Kosambi từng là một thành phố lớn nằm bên bờ sông Yamuna (Á-Mặc-Nạp), được bao bọc bởi tường thành đồ sộ. Vì là nơi giao nhau của nhiều trục đường chính, nên nó đã trở thành một trung tâm trao đổi và buôn bán. Ba thương nhân giàu có bậc nhất của thành phố là Ghosita, Kukkuta và Pavarika, lúc bấy giờ là bạn thân của nhau. Họ cùng nhau làm ăn buôn bán và có chung mối quan tâm về tôn giáo. Trưởng giả Ghosita đã vươn lên từ xuất thân khiêm tốn, để trở thành vị quan trông coi ngân khố cho Vua Udena của Kosambi. Lúc ông vừa chào đời thì mẹ ông, một người gái điếm đã bỏ ông lại tại một bãi rác bên đường. Khi ấy, một người qua đường đã cứu lấy đứa bé, và sau cùng ông được viên quan tri khố của hoàng gia nhận nuôi, vì vị này cũng đang mong có một cậu con trai. Được đặt tên là Ghosita, cậu bé lớn lên và được xem như một thành viên của gia đình. Nhưng chỉ sau một vài năm, vợ của vị quan đó hạ sinh một đứa con trai và lập tức vị thế của ông bị thay đổi. Viên quan tri khố đã âm mưu cho một người thợ gốm giết cậu và vứt xác phi tang. Theo kế hoạch đó, Ghosita được cha sai mang một phong thơ đến cho người thợ gốm, với nội dung chỉ điểm cho hắn biết rằng, cậu bé đưa thơ là người cần phải giết.
1. Kosambi was a large city surrounded by huge walls and situated on the banks of the Yamuna River. Because it was at a junction of several highways, it had become a centre for trade and commerce. Three of the city’s most wealthy merchants, Ghosita, Kukkuta and Pavarika were also close friends, engaging in business deals together and having a common interest in religion. Ghosita had risen from humble origin to become treasurer to King Udena of Kosambi. His mother was a prostitute who had thrown him on a rubbish heap when he was born. A passerby rescued the child and eventually he was taken in by the royal treasurer, who wanted another son. Named Ghosita, the boy grew and was treated as a member of the family. But after a few years, the treasurer’s wife gave birth to a son and suddenly Ghosita was not wanted any longer. The treasurer arranged to have a potter kill the boy and dispose of the body. Ghosita was sent to the potter carrying a message saying that he was the boy to be killed.
Trên đường đi, cậu gặp người em trai nuôi của mình và cho rằng việc đưa thơ chỉ là việc vặt nên không cần vội, cậu rủ em cùng chơi bi với lời cá cược, ai thua sẽ phải mang bức thơ đến cho người thợ gốm. Kết quả Ghosita chiến thắng và người em đã phải đi giao bức thơ và bị giết. Một thời gian sau, trong một âm mưu khác để giết cậu, Ghosita được gửi đến một trong những người chịu trách nhiệm thu thuế cho vị quan tri khố, ở một vùng xa xôi hẻo lánh, vẫn là cùng với một một lá thơ bảo rằng phải giết cậu bé. Trên đường đi, Ghosita dừng lại dùng bữa tại nhà một triệu phú, và khi con gái của vị triệu phú nọ vừa trông thấy cậu, thì liền đem lòng yêu mến. Trong lúc nói chuyện, cô gái ngỏ ý muốn được xem bức thư mà Ghosita đang mang theo bên mình, sau khi cô ấy đọc và giải thích nội dung của nó cho cậu, Ghosita đã bị sốc. Họ quyết định viết một lá thư khác nói rằng viên thu thuế nên tác thành cho họ, xây cho họ một ngôi nhà để ở và chăm sóc cho họ. Hai người lên đường cùng với lá thư mới. Khi họ đến, viên thu thuế đã đọc lá thư và thực hiện y theo những lời dặn đó.
