Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Muốn tạo ruộng phước rộng sâu, phải dựa vào một tấm lòng này »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Muốn tạo ruộng phước rộng sâu, phải dựa vào một tấm lòng này

Donate

(Lượt xem: 7.671)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Muốn tạo ruộng phước rộng sâu, phải dựa vào một tấm lòng này

Font chữ:


Giảng rộng

Câu này chính là nêu lên một cương lĩnh thiết yếu. Trước đó đã kể rõ những sự kiện có thật về nhân quả báo ứng, đến câu này mới làm sáng tỏ đạo lý nhân quả. Tâm địa, hay lòng người, đó chính là nhân, mà ruộng phước kia chính là quả. Các nhà nho ở đời chẳng tin nhân quả, chẳng qua chỉ vì chưa đủ khả năng nhận hiểu đúng sách vở của Nho gia. Chính vì thế mà khi nói đến những việc như “nhà làm việc thiện ắt có niềm vui, nhà làm nhiều việc ác ắt gặp tai ương” thì có thể tin nhận, nhưng khi bàn đến những chuyện nhân quả báo ứng thì lại không tin. Như thế có khác nào chỉ biết gọi là “mặt trời” mà không biết mặt trời ấy cũng còn được gọi là vầng thái dương!

Người tin nhân quả thì tâm lo sợ quả báo của việc ác nên không dám phạm vào. Người không tin nhân quả thì tâm thường buông thả nên không kiêng sợ bất kỳ việc ác nào. Một người vì tin nhân quả, sợ quả báo nên làm một việc lành, vạn người đều như vậy thì thế giới này tăng thêm được vạn điều lành. Một người không tin nhân quả, buông thả phóng túng nên làm một việc xấu ác, vạn người như vậy thì thế giới này tăng thêm vạn điều xấu ác. Cho nên nói rằng: “Người người đều rõ biết nhân quả, đó là con đường an lành tốt đẹp cho xã hội. Người người đều không tin nhân quả, đó là con đường đại loạn của xã hội.”

Trong thế gian có 7 việc chẳng đồng, đều do tâm tạo ra

1. Tuổi thọ


- Tuổi thọ ngắn ngủi là do: mong cầu cho người khác phải chết, giết hại chúng sinh, xây dựng đền thờ dâm thần.

- Tuổi thọ lâu dài là do: thương yêu hết thảy các loài, phóng sinh cứu vật, sống thanh tịnh tích tụ phước đức.

2. Bệnh tật

- Thân thể nhiều bệnh là do: gây hại cho chúng sinh, không giúp đỡ người bệnh khổ.

- Thân thể được ít bệnh là do: thường lễ bái Tam bảo, cung cấp thuốc men cho người bệnh khổ.

3. Dung mạo

- Thân hình, dung mạo xấu xí là do: thường khởi tâm sân hận, tranh chấp với người khác; che lấp, ngăn cản ánh sáng Phật pháp; cười nhạo hình dung xấu xí của người khác.

- Thân hình, dung mạo đoan trang, đẹp đẽ là do: thường khởi tâm nhẫn nhục, nhu hòa; tu sửa, kiến tạo hình tượng chư Phật; bố thí thức ăn cho người khác.

4. Uy thế đối với người khác

- Không tự có uy thế đối với người khác là do: đối với sở hữu của người khác sinh lòng ghen ghét, đố kỵ; không thường tu tích phước.

- Tự có uy thế đối với người khác là do: không ôm lòng ghen ghét, đố kỵ người khác; luôn giữ lòng thành tín, không dối gạt người.

5. Thân phận cao quý hay hèn mọn

- Thân phận sinh ra hèn mọn, bị người khinh miệt là do: kiêu ngạo, lăng nhục người khác; thiếu nợ tiền bạc, tài sản của người khác không trả; khinh rẻ, không kính trọng chư tăng ni.

- Thân phận sinh ra cao quý, được người tôn kính là do: kính tín, phụng sự Tam bảo; thường nỗ lực làm việc thiện; đối xử khiêm cung, hòa nhã với mọi người.

6. Sở hữu tài vật

- Chịu cảnh nghèo khó bần cùng là do: keo kiệt, bủn xỉn, không tu hạnh bố thí; trộm cướp, lường gạt tài sản của người khác.

- Được hưởng giàu sang phú quý là do: thường khởi tâm hiền thiện bố thí cho người; không nợ nần người khác.

7. Tri thức tốt xấu

- Tri thức xấu ác, tà kiến là do: gần gũi những người xấu ác; ngợi khen, tán dương các pháp xấu ác; xan lận không chia sẻ, thuyết giảng Chánh pháp cho người khác.

- Tri thức hiền thiện, chân chánh là do: thường tu tập trí tuệ chân chánh, gần gũi các bậc sa môn, thọ nhận và hành trì Chánh pháp.

Chánh báo và dư báo do 10 điều ác chiêu cảm

Chánh báo của 10 điều ác chính là ba đường dữ. Nếu được sinh làm người thì sẽ chiêu cảm 2 loại nghiệp báo nặng hoặc nhẹ theo như mô tả dưới đây.

