Mọi người thường nhầm tưởng rằng công việc của những Tăng Ni là thực hành và giảng dạy Giáo Pháp, trong khi đó, phần việc của các nam nữ cư sĩ là thực tập năm giới và hỗ trợ, chu cấp những gì thiết yếu cho hàng Tăng Ni. Đây là một niềm tin thiếu chính xác và thật sự nguy hiểm. Điều đó đã dẫn đến sự sai lạc về Giáo Pháp ở những quốc gia, mà niềm tin trên được phổ biến và chấp nhận rộng rãi. Mục tiêu của Đức Phật là phát triển một hội chúng đệ tử gồm xuất gia và tại gia, nam cùng với nữ, những người đã được học tập Giáo Pháp tường tận, thực hành Giáo Pháp trọn vẹn cũng như là biết chia sẻ và học hỏi Giáo Pháp lẫn nhau.1 Trong khi Đức Phật ca ngợi Anathapindika (Cấp-Cô-Độc), vì sự bố thí rộng khắp của ông, thì Ngài đã dành riêng lời khen ngợi cao nhất cho Citta của Macchikasanda và Hatthaka của Alavi bởi vì cả hai đều đã khéo léo và không ngừng bố thí một thứ quý giá hơn những thứ vật chất rất nhiều -đó chính là Giáo Pháp.2
1. It is often mistakenly thought that it is the job of monks and nuns to practise and teach the Dhamma, while it is the job of lay men and women to practise the Five Precepts and support the monks and nuns by providing them with their needs. This is an incorrect and dangerous belief, and in countries where it is widely accepted it has helped lead to a corruption of the Dhamma. The Buddha’s goal was to develop a community of disciples, ordained and lay, men and women, who were well-educated in the Dhamma, who practised it fully, and who taught it to and learned it from each other.1 While the Buddha praised Anāthapindika for his great generosity, he reserved his highest praise for Citta of Macchikàsanda and Hatthaka of Alavi because they were both skilful in and diligent at giving something infinitely more precious than material things – the Dhamma.2
Citta là mẫu người Phật tử mà sự hiểu biết và cách hành xử của ông, đã được Đức Phật thường khuyên mọi người nên noi theo. Vào một dịp, Đức Phật đã dạy các Thầy Tỳ Khưu rằng:
2. Citta was the model Buddhist layman whose learning and behaviour the Buddha urged others to emulate. On one occasion, the Buddha said to the monks:
“Nếu một người mẹ tận tụy muốn khuyến khích người con trai yêu dấu duy nhất của mình một cách thích hợp, thì cô ấy nên nói với anh ta rằng: “Con hãy cố gắng trở thành như nam cư sĩ Citta và nam cư sĩ Hatthaka của Alavi.””3
“Should a devoted mother wish to encourage her beloved only son in a proper way she should say to him: ‘Try to become like the disciple Citta and the disciple Hatthaka of Alavi.’”3
Citta là một thương gia giàu có và là một địa chủ ở thị trấn Macchikasanda, không xa Savatthi. Bài Pháp đầu tiên mà ông được nghe dường như là từ Thầy Mahanama. Sau bài Pháp, ông đã dâng cúng đến Tăng chúng một khu vườn, mà trên đó ông cho xây dựng một tịnh xá vô cùng rộng lớn. Về sau, bất kỳ vị Tăng Ni nào du hóa đến Macchikasanda, đều luôn được đón chào nồng nhiệt và nhận được sự hỗ trợ đầy đủ. Đức Phật xem Citta là người hiểu biết và sáng suốt nhất trong hội chúng giáo thọ cư sĩ. Sau khi thọ lãnh Giáo Pháp, ông đã giảng giải lại cho những người trong thị trấn và hướng dẫn được năm trăm người trong số họ phát tâm vào đạo. Nhân một dịp, ông đã đưa tất cả những người mới đó đến Savatthi để gặp Đức Phật. Các bài kinh trong Tipitaka được giảng, và bởi Citta đã cho thấy sự thông hiểu sâu sắc của ông về các khía cạnh tinh tế nhất của Pháp, và thực sự về sau ông đã đạt được thánh quả Bất Lai.
Citta was a rich merchant and landowner in the town of Macchikàsanda, not far from Savatthi. He seems to have heard the Dhamma for the first time from the monk Mahanama, after which he offered to the Sangha a park he owned and in it built a spacious monastery. After that, any monks or nuns coming to Macchikàsanda were always assured of a warm welcome and adequate support. The Buddha considered Citta to be the most learned and lucid of all the lay Dhamma teachers. After accepting the Dhamma, he explained it to the other citizens of the town, converting five hundred of them, and on one occasion took all of the new converts to Savatthi to see the Buddha. The discourses in the Tipitaka preached to and by Citta indicate his profound grasp of the most subtle aspects of the Dhamma and indeed later he became a Non-Returner.
Có một lần, khi một nhóm các Thầy đang ngồi thảo luận về Pháp tại một gian nhà trong tịnh xá mà Citta đã xây dựng. Một số Thầy cho rằng chính các đối tượng của tri giác (Sáu Trần) trói buộc tâm trí, trong khi những thầy khác lại nghĩ rằng các căn (Sáu Căn) mới chính là nguyên nhân của các vấn đề. Citta đi đến tu viện, và khi nhìn thấy các Thầy, ông hỏi họ đang thảo luận điều gì, và các Thầy đã kể lại cho ông. Khi đó Citta đã nói rằng:
3. Once a group of monks were sitting In a pavilion in the monastery that Citta had built discussing Dhamma. Some were saying that it is the sense objects that fetter the mind while others suggested that it is the sense organs that cause the problems. Citta arrived at the monastery, and when he saw the monks he asked what they were discussing, and they told him. Citta said,
“Bạch chư Đại Đức, hai thứ: các căn và các trần, là khác nhau. Con sẽ dùng một sự so sánh để các Thầy có thể hiểu ý của con. Giả sử một con bò đen và một con bò trắng được buộc lại với nhau bằng một cái ách hoặc sợi dây thừng. Bấy giờ liệu có đúng không nếu nói rằng con bò đen là sự ràng buộc của con bò trắng hoặc con bò trắng ràng buộc con bò đen?”