On the way, he met his foster-brother and not wanting to go on what he thought was just an errand, he offered to play marbles with his foster-brother, the loser having to go to the potter. Ghosita won the game and the other boy took the letter and was killed. Sometime later, in another attempt to kill him, Ghosita was sent to one of the treasurer’s wealthy tax collectors in an outlying region, again with another letter saying that the boy should be killed. On the way Ghosita stopped for a meal in a rich man’s house and when the man’s daughter saw him, she immediately fell in love with him. As they talked, the girl asked to see the letter Ghosita was carrying and when she read it and explained its contents to him, Ghosita was shocked. They decided to write another letter saying that the tax collector should marry the boy and girl, build them a house to live in and look after them. They set out together with the letter and when they arrived, the tax collector read the letter and carried out its instructions.
Ghosita cùng người vợ trẻ của mình sống hạnh phúc trong vài năm cho đến một ngày nọ, họ nghe tin rằng vị quan tri khố bị ốm nặng và có khả năng không qua khỏi. Đôi vợ chồng trẻ lên đường về lại Kosambi để thăm ông lần cuối. Khi họ bước vào phòng, viên tri khố nhìn thấy họ và với hơi thở hấp hối ông nói, “Ta sẽ không để các ngươi thừa kế gia sản của ta.” Tuy nhiên, vì lời nói của ông ta khi đó đã không còn được rõ ràng khiến cho mọi người nghĩ rằng ông đã nói: “Ta sẽ để cho các ngươi thừa kế gia sản của ta”, và vì vậy Ghosita nhận được một phần thừa kế. Với số tiền nhận được, anh ta bắt tay vào kinh doanh và trở nên rất đỗi giàu có, và nhờ vào khả năng quản lý tiền bạc của mình nên cuối cùng ông được bổ nhiệm vào vị trí quan tri khố.
Ghosita and his young wife lived happily for several years and one day they heard that the treasurer was critically ill and likely to die. The young couple set out for Kosambi to visit the treasurer on his death-bed. When they entered the room, the treasurer saw them and with his dying breath said, “I will not let you inherit my wealth.” However, his words were not clear and everyone thought he had said: “I will let you inherit my wealth,” and so Ghosita got a part of the inheritance. With the money he received, he went into business and became very wealthy, and because of his skill with money, was eventually appointed treasurer.
Ghosita với những người bạn của ông đã nghe nói về Đức Phật và một ngày nọ nhân lúc có việc cần làm ở Savatthi, ông đã đến gặp Đức Phật và thỉnh Ngài đến Kosambi. Ông cùng hai người bạn đã cúng dường cho Đức Phật ba khu vườn thật khả ý, và những nơi này phát triển dần thành các tu viện. Trong số đó, khu vườn của Ghosita tọa lạc ngay tại cổng phía Đông của Kosambi, thường được gọi là Ghositarama, đã trở thành một trung tâm lớn cho việc học tập Giáo Pháp.
2. Ghosita and his friends had heard about the Buddha and one day while in Savatthi on business, he went to meet the Buddha and invited him to come to Kosambi. Each of the three friends offered the Buddha a pleasure park which gradually grew into monasteries. Ghosita’s park, which was just inside the east gate of Kosambi, came to be known as Ghositarama and grew into a great centre for the study of Dhamma.
Kosambi là nơi Đức Phật thường lưu lại và thuyết giảng nhiều bài Pháp. Người học trò nổi tiếng nhất của Ngài ở đó là người phụ nữ, tên Khujjuttara (Khố-Trúc-Đáp-Lạp). Cô là một nữ tỳ phục vụ trong hậu cung của Vua Udena, và vì Hoàng hậu Samavati cùng những nữ nhân khác không được phép rời khỏi hậu cung, cho nên một trong những công việc của cô là ra ngoài để lo những việc vặt cho họ. Một ngày nọ, cũng như mọi lần, Khujjuttara đi đến khu vườn để mua hoa cho hoàng hậu, và trong khi ở đó, cô ấy đã nghe được Đức Phật thuyết Pháp. Với căn tánh đặc biệt, cô đã thông hiểu rõ bài pháp và chứng được Thánh quả Nhập Lưu. Trở về lại hậu cung, cô kể cho hoàng hậu nghe về Giáo Pháp và niềm hân hoan của cô khi được nghe chúng. Hoàng hậu sau đó đã thường xuyên dặn cô đến diện kiến và lắng nghe những lời Đức Phật dạy, để cô có thể về lặp lại cho họ. Theo cách này, Khujjuttara đã trở nên vô cùng thông thạo về Pháp. Sự thật thì Đức Phật đã gọi cô là người học sâu hiểu rộng nhất trong tất cả các nữ đệ tử tại gia của Ngài. Tất cả các bài giảng trong Itivuttaka (Phật-Tự-Thuyết), một trong những quyển quan trọng nhất trong Tipitaka, là nhờ bà Khujjuttara ghi nhớ và thuật lại cho các Thầy Tỳ Khưu.