Ba điều ác của thân: (1) giết hại, (2) trộm cướp, (3) tà dâm

Chiêu cảm nghiệp báo:

- Thường chịu bệnh tật

- Tuổi thọ ngắn ngủi

- Nghèo khổ túng thiếu

- Sở hữu tài sản chung cùng, không được tự do quyết định

- Vợ (hoặc chồng) không chung thủy, chân thành

- Thân bằng quyến thuộc không được như ý muốn

Bốn điều ác của khẩu: (1) nói dối, (2) nói thêu dệt, (3) nói hai lưỡi gây hiềm khích chia rẽ, (4) nói lời ác độc

Chiêu cảm nghiệp báo:

- Thường bị người khác phỉ báng

- Thường bị người khác khinh miệt

- Lời nói ra không được người khác tin nhận

- Lời nói không rõ ràng, minh bạch

- Thân bằng quyến thuộc thường chịu cảnh ly tán

- Sinh ra trong gia tộc xấu ác, tồi tệ

- Thường phải nghe những âm thanh khó chịu, xấu ác

- Lời nói ra thường bị tranh cãi, kiện tụng

Ba điều ác của ý: (1) tham lam, (2) sân hận, (3) si mê

Chiêu cảm nghiệp báo

- Trong lòng chẳng bao giờ biết đủ

- Những điều mong cầu thường bị thiếu thốn, dứt tuyệt

- Chỗ đòi hỏi của người khác khó đáp ứng

- Thường bị người khác gây khó khăn, làm hại

- Sinh ra trong gia đình chịu ảnh hưởng của tà kiến

- Tâm ý gian trá, dua nịnh, không trung thực

27 loại quả báo thiện ác khác biệt

Sinh làm người
Là do
1.Tôn quý, được kính ngưỡng
Lễ kính, phụng sự Tam bảo
2. Giàu sang vô hạn
Thực hành bố thí
3. Tuổi thọ dài lâu
Thực hành trì giới
4. Dung mạo đoan chánh
Thực hành nhẫn nhục
5. Chuyên cần tu tập
Thực hành tinh tấn
6.Thấu suốt nghĩa lý
Thực hành trí tuệ
7.Tiếng nói trong trẻo
Xưng tán Tam bảo
8. Trong sạch thanh khiết
Tu tập tâm từ mẫn
9.Dơ nhớp, không thanh khiết
Tái sinh từ loài lợn
10. Keo lận, bủn xỉn
Tái sinh từ loài chó
11. Ương ngạnh, bạo ngược
Tái sinh từ loài dê
12. Nhanh lẹ, nóng nảy
Tái sinh từ loài khỉ
13. Nhạy cảm với mùi vị
Tái sinh từ loài cá, rùa...
14. Độc ác, thường hại người
Tái sinh từ loài rắn
15. Không có tâm từ mẫn
Tái sinh từ hổ báo, lang sói
16. Ngu ngốc, đần độn
Không dạy bảo người khác
17. Câm điếc
Phỉ báng, làm nhục người
18. Thấp hèn, bị sai khiến
Thiếu nợ không trả
19. Xấu xí, đen đúa
Ngăn cản Phật pháp
20. Sinh vào loài hươu nai
Khủng bố, đe dọa người
21. Sinh vào loài rồng
Thường pha trò, chọc cười
22. Thân thể sinh ung nhọt độc
Đánh đập, hành hạ người
23. Người được gặp vui mừng
Niềm nở, tiếp đón người
24. Thường bị kiện thưa
Giam nhốt, buộc trói người
25. Thân thể thấp bé
Khinh miệt người khác
26. Mặt mũi xấu xí khó coi
Thường sân hận, nóng nảy
27. Ngu si, thiếu trí
Không ham học hỏi
Luận giải về tâm địa

Có quả báo tốt đẹp nhưng không thể thụ hưởng


Một số người tuy có lụa là gấm vóc chất đầy trong rương, nhưng trên thân thể chẳng qua chỉ khoác lên đôi ba mảnh vải thô xấu; có vàng ngọc châu báu chứa đầy trong tủ, nhưng miếng ăn hằng ngày chẳng qua cũng chỉ dùng những món hơn kẻ bần hàn đôi chút, cho rằng như thế là an nhàn; lại ưa thích những việc làm lụng cực nhọc, cho đó là thích thú, khoái lạc. Những người như thế, chỉ thấy họ suốt ngày ưu tư phiền muộn, rõ ràng có được phước báo tốt đẹp nhưng không thể hưởng dụng như người khác. Đó là do đời trước tuy làm việc bố thí nhưng không phát tâm chí thành, hoan hỷ, chỉ do có người khuyến khích, khuyên bảo nên mới miễn cưỡng mà bố thí. Hoặc nếu không phải thế thì là sau khi bố thí lại sinh tâm tiếc nuối, hối tiếc việc đã làm.

