Ngay trước khi Thái tử Siddhartha từ bỏ đời sống thế tục, vợ chàng, Yasodhara đã hạ sinh một bé trai. Theo như truyện được ghi lại, khi được hay tin vợ mình sanh, Ngài đã thốt lên rằng: “Một cái gông cùm (rahula) đã được sinh ra, một sợi dây trói buộc đã được sinh ra", và đây là lý do cậu bé có cái tên đó. Cũng có nhiều khả năng tên của cậu ấy được đặt theo hiện tượng nguyệt thực (rahu), mà có thể đã xảy ra vào khoảng thời gian chào đời của mình. Nhưng cho dù với lý do nào thì sự ra đời của đứa trẻ này, chỉ khiến cho mong muốn được thoát khỏi cái, mà với Thái tử Siddhartha là một chiếc lồng bằng vàng, trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vào cái đêm mà chàng quyết định ra đi, Thái tử hướng mắt về chiếc giường hoàng gia, nơi vợ và con của chàng đang yên giấc để ngắm nhìn họ lần cuối, nhưng vòng tay của vợ đã che khuất gương mặt đứa bé.
1. Just before Prince Siddhattha renounced the world, his wife Yasodhara gave birth to a son. According to legend, when the birth was announced to the prince, he said, “A fetter (rahula) has been born, a bondage has been born,” and this is how the boy got his name. It is more likely that he was named after a lunar eclipse (ràhu) that might have occurred around the time of his birth. Either way, the birth of this child only served to make Prince Siddhattha’s desire to escape from what had become for him a golden cage, even more difficult. On the evening he had finally decided to leave, the Buddha peered into the royal bedchamber to take one last look at his sleeping wife and child, but the mother’s arm obscured the child’s face.
Bảy năm sau, khi Đức Phật trở lại thăm Kapilavatthu, Yasodhara đã đưa cậu bé Rahula đi nghe Thế Tôn thuyết giảng. Khi đến nơi, nàng đã nói với con trai:
2. Seven years after he left, the Buddha returned to Kapilavatthu. Yasodhara took the little Rahula to listen to the Buddha’s preaching. When they arrived, she said to him:
“Đó là cha của con, này Rahula. Hãy đi tới và hỏi người về gia tài thừa kế của con đi.”
“This is your father, Rahula. Go and ask him for your inheritance.”
Đứa trẻ đi qua hội chúng và đến trước Đức Phật rồi nói:
The child walked through the assembly and stood before the Buddha, saying,
“Cái bóng của người thật là mát mẻ và êm dịu, bạch Sa Môn.”
“How pleasant is your shadow, O Monk.”
Khi buổi thuyết Pháp kết thúc và Đức Phật rời đi, Rahula đi theo sau Ngài, và trong khi đi một bên, Rahula đã thưa:
When the talk had finished and the Buddha left, Rahula followed him, and as they walked along Rahula said:
“Hãy trao cho con gia tài mà con đáng được thừa kế, thưa Ngài Sa Môn.”
“Give me my inheritance, O Monk.”
Hẳn nhiên Đức Phật không còn vàng bạc hay tài sản nhưng Ngài có một thứ quý giá hơn bội phần - Chánh Pháp, nên Ngài đã quay sang thầy Sariputta và nói:
Of course the Buddha no longer had gold or property but he had something far more precious – the Dhamma, so he turned to Sariputta and said:
“Này Sariputta, Thầy hãy xuống tóc cho chú bé này.”1
“Sariputta, ordain him.”1
Sau đó, cha của Đức Phật - Vua Suddhodana và Yasodhara đã than phiền rằng, cậu bé đã bị đem đi mà không có phép của họ, vì lẽ đó đức Phật đã ra một quy định rằng, trước khi một người muốn được xuất gia thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ.2
Later, the Buddha’s father, Suddhodana, and Yasodhara complained that the boy had been taken away without their permission, as a result of which the Buddha made it a rule that parental consent was necessary before someone could be ordained.2
Như để bù đắp cho suốt bảy năm lớn lên trong cảnh vắng cha, Đức Phật rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và tinh thần của Rahula nên đã nhiều lần tự mình dạy dỗ chú ấy. Ngài còn dạy Thầy Sariputta làm Thầy truyền giới và Thầy Moggallana làm Thầy y chỉ cho chú Rahula. Rahula đã đáp lại sự dạy dỗ ưu tú này bằng cách trở thành một cậu học trò ham học và vô cùng chăm chú. Người ta kể rằng mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, chú ấy sẽ vóc một nắm cát và tự nhủ mình rằng:
3. As if to make up for the seven years he was without a father, the Buddha took great interest in Rahula’s moral and spiritual education, teaching him many times himself, and making Sariputta his preceptor and Moggallana his teacher. Rahula responded to this excellent tutelage by being an eager and attentive student and it is said that each morning as he awoke, he would take a handful of sand and say:
"Mong rằng hôm nay, số từ của những lời dạy dỗ mà con nhận được từ Thầy của mình sẽ nhiều như số hạt cát này vậy.”
