Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Xem đối chiếu Anh Việt: Bậc thầy của trời người »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Bậc thầy của trời người

Donate

(Lượt xem: 4.734)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Bậc thầy của trời người

The Teacher Of Gods And Men

Một thông điệp dù cho hợp lý hay đúng đắn đến đâu đều chỉ là vô dụng nếu chúng không thể truyền đạt được cho người khác. Nơi Giáo Pháp, chúng ta có một lời dạy hoàn hảo; và nơi Đức Phật, chúng ta lại có một vị Thầy lý tưởng. Khi cả hai yếu tố trên kết hợp lại thì cũng có nghĩa là chỉ một thời gian ngắn sau lần đầu tiên được Đức Phật tuyên thuyết, Giáo Pháp đã trở nên vô cùng phổ biến. Thế Tôn là bậc Thầy tâm linh đầu tiên muốn truyền dạy Giáo Pháp của mình cho toàn thể nhân loại, và là người đã có những nỗ lực cụ thể trong việc thực hiện điều đó. Đức Phật được xem là bậc Thầy đầu tiên mang lý tưởng phổ độ. Ngài đã dạy nhóm đệ tử đầu tiên của mình lên đường đi truyền bá cho Giáo Pháp được lan thật xa và rộng rãi.
1. A message, no matter how logical or true, is useless if it cannot be communicated to others. In the Dhamma we have a perfect teaching, and in the Buddha we have a perfect teacher, and the combination of these two meant that within a short time of being first proclaimed, the Dhamma became remarkably widespread. The Buddha was the first religious teacher who meant his message to be proclaimed to all humankind and who made a concrete effort to do this. The Buddha was the first religious universalist. He told his first disciples to spread the Dhamma far and wide.
“Này các thầy Tỳ Khưu, các thầy hãy cất bước du hành vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng thương xót đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của chư Thiên và loài người. Các thầy hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng. Hãy truyền bá chánh pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết. Hãy tuyên bố về sự thành tựu cả về văn tự và ý nghĩa của đời sống Phạm hạnh, thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ.”1
Go forth for the good of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the welfare, the good and the happiness of gods and men. Let no two of you go in the same direction. Teach the Dhamma which is beautiful in the beginning, beautiful in the middle and beautiful at the end. Proclaim both the letter and the spirit of the holy life completely fulfilled and perfectly pure.1
Ngài cũng vì mong rằng sau khi Ngài nhập Niết Bàn, Giáo Pháp vẫn sẽ được tiếp tục lan truyền, nên đã dạy chúng đệ tử xuất gia và tại gia rằng:
He also hoped that after his final Nirvana the teachings would continue to spread and he instructed his disciples, both ordained and lay, accordingly.
“Ta sẽ không diệt độ cho đến khi nào những Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ của ta đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, sẵn sàng, đa văn, thuần thục nơi các Pháp từ nhỏ đến lớn và có đức hạnh; đến lúc nào sau khi tự mình học hỏi giáo lý, họ đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng Chánh pháp cho người khác; đến khi nào có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, có thể truyền bá Chánh pháp một cách thần diệu. Ta sẽ không diệt độ cho đến khi nào phạm hạnh do ta giảng dạy được thành tựu, nhiều người chứng đạt, không bị xem thường và trở nên phổ biến; đến khi chúng được khéo giảng dạy cho cả chư thiên và loài người.”2
I shall not die until the monks, the nuns, the laymen and the laywomen have become deeply learned, wise and well-trained, remembering the teachings, proficient in the lesser and greater doctrines and virtuous; until, having learned the teachings themselves, they are able to tell it to others, teach it, make it known, establish it, open it up, explain it and make it clear; until they are able to refute false doctrines taught by others and are able to spread the convincing and liberating truth abroad. I shall not die until the holy life has become successful, prosperous, undespised and popular; until it has become well proclaimed among both gods and men.2
Động lực để Đức Phật tuyên thuyết Giáo Pháp chính là lòng từ bi. Ngài từng nói: “Những gì mà một vị thầy cần làm, vì lòng lân mẫn và lợi ích cho học trò của mình, ta đều đã làm xong.”3
2. The Buddha’s motive in proclaiming the Dhamma was compassion. He said: “Whatever has had to be done by a teacher out of compassion, for the welfare of his disciples, I have done for you.”3
Ngài thấy con người bị chế ngự bởi lòng tham, chịu thống khổ bởi lòng thù hận và bị khiến cho lạc lối bởi sự si mê của họ. Ngài cũng biết rằng nếu họ được nghe Giáo Pháp và thực hành chúng thì họ có thể trở nên hạnh phúc, đoan chánh và tự do. Lòng từ bi đó đã khiến Đức Phật trở thành một bậc Thầy không biết mệt mỏi và đầy thiện xảo. Tìm hiểu các phương pháp hướng dẫn của Ngài không chỉ giúp chúng ta trong nỗ lực truyền bá Chánh Pháp cho mọi người mà còn làm sâu sắc thêm lòng tri ân của chúng ta đối với đấng tối thắng về từ bi và trí tuệ này.