Được thụ hưởng nhưng không có quả báo tốt đẹp

Có những người gia cảnh bần hàn, nhưng thường được sống trong nhà cao cửa rộng của người khác; bữa ăn ở nhà mình thì canh rau qua bữa, nhưng lại thường được dùng những món sơn hào hải vị do người khác chiêu đãi. Người như thế tuy được hưởng thụ nhưng không gọi là có phước báo. Đó là do đời trước không tự mình làm việc bố thí, chỉ biết khuyên bảo, khuyến khích người khác làm việc phước thiện; hoặc do khi nhìn thấy người khác làm việc bố thí liền sinh tâm hoan hỷ, ngợi khen tán thán.

Trước giàu sau nghèo

Kinh Nghiệp báo sai biệt dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào, trước nghe theo lời khuyên của người khác mà làm việc bố thí, sau lại sinh tâm hối tiếc; do nhân duyên như thế, người ấy đời sau sẽ được giàu có một thời gian, nhưng sau đó lại phải chịu cảnh bần hàn.”

Trước nghèo sau giàu

Kinh văn cũng dạy rằng: “Lại nữa, nếu có chúng sinh nào, do nghe lời khuyên của người khác mà làm việc bố thí nhỏ nhoi, nhưng sau khi bố thí rồi sinh tâm hoan hỷ. Người ấy đời sau sinh ra làm người, trước chịu nghèo khổ nhưng sau được giàu có.”

Giàu có nhưng phải lao nhọc

Giàu có là nhờ gieo nhân giàu có; nhưng phải lao lực khổ nhọc cũng là do gieo nhân lao khổ. Như trong kinh dạy rằng: “Người cúng dường trai tăng ắt sẽ được giàu có vô hạn, ấy là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, nếu có người thỉnh chư tăng đến nhà mình để cúng dường, khiến cho chư tăng phải nhọc sức đi lại vất vả, rồi sau mới dâng cúng thức ăn, người ấy đời sau tuy vẫn được giàu có vô hạn, nhưng lại phải lao nhọc cần khổ.”

Nhàn hạ mà được giàu có

Nếu người phát tâm cúng dường chư tăng, mang thức ăn đến tận am viện, chùa chiền, khiến cho chúng tăng có thể an nhàn thọ dụng, người ấy sẽ được phước báo đời sau sinh ra trong hai cõi trời người, tự nhiên được thụ hưởng mọi điều khoái lạc.

Nghèo khổ nhưng có thể bố thí

Kinh văn cũng dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào, trước đây từng làm việc bố thí nhưng không gặp được những bậc là ruộng phước của thế gian, mãi lưu chuyển trong luân hồi sinh tử. Những chúng sinh ấy khi được sinh ra làm người, do không được gặp bậc phước điền nên việc bố thí chỉ mang lại phước báo rất nhỏ nhoi, thoạt có thoạt không chẳng lâu bền. Tuy nhiên, do đã từng tu tập quen theo hạnh bố thí, nên khi sinh ra dù sống trong cảnh nghèo khó vẫn thường có thể làm việc bố thí.”

Giàu có nhưng không bố thí

“Lại có những chúng sinh vốn không thường làm việc bố thí, nhân gặp bậc thiện tri thức khuyên bảo nên nhất thời cũng bố thí được một lần, may mắn lại gặp được bậc phước điền đức cao đạo trọng. Nhờ công đức cúng dường bậc phước điền cao trọng, nên đời sau sinh ra được giàu có sung túc. Tuy nhiên, bởi không tập quen hạnh bố thí, nên dù sống trong cảnh giàu sang mà tâm thường keo lận, không làm việc bố thí.”

Bố thí nhiều, được phước ít

Kinh Bồ Tát bản hạnh dạy rằng: “Nếu có chúng sinh làm việc bố thí nhưng không hết lòng, hoặc cúng dường mà không có lòng cung kính; hoặc khi bố thí, cúng dường mà tâm không hoan hỷ; hoặc khi bố thí lại khởi tâm kiêu mạn, tự cao tự đại; hoặc bố thí cúng dường cho những kẻ theo tà kiến điên đảo. Bố thí cúng dường như thế cũng giống như người gặp phải mảnh ruộng cằn cỗi bạc màu, tuy gieo giống xuống rất nhiều mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu.”

Bố thí ít, được phước nhiều

Trong kinh này lại cũng dạy rằng: “Nếu vào lúc thực hành bố thí có thể khởi tâm hoan hỷ, tâm cung kính, tâm thanh tịnh, chẳng mong cầu được phước báo, hoặc được cúng dường cho các bậc Bồ Tát, thánh tăng. Bố thí cúng dường được như thế cũng giống như người gặp đám ruộng tốt, tuy gieo giống ít cũng thu hoạch được rất nhiều.”