“Sirs, these two things, sense objects and sense organs, are different. I will use a simile so that you can understand what I mean. Suppose a black ox and a white ox were tied together with a yoke or rope. Now would it be right to say that the black ox was the fetter of the white ox or that the white ox was the fetter of the black ox?”
“Hẳn là không”, các Thầy trả lời. “Con bò đen không phải là xiềng xích trói buộc con bò trắng và con bò trắng cũng không phải là sự trói buộc của con bò đen. Cả hai đều bị trói buộc bởi cái ách hay sợi dây thừng.”
“Certainly not,” answered the monks. “The black ox is not the fetter of the white ox nor is the white ox the fetter of the black ox. They are both fettered by the yoke or rope.”
Citta đồng ý và nói: “Vâng, thưa các Đại Đức, cũng như thế, mắt không phải là gông cùm của các đối tượng thị giác và các đối tượng thị giác cũng không phải là gông cùm trói buộc mắt. Mà đúng hơn, chính dục nảy sinh từ sự tiếp xúc của cả hai mới là sự trói buộc. Và cũng tương tự như vậy với các căn (giác quan) và các đối tượng của chúng.”
Citta agreed and then said: “Well, sirs, in the same way, the eye is not the fetter of visual objects nor are visual objects the fetter of the eye. But rather, the desire that arises from the meeting of the two, that is the fetter. And it is the same with the other sense organs and their objects.”
Các Thầy đã rất hài lòng với sự giải thích và trả lời câu hỏi một cách sáng suốt và dễ hiểu của cư sĩ Citta.4
The monks were delighted by Citta’s lucidity in explaining and answering the question.4
Vào một dịp khác, Thầy Kamabhu bị lúng túng bởi một trong những lời dạy của Đức Phật, đã đem hỏi Citta rằng liệu ông có thể giải thích ý nghĩa của nó không. Lời dạy đó là:
4. On another occasion, the monk Kamabhu, perplexed by one of the Buddha’s sayings, asked Citta if he could explain what it meant. The saying was:
“Bộ phận được tinh thuần,
Mái trần che màu trắng,
Chỉ có một bánh xe,
Cỗ xe liên tục chạy.
Hãy xem vị đang đến,
Không vi phạm lỗi lầm,
Chặt đứt được dòng nước,
Không còn bị trói buộc.”
Pure-limbed, white-canopied, one-wheeled,
The chariot rolls on.
Look at he who is coming,
He is a faultless stream-cutter, he is boundless.
Từ cái thấy sâu sắc của mình, Citta đã giải thích bài kệ trên một cách chi tiết. Ông nói: “Bộ phận được tinh thuần” có nghĩa là giới hạnh, “mái trần che màu trắng” là sự giải thoát, “chỉ có một bánh xe” là chánh niệm, “liên tục chạy” là đến và đi. “Cổ xe” có nghĩa là thân thể, “vị đang đến” là người chứng ngộ, “dòng nước” là sự khát ái, “không vi phạm lỗi lầm”, “người chặt đứt được dòng nước” và “không còn bị trói buộc” nghĩa là người đã đoạn tận tất cả lậu hoặc.” Khả năng diễn giải những Giáo Pháp sâu sắc từ một bài kệ, mà thoạt nhìn dường như chỉ là một bài kệ với những từ ngữ đẹp của Citta, đã làm Thầy Kamabhu ngạc nhiên và hoan hỷ.5
Citta explained the verse with great originality and insight. He said: “‘Pure-limbed’ means virtue, ‘whitecanopied’ means freedom, ‘onewheeled’ means mindfulness, ‘rolls on’ means coming and going. ‘Chariot’ means the body, ‘he who is coming’ means the enlightened one, ‘stream’ means craving, ‘faultless’, ‘stream-cutter’ and ‘boundless’ all mean one who has destroyed the defilements.” Citta’s ability to give a spiritual interpretation to what appeared to be merely a beautiful verse surprised and delighted Kamabhu.5
Nhưng Citta không những chỉ có thể giảng dạy Giáo Pháp, mà ông còn có thể chứng tỏ sự vượt trội của nó so với các giáo lý khác. Một lần, Nigantha Nataputta, người sáng lập của Jaina giáo (Kỳ-Na-Giáo) và là một trong những vị Thầy tâm linh nổi tiếng nhất thời bấy giờ, đã đến Macchikasanda cùng với hội chúng đông đúc các đệ tử của mình. Khi Citta đi gặp Nataputta, vị Đạo sư ấy biết rằng Citta là đệ tử của Phật nên đã hỏi ông rằng:
5. But Citta was not just able to teach the Dhamma, he was also able to demonstrate its superiority over other doctrines. Once Nigantha Nataputta, the founder of Jainism and one of the most well-known religious teachers of the time, arrived in Macchikàsanda with a large number of his disciples. Citta went to meet Nataputta who, knowing he was a disciple of the Buddha, asked him,
“Ông có tin lời Đức Phật dạy rằng: Trạng thái thiền định mà mọi ý nghĩ đều dừng lại là có thể chứng đạt được?”
“Do you believe, as the Buddha teaches, that it is possible to attain a meditative state where all thought stops?”
