Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ajatasattu và Devadatta »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Ajatasattu và Devadatta

Donate

(Lượt xem: 4.857)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Ajatasattu và Devadatta

Ajatasattu And Devadatta

Kể từ khi còn trẻ, Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa) đã luôn ghen tị với Đức Phật, và mãi cho đến sau này dẫu đã trở thành một tu sĩ, thì tập khí đố kỵ đó trong ông vẫn rất lớn mạnh. Ông thường ôm lòng tức giận vì luôn phải sống dưới cái bóng to lớn của Đức Phật, nhưng ngày qua ngày ông vẫn lặng im và nuôi hy vọng chờ đến ngày Đức Phật nhập diệt, hoặc quá lớn tuổi để tiếp tục lãnh đạo Tăng đoàn, thì lúc đó ông sẽ có cơ hội tốt để tiếp quản hội chúng, bởi vì ông có mối quan hệ họ hàng gần gũi với Đức Phật. Mặc dù con người Devadatta đúng là có phần khó chịu, nhưng ông không phải là không có tài năng. Ông đã tu tập thuần thục nhiều phép thần thông và tất nhiên chúng đã giúp ông thu hút được số đông người hâm mộ. Chỉ tiếc rằng tài năng và danh vọng đó, chỉ khiến ông ngày một tự hào và đầy tham vọng hơn.
1. Ever since he was young, Devadatta had been jealous of the Buddha, and even though he had become a monk, his jealousy persisted. He resented constantly being in the Buddha’s shadow but he said nothing, hoping that if the Buddha died, or got too old to continue to lead the Sangha, he had a good chance of taking over, being as he was closely related to the Buddha. Devadatta was not without talent, despite his unpleasant nature; he had developed psychic powers, which had of course attracted to him many admirers. Unfortunately, his powers and the attention he received only served to make him more proud and ambitious.
Trong khoảng thời gian này có một chuyện đã xảy ra, đó là vị Hoàng tử Ajatasattu (A-Xà-Thế) ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn để chờ kế vị ngai vàng. Cha của ông - vua Bimbisara - đã cai trị đất nước trong suốt nhiều năm, và có vẻ như Ngài sẽ tiếp tục cai trị thêm nhiều năm nữa. Điều đó có nghĩa là Ajatasattu sẽ già đi trước khi có thể được ngồi lên chiếc ngai vàng. Devadatta biết được sự bất mãn của Hoàng tử Ajatasattu, và thấy giữa hai người có nhiều điểm chung, nên nghĩ rằng họ nên bắt tay với nhau. Ông chọn cách sử dụng năng lực thần thông của mình để gây ấn tượng với hoàng tử. Một ngày kia khi Ajatasattu đang ngồi một mình, thì đột nhiên một cậu bé mình khoác đầy rắn xuất hiện và ngồi vào lòng ông. Vô cùng kinh hãi, Ajatasattu lập tức đẩy đứa trẻ ra và hỏi với giọng run rẩy: “Ngươi là ai?”, “Là tôi đây thưa Hoàng tử, là Devadatta đây.” Vẫn với giọng run rẩy, Hoàng tử bảo: “Nếu ông thực sự là Devadatta thì hãy trở về hình dạng thật của mình.” Devadatta tuân mệnh và đứng mỉm cười trước vị Hoàng tử đang còn chưa hết kinh ngạc mà thốt lên rằng “Tôi rất ấn tượng, thưa tôn giả đáng kính. Thầy nhất định là vị đã đắc được quả vị cao thượng.”
2. At about this time it so happened that Prince Ajatasattu was becoming increasingly impatient to ascend to the throne. His father, King Bimbasara, had ruled for many years and it looked likely that he would continue to rule for many more, which meant that Ajatasattu himself would be old before he himself became king. Devadatta knew of Prince Ajatasattu’s predicament and, seeing that he had something in common with him, decided that they should work together. He used his psychic powers to impress the prince. One day as Ajatasattu sat alone, suddenly a young boy draped in snakes appeared sitting in his lap. Utterly terrified, Ajatasattu pushed the child away and with trembling voice asked: “Who are you?” “I, Prince, am Devadatta.” The prince replied with trembling voice: “If you are really Devadatta, then please assume your true form.” Devadatta complied and stood smiling in front of the astonished prince who said: “I am impressed, reverend sir. Truly you are a monk of high attainment.”