Buồn phiền như nhau, thọ báo khác nhau

Sách Pháp uyển châu lâm nói rằng: “Ví như có hai người, một người nghèo khổ, một người giàu có. Có kẻ đến cầu xin được giúp đỡ, cả hai người này đều sinh tâm buồn phiền. Người giàu có nhiều của cải buồn phiền vì sợ người kia nài nỉ xin xỏ, hao tốn tiền bạc của mình. Người nghèo khổ lại buồn phiền vì rất muốn giúp người mà không có tiền bạc để giúp. Về sau, người nghèo khổ ấy được sinh lên cõi trời, còn người giàu có kia phải đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Tuy cả hai người đều sinh tâm buồn phiền nhưng lại thọ quả báo khác nhau.”

Tuổi thọ khác nhau, quả phước giống nhau

Ví như một người sống vào thời tuổi thọ lên đến ngàn năm, suốt đời thọ trì Năm giới, thực hành Mười điều lành, so với một người sống vào thời tuổi thọ chỉ được mười năm, cũng suốt đời thọ trì Năm giới, thực hành Mười điều lành, thì phước báo của cả hai người này đều giống như nhau, không khác.

Làm việc ác cuối đời được kết quả tốt đẹp

Ví như có người làm việc ác nhưng cuối đời lại được hưởng kết quả tốt đẹp, ấy là vì nghiệp quả của việc ác đã làm trong đời này còn chưa chín muồi, mà nghiệp quả của những việc thiện đã làm trong đời trước lại chín muồi trước. Xưa có một người trong 7 đời đều làm việc giết dê, không đọa vào ba đường dữ. Nhưng sau đó rồi thì tất cả những tội giết hại đã tạo ấy đều dần dần phải chịu quả báo thường bồi, không sót một trường hợp nào.

Thông thường, khi thấy có những người làm việc ác mà được hưởng phước báo thì nên hiểu là như vậy.

Làm việc thiện cuối đời chịu kết quả xấu ác

Có người suốt đời thường làm việc thiện, nhưng cuối đời phải gánh chịu những kết cục bi thảm, ấy là vì nghiệp quả của những việc thiện đã làm trong đời này còn chưa chín muồi, mà nghiệp quả của những việc ác đã làm trong đời trước lại chín muồi. Hơn nữa, tuy thấy có vẻ như đang chịu quả xấu mà thật ra chẳng phải quả xấu. Như xưa kia có chú bé chăn trâu, một hôm hái hoa dâng cúng Phật, trở về giữa đường bị trâu húc chết, thần thức lập tức sinh lên cảnh trời Đao-lợi. Lại có một con khỉ nhìn thấy vị tăng, sinh tâm hoan hỷ, liền đến gần mượn lấy áo cà-sa thử khoác lên thân, ngay lúc ấy bất ngờ sẩy chân ngã xuống vực sâu mà chết, thần thức lập tức sinh lên cõi trời.

Nói tóm lại, nếu do làm việc thiện mà phải bỏ mạng, chưa hẳn đã là không được quả báo tốt lành, chỉ là trong nhất thời mắt thịt của người phàm không thể thấy biết mà thôi.

Thân an vui, tâm không vui

Người phàm tục tu phước, trong đời này mọi việc đều được như ý, có thể gọi là thân được an vui. Tuy nhiên, không học pháp xuất thế, chưa thoát khỏi luân hồi, rốt lại trong tâm vẫn không tránh khỏi mối lo rơi vào ba đường dữ.

Tâm an vui, thân không vui

Bậc chứng quả A-la-hán đã chấm dứt không còn phải tái sinh, có thể xem như vĩnh viễn thoát ba đường dữ, ra khỏi sáu cõi luân hồi, có thể gọi là tâm được an vui. Tuy vậy, ví như trước đây không thường tu phước thì sẽ không nhận được sự cúng dường như ý muốn.

Bố thí lớn lao, phước báo nhỏ

Kinh Bát-nhã dạy rằng: “Nếu vị Bồ Tát chỉ buông xả tài bảo trân quý nhưng không phát tâm cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh, thì dù tu tập trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng cũng chỉ được phước báo rất ít.”

Bố thí nhỏ nhoi, phước báo lớn lao

Kinh Bát-nhã cũng dạy rằng: “Nếu vị Bồ Tát trong khi thực hành bố thí có thể hồi hướng cầu quả Vô thượng Bồ-đề để cứu độ tất cả chúng sinh trong mười phương, thì cho dù việc bố thí có nhỏ nhoi cũng vẫn được phước đức vô lượng.” Đối với vị Bồ Tát này, từ lúc phát tâm cho đến khi thành tựu quả Phật, tâm địa không có gì tăng thêm, mà ruộng phước cũng không có gì tăng thêm, vì vốn đã viên mãn.

Gặp hoàn cảnh thuận lợi, chính là lúc nên tu phước

Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, nên tự suy nghĩ như thế này: “Nhà ta nay được giàu có, nhất định là đời trước đã thường tu hạnh bố thí, nên đời này lại càng phải cứu người giúp vật nhiều hơn nữa. Thân thể ta không có bệnh tật, nhất định là đời trước đã thường tu tập từ bi, nên đời này lại càng phải tránh sự giết hại và phóng sinh nhiều hơn nữa.” Cũng giống như khi đã thắp lên một ngọn đèn sáng, cần phải tiếp tục châm thêm dầu thì mới có thể duy trì ánh sáng.