He saw humans as being limited by their greed, tormented by their hatred and misled by their delusion and he knew that if they could hear the Dhamma and practise it they could become happy, virtuous and free. This compassion turned the Buddha into a tireless and skilful teacher and studying his techniques of teaching can not only help us in our efforts to proclaim the Dhamma to others but also deepen our appreciation for this most compassionate and wise of men.
Đức Phật sẽ đến với mỗi người tùy vào nhu cầu và nhân duyên của họ. Nhìn chung thì những người có thiện tâm sẽ tìm tới gặp Ngài, trong khi Ngài sẽ đi đến để gặp những người xấu ác hoặc những người đang gặp phải hoạn nạn. Trong cả hai trường hợp, Ngài sẽ bắt đầu bằng những bài Pháp theo tuần tự (anupubbikatha), đó là những bài Pháp về “sự bố thí, trì giới, các cõi trời, về những nguy hiểm của tham dục và lợi ích của việc từ bỏ chúng.”4 Qua đó, Đức Phật sẽ biết mức độ tâm thức và khả năng tiếp thu của người nghe. Nếu sự phản hồi là tốt, thì khi đó Ngài sẽ “thuyết cho vị ấy Giáo Pháp duy nhất đưa đến giác ngộ: khổ, nguyên nhân của khổ, sự vắng mặt của khổ và con đường dẫn đến sự vắng mặt của khổ.”
3. The Buddha would approach people according to their needs and dispositions. Generally, good people would come to see him while he would go out to meet bad people or those in distress. In both cases, he would first give what was called a talk on preliminaries (anupubbikatha), that is, “about generosity, virtue, heaven, about the dangers of desires and the advantages of giving them up.”4 This allowed the Buddha to know the listeners’ level of intelligence and receptivity. If the response was good, he would then, “teach that Dhamma which is unique to the enlightened ones – suffering, its cause, its overcoming and the way leading to its overcoming.”