Kể từ đó, Devadatta được quyền tự do vào ra hoàng cung và Hoàng tử Ajatasattu thường ở đó chờ ông với những món ăn thượng vị, cùng những tặng phẩm đắt giá. Đã có bên mình một đồng minh hùng mạnh, Devadatta tiến đến bước tiếp theo là thuyết phục Đức Phật nhường lại vị trí lãnh đạo hội chúng. Một hôm, khi Đức Phật đang ngồi cùng với một hội chúng rất đông các vị Tỳ Khưu, Devadatta đã đến phía trước, xá chào và thưa rằng:
3. From that time, Devadatta had free access to the royal palace and Prince Ajatasattu often waited upon him with lavish food and expensive gifts. Having a powerful ally, Devadatta’s next step was to convince the Buddha to step down in his favour. One day, as the Buddha sat with a large company of monks, Devadatta came forward, bowed and said:
“Bạch Đức Thế Tôn việc lãnh đạo Tăng Đoàn ở tuổi của Ngài hẳn là rất mệt nhọc. Xin Đức Thế Tôn hãy nghỉ ngơi và con sẽ hướng dẫn Tăng Đoàn thay Ngài. Con sẽ đảm nhận trách nhiệm này để Ngài có thể được nhàn hạ.”
“Lord, leading the Sangha at your age must be a great burden. Step down and I will lead the Sangha for you. I will take over this responsibility so that you can live in comfort.”
Ông hy vọng rằng các Thầy khác, những người lo lắng cho sức khỏe của Đức Phật sẽ hài lòng với ý tưởng này, và cùng thuyết phục Đức Phật lui về nghỉ ngơi. Nhưng Đức Phật đã rất rõ ý định của Devadatta, và Ngài không bao giờ để bị ảnh hưởng bởi ý kiến của số đông. Thế Tôn đã kiên quyết từ chối lời đề nghị đó.
He obviously thought that the other monks, concerned for the Buddha’s welfare would be delighted with this idea and urge the Buddha to retire. But the Buddha was well aware of Devadatta’s intentions and he was not to be influenced by the opinion of the majority. He firmly and harshly turned down the idea.
“Ngay đến Sariputta hay Moggallana ta còn không giao phó Tăng Đoàn, huống chi là Thầy, một người đáng phải nhổ ra như nhổ một bãi nước bọt.”
“I would not even hand over the Sangha to Sariputta or Moggallana, let alone to you, you who should be coughed out like spittle.”
Devadatta cảm thấy bị bẽ mặt bởi lời quở trách này và tận sâu trong tim, ông thề sẽ trả thù.
Devadatta was humiliated by this rebuke and within his heart he vowed revenge.
Một ngày, sau khi nghe Ajatasattu phàn nàn với ông về vị trí hoàng tử của mình, Devadatta nói với ông rằng:
One day, after Prince Ajatasattu had complained to him about his role as a prince, Devadatta said to him:
“Loài người trong thời quá khứ có tuổi thọ rất dài, nhưng hiện tại thì không còn được như vậy và bạn có thể chết đi trong khi vẫn còn là một hoàng tử. Hãy kết thúc mạng sống của cha bạn để có thể sớm được lên ngôi vua. Còn tôi sẽ giết Đức Phật để trở thành người lãnh đạo Tăng đoàn.”
“In the past, people lived to a great age, now they do not and it is possible that you may die while still a prince. Kill your father and make yourself king. I will kill the Buddha and make myself leader of the Sangha.”
Lúc đầu Ajatasattu đã bị sốc bởi lời đề nghị, nhưng vì tham vọng cùng lòng ham muốn quyền lực quá mạnh mẽ nên chỉ trong chốc lát, tâm trí của vị Hoàng tử đã bị che mờ bởi những mối lợi của âm mưu này.
At first Ajatasattu was shocked by this suggestion but so strong was his ambition and desire for power that it didn’t take much to get him to see the advantages of this scheme.
