stands upon these [foundations], and when the tides of conceiving no longer sweep over him he is called a sage at peace.’50 So it was said. And with reference to what was this said?
31. – Này các Tỷ-kheo, ‘Tôi là’ là một vọng tưởng; ‘Tôi là như thế này’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ là’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ không là’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ có hình sắc’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ không có hình sắc’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ có tưởng’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ không có tưởng’ là một vọng tưởng; ‘Tôi sẽ không có tưởng, cũng không không có tưởng’ là một vọng tưởng. (51) Vọng tưởng là bệnh, vọng tưởng là ung bướu, vọng tưởng là mũi tên. Này các Tỷ-kheo, bằng cách vượt qua mọi vọng tưởng, hành giả được gọi là một bậc hiền trí tịch tịnh. Và bậc hiền trí tịch tịnh không sanh, không già, không chết; không dao động, không mong cầu. Vì không có gì hiện hữu trong vị ấy khiến cho vị ấy có thể sanh. (52) Không sanh, làm sao già được? Không già, làm sao chết được? Không chết, làm sao dao động được? Không dao động, làm sao mong cầu?
31. “Monk, ‘I am’ is a conceiving; ‘I am this’ is a conceiving; ‘I shall be’ is a conceiving; ‘I shall not be’ is a conceiving; ‘I shall have a physical form’ is a conceiving; ‘I shall be formless’ is a conceiving; ‘I shall be percipient’ is a conceiving; ‘I shall be nonpercipient’ is a conceiving; ‘I shall be neither-percipient-nor-nonpercipient’ is a conceiving.51 Conceiving is a disease, conceiving is a tumor, conceiving is a dart. By overcoming all conceivings, monk, one is called a sage at peace. And the sage at peace is not born, does not age, does not die; he is not shaken and does not yearn. For there is nothing present in him by which he might be born.52 Not being born, how could he age? Not aging, how could he die? Not dying, how could he be shaken? Not being shaken, why should he yearn?
32. Do duyên như vậy mà được nghe nói rằng: “Những đợt sóng vọng tưởng sẽ không tràn qua những vị nào đứng vững trên các nền tảng ấy, và khi những đợt sóng vọng tưởng không tràn qua vị ấy, vị ấy được gọi là một bậc hiền trí tịch tịnh.”
32. “So it was with reference to this that it was said: ‘The tides of conceiving do not sweep over one who stands upon these [foundations], and when the tides of conceiving no longer sweep over him he is called a sage at peace.’”
(Trung BK III, Kinh số 140: Kinh Giới Phân Biệt, tr. 551-556)
(from MN 140: Dhātuvibhaṅga Sutta; III 244–47)
(8) Các bậc A-la-hán thật an lạc!
(8) Happy Indeed Are the Arahants
Các bậc A-la-hán thật an lạc!
Không còn thấy khát ái,
Ngã mạn đã chặt đứt,
Lưới si mê xé rách.
Happy indeed are the arahants!
No craving can be found in them.
Cut off is the conceit “I am,”
Burst asunder is delusion’s net.
Đã đạt tâm bất động,
Trong sáng không ô trược,
Trong thế giới phiền não,
Bậc thánh thiện vô nhiễm.
They have reached the unstirred state,
Limpid are their minds;
They are unsullied in the world—
The holy ones, without taints.
Đã hiểu thấu năm uẩn,
Do hành bảy diệu pháp, (53)
Là bậc đáng ca ngợi,
Chính danh con Đức Phật.
Having fully understood the five aggregates,
Ranging in the seven good qualities,53
Those praiseworthy superior persons
Are the Buddha’s bosom offspring.
Đầy đủ bảy ngọc quý,
Ba học đã thành tựu, (54)
Bậc đại hùng du hành,
Đoạn trừ mọi sợ hãi.
Endowed with the seven gems,
Trained in the threefold training,54
Those great heroes wander about
With fear and trembling abandoned.
Đầy đủ mười uy lực,
Bậc long thần, thiền định,
Là quý nhất trong đời:
Không còn thấy khát ái. (55)
Endowed with the ten factors,
Those great nāgas, concentrated,
Are the best beings in the world:
No craving can be found in them.55
Thành tựu thắng trí này:
‘Đây là đời cuối cùng.’
Cứu cánh của phạm hạnh,
Đạt được không nhờ ai.
The adepts’ knowledge has arisen in them:
“This body is the last I bear.”
In regard to the core of the spiritual life
They no longer depend on others.
Tâm không còn phân biệt, (56)
Giải thoát khỏi tái sanh.
Đã điều phục được tâm,
Bậc chiến thắng trong đời.
They do not waver in discrimination,56
They are released from renewed existence.
Having reached the stage of the tamed,
They are the victors in the world.
Trên dưới cùng tả hữu,
Không còn thấy vui thích.
Họ rống tiếng sư tử:
“Giác ngộ là vô thượng.”
Above, across, and below,
Delight is no more found in them.
They boldly sound their lion’s roar:
“The enlightened are supreme in the world.”
(Tương Ưng BK III, Ch. III, Phẩm Những Gì Được Ăn - IV. Các Vị A-la-hán, tr. 156-157)
(from SN 22:76; III 83–84)
5. NHƯ LAI
5. THE TATHĀGATA
(1) Đức Phật và bậc A-la-hán
(1) The Buddha and the Arahant
– Này các Tỷ-kheo, do nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, và thức, do sự tàn lụi và đoạn diệt chúng, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, được giải thoát do không chấp thủ; Ngài được gọi là Đức Phật. Còn một vị Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ do nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, và do sự tàn lụi và đoạn diệt chúng, được giải thoát do không chấp thủ; vị ấy được gọi là một bậc giải thoát nhờ trí tuệ. (57)
“Monks, through disenchantment with form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness, through their fading away and cessation, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, is liberated by nonclinging; he is called a Perfectly Enlightened One. Through disenchantment with form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness, through their fading away and cessation, a monk liberated by wisdom is liberated by nonclinging; he is called one liberated by wisdom.57
Này các Tỷ-kheo, như vậy, thế nào là sự khác biệt, sự sai biệt, sự khác nhau giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, và một vị Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ?
“Therein, monks, what is the distinction, the disparity, the difference between the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, and a monk liberated by wisdom?”
– Bạch Thế Tôn, giáo pháp của chúng con bắt nguồn từ Thế Tôn, được Thế Tôn chỉ dạy, căn cứ vào Thế Tôn. Lành thay nếu chúng con được Thế Tôn làm sáng tỏ nghĩa câu nói này. Sau khi nghe Thế Tôn giảng, chúng con sẽ ghi nhớ.
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the monks will remember it.”
– Này các Tỷ-kheo, vậy thì hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ nói.
“Then listen and attend closely, monks, I will speak.”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
“Yes, venerable sir,” the monks replied. The Blessed One said this:
– Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, là vị khởi xướng con đường chưa có ai khởi xướng trước đây, là vị đem lại con đường chưa có ai đem lại trước đây, là vị tuyên thuyết con đường chưa có ai tuyên thuyết trước đây. Là vị biết con đường, khám phá ra con đường, thiện xảo trong con đường. Và các đệ tử của Như Lai giờ đây tu tập theo con đường ấy và sau đó cũng thành tựu đạo quả.
“The Tathāgata, monks, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, is the originator of the path unarisen before, the producer of the path unproduced before, the declarer of the path undeclared before. He is the knower of the path, the discoverer of the path, the one skilled in the path. And his disciples now dwell following that path and become possessed of it afterward.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự khác biệt, sự sai biệt, sự khác nhau giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, và một vị Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ.
“This, monks, is the distinction, the disparity, the difference between the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, and a monk liberated by wisdom.”
(Tương Ưng BK III, Ch. I, Phẩm Tham Luyến - VI. Chánh Đẳng Giác, tr. 123-124)
(SN 22:58; III 65–66)
(2) Vì an lạc của đa số chúng sanh
(2) For the Welfare of Many
– Này các Tỷ-kheo, có ba hạng người xuất hiện trong đời vì an lạc của đa số chúng sanh, vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi đối với đời, vì an vui hạnh phúc của chư Thiên và loài người. Thế nào là ba?
“Monks, these three persons arise in the world for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans. What three?
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện trong đời, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác... bậc thầy của chư Thiên và loài người, là Phật, Thế Tôn. Ngài giảng dạy Giáo pháp tốt đẹp ở chặng đầu, tốt đẹp ở chặng giữa, tốt đẹp ở chặng cuối, với ý nghĩa và lời văn chơn chánh; Ngài trình bày một đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn và thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ nhất xuất hiện trong đời vì an lạc của đa số chúng sanh, vì hạnh phúc của đa số, vì lòng từ bi đối với đời, vì an vui hạnh phúc của chư Thiên và loài người.
“Here, monks, a Tathāgata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One. He teaches the Dhamma that is good at the beginning, good in the middle, good at the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the spiritual life that is utterly perfect and pure. This, monks, is the first person that arises in the world for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.
– Này các Tỷ-kheo, rồi một đệ tử của vị đạo sư là một bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc [như trong Kinh Văn X, 1 (3)]... hoàn toàn giải thoát nhờ thắng trí. Vị ấy giảng dạy Giáo pháp tốt đẹp ở chặng đầu... vị ấy trình bày một đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn và thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ hai xuất hiện trong đời vì an lạc của đa số chúng sanh, vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi đối với đời, vì an vui hạnh phúc của chư Thiên và loài Người.
“Then, monks, a disciple of that teacher is an arahant with taints destroyed [as in Text X,1(3), §42} … completely liberated through final knowledge. He teaches the Dhamma that is good at the beginning … he reveals the spiritual life that is utterly perfect and pure. This, monks, is the second person that arises in the world for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.
– Này các Tỷ-kheo, rồi một đệ tử của vị đạo sư là một bậc hữu học đang tu tập con đường, nghe nhiều và hộ trì học giới đầy đủ. Vị này cũng giảng dạy Giáo pháp tốt đẹp ở chặng đầu... vị ấy trình bày một đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn và thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ ba xuất hiện trong đời vì an lạc của đa số chúng sanh, vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi đối với đời, vì an vui hạnh phúc của chư Thiên và loài Người.
“Then, monks, a disciple of that teacher is a trainee practicing the path, learned and endowed with precepts and observances. He too teaches the Dhamma that is good at the beginning … he reveals the spiritual life that is utterly perfect and pure. This, monks, is the third person that arises in the world for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.
– Này các Tỷ-kheo, đây là ba hạng người xuất hiện trong đời vì an lạc của đa số chúng sanh, vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi đối với đời, vì an vui hạnh phúc của chư Thiên và loài Người.
“These, monks, are the three persons that arise in the world for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.”
(Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka) 84; 78-79)
(It 84; 78–79)
(3) Lời phát biểu cao thượng của ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất)
(3) Sāriputta’s Lofty Utterance
Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con có lòng tin bất động đối với Thế Tôn rằng không thể nào đã có, không thể nào sẽ có, không thể nào hiện có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể có thắng trí hơn Thế Tôn về giác ngộ.” (58)
The Venerable Sāriputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said: “Venerable sir, I have such confidence in the Blessed One that I believe there has not been, nor ever will be, nor exists at present another ascetic or brahmin more knowledgeable than the Blessed One with respect to enlightenment.”58
– Này Sāriputta, lời phát biểu của ông quả là một tiếng rống, tiếng rống lớn nhất của con sư tử. Này Sāriputta, đối với tất cả bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện trong quá khứ, trong tâm của ông có bao gồm tâm của các vị ấy và rõ biết rằng: “Các bậc Thế Tôn ấy đã có giới đức như vậy, đã có trí tuệ như vậy, hoặc đã có thiền trú như vậy, hoặc đã giải thoát như vậy?” (59)
“Lofty indeed is this bellowing utterance of yours, Sāriputta, you have roared a definitive lion’s roar. Have you now, Sāriputta, encompassed with your mind the minds of all the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones, arisen in the past and known thus: ‘Those Blessed Ones were of such moral discipline, or of such qualities, or of such wisdom, or of such meditative dwellings, or of such liberation’?”59
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
“No, venerable sir.”
– Này Sāriputta, đối với tất cả bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện trong tương lai, trong tâm của ông có bao gồm tâm của tất cả các vị ấy và rõ biết rằng: “Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có giới đức như vậy, sẽ có trí tuệ như vậy, hoặc sẽ có thiền trú như vậy, hoặc sẽ giải thoát như vậy?”
“Then, Sāriputta, have you encompassed with your mind the minds of all the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones, who will arise in the future and known thus: ‘Those Blessed Ones will be of such moral discipline, or of such qualities, or of such wisdom, or of such meditative dwellings, or of such liberation’?”
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
“No, venerable sir.”
– Này Sāriputta, trong tâm của ông có bao gồm tâm của ta - trong hiện tại, ta là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác - và rõ biết rằng: “Thế Tôn ấy có giới đức như vậy, có trí tuệ như vậy, hoặc có thiền trú như vậy, hoặc đã giải thoát như vậy?”
“Then, Sāriputta, have you encompassed with your mind my own mind—I being at present the Arahant, the Perfectly Enlightened One—and known thus: ‘The Blessed One is of such moral discipline, or of such qualities, or of such wisdom, or of such meditative dwellings, or of such liberation’?”
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
“No, venerable sir.”
– Này Sāriputta, khi ông không có chánh trí để rõ biết tâm của tất cả bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, tương lai, và hiện tại, tại sao ông lại thốt ra tiếng rống cao thượng, tiếng rống lớn nhất của con sư tử như thế này: “Bạch Thế Tôn, con có lòng tin bất động đối với Thế Tôn rằng không thể nào đã có, không thể nào sẽ có, không thể nào hiện có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể có thắng trí hơn Thế Tôn về giác ngộ?”
“Sāriputta, when you do not have any knowledge encompassing the minds of the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones of the past, the future, and the present, why do you utter this lofty, bellowing utterance and roar this definitive lion’s roar: ‘Venerable sir, I have such confidence in the Blessed One that I believe there has not been, nor ever will be, nor exists at present another ascetic or brahmin more knowledgeable than the Blessed One with respect to enlightenment’?”
– Bạch Thế Tôn, con không có chánh trí để rõ biết tâm của tất cả bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, tương lai, và hiện tại, nhưng con vẫn biết được điều này bằng suy luận theo Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, giả sử một vị vua có một thành trì ở biên giới, với hào lũy tường thành, tháp canh kiên cố, và chỉ có một cổng ra vào. Người gác cổng thành phải là một người khôn ngoan, có năng lực và thông minh; là người không cho kẻ lạ mặt vào và chỉ cho vào những người quen. Trong khi người ấy đi tuần tra dọc theo con đường bao quanh thành trì, người ấy không tìm thấy một khe hở hay một lỗ hổng trên bức tường nào đủ lớn để một con mèo có thể chui qua được. Người ấy có thể nghĩ rằng: “Bất cứ sinh vật lớn nào vào hay ra khỏi thành này, tất cả đều phải đi qua cổng duy nhất này.”
“I do not have, venerable sir, any knowledge encompassing the minds of the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones of the past, the future, and the present, but still I have understood this by inference from the Dhamma. Suppose, venerable sir, a king had a frontier city with strong ramparts, walls, and arches, and a single gate. The gatekeeper posted there would be wise, competent, and intelligent; one who keeps out strangers and admits acquaintances. While he is walking along the path that encircles the city he would not see a cleft or an opening in the walls even big enough for a cat to slip through. He might think: ‘Whatever large creatures enter or leave this city, all enter and leave through this one gate.’
Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con đã biết được điều này bằng suy luận theo Chánh pháp: Bất cứ vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trong quá khứ, tất cả các bậc Thế Tôn ấy trước hết đã đoạn trừ năm triền cái, những cấu uế của tâm làm suy yếu trí tuệ; và sau đó khéo an trú tâm trên Tứ Niệm Xứ, như thật tu tập Thất Giác Chi; và từ đó các vị ấy đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Và, bạch Thế Tôn, bất cứ vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trong tương lai, tất cả các bậc Thế Tôn ấy trước hết đã đoạn trừ năm triền cái, những cấu uế của tâm làm suy yếu trí tuệ; và sau đó khéo an trú tâm trên Tứ Niệm Xứ, như thật tu tập Thất Giác Chi; và từ đó các vị ấy đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Và, bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác thời hiện tại, trước hết Thế Tôn đã đoạn trừ năm triền cái, những cấu uế của tâm làm suy yếu trí tuệ; và sau đó khéo an trú tâm trên Tứ Niệm Xứ, như thật tu tập Thất Giác Chi; và từ đó Thế Tôn đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác.
“So too, venerable sir, I have understood this by inference from the Dhamma: Whatever Arahants, Perfectly Enlightened Ones arose in the past, all those Blessed Ones had first abandoned the five hindrances, defilements of the mind that weaken wisdom; and then, with their minds well established in the four establishments of mindfulness, developed correctly the seven factors of enlightenment; and thereby they had awakened to the unsurpassed perfect enlightenment. And, venerable sir, whatever Arahants, Perfectly Enlightened Ones will arise in the future, all those Blessed Ones will first abandon the five hindrances, defilements of the mind that weaken wisdom; and then, with their minds well established in the four establishments of mindfulness, will develop correctly the seven factors of enlightenment; and thereby they will awaken to the unsurpassed perfect enlightenment. And, venerable sir, the Blessed One, at present the Arahant, the Perfectly Enlightened One, first abandoned the five hindrances, defilements of the mind that weaken wisdom; and then, with his mind well established in the four establishments of mindfulness, developed correctly the seven factors of enlightenment; and thereby he has awakened to the unsurpassed perfect enlightenment.”
– Lành thay, lành thay, này Sāriputta, ông hãy thuyết giảng pháp thoại này nhiều lần cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ! Mặc dù có một số người ngu si vẫn còn hoang mang nghi ngờ về Như Lai, khi nghe pháp thoại này, sự hoang mang nghi ngờ của họ sẽ chấm dứt.
“Good, good, Sāriputta! Therefore, Sāriputta, you should repeat this Dhamma exposition frequently to the monks and the nuns, to the male lay followers and the female lay followers. Even though some foolish people may have perplexity or uncertainty regarding the Tathāgata, when they hear this Dhamma exposition their perplexity or uncertainty will be abandoned.”
(Tương Ưng BK V, Ch. III: Tương Ưng Niệm Xứ - II, Phẩm Nalanda - 12.II. Nalanda, tr. 248-252)
(SN 47:12; V 159–61)
(4) Mười Lực và Bốn Vô sở Úy
(4) The Powers and Grounds of Self-Confidence
9. – Này Sāriputta, Như Lai có mười lực này, nhờ thành tựu mười lực này mà Như Lai tự nhận cho mình địa vị của người chủ chăn, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân. (60) Thế nào là mười?
9. “Sāriputta, the Tathāgata has these ten Tathāgata’s powers, possessing which he claims the place of the chief of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.60 What are the ten?
10. – Ở đây, Như Lai như thật hiểu rõ những gì có thể là những gì có thể, những gì không thể là những gì không thể. (61) Và đó là một lực của Như Lai, nhờ lực này Như lai tự nhận cho mình địa vị của người chủ chăn, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
10. (1) “Here, the Tathāgata correctly understands the possible as possible and the impossible as impossible.61 And that is a Tathāgata’s power that the Tathāgata has, by virtue of which he claims the place of the chief of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.
11. (2) Lại nữa, Như Lai như thật hiểu rõ quả báo của hành nghiệp đã thực hiện trong quá khứ, tương lai và hiện tại tùy theo nhân duyên và những điều có thể xảy ra. Đó cũng là một lực của Như Lai... (62)
11. (2) “Again, the Tathāgata correctly understands the results of actions undertaken, past, future, and present by way of possibilities and causes. That too is a Tathāgata’s power…62
12. (3) Lại nữa, Như Lai như thật hiểu rõ những con đường đưa đến tất cả các cảnh giới. Đó cũng là một lực của Như Lai... (63)
12. (3) “Again, the Tathāgata correctly understands the ways leading everywhere. That too is a Tathāgata’s power…63
13. (4) Lại nữa, Như Lai như thật hiểu rõ thế giới với nhiều chủng loại khác biệt. Đó cũng là một lực của Như Lai...
13. (4) “Again, the Tathāgata correctly understands the world with its many and different elements. That too is a Tathāgata’s power…
14. (5) Lại nữa, Như Lai như thật hiểu rõ chúng sanh có nhiều khuynh hương khác nhau như thế nào. Đó cũng là một lực của Như Lai... (64)
14. (5) “Again, the Tathāgata correctly understands how beings have different inclinations. That too is a Tathāgata’s power…64
15. (6) Lại nữa, Như Lai như thật hiểu rõ căn tính của các loài hữu tình, loài người. Đó cũng là một lực của Như Lai... (65)
15. (6) “Again, the Tathāgata correctly understands the disposition of the faculties of other beings, other persons. That too is a Tathāgata’s power…65
16. (7) Lại nữa, Như Lai như thật hiểu rõ sự ô nhiễm. sự thanh tịnh và sự sinh khởi của các tầng thiền, các giải thoát, các định lực, và các chứng đắc. Đó cũng là một lực của Như Lai... (66)
16. (7) “Again, the Tathāgata correctly understands the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the jhānas, liberations, concentrations, and attainments. That too is a Tathāgata’s power…66
17. (8) Lại nữa, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với những nét đại cương và chi tiết. Đó cũng là một lực của Như Lai...
17. (8) “Again, the Tathāgata recollects his manifold past lives with their aspects and particulars. That too is a Tathāgata’s power…
18. (9) Lại nữa, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu phàm, Như Lai thấy rõ sự chết và tái sanh của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, tất cả đều do hạnh nghiệp của họ. Đó cũng là một lực của Như Lai...
18. (9) “Again, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Tathāgata sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions. That too is a Tathāgata’s power…
19.(10) Lại nữa, nhờ tự mình chứng ngộ với thắng trí, trong đời hiện tại này, Như Lai chứng và trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, do đoạn trừ mọi lậu hoặc. Và đó cũng là một lực của Như Lai, nhờ lực này Như lai tự nhận cho mình địa vị của người chủ chăn, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
19. (10) “Again, by realizing it for himself with direct knowledge, the Tathāgata in this present life enters upon and dwells in the liberation of mind, liberation by wisdom, that is taintless with the destruction of the taints. That too is a Tathāgata’s power that the Tathāgata has, by virtue of which he claims the place of the leader of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.
20. Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực này, nhờ thành tựu mười lực này mà Như Lai tự nhận cho mình địa vị của người chủ chăn, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân...
20. “The Tathāgata has these ten Tathāgata’s powers, possessing which he claims the place of the leader of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.…
22. Này Sāriputta, Như Lai có bốn pháp vô sở úy này, (67) nhờ thành tựu bốn pháp vô sở úy này mà Như Lai tự nhận cho mình địa vị của người chủ chăn, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là bốn?
22. “Sāriputta, the Tathāgata has these four grounds of self-confidence,67 possessing which he claims the place of the leader of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā. What are the four?
23. Này Sāriputta, ta thấy không có lý do gì để bất cứ Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma Vương hay bất cứ ai trong đời, theo đúng Chánh pháp, có thể chỉ trích Ta rằng: “Trong lúc ngài tự xưng là đã giác ngộ hoàn toàn, ngài chưa giác ngộ hoàn toàn về những pháp này.” Và vì thấy không có lý do gì để có những lời chỉ trích như thế, ta sống an ổn, không sợ hãi, và đạt được vô úy.
23. “Here, I see no ground on which any ascetic or brahmin or deva or Māra or Brahmā or anyone else at all in the world could, in accordance with the Dhamma, accuse me thus: ‘While you claim to be perfectly enlightened, you are not perfectly enlightened about these things.’ And seeing no ground for that, I dwell in safety, fearlessness, and self-confidence.
23. Ta thấy không có lý do gì để bất cứ Sa-môn... hay bất cứ ai trong đời, có thể chỉ trích Ta rằng: Trong lúc ngài tự xưng đã đoạn tân mọi lậu hoặc, ngài chưa hoàn toàn đoạn trừ những lậu hoặc này.” Và vì thấy không có lý do gì để có những lời chỉ trích như thế, Ta sống an ổn, không sợ hãi, và đạt được vô úy.
24. “I see no ground on which any ascetic … or anyone at all could accuse me thus: ‘While you claim to be one who has destroyed the taints, you have not destroyed these taints.’ And seeing no ground for that, I dwell in safety, fearlessness, and self-confidence.
24. Ta thấy không có lý do gì để bất cứ Sa-môn... hay bất cứ ai trong đời, có thể chỉ trích Ta rằng: “Những pháp được ngài gọi là chướng ngại pháp, đã không thể gây chướng ngại gì cho người thực hành chúng.” Và vì thấy không có lý do gì để có những lời chỉ trích như thế, Ta sống an ổn, không sợ hãi, và đạt được vô úy.
25. “I see no ground on which any ascetic … or anyone at all could accuse me thus: ‘Those things called obstructions by you are not able to obstruct one who engages in them.’ And seeing no ground for that, I dwell in safety, fearlessness, and self-confidence.
26. Ta thấy không có lý do gì để bất cứ Sa-môn... hay bất cứ ai trong đời, có thể chỉ trích Ta rằng: “Khi ngài giảng dạy Giáo pháp cho người nào, Giáo pháp của ngài đã không đưa người ấy hoàn toàn đoạn diệt mọi khổ đau khi người ấy thực hành.” Và vì thấy không có lý do gì để có những lời chỉ trích như thế, Ta sống an ổn, không sợ hãi, và đạt được vô úy.
26. “I see no ground on which any ascetic … or anyone at all could accuse me thus: ‘When you teach the Dhamma to someone, it does not lead him when he practices it to the complete destruction of suffering.’ And seeing no ground for that, I dwell in safety, fearlessness, and selfconfidence.
27. Như Lai có bốn pháp vô sở úy này, nhờ thành tựu bốn pháp vô sở úy này mà Như Lai tự nhận cho mình địa vị của người chủ chăn, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.
27. “A Tathāgata has these four kinds of self-confidence, possessing which he claims the place of the leader of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.”
(Trung BK I, Kinh 12: Đại Kinh Sư Tư Hống, tr 164-170)
(from MN 12: Mahāsīhanāda Sutta; I 70–72)
(5) Sự Biểu Hiện của Ánh Sáng Rực Rỡ
(5) The Manifestation of Great Light
– Này các Tỷ-kheo, bao lâu mà mặt trời và mặt trăng không xuất hiện ở đời, thì trong thời gian ấy sẽ không có sự biểu hiện của ánh sáng chói lọi rực rỡ, lúc đó chỉ có bóng tối u ám bao phủ, một lớp màng đen dày đặc; vì thế không thể phân biệt ngày và đêm, tháng và nửa tháng, không thể phân biệt các mùa trong năm. Nhưng, này các Tỷ-kheo, khi mặt trời và mặt trăng xuất hiện ở đời, thì sẽ có sự biểu hiện của ánh sáng chói lọi rực rỡ, lúc đó không còn bóng tối u ám bao phủ, không có màng đen dày đặc; vì thế có thể phân biệt ngày và đêm, tháng và nửa tháng, có thể phân biệt các mùa trong năm.
“Monks, so long as the sun and moon have not arisen in the world, for just so long there is no manifestation of great light and radiance, but then blinding darkness prevails, a dense mass of darkness; for just so long day and night are not discerned, the month and fortnight are not discerned, the seasons and the year are not discerned. But, monks, when the sun and moon arise in the world, then there is the manifestation of great light and radiance; then there is no blinding darkness, no dense mass of darkness; then day and night are discerned, the month and fortnight are discerned, the seasons and year are discerned.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bao lâu mà Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không xuất hiện ở đời, thì trong thời gian ấy sẽ không có sự biểu hiện của ánh sáng chói lọi rực rỡ, lúc đó chỉ có bóng tối u ám bao phủ, một lớp màng đen dày đặc; trong thời gian ấy sẽ không có sự giải thích, giảng dạy, tuyên thuyết, thiết lập, triển khai, phân tích, hiển thị Tứ diệu đế. Nhưng, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời, thì trong thời gian ấy sẽ có sự biểu hiện của ánh sáng chói lọi rực rỡ, lúc đó không còn bóng tối u ám bao phủ, không còn lớp màng đen dày đặc; rồi sẽ có sự giải thích, giảng dạy, tuyên thuyết, thiết lập, triển khai, phân tích, hiển thị Tứ diệu đế.
“So too, monks, so long as a Tathāgata has not arisen in the world, an Arahant, a Perfectly Enlightened One, for just so long there is no manifestation of great light and radiance, but then blinding darkness prevails, a dense mass of darkness; for just so long there is no explaining, teaching, proclaiming, establishing, disclosing, analyzing, or elucidating of the Four Noble Truths. But, monks, when a Tathāgata arises in the world, an Arahant, a Perfectly Enlightened One, then there is the manifestation of great light and radiance; then no blinding darkness prevails, no dense mass of darkness; then there is the explaining, teaching, proclaiming, establishing, disclosing, analyzing, and elucidating of the Four Noble Truths.”
(Tương Ưng BK V, Ch. 12: Tương Ưng Sự Thật - IV, Phẩm Rừng Siṃsapā - 38. VIII- Ví Dụ Mặt Trời, tr. 643-644)
(SN 56:38; V 442–43)
(6) Người Mong Muốn Lợi Ích Cho Chúng Ta
(6) The Man Desiring Our Good
25. – Này các Tỷ-kheo, giả sử trong một khu rừng rậm có một đầm lầy nước đọng lớn và một đàn nai lớn sống gần đó. Rồi có một người đến, muốn tàn phá, làm tổn hại và giam cầm chúng. Ông ta đóng con đường đi lại an toàn tốt đẹp thoải mái, và mở ra con đường dối gạt nguy hiểm, rồi ông ta đặt con mồi và bẫy sập để sau này đàn nai đi đến sẽ gặp tai họa, ách nạn, và bị hao mòn dần. Nhưng lại có một người khác đi đến và muốn đem lại lợi ích, an vui, và che chở cho đàn nai. Ông ta mở lại con đường an toàn tốt đẹp thoải mái, và đóng con đường dối gạt nguy hiểm, vất bỏ con mồi và hủy diệt bẫy sập, để sau này đàn nai đi đến sẽ được lớn mạnh, phát triển và sung mãn.
25. “Suppose, monks, that in a wooded range there were a great low-lying marsh near which a large herd of deer lived. Then a man appeared desiring their ruin, harm, and bondage, and he closed off the safe and good path to be traveled joyfully, and he opened up a false path, and he put out a decoy and set up a dummy so that the large herd of deer might later come upon calamity, disaster, and loss. But another man came desiring their good, welfare, and protection, and he reopened the safe and good path to be traveled joyfully, and he closed off the false path, and he removed the decoy and destroyed the dummy, so that the large herd of deer might later come to growth, increase, and fulfillment.
26. – Này các Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ này để truyền đạt một ý nghĩa. Ý nghĩa ấy như sau: ‘Đầm lầy nước đọng lớn’ để chỉ dục lạc giác quan. ‘Đàn nai lớn’ để chỉ các loài hữu tình. ‘Người muốn tàn phá, làm tổn hại’ để chỉ Ác ma. ‘Con đường dối gạt nguy hiểm’ để chỉ tám tà đạo, đó là: tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm và tà định. ‘Con mồi’ để chỉ khoái lạc và tham dục. ‘Cái bẫy sập’ để chỉ vô minh. ‘Người muốn đem lại lợi ích, an vui và che chở’ để chỉ Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. ‘Con đường an toàn tốt đẹp thoải mái’ để chỉ Bát Thánh đạo, đó là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
26. “Monks, I have given this simile in order to convey a meaning. This is the meaning: ‘The great low-lying marsh’ is a term for sensual pleasures. ‘The large herd of deer’ is a term for beings. ‘The man desiring their ruin, harm, and bondage’ is a term for Māra the Evil One. ‘The false path’ is a term for the wrong eightfold path, that is: wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration. ‘The decoy’ is a term for delight and lust. ‘The dummy’ is a term for ignorance. ‘The man desiring their good, welfare, and protection’ is a term for the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. ‘The safe and good path to be traveled joyfully’ is a term for the Noble Eightfold Path, that is: right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.
Này các Tỷ-kheo, như vậy, Ta đã mở ra con đường an toàn tốt đẹp thoải mái, đóng lại con đường dối gạt nguy hiểm, đã vất bỏ con mồi và đã hủy diệt bẫy sập.
“So, monks, the safe and good path to be traveled joyfully has been reopened by me, the wrong path has been closed off, the decoy removed, the dummy destroyed.”
(Trung BK I, Kinh 19: Kinh Song Tầm, tr. 266-268)
(from MN 19: Dvedhāvitakka Sutta; I 117–18)
(7) Sư tử
(7) The Lion
– Này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, con sư tử, vua các loài thú, bước ra khỏi hang. Rồi nó duỗi thân hình, nhìn quanh bốn phương, và rống lên tiếng rống sư tử ba lần, sau đó, nó bắt đầu đi tìm mồi.
“Monks, in the evening the lion, the king of beasts, comes out from his lair. He then stretches himself, surveys the four quarters all around, and roars his lion’s roar three times, after which he sets out in search of game.