Gặp hoàn cảnh trái nghịch vẫn có thể tu phước

Khi gặp hoàn cảnh trái nghịch, nên tự suy nghĩ như thế này: “Ta nay gặp cảnh khốn khổ tai ách này, đều là do nghiệp đời trước chiêu cảm mà có, nếu vui lòng nhận chịu ắt là đền trả hết được nợ nần xưa kia.” Cũng chẳng riêng việc ấy, nếu mình gặp cảnh nghèo túng khốn cùng, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được giàu sang sung túc; nếu mình phải chịu nhiều bệnh khổ, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được khỏe mạnh an ổn; nếu mình thường gặp cảnh đấu tranh giành giật, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được hòa hợp an vui; nếu tự mình ngu si hôn ám, thường nguyện cho tất cả mọi người đều được trí tuệ sáng suốt; nếu tự mình không được trọn đủ các giác quan, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được thân tướng tốt đẹp.

Mỗi khi gặp một hoàn cảnh hoạn nạn nào đó, liền nguyện trong đời vị lai sẽ cứu độ cho người gặp hoạn nạn như thế. Như vậy chẳng phải là ngay nơi phiền não tức hiện Bồ-đề, độc dược hóa thành cam lộ đó sao? Nếu người không biết tu phước thì ắt là ngược lại.

Người khác làm việc thiện, ta có thể được phước

Khi người khác làm việc thiện chưa thành tựu mà mình tùy theo để khuyến khích, thúc đẩy, đó gọi là khuyến khích được phước. Khi người khác làm việc thiện đã thành tựu, mình cũng tùy theo mà vui mừng hoan hỷ, đó gọi là tùy hỷ được phước. Thường ngợi khen xưng tán điều thiện, khiến người khác bắt chước làm theo, đó gọi là tán thán được phước. Suy cho cùng thì khắp cả trên trời dưới đất, từ xưa đến nay, hết thảy các điều thiện trong thiên hạ đều có thể tạo phước cho ta.

Cho nên, Bồ Tát Phổ Hiền phát khởi 10 nguyện lớn thì nguyện thứ 5 chính là “tùy hỷ công đức”. Trên từ vô lượng phước báo nhiều đời nhiều kiếp của chư Phật, Bồ Tát; dưới cho đến chỉ một việc thiện nhỏ nhoi của bất kỳ chúng sinh nào trong sáu cõi luân hồi, khi mình biết được thì đối với tất cả đều phát tâm tán thán, tùy hỷ. Làm được như thế rồi thì bao nhiêu phước báo trong tận cùng hư không, rộng khắp pháp giới, đâu đâu cũng có thể trở thành phước báo của mình, mà tự thân mình cũng được như Bồ Tát Phổ Hiền không khác.

Người khác làm việc xấu ác, ta có thể được phước

Khi người khác làm việc ác chưa thành mà mình gắng sức khuyên bảo, khiến người ấy ngưng lại, ắt mình sẽ được phước. Khi người khác làm việc ác đã xong, mình thấy vậy sinh tâm buồn lo, không vui, ắt cũng sẽ được phước. Khi việc ác chưa truyền rộng, mình cố gắng tìm mọi phương cách để chặn đứng, ngăn cản, ắt sẽ được phước. Nếu việc ác đã lan truyền, nên lấy đó làm bài học để răn ngừa, cảnh giác không phạm vào, ắt cũng sẽ được phước.

Nếu việc xấu ác làm hại đến mình mà có thể nhẫn nhục chịu đựng, ắt sẽ được phước. Nếu việc xấu ác làm hại đến người khác mà mình có thể khuyên người nhẫn nhục chịu đựng, ắt cũng sẽ được phước.

Trưng dẫn sự tích

Năm dặm bồn đồng


Ngày xưa, tại nước Câu-lưu-xa có vị vua tên là Ác Sinh. Một hôm, vua nhìn thấy có con mèo vàng từ phía đông bắc của đại sảnh đi vào rồi chui xuống đất chỗ góc tây nam. Vua liền ra lệnh khai quật ngay chỗ góc nhà ấy lên, tìm được một cái bồn bằng đồng, trong có 3 hộc, đều chứa đầy những đồng tiền vàng. Từ chỗ cái bồn ấy đào sâu xuống một chút lại gặp một cái bồn bằng đồng nữa, cũng có 3 hộc và cũng chứa đầy tiền vàng bên trong. Tiếp tục đào xuống thì tìm được thêm cái bồn thứ ba, cũng giống hệt như vậy. Lại từ chỗ đào được ấy, tiếp tục tìm ra quanh đó thì cứ cách khoảng một bước đi lại tìm được bồn đồng chứa tiền vàng, như vậy rộng ra đến 5 dặm đều tìm được rất nhiều bồn đồng chứa tiền vàng như vậy.