Ngay đó, Devadatta đã ngấm ngầm sắp đặt một kế hoạch nhằm giết Đức Phật, với sự giúp sức của Ajatasattu. Họ đã gửi đi một sát thủ để ám sát Thế Tôn, rồi sắp xếp để hắn ta cũng bị giết ngay sau đó để thủ tiêu nhân chứng. Nhưng rồi, kẻ sát thủ đó đã chần chừ và không muốn rước vào mình một nghiệp vô cùng xấu của việc giết hại một vị Thánh nhân như vậy. Đến khi thực sự đứng trước Phật, hắn ta biết ngay rằng mình chẳng thể nào giết Ngài. Tên sát thủ sụp lạy xuống và thú nhận toàn bộ âm mưu của mình với Thế Tôn. Sau khi nghe xong Đức Phật đã tha thứ, và ngay tại đó hắn ta xin được trở thành một đệ tử tại gia của Ngài. Khi Devadatta nghe điều này, ông vô cùng tức giận và quyết định rằng nếu muốn giết Đức Phật, thì chính ông ta sẽ phải tự mình ra tay. Khi Đức Phật ở Rajagaha, Ngài thường trú tại Gijjakuta (Linh-Thứu), một ngọn đồi nhỏ lổm nhổm đá ở phía ngoài cửa Đông thành Rajagaha. Devadatta trèo lên chờ sẵn trên Gijjakuta và khi nhìn thấy Đức Phật thiền hành dưới chân đồi, ông ta liền xô một tảng đá lớn cho lăn đổ về phía Ngài. Ngay trước lúc tảng đá lăn gần đến chỗ Đức Phật, nó đâm vào một tảng đá khác và chuyển hướng. Tuy vậy, một mảnh vỡ đã văng tới Thế Tôn và khiến chân Ngài bị thương. Một thời gian sau, Devadatta đi đến chuồng thú của hoàng gia, nơi một con voi khổng lồ và hung tợn tên Nalagiri đang được canh giữ. Ông đến gần và bảo người quản tượng:
4. Soon, Devadatta hatched a plan to kill the Buddha with the help of Ajatasattu. They sent a man to assassinate the Buddha and arranged to have him murdered afterwards so that there would be no witness. However, the man had scruples and was not anxious to make evil kamma for himself by killing such a holy person. When he actually stood in front of the Buddha, he found it impossible to kill him. The man broke down and confessed to the Buddha what he had planned to do. The Buddha forgave him and he asked to become a lay disciple. When Devadatta heard this, he was furious and decided if the Buddha was going to be killed, he would have to do it himself. When the Buddha was at Rajagaha he usually stayed at the Gijjakuta, a small rocky hill a little beyond the east gate of Rajagaha. Devadatta climbed the Gijjakuta, and when he saw the Buddha walking up and down at the foot of the hill, he sent a large rock tumbling down towards him. Just before it reached the Buddha, it hit another rock which diverted it, although a splinter hit the Buddha injuring his foot. Some time later, Devadatta went to the royal stables, where a huge and fierce elephant named Nalagiri was kept. He approached the mahouts and said to them:
“Ta rất thân với nhà vua. Chỉ cần một lời nói của ta thì một người từ vị trí thấp có thể được nâng lên vị trí cao và một người ở vị trí cao có thể dễ dàng bị giáng xuống vị trí thấp. Ta muốn ngươi thả con voi này về hướng của Đức Phật khi ông ta xuất hiện.”
“I am close to the king. On my word, someone in a low position can be put in a high position and someone in a high position can be put in a low position. I want you to release this elephant into the Buddha’s path when he is walking down the road.”
Nghe vậy viên quản tượng lập tức đồng ý. Ngày hôm sau, Đức Phật cùng một nhóm nhỏ các Thầy Tỳ Khưu đi vào thành Rajagaha để khất thực. Khi rẽ vào một con phố hẹp, đoàn người nhận thấy con voi điên kia xuất hiện ngay trước mặt họ. Các Thầy liền thỉnh Đức Phật quay lại nhưng Ngài vẫn tiếp tục chậm rãi bước tới. Lúc đó dân chúng hai bên đường chen nhau cố nhoài người ra ngoài cửa sổ, thậm chí nhiều người còn trèo lên các mái nhà để chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Nalagiri điên cuồng lao tới. Người người tranh nhau chạy tránh đi trong khi số khác thì sững người vì kinh khiếp. Thế Tôn khi ấy đã hướng tới và tắm mát Nalagiri với tâm Từ của Ngài, con voi lập tức trở nên lắng dịu và chấp nhận để Ngài tiến đến và xoa đầu nó. Cuộc chạm trán trên gây náo động khắp Rajagaha và suốt nhiều tuần liền sau đó, người ta ca vang bài hát về nó trong khi diễu quanh khắp thành. Một trong những khúc ca ấy là:
The mahouts readily agreed. The next day, the Buddha and a small group of monks walked through Rajagaha to collect alms. As they turned a corner into a narrow street, they found themselves confronted by an angry elephant. The monks called the Buddha to turn back but he continued to calmly walk on. People looked out of their windows and climbed onto the roofs of the houses to see what would happen. Nalagiri charged down the street. People ran to get out of the way, while others gasped with horror. The Buddha suffused Nalagiri with thoughts of loving kindness (metta) so that he quietened down, allowing the Buddha to approach him and stroke his head. This confrontation caused a sensation in Rajagaha and for weeks people went around the city singing a song about it. One of the verses said:
“Nhiều kẻ được thuần hóa bằng gậy nhọn,
và bằng các roi vọt,
Nhưng con voi được vị Đại Ẩn Sĩ điều phục,
Bằng lòng Từ Bi,
không bằng vũ khí, không bằng gậy gộc.”