Khi con sư tử, vua các loài thú, rống lên tiếng rống sư tử, phần lớn các loài thú khác khi nghe tiếng rống ấy đều khiếp sợ, và cảm thấy cấp bách kinh hoàng. Những loài ở trong hang thì tìm về hang; những loài sống trong nước thì lặn xuống nước; những loài ở trong rừng thì lẩn vào rừng; các loài chim thì bay lên hư không. Ngay cả loài voi chúa, bị dây da cột chặt trong các thôn làng, thị trấn và thành phố, cũng bật tung và giật đứt các sợi dây; khiếp đảm, chúng vãi cả nước tiểu và phân và chạy trốn đó đây. Này các Tỷ-kheo, con sư tử là vua các loài thú, có oai lực và hùng mạnh như vậy.
“When the lion, the king of beasts, roars its lion’s roar, most of the animals that hear the sound are filled with fear, a sense of urgency, and terror. Those who live in holes enter their holes; those who live in the water enter the water; those who live in the woods enter the woods; and the birds fly up into the air. Even those royal bull elephants, bound by strong thongs in the villages, towns, and capital cities, burst and break their bonds asunder; frightened, they urinate and defecate and flee here and there. So powerful among the animals, monks, is the lion, the king of beasts, so majestic and mighty.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai xuất hiện ở đời, Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài thuyết pháp như vầy: “Đây là sắc, đây là nguồn gốc của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc; đây là thọ... đây là tưởng... đây là hành... đây là thức, đây là nguồn gốc của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.”
“So too, monks, when the Tathāgata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One, he teaches the Dhamma thus: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away.’
Này các Tỷ-kheo, rồi có những chư Thiên tuổi thọ dài, dung sắc xinh đẹp, tràn đầy hạnh phúc, sống rất lâu trong các lâu đài lộng lẫy, các vị này nghe Như Lai thuyết pháp, phần lớn (68) đều sợ hãi, và cảm thấy cấp bách kinh hoàng, họ nói rằng: “Chúng ta nghĩ rằng chúng ta thường còn, nhưng hình như chúng ta không thường còn; chúng ta nghĩ rằng chúng ta ổn định, nhưng hình như chúng ta không ổn định; chúng ta nghĩ rằng chúng ta vĩnh cửu, nhưng hình như chúng ta không vĩnh cửu. Này chư Tôn giả, hình như chúng ta vô thường, không ổn định, không vĩnh cửu, kể cả thân này.” (69)
“Then, monks, when those devas who are long-lived, beautiful, abounding in happiness, dwelling for a long time in lofty palaces, hear the Tathāgata’s teaching of the Dhamma, most68 are filled with fear, a sense of urgency, and terror, [saying]: ‘It seems, though we thought ourselves permanent, that we are impermanent; it seems, though we thought ourselves stable, that we are unstable; it seems, though we thought ourselves eternal, that we are transient. It seems, sir, that we are impermanent, unstable, transient, included within identity.’69
Này các Tỷ-kheo, trong thế giới này cùng với chư Thiên, uy lực của Như Lai là vĩ đại và hùng mạnh như thế.
So powerful, monks, is the Tathāgata over this world together with its devas, so majestic and mighty.”
(Tương Ưng BK III, Ch. III, Phẩm Những Gì Được Ăn - VI - Sư Tử, tr. 158-161)
(SN 22:78: III 84–85)
(8) Tại sao Ngài được gọi là Như Lai?
(8) Why Is He Called the Tathāgata?
– Này các Tỷ-kheo, thế giới đã được Như Lai giác ngộ, Như Lai không chấp thủ thế giới. Nguồn gốc của thế giới đã được Như Lai giác ngộ; Như Lai đã từ bỏ nguồn gốc của thế giới. Sự đoạn diệt của thế giới đã được Như Lai giác ngộ; Như Lai đã chứng ngộ sự đoạn diệt của thế giới. Con đường đưa đến sự đoạn diệt thế giới đã được Như Lai giác ngộ; Như Lai đã tu tập con đường đưa đến sự đoạn diệt thế giới.
“The world, monks, has been fully awakened to by the Tathāgata; the Tathāgata is detached from the world. The origin of the world has been fully awakened to by the Tathāgata; the Tathāgata has abandoned the origin of the world. The cessation of the world has been fully awakened to by the Tathāgata; the Tathāgata has realized the cessation of the world. The way to the cessation of the world has been fully awakened to by the Tathāgata; the Tathāgata has developed the way to the cessation of the world.
Này các Tỷ-kheo, trong thế giới với chư Thiên, Ác ma, Phạm Thiên, trong quần chúng này với Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài người, bất cứ những gì đã được thấy, nghe, cảm nhận, ý thức, đạt đến, tìm cầu, do tâm quan sát, tất cả đều đã được Như Lai giác ngộ; vì vậy nên được gọi là Như Lai.
“In the world, monks, with its devas, with Māra, with Brahmā, in this population with its ascetics and brahmins, with its devas and humans, whatever there is that is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind, all that has been awakened to by the Tathāgata; therefore he is called the Tathāgata.
Này các Tỷ-kheo, kể từ đêm Như Lai được giác ngộ đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian này, bất cứ những gì Như Lai nói, thuyết giảng, và tuyên bố, tất cả là như vậy, không thể khác được; vì vậy nên được gọi là Như Lai.
“From the night he fully awakened, monks, until the night he attains final Nibbāna, in this interval, whatever he speaks, talks of, and expounds, all that is just so, not otherwise; therefore he is called the Tathāgata.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm như vậy; và làm gì thì nói như vậy. Vì Như Lai làm đúng như đã nói và nói đúng như đã làm, nên được gọi là Như Lai.
“As he speaks, monks, so he does; as he does, so he speaks. Since he does as he speaks and speaks as he does, therefore he is called the Tathāgata.
Này các Tỷ-kheo, trong thế giới với chư Thiên, Ác ma, Phạm Thiên, trong quần chúng này với Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, người không bị đánh bại, người thấy toàn diện, hiểu biết toàn diện, vì vậy nên được gọi là Như Lai.
“In this world, monks, with its devas, with Māra, with Brahmā, in this population with its ascetics and brahmins, with its devas and humans, the Tathāgata is the vanquisher, the unvanquished, the universal seer, the wielder of mastery; therefore he is called the Tathāgata.”
Đã rõ biết thế giới,
Tất cả đúng như thật,
Không chấp thủ thế giới,
Không dấn thân vào đó.
Having directly known all the world,
All in the world exactly as it is,
He is detached from all the world,
Unengaged with all the world.
Thắng tất cả bậc trí,
Giải thoát mọi buộc ràng,
Đạt đến tối thắng tịnh,
Niết-bàn, không sợ hãi.
He indeed is the all-vanquishing sage,
The one released from all the knots,
Who has reached the supreme state of peace,
Nibbāna, without fear from any side.
Là Phật, lậu tận đoạn,
Không ưu phiền, nghi ngại,
Đã đoạn diệt mọi nghiệp,
Giải thoát mọi sanh y.
He is the Buddha, with taints destroyed,
Untroubled, with all doubts cut off,
Who has attained the destruction of all kamma,
Liberated in the extinction of acquisitions.
Là Thế Tôn, là Phật,
Bậc Sư tử vô thượng,
Thiên giới, thế giới này
Ngài chuyển bánh xe Pháp.
He is the Blessed One, the Buddha,
He is the lion, unsurpassed,
In this world together with its devas,
He set in motion the wheel of Brahmā.
Như vậy hàng Thiên, nhân
Đến quy y Đức Phật,
Hội tụ, đảnh lễ Ngài,
Vĩ đại, không ngăn ngại.
Thus those devas and human beings
Who have gone for refuge to the Buddha,
Having assembled, pay homage to him,
The great one free from diffidence.
“Bậc điều phục tối thượng
Giữa những người điều phục,
Bậc đại trí an tịnh
Giữa những vị an tịnh.
Bậc tối thượng giải thoát
Giữa những bậc giải thoát,
Bậc tối thượng thành tựu
Giữa những người thành tựu.”
“Tamed, he is supreme among those who tame;
At peace, he is the sage among those who bring peace;
Freed, he is the chief of those who set free;
Delivered, he is the best of those who deliver.”
Như vậy, họ lễ Ngài,
Vĩ đại, không ngăn ngại,
Thiên giới, thế giới này,
Không ai sánh được Ngài.
Thus indeed they pay homage to him,
The great one free from diffidence.
In this world together with its devas,
There is no one who can rival you.
(Tăng Chi BK I, Ch. IV: Bốn Pháp - III, Phẩm Uruvela - (III) (23) Thế Giới, tr. 592-594)
(AN 4:23; II 23–24 = It 112; 121–23)
_______________________
___________________
Chú thích:
Notes:
1. Thuật ngữ “con đường / đạo lộ” và “đạo quả” là một cách phân biệt theo luận giải. Tự thân các bản kinh không dùng kế hoạch bốn “đạo lộ” mà chỉ nói đến một con đường, đó là Bát Thánh đạo đưa đến chấm dứt khổ đau. Đây cũng được gọi là con đường đưa đến chứng quả A-la-hán (arahattamagga); nhưng theo nghĩa rộng, là con đường đưa đến mục tiêu cao thượng nhất, chứ không phải theo nghĩa hẹp về con đường tu tập trước khi đắc quả A-la-hán. Tuy nhiên, các bản kinh không phân biệt sự khác nhau giữa một hành giả đang tu tập để chứng đắc một quả vị nào đó và một hành giả đã chứng đắc quả vị ấy (xem Kinh Văn X, 1 (1). Dựa trên sự khác biệt này, thuật ngữ luận giải về đạo lộ và đạo quả cũng hữu ích như một cách đề cập chính xác về hai giai đoạn trong kế hoạch tu tập của bộ kinh Nikāya.
1.The terminology of “path” and “fruition” is a commentarial way of drawing the distinction. The suttas themselves do not use the scheme of four “paths” but speak only of one path, the Noble Eightfold Path that leads to the cessation of suffering. This is also called the arahattamagga, the path to arahantship, but in a broad sense, as the path to the highest goal, not in the narrow sense of the path preceding the fruit of arahantship. However, the suttas do make a distinction between the person practicing for the attainment of a particular fruit (phala-sacchikiriyāya paṭipanna) and the person who has attained the stage that results from this practice (see Text X,1(1)). Based on this distinction, the commentarial terminology of path and fruit is useful as a concise way of referring to the two phases of the Nikāya scheme.
2. Lời giải thích của tôi về sự suy yếu tham dục, sân hận và si mê của vị Nhất Lai là dựa trên các bài luận giải. Ngoài công thức tiêu chuẩn, tự thân các bản kinh nói rất ít về vị Nhất Lai.
2.My explanation of the once-returner’s attenuation of lust, hatred, and defilements is based on the commentaries. Apart from the standard formula, the suttas themselves say very little about the once-returner.