Vua cho là việc quái dị, trong lòng sinh nghi, liền tìm đến chỗ Tôn giả Ca-chiên-diên thưa hỏi. Tôn giả đáp rằng: “Vào đời quá khứ cách nay 91 kiếp, có đức Phật ra đời hiệu là Tỳ-bà-thi. Sau khi đức Phật ấy nhập Niết-bàn, có một vị tỳ-kheo đi khất thực đến ngã tư đường liền ngồi xuống, muốn giáo hóa mọi người nên chỉ tay vào bát mà nói rằng: ‘Nếu có ai biết mang tiền bạc cất vào trong thành quách kiên cố này, thì bất luận là vua chúa, kẻ trộm cướp, cho đến các nạn lớn như lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai, cũng đều không thể cướp mất đi tài sản của người ấy.’

“Có một người nghèo nghe vị tỳ-kheo nói thế thì hết sức hoan hỷ phấn khích, nhân lúc ấy lại vừa bán củi ở chợ được 3 đồng tiền, liền cúng dường tất cả vào trong bát. Cúng dường xong, người ấy quay về nhà cách đó 5 dặm, cứ mỗi bước đi trên đường đều sinh tâm hoan hỷ. Về đến trước cửa nhà rồi, trước khi vào nhà lại quay về hướng vị tỳ-kheo mà thành tâm đảnh lễ, phát tâm bố thí rồi mới vào. Người nghèo khổ ngày xưa ấy, nay không phải ai khác, chính là đại vương đó.”

Lời bàn

Khi đức Phật đang ở tại thành Xá-vệ, có người phụ nữ với tâm chí thành dâng cúng một bát cơm. Đức Phật dạy rằng phước đức của người phụ nữ ấy rất lớn. Chồng của người phụ nữ ấy nghe rồi trong lòng rất hoài nghi, không tin rằng chỉ cúng dường một bát cơm nhỏ bé mà lại được phước rất nhiều như lời Phật dạy. Đức Phật liền gọi người ấy đến hỏi rằng: “Ông thấy cây ni-câu-đà cao lớn như thế nào chứ?”

Người kia thưa: “Dạ thấy, cây ấy cao chừng 4 đến 5 dặm, mỗi năm rụng quả xuống ước chừng vạn hộc.”

Đức Phật lại hỏi người ấy hạt cây ni-câu-đà lớn hay nhỏ, người ấy đáp: “Chẳng qua cũng chỉ nhỏ bằng hạt cải.”

Đức Phật dạy: “Lòng đất chỉ là sự vật vô tình mà gieo vào đó một hạt giống nhỏ bằng hạt cải, về sau có thể thu được mỗi năm đến vạn hộc quả, huống chi con người vốn có tâm thức, nếu có thể chí thành dâng cúng lên đức Như Lai một bát cơm, sao lại nghi ngờ là không thể được phước báo lớn lao?”

Hai vợ chồng người kia nghe lời Phật dạy tâm ý liền thông suốt thấu rõ, không còn hoài nghi nữa.

Những người phước mỏng sinh vào thời mạt pháp, kiến giải hết sức hẹp hòi, nghe chuyện “năm dặm bồn đồng” này làm sao có thể không khởi lên mối nghi “bát cơm nhỏ, phước báo lớn” như người xưa?

Cúng dường được một tháng

Trong thành Xá-vệ có một nhà kia hết sức nghèo khổ, trong sân nhà có một cây nho, muốn hái một chùm để dâng lên cúng dường các vị tỳ-kheo. Lúc ấy, nhằm khi quốc vương đã có lời cầu thỉnh chư tăng thọ nhận cúng dường trong suốt một tháng, ngày nào vua cũng dâng cúng đồ ăn thức uống. Vì vậy, người nhà nghèo không có cơ hội để cúng dường, phải chờ đợi hết một tháng đó mới có thể mang chùm nho đến dâng cúng lên một vị tỳ-kheo. Vị tỳ-kheo thọ nhận rồi bảo rằng: “Ông đã cúng dường được một tháng rồi.” Người nghèo không hiểu, thưa hỏi lại: “Con chỉ dâng cúng một chùm nho, sao ngài lại nói đã cúng dường được trọn một tháng?”

Vị tỳ-kheo dạy: “Tuy chỉ một chùm nho này, nhưng ông đã khởi tâm từ một tháng trước, luôn nghĩ nhớ đến việc cúng dường không lúc nào gián đoạn, như vậy chẳng phải là đã cúng dường được một tháng rồi sao?”

Lời bàn

Xét về sự việc thì bố thí cúng dường vốn có thể gián đoạn, nhưng tâm niệm bố thí cúng dường thì không nên gián đoạn, phải giữ cho niệm niệm nối nhau không dứt thì mới có thể vun bồi được hạt giống Bồ-đề. Việc cúng dường cơm nước cho các chùa chiền, tự viện... mang lại lợi ích lớn lao nhất, vì nó giúp cho người cúng dường kia trong chỗ tự mình không hay biết mà tự nhiên mỗi ngày đều cúng dường Tam bảo.