Some are tamed by goad and whips
But the elephant by the great sage was tamed
By loving kindness, without sword or stick.
Thời gian đó, trong một buổi tối nọ, Ajatasattu buộc một con dao găm vào đùi mình và với tâm thức tràn đầy sợ hãi, cố gắng lẻn vào phòng ngủ vua cha. Nhưng các lính canh đã chặn anh ta lại và âm mưu thất bại. Vua Bimbisara hay chuyện con mình âm mưu giết cha soán ngôi nên vô cùng buồn bã, ông quyết định thoái vị để con mình được như ý. Mặc dù không còn là vua, nhưng Bimbisara vẫn ủng hộ Đức Phật và điều này khiến cho Devadatta lo lắng. Vì vậy, Thầy ta đã thúc giục Ajatasattu giết cha mình.
5. Meanwhile, one evening, Ajatasattu strapped a dagger to his thigh and full of fear, tried to enter the king’s bed chamber. But the guards challenged him and the plot failed. King Bimbasara came to hear of his son’s attempts to kill him and deeply saddened, he decided to step down in his favour. Although no longer king, Bimbasara still supported the Buddha, which worried Devadatta. So he egged on Ajatasattu to kill his father.
“Miễn ngày nào cha của bạn còn sống, thì bạn vẫn còn nguy hiểm. Bạn như một người phủ một lớp da mới lên một cái trống với một con chuột trong đó.”
“For as long as your father is alive, you are still in danger. You are like a man who puts a new skin on a drum with a rat in it.”
Thế là vua Bimbisara đã bị cầm tù và bỏ đói. Hoàng hậu Kosaladevi, người duy nhất được phép đến thăm tù nhân, đã lén mang thức ăn vào bằng cách giấu trong y phục của bà. Khi điều này bị phát hiện, bà luôn bị soát người trước mỗi lần vào thăm. Vì vậy, bà chuyển sang thoa catumadhura, một loại kem bổ dưỡng trên cơ thể của mình và chồng bà sẽ liếm chúng, nhờ đó giúp Bimbisara có thể sống tiếp. Sau hai tuần, thấy ông vẫn chưa chết, vua Ajatasattu đã phái sát thủ vào trong ngục và giết ông. Và đó là kết thúc cuộc đời của một vị vua anh minh, được thần dân yêu mến và cũng là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất của Đức Phật.
Bimbasara was imprisoned and deprived of food. Queen Kosaladevi, who was the only person allowed to visit the prisoner, smuggled food in, concealed in her clothes. When this was discovered, she was searched each time she came. So then she rubbed catumadhura, a nutritious cream, on her body and the old man would lick it off, which kept Bimbasara alive. When, after two weeks, he was still not dead, King Ajatasattu sent men into the prison cell to kill him. So ended the life of a just and popular king who was also one of the Buddha’s most enthusiastic supporters.
Sau nhiều lần cố gắng giết hại Đức Phật nhưng thất bại, Devadatta đi đến quyết định rằng nếu đã không thể lãnh đạo Tăng đoàn, thì ít nhất ông ta sẽ cố gắng dẫn dắt một nhóm nhỏ các tu sĩ.
6. After several attempts to kill the Buddha had failed, Devadatta decided that if he could not lead the Sangha, he would at least try to lead some monks.
