Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đức Phật - Người là ai? »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Đức Phật - Người là ai?

Donate

(Lượt xem: 4.600)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Đức Phật - Người là ai?

What Was The Buddha Like?

Đức Phật rất phi thường, nơi Ngài luôn ngời sáng, sự từ bi cùng tuệ giác không tỳ vết, chỉ cần một lần được tiếp xúc với Ngài, cũng đủ khiến cho cả cuộc sống của người đó thay đổi. Ngay cả khi Phật còn tại thế thì đã có vô số những huyền thoại xoay quanh Ngài, nói gì đến nhiều thế kỷ sau khi Ngài nhập Niết Bàn. Đôi lúc các câu chuyện mầu nhiệm cùng sự thần thoại hóa đó, đã phần nào che khuất đi những nét giản dị và rất con người của Đức Phật. Dần dần, người ta xem Phật như một đấng thượng đế toàn năng. Thực ra, Đức Phật là một con người, cố nhiên không phải là một “con người đơn thuần” như đôi lúc được nói đến, mà là thuộc một nhóm người rất đỗi đặc biệt và thường được ca tụng là những con người toàn hảo (mahapurisa) (bậc đại nhân). Những vĩ nhân đó được sinh ra cũng giống như bao nhiêu người khác và sự thật thì thể chất của họ vẫn luôn khá là bình thường. Nhưng bằng những nỗ lực riêng, họ thành tựu mọi tiềm năng của con người và nội tâm thanh tịnh bên cạnh sự hiểu biết của họ, phát triển đến mức độ hoàn toàn vượt xa những con người bình thường khác. Một vị Phật - bậc đại nhân thậm chí còn vượt lên trên cả thượng đế, bởi vì nơi vị đó đã không còn ganh tị, tức giận và sự thiên vị, là những phẩm chất mà chúng ta được biết rằng thượng đế vẫn còn.
1. So extraordinary was the Buddha, so unerringly kind and wise and so positively was an encounter with him able to change people’s lives, that even while he was alive legends were told about him. In the centuries after his final Nirvana it sometimes got to the stage that the legends and myths obscured the very real human being behind them and the Buddha came to be looked upon as a god. Actually the Buddha was a human being, not a ‘mere human being’ as is sometimes said, but a special class of human being called a complete person (mahapurisa). Such complete persons are born no different from others and indeed physically they always remain quite ordinary. But through their own efforts they bring to completion every human potential and their mental purity and understanding develop to the stage where they far exceed those of ordinary human beings. A Buddha, a complete person, is even higher than a god because he or she is even free from the jealousy, anger and favouritism that we are told a god is still capable of feeling.
Vậy thì Đức Phật trông như thế nào? Được diện kiến Ngài thì sẽ ra sao? Đức Phật cao khoảng 6 feet (1 mét 8), với mái tóc đen tuyền cùng nước da nâu vàng. Ngài để râu tóc dài lúc còn sống đời sống thế tục, và cạo bỏ chúng khi bắt đầu xuất gia như tất cả các nhà Sư khác.1 Tất cả các nguồn sử liệu đều đồng ý rằng, dung mạo Đức Phật rất đẹp. Brahmin Sonadanda (Chủng Đức) từng mô tả Ngài “đẹp trai, khả ái cùng màu da thù thắng khiến người nhìn hoan hỷ. Với vóc dáng và nét nghiêm trang của chư thiên, chẳng có gì nơi Ngài mà không thu hút cả.”2 Còn Vacchagotta thì nói về Đức Phật như sau:
2. So what was the Buddha like? What would it have been like to meet him? The Buddha was about six feet tall with coal black hair and a golden brown complexion. When he was still a layman he wore his hair and beard long but, on renouncing the world, shaved them both like every other monk.1 All sources agree that the Buddha was strikingly handsome. The Brahmin Sonadanda described him as “handsome, good-looking, pleasing to the eye, with a most beautiful complexion. He has a god-like form and countenance, he is by no means unattractive.”2 Vacchagotta said this of him:
“Thật vi diệu thay, thật hy hữu thay, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da rạng rỡ thật thanh tịnh, ví như quả táo vàng vào mùa thu thật thanh tịnh và chói sáng, ví như trái cây tala chín vừa rời khỏi cành, thanh tịnh và chói sáng, ví như một món đồ trang sức bằng vàng đỏ, được người thợ vàng thiện xảo luyện trong lò, khéo gò và đặt trên tấm vải vàng, được chiếu sáng, chói soi, rực rỡ; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da rạng rỡ thật thanh tịnh.”3
“It is wonderful, truly marvellous, how serene is the good Gotama’s appearance, how clear and radiant his complexion. just as the golden jujube in autumn is clear and radiant, just as a palm-tree fruit just loosened from the stalk is clear and radiant, just as an adornment of red gold wrought in a crucible by a skilled goldsmith, deftly beaten and laid on a yellow cloth shines, blazes and glitters, even so, the good Gotama’s senses are calmed, his complexion is clear and radiant.”3