Gieo trồng phước đức trên đầu ngón tay

Xưa có người trưởng giả tên là A-cưu-lưu, vốn không tin rằng sau khi chết còn có kiếp sau, cũng không tin lẽ nhân quả, thiện ác. Ngày kia, A-cưu-lưu với 500 người khách buôn mang theo rất nhiều vàng ngọc châu báu, dự định cùng nhau thực hiện một chuyến buôn xa. Không may cả đoàn cùng lạc vào một con đường hết sức hiểm trở, đi suốt ba, bốn ngày qua mà chẳng nhìn thấy một ngọn cỏ, không tìm được một giọt nước, trong khi lương thực, nước uống mang theo đều đã cạn hết. Tình thế vô cùng nguy ngập, ắt không thể tránh khỏi phải chết vì đói khát.

Khi ấy, trưởng giả A-cưu-lưu trong lúc đi loanh quanh tìm nguồn nước bỗng gặp một vị thần cây, liền đem việc nguy khốn đói khát của mình nói với thần. Vị thần đưa cánh tay phải lên, từ các ngón tay của ông liền hóa ra rất nhiều thức ăn, nước uống, cung cấp đầy đủ cho A-cưu-lưu và cả những người cùng đi đều thoát khỏi cơn đói khát.

Trưởng giả A-cưu-lưu liền thưa hỏi: “Thần nhờ phước đức gì mà có khả năng biến hóa từ ngón tay ra thức ăn, nước uống như thế?”

Vị thần đáp: “Trước đây vào thời đức Phật Ca-diếp, ta là một người nghèo, thường ngồi bên lề đường nơi cửa thành chuyên làm việc lau kính cho người. Mỗi khi thấy có vị sa môn nào vào thành khất thực, ta liền đưa cánh tay phải lên chỉ đường, chỉ rõ cho vị ấy biết nhà nào trong thành có thể đến khất thực được. Lại khi thấy vị ấy khất thực được đầy bát trở về, ta liền sinh tâm hoan hỷ vô cùng. Ta làm như thế không chỉ một hai ngày mà là rất lâu dài. Nhờ phước báo đó mà ngày nay mọi thứ cần dùng chỉ đưa ngón tay chỉ ra là có.”

Trưởng giả A-cưu-lưu nghe qua câu chuyện của vị thần cây, trong lòng sáng tỏ, thấu rõ lẽ nhân quả, từ đó về sau hết lòng tu tập hạnh bố thí, mỗi ngày đều cúng dường cho rất nhiều vị tăng. Sau khi chết ông liền được sinh lên tầng trời thứ hai, cung trời Đao-lợi, làm vị thiên nhân rải hoa trời.

Lời bàn

Người không có trí tuệ thì dù có nhiều tài sản cũng không thể gieo trồng phước báo. Người có trí tuệ thì dù không có tài sản cũng có thể gieo trồng phước báo. Nếu học làm theo như vị thần cây kia, ắt là tài sản của người khác cũng có thể trở thành hữu dụng cho ta. Khi chỉ đường làm lợi lạc cho người khác, ruộng phước từ nơi ngón tay chỉ mà được rộng sâu; ngợi khen khuyến khích người khác làm việc thiện, ruộng phước từ nơi lời nói mà được rộng sâu; bôn ba xuôi ngược giúp người, ruộng phước từ nơi đôi chân mà được rộng sâu... Quay nhìn lại khắp thân thể mình, từ tai, mắt đến tay, chân... thật không bộ phận nào lại không thể giúp ta gieo trồng ruộng phước. Thật vĩ đại lắm thay! Phật pháp quả thật mang lại lợi ích cho muôn người, những kẻ phàm tục tầm thường làm sao có được trí tuệ sáng suốt hiểu được như thế?

Thân hình xấu xí, thanh âm tốt đẹp

Vua Ba-tư-nặc một hôm dẫn quân đi ngang tinh xá Kỳ Viên, nghe tiếng một vị tỳ-kheo tụng kinh, thanh âm hết sức hay lạ, thu hút. Vua liền tìm đến khấu đầu lễ Phật xin được diện kiến vị tỳ-kheo ấy, dâng cúng 10 vạn đồng tiền. Đức Phật dạy: “Nhà vua hãy cúng tiền trước rồi sẽ gặp thầy ấy sau. Nếu vua gặp thầy ấy trước, ắt sẽ không khởi tâm cúng dường nữa.”

Vua liền mang tiền đến cúng dường trước. Sau đó được gặp vị tỳ-kheo mới thấy vị này hình dung cực kỳ xấu xí, lại thấp bé vô cùng. Vua quả nhiên sinh tâm hối tiếc việc cúng dường. Vua liền thưa hỏi, muốn biết nhân duyên đời trước.