Đức Phật luôn nỗ lực để thay đổi xã hội mà Ngài đang sống, sẵn sàng chất vấn, và thậm chí chỉ trích nhiều niềm tin, mà những người đương thời xem là lẽ sống. Một trong những điều đó chính là lối khổ hạnh cực đoan và phô trương vốn được nhiều hành giả thực hành. Vì Ngài khước từ sự say mê nơi đường lối thực tập đó nên, các nhà ngoại đạo thường buộc tội Ngài là người buông thả và ưa lối sống xa xỉ. Thậm chí vài Thầy cũng cho rằng Tăng đoàn đang dần mất đi tính chất khắc khổ nguyên thủy, và rằng tu sĩ Phật giáo nên sống nếp sống của những hành giả khổ hạnh. Devadatta đã lợi dụng sự bất mãn này để bắt đầu yêu cầu những giới luật nghiêm khắc hơn, và đòi hỏi đó được một nhóm các Thầy khác ủng hộ. Sau cùng, ông và nhóm người ủng hộ đi gặp Phật, yêu cầu Ngài cho phép năm điều sau trở thành điều bắt buộc đối với toàn thể Tăng đoàn: Các Tỳ Khưu trọn đời chỉ nên sống trong rừng, chỉ dùng những thức ăn mà họ đã khất thực được, chỉ mặc y phục may từ giẻ rách nhặt được, không sống trong các tu viện và điều cuối là nên ăn chay. Đức Phật đã từ chối vì Ngài biết rằng những sự thực tập về thân như trên chưa hẳn sẽ mang lại những thay đổi về tâm thức. Ngài cũng hiểu rằng lối thực hành như vậy, sẽ cắt rời đoàn thể xuất gia khỏi cộng đồng cư sĩ, và nếu điều này xảy ra thì phạm vi ảnh hưởng của Giáo Pháp sẽ mãi chỉ là một nhóm nhỏ độc quyền. Tuy nhiên, Thế Tôn cũng nhìn nhận có nhiều Thầy ưa thích lối sống khổ hạnh, cho nên mặc dù từ chối áp đặt những điều trên lên toàn thể, Ngài cho phép các Thầy có thể tự thân thực tập chúng nếu họ muốn.
The Buddha strived to transform the society in which he lived, questioning, and where necessary, even criticising many of the assumptions his contemporaries lived by. One thing he had little time for was the extreme and ostentatious austerities that many ascetics practised. Because he refused to indulge in any of these practices, his opponents often accused him of being lax and of loving luxury. Even some Buddhist monks believed that the Sangha was losing its original austere character and that Buddhist monks should live as other ascetics lived. Devadatta took advantage of this dissatisfaction and started demanding stricter rules, a demand that won the support of some monks. Eventually, he and his followers went to the Buddha and demanded that he make five practices obligatory for all monks: that monks should only live in the forest, that they only eat food that they had begged for, that they only wear robes made out of rags, that they should not live in monasteries and that they should be vegetarian. The Buddha refused, because he knew that outward practices like these did not necessarily bring about a change in the heart. He also understood that such practices would cut the monks off from the lay community and that if this happened the Dhamma would remain the domain of a small exclusive group only. However, he also recognised that some monks were more comfortable with an austere lifestyle, so although he refused to make these practices compulsory, he said that individual monks could practise them if they wished.
Trong khi Đức Phật luôn linh động, nhưng Devadatta thì không. Ông đã tuyên bố sẽ cùng với những người ủng hộ tự thiết lập một Tăng đoàn cho riêng họ. Năm trăm Thầy Tỳ Khưu dưới sự lãnh đạo của Devadatta đã rời khỏi Rajagaha và đi đến Gavasisa thuộc Gaya, một ngọn đồi đầy đá nằm ở phía Nam thị trấn, nơi mà Vua Ajatasattu xây dựng cho họ một tu viện. Đó là cuộc biến động lớn nhất trong cuộc đời của Đức Phật; Tăng đoàn bị chia rẽ cùng những lời buộc tội về sự lỏng lẻo của giới luật lan rộng khiến tín chủ không biết nên phải ủng hộ cho nhóm nào. Tuy vậy, trong suốt thời gian cuộc biến động diễn ra, Đức Phật vẫn luôn điềm tĩnh và không hề công khai chỉ trích Devadatta dù chỉ một lần. Và rồi điều cần làm sẽ được thực hiện, cuối cùng Đức Phật đã phái Sariputta cùng Moggallana đến Gaya để thức tỉnh lại các Thầy Tỳ Khưu lạc lối. Khi trông thấy hai Thầy đi đến, Devadatta vô cùng hớn hở với ý nghĩ rằng họ cũng đã từ bỏ Đức Phật. Ông chào đón thật nồng nhiệt và còn chia sẻ chỗ ngồi của mình với hai Thầy ấy. Hai Thầy đã lịch sự từ chối và tự tìm một chỗ ngồi gần đấy. Sau đó với một bài nói chuyện dài, Devadatta đã công kích Đức Phật và bảo vệ cho quan điểm về khổ hạnh của mình, rồi ông đã mời Sariputta và Moggallana thay ông tiếp tục nói chuyện với thính chúng trong khi ông lui về nghỉ ngơi. Sau khi ông rời đi, Sariputta và Moggallana đều lần lượt chia sẻ những bài pháp thoại với sự định tĩnh và đầy tính thuyết phục, giải thích rằng không có sự thực hành khổ hạnh, hoặc các nghi lễ và tập tục thuộc về chúng mà bản chất có thể thay đổi con tim. Họ cũng kêu gọi sự trung kiên đối với vị Thầy khả kính của mình là Đức Phật, cùng với sự đoàn kết và hòa hợp của Tăng đoàn. Uy đức thâm niên của hai Thầy trong Tăng đoàn, sự thanh tịnh khỏi mọi ác ý và tính hợp lý nơi cái thấy của họ cuối cùng đã chinh phục 500 Thầy kia.1