Nhưng khi về già, thân thể Ngài cũng không thoát khỏi sự vô thường, như tất cả những Pháp do nhân duyên sanh khác. Tôn giả Ananda đã mô tả Đức Phật lúc tuổi già như thế này:
But of course as he got older his body succumbed to impermanence as do all compounded things. Ananda described him in his old age like this:
“Thật kỳ lạ thay, bạch Thế Tôn! Không biết bằng cách nào mà màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước và sự đổi khác nơi các căn, mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.”4
“It is strange, Lord, it is a wonder how the Exalt- ed One’s skin is no longer clear and radiant, how all his limbs are slack and wrinkled, how stooped his body is and how a change is to be seen in eye, ear, nose, tongue and body.”4
Vào năm cuối cùng trước khi nhập đại bát Niết Bàn, Đức Phật đã nói:
In the last year before his final Nirvana the Buddha said this of himself:
“Ta nay đã già, mỏi mệt! Này các thầy, ta đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống nhờ vào các lớp băng quấn giữ lại.”5
“I am now old, worn out, venerable, one who has walked life’s path, I have reached the end of my life, being now eighty. Just as an old cart can only be kept going by being held together with straps, so too the Tathagata’s body can only be kept going by being held together with bandages.”5
Tuy nhiên, từ buổi đầu, quần chúng bị thu hút bởi những hảo tướng của Đức Phật, cũng nhiều như việc họ trân quý tính cách thân thiện cùng với Giáo Pháp của Ngài. Chỉ cần Ngài có mặt thôi, đã có thể mang đến ảnh hưởng rõ rệt đến mọi người xung quanh. Có lần tôn giả Sariputta gặp gia chủ Nakulapita và nhận thấy sự yên bình toát ra nơi vị ấy nên Thầy ấy hỏi vị gia chủ rằng: “Này gia chủ, các căn của ông thật định tĩnh; còn nét mặt thì rạng ngời và thanh tịnh. Phải chăng hôm nay gia chủ được đối diện với Thế Tôn và nghe pháp thoại từ Ngài?” Nakulapita trả lời “Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, con được rưới với nước bất tử [...].”6
However, in his prime people were attracted by the Buddha’s physical good looks as much as they were by his pleasant personality and his Dhamma. Just to be in his presence could have a noticeable effect upon people. Once Sariputta met Nakulapita and noticing his peaceful demeanour said to him: “Householder, your senses are calmed, your complexion is clear and radiant, I suppose today you have had a talk face to face with the Exalted One?” Nakulapita replied: “How could it be otherwise, master? I have just now been sprinkled with the nectar […]”6
Đức Phật là một bậc thầy về diễn thuyết trước công chúng. Bằng giọng nói trầm ấm, diện mạo khả ái và phong thái uy nghi, đĩnh đạc cùng với sự lôi cuốn của những lời Pháp, Đức Phật đã hoàn toàn nhiếp phục hội chúng của mình. Thanh niên Uttara đã mô tả những gì anh ta chứng kiến trong một buổi tụ họp, nơi Đức Phật đang thuyết pháp như sau:
3. The Buddha was a masterful public speaker. With a pleasant voice, good looks and poise combined with the appeal of what he said, he was able to enthral his audience. Uttara described what he saw at a gathering where the Buddha was speaking like this:
“Khi thuyết pháp cho hội chúng trong một công viên, Ngài không tán dương hội chúng ấy, không chỉ trích hội chúng ấy, trái lại với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tiếng nói thoát ra từ miệng Tôn giả Gotama có tám đức tánh: lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Khi Tôn giả Gotama giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi hội chúng. Hội chúng sau khi được Tôn giả Gotama khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi vẫn quay nhìn lại mà không muốn rời bỏ.”7
“When he is teaching Dhamma to an assembly in a park he does not exalt them or disparage them but rather he delights, uplifts, inspires and gladdens them with talk on Dhamma. The sound that comes from the good Gotama’s mouth has eight characteristics: It is distinct and intelligible, sweet and audible, fluent and clear, deep and resonant. Therefore, when the good Gotama instructs an assembly, his voice does not go beyond that assembly. After being delighted, uplifted, inspired and gladdened, that assembly, rising from their seats, depart reluctantly, keeping their eyes upon him.”7
Vua Pasenadi đã từng bày tỏ sự kinh ngạc của mình về mức độ yên lặng và chú tâm tuyệt đối của hội chúng khi họ đang lắng nghe đức Thế Tôn thuyết Pháp.