“May I have today, as many words of counsel from my teacher as there are here grains of sand.”
Kết quả của sự nhiệt tình này là Đức Phật đã tuyên bố, trong số tất cả các đệ tử của Ngài, Rahula là người ham học nhất. Khi Rahula còn bé, Đức Phật đã chia sẻ với chú ấy những khía cạnh của Giáo Pháp phù hợp với lứa tuổi của chú, và theo cách mà chú có thể tiếp thu và ghi nhớ.
As a result of this enthusiasm, the Buddha said of his son that of all his disciples, he was the most anxious for training. When Rahula was still a boy, the Buddha discussed with him aspects of Dhamma that were suitable for the young and in such a way as he could understand and remember.
Một lần, Đức Phật lấy một chậu nước rồi gọi Rahula đến bên cạnh và nói rằng:
4. Once, he got a pot of water and calling Rahula to his side said to him:
“Này Rahula, chú có thấy một ít nước còn lại này trong chậu không?”
“Rahula, do you see the small amount of water in this pot?”
“Con có thấy, bạch Thế Tôn”
“Cũng ít vậy, này Rahula, là Sa môn hạnh của những người không hổ thẹn với việc cố tình nói láo.”
“Even so, little is the training of those who have no shame at intentional lying.”
Đức Phật sau đó đã đổ nước đi và nói: “Này Rahula, chú có thấy chút ít nước còn lại ấy mà ta đã đổ đi không?”
The Buddha then threw the water away and said: “Do you see this small amount of water that I have thrown away?”
“Con có thấy, bạch Thế Tôn.”
“Cũng đổ đi vậy, này Rahula, là Sa môn hạnh của những người không hổ thẹn với việc cố tình nói láo.”
“Even so, Rahula, thrown away is the training of those who have no shame at intentional lying.”
Rồi Thế Tôn lật úp chậu nước ấy và bảo: “Này Rahula, chú có thấy chậu nước bị lật úp ấy không?”
The Buddha then turned the pot over and said: “Do you see this pot that has been turned over?”
“Con có thấy, bạch Thế Tôn.”
“Cũng lật úp vậy, này Rahula, là Sa môn hạnh của những người không hổ thẹn với việc cố tình nói láo.”
“Even so, turned over is the training of those who have no shame at intentional lying.”
Rồi Thế Tôn lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula: “Này Rahula, chú có thấy chậu nước này trống không không?”
The Buddha then turned the pot upright again and said: “Do you see this pot now empty and void?”
“Con có thấy, bạch Thế Tôn.”
“Cũng trống không vậy, này Rahula, là Sa môn hạnh của những người không hổ thẹn với việc cố tình nói láo.”
“Even so, Rahula, empty and void is the training of those who have no shame at intentional lying.”
Đức Phật sau đó đã gây ấn tượng với con trai về tầm quan trọng của việc nói sự thật.
The Buddha then impressed upon his son the importance of speaking the truth.
“Này Rahula, đối với ai mà không biết hổ thẹn với việc cố tình nói láo thì không có điều ác nào mà người đó không làm. Do vậy, chú nên tự rèn luyện rằng: “Ta quyết không nói dối cho dù là nói đùa vui.”
“Rahula, for anyone who has no shame at intentional lying, there is no evil that that person cannot do. Therefore, you should train yourself like this: ‘I will not tell a lie, not even in jest.’”
Sau khi giải thích những gì cần làm, Đức Phật tiếp tục hướng dẫn cho Rahula cách để có thể được thực hiện những điều ấy.
Having explained what has to be done, the Buddha went on to explain to Rahula how it could be done.
“Này Rahula, chú nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?
“What do you think about this, Rahula? What is the purpose of a mirror?”
“Bạch Thế Tôn, mục đích của tấm gương là để tự soi chính mình.”
“The purpose of a mirror is to look at yourself.”