3. The Buddha stayed in Kosambi on several occasions and delivered many discourses there. His most famous disciple there was the woman Khujjuttara. She was a slave working in King Udena’s harem, and as Queen Samavati and the other women were not allowed to leave the harem, one of her jobs was to run errands for the queen and the other women in the harem. One day, Khujjuttara went to the garden to buy f lowers for the queen, as she usually did, and while there, she heard the Buddha teaching the Dhamma, and understanding it so well she became a Stream-Winner. On returning to the harem, she told the queen about the Dhamma and delighted by what she heard, the queen thereafter sent her regularly to hear the Buddha so she could repeat what she heard. In this manner, Khujjuttara became an expert in Dhamma, in fact, the Buddha called her the most deeply learned of all his female lay disciples. All the discourses in the Itivuttaka, one of the most important books in the Tipitaka, were preserved by Khujjuttara and taught by her to the monks.
Chính tại Kosambi, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đầu tiên đã xảy ra cho Tăng đoàn. Chuyện là có hai Thầy Tỳ Khưu sống với nhau trong cùng một am thất, và trong hai Thầy có một vị hết lòng chuyên trì giới luật một cách cẩn trọng. Ngày nọ, vị thầy ấy đi vệ sinh và sau khi xong, Thầy đã không lấy đầy lại nước trong chậu. Vị Thầy bạn lúc đó đã trách mắng và buộc tội Thầy ấy đã vi phạm một điều luật. Một cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra và ngày một lớn, vị Thầy thứ hai khăng khăng rằng Thầy đầu tiên đã phá vỡ một điều luật; còn Thầy đầu tiên thì khẳng định rằng không.1 Cuối cùng tất cả các Thầy ở Kosambi đều bị cuốn theo và về phe của một trong hai vị Thầy ấy, khiến cho cả hội chúng nơi đó trở nên “sống cạnh tranh, tranh luận, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi.”2 Đức Phật đã nhiều lần nỗ lực để hòa giải cho các vị ấy, nhưng khi các Thầy ấy nói với Đức Phật một cách vô lễ rằng “Ngài hãy lo chuyện của mình đi”, thì đức Thế Tôn đã tỏ thái độ chê trách sự bất kính của họ bằng cách đứng dậy và rời đi. Ngài trở về dọn dẹp tinh thất của mình, cầm lấy y bát và đi đến vùng thích hợp hơn. Khi rời đi, Ngài đã thuyết lên bài kệ rằng:
4. It was at Kosambi that the first serious crisis occurred in the Sangha. Two monks were living together in the same hut. The first of these monks was an expert in monastic discipline and was also conscientious and sincere. One day, this monk went to the toilet and when finished, failed to refill the water pot. His companion scolded him and accused him of breaking a rule. A bitter argument gradually developed, the second monk insisting that the first had broken a rule and the first insisting that he had not.1 Eventually all the monks in Kosambi got involved, taking either one side or the other, and the whole community became “disputatious, quarrelsome and contentious, wounding each other with the weapon of the tongue.”2 The Buddha tried again and again to bring about a reconciliation but when the monks curtly told him to mind his own business, he decided to show his disapproval of their unruly behaviour by walking out on them. He tidied up the room where he was staying, took his robe and bowl, and left for more congenial surroundings, saying as he left:
“Hắn mắng tôi, đánh tôi,
Hắn hạ tôi, cướp tôi,
Ai ôm niềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
“He abused me, he hit me,
He oppressed me, he robbed me.”