King Pasenadi once expressed his amazement at how silent and attentive people were when listening to the Buddha’s talk.
"Con là một vị vua đã làm lễ quán đảnh, có thể hành quyết những ai đáng bị hành quyết, gia phạt những ai đáng bị gia phạt, trục xuất những ai đáng bị trục xuất. Nhưng khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi vẫn nói ngắt lời của cả con. Và con còn không có dịp để nói: “Này quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong.” Còn ở đây, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, con thấy các Tỳ Khưu trong ấy thậm chí không có một tiếng nhảy mũi hay tiếng ho khởi lên. Thuở xưa, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, có người đệ tử Thế Tôn ho lên. Một vị đồng Phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối và nói: “Tôn giả hãy im lặng, Tôn giả chớ có làm ồn. Thế Tôn, bậc Đạo Sư của chúng ta đang thuyết pháp.” Khi trông thấy điều đó, con khởi lên ý nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Thính chúng này thật khéo được huấn luyện không bằng gậy gộc và đao kiếm.”8
“I am a noble anointed king, able to execute those deserving execution, fine those deserving a fine or exile those deserving exile. But when I am deciding a case sometimes people interrupt even me. Sometimes I don’t even get a chance to say: ‘While I am speaking, sir, don’t interrupt me.’ But when the Lord is teaching the Dhamma to various assemblies, at that time not even the sound of coughing is to be heard from the Lord’s disciples. Once, when the Lord was teaching the Dhamma a monk did cough; one of his fellows in the holy life tapped him on the knee and said: ‘Quiet, make no noise, the Lord, our teacher, is teaching Dhamma.’ When I saw this I thought: ‘It is wonderful, truly marvellous, how well-trained, without stick or sword this assembly is.’”8
Mặc dù Đức Phật không bao giờ làm gì khiến cho mọi người không thích Ngài, nhưng vẫn có người đôi lúc bởi đố kỵ, hoặc vì họ không đồng ý với Giáo Pháp của Ngài dạy, và đôi lúc vì Phật đã thiêu rụi đức tin của họ bằng ánh sáng lạnh lùng của lẽ phải. Một lần, khi Ngài ở tại Kapilavatthu, có Dandapani (Chấp Trượng) thuộc dòng họ Sakya hỏi Phật giảng thuyết về điều gì, và sau khi được Đức Phật trả lời, Dandapani tỏ ý không mấy ấn tượng, “lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.”9 Đức Phật đã không đuổi theo để cố gắng thuyết phục ông ta, về tính chân thật của Giáo Pháp mà Ngài đã giảng thuyết. Đức Phật luôn phản ứng lại mọi sự chỉ trích một cách bình tĩnh, giải thích rõ ràng nguyên do, và sẽ đính chính lại những hiểu lầm đã đưa đến những lời chỉ trích đó khi cần thiết. Ngài luôn định tĩnh, mỉm cười và từ tốn khi đối mặt với những lời chỉ trích, và Ngài khuyến khích chúng đệ tử của mình cũng như vậy.
4. Although the Buddha never gave cause for people to dislike him, there were people who did, sometimes out of jealousy, sometimes because they disagreed with his Dhamma and sometimes because he held up their beliefs to the cold light of reason. Once, when he was staying at Kapilavatthu, Dandapani the Sakyan asked him what he taught and when the Buddha told him, Dandapani was not impressed, “shaking his head, wagging his tongue he departed leaning on his stick, his brow furrowed into three wrinkles”.9 The Buddha did not chase after him trying to convince him of the truth of his message. The Buddha responded to all criticism by calmly and clearly explaining why he did what he did and where necessary correcting misunderstanding that gave rise to the criticism. He was always unflustered, polite and smiling in the face of criticism and he urged his disciples to be the same.
“Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các thầy chớ có vì vậy sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Vì nếu các thầy như vậy thời các thầy sẽ bị ngăn trở, và các thầy liệu còn có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?”
“If anyone should criticise me, the Dhamma or the Sangha, you should not on that account be angry, resentful or upset. For if you were, that would hinder you, and you would be unable to know whether they said right or wrong. Would you?”
“Bạch Thế Tôn, không thể được.”
“No, Lord.”
“Thế nên khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các thầy đơn giản chỉ cần nói rõ những điểm không đúng sự thật bằng cách nói: “Điểm này không đúng sự thật; điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi.”10
“So, if others criticise me, the Dhamma or the Sangha, then simply explain what is incorrect, saying: ‘That is incorrect, that is not right, that is not our way, we do not do that.’”10
Đôi khi Đức Phật không bị chỉ trích mà là bị lăng mạ bằng những lời thô lỗ, khó nghe. Những lúc như vậy, Ngài thường im lặng một cách cao quý.
Sometimes the Buddha was not criticised but rather abused ‘with rude, harsh words’. At such times, he usually maintained a dignified silence.
Đức Phật thường được xem là một người cao quý, nhân hậu và quả thật là như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Ngài sẽ không lên tiếng chê trách những việc Ngài thấy là cần thiết. Ngài đã nhiều lần chê trách một số nhóm ngoại đạo khổ hạnh đương thời và tin rằng giáo lý sai lầm của họ khiến mọi người lạc lối. Về những đạo sĩ Jain, Ngài nói:
5. The Buddha is often seen as a gentle and loving person and indeed he was, but that didn’t mean that he would not himself be critical when he thought it was necessary. He was very critical of some of the other ascetic groups of the time, believing that their false doctrines misled people. About the Jains he said:
“Đạo sĩ Jain là những người không có lòng tin, ác giới, không có xấu hổ và không có sợ hãi. Chúng không làm bạn với các bậc Chân nhân và thường khen mình chê người. Các đạo sĩ Jain chấp thủ vào của cải mà không chịu từ bỏ. Họ gian xảo với tâm tư chứa đầy ác dục và tà kiến.”11
“The Jains are unbelievers, immoral, shameless and reckless. They are not companions of good men and they exalt themselves and disparage others. The Jains cling to material things and refuse to let go of them. They are rogues, of evil desires and perverse views.”11
Những trường hợp vì hiểu sai Giáo Pháp, các Thầy Tỳ Khưu đem dạy lại những điều sai lệch, Đức Phật sẽ khiển trách họ mà nói: “Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy?”12 Nhưng những lời khiển trách của Ngài chưa bao giờ để làm tổn thương mà là để thúc đẩy mọi người nỗ lực nhiều hơn và xem xét lại hành động hay niềm tin của mình.
When, through misunderstanding, Buddhist monks taught distorted versions of the Dhamma, the Buddha would reprimand them, saying: “You foolish man, how could you think that I would teach Dhamma like that!”12 But his reprimands and rebukes were never to hurt but to spur people to make more efforts or to re-examine their actions or beliefs.