“Không”, Citta đã trả lời, “Đức Phật có dạy điều này nhưng tôi không tin vào nó.”
“No,” answered Citta, “The Buddha teaches this but I do not believe it.”
Ngạc nhiên và hài lòng khi thấy Citta dường như đang nói rằng ông nghi ngờ một số lời dạy của Đức Phật, Nataputta nhìn quanh tất cả các đệ tử của mình và nói:
Surprised and pleased that Citta seemed to be saying that he doubted some of the Buddha’s teaching, Nataputta looked around at all his disciples saying as he did,
“Hãy xem Citta thật là một người chính trực và thông tuệ. Bất cứ ai tin vào một trạng thái thiền định, trạng thái mà mọi suy nghĩ đều dừng lại tức là tin rằng có thể bắt trọn được tâm với một cái lưới hoặc là dùng tay chặn đứng dòng chảy của sông Hằng.”
“See what a straightforward and clever person Citta is. Anyone who could believe in a meditative state where all thought stops might just as well believe that the mind can be caught in a net or that the Ganges can be stopped f lowing by using the hand.”
Khi ông kết thúc, Cư sĩ Citta đã hỏi: “Điều gì tốt hơn, thưa tôn giả, là trí hay lòng tin?”
When he had finished, Citta asked: “What is better, venerable sir, to know or to believe?”
“Trí thù thắng hơn nhiều so với niềm tin”
“Knowledge is far better than belief,” replied Nataputta.
Nataputta trả lời: “Vâng, tôi có thể đạt được trạng thái thiền định mà ở đó mọi ý nghĩ đều chấm dứt. Vậy thì tại sao tôi còn cần phải tin điều Phật nói là sự thật. Tự tôi đã biết nó là sự thật.”
“Well, I can attain that meditative state where all thought ceases. So why should I believe what the Buddha says is true. I know it is true.”
Bực mình vì bị mất mặt, Nataputta một lần nữa nhìn quanh các đệ tử của mình và nói: “Hãy xem Citta này thật là một kẻ xảo quyệt, lừa lọc và không chân thật.”
Annoyed at being caught out, Nataputta again looked around at his disciples and said: “See what a cunning, deceitful and crooked person this Citta is.”
Vẫn giữ vẻ bình tĩnh và thản nhiên trước cơn giận dữ, Citta nói: “Nếu lời nói đầu tiên của Tôn giả là đúng, thời lời tuyên bố thứ hai sẽ là sai, và nếu lời nói thứ hai của Tôn giả là đúng thời tuyên bố đầu tiên sẽ là sai lầm.” Nói xong, Citta đứng dậy và rời đi trong khi Nataputta khó khăn cố tìm cách trả lời.6
Remaining calm and unruffled by this outburst, Citta said: “If your first statement is true then your second one must be false, and if your second statement is true then your first one must be false,” and having said that he got up and left, leaving Nataputta struggling for a reply.6
Về lúc cuối đời, Citta bị ốm nặng và gia đình ông biết chắc rằng ông không còn sống bao lâu nữa. Khi nằm trên giường bệnh của mình, chư thiên đã tụ hội lại quanh ông và khuyên ông nên hướng tâm mình tái sinh vào nơi giàu có và quyền thế. Biết rằng mình đã chứng đạt thánh quả Bất Lai (không còn trở lại) và đã định sẵn sẽ tái sinh về một trong những cõi trời cao, ông đã trả lời với chư thiên rằng: “Cái ấy là vô thường nên cần phải bỏ đi và vượt qua.” Không thể nhìn thấy chư thiên nên gia đình và bạn bè của Citta cho rằng ông đã mê sảng. Citta cho họ biết rằng ông đang nói chuyện với chư thiên và sau khi khuyến khích những người xung quanh trở về nương tựa Tam Bảo, ông đã nhẹ nhàng ra đi.7
6. Later in life, Citta became ill and it was obvious to his family that he did not have long to live. As he lay on his deathbed, devas gathered around him telling him to set his mind on being reborn into a position of wealth and power. Knowing that he was a Non-Returner, destined to be reborn into one of the high heaven realms, he said to the devas, “That is impermanent and will have to be left behind in the end.” Not being able to see the devas, Citta’s family and friends thought he was delirious. Citta told them he was talking to devas and then, after urging those gathered around to take refuge in the Three Jewels, he peacefully passed away.7
Một người đệ tử tại gia xuất sắc khác là Hatthaka của Alavi, con trai của vua xứ Alavi. Hatthaka lần đầu gặp Đức Phật khi ông đang đi dạo trong một buổi tối mùa Đông. Ngạc nhiên khi thấy một người khổ hạnh chỉ khoác trên mình một tấm y mỏng và nằm nghỉ trên nền đất cứng, Hatthaka đã hỏi Phật: “Ngài có thấy hạnh phúc không?”
7. Another eminent lay disciple was Hatthaka of Alavi, a son of the ruler of Alavi. Hatthaka first met the Buddha as he was walking one winter evening. Surprised to see this lone ascetic in just one thin robe and sleeping on the hard ground, Hatthaka asked the Buddha, “Are you happy?”
Đức Phật trả lời, “Này gia chủ, ta hạnh phúc.”
The Buddha replied, “Yes, I am happy.”
“Nhưng thưa Ngài”, Hatthaka hỏi, “Mặt đất thì cứng và gió thì lạnh, sao Ngài có thể thấy hạnh phúc được?”
“But sir,” Hatthaka asked, “the ground is hard and the wind is cold, how can you be happy?”