Thường thì khi nói chuyện với các hội chúng hoặc cá nhân, Đức Phật sẽ cho một bài pháp thoại hoặc tham vấn, hỏi và trả lời các câu hỏi. Những người sau khi gặp và nói chuyện trực tiếp với đức Thế Tôn đều cảm nhận nơi Ngài “sự thân thiện, lời nói thân ái, tao nhã, ân cần, rõ ràng và sẵn sàng nói chuyện.”5 Khi đối mặt với những người quá chấp chặt vào quan điểm của bản thân, mà Ngài biết rằng mình sẽ không thể khiến những người ấy thay đổi, thì Ngài sẽ đề nghị nói về những điểm mà đôi bên có sự đồng thuận, để tránh những tranh luận vô ích. Những lúc như vậy Ngài sẽ nói: “Những điều này hiện chúng ta không có cùng quan điểm, do đó, hãy đặt chúng sang một bên. Về những điều mà chúng ta cùng đồng ý, hãy tiếp tục và nói về nó.”6 Đôi lần thay vì nói về Giáo Pháp của mình, Ngài sẽ mời người đối diện giải thích về giáo lý của họ trước. Tại thời điểm mà thái độ đố kỵ cùng sự cạnh tranh giữa các giáo phái vô cùng gay gắt, thì sự công tâm của Đức Phật thường khiến người khác ngạc nhiên. Có lần một hội chúng các vị du sĩ gặp Đức Phật, và vị lãnh đạo của hội chúng đó mong Thế Tôn giải thích Giáo Pháp của Ngài cho họ nghe. Đức Phật đã nói với họ rằng: “Tốt hơn là hãy nói cho tôi về giáo lý của các ông.” Những vị du sĩ ấy tỏ vẻ ngạc nhiên và nói với nhau: “Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là cao thượng khi Sa môn Gotama không đề cập đến giáo lý của mình, lại đề nghị thảo luận giáo lý của người khác.”7 Khi mọi người hỏi một câu hỏi đặc biệt phù hợp hay xác đáng, thì Ngài sẽ khen ngợi họ, qua đó khuyến khích sự thảo luận, đặt câu hỏi và tìm hiểu. Khi Bhadda hỏi một câu hỏi như vậy, Đức Phật đã đáp lại rằng: “Nói đúng lắm! Nói đúng lắm này Bhadda! Lành thay là sự hiểu biết của bạn. Lành thay là trí tuệ của bạn.”8
4. Often the Buddha would talk to groups or individuals giving what we would call a sermon or engaging in dialogue, asking and answering questions. The people he talked with always found him “welcoming, speaking kindly, courteous, genial, clear and ready to speak.”5 When he met people strongly attached to their views and whom he knew he could not change, he would suggest discussing points of agreement so as to avoid fruitless arguments. At such times he would say: “About these things there is no agreement, therefore, let us put them aside. About the things on which we agree let us take up and talk about.”6 Sometimes rather than talk about his own Dhamma he would invite his opponents to explain their teachings first. At a time when there was great competition and jealousy among different religions, the Buddha’s fairness often caused surprise. Once a group of ascetics met the Buddha and their leader asked him to explain his Dhamma. The Buddha said: “Better still, tell me about your teachings.” The ascetics were astonished and said to each other: “It is wonderful, truly marvellous, how great is the ascetic Gotama in that he will hold back his own views and invite others to explain theirs.”7 When people asked a particularly appropriate or relevant question he would praise them, thereby encouraging discussion, questioning and inquiry. When Bhadda asked such a question, the Buddha replied, “Well said! Well said, friend Bhadda! Your understanding is welcome. Your wisdom is welcome.”8
Tranh luận là một nét rất phổ biến của đời sống tôn giáo ở Ấn Độ thời cổ đại, và những đám đông sẽ tụ tập để nghe những người tham gia đứng ra tranh luận, nhằm bảo vệ học thuyết của chính họ, trước sự chất vấn của những người phản đối hoặc các nhà phê bình. Đôi lúc cuộc tranh luận sẽ trở nên khá gay gắt, khi một bên cố gắng chế giễu hoặc la thét, nhằm át lời của bên đối lập. Bởi vì niềm kiêu hãnh cùng danh tiếng của những người tham gia tranh luận được mang ra đặt cược, nên đôi khi họ xử dụng các mánh khóe để giành thắng lợi, hoặc ít nhất là gây được ấn tượng chiến thắng. Có một Thầy Tỳ Khưu tên Hatthaka từng rất thích tranh luận, nhưng rồi thầy ấy gặp phải nhiều lần thua cuộc. Sau mỗi lần như vậy, Thầy Hatthaka sẽ hẹn lại đối thủ vào một thời điểm cụ thể, rồi thầy ấy đến nơi hẹn vài giờ trước đó và khoác lác với những người hâm mộ của mình rằng, đối thủ vì quá sợ hãi mà không dám đối đầu với Thầy ấy.9 Có lẽ vì những lý do này mà trong khoảng thời gian đầu, Đức Phật đã luôn tránh những cuộc tranh luận như vậy.10