3. Điều quan trọng cần ghi nhận là các bản kinh ngụ ý rằng vị “Tùy pháp hành” và “Tùy tín hành” vẫn giữ tình trạng chứng đắc đó trong một thời gian dài. Lập trường của kinh văn hình như ngược lại với ý tưởng của các bài luận giải cho rằng một vị chứng đắc đạo lộ như vậy chỉ trong một thời khắc ngắn của tâm. Nếu ý tưởng sau là đúng, điều này có nghĩa là các vị “Tùy pháp hành” và “Tùy tín hành” chỉ giữ tình trạng chứng đắc ấy trong một thời khắc ngắn của tâm, và điều này có vẻ khó tương hợp với những nhận định của kinh văn với ý nghĩa là các vị ấy nhận phẩm vật cúng dường và phải tìm nơi cư trú trong rừng…
3.It is also important to note that the suttas imply that the dhammānusārī and saddhānusārī remain thus for an extended period of time. The position of the suttas seems to contradict the commentarial idea that a path-attainer is such only for a single mind-moment. If the latter were the case, this would mean that a dhammānusārī and saddhānusārī are such for only a single mind-moment, and this seems hard to square with sutta statements to the effect that they receive gifts, resort to lodgings in the forest, etc.
4. Phương pháp giải thích của các bài luận giải nói rõ rằng hành giả xuất định và thực hành thiền quán với tâm tươi sáng và nhu hòa nhờ đã qua nhập định. Tuy nhiên, tự thân các bài kinh không nói gì về việc xuất định. Nếu độc giả chỉ đọc các bản kinh mà thôi, mà không đọc các bài luận giải, có vẻ như là hành giả quán chiếu các yếu tố tự bên trong các tầng thiền.
4.The commentarial method of explanation stipulates that the meditator emerges from the jhāna attainment and practices insight contemplation with a mind made sharp and supple by the jhāna. However, the suttas themselves say nothing about emerging from the jhāna. If one reads the suttas alone, without the commentaries, it seems as if the meditator examines the factors within the jhāna itself.
5. Vì bậc A-la-hán đã đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, không thể nào chỉ ra nơi nào các ngài có thể xuất hiện trong vòng sinh tử, vì vậy các ngài không còn vòng biểu hiện trong tương lai.
5.As the arahants have achieved liberation from the round of existence, it is impossible to point to any place within the round where they might appear; hence they have no future round for manifestation.
6. “Năm hạ phần kiết sử” là: thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục, sân hận. Những người hóa sinh sẽ tái sanh tự nhiên, không lệ thuộc vào cha mẹ.
6.The “five lower fetters” (pañc’ orambhāgiyāni saṃyojanāni) are: identity view, doubt, grasping of rules and observances, sensual lust, and ill will. Those who are spontaneously reborn (opapātika) take rebirth without dependence on a mother and father.
7. “Ba kiết sử” là ba kiết sử đầu tiên, như trên. “Thân phận đã được định sẵn” nghĩa là vị Dự Lưu được định là sẽ chứng đắc giải thoát nhiều nhất là bảy đời hoặc trong thế giới loài người hoặc trong các cõi thiên. Giác ngộ (sambodhi) là thắng trí của bậc A-la- hán về Tứ diệu đế.
7.The “three fetters” are the first three of the five fetters, just above. “Fixed in destiny” (niyata) means that the stream-enterer is bound to reach liberation in at most seven more lives passed either in the human world or in celestial realms. Enlightenment (sambodhi) is the arahant’s full and final knowledge of the Four Noble Truths.
8. Về sự khác nhau giữa hai loại này, xem bên dưới, Kinh Văn X, 1 (5) -20-21 và Kinh Văn X, 2 (2)
8.On the distinction between these two types, see below, Text X,1(5) §§20–21 and Text X,2(2).
9. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng việc này đề cập đến những hành giả hết lòng tu tập thiền quán, và chưa đạt được chứng ngộ siêu xuất thế gian nào nhưng có được niềm tin vững chắc vào chân lý của Giáo pháp. Từ ngữ saddhāmattam pemamattam có thể đã được dịch là “chỉ có niềm tin, chỉ có tình yêu”, nhưng những phẩm hạnh này không bảo đảm một sự tái sanh vào cõi Trời. Vì thế cần phải xem tiếp vĩ ngữ - matta như là ngụ ý một số lượng đầy đủ các phẩm hạnh ấy, chứ không phải chỉ có sự hiện hữu của chúng.
9.Ps says that this refers to persons devoted to the practice of insight who have not reached any supramundane realization but possess strong conviction in the truth of the Dhamma. The words saddhāmattaṃ pemamattaṃ might have been translated “mere faith, mere love,” but such qualities could not guarantee a rebirth in heaven. It thus seems necessary to take the suffix–matta as implying a sufficient amount of these qualities, not simply their mere existence.
10. Ở đây, Đức Phật đang nói với du sĩ Vacchagotta (xem Kinh Văn IX, 5 (6). Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng Vacchagotta nghĩ có lẽ Đức Phật là người duy nhất trong cộng đồng đã chứng đắc được mục tiêu tối hậu.
10.The Buddha is here speaking with the wanderer Vacchagotta (see Text IX,5(6)). Ps says that Vacchagotta thought the Buddha may have been the only one within his community to have attained the final goal.
11. Câu hỏi này và câu hỏi ở phần 11 liên quan đến vị Bất Lai. Cần ghi nhận là vị Bất Lai phải giữ nếp sống độc thân.
11.This question and the one in §11 concern the nonreturner. Note that nonreturners observe celibacy.
12. Câu hỏi này và câu hỏi ở phần 12 liên quan đến các vị Dự Lưu và Nhất Lai. Vì các vị này được mô tả là vẫn còn hưởng dục lạc, điều này có nghĩa là họ không bị bắt buộc phải sống độc thân.
12.This question and the one in §12 concern stream-enterers and once-returners. Since they are described as enjoying sensual pleasures, this means that they are not obliged to observe celibacy.
13. Ubhatobhāgavimutta (Bậc Câu phần giải thoát): Luận giải Trung Bộ Kinh: Vị ấy đạt câu phần giải thoát bởi vì vị ấy đã được giải thoát khỏi sắc pháp bằng những chứng đắc các tầng thiền vô sắc, và được giải thoát khỏi tâm pháp bằng đạo lộ của bậc A-la-hán.
13.Ubhatobhāgavimutta. Ps: He is liberated in both ways because he is liberated from the form body by the formless attainments and from the mental body by the path of arahantship.
Sự giải thoát hai phần của vị A-la-hán “câu phần giải thoát” không nên lẫn lộn với “tâm giải thoát mọi lậu hoặc, và tuệ giải thoát”, mà tất cả các bậc A-la-hán đều đạt được, cho dù các vị ấy có đắc các tầng thiền vô sắc hay không.
The dual liberation of the “both-ways-liberated” arahant should not be confused with the “taintless liberation of mind, liberation by wisdom” (anāsavā cetovimutti paññāvimutti), which is shared by all arahants, regardless of whether or not they attain the formless attainments.
14. Paññāvimutta (Bậc Tuệ giải thoát): Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng cấp bậc này bao gồm cả những vị đã chứng đắc bất cứ tầng thiền sắc giới nào trong tứ thiền, cũng như các bậc A-la- hán thiền tuệ khô. Một bậc chứng thiền tuệ khô không được công khai công nhận trong các bộ kinh Nikāya.
14.Paññāvimutta. Ps says this includes those who attain any of the four jhānas as well as the dry-insight arahant. A dry-insight arahant is not explicitly recognized in the Nikāyas.
15. Kāyasakkhi (Bậc Thân chứng): Cấp bậc này bao gồm tất cả, từ nhửng vị đang trên đạo lộ tu tập hướng đến quả A-la-hán, xuống đến các vị Dự Lưu đã chứng đắc các tầng thiền vô sắc.
15.Kāyasakkhī. This includes all those from persons on the path to arahantship down to stream-enterers who attain the formless attainments.
16. Diṭṭhippatta (Bậc Kiến đáo): Cấp bậc này bao gồm những hạng hành giả chưa chứng được các tầng thiền vô sắc nhưng có tuệ căn nổi bật.
16.Diṭṭhippatta. This includes the same classes who do not attain the formless attainments and in whom wisdom is the dominant faculty.
17. Saddhāvimutta (Bậc Tùy tín hành): Cấp bậc này bao gồm những hạng hành giả có tín căn nổi bật.
17.Saddhāvimutta. This includes the same classes in whom faith is the dominant faculty.
18. Dhammānusāri (Bậc Tùy pháp hành): Cấp bậc này và cấp bậc kế tiếp, (Bậc tùy tín hành) là hai hạng hành giả đang tu tập để chứng đắc quả Dự Lưu. Xem tr. 375 và Kinh Văn X, 2 (2).
18.Dhammānusārī. This type and the next, the saddhānusārī, are the two kinds of persons practicing for realization of the fruit of stream-entry. See p. 375 and Text X,2(2).
19. Sammattaniyāma là Bát Thánh đạo siêu xuất thế gian.
19.Sammattaniyāma: the supramundane Noble Eightfold Path.
20. Trái với các bài luận giải, cho rằng vị đạt đạo chứng được quả ngay sau khi đạt tới đạo lộ, các bộ kinh Nikāya chỉ nói rằng hành giả đạt đến giai đoạn Tùy pháp hành hoặc Tùy tín hành (tương đương với khái niệm đạt đạo của các nhà luận giải) sẽ chứng đạo quả trong đời sống hiện tại - nhưng không nhất thiết phải là trong thời khắc kế tiếp của tâm thức. Hai ý niệm này có thể dung hòa nếu chúng ta nhìn đạo lộ của vị Tùy pháp hành hoặc Tùy tín hành như được trải rộng thời gian, nhưng sẽ đạt đến cao điểm trong một bước đột phá ngay tức khắc và được theo sau bằng sự chứng đắc quả vị.
20.Contrary to the commentaries, which hold that the path-attainer realizes the fruit immediately after attaining the path, the Nikāyas say merely that one who reaches the stage of Dhamma-follower or faith-follower (corresponding to the commentarial notion of path-attainer) will realize the fruit within this same life—but not necessarily in the next mind-moment. The two positions might be reconciled if we see the path of the Dhamma-follower and faith-follower as extended in time but reaching its climax in an instantaneous breakthrough that is immediately followed by realization of the fruit.
21. Câu này làm sáng tỏ sự khác nhau như thế nào giữa một vị Dự Lưu và những vị đang trên đường tu tập hướng đến quả Dự Lưu. Vị Tùy tín hành chấp nhận giáo lý dựa trên đức tin (với một mức độ hiểu biết giới hạn), Vị Tùy pháp hành chấp nhận giáo lý qua sự điều tra khảo sát (với một mức độ hiểu biết cao hơn); còn vị Dự Lưu là người đã hiểu và thấy pháp.
21.This statement makes it clear how the stream-enterer differs from those on the path to stream-entry. The faith-follower accepts the teaching on trust (with a limited degree of understanding), the Dhamma-follower accepts it through investigation (with a greater degree of understanding); but the stream-enterer has directly known and seen the teaching.
22. Thấy Pháp (dhammābhisamaya) và đắc Pháp nhãn (dhammacakkhupatilābha) là đồng nghĩa, có nghĩa là đắc quả Dự Lưu.
22.The breakthrough to the Dhamma (dhammābhisamaya) and the gaining of the vision of the Dhamma (dhammacakkhupaṭilābha) are synonyms signifying the attainment of stream-entry.
