Luôn có một vị thị giả theo hầu cận Đức Phật để phụ giúp những công việc như truyền tin, sửa soạn chỗ ngồi và chăm lo cho những nhu cầu cá nhân của Ngài. Trong hai mươi năm đầu truyền dạy Giáo Pháp của mình, Ngài đã có một số vị thị giả như các Thầy Nagasamala, Upavana, Nagita, Cunda, Radha cùng một số vị khác, nhưng không ai trong số họ tỏ ra là thích hợp. Một ngày nọ, khi Ngài quyết định sẽ tìm người thay thế cho Thầy thị giả hiện tại của mình, Phật đã gọi tất cả các Thầy Tỳ Khưu lại và nói rằng:
1. The Buddha was always accompanied by an attendant whose job it was to run messages for him, prepare his seat and to attend to his personal needs. For the first twenty years of his ministry, he had several attendants, Nagasamala, Upavana, Nagita, Cunda, Radha and others, but none of them proved to be suitable. One day, when he decided to replace his present attendant, he called all the monks together and addressed them:
“Ta nay tuổi đã già nên mong muốn có một vị làm thị giả dài lâu, là vị sẽ luôn nghe theo những mong muốn của ta về mọi mặt. Vậy trong các Thầy ai sẵn lòng làm thị giả cho ta?”
“I am now getting old and wish to have someone as a permanent attendant who will obey my wishes in every way. Which of you would like to be my attendant?”
Tất cả các Thầy khi đó đều phấn khởi xung phong phục vụ cho Ngài ngoại trừ Thầy Ananda. Thầy ấy chỉ khiêm tốn ngồi ở phía sau và im lặng. Sau đó, khi được hỏi vì sao không tình nguyện làm thị giả cho Phật, thì Thầy ấy trả lời rằng Đức Phật là người biết rõ nên phải chọn ai rồi. Khi Đức Phật tỏ ý muốn Ananda làm thị giả của Ngài, thì Thầy Ananda nói ông sẽ chấp nhận trọng trách này với một vài điều kiện. Bốn điều kiện đầu tiên chính là Đức Phật đừng bao giờ cho Thầy bất kỳ thức ăn nào mà Ngài nhận được, cả y áo cũng vậy; rằng thầy ấy không muốn sẽ được sắp xếp cho bất kỳ chỗ ở đặc biệt nào, và thứ tư là Thầy sẽ không phải đi theo Phật đến nhà cư sĩ khi Ngài nhận lời mời thỉnh của họ. Thầy Ananda nhấn mạnh bốn điều kiện này bởi vì không muốn mọi người nghĩ rằng Thầy thị giả cho Đức Phật với tâm mong cầu vật chất. Bốn điều kiện sau liên quan đến mong muốn giúp Giáo Pháp được quảng truyền của Thầy Ananda. Những điều kiện này gồm: Đức Phật sẽ hoan hỷ cùng đi với Thầy ấy đến nơi mà Thầy được mời; rằng nếu có người đến từ những vùng xa xôi để gặp Phật, Thầy ấy sẽ có đặc quyền được giới thiệu họ; nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về Giáo Pháp, Thầy ấy có thể hỏi Đức Phật bất cứ lúc nào; và rằng nếu Đức Phật nói một bài Pháp nào mà vắng mặt Thầy thì Ngài sẽ hoan hỷ thuyết lại cho thầy ấy sau. Đức Phật mỉm cười chấp nhận những điều kiện này và từ đó bắt đầu mối thâm tình giữa Ngài và Thầy Ananda kéo dài trong suốt hai mươi lăm năm tiếp theo.