Đức Phật dạy: “Ngày xưa, sau khi đức Phật Ca-diếp nhập Niết-bàn, có một vị vua dựng tháp thờ Phật, giao cho 4 vị quan cùng lo đốc thúc việc xây dựng. Trong đó có một vị lười nhác không tận lực, liền bị vua quở trách. Vị quan ấy bị quở trách thì giận lắm, thốt ra lời rằng: “Cái tháp quái này to lớn quá, biết chừng nào mới xây cho xong được!” Do phát ra lời bực dọc oán hận đối với việc xây dựng tháp Phật, nên trong suốt 500 kiếp sinh ra đều phải chịu hình dung cực kỳ xấu xí, thấp bé. Lại sau khi xây dựng xong tháp Phật, vị ấy tự hối lỗi trước, mang một cái chuông nhỏ đến cúng dường đặt trong tháp. Nhờ phước báo ấy mà trong suốt 500 kiếp về sau mỗi khi sinh ra đều có được thanh âm hay lạ, thu hút người khác.

Lời bàn

Các nhân do sáu căn tạo thành, thiện ác xen lẫn nhau, tùy theo đó mà chúng sinh phải thọ nhận quả báo khác nhau, khổ vui lẫn lộn. Xưa có người đi du lịch xa, lúc đến một ngọn núi giữa đảo xa ngoài biển, gặp một người dung nhan tỏa sáng phi thường, diện mạo đoan chánh, thường được nghe nhạc trời khiến tâm vui vẻ, chỉ riêng có cái miệng là cực kỳ xấu xí, giống như mõm lợn. Tìm hiểu nguyên nhân mới biết đó là người đời trước thường tu phước, chỉ hay mắc lỗi nơi lời nói, thường nói những lời thô tục, bẩn thỉu. Ôi, thật đáng sợ lắm thay!

Mười hạt thóc được thoát nghèo

Đời Tùy, ở núi Chung Nam có vị thánh tăng là Thích Phổ An. Mỗi khi ngài đến chỗ đông người, thiên hạ lại tranh nhau thiết lễ cúng dường thỉnh ngài thọ trai.

Ngày kia, ngài đến thôn Đại Vạn. Trong thôn có người tên Điền Di Sanh, nhà nghèo đến mức chẳng có gì ngoài bốn bức vách trơ vơ. Ông có bốn người con gái, quần áo chẳng đủ che thân. Cô con gái lớn nhất tên là Hoa Nghiêm, khi ấy đã được 20 tuổi, ngoảnh nhìn lại gia sản chẳng có gì ngoài hai thước vải thô xấu. Nghĩ mình nghèo khổ thật quá đỗi, chẳng biết lấy gì để làm việc bố thí tạo phước, chỉ biết ngửa mặt nhìn lên mái nhà đau xót, bất chợt nhân đó thấy trên cây xà ngang có một lỗ hỗng nhỏ, bên trong có một nhúm thóc nằm vương vãi. Cô tìm cách lấy xuống, xem kỹ nhặt ra được mười hạt thóc vàng. Liền đem mấy hạt thóc ấy lột vỏ trấu, chà sạch lớp cám bên ngoài, định mang cùng với hai thước vải thô dâng lên cúng dường thánh tăng.

Thế nhưng khi cô nhìn lại mình, chẳng còn mảnh vải che thân nên không thể ra khỏi nhà được. Liền chờ lúc đêm tối mới ra khỏi nhà, không dám đứng thẳng đi mà bò sát dưới đất, hướng về chỗ vị tăng đang trú ngụ, mang hai thước vải thô bỏ nơi bên ngoài phương trượng, còn mười hạt gạo thì tự tay mang đến bỏ vào nồi cơm đang nấu, trong lòng thầm khấn nguyện rằng: “Tôi đời trước do tham lam bỏn xẻn nên nay phải chịu quả báo nghèo khổ cùng khốn. Nay đối trước chư Phật xin thành tâm sám hối, nguyện đem chút vật phẩm nhỏ nhoi này cúng dường chư tăng. Nếu như nghiệp báo nghèo khổ khốn cùng của tôi đến nay đã dứt, xin cho tất cả những hạt cơm đang nấu trong nồi này đều hóa thành sắc vàng.” Khấn nguyện rồi gạt nước mắt mà quay về nhà.

Sáng sớm hôm sau, chư tăng đều thấy trong cái nồi ấy nấu đến năm thạch gạo mà toàn bộ cơm trong nồi đều hóa thành sắc vàng. Không ai biết vì sao, chỉ có Đại sư Phổ An quán biết nhân duyên sự việc liền nói rõ cho mọi người biết. Ai nấy nghe qua xúc động không kiềm được, đều cho cô gái họ Điền là người có tâm địa tốt. Nhân đó, rất nhiều người mang tài vật đến giúp đỡ cho gia đình Điền Di Sanh. Cô gái ấy sau lại phát tâm xuất gia học đạo.

Lời bàn

Tuy chỉ là vài thước vải thô với mấy hạt gạo, nhưng đối với cô gái họ Điền kia đã là dốc hết tài sản mà cúng dường rồi vậy. Những nghiệp xấu đã tạo đời trước, biết đâu chẳng là nhờ đó mà cũng được dứt sạch?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Lược sử Phật giáo


Hoa nhẫn nhục


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.24.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...