Công việc thường ngày của Đức Phật rất nhiều. Mỗi đêm, Ngài chỉ nghỉ một giờ đồng hồ và sau đó là thiền định cho đến sáng, Ngài thường quán từ bi trong khoảng thời gian này. Bình minh lên sẽ là lúc Ngài bắt đầu thể dục bằng cách rảo bộ và sau đó là tiếp chuyện với những người đến thăm viếng. Ngay trước buổi trưa, Đức Phật đắp y và mang theo bát, đi vào xóm làng hay thôn ấp gần đó để khất thực. Ngài tuần tự đến trước từng nhà trong sự im lặng và từ tốn đưa bát ra nhận lấy bất kỳ thức ăn gì mà mọi người dâng cúng với tất cả lòng trân quý. Đến khi đã nhận đủ vật thực, Đức Phật sẽ trở lại trú xứ hoặc đi tới khoảng rừng gần đó mà ngồi xuống thọ thực. Đức Phật quen với việc chỉ ăn mỗi ngày một lần. Khi tiếng tăm Ngài vang khắp gần xa, người ta thường thỉnh Ngài đến nhà của họ dùng bữa; và vì là một vị khách danh dự, nên gia chủ thường sẽ dâng lên Ngài những thức ăn tốt nhất họ có. Đây là việc mà những vị tu khổ hạnh khác thường hay lấy làm cớ để chỉ trích ngài. Trong những dịp như vậy, Đức Phật sẽ rửa tay và bát của mình sau khi dùng bữa xong rồi nói một bài Pháp ngắn cho gia chủ. Ngay sau bữa ăn, Ngài thường nằm xuống nghỉ ngơi hoặc đôi khi ngủ một giấc ngắn. Vào ban đêm, thói quen của Đức Phật là nằm với dáng nằm của sư tử (sihasana) nghiêng về bên phải, với một tay để gối dưới đầu và hai bàn chân đặt lên nhau. Buổi chiều sẽ là thời gian Phật nói chuyện với những ai tìm đến gặp Ngài, hướng dẫn các thầy hoặc dành thời gian đi thăm, để nói Pháp cho họ nghe vào những lúc thích hợp. Tối đến khi mọi người đã ngủ, Đức Phật sẽ ngồi tĩnh lặng và thỉnh thoảng sẽ có chư thiên (deva) xuất hiện để tham vấn Ngài.
6. The Buddha’s daily routine was a very full one. He would sleep at night for only one hour, wake up and spend the early morning in meditation, often doing loving-kindness meditation. At dawn he would often walk up and down for exercise and later talk to people who came to visit him. Just before noon, he would take his robe and bowl and go into the nearest city, town or village to beg for alms. He would stand silently at each door and gratefully receive in his bowl whatever food people cared to offer. When he got enough, he would return to the place he was staying at or perhaps go to a nearby woodland area to eat. He used to eat only once a day. After he had become famous, he would often be invited to people’s homes for a meal and, being an honoured guest, he would be given sumptuous food, something other ascetics criticised him for. On such occasions he would eat, wash his own hands and bowl after the meal and then give a short Dhamma talk. Straight after his meal he would usually lie down to rest or sometimes to have a short sleep. As at night, it was the Buddha’s habit to lie in the lion posture (sihasana) on his right side, with one hand under his head and the feet placed on each other. In the afternoon he would talk to people who had come to see him, give instruction to monks or, where appropriate, go to visit people in order to talk to them about the Dhamma. Late at night when everyone was asleep, the Buddha would sit in silence and sometimes devas would appear and ask him questions.
Giống như những vị xuất gia khác, hằng năm Đức Phật thường du hành từ nơi này đến nơi khác trong chín tháng, đó chính là dịp để Ngài gặp gỡ nhiều người, và sau đó là an cư trong ba tháng mùa mưa (vassa). Suốt mùa mưa, Đức Phật thường sẽ lưu lại tại một trong số các tinh thất, được dựng lên cho Ngài ở nhiều nơi khác nhau, như ở đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakuta), tinh xá Kỳ Viên (Jetavana) hoặc tinh xá Trúc Lâm (Venuvanaor). Tôn giả Ananda sẽ nhắn những người đến thăm Đức Phật hãy đằng hắng, hoặc gõ cửa khi đến trước thất và Thế Tôn sẽ ra mở cửa. Đôi lúc Đức Phật dặn tôn giả Ananda đừng để người khác vào làm phiền Ngài. Chúng tôi từng đọc về một người đàn ông, khi được nghe nói rằng Thế Tôn đang không muốn gặp bất cứ ai, anh ta đã ngồi xuống trước tinh thất của Thế Tôn và nói: “Tôi sẽ không đi cho đến khi tôi gặp được Ngài ấy.” Những khi du hành, Đức Phật sẽ ngủ ở bất cứ đâu - từ dưới gốc cây, trạm dừng chân bên đường, cho đến nhà kho của thợ gốm. Có lần Hoàng tử Hatthaka trông thấy Phật ngủ ngoài trời và hỏi: “Thế Tôn sống có an lạc không?” Đức Phật đã trả lời ông ấy rằng Ngài có. Rồi Hoàng tử Hatthaka nói: “Nhưng thưa Thế Tôn, đêm mùa Đông rất lạnh, những đêm trăng non như vầy lại là khoảng thời gian rét buốt; mặt đất thì cứng rắn do trâu bò giẫm đạp, còn thảm trải bằng lá rừng lại quá mỏng, trên cây chỉ còn lưa thưa vài lá trong khi tấm vải cà sa của Thế Tôn quá đỗi mong manh trước gió rừng lạnh giá.”