All the monks enthusiastically offered their services, except Ananda, who modestly sat at the back in silence. Later, when asked why he had not volunteered he replied that the Buddha knew best who to pick. When the Buddha indicated that he would like Ananda to be his personal attendant, Ananda said he would accept the position, but only on several conditions. The first four conditions were that the Buddha should never give him any of the food that he received, nor any of the robes, that he should not be given any special accommodation, and that he would not have to accompany the Buddha when he accepted invitations to people’s homes. Ananda insisted on these four conditions because he did not want people to think that he was serving the Buddha out of desire for material gain. The last four conditions were related to Ananda’s desire to help in the promotion of the Dhamma. These conditions were: that if he was invited to a meal, he could transfer the invitation to the Buddha; that if people came from outlying areas to see the Buddha, he would have the privilege of introducing them; that if he had any doubts about the Dhamma, he should be able to talk to the Buddha about them at any time and that if the Buddha gave a discourse in his absence, he would later repeat it in his presence. The Buddha smilingly accepted these conditions and thus began a relationship between the two men that was to last for the next twenty-five years.
Thầy Ananda được sinh ra ở Kapilavatthu và là em họ của Đức Phật, bởi cha Thầy là Amitodana, em trai của vua cha Đức Thế Tôn, Suddhodana. Trong lần đầu tiên Đức Phật về thăm lại Kapilavatthu sau khi giác ngộ, Ananda, cùng với anh trai Anuruddha và người anh họ Devadatta đã xuất gia theo Phật, trở thành những vị tu sĩ. Thầy ấy đã thể hiện là một người học trò đầy quyết tâm và siêng năng, trong vòng một năm, Thầy Ananda đã đạt được quả thánh Nhập Lưu. Đời sống xuất gia đã mang lại cho Thầy Ananda niềm hạnh phúc nội tại to lớn, cùng với bản tính trầm lặng và khiêm nhường, khiến Thầy ít được người khác chú ý cho đến khi được chọn làm thị giả cho Đức Phật. Trong khi một số người phát triển những phẩm chất dẫn đến chứng ngộ, bằng thiền định hoặc trầm mặc suy ngẫm, thì Thầy Ananda lại thực hiện điều đó với tình thương và sự quan tâm mà Thầy dành cho người khác. Ngay trước khi Đức Thế Tôn vào Vô Dư Niết Bàn, Thầy Ananda đã khóc và tự nhủ rằng:
2. Ananda was born in Kapilavatthu and was the Buddha’s cousin, being the son of Amitodana, the brother of the Buddha’s father, Suddhodana. It was during the Buddha’s first trip back to Kapilavatthu after his enlightenment that Ananda, along with his brother Anuruddha and his cousin Devadatta, became a monk. He proved to be a willing and diligent student and within a year he became a Stream-Winner. The monk’s life gave Ananda great happiness and his quiet, unassuming nature meant that he was little noticed by the others until he was selected to be the Buddha’s personal attendant. While some people develop the qualities that lead to enlightenment through meditation or study, Ananda did it through the love and concern he had for others. Just before the Buddha attained final Nirvana, Ananda began to cry, saying to himself:
“Than ôi, ta nay vẫn còn là kẻ hữu học với nhiều điều còn phải tự lo tu tập. Nay bậc Đạo Sư của ta sắp diệt độ thì còn ai thương tưởng ta nữa.”
“Alas, I am still a learner with much still to do. And the teacher is passing away, he who was so compassionate to me.”
Đức Phật đã gọi Ananda đến trước Ngài và trấn an Thầy bằng việc xác nhận rằng, Thầy Ananda đã phát triển nội tâm đến một mức độ rất cao với tình thương và lòng vị tha của mình, và rằng chỉ cần nỗ lực tinh tấn thêm một chút nữa thôi là thầy cũng sẽ chứng ngộ.
The Buddha called Ananda into his presence and reassured him that he had developed his mind to a very high degree through his self lessness and love and that if he made just a bit more effort he too would attain enlightenment.