Those who continue to hold such thoughts
Never still their hatred.
Hắn mắng tôi, đánh tôi,
Hắn hạ tôi, cướp tôi,
Ai xả niềm hận ấy,
Hận thù tự nhiên nguôi.
“He abused me, he hit me,
He oppressed me, he robbed me.”
Those who do not hold such thoughts
Soon still their hatred.
Hận thù diệt hận thù,
Đời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù,
Là định luật nghìn thu.” 3*
For in this world
Hatred is never appeased by more hatred.
It is love that conquers hatred.
This is an eternal law.3
Cách Kosambi không xa, có một khu vườn tên là Đông Trúc Lâm, đấy là nơi một nhóm các Thầy Tỳ Khưu mà đứng đầu là Tôn giả Anuruddha cư ngụ, và Đức Phật quyết định đi đến đó. Khi Ngài đến, người giữ vườn vì không biết Ngài là ai nên đã ngăn Ngài lại và nói: “Các Thầy ở đây thích sự tịch tịnh. Xin đừng làm phiền đến họ.” Tôn giả Anuruddha trông thấy vậy liền đi tới bảo người giữ vườn hãy yên tâm và nghênh đón Đức Phật. Cố nhiên ngay lập tức Đức Phật thấy rằng, trái ngược hoàn toàn với các Thầy ở Kosambi, những Thầy Tỳ Khưu ở đây chung sống hòa thuận với nhau và tu tập rất đỗi tinh tấn. Khi Đức Phật hỏi rằng họ đã làm được điều đó như thế nào thì Tôn giả Anuruddha trả lời:
5. Not far from Kosambi was a park called the Eastern Bamboo Grove where a group of monks headed by Venerable Anuruddha stayed, and the Buddha decided to go there. When he arrived, the park keeper, not knowing who he was, refused to let him enter saying, “There are monks here who love silence. Please do not disturb them.” Anuruddha saw this and told the park keeper to relent and welcome the Buddha. It was immediately obvious to the Buddha that, in stark contrast to the monks at Kosambi, these monks were living together in harmony and were practising with diligence. The Buddha asked them how they were able to do this. Anuruddha answered:
“Bạch Thế Tôn, ở đây con nghĩ như sau: “Thật lợi ích thay cho ta, thật tốt cho ta, khi ta được sống với các đồng Phạm hạnh như vậy.” Con thực tập thân hành, khẩu hành và ý hành đối với các vị ấy bằng sự từ ái dù ở nơi đông người hay vắng người. Con nghĩ như sau: “Tại sao ta không từ bỏ mong muốn của mình và sống thuận theo mong muốn của những Tôn giả này.”
“Concerning this I think: ‘Indeed, it is a gain for me, indeed it is good that I am living with such companions in the holy life.’ I practise bodily, verbal and mental acts of love towards them, both in public and in private. I think: ‘Why don’t I set aside my own wishes and acquiesce to their wishes,’
Và con đã thực tập như vậy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng chúng con đồng một tâm. Đó là cách chúng con chung sống hoan hỷ và hòa hợp như nước với sữa, sống nhìn nhau bằng ánh mắt thiện cảm. Tôn giả Anuruddha tiếp tục với sự mô tả cách, mà các Thầy ấy quan tâm lẫn nhau trong đời sống hàng ngày.
And then I act accordingly. Truly, we are different in body, but we are one in mind. This is how we are able to live together in friendliness and harmony, like milk and water mixed, looking on each other with the eye of affection.” He then went on to describe the consideration they showed towards each other in their daily life.