Like other monks, the Buddha would usually wander from place to place for nine months of the year, which gave him many opportunities to meet people, and then settle down for the three months of the rainy season (vassa). During the rains he would usually stay in one of the huts (kuti) that had been built for him at various locations like the Vultures Peak, the Jetavana or the Bamboo Grove. Ananda would tell visitors approaching the Buddha’s abode to cough or knock and that the Buddha would open the door. Sometimes the Buddha would instruct Ananda not to let people disturb him. We read of one man who, on being told that the Buddha did not wish to see anyone, sat down in front of the Buddha’s residence saying: “I am not going until I see him.” When he was wandering the Buddha would sleep anywhere – under a tree, in a roadside rest house, in a potter’s shed. Once Hatthaka saw the Buddha sleeping out in the open and asked him: “Are you happy?” The Buddha answered that he was. Then Hatthaka said: “But sir, the winter nights are cold, the dark half of the moon is the time of frost. The ground has been trampled hard by the hooves of the cattle, the carpet of fallen leaves is thin, there are few leaves on the trees, your yellow robes are thin and the wind is cold.”
Đức Phật khẳng định lần nữa với hoàng tử rằng mặc dù sống lối sống giản dị và khổ hạnh nhưng Ngài vẫn thấy an lạc.13
The Buddha reaffirmed that despite his simple and austere lifestyle he was still happy.13
Việc hướng dẫn và giảng dạy chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Thêm vào đó, nhiều người thường xuyên đến tham vấn với Ngài về nhiều vấn đề khác nhau nên đôi lúc Đức Phật thấy cần có khoảng thời gian một mình. Nhiều lần, Phật bảo Tôn giả Ananda rằng, Ngài sẽ nhập thất và chỉ những người thị giả chăm lo việc cơm nước cho Ngài mới được đến gặp Ngài mà thôi.14 Những lúc đó, nhóm người chỉ trích Phật tuyên bố rằng lý do mà Phật nhập thất là vì Ngài không thể trả lời các câu hỏi của mọi người, và Phật muốn né tránh các cuộc tranh luận công khai. Du sĩ Nigrodha (Ni-Câu-Luật) đã nói về Đức Phật: “Trí tuệ của Sa môn Gotama bị hư hoại vì sống với cuộc sống cô độc, Sa môn Gotama không giỏi điều khiển một hội chúng, không đủ sức để đối thoại và chỉ đề cập đến những vấn đề ngoại biên.”15 Nhưng Đức Phật vẫn thường luôn có mặt mỗi khi có ai cần sự khuyên giải, động viên và hướng dẫn của Ngài trên con đường thực hành Pháp. Thật vậy, điểm thu hút và dễ dàng nhận thấy nhất nơi tính cách của Đức Phật là lòng từ bi, cùng tình thương lớn mà Ngài dành đến mọi loài, dường như chính những phẩm chất này là nguồn động lực cho mọi việc Ngài làm. Đức Phật đã từng tuyên bố rằng:
7. Because he had such a busy teaching schedule and because he was so often approached for advice on different matters, sometimes he felt the need to be completely alone. On several occasions, he told Ananda he was going into solitude and that only those who were bringing him his food were to come and see him.14 The Buddha’s critics claimed that he only went into solitude because he found it difficult to answer people’s questions and because he wanted to avoid public debates. The ascetic Nigrodha said of him: “The ascetic Gotama’s wisdom is destroyed by the solitary life, he is not used to assemblies, he is not good at debates, he has got out of touch.”15 But more usually, the Buddha made himself available for anyone who needed him – for comfort, for inspiration, for guidance in walking the path. Indeed, the most attractive and noticeable thing about the Buddha’s personality was the love and compassion that he showered towards everybody, it seemed that these qualities were the motive of everything he did. The Buddha himself said:
“Như Lai hoặc các đệ tử của Như Lai an trú ở đời chính là vì lợi lạc cho nhiều người, vì hạnh phúc cho số đông và vì lòng thương tưởng cho thế giới.”16
“When the Tathagata or the Tathagata’s disciples live in the world, it is done for the good of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world.”16


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.122.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...