“Thôi đủ rồi, Ananda, chớ có buồn rầu khóc than. Chẳng phải ta đã tuyên bố trước với Thầy rằng mọi vật khả ái, tốt đẹp cũng đều sẽ thay đổi, không tránh khỏi sự chìa lìa và vô thường sao? Vậy thì làm sao chúng không hoại diệt được? Này Ananda, suốt mấy mươi năm qua, Thầy đã đối với Như Lai bằng thân, miệng và ý nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, với tất cả tâm ý và rộng lượng. Này Ananda, Thầy đã tạo được vô lượng công đức. Hãy cố gắng tinh tấn lên và Thầy sẽ chứng được quả Vô lậu, không bao lâu đâu.”1
“Enough, Ananda, do not weep and cry. Have I not already told that all things that are pleasant and delightful are also changeable, subject to separateness and impermanence? So how could they not pass away? Ananda, for a long time you have been in my presence, showing loving-kindness with body, speech and mind, helpfully, blessedly, wholeheartedly, and unstingily. You have made much merit, Ananda. Make an effort and very soon you will be free from the defilements.”1
Tâm ý luôn hướng đến lợi ích cho mọi người của Thầy Ananda được biểu lộ ở ba việc - thị giả cho đức Phật, sự ân cần cùng tình thương lớn đối với học trò gồm cả xuất gia và tại gia cũng như cho đời sau, và thứ ba là vai trò quan trọng của Thầy trong việc gìn giữ và lưu truyền Giáo Pháp.
3. Ananda’s self lessness expressed itself in three ways – through his service to the Buddha, through his unstinting kindness to his fellow disciples, both ordained and lay, and also to future generations through the crucial role he had to play in the preservation and transmission of the Dhamma.
Là thị giả riêng của Phật, Thầy Ananda luôn nỗ lực giúp Thế Tôn trong tất cả những công việc bình thường hàng ngày, để Ngài có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy Giáo Pháp và giúp đỡ mọi người. Với tâm niệm đó, Thầy làm mọi thứ từ giặt giũ hay vá nhíp y áo, dọn dẹp hương thất, rửa chân, xoa lưng và đứng phía sau hầu quạt cho Phật khi Ngài thiền tọa. Thầy chọn chỗ nghỉ thật gần để có thể luôn có mặt khi Phật cần, hoặc theo sau mỗi lần Ngài đi dạo quanh tu viện. Thầy sẽ đi mời những Thầy, Cô mà Thế Tôn muốn gặp, và ngăn mọi người những khi Đức Phật muốn nghỉ ngơi hoặc ở một mình. Trong vai trò là người thị giả, thư ký, trung gian và người gần gũi Phật, Thầy Ananda luôn kiên nhẫn, khiêm tốn và không mệt mỏi, thường để tâm đoán biết những gì mà Thế Tôn cần.
4. As the Buddha’s personal attendant Ananda strived to free the Buddha from as many mundane activities as possible so he could concentrate on teaching the Dhamma and helping people. To that end, he washed and mended the Buddha’s robe, tidied his living quarters, washed his feet, massaged his back and when he was meditating or talking, stood behind him keeping him cool with a fan. He slept near the Buddha so as to always be at hand and accompanied him when he did his round of the monasteries. He would call monks whom the Buddha wished to see and kept people away when the Buddha wished to rest or to be alone. In his role as servant, secretary, go-between and confidant, Ananda was always patient, tireless and unobtrusive, usually anticipating the Buddha’s needs.