5. Debates were a very common feature of religious life in ancient India and large crowds would gather to hear speakers defend their own doctrines against the attacks of their opponents or critics. Sometimes passions became quite heated during these debates with one party trying to shout down or ridicule the other. Because a speaker’s pride and reputation was at stake, those who participated in these debates were sometimes prepared to engage in trickery in order to win or at least give the impression of winning. A monk called Hatthaka used to enjoy debating but eventually he suffered several defeats. After that he would arrange to meet his opponents at a particular time, show up several hours earlier and then boast to his admirers that his opponents were too frightened to confront him.9 It was probably for these reasons that during the early part of his career the Buddha avoided such debates.10
Nhưng dần dần khi Giáo Pháp của Ngài trở nên phổ biến hơn và bắt đầu vấp phải sự thách thức, hoặc xuyên tạc bởi những hành giả thuộc các giáo phái khác, Ngài bắt đầu tranh luận thường xuyên hơn. Trên thực tế, Ngài sớm được công nhận là nhà tranh luận đáng thuyết phục nhất của thời bấy giờ. Có một số quy tắc chi phối việc tiến hành các cuộc tranh luận, Đức Phật là người luôn tuân thủ các quy tắc này và mong muốn người khác cũng tuân theo chúng. Khi một chàng trai trẻ, Canki liên tiếp nói chen vào khi Đức Phật đang tranh luận với một số Brahmin uyên bác, Ngài quay sang và nói một cách chắc chắn: “Yên lặng, này Canki! Đừng ngắt lời khi chúng tôi đang nói.”11 Nếu khi được hỏi một câu hỏi đến lần thứ ba mà một người vẫn không thể trả lời, thì Đức Phật sẽ khẳng định rằng họ thừa nhận thất bại theo đúng quy tắc.12 Có lần Ngài hỏi một vị khổ hạnh rằng, vị ấy có tin chắc vào quan điểm mà ông đang nắm giữ không, vị khổ hạnh trả lời rằng: “Tôi tin điều đó và tất cả những người này cũng vậy”, vừa nói ông vừa đưa tay chỉ về hội chúng đông đảo đang lắng nghe. Khi ấy Đức Phật đã tuyên bố rằng: “Những gì họ tin không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ liệu đó có phải là quan điểm của ông không?”13 Nhưng cố nhiên điều Đức Phật đang hướng đến không phải là đánh bại những người phản đối Ngài, mà là giúp họ hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn. Với mục tiêu như vậy, Ngài thường sử dụng một cách thức mà thường được gọi là phương pháp Socrates. Người ta gọi như vậy vì ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp Socrates là người đầu tiên sử dụng chúng, thông qua việc ông đặt những câu hỏi rõ ràng hơn, như một phương tiện dẫn dắt mọi người đến một cái nhìn trọn vẹn, hoặc để chứng minh cho một quan điểm. Ví dụ như, một lần trong một cuộc thảo luận, có Brahmin tên là Sonadanda (Chủng-Đức) đã tuyên bố: “Một Brahmin chân chánh là người có huyết thống thuần tịnh, thông hiểu kinh điển, sắc da thù thắng, là người đức hạnh, học rộng và tinh thông các tế lễ.” Đức Phật hỏi lại vị ấy: “Liệu một người thiếu một trong những phẩm chất trên, nhưng vẫn được xem là một Brahmin không?” Sonadanda suy nghĩ một lúc rồi thừa nhận rằng, một người có nước da ngăm đen vẫn có thể là một Brahmin. Tiếp tục đặt những câu hỏi tương tự, Đức Phật đã đưa Sonadanda đến cùng một quan điểm với Ngài rằng, đó không phải là huyết thống, kiến thức, sắc da hay địa vị xã hội khiến cho một người vượt trội, mà là đức hạnh và trí tuệ.14