“Ở đây chúng con ai đi vào làng khất thực về trước, người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi vào làng khất thực về sau, người ấy với các thức ăn còn lại, nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thời bỏ vào chỗ không có cỏ xanh, hay đổ vào nước không có loài côn trùng. Người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không, người ấy sẽ làm đầy chúng. Nếu làm không nổi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu gọi người giúp đỡ. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vậy gây ra tiếng động. Và cứ mỗi năm hôm, chúng con suốt cả một đêm ngồi đàm luận về Giáo Pháp.”4
“Whoever returns from going to the village for alms food gets the seats ready, sets out water for drinking and washing, and puts out the refuge bowl. Whoever returns from the village last eats what is left of the food, or if he does not want it, throws it away where there are no crops or throws it in water where there are no creatures. He puts away the seats, the water bowl and refuge bowl, and sweeps the dining hall. Whoever sees the bowl for drinking water, the bowl for washing water or the water bowl in the toilet empty, he fills it. If he cannot do this himself, by using hand signals he invites his companions to help him, but we do not for such a minor thing break into speech. And then, once every five nights, we sit down together and talk about the Dhamma.”4
Sau khi ở lại Đông Trúc Lâm ít hôm, Đức Phật thấy cần một khoảng thời gian một mình, do đó Ngài đã đi đến khu rừng gần làng Parileyya. Khu rừng này có tiếng là nơi trú ngụ của các loài động vật hoang dã, rất ít người lui tới nơi này, và Đức Phật đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc không tiêu thụ thực phẩm để có thể sống độc cư một thời gian. Ngài ngồi xuống dưới gốc một cây Sala khả ái, và bắt đầu thiền quán. Một lúc sau, một con voi đực to lớn xuất hiện và trút nước từ trong vòi vào bình bát của Đức Phật. Một con khỉ cũng hái trái cây và mỗi ngày nó mang đến cho Ngài. Với sự yểm trợ của những con vật này, Ngài đã có một khoảng thời gian không cần tiếp xúc với bất kỳ người nào. Giống như nhiều người khác, Đức Phật cảm thấy rằng vẻ đẹp của rừng cùng sự đồng hành của các con vật, có thể giúp ta thoát khỏi sự ồn ào và náo nhiệt của xã hội.5
6. After staying at the Eastern Bamboo Grove for a while, the Buddha felt the need for a period of complete solitude and so he went to the forest near the village of Parileyya. The forest was a well-known haunt for wild animals and few people went there, and the Buddha was prepared to go without food in order to be completely alone for a while. He settled down at the foot of a beautiful sal tree and spent his time meditating. After a while, a huge bull elephant appeared and placed the water it was holding in its trunk in the Buddha’s bowl. A monkey also would pick fruit and each day bring it to the Buddha. With the help of these animals, he was able to spend time without having any contact with people. Like many people since, the Buddha felt that the beauty of the forest and the company of animals could be a welcome reprieve from the noise and bustle of society.5
Đức Phật quyết định rời đi sau khi trú ở Parileyya được một thời gian, và vì không muốn trở lại Kosambi, Ngài đã đi về Savatthi. Trong khi đó, quay lại tình hình ở Kosambi, các cư sĩ ở đó quyết định ngưng mọi sự hỗ trợ mà họ dành cho Tăng đoàn, các Thầy Tỳ Khưu bắt đầu trở về sau những buổi khất thực với bình bát trống rỗng. Họ dần tự thấy mỗi ngày một ít lý do hơn để tiếp tục tranh chấp, và khi cơn sân được lắng dịu họ bắt đầu cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Cuối cùng, một nhóm các Thầy Tỳ Khưu đã được cử đi đến Savatthi để gặp Đức Phật và cầu xin được sám hối, sau khi được Đức Phật hứa khả, cuộc tranh chấp ở Kosambi chấm dứt.
7. After staying at Parileyya for some time the Buddha left, and not wanting to return to Kosambi, he went to Savatthi. Meanwhile, back in Kosambi, the lay people decided to withdraw their support from the monks, who started coming back from their alms rounds with their bowls empty. Gradually, they found less reason to carry on their dispute and as their tempers cooled down, they began to feel ashamed of themselves. Eventually, a delegation of monks went to Savatthi to see the Buddha to ask for his forgiveness, which he gave, thus bringing the Kosambi dispute to an end.