Mặc dù công việc chính của Thầy Ananda là chăm sóc các việc cần thiết cho Đức Phật, nhưng thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi có ai đó cần. Thầy thường cho những bài Pháp thoại và thật sự Thầy ấy là một người giỏi và thiện xảo đến mức Thế Tôn đôi lúc gọi thầy thuyết pháp thay cho Ngài hay là tiếp tục bài Pháp thoại mà Thế Tôn đã bắt đầu.2 Người ta nói rằng vào buổi trưa, lúc Phật nghỉ ngơi thì Thầy Ananda sẽ tranh thủ khoảng thời gian thong thả ấy mà đi thăm những người bệnh, để trò chuyện và giúp tâm họ bình an hơn, hay mang thuốc đến cho họ. Một lần khi Thầy nghe kể về một gia đình rất nghèo đang phải vật lộn để nuôi hai đứa con trai nhỏ. Biết rằng nếu cứ như vậy thì hai em ấy sẽ phải đối mặt với một tương lai rất nghiệt ngã, nên Thầy ấy nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó để giúp các em, Thầy đã xin phép và được Thế Tôn chấp nhận cho hai em được xuất gia, và từ đó mở ra cho các em một cơ hội trong cuộc đời.3
5. Although Ananda’s main job was to take care of the Buddha’s needs, he always had time to be of service to oth- ers as well. He would often give talks on Dhamma and indeed such a skilful teacher was he that sometimes the Buddha would ask him to give a talk in his place, or finish a talk that he had begun.2 We are told that when the Buddha would have his afternoon rests, Ananda would take advantage of the spare time to go and visit those who were sick, to talk to them, cheer them up or try to get medicine for them. Once he heard of a very poor family struggling to bring up two young sons. Knowing that the boys faced a very grim future and feeling that something had to be done to help them, Ananda got permission from the Buddha to ordain them, thus giving them a chance in life.3
Cuộc sống trong Tăng đoàn không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với các vị Ni. Phần lớn các Thầy luôn giữ khoảng cách với họ vì không muốn bị cám dỗ. Nhiều Thầy thậm chí còn đối xử phân biệt với các Cô nữa. Nhưng riêng Thầy Ananda thì lại khác, Thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ cho họ. Chính Thầy là người cầu thỉnh Đức Phật xuất gia cho những vị Ni đầu tiên, Thầy luôn sẵn lòng thuyết Pháp cho các vị Ni và cận sự nữa, cũng như động viên họ thực tập. Bởi vì lòng thương tưởng của Thầy ấy dành cho nữ giới nên họ thường tìm đến Thầy.4
6. Life in the Sangha was not always easy for nuns. Most monks kept away from them, not wanting to be tempted. Some even discriminated against them. Ananda, on the other hand, was always ready to help them. It was he who encouraged the Buddha to ordain the first nuns, he was always ready to give Dhamma talks to nuns and lay-women and encourage them in their practice, and they in turn often sought him out because of his sympathy for them.4
Đức Phật từng tuyên bố trước đại chúng rằng Thầy Ananda là tối thắng trong số những người nghe nhiều Giáo Pháp, có trí nhớ tốt, tinh thông tuần tự các Pháp đã ghi nhớ và kiên trì.5 Thế Tôn không có viết xuống, và quả thực, dầu rằng việc viết lách đã được biết đến vào thời đó nhưng nó rất ít được sử dụng. Thế nên trong suốt thời gian Phật còn tại thế và cả nhiều thế kỷ sau khi vào Niết Bàn, lời dạy của Ngài đều được ghi nhớ và truyền lại từ người này sang người khác. Với năng lực ghi nhớ vô cùng xuất sắc, cộng với thực tế là Thầy thường luôn ở bên Đức Phật, nên có nghĩa rằng Thầy Ananda, hơn bất kỳ người nào khác, sẽ chịu trách nhiệm cho việc gìn giữ và trao truyền Giáo Pháp của Thế Tôn. Tuy vậy, không có nghĩa là Thầy Ananda sẽ ghi nhớ nguyên văn những lời của Đức Phật - điều này hẳn là không thể và cũng không cần thiết, vì sự thông hiểu Giáo Pháp không phụ thuộc vào sự sắp xếp của các từ và câu, mà là lĩnh hội được ý nghĩa của những từ ngữ ấy. Thay vào đó, Thầy Ananda nhớ rõ ý chính của những gì Đức Phật nói, đối tượng mà Ngài nói, những cụm từ đặc biệt quan trọng hoặc nổi bật, những câu chuyện hay dụ ngôn được sử dụng và cũng như các chuỗi, mà trong đó tất cả các tư tưởng được trình bày. Thầy Ananda sau đó sẽ lặp lại những gì Thầy đã được nghe và ghi nhớ cho những người khác, và dần dần Giáo Pháp được khẩu truyền ngày một lan rộng. Điều này giúp cho những vị ở xa Đức Phật sẽ có thể nghe được Giáo Pháp mà không cần đến sự hỗ trợ từ sách vở hay nhất thiết phải đi xa.