But gradually, as his Dhamma became more popular and began to be challenged or misrepresented by ascetics of other sects, he began to frequent debates. In fact, he was soon recognised as the most persuasive debater of his time. Certain rules governed the conduct of debates and the Buddha always abided by these rules and expected others to follow them also. When a young man named Canki kept interjecting while the Buddha was debating with some learned Brahmins, he turned to him and said firmly: “Quiet, Canki! Do not interrupt while we are speaking.”11 If on being asked a question for the third time a person could still not answer, the Buddha would insist that they admit defeat as was the rule.12 Once he asked an ascetic if he readily believed in the view he held, the ascetic said, “I believe it and so do all these people,” as he pointed at the large audience. The Buddha said, “What they believe is not the point. Is that your view?”13 But of course the Buddha’s purpose was not to defeat his opponents but to lead them to a clearer understanding. To this end he would often use what is called the Socratic method, so called because in the West it was first used by the Greek philosopher Socrates, asking clearer questions as a means of leading people to an insight or to prove a point. For example, once during a discussion, a Brahmin named Sonadanda proclaimed: “A true Brahmin has pure ancestry, he is well-versed in the sacred scriptures, he is fair in colour, he is virtuous, he is wise and he is an expert in the rituals.” The Buddha asked: “Could a person lack one of these qualities and still be considered a Brahmin?” Sonadanda thought for a moment and then admitted that one could have a dark complexion and still be a Brahmin. Continuing to ask the same question, Sonadanda was led to the same view as the Buddha’s, that it is not ancestry, knowledge, colour or social status that makes one superior but virtue and wisdom.14
Hài hước đóng một phần quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, cũng như sự hiệu quả của việc giao tiếp. Do đó, không hề ngạc nhiên khi thấy Đức Phật đôi khi cũng có phần hài hước trong những bài giảng của mình. Lời dạy của Ngài chứa đủ những cách chơi chữ đầy thông minh, những câu chuyện thú vị và khá nhiều sự châm biếm. Sau khi Vua Ajatasattu giết hại cha mình, và bắt đầu trở nên nghi ngờ con trai mình cũng có thể đang âm mưu việc tương tự, ông bắt đầu nhận ra rằng, hoa trái của những tham vọng trần tục có thể rất cay đắng, và đi tìm sự chỉ dẫn từ Đức Phật. Vua hỏi: “Thưa Thế Tôn, Ngài có thể nói cho con về bất kỳ sự lợi lạc nào của việc xuất gia mà có thể thấy ngay ở đây và lúc này không?” Đức Phật đã trả lời bằng cách hỏi lại vua: “Nếu Đại vương có một người hầu bỏ trốn, rồi người ấy trở thành một vị xuất gia, thì sau khi tìm ra nơi ở của người ấy, liệu đại vương có bắt giữ và đưa về không?” “Chắc chắn là không”, nhà vua trả lời, “ngược lại, con sẽ đứng dậy trước vị ấy, kính lễ và xin được cúng dường những gì vị ấy cần.” “Vậy thì”, Đức Phật nói, “đó chính là một trong những lợi ích của việc xuất gia, mà có thể được nhìn thấy ở đây và lúc này.”15 Mục đích của sự hài hước trong câu trả lời hẳn nhiên là nhằm xóa tan tâm trạng u sầu nơi Ajatasattu và giúp ông cảm thấy thoải mái, để có thể tiếp nhận một câu trả lời trọn vẹn và quan trọng mà Đức Phật sắp chia sẻ. Hoàn toàn với thiện tâm, Đức Phật thường chọc vui trước thái độ tự phụ của các Brahmin, cùng những điểm vô lý trong niềm tin của họ. Khi họ tuyên bố rằng họ vượt trội hơn so với những người khác, vì họ là những người được sinh ra từ miệng của Phạm Thiên, thì Đức Phật sẽ bình luận rằng: “Nhưng ông cũng được sinh ra từ tử cung của mẹ mình giống như bao nhiêu người khác thôi.”16 Ngài kể về những câu chuyện, trong đó miêu tả vị Đại Phạm Thiên toàn tri của các Brahmin cảm thấy xấu hổ và không một chút khó chịu, khi được hỏi một câu hỏi mà vị ấy không thể trả lời.”17 Khi các Brahmin tuyên bố rằng, họ có thể rửa sạch tội lỗi của mình bằng cách tắm trong dòng nước của những con sông linh thiêng, thì Đức Phật nói đùa với họ rằng, nước ấy cũng có thể rửa trôi những phước lành của họ.