Đức Phật hỏi lại ông: “Mặc dù sống trong một căn nhà được khéo lợp, ấm cúng, cùng với một chiếc giường thoải mái và được hai người vợ chăm sóc, có thể nào do tham lam, sân hận, sợ hãi hay tham vọng mà một người đàn ông có thể cảm thấy không vui không?”
The Buddha asked: “Despite living in a cosy, well-thatched house, with a comfortable bed and two wives to look after him, is it possible that due to greed, anger, fear or ambition that a man might feel unhappy?”
“Có”, Hatthaka trả lời, “điều đó là hoàn toàn có thể.”
“Yes,” answered Hatthaka, “that is quite possible.”
“Vậy thì” Đức Phật nói, “Ta đã thoát khỏi mọi tham lam, sân hận, sợ hãi và tham vọng, nên cho dù ta ngủ ở đây hay trong một ngôi nhà ấm cúng, ta luôn hạnh phúc, luôn rất hạnh phúc.”8
“Well,” said the Buddha, “I have got rid of all greed, anger, fear and ambition, so whether I sleep here or in a cosy house, I am always happy, always very happy.8
Hatthaka không nổi tiếng nhiều vì sự hào phóng hay những hiểu biết của ông về Pháp, mà là khả năng thu hút mọi người thích thú Giáo Pháp. Có một lần, ông dẫn năm trăm người, tất cả đều rất tha thiết được thực hành Giáo Pháp, đến để gặp Phật. Khi ấy Phật đã hỏi ông:
8. Hatthaka was famous not so much for his generosity or his knowledge of Dhamma, but for his ability to attract people to the Dhamma. Once he brought five hundred people, all obviously keen to practise the Dhamma, to see the Buddha who asked him:
“Làm sao con có thể khiến cho nhiều người thích thú với Giáo Pháp như vậy?”
“How do you manage to interest so many people in the Dhamma?”
Hatthaka trả lời: “Bạch Thế Tôn, con làm điều đó bằng cách sử dụng bốn nhiếp pháp mà chính Ngài đã dạy con. Khi con biết rằng người này có thể thâu nhiếp nhờ bố thí, thời con thâu nhiếp người ấy với bố thí. Khi con biết rằng người này có thể thâu nhiếp nhờ ái ngữ, thời con thâu nhiếp người ấy với ái ngữ. Khi con biết rằng người đó cần phải thâu nhiếp nhờ lợi hành (làm việc tốt cho họ), thời con thâu nhiếp người ấy với lợi hành và khi con biết rằng người đó có thể thâu nhiếp nhờ đồng sự (đối xử với họ bình đẳng), thời con thâu nhiếp người ấy với đồng sự.”
Hatthaka answered: “Lord, I do it by using the four bases of sympathy, which you yourself taught me. When I know that someone can be attracted by generosity, I am generous. When I know that they can be attracted by kind words, I speak to them with kindness. When I know that they can be attracted by doing them a good turn, I do them a good turn, and when I know they can be attracted by treating them equally, I treat them with equality.”
Rõ ràng khi mọi người tham dự các buổi chia sẻ về Giáo Pháp do Hatthaka tổ chức, họ luôn nhận được sự chào đón nồng nhiệt khiến cho họ cảm thấy được yêu mến và được tôn trọng. Chính vì vậy họ sẽ trở lại và dần quan tâm nhiều hơn đến Giáo Pháp. Đức Phật đã ca ngợi sự khéo léo của Hatthaka:
Obviously, when people attended talks on Dhamma organised by Hatthaka, they always received a warm personal welcome that made them feel liked and respected, and so they would come again, gradually getting interested in the Dhamma. The Buddha praised Hatthaka for his skill.
“Lành thay, Hatthaka, lành thay, đây là cách để thâu nhiếp mọi người.”
“Well done, Hatthaka, well done, this is the way to attract people.”
Sau khi Hatthaka rời đi, Đức Phật nói với các Thầy: “Hãy thọ trì rằng Hatthaka của Alavi thành tựu được tám phẩm chất vi diệu và tuyệt vời này. Ông ấy có lòng tin, đức hạnh, tận tâm và biết xấu hổ, ông nghe nhiều, hào phóng, có trí tuệ và khiêm tốn.”9
After Hatthaka had left, the Buddha said to the monks: “Consider it true that Hatthaka of Alavi is possessed of these eight marvellous and wonderful qualities. He has faith, virtue, conscientiousness and fear of blame, he is learned, generous, wise and modest.”9
Đức khiêm tốn là nét nổi bật trong tính cách của Hatthaka. Trong khi một số người tự hào về sự giàu có của họ hoặc bị thúc đẩy bởi sự tự đề cao mình trong việc khuyến dụ người khác vào Giáo Pháp, Hatthaka luôn giữ im lặng và không tự phụ. Ông làm tất cả những gì có thể để giúp mọi người thích thú với Giáo Pháp, và điều đó hoàn toàn xuất phát từ lòng quan tâm của ông đến họ, chứ không phải để tạo nên danh tiếng cho bản thân. Vào một dịp khác, khi Hatthaka nghe các Thầy cho biết rằng Đức Phật đã ca ngợi nhiều phẩm chất tốt đẹp của ông, ông nói:
9. Modesty, in particular, was evident in Hatthaka’s character. While some take great pride in their wealth or are motivated by selfaggrandisement to convert others to the Dhamma, Hatthaka was always quiet and unassuming. He did all he could to interest people in the Dhamma purely out of concern for them, not to make a name for himself. On another occasion, when the monks told Hatthaka that the Buddha had praised his many good qualities, he said,
“Con hy vọng rằng không có người cư sĩ nào có mặt lúc Đức Phật khen con.”
“I hope there were no lay people present when the Lord did this.”