“Cũng vậy, này Rahula, một người trước khi thực hiện những nghiệp về thân, khẩu hay ý cần phải tự soi xét lại chính mình. Trước khi thực hiện nghiệp thân, khẩu hay ý, người ấy nên suy nghĩ rằng: “Việc ta sắp làm có mang đến tai hại cho ta hay cho người khác không?” Nếu câu trả lời là có thì chú chớ nên thực hiện. Nhưng nếu câu trả lời là không thì chú hãy nên thực hiện. Chú nên quán xét như vậy cả trong khi đang thực hiện và sau khi chú hoàn thành việc đó. Như vậy, này Rahula, chú nên thực tập tự nhắc nhở mình rằng: “Ta chỉ thực hiện một nghiệp sau khi đã nhiều lần xem lại chính mình, soi xét lại chính mình.”3
“Even so, Rahula, one should act with body, speech or mind only after first looking at oneself. Before acting with body, speech or mind, one should think: ‘What I am about to do, will it harm me or others?’ If you can answer: ‘Yes, it will,’ then you should not act. But if you can answer: ‘No, it will not,’ then you should act. You should reflect in the same way while acting and after having acted. Therefore, Rahula, you should train yourself thinking: ‘We will act only after repeatedly looking at ourselves, only after reflecting on ourselves.’”3
Chú Rahula được rèn luyện trong mười giới, cùng các uy nghi của tu viện cho đến khi chú ấy mười tám tuổi, Đức Phật thấy rằng chú đã sẵn sàng cho thiền tập, nên đã hướng dẫn cho chú ấy cách để thực hành.
5. Rahula was trained in the Ten Precepts and monastic discipline and when he was eighteen, the Buddha decided that he was ready for meditation and then gave him advice on how to practise.
“Này Rahula, hãy tu tập phát triển tâm giống như bốn nguyên tố của tự nhiên (đất, nước, lửa và gió) bởi vì nếu thực tập như vậy, những xúc cảm khả ý hoặc không khả ý đã được khởi lên và chiếm giữ tâm trí sẽ không tồn tại. Giống như khi người ta quăng phân uế, nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu trên đất hay vào trong nước, vào lửa hay là gió, dẫu vậy, đất, nước, lửa hay gió sẽ không lo âu, khó chịu hay dao động. Cũng vậy, hãy tu tập phát triển tâm giống như bốn nguyên tố lớn. Này Rahula, hãy tu tập phát triển tâm từ, do sự tu tập đó, cái gì thuộc sân tâm sẽ được trừ diệt. Hãy tu tập phát triển tâm bi, do sự tu tập đó, cái gì thuộc hại tâm sẽ được trừ diệt. Hãy tu tập phát triển tâm hỷ, do sự tu tập đó, cái gì thuộc bất lạc sẽ được trừ diệt. Hãy tu tập phát triển tâm xả, do sự tu tập đó, cái gì thuộc hận tâm sẽ được trừ diệt. Hãy tu tập quán bất tịnh, do sự tu tập đó, cái gì thuộc tham ái được trừ diệt. Hãy tu tập quán vô thường, do sự tu tập đó, cái gì thuộc ngã mạn được trừ diệt.”4
“Rahula, develop a mind that is like the four great elements (earth, water, fire and air) because if you do this, pleasant or unpleasant sensory impressions that have arisen and taken hold of the mind will not persist. Just as when people throw faeces, urine, spittle, pus or blood on the earth or in the water, in a fire or the air, the earth, the water, the fire or the air is not troubled, worried or disturbed. So too, develop a mind that is like the four great elements. Develop love, Rahula, for by doing so ill-will will be got rid of. Develop compassion, for by doing so the desire to harm will be got rid of. Develop sympathetic joy, for by doing so, dislike will be got rid of. Develop equanimity, for by doing so sensory reaction will be got rid of. Develop the perception of the foul for by doing so, attachment will be got rid of. Develop the perception of impermanence for by doing so, the conceit, ‘I am’, will be got rid of. Develop mindfulness of breathing for it is of great benefit and advantage.”4
Nương theo lời khuyên bảo và hướng dẫn của Đức Phật về thiền tập, chú Rahula cuối cùng cũng đã giác ngộ khi chú ấy vẫn đang mười tám tuổi. Kể từ đó, những người bạn thường gọi chú là Rahula may mắn (Rahulabhadda) và để giải thích nguyên do được đặt cho tên này, chú đã nói:
Following his father’s advice and guidance on meditation, Rahula finally attained enlightenment. He was eighteen at the time. After that his friends always referred to him as Rahula the Lucky (Rahulabhadda) and he tells why he was given this name.
Họ gọi tôi là Rahula may mắn vì hai lý do:
Thứ nhất vì tôi là con trai của Đức Phật.
Và lý do còn lại là do tôi đã thấy được chân lý.5
They call me Rahula the Lucky for two reasons:
One is that I am the Buddha’s son.
And the other is that I have seen the truth.5
Ngoài những điều này thì chúng ta biết rất ít về Rahula. Thầy ấy dường như không nổi bật lắm trong cả vai trò là Thầy giáo thọ và Thầy y chỉ cho những Thầy khác. Có thể là do Thầy Rahula cố tình lui mình về phía sau, để tránh bị người khác cho rằng Thầy ấy lợi dụng vị thế là con trai của Bậc Giác Ngộ.
6. Other than this, we know very little about Rahula. He does not seem to have been prominent at being either a Dhamma teacher or a trainer of other monks. It is likely that Rahula kept himself in the background so that he could not be accused of taking advantage of being the son of the Enlightened One.