Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Luận về ý nghĩa bảo vệ sự sống »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Luận về ý nghĩa bảo vệ sự sống

Donate

(Lượt xem: 7.263)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Luận về ý nghĩa  bảo vệ sự sống

Font chữ:


Có người khách hỏi: “Trong kinh nói rằng: Người ăn dê, dê ăn người, đời đời kiếp kiếp ăn nuốt qua lại với nhau. Do nhân duyên ấy mà trải qua trăm ngàn kiếp vẫn ở mãi trong luân hồi sinh tử. Từ đó suy ra đối với những con vật khác nữa ắt cũng không khác. Như vậy thì con người ta sống trong đời này, chạm tay cũng đủ thành tội, thật đáng sợ thay. Liệu có thể tin được như thế chăng?”

Tôi giải thích rằng: Lời dạy của bậc thánh luôn đúng thật, ý chỉ trong kinh điển không hề hư dối. Những thuyết luân hồi, chuyện [thiện ác] báo ứng, nếu chỉ dựa theo sự việc thì tợ hồ như không thật, nhưng suy tìm theo lý lẽ thì quả thật đúng như thế.

Nói về sức mạnh của con người, không gì hơn được sức mạnh của tâm ý. Tâm ý đã dẫn dắt thì hình thể không sao chống lại được. Cho nên, tâm đau buồn thì mặt mày nhăn nhó, tâm vui mừng thì diện mạo thư thái. Những tình cảm nhất thời mà còn có thể làm thay đổi diện mạo, thì sự tập trung toàn bộ tâm lực đương nhiên có thể làm thay đổi cả hình thể.

Mạnh tử nói: “Sự khác biệt giữa con người với cầm thú rất ít, nên kẻ tầm thường [dễ dàng] đánh mất, người quân tử thì luôn giữ được.”

Chỗ khác biệt rất ít đó, nếu đánh mất đi thì bản thể con người ắt cũng đồng như cầm thú. Nếu đã đồng như cầm thú, thì hình thể dáng vẻ ắt cũng hướng theo tinh thần mà thay đổi. Nếu sức mạnh hướng theo đó thật mãnh liệt thì sẽ làm thay đổi hình thể ngay trong đời này, nếu yếu ớt không thúc bách thì sẽ thay đổi sau khi chết [sinh vào đời khác]. Chậm hay nhanh có khác biệt nhau, nhưng xét đến cùng vẫn theo cùng một lý ấy.

Như Họa Sư hóa làm ngựa, Cận Thượng hóa mãng xà, đó là sự thay đổi sau