Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 25: TỨ DIỆU ĐẾ - TẬP ĐẾ »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 25: TỨ DIỆU ĐẾ - TẬP ĐẾ

Donate

(Lượt xem: 5.235)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 25: TỨ DIỆU ĐẾ - TẬP ĐẾ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Định nghĩa Tập đế?

Tập là chứa nhóm, tích tụ; đế là sự thật vững chắc; Tập đế là sự thật vững chắc về nguyên nhân của những đau khổ. Những nguyên nhân này đã chứa nhóm, tích tụ lâu đời trong mỗi chúng sanh. Đó cũng là cội gốc của sanh tử, luân hồi.

2. Nguyên nhân của đau khổ là những gì?

Phật dạy: Nguyên nhân của đau khổ là do các phiền não, mê lầm, những dục vọng, ý niệm sai quấy, đã khuấy động thân và tâm chúng ta.

Phiền não thì có rất nhiều, đến 84.000 phiền não. Nhưng có 10 phiền não gốc, gọi là 10 căn bản phiền não. Đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến. Do nơi các phiền não căn bản này mà phát sinh vô số những phiền não khác.

3. Hãy trình bày về phiền não tham?

Ÿ Tham là làm tổn hại đến tài sản của người khác, như trộm cắp, bớt xén...

Ÿ Có khi không trực tiếp lấy của ai, nhưng bản thân mình chạy theo những nhu cầu đến mức quá đáng cũng gọi là tham. Chẳng hạn, tham tài, sắc, danh, thực, thùy (ngũ dục), không biết sống thiểu dục tri túc.

Ÿ Tham là động lực xúi ta lập mưu này kế nọ để tìm kiếm những gì mình ưa thích, rồi gây nghiệp bất thiện. Cũng vì tham mà ăn ngủ không yên, cha mẹ vợ con xung đột, quyến thuộc chia lìa, chiến tranh tiếp diễn...

4. Hãy trình bày về phiền não sân?

Ÿ Sân nghĩa là nóng giận khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng.

Ÿ Sân rất nguy hiểm, vì có thể trong phút giây ngắn ngủi mà ta gây tội ác, đốt tiêu cả rừng công đức, sự nghiệp.

Ÿ Sân cũng làm con người ăn ngủ không yên, xung đột, ly tán với gia đình, quyến thuộc, gây cảnh chiến tranh...

5. Hãy trình bày về phiền não si?

Ÿ Si là u mê, mờ ám. Si như tấm màn dày đặc che phủ trí tuệ, làm cho ta không nhìn được sự thật, không phân biệt tốt xấu, hay dở, do đó gây ra tội lỗi.

Ÿ Vì si nên không thấy cái hại của tham và sân, cứ để nó bùng cháy, gây ra nghiệp xấu.

6. Hãy trình bày về phiền não mạn?

Ÿ Mạn là tự nâng cao mình lên, hạ người khác xuống.

Ÿ Mạn thường dựa vào tiền tài, địa vị, học vấn, hoặc khinh người già cả, hỗn láo với người đức hạnh...

Ÿ Vì lòng ngã mạn, tự thấy mình giỏi, không cần học hỏi thêm, không nghe lời khuyên bảo, nên tổn giảm phước lành.

7. Hãy trình bày về phiền não nghi?

Ÿ Nghi là không có lòng tin.

Ÿ Không có lòng tin đối với người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... nên không giao phó việc cho ai, hoặc không tin vào thiện chí của họ, làm cho họ ngã lòng.

Ÿ Đối với đạo lý chân chánh, thì nghi các điều phước thiện, nghi các pháp tu giải thoát, không chịu làm theo.

Ÿ Tánh nghi làm cản trở sự tiến triển của mình và của người, khiến cuộc đời không vượt khỏi cảnh tối tăm.

8. Hãy trình bày về thân kiến?

Ÿ Thân kiến là chấp rằng thân tứ đại giả hợp này là ta.

Ÿ Vì chấp thân này là ta, nên thấy có một cái Ta riêng biệt, chắc thật, quý báu. Rồi tìm mọi cách phụng sự cho cái Ta ấy (như ăn ngon, mặc đẹp, công danh, địa vị, nhà cửa, ruộng vườn...) đến mức gây điều tội lỗi.

9. Hãy trình bày về biên kiến?

Ÿ Biên kiến nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, cực đoan. Có hai lối chấp cực đoan sai lầm lớn nhất:

– Thường kiến: là chấp rằng khi chết rồi cái Ta vẫn tồn tại mãi. Thí dụ, người chết sẽ đầu thai lại làm người, thú vật chết sẽ trở lại làm thú, thánh nhơn chết sẽ trở lại làm thánh nhơn... Cho nên, họ nghĩ tu cũng vậy, mà không tu cũng vậy, không sợ tội ác, không thèm làm việc thiện.

– Đoạn kiến: chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Họ nghĩ rằng khi tắt thở thì tội phước gì cũng không còn, không tin nhân quả luân hồi, nên tha hồ làm điều tội lỗi. Có người buồn rầu, tự tử, tưởng rằng chết là hết, là giải thoát tất cả. Nhưng họ đâu ngờ, chết đi rồi vẫn mang theo nghiệp, vẫn luân hồi trả nợ, vẫn đau khổ vô cùng.

10. Hãy trình bày về kiến thủ?

Ÿ Kiến thủ là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, từ đó áp đặt quan điểm sai lầm này lên mọi vấn đề khác.

Ÿ Kiến thủ có hai phương diện:

– Kiến thủ vì không ý thức sự sai lầm của mình: nghĩa là sai lầm nhưng vì không đủ sáng suốt nhận thấy, ai nói cũng không nghe.

– Kiến thủ vì tự ái hay cứng đầu: Biết mình sai nhưng tự ái, hoặc bảo thủ, không chịu thay đổi.

Thí dụ, hiện nay nhiều người vẫn giữ phong tục đốt vàng mã, cúng tế heo bò khi có đám tang, kiêng cử ra đường vào các ngày mùng 5, 14, 23, ngày Tết kiêng quét nhà, kiêng giặt quần áo v.v... nói cách gì cũng không chịu sửa đổi! Do hiểu biết sai lầm này dẫn đến cho rằng không đốt vàng bạc cho cha mẹ đã chết là bất hiếu.v.v...

11. Hãy trình bày về giới cấm thủ?

– Giới cấm thủ nghĩa là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo, tà giáo.

– Những sự răn cấm này lắm khi vô lý, dã man, cuồng tín. Chẳng hạn ở Ấn Độ ngày xưa có đạo bắt người ta lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, gieo mình vào lửa... cho rằng như thế sẽ được phước. Hoặc có đạo bắt một người thảy xuống sông để tế thần.

12. Hãy trình bày về tà kiến?

Tà kiến là hiểu biết, nhận thức theo lối không chơn chánh, trái với luật nhân quả.

Nói cách khác, tà kiến chính là mê tín dị đoan, như xin xăm, cúng sao giải hạn, thờ bình vôi, đầu cọp...

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Học đạo trong đời


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.168.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...