7. The Buddha once said that of all his disciples, Ananda was pre-eminent of those who had heard much Dhamma, who had a good memory, who had mastered the sequential order of what he had remembered and who was energetic.5 The Buddha could not write, indeed, although writing was known at the time, it was little used. Both during his life and for several centuries after his final Nirvana, his words were committed to memory and transmitted from one person to another. Ananda’s highly developed memory, plus the fact that he was constantly at the Buddha’s side, meant that he, more than any other person, was responsible for preserving and transmitting the Buddha’s teachings. By this, it is not meant that Ananda remembered the Buddha’s words verbatim – this would have been neither possible nor necessary, as understanding the Dhamma is not dependent on the arrangement of words and sentences but on the comprehension of the meaning of the words. Rather, Ananda remembered the gist of what the Buddha had said, to whom he said it, particularly important or prominent phrases, similes or parables that were used and also the sequence in which all the ideas were presented. Ananda would repeat what he had heard and remembered to others and gradually a large body of oral teachings developed. This meant that people far from the Buddha’s presence could hear his teachings without the aid of books or the necessity of having to travel long distances.
Sau khi Đức Phật nhập Vô Dư Niết Bàn, 500 vị Thánh Tỳ Khưu đã nhóm họp tại Rajagaha nhằm kết tập lại và ghi nhớ tất cả những lời dạy của Thế Tôn để có thể truyền dạy lại cho các thế hệ sau. Chính vì đã được nghe thật nhiều bài pháp, nên sự có mặt của Thầy Ananda là vô cùng cần thiết cho đại hội kết tập, thế nhưng Thầy ấy lại chưa chứng ngộ. Bây giờ Thầy Ananda không còn phải chăm sóc cho Đức Phật nữa và có nhiều thời gian hơn để thiền định, nên Thầy ấy đã bắt đầu tinh tấn thực tập một cách phi thường với hy vọng có thể chứng ngộ trước khi hội nghị kết tập bắt đầu. Càng gần đến ngày hội nghị bắt đầu thì Thầy ấy lại càng ra sức thực tập gắt gao hơn trước. Thầy miên mật ngồi thiền mãi cho đến đêm trước ngày bắt đầu hội nghị, và bắt đầu tin chắc rằng mình không thể nào chứng ngộ kịp trước khi trời sáng được. Nghĩ vậy nên Thầy bỏ cuộc và quyết định ngả lưng xuống ngủ. Và ngay chính lúc đầu vừa chạm xuống gối thì Thầy ấy giác ngộ.
8. After the Buddha’s final Nirvana five hundred enlightened monks convened a Council at Rajagaha for the purpose of collecting all the Buddha’s teachings and committing them to memory so they could be handed down to future generations. Because he knew so much Dhamma it was essential that Ananda be present, but he was not yet enlightened. Now that he no longer had to look after the Buddha’s needs, he had more time to meditate and so he began to practise with exceptional diligence, hoping that he could attain enlightenment before the Council started. As the time for the Council’s commencement got closer, he practised harder and harder. During the evening before the Council he sat meditating, convinced that he would not be able to attain enlightenment by the next morning. So he gave up and decided to lie down and sleep. As his head touched the pillow he became enlightened.