Các Thầy đã chắc chắn với ông rằng khi đó không có người cư sĩ nào khác và sau đó, khi các Thầy về thưa lại điều này với Đức Phật, Ngài đã nói:
The monks assured him that there were none and later when they told this to the Buddha, he said,
“Lành thay, lành thay. Thiện nam tử đó thật là một người khiêm tốn. Ông ấy không muốn các thiện pháp của mình được người khác biết đến. Khiêm tốn là một phẩm chất tốt đẹp khác của Hatthaka.”10
“Well done, well done. That man is genuinely modest. He does not like his good qualities to be known by others. Modesty is another of Hatthaka’s good qualities.”10
Khi Hatthaka mạng chung, ông được tái sinh làm một thiên tử, và vào một đêm, ông đã đến thăm Đức Phật. Đức Phật hỏi liệu ông có hối hận điều gì hay không và thiên tử Hatthaka trả lời:
When Hatthaka died he was reborn as a deva, and one night he came to visit the Buddha. The Buddha asked him if he had any regrets and he replied,
“Con chết đi và chỉ hối hận vì cảm thấy rằng mình chưa bao giờ được thấy đức Thế Tôn đủ, được nghe Giáo Pháp đủ và được phụng sự cho Giáo Pháp đủ.”11
“I died regretting only that I never saw enough of the Buddha, heard enough Dhamma or was able to serve the Dhamma enough.”11
Vào thời của Đức Phật, phụ nữ ít có vai trò trong xã hội ngoại trừ làm vợ hoặc mẹ. Nhưng khi Ni đoàn được thành lập, phụ nữ ngay lập tức có một con đường để phát triển tâm linh và cơ hội để chứng minh mình cũng là những bậc thầy giỏi giang. Đức Phật đã khen ngợi Ni sư Khema là người đệ tử Ni trí tuệ đệ nhất, Patacara (Ba-La-Già-Na) là đệ nhất thông luật (vì sự tinh thông giới luật tu viện) và Dharmadinna (Đạt-Ma-Đề-Na) là thuyết pháp đệ nhất vì năng lực và khéo léo của bà trong việc dạy Pháp.12 Và không chỉ các nữ tu mới trở thành những đệ tử mẫu mực mà các nữ cư sĩ cũng vậy. Một trong những nữ đệ tử quan trọng nhất của Phật là Samavati (Sa-Mã Ngõa-Đế), người có một câu chuyện dài và thú vị.
10. At the Buddha’s time, women had little role in society except as wives or mothers. But when the Sangha of nuns was established, women immediately had an avenue for spiritual development and the opportunity to prove themselves as religious adepts and teachers – roles that they took to with great success. The Buddha praised the nun Khema for her great wisdom, Patacara for her expertise in monastic discipline and Dhammadinna for her energy and skill in teaching the Dhamma.12 And it was not just nuns who became model disciples, laywomen did also. One of the most important of the Buddha’s laywomen disciples was Samavati, whose story is a long and interesting one.
Trước kia có một người đàn ông sống cùng vợ mình trong một ngôi làng ở Vamsa, với cô con gái đặc biệt xinh đẹp của họ tên là Samavati. Đó là một gia đình rất hạnh phúc, cho tới khi một trận đại dịch bùng phát ở làng vào một mùa hè, đã giết chết nhiều người và buộc những người khác phải tháo chạy khỏi làng. Samavati và cha mẹ cô cùng nhiều người khác đã đến Kosambi, thủ đô của Vamsa với hy vọng sẽ tìm được sự cứu giúp. Thành phố khi ấy đầy dẫy những người tị nạn, và những người dân có lòng quan tâm ở đó đã thiết lập các trạm tế bần, để cung cấp thức ăn cho người tị nạn. Khi thức ăn được phân phát vào mỗi buổi trưa, cảnh xô đẩy và xáo trộn đã xảy ra, khi những người tị nạn tuyệt vọng cố gắng giành lấy về mình càng nhiều càng tốt, với nỗi sợ rằng ngày mai sẽ không còn. Lần đầu khi Samavati đến nhận thức ăn, cô ấy hỏi xin đủ cho ba người, ngày hôm sau cô ấy xin đủ cho hai người và cuối cùng chỉ xin cho một người. Mitta, người chịu trách nhiệm phân phát thức ăn ở nơi mà Samavati đến, đã để ý điều này và ông đã châm biếm cô ấy rằng: “Vậy là cuối cùng cô đã biết được dạ dày của mình có thể chứa được bao nhiêu rồi phải không?” “Không”, Samavati giải thích, “Lúc đầu, tôi cần xin đủ cho bản thân và bố mẹ. Sau đó cha tôi qua đời, nên tôi chỉ cần đủ cho hai người. Hôm nay mẹ tôi đã chết, vì vậy bây giờ tôi chỉ cần đủ cho bản thân mình.” Khi Mitta nghe vậy, ông cảm thấy rất xấu hổ vì đã châm biếm cô nên đã xin lỗi Samavati. Cô chia sẻ với Mitta về những thời điểm khó khăn mà cô đã gặp phải, và bị xúc động bởi sự thương cảm, Mitta đã hỏi Samavati rằng liệu ông có thể nhận cô làm con gái của mình hay không - một lời đề nghị mà cô đã rất biết ơn và chấp nhận.