6. Humour plays an important part in mental health as it does in effective communication. Consequently, it is not surprising to find the Buddha sometimes including humour in his teaching. His discourses contain clever puns, amusing stories and a good deal of irony. After King Ajatasattu had killed his father and started to become suspicious that his own son might be plotting to kill him, he began to realise that the fruits of worldly ambition could be bitter and went to seek guidance from the Buddha. He asked: “Sir, can you show me any benefits of the monk’s life that can be seen here and now?” The Buddha replied by asking him a question: “If you had a slave who ran away and became a monk and later, on finding out where he was, would you have him arrested and brought back?” “Certainly not,” replied the king, “on the contrary, I would stand up for him, respect him and offer to provide him with his needs.” “Well there,” said the Buddha, “that is one of the benefits of being a monk that can be seen here and now.”15 The humorous vein of this answer was clearly meant to put Ajatasattu at his ease, lift him out of his gloom and make him receptive to the fuller and more serious answer that the Buddha then proceeded to give. The Buddha often poked good-natured fun at the pretensions of the Brahmins and the absurdity of some of their beliefs. When they claimed to be superior to others because they were born from God’s mouth, the Buddha would comment: “But you were born from the womb of your mother just like everyone else.”16 He told stories in which he portrayed the all-knowing God of the Brahmins as being embarrassed and not a little annoyed at being asked a question he could not answer.17 When Brahmins said that they could wash away their sins by bathing in sacred rivers, he joked that the water might wash away their good deeds also.
Một đặc điểm khác trong phương pháp giảng dạy của Đức Phật, là việc sử dụng các ví dụ và ẩn dụ. Dựa trên sự quan tâm cùng những hiểu biết sâu rộng về thế giới, Ngài đã sử dụng vô cùng phong phú những ví dụ và ẩn dụ để làm rõ những lời dạy của mình, cũng như khiến chúng dễ nhớ hơn. Tỷ như Ngài đã so sánh một người không thực hành theo những Pháp mà mình tuyên thuyết, giống như một bông hoa đẹp mà không có hương thơm.18 Đức Phật dạy, chúng ta nên thế chỗ những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực, giống như một người thợ mộc đánh bật một cái chốt ra khỏi cái lỗ, bằng một cái chốt thứ hai.19 Ngài còn khéo léo sử dụng bất cứ thứ gì trong tay, để thể hiện quan điểm hoặc làm nổi bật hay làm rõ ý của mình. Vương tử Abhaya (Vô-Úy) từng hỏi Đức Phật rằng, Ngài có từng nói bất cứ lời gì khiến người nghe cảm thấy không vui. Lúc đó hoàng tử đang bế cậu con trai bé bỏng trên đầu gối. Đức Phật đã nhìn đứa bé và nói: “Nếu con trai của vương tử cho một hòn đá vào miệng thì Ngài sẽ làm gì?” Hoàng tử Abhaya thưa rằng: “Con sẽ lập tức lấy nó ra, ngay cả khi con phải làm tổn thương con của mình. Và tại sao? Bởi vì nó có thể là mối nguy hiểm cho con của con và con có lòng thương tưởng đứa trẻ.” Sau đó Đức Phật giải thích rằng, đôi khi Ngài sẽ nói những điều mà người ấy đang cần có người chỉ điểm cho, nhưng lại không thích khi được nghe, tuy nhiên động lực của Ngài luôn là từ lòng thương tưởng đối với người đó.20