Sáng hôm sau, Thầy Ananda đã được chào đón nồng nhiệt tại hội nghị và trong suốt những tháng sau đó, Ngài đã thuật lại cho hội chúng hàng ngàn bài pháp mà Ngài đã nghe, với mỗi bài pháp đều được bắt đầu bằng lời: “Đây là những điều tôi nghe Phật nói” (Evam me sutam). Bởi vì những đóng góp to lớn đối với việc bảo tồn Giáo Pháp, Thầy Ananda đôi khi còn được biết đến với danh hiệu: “Người Thủ Hộ Pháp Tạng” (Dharmabhandagarika). Với tấm lòng luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người cùng với đức kiên nhẫn và sự thánh thiện, Thầy Ananda là một trong số hiếm những người có thể sống hòa thuận với bất kỳ ai, và mọi người ai cũng quý mến Thầy ấy. Ngay trước lúc nhập diệt, giữa toàn thể hội chúng, Đức Phật đã tán dương công hạnh của Tôn giả Ananda với lời biết ơn về tình cảm thân thiết cùng những tháng năm trung thành, tận tâm chăm sóc của Tôn giả.
Ananda was warmly welcomed at the Council the next day and over the following months he recited thousands of discourses that he had heard, commencing each recitation with the words: ‘Thus have I heard’ (Evam me sutam). Because of his enormous contributions to the preservation of the Dhamma, Ananda was sometimes known as: ‘The Keeper of the Dhamma Store’ (Dhammabhandagarika). Because of his qualities of kindness, patience and helpfulness, Ananda was one of those rare people who seemed to be able to get along with everybody and whom everybody liked. Just before his final Nirvana, the Buddha praised Ananda in the company of the monks by thanking him for his years of loyal and loving friendship and service.
“Này các Thầy, tất cả các bậc Chánh Đẳng Giác trong quá khứ đều có một người thị giả tối thắng như Ananda, và tất cả các bậc Chánh Đẳng Giác trong tương lai cũng sẽ như vậy. Ananda là người có trí. Thầy ấy hiểu rõ khi nào là đúng thời để các Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần, ngoại đạo sư, hay đệ tử các ngoại đạo sư đến gặp ta. Ananda có bốn phẩm chất đặc biệt và phi thường. Thế nào là bốn? Nếu có chúng Tỳ Khưu đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến Ananda; nếu Ananda thuyết pháp chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp; nếu Ananda làm thinh thời, này các Tỳ Khưu, chúng Tỳ Khưu ấy sẽ thất vọng. Cũng tương tự như vậy đối với chúng Tỳ Khưu Ni, chúng nam cư sĩ và chúng nữ cư sĩ.”
“Monks, all those who were fully enlightened Buddhas in the past had a chief attendant like Ananda, as will all those who will be fully enlightened Buddhas in the future. Ananda is wise. He knows when it is the right time for monks, nuns, laymen, laywomen, kings, ministers, the leaders of other sects or their pupils to come and see me. Ananda has four remarkable and wonderful qualities. What four? If a company of monks comes to see Ananda, they are pleased at the sight of him, and when he teaches Dhamma to them they are pleased, and when he finishes they are disappointed. And it is the same for nuns, laymen and lay-women.”6
Không ai biết chính xác khoảng thời gian và nơi mà Thầy Ananda viên tịch nhưng theo mọi người truyền miệng nhau lại thì Thầy ấy đã sống rất thọ. Khi Pháp Hiển, nhà chiêm bái nổi tiếng người Trung Hoa, khi thăm viếng Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 Tây Lịch, đã ghi chép lại việc nhìn thấy một bảo tháp thờ xá lợi của Tôn giả Ananda, và đặc biệt là các Sư cô thời đấy vô cùng kính nể trí nhớ của Ngài ấy.
9. It is not known when or where Ananda passed away but, according to tradition, he lived to a ripe old age. When Fa Hien, the famous Chinese pilgrim, visited India in the 5th century CE, he reported seeing a stupa containing Ananda’s ashes, and that nuns in particular had high regard for his memory.