11. Once a man and his wife lived in a particular village in Vamsa with their uncommonly beautiful daughter named Samavati. The family was a happy one but one summer an epidemic broke out in the village killing many people and forcing the others to flee. Samavati and her parents together with many others went to Kosambi, the capital of Vamsa, hoping to find relief. The city was full of refugees and concerned citizens had set up facilities to provide food for them. When the food was distributed each noon, pushing and scuffling would break out as desperate refugees would try to grasp as much as they could in the fear that by tomorrow there would be none. When Samavati first came for food, she asked for enough for three people, soon she was asking for enough for two and eventually only enough for one. Mitta, the man who distributed the food at the place where Samavati went, noticed this and one day said to her sarcastically: “So, you have finally worked out how much your stomach can hold, have you?” “No,” explained Samavati, “at first, I had to get enough for myself and my parents. Then my father died, so I only needed enough for two. Then my mother died, so now I only need enough for myself.” When Mitta heard this, he felt very ashamed of his sarcasm and apologised to Samavati. She told Mitta about how she had fallen on hard times and moved by sympathy, Mitta asked Samavati if he could adopt her as his daughter – an offer that she gratefully accepted.
Bấy giờ, hoàn cảnh của cô đã được tốt hơn, Samavati bắt đầu giúp đỡ để cải thiện tình trạng của rất nhiều người tị nạn khác. Cô đã đưa trật tự và kỷ luật vào những trại tế bần, kết quả là thay vào những đám đông xô đẩy và ồn ào là những hàng đợi trật tự, được đảm bảo rằng mọi người đều có phần như nhau mà không ai phải rời đi tay không.
12. Now that her position had improved, Samavati set about helping to improve the lot of the refugees. She brought order and discipline to the food distribution and soon, instead of noisy, pushing crowds, orderly queues were formed, ensuring that everyone got their fair share and no one went without.
Một ngày nọ, Ghosita, một thương gia giàu có được bổ nhiệm trông coi ngân khố của hoàng gia, đang du hành quanh thành phố và ông nhận thấy sự hiệu quả của công việc phân phối thực phẩm, nên ông ta đã hỏi Mitta về người chịu trách nhiệm của công việc này. Samavati được giới thiệu tới Ghosita và ngay khi gặp cô, ông đã ấn tượng bởi vẻ đẹp của cô và cũng bởi sự kiên nhẫn trong cách cô thực hiện công việc của mình. Ông hỏi Mitta rằng liệu ông có thể nhận nuôi Samavati hay không. Khi ấy Mitta đành miễn cưỡng đồng ý vì biết rằng Samavati bây giờ sẽ là người kế thừa một khối tài sản vô cùng lớn.
One day, Ghosita, a wealthy merchant who had been appointed royal treasurer, was touring the city and he noticed how efficiently the food distribution programme was going and he inquired from Mitta who was responsible for it. Ghosita was introduced to Samavati and as soon as he saw her, he was struck by her beauty and also by the patience with which she carried out her work. He asked Mitta if he could adopt Samavati. Mitta reluctantly agreed, knowing that Samavati would now be heir to a vast fortune. So it was that within a few months, Samavati had gone from destitution to wealth and status.
Thế là, trong vòng vài tháng, Samavati từ cảnh nghèo túng đã trở nên giàu sang và có địa vị. Nhưng ngay sau đó cô thậm chí còn vươn lên cao hơn nữa. Bấy giờ cô giao thiệp với những nhóm người cao quí trong xã hội và Vua Udena của Kosambi đã bắt đầu để ý đến cô. Nhà vua khi ấy đã có hai người vợ, Vasuladatta và Magandiya, cả hai mặc dù đều rất xinh đẹp nhưng lại có những tính nết không dễ thương khiến Vua Udena cảm thấy buồn và cô đơn. Ngay khi nhìn thấy Samavati, vua đã yêu cô và nhất quyết sẽ cưới cô làm vợ. Vua thông báo cho Ghosita về mong muốn của mình, một yêu cầu mà đã khiến cho Ghosita buồn rầu vì ông rất yêu thương và xem cô như là con gái ruột của mình. Mặc dù biết rằng vua Udena có tiếng là dễ nổi cơn thịnh nộ khi không có được điều mình muốn, Ghosita vẫn quyết định từ chối yêu cầu của nhà vua. Đúng như dự tính, nhà vua đã vô cùng giận dữ. Vua đã cho bãi nhiệm tất cả chức vụ của Ghosita, trục xuất ông khỏi Kosambi và tịch thu tất cả tài sản của ông. Samavati rất buồn vì điều này, và để cứu cha nuôi của mình, cô đã đến gặp Vua Udena và thưa với vua rằng mình sẵn sàng làm vợ ông. Chính vì thế nên sau đó nhà vua đã dừng sự hành hạ Ghosita. Samavati kiên nhẫn và biết chấp nhận hoàn cảnh nên cô nhanh chóng ổn định cuộc sống mới của mình trong hoàng cung. Cô đã học cách chịu đựng những khi vua Udena nổi cơn giận dữ, và vua dần yêu thương cô vô cùng.
But soon she was to rise even higher. Now that she moved in high circles, it was not long before she came to the notice of King Udena of Kosambi. The king already had two wives, Vasuladatta and Magandiya, both of whom, although physically beautiful, had rather unattractive characters and Udena was lonely and unhappy. As soon as he saw Samavati, he fell in love with her and resolved to have her as his wife. He informed Ghosita of his wish, a demand that filled Ghosita with sadness, as he deeply loved her and had come to look upon her as his real daughter. But although King Udena had a reputation of f lying into a rage when he could not get what he wanted, Ghosita decided to refuse the king’s request. The king was furious. He dismissed Ghosita from his post, expelled him from Kosambi and confiscated all his wealth. Samavati was deeply saddened by this, and to save her foster father she went to Udena and offered to become his wife, after which the king stopped his persecution of Ghosita. Samavati was patient and accepting by nature and so she soon settled into her new life in the royal palace and learned to put up with Udena’s occasional outbursts of temper, and he in turn loved her deeply.