23. Luận giải Tương Ưng BK giải thích từ ngữ này như là lòng tin không lay chuyển thành tựu qua những gì đã chứng đắc, gọi là quả Dự Lưu.
23.Aveccappasāda. Spk explains this as unshakable confidence gained through what has been attained, namely, stream-entry.
24. Địa ngục, súc sanh, và ngạ quỷ tự thân là những cõi khốn khổ, cõi dữ, cõi thấp kém.
24.The hells, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits are themselves the plane of misery, the bad destinations, and the lower world.
25. Thân kiến (sakkāya) là tập hợp của năm uẩn mà chúng ta nhận diện như là “ngã.” Đoạn diệt thân kiến là Niết-bàn.
25.Identity (sakkāya) is the composite of the five aggregates that we identify as our “self.” The cessation of identity is Nibbāna.
26. Upadhi. Trong văn cảnh hiện tại, từ này hình như có nghĩa là những sở hữu vật chất.
26.Upadhi. In the present context, this word seems to mean material possessions.
27. Về mười một thuộc từ này, “vô thường” và “tan rã” minh họa cho tính chất của vô thường; “xa lạ”, “trống rỗng” và “vô ngã” minh họa cho đặc tính của vô ngã; và sáu thuộc tính còn lại minh họa cho khổ.
27.Of these eleven attributes, “impermanent” and “disintegrating” illustrate the characteristic of impermanence; “alien,” “empty,” and “nonself,” the characteristic of nonself; the other six, the characteristic of suffering.
28. Luận giải Trung Bộ Kinh: Vị ấy hướng tâm ra khỏi năm uẩn bao gồm trong các tầng thiền sắc giới, vì vị ấy đã thấy chúng mang dấu ấn của ba đặc tính kia. “Yếu tố bất tử” (amatadhātu) tức là Niết-bàn. Trước tiên, vị ấy “hướng tâm đến nó” với tuệ giác, đã nghe nó được ca ngợi như là “an tịnh siêu phàm”, và cứ như thế. Rồi, với đạo lộ siêu xuất thế gian, vị ấy “hướng tâm đến nó” bằng cách dùng nó làm đối tượng, quán chiếu thâm sâu về nó như là “an tịnh siêu phàm”, và cứ như thế.
28.Ps: He turns his mind away from the five aggregates included within the jhāna, which he has seen to be marked with the three characteristics. The “deathless element” (amatadhātu) is Nibbāna. First, he “directs his mind to it” with the insight consciousness, having heard it praised as “peaceful and sublime,” and so forth. Then, with the supramundane path, he “directs his mind to it” by making it an object and penetrating it as “peaceful and sublime,” and so forth.
29. Hình như lòng khao khát Pháp và niềm hoan hỷ trong Pháp thực hiện hai việc cùng một lúc: (1) bởi vì chúng hướng đến Pháp, chúng thúc đẩy vị đệ tử đi đến chỗ đoạn diệt năm hạ phần kiết sử; (2) bởi vì chúng vẫn là khao khát và hoan hỷ, nên chúng cản trở việc chứng đắc quả A-la-hán.
29.Dhammarāgena dhammanandiyā. It seems that this desire for the Dhamma and delight in the Dhamma do two things simultaneously: (1) because they are directed toward the Dhamma, they propel the disciple to the destruction of the five lower fetters; (2) because they are still desire and delight, they prevent the attainment of arahantship.
30. Ở đây, trong các thiền chứng vô sắc, bài kinh chỉ đề cập bốn uẩn tinh thần. Các sắc uẩn đã bị loại bỏ.
30.Here, in the formless attainments, the sutta mentions only the four mental aggregates. The aggregate of form is excluded.
31. Đây là những đề mục thiền tập đưa đến nhàm chán và ly tham. Tính bất tịnh của thân là ở trong Kinh Văn VIII, 8-10; quán chiếu về tính đáng ghê sợ của thức ăn được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo tr. 341-47 (phần 11:1-26); quán tưởng về cái chết, Thanh Tịnh Đạo, tr. 229-39 (phần 8: 1-41); quán tưởng về sự không hài lòng với toàn thể thế giới, và quán chiếu về vô thường trong tất cả các hành, trong Tăng Chi BK V, tr. 111, 10:60.
31.These are meditation subjects that lead to disenchantment and dispassion. The unattractiveness of the body is at Text VIII,8 §10; the reflection on the repulsiveness of food is explained at Vism 341–47 (Ppn 11:1–26); the perception of death, at Vism 229–39 (Ppn 8:1–41); and the perception of discontent with the entire world, and the contemplation of impermanence in all formations, at AN 10:60; V 111.
32. Trong Tăng Chi BK V, tr. 110, quán về từ bỏ được giải thích là từ bỏ những ý tưởng phiền não cấu uế. Trong Tăng Chi BK V, tr. 110-11, quán về ly tham và đoạn diệt được giải thích như là suy ngẫm về những thuộc tính của Niết-bàn.
32.At AN V 110, the perception of abandonment (pahānasaññā) is explained as the removal of defiled thoughts. At AN V 110–11, the perception of dispassion (virāgasaññā) and the perception of cessation (nirodhasaññā) are both explained as reflections on the attributes of Nibbāna.
33. Luận giải Tương Ưng BK giải thích: Vị chứng đắc Trung gian Bát-niết-bàn (antarāparinibbāyi) là vị tái sanh ở cõi Tịnh Cư thiên và chứng quả A-la-hán trong nửa thời kỳ đầu của thọ mạng. Cấp bậc này được chia làm ba, tùy vào sự kiện là đã chứng quả A-la-hán hay chưa: (1) chứng quả vào đúng ngày tái sanh; (2) sau một hoặc hai trăm kiếp đã trôi qua; (3) sau bốn trăm kiếp đã trôi qua. Vị chứng đắc Tổn hại Bát-niết-bàn (upahaccaparinibbāyi) được giải thích là vị đã chứng quả A-la-hán sau khi trải qua nửa thời kỳ đầu của thọ mạng. Theo Luận giải Tương Ưng BK, vị Vô hành Bát-niết-bàn (asankhāraparinibbāyi) và vị Hữu hành Bát- niết-bàn (sasankhāraparinibbāyi) sau đó trở thành hai kiểu mẫu của hai hạng Bất Lai đầu tiên chứng được mục tiêu cuối cùng, hạng thứ nhất, một cách dễ dàng và không cần nhiều nỗ lực; và hạng thứ hai chứng được một cách khó khăn và với nhiều nỗ lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, bản tường thuật về hai hạng đầu tiên không quan tâm đến nghĩa đen tên gọi của họ và cũng bỏ qua bản chất loại trừ lẫn nhau theo thứ tự của năm hạng bậc Thánh như đã được mô tả đâu đó trong các kinh.
33.Spk explains the antarparinibbāyı (“one who attains Nibbāna in the interval”) as one reborn in the pure abodes who attains arahantship during the first half of the lifespan. This type is subdivided into three, depending on whether arahantship is reached: (1) on the very day of rebirth; (2) after one or two hundred eons have elapsed; or (3) after four hundred eons have elapsed. The upahaccaparinibbāyı (“one who attains Nibbāna upon landing”) is explained as one who attains arahantship after passing the first half of the lifespan. For Spk, the asaṅkhāraparinibbāyı (“one who attains without exertion”) and the sasaṅkhāraparinibbāyı (“one who attains with exertion”) then become two modes in which the first two types of nonreturners attain the goal, respectively, easily and without strong effort, and with difficulty and strong effort. However, this account of the first two types disregards the literal meaning of their names and also overrides the sequential and mutually exclusive nature of the five types as delineated elsewhere in the suttas.
Nếu chúng ta hiểu từ Trung gian Bát-niết-bàn (antarāparinibbāyi) theo nghĩa đen, và hình như chúng ta phải hiểu như vậy, thì từ này có nghĩa là vị đã chứng đắc Niết-bàn trong khoảng thời kỳ trung gian giữa hai đời sống, có lẽ trong lúc hiện hữu trong hình hài vi tế của thời kỳ trung gian. Vị upahaccaparinibbāyi sau đó trở thành vị chứng đắc Tổn hại Bát- niết-bàn trong hiện hữu mới, nghĩa là, hầu như ngay tức khắc sau khi tái sanh. Hai từ ngữ tiếp theo chỉ định hai hạng đệ tử chứng đắc A-la-hán trong khoảng thời gian của đời sống tiếp theo, được phân biệt khác nhau bằng mức độ nỗ lực của họ để đạt được mục tiêu. Hạng cuối cùng, là vị tái sanh liên tiếp trong các cõi Tịnh Cư thiên, sống hết thọ mạng ở mỗi cõi ấy, và cuối cùng chứng đắc A-la-hán trong cõi Sắc Cứu Cánh thiên (akanittha), là cõi Tịnh Cư thiên cao nhất. Lời diễn giảng này, mặc dù ngược lại với các luận giải tiếng Pāli, hình như được xác nhận lại trong Tăng chi BK IV, tr 70-74, 7:52, trong đó ví dụ mảnh gỗ cháy gợi ý rằng bảy hạng (kể cả ba hạng Trung gian Bát-niết-bàn) là loại trừ lẫn nhau và đã được xếp hạng tùy theo mức độ sắc bén của các căn của họ.
If we understand the term antarāparinibbāyī literally, as it seems we should, it then means one who attains Nibbāna in the interval between two lives, perhaps while existing in a subtle body in the intermediate state. The upahaccaparinibbāyī then becomes one who attains Nibbāna “upon landing” or “striking ground” in the new existence, i.e., almost immediately after taking rebirth. The next two terms designate two types who attain arahantship in the course of the next life, distinguished by the amount of effort they must make to win the goal. The last, the uddhaṃsota akaniṭṭhagāmī, is one who takes rebirth in successive pure abodes, completes the full lifespan in each, and finally attains arahantship in the akaniṭṭha realm, the highest pure abode. This interpretation, though contrary to the Pāli commentaries, seems to be confirmed by AN 7:52 (IV 70–74), in which the simile of the flaming chip suggests that the seven types (including the three kinds of antarāparinibbāyī) are mutually exclusive and have been graded according to the sharpness of their faculties.
34. Trong khi Khemaka tuyên bố là Tôn giả không công nhận một cái ngã hoặc những gì thuộc về một cái ngã trong năm uẩn, Tôn giả đã ngầm tuyên bố rằng mình đã chứng đắc ít nhất là cấp bậc Dự Lưu. Nhưng những Tỷ-kheo khác không biết rằng tất cả các vị Thánh đệ tử đều có cùng nhận thức này và cho rằng đây là sự chứng đắc độc đáo của bậc A-la-hán. Vì thế họ đã diễn giải sai câu nói của Tôn giả Khemaka rằng Tôn giả đã chứng quả A-la-hán.
34.In declaring that he does not recognize a self or the belongings of a self among the five aggregates, Khemaka has implicitly declared that he has attained at least the level of a stream-enterer. But the other monks did not realize that all the noble persons share this understanding and assumed this was the unique realization of the arahant. Thus they misinterpreted Khemaka’s statement as insinuating that he had attained arahantship.