7. Another characteristic of the Buddha’s method of teaching was his use of similes and metaphors. Drawing upon his wide interest in and knowledge of the world in which he lived, he used a rich variety of similes and metaphors to clarify his teachings and make them more memorable. For example, he compared a person who fails to practise the teachings he proclaimed to a beautiful f lower without fragrance.18 We should replace negative thoughts, the Buddha said, with positive ones, just as a carpenter knocks a peg out of a hole with a second peg.19 He was also skilled at using whatever was at hand to make a point or dramatise or make clear his meaning. Prince Abhaya once asked the Buddha if he had ever said anything that made people feel unhappy. At the time the prince was holding his baby son on his knee. The Buddha looked at the child and said: “If your son put a stone in his mouth, what would you do?” Prince Abhaya replied: “I would get it out straight away even if I had to hurt the child. And why? Because it could be a danger to the child and I have compassion for him.” Then the Buddha explained that sometimes he would say things that people needed to be told but did not like to hear, but that his motive was always compassion for that person.20
Thêm một đặc điểm về sự thiện xảo trong cách hướng dẫn của Đức Phật, đó là khả năng đưa một ý nghĩa mới hoặc thiết thực vào những tư tưởng, hoặc sự thực tập đã cũ cùng với việc diễn giải lại sự việc, để khiến cho chúng trở nên thích hợp. Khi có người hỏi Thế Tôn rằng điềm lành tối thượng là gì, thay vì đề cập đến những bùa phép hay thần chú khác nhau như người ấy mong đợi, Đức Phật đã dạy rằng chính hành động với sự chân thật, thân ái và chính trực sẽ mang đến điềm lành cho vị đó. Cũng có lần người ta chất vấn và cho rằng sự giảng dạy của Ngài hướng về sự hủy diệt và Ngài đã đồng ý với họ. Rồi sau đó Ngài đã khiến cho người nghe hiểu đúng câu trả lời của mình với lời giải thích rằng, Ngài dạy về sự hủy diệt của tham lam, thù hận và si mê.21 Đức Phật cũng dùng các thuật ngữ như Brahmin và hạ liệt (vasala), nhưng không phải theo cách những người ủng hộ chế độ đẳng cấp sử dụng, mà để chỉ cho việc có hay thiếu đi đức hạnh của một người.22
8. Another characteristic of the Buddha’s skilful way of teaching was his ability to give a new or practical meaning to old ideas or practices and to reinterpret things in order to make them relevant. When someone asked him what was the most powerful blessing, rather than mention various charms or mantras, as they expected, the Buddha said that to act with honesty, kindness and integrity would bless one. When he was accused of teaching annihilation he agreed that he did, but then qualified his agreement by explaining that he taught the annihilation of greed, hatred and delusion.21 The Buddha used terms like Brahmin and outcaste (vasala) not in the way they were used by the supporters of the caste system but to indicate a person’s virtue or lack of it.22
Trong khi một số tôn giáo chỉ cần có lòng tin để được cứu rỗi, thì với Phật Giáo, Niết Bàn chỉ có thể đạt được thông qua trí tuệ. Do vậy, những người tìm đến nghe Đức Phật thuyết Pháp và trở thành học trò của Ngài thường là những người nam, nữ cư sĩ được tiếp thu sự giáo dục tốt, và là tầng lớp trí thức của thời bấy giờ. Nói về Giáo Pháp, Đức Thế Tôn đã dạy rằng, "cần phải được bậc trí tự mình chứng ngộ (paccattam veditabho vinnuhi).”23 Nhưng điều đó không có nghĩa là Đức Phật không có gì để hướng dẫn cho người căn cơ thấp. Trái lại, với sự khéo léo và sáng tạo của mình, Ngài có thể khiến cho những bài Pháp trở nên dễ hiểu, cho tất cả mọi người có khả năng thông hiểu khác nhau, thậm chí là trẻ em. Kết quả là mọi người thuộc mọi tầng lớp, đã trở thành học trò của Đức Phật. Ngài đã thành công đến mức khiến cho một số vị giáo chủ ngoại đạo, buộc tội Ngài dùng huyễn thuật để lôi cuốn những đệ tử của họ.24
9. In some religions, it is only necessary to believe in order to be saved, while in Buddhism, Nirvana can only be attained through understanding. As such, those who came to hear the Buddha teach and who became his disciples tended to be the better educated lay men and women, and the intellectuals of the time. The Dhamma, the Buddha said, had “to be understood by the wise each for himself (paccattam veditabho vinnuhi).”23 But this did not mean that the Buddha had nothing to say to the unsophisticated. On the contrary, with his skill and creativity, he was able to make his message intelligible to people of all levels of understanding, even to children, and as a result people of all types became his disciples. So successful was he in fact, that some of the other teachers of his time accused him of using magic to lure their disciples away.24