Trong số những người hầu của Samavati có một tỳ nữ tên là Khujjuttara, người ta gọi cô như vậy là vì cô này có cái lưng bị gù. Giống như bao phụ nữ khác trong hoàng gia, Samavati cũng bị hạn chế phải ở trong cung điện. Vì vậy, mỗi khi muốn có hoa để cài tóc, cô đều sai người hầu đi mua về. Mỗi ngày, cô đều đưa tám đồng tiền cho Khujjuttara, nhưng cô tỳ nữ này chỉ dùng bốn đồng để mua hoa và lén bỏ túi riêng bốn đồng còn lại. Một ngày nọ, đang trên đường đi mua hoa như thường lệ, Khujjuttara thấy một nhóm người đang ngồi lắng yên nghe Phật thuyết pháp và bởi tò mò, cô đã dừng lại để nghe xem Phật đang nói gì. Đức Phật nhận thấy người nữ này từ phía sau đám đông và mặc dù bề ngoài cô trông có phần xấu xí nhưng Phật biết rằng cô có tuệ căn mau lẹ đặc biệt với Giáo Pháp. Ngài đã thay đổi ý chính bài Pháp của mình thành một chủ đề mà Ngài biết có liên hệ với cô và kết quả là vào cuối bài Pháp của Phật, cô đã chứng được thánh quả Nhập Lưu (Tu-Đà-Hoàn). Mặc dù không biết chuyện gì đã xảy ra với mình, nhưng bây giờ Khujjuttara cảm thấy hối hận về việc đã ăn cắp tiền của Hoàng hậu Samavati nên khi trở về cung điện, cô lạy xuống trước hoàng hậu và thú nhận lỗi của mình. Cô cũng kể cho hoàng hậu nghe về Đức Phật và bài Pháp của Ngài. Hoàng hậu Samavati bị cuốn hút bởi cả sự thay đổi đột ngột nơi Khujjuttara và những gì bà được nghe về những lời dạy của Đức Phật. Sau khi tha thứ cho Khujjuttara, bà giục cô tỳ nữ tìm hiểu thêm về Giáo Pháp. Thế là mỗi ngày, Khujjuttara đi lắng nghe Đức Phật thuyết pháp và sau đó về thuật lại những gì đã được nghe cho Hoàng hậu Samavati. Hoàng hậu về sau đã phát nguyện quy y Tam Bảo và còn khuyến khích những nữ nhân khác trong cung làm theo mình.
13. One of Samavati’s servants was Khujjuttara, so called because she had a hunch back. Like the other women of the royal household, Samavati was confined to the palace. So when she wanted f lowers to wear in her hair, she had to send her servant to get them. Each day, she would give eight pieces of money to Khujjuttara, who would spend four on the f lowers and keep the rest for herself. One day, as Khujjuttara was on her usual errand, she saw a group of people sitting, listening to the Buddha and out of curiosity, stopped to listen to what was being said. The Buddha noticed this woman at the back of the crowd and although she was ugly in appearance, he could tell that she had a good potential to understand the Dhamma. He changed the gist of his talk to a subject that he knew she could respond to and by the end of the talk she had become a Stream-Winner. Although she didn’t know what had happened to her, she now felt remorseful about stealing Samavati’s money and on her return, she bowed before the queen and confessed her wrong doing. She also told her about the Buddha and his teaching. Samavati was fascinated, both by the dramatic change in Khujjuttara and by what she heard about the Buddha’s teaching, and after forgiving Khujjuttara she urged her to go and find out more about the Dhamma. So each day, Khujjuttara would go and listen to the Buddha and faithfully repeat everything she heard to Samavati, who eventually took the Three Refuges and later influenced all the other women in the royal household to do the same.
Một ngày nọ, trong tâm trạng đặc biệt tốt và hài lòng với hoàng hậu Samavati, Vua Udena đã ban cho bà một đặc ân rằng sẽ toại nguyện cho bất cứ điều gì bà mong muốn. Đã từ lâu rồi bà vẫn luôn mong rằng sẽ có ngày được trực tiếp nghe chính Đức Phật thuyết pháp nên ngay lúc đó, bà đã xin vua được thỉnh Phật vào cung và vua đã ra lệnh cho người đi thỉnh Phật. Đức Phật đã từ chối lời mời và dạy tôn giả Ananda đi thay Ngài. Đại Đức Ananda đã vào cung thuyết pháp cho nhóm người hoàng gia và kết thúc bài Pháp của Ngài, hoàng hậu Samavati đã chứng quả thánh Nhập Lưu. Với sự khuyến khích của Samavati, nhiều thành viên trong hoàng tộc đã trở thành những người Phật tử nhiệt thành. Ngay đến Vua Udena, một người vốn cố chấp và ít hứng thú với bất kỳ tôn giáo nào, nhất là tôn giáo yêu cầu sự điều phục tâm sân giận. Nhưng dần dần, nhờ sự kiên nhẫn và sự thuyết phục nhẹ nhàng của Hoàng hậu Samavati, ông đã bắt đầu thực tập thiền. Mặc dù ban đầu có phần miễn cưỡng nhưng cuối cùng thì tính khí nhà vua cũng trở nên tốt hơn.
One day when he was in a particularly good mood and pleased with Samavati, King Udena offered to give her anything she desired. For a long time she had wanted to hear the Dhamma from the Buddha himself, so straight away she asked that the Buddha be invited to the palace, and the king gave orders for the invitation to be sent. The Buddha declined the invitation but instructed Ananda to go in his place. Ananda gave a talk to the assembled nobles and by the time he had finished, Samavati had become a Stream-Winner. With Samavati’s encouragement, many members of the royal household then became enthusiastic Buddhists, although the headstrong and volatile Udena expressed little interest in any religion, especially one that required a curbing of anger. But gradually, through Samavati’s patient and gentle persuasion even he began to meditate, albeit reluctantly at first, eventually becoming more good-tempered.