35. Mặc dù tất cả ba ấn bản của Tương Ưng BK mà tôi đã tham khảo (Miến-điện, Tích-lan và La-tinh) và cả hai ấn bản Luận giải Tương Ưng BK (Miến-điện và Tích-lan) đều đọc là asmi ti adhigatam, tôi nghi rằng đây là sự biến thái của ngôn ngữ xưa cổ mà nay đã trở nên thông dụng. Tôi đề nghị nên đọc là asmi ti avigatam. Đoạn kinh này làm rõ sự khác biệt giữa một bậc hữu học (sekha) và bậc A-la-hán. Trong lúc bậc hữu học đã đoạn trừ thân kiến và như vậy không còn nhận diện bất cứ phần nào trong năm uẩn như là một cái ngã, vị này vẫn chưa đoạn trừ được vô minh, khiến cho vị ấy vẫn còn sót lại lòng ngã mạn và tham dục về “tôi là” liên hệ đến năm uẩn. Ngược lại, bậc A-la-hán đã đoạn trừ vô minh, vốn là nguồn gốc của các tri kiến sai lầm, vì thế không còn nuôi dưỡng ý tưởng về “tôi” và “của tôi.” Những vị trưởng lão khác rõ ràng là chưa đạt được bất cứ cập bậc chứng đắc nào và vì thế không hiểu được sự khác biệt này, nhưng Tôn giả Khemaka ắt hẳn phải chứng được ít nhất là quả Dự Lưu (một vài luận gia nói rằng Tôn giả là vị Bất Lai) nên biết rằng việc đoạn trừ thân kiến chưa xóa sạch hoàn toàn cảm giác về nhân thân của mình. Thậm chí, đối với bậc Bất Lai, một “mùi vị chủ quan” dựa trên năm uẩn vẫn còn vương vấn trong các trải nghiệm của vị ấy.
35.Although all three eds. of SN that I consulted (Be, Ce, and Ee) and both eds. of Spk (Be and Ce) read asmī ti adhigataṃ, I suspect this is an archaic corruption that has gained currency. I propose reading asmī ti avigataṃ. The passage clarifies an essential difference between the trainee (sekha) and the arahant. While the sekha has eliminated identity view and thus no longer identifies any of the five aggregates as a self, he has not yet eradicated ignorance, which sustains a residual conceit and desire “I am” (anusahagato asmī ti māno asmī ti chando) in relation to the five aggregates. The arahant, in contrast, has eradicated ignorance, the root of all misconceptions, and thus no longer entertains any ideas of “I” and “mine.” The other elders apparently had not yet attained any stage of awakening and thus did not understand this difference, but the Venerable Khemaka must have been at least a stream-enterer (some commentators say he was a nonreturner) and thus knew that the elimination of identity view does not completely remove the sense of personal identity. Even for the nonreturner, an “odor of subjectivity” based on the five aggregates still lingers over his experience.
36. Luận giải Tương Ưng BK: Diễn tiến tinh thần của một kẻ vô văn phàm phu cũng giống như một miếng vải bẩn. Ba sự quán chiếu (về vô thường, khổ và vô ngã) giống như ba chất tẩy uế. Diễn tiến tinh thần của một vị Bất Lai giống như miếng vải đã được giặt sạch bằng ba chất tẩy uế ấy. Những phiền não cấu uế cần được đoạn trừ đối với một vị đang trên đường tu tập hướng đến quả A-la-hán cũng giống như mùi của chất tẩy uế còn sót lại. Tri kiến về con đường đưa đến quả A-la-hán cũng giống như mùi hương ngọt ngào của chiếc tủ đựng vải, và sự đoạn diệt mọi phiền não cấu uế của con đường ấy giống như mùi chất tẩy rửa còn sót lại trên vải đã biến mất sau khi miếng vải được cất vào tủ.
36.Spk: The worldling’s mental process is like the soiled cloth. The three contemplations (of impermanence, suffering, and nonself) are like the three cleansers. The mental process of the nonreturner is like the cloth that has been washed with the three cleansers. The defilements to be eradicated by the path of arahantship are like the residual smell of the cleansers. The knowledge of the path of arahantship is like the sweetly scented chest, and the destruction of all defilements by that path is like the vanishing of the residual smell of the cleansers from the cloth after it has been placed in the chest.
37. Đó là, bên ngoài giáo lý của Đức Phật.
37.That is, outside the Buddha’s teaching.
38. Theo như tôi hiểu, “đó là đích đến của họ... là mục tiêu cuối cùng”, tức là Niết-bàn. Ở đây, chúng ta có thêm một sự khác biệt chính yếu giữa một vị hữu học và một bậc A-la-hán: Vị hữu học thấy Niết-bàn, đích đến của năm căn, trong đó năm căn đạt đến đỉnh cao, với kết quả và mục tiêu cuối cùng; tuy nhiên, vị ấy không thể tự thân “tiếp xúc” với Niết-bàn, không thể thâm nhập trải nghiệm trọn vẹn Niết-bàn. Trái lại, bậc A-la-hán vừa thấy được mục tiêu cuối cùng, vừa có thể trải nghiệm trọn vẹn Niết-bàn ngay bây giờ và ở đây.
38.As I understand it, “that which is their destination … their final goal” is Nibbāna. We have here another essential difference between the trainee and the arahant: the trainee sees Nibbāna, the destination of the five faculties, that in which they culminate, their fruit and final goal; however, he cannot “contact it with the body,” cannot enter upon the full experience of it. In contrast, the arahant both sees the final goal and can fully experience it here and now.
39. Đây là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, bodhipakkhiyā dhammā, nghĩa đen là “những pháp liên quan đến giác ngộ”, nghĩa rộng hơn là “những pháp trợ giúp giác ngộ.” Về Tứ Niệm Xứ, xem chi tiết ở Kinh Văn VIII, 8, và Tương Ưng BK, ch.47. Tứ Chánh Cần là tương đương với chánh tinh tấn, về mục này, xem Kinh Văn VII, 2 và Tương Ưng BK, ch 49. Tứ Như Ý Túc là: định nương vào (1) dục (= dục định), (2) tinh tấn (= tinh tấn định), (3) tâm (= tâm định), (4) thẩm sát (= thẩm sát định), với sức mạnh của ý muốn nỗ lực tinh tấn; xem Tương Ưng BK, ch. 51. Ngũ Căn, xem Kinh Văn X, 1 (2); và Tương Ưng BK, ch. 48 để biết thêm chi tiết. Ngũ Lực cũng gồm năm chi phần giống như Ngũ Căn, nhưng với năng lực mạnh hơn. Thất Bồ-đề Phần (Bảy Chi Phần Giác Ngộ), xem Kinh Văn VIII, 9; và Tương Ưng BK, ch. 46. Bát Thánh đạo, xem Kinh Văn VII, 2; và Tương Ưng BK, ch 45.
39.These are the thirty-seven bodhipakkhiyā dhammā, lit. “states pertaining to enlightenment,” more freely: “aids to enlightenment.” On the four establishments of mindfulness, see Text VII,2 and Text VIII,8 for details and SN chapter 47. The four right kinds of striving are equivalent to right effort, for which see Text VII,2 and SN chapter 49. The four bases for spiritual power are: concentration due to (1) desire, or (2) energy, or (3) mind, or (4) investigation, with volitional forces of striving; see SN chapter 51. The five faculties are at Text X,1(2); see SN chapter 48 for details. The five powers are the same five factors as the faculties, but with greater strength. The seven factors of enlightenment are at Text VIII,9; see SN chapter 46. The Noble Eightfold Path is at Text VII,2; see SN chapter 45.
40. Luận giải Trung Bộ Kinh nhận diện đây là tâm xả trong Tứ thiền. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng Pukkusāti đã chứng được Tứ thiền và dính mắc sâu trong đó. Đức Phật trước tiên khen ngợi tâm xả này để khơi nguồn tự tin cho Pukkusāti, sau đó Ngài từ từ hướng dẫn Tôn giả đến chứng đắc các tầng thiền vô sắc và đạo lộ cùng đạo quả siêu xuất thế gian.
40.Ps identifies this as the equanimity of the fourth jhāna. Ps says that Pukkusāti had already achieved the fourth jhāna and was deeply attached to it. The Buddha first praises this equanimity to inspire Pukkusāti’s confidence, and then gradually guides him to the formless attainments and the supramundane paths and fruits.
41. Ý nghĩa ở đây là: Nếu Tôn giả chứng được Không Vô Biên Xứ và qua đời trong khi còn ở trong tầng định này, Tôn giả sẽ tái sanh vào cõi trời Không vô biên và sẽ sống ở đó cho hết thọ mạng 20.000 kiếp dành cho cõi Trời ấy. Trong ba tầng vô sắc định cao hơn, thọ mạng được nói là 40.000, 60.000 và 84.000 kiếp theo thứ tự cấp bậc của các tầng định ấy.
41.The sense is: If he attains the base of the infinity of space and passes away while still attached to it, he would be reborn in the plane of the infinity of space and would live there for the full lifespan of 20,000 eons specified for that plane. In the higher three formless planes the lifespan is said to be, respectively, 40,000 eons, 60,000 eons, and 84,000 eons.
42. Luận giải Trung Bộ Kinh: Điều này được nói với mục đích chỉ ra sự nguy hiểm trong các tầng thiền vô sắc. Với câu “Tâm xả này vẫn là hữu vi”, vị ấy chứng tỏ rằng: “Thậm chí thọ mạng ở đây là 20.000 kiếp, đời sống ở đây vẫn là hữu vi, được tạo tác, được xây dựng. Như thế, đời sống này vẫn vô thường, không ổn định, không vĩnh viễn, phù du. Đời sống ở đây phải chịu hủy diệt, vỡ vụn, và tan rã; nó vẫn còn dính líu đến sinh, già và chết, đặt trên nền tảng khổ đau. Đây không phải là nơi trú ẩn, là nơi an toàn, là nơi nương tựa. Sau khi chết ở nơi này như một kẻ vô văn phàm phu, người ấy vẫn bị tái sanh vào bốn cõi dữ.”
42.Ps: This is said in order to show the danger in the formless attainments. By the one phrase, “This would be conditioned,” he shows: “Even though the lifespan there is 20,000 eons, it is conditioned, fashioned, built up. It is thus impermanent, unstable, not lasting, transient. It is subject to perishing, breaking up, and dissolution; it is involved with birth, aging, and death, founded upon suffering. It is not a shelter, a place of safety, a refuge. Having passed away there as a worldling, one can still be reborn in the four states of misery.”
43. Hai động từ gợi lên khái niệm về ý chí như là một động lực xây dựng để tạo ra và duy trì hiện hữu hữu vi. Chấm dứt ý chí muốn hiện hữu hay không hiện hữu chứng tỏ sự chấm dứt khát ái về tồn tại mãi mãi hay đoạn diệt hoàn toàn.
43.So n’eva abhisaṅkharoti nābhisañcetayati bhavāya vā vibhavāya. The two verbs suggest the notion of volition as a constructive power that builds up and sustains conditioned existence. Ceasing to will for either existence or nonexistence shows the extinction of craving for eternal existence and annihilation.
44. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng đến thời điểm này Pukkusāti đã thâm nhập được ba đạo lộ và đạo quả, trở thành vị Bất Lai. Tôn giả nhận thức rằng đạo sư của mình chính là Đức Phật, nhưng Tôn giả không thể bộc lộ nhận thức này bởi vì Đức Phật vẫn đang tiếp tục thuyết pháp.
44.Ps says that at this point Pukkusāti penetrated three paths and fruits, becoming a nonreturner. He realized that his teacher was the Buddha himself, but he could not express this realization since the Buddha continued with his discourse.
45. Đoạn này trình bày vị A-la-hán đang an trú trong cảnh giới Hữu dư y Niết-bàn (sa-upādisesa nibbānadhātu); xem Kinh Văn IX, 5 (5). Mặc dù vẫn tiếp tục có cảm thọ, vị này không còn tham dục đối với lạc thọ, sân hận đối với khổ thọ, và si mê đối với cảm thọ trung tính.
45.This passage shows the arahant’s abiding in the Nibbāna element with residue remaining (sa-upādisesa nibbānadhātu); see Text IX,5(5). Though he continues to experience feelings, he is free from lust toward pleasant feeling, from aversion toward painful feeling, and from ignorance regarding neutral feeling.
46. Nghĩa là vị này vẫn tiếp tục có cảm thọ chỉ bao lâu mà thân và các căn vẫn còn hoạt động, nhưng không vượt quá giới hạn đó.
46.That is, he continues to experience feeling only as long as the body with its life faculty continues, but not beyond that.
47. Điểm này nói về việc vị ấy chứng đắc Vô dư y Niết-bàn (anupādisesa nibbānadhātu)- sự chấm dứt mọi tồn tại hữu vi lúc vị ấy qua đời. Xem Kinh Văn IX, 5 (5)
47.This refers to his attainment of the Nibbāna-element with no residue remaining (anupādisesa nibbānadhātu)—the cessation of all conditioned existence with his final passing away. See Text IX,5(5).
48. Đoạn này chấm dứt phần giảng giải về nền tảng thứ nhất, nền tảng trí tuệ (paññādhitthāna). Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng tri kiến về việc đoạn tận mọi khổ đau là trí tuệ thuộc về quả A-la-hán.
48.This completes the exposition of the first foundation, the foundation of wisdom (paññādhiṭṭhāna). Ps says that the knowledge of the destruction of all suffering is the wisdom pertaining to the fruit of arahantship.
49. Luận giải Trung Bộ Kinh nói đến bốn loại sở hữu (sanh y) ở đây: năm uẩn, phiền não cấu uế, các hành, và dục lạc giác quan.
49.Ps mentions four kinds of acquisitions (upadhi) here: the five aggregates; defilements; volitional formations; and sensual pleasures.
50. “Những đợt sóng vọng tưởng” (maññussavā) như đoạn tiếp theo sẽ trình bày, là những ý tưởng và khái niệm bắt nguồn từ ba gốc rễ của vọng tưởng - khát ái, ngã mạn và các quan điểm. “Bậc Thánh tịch tịnh” là bậc A-la-hán.
50.The “tides of conceiving” (maññussavā), as the following paragraph will show, are thoughts and notions originating from the three roots of conceiving—craving, conceit, and views. The “sage at peace” (muni santo) is the arahant.
51. Ý tưởng “Tôi sẽ là” và “Tôi sẽ không là” bao hàm các quan điểm thường hằng (vẫn còn tồn tại sau khi chết) và đoạn diệt (cá nhân sẽ đoạn diệt sau khi chết). Những quan điểm khác về việc có một hình sắc và hiện hữu vô sắc, đại diện cho hai kiểu tồn tại sau khi chết, có hình sắc và không có hình sắc; và bộ ba hữu thể có tưởng v.v.. là ba kiểu hiện hữu khác của đời sống sau khi chết, được phân biệt bởi mối quan hệ với tưởng hoặc ý thức.
51.The thoughts “I shall be” and “I shall not be” imply the views of eternalism (continued existence after death) and annihilationism (personal extinction at death). The alternatives of having physical form and being formless represent two modes of existence in the afterlife, physical and disembodied; the triad of being percipient, etc., are three other modes of existence in the afterlife, distinguished by their relationship to perception or awareness.
52. Cái không còn có mặt trong vị ấy là lòng khao khát hiện hữu, vốn là nguyên nhân đưa đến một đời sống mới sau khi chết.
52.That which is not present in him is craving for existence, which leads to a new birth following death.
53. Satta saddhamma (bảy diệu pháp). Tín, tàm (biết hổ thẹn vì ác hạnh), quý (sợ hãi làm điều sai trái), học hỏi sâu rộng, tinh tấn, thành tựu niệm và tuệ. Xem Trung Bộ Kinh 53, tr 11-17.
53.Satta saddhammā. Faith, moral shame, fear of wrongdoing, learning, energy, mindfulness, and wisdom. See, e.g., MN 53.11–17.
54. Việc tu tập giới cao thượng, tâm cao thượng, trí tuệ cao thượng.
54.The training in the higher moral discipline, the higher mind, and the higher wisdom.
55. Mười chi phần này là tám chi phần của Bát Thánh đạo bổ túc thêm chánh trí và chánh giải thoát. Xem, Trung BK 65.34 và Trung BK 78.14.
55.The ten factors are the eight factors of the Noble Eightfold Path supplemented by right knowledge and right liberation. See, e.g., MN 65.34 and MN 78.14.
56. Sự phân biệt ba mặt: “Tôi hơn người”, “Tôi bằng người”, “Tôi thua người.”
56.The threefold discrimination: “I am better,” “I am equal,” “I am worse.”
57. Rất có thể bhikkhu paññāvimutto (Tỷ-kheo tuệ giải thoát) ở đây phải được hiểu là vị đệ tử của bậc A-la-hán, chứ không đặc biệt muốn nói đến vị tuệ giải thoát (paññāvimutto) đế so sánh ngược với vị Câu phần giải thoát (ubhatobhagāvimutta).
57.It is likely that bhikkhu paññāvimutto here should be understood as any arahant disciple, not specifically as the paññāvimutta contrasted with the ubhatobhāgavimutta arahant.
58. Bài kinh này bao gồm trong kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahāparinibbāna Sutta) (Trường Bộ Kinh II, 81-83), nhưng không có đoạn cuối. Một bài kinh kết hợp với nhiều chi tiết hơn là Trường BK 28.
58.This sutta is included in the Mahāparinibbāna Sutta (at DN II 81–83), but without the last paragraph. A much more elaborate version makes up DN 28.
59. Luận giải Tương Ưng BK nhận diện “về những phẩm hạnh” ấy là “những phẩm hạnh thuộc về định.”
59.Spk identifies “of such qualities” (evaṃdhammā) as “qualities pertaining to concentration” (samādhipakkhā dhammā).
60. Mười lực của Như Lai là những lực của thắng trí. Mười lực này được phân tích chi tiết trong Thanh Tịnh Đạo-803-31. “Bánh xe Phạm Thiên” là “Bánh xe Pháp” (Pháp luân).
60.The ten Tathāgata’s powers are powers of knowledge. They are analyzed in detail at Vibh §§808–31. The “wheel of Brahmā” is the wheel of the Dhamma.
61. Để biết thêm chi tiết, xem Trung BK 115.12-19.
61.For details, see MN 115.12–19.
62. Bộ Phân Tích giải thích: ‘khả năng’ là cảnh giới, hoàn cảnh, thời gian, và nỗ lực, là những yếu tố có thể hoặc ngăn cản hoặc làm vững mạnh kết quả. ‘Nhân’ chính là nghiệp. Minh kiến này của Đức Phật được giải thích trong Kinh Văn V, 1 (1)-(3).
62.Ps explains possibility (ṭhāna) as the realm, circumstances, time, and effort, factors that can either impede or reinforce the result. The cause (hetu) is the kamma itself. This knowledge of the Buddha is illustrated by Texts V,1(1)–(3).
63. Việc này nghĩa là minh kiến của Đức Phật về các kiểu hành xử đưa đến tất cả những thân phận tương lai trong vòng sinh tử, cũng như đưa đến giải thoát tối hậu. Xem Trung BK 12.35-42.
63.This signifies the Buddha’s knowledge of the types of conduct that lead to all future destinies within the round of existence as well as to final liberation. See MN 12.35–42.
64. Bộ Phân Tích-813 giải thích rằng Ngài hiểu chúng sanh có những khuynh hướng hạ liệt hoặc cao sang, và chúng sanh tự nhiên thường kết giao với những người có khuynh hướng tương tự.
64.Vibh §813 explains that he understands that beings are of inferior and superior inclinations, and that beings naturally associate with those of similar inclinations.
65. Bộ Phân Tích-814-27 cung cấp một phân tích chi tiết. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rõ ràng hơn là Ngài biết căn tánh cao sang hay hạ liệt của chúng sanh.
65.Vibh §§814–27 gives a detailed analysis. Ps states more concisely that he knows the superior and inferior disposition of the five faculties of other beings.
66. Bộ Phân Tích-828: Ô nhiễm (sankilesa) là một yếu tố tạo nên sự hoại diệt; thanh tịnh (vodāna) là một yếu tố tạo nên sự xuất chúng; sinh khởi (vutthāna) là vừa thanh tịnh vừa vươn cao từ một chứng đắc. Tám giải thoát (vimokkha) có thể xem ở Trường Bộ Kinh 15:35, 16.3.33, Trung BK 77.22, 137.26, vv...; chín chứng đắc (samāpatti) là bốn thiền chứng sắc giới, bốn thiền chứng vô sắc, và sự đoạn diệt của tưởng và thọ.
66.Vibh §828: The defilement (saṅkilesa) is a factor causing decline; cleansing (vodāna) is a factor causing excellence; emergence (vuṭṭhāna) is both cleansing and rising from an attainment. The eight emancipations (vimokkha) are at DN 15.35, DN 16.3.33, MN 77.22, MN 137.26, etc.; the nine attainments (samāpatti) are the four jhānas, four formless attainments, and the cessation of perception and feeling.
67. Vesārajja. Luận giải Trung Bộ Kinh nói rằng đây là tên gọi niềm hoan hỷ khởi lên trong Ngài khi Ngài suy nghĩ về những vô sở úy của Ngài trong bốn trường hợp đó.
67.Vesārajja. Ps says this is a name for the joyful knowledge that arises in him when he reflects upon his absence of timidity in four cases.
68. Luận giải Tương Ưng BK nói rằng những vị thiên là các bậc Thánh được loại trừ ra khỏi trải nghiệm này (= sự sợ hãi).
68.Spk says this qualification is made to exclude the devas who are noble ones.
69. Luận giải Tương Ưng BK: “được bao gồm trong nhân dạng”: nghĩa là được bao gồm trong năm uẩn. Khi Đức Phật thuyết giảng Giáo pháp được ấn chứng với Tam vô lậu học, phơi bày những sai lầm trong vòng sinh tử luân hồi, những hiểu biết đó đã khiến cho các vị Thiên ấy sợ hãi.
69.Spk: Included within identity (sakkāyapariyāpannā): included in the five aggregates. When the Buddha teaches them the Dhamma stamped with the three characteristics, exposing the faults in the round of existence, the fear of knowledge enters into them.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.70.99 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...