Lòng từ bi chính là động lực của Đức Phật trong việc trao truyền chánh Pháp và vì lòng từ bi nơi Ngài là không giới hạn, nên Ngài chưa bao giờ mỏi mệt trong nỗ lực tuyên bày hay giảng giải chúng đến cho mọi người. Chỉ vài tháng trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã dạy chúng đệ tử rằng:
10. Because the Buddha’s motive in teaching the Dhamma was compassion and because his compassion was infinite, he never tired in his efforts to proclaim it or explain it to others. Only a few months before his final Nirvana he said:
“Có vài người cho rằng, khi một thiếu niên còn trong tuổi thanh xuân, trí tuệ người ấy vô cùng sáng suốt, nhưng khi người ấy già đi thì trí tuệ ấy dần bị hư hoại. Như vậy là không đúng. Ta nay đã dần yếu, lớn tuổi, già đi, đã đến tuổi trưởng thượng, đang đi đến đoạn cuối cuộc đời và đã đến tám mươi. Ví như ở đây Ta có bốn vị đệ tử đã sống một trăm tuổi, và lúc ấy, nếu những vị này hỏi Ta những câu hỏi về bốn nền tảng của Chánh Niệm, trừ những khi họ ăn, uống, đi vệ sinh hay ngủ nghỉ thì dẫu vậy, sự thuyết pháp của Ta cũng chưa hoàn tất. Dù các Thầy có phải gánh Ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thì trí tuệ biện tài của Như Lai cũng không có gì thay đổi. Những ai nói về Ta một cách chân chánh sẽ nói như sau: “Một con người không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích của số đông, vì an lạc của số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích và an lạc của chư Thiên và loài Người.”25
“There are some who say that as long as a man is young, he possesses lucidity of wisdom, but as he ages that wisdom begins to fade. But this is not so. I am now worn, old, aged, I have lived my life and am now towards the end of my life, being about eighty. Now if I had four disciples who were to live for a hundred years and if, during that time, they were to ask me questions about the four foundations of mindfulness, except when they were eating, drinking, answering the call of nature or sleeping, I would still not finish explaining Dhamma. Even if you have to carry me about on a stretcher there will be no change in the lucidity of wisdom. If anyone were to speak rightly of me they could say: ‘A being not liable to delusion has arisen in the world, for the good of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the good and the happiness of gods and men.’”25
Trọn cuộc đời Ngài đã sống hoàn toàn đúng như vậy. Đến tận giây phút trước lúc Thế Tôn nhập Niết Bàn, một người đàn ông với một mối nghi vấn đã tiến đến gần mong được hỏi Ngài. Thầy Ananda cùng các vị đệ tử khác của Đức Phật khi ấy đã ngăn anh ta lại nói rằng, Đức Phật đang mệt mỏi và rất yếu, nhưng Ngài trông thấy và đã ra hiệu gọi người ấy tới trước mình và trả lời câu hỏi của anh ta.26 Món quà tuyệt vời mà Đức Phật dành cho nhân loại chính là chân lý và lòng từ bi, là nguồn động lực để Ngài trao tặng nó đến tất cả những ai sẵn sàng đón nhận.
11. And he was true to his words in this respect. As he lay dying, a man approached him to ask a question. Ananda and the other disciples held him back saying that the Buddha was tired and ill, but when the Buddha saw this, he beckoned the man forward and answered his questions.26 The Buddha’s great gift to humankind was the truth and his compassion motivated him to give it to all who were willing to receive it.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Gõ cửa thiền


Bhutan có gì lạ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.105.128 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (47 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...