7. While the Buddha was prepared to be flexible, Devadatta was not. He declared that he and his followers were going to set up a separate Sangha. The five hundred monks he led left Rajagaha for Gaya, where King Ajatasattu built them a monastery on Gavasisa, a rocky hill just south of the town. It was the greatest crisis in the Buddha’s life; the Sangha was split, accusations of lax discipline were being made and the lay people did not know which group to support. However, throughout the crisis, the Buddha remained calm and made no public condemnations of Devadatta. But something had to be done, so eventually the Buddha sent Sariputta and Moggallana to Gaya to try to win back the wayward monks. When Devadatta saw them coming he was exultant, thinking that they too had abandoned the Buddha. When they arrived he enthusiastically welcomed them and asked them to sit with him. They politely declined but sat down near him. Devadatta then gave a long talk, no doubt defending his stand on asceticism and criticising the Buddha, and then asked Sariputta and Moggallana to give a talk while he retired to sleep. After he had gone, Sariputta and Moggallana both gave calm and well-reasoned talks, explaining that no ascetic practices or, for that matter, any outward rites or acts in themselves could change the heart. They also appealed for loyalty to their compassionate teacher, the Buddha, and for unity and harmony in the Sangha. Their long-standing authority in the Sangha, their obvious freedom from rancour and the reasonableness of their point of view gradually convinced the five hundred monks.1
Khi Sariputta và Moggallana kết thúc, hai thầy nói với hội chúng: “Đó là tất cả những gì chúng tôi cần phải nhắn nhủ đến các thầy. Bây giờ chúng tôi sẽ trở về Rajagaha.” Khi hai Tôn giả đứng dậy và rời đi, thì gần như tất cả năm trăm Thầy kia đều đứng dậy và đi theo họ. Vào buổi sáng hôm sau lúc Devadatta thức dậy và trông thấy chúng đệ tử bên cạnh chỉ còn lại vài người. Người ta nói rằng khi đó ông đã rất tức giận đến nỗi máu trào ra nơi miệng. Cô đơn và cảm thấy bị làm nhục, trong suốt những năm sau đó, Devadatta liên tục oán trách và chỉ trích Đức Phật với bất cứ ai chịu lắng nghe ông. Cũng có vài người nghe ông, nhưng hầu hết đều phớt lờ hoặc đối xử với ông bằng sự khinh miệt. Mãi cho đến cuối đời, ông bắt đầu hối hận về những hành động trong quá khứ của mình và quyết định đi xin lỗi Đức Phật. Nhưng trước khi gặp được Phật thì Devadatta đã mạng chung. Điều thú vị cần lưu ý là khi Ngài Pháp Hiển, một nhà chiêm bái người Trung Quốc, đã từng đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5, và khi đó ông ghi nhận vẫn còn một số nhóm nhỏ, xem Devadatta là người khai đạo cho họ hơn là Đức Phật.
8. When Sariputta and Moggallana had finished, they said: “That is all we have to say. We will now return to Rajagaha.” As they got up and left almost all the five hundred monks got up and followed them. When Devadatta awoke in the morning, he found he only had a few followers left. It is said that he was so angry that blood came out from his mouth. Alone and disgraced, in the following years Devadatta continued to complain about and criticise the Buddha to anyone who would listen. Some people did, but most ignored him or treated him with contempt. Towards the end of his life he began to regret his past actions and decided to apologise to the Buddha. But before the two men could meet again, Devadatta died. It is interesting to note that when Fa Hien, the Chinese pilgrim, was in India in the 5th century CE, there were still small groups who looked to Devadatta rather than the Buddha as their founder.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Giải thích Kinh Địa Tạng


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.103.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...