Trong lúc đó, một trong những người vợ khác của vua Udena, Thứ hậu Magandiya, ngày càng ghen tị với Samavati. Magandiya không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đưa ra những lời bình phẩm mỉa mai, cả trước mặt và sau lưng Samavati, nhằm chế giễu niềm tin và xem thường sự thực hành Pháp tinh tấn không xao nhãng của bà, và còn để làm xấu bà trong con mắt của nhà vua. Mặc dù vậy, Samavati vẫn từ chối trả đũa mà vẫn cư xử nhã nhặn, hiền hậu với Magandiya như cách mà cô đối xử với tất cả mọi người. Điều này càng khiến cho Magandiya trở nên thù địch hơn. Tiếp đó, Thứ hậu cố gắng làm cho nhà vua trở mặt với Samavati bằng cách dựng lên mọi việc trông như thể Samavati đang âm mưu chống lại vua, nhưng cách này cũng không thành công. Cuối cùng, bà quyết định sẽ giết Hoàng hậu Samavati.
14. Meanwhile, one of King Udena’s other wives, Magandiya, became increasingly jealous of Samavati. She never missed the opportunity to make sarcastic comments, both to Samavati’s face and behind her back, to ridicule her religion and belittle her genuine effort to practise it, and to depreciate her in the eyes of the king. Despite this, Samavati refused to retaliate and continued to be as polite and good natured to Magandiya as she was to everyone else, which only served to make Magandiya even more hostile. Next, she tried to turn the king against Samavati by making it look as if Samavati was plotting against him, but this was not successful either. Finally she decided to have Samavati killed.
Với sự giúp đỡ của người thân, Thứ hậu Magandiya toan tính sẽ châm lửa thiêu rụi căn phòng nơi những nữ nhân trong cung thường tụ hội. Bị lấp đầy bởi thù hận, Thứ Hậu sẵn sàng đánh đổi mạng sống của tất cả những cung nga, thể nữ khác chỉ hòng giết được đối thủ của mình. Tay sai của Thứ Hậu đã thực hiện phần việc của họ và kết quả là Hoàng hậu Samavati, cùng với gần năm trăm người khác, đã chết trong ngọn lửa ấy. Vua Udena suy sụp bởi cái chết của Samavati và buồn thương bà suốt một khoảng thời gian rất dài.
With the help of her relatives, Magandiya planned to have the women’s quarters in the palace set on fire. So filled with hatred was she, that she was quite prepared to risk the lives of the other women who likewise lived there, just to kill her rival. The arsonists did their job and Samavati, together with nearly five hundred other people, was killed in the fire. King Udena was devastated by Samavati’s death and went into a long period of mourning.
Khi vua bắt đầu tỉnh táo để suy nghĩ về nguyên do vì đâu mà thảm kịch xảy ra, thì ông dần nhận thấy rõ ràng rằng đó không phải là một tai nạn. Ông nghi ngờ Thứ hậu Magandiya, nhưng ông biết là không thể ép bà thú tội nên ông đã quyết định dùng cách khác. Một ngày, với sự có mặt của Magandiya, nhà vua nói với một trong những vị quan cận thần của mình:
When he began to think about how the tragedy could have happened, it gradually became clear that it was not an accident. He suspected Magandiya, but as he knew that he could never pressure her into confessing, he decided to use other means. One day, in the presence of Magandiya, the king said to one of his ministers:
“Ta đã luôn nghi ngờ rằng Samavati đang âm mưu chống lại ta. Bây giờ bà ấy đã biến mất, ta lại có thể ngủ an giấc rồi. Bất kể người nào đã trừ khử bà ấy thì đều đã giúp ta một việc lớn và nếu ta biết người đó là ai, ta sẽ ban thưởng trọng hậu cho họ.”
“I’ve always suspected that Samavati was plotting against me. Now that she is gone, I can sleep in peace. Whoever got rid of her did me a great favour and if I knew who it was, I would give them a reward.”
Luôn muốn giành được sự ưu ái của nhà vua, Magandiya ngay lập tức đã tiến lên và tâu với nhà vua rằng chính nàng cùng với sự giúp sức của người thân, đã đốt cháy cái cung lầu đó. Vua Udena giả vờ vui thích và lệnh cho bà gọi những người thân đó vào cung để vua có thể trọng thưởng họ. Sau đó, khi Magandiya dẫn những người đồng phạm của mình vào diện kiến nhà vua thì ngay lập tức qua những biểu hiện trên khuôn mặt của vua, bà biết rằng mình đã trúng kế và phạm phải một sai lầm khủng khiếp. Trong cơn thịnh nộ mất kiểm soát, vua Udena ra lệnh bắt lấy Magandiya cùng tất cả đồng phạm của bà và đưa ra ngoài thiêu sống. Mọi người đều vô cùng kinh hoàng trước hành động của nhà vua nhưng hầu hết họ đều tin rằng Magandiya đã lãnh lấy những gì thích đáng.13
Always ready to win the king’s favour, Magandiya immediately came forward and told the king that she, with the help of her relatives, had burned down the women’s quarters. Udena faked delight and told her to call her relations together so that they could be rewarded. Later, when Magandiya led her conspirators into the presence of the king, she could immediately see by the expression on his face that she had been tricked into making a terrible mistake. In an uncontrollable fury, Udena ordered Magandiya and the others to be arrested and then taken outside and burned alive. People were horrified by the king’s actions but most believed that Magandiya had got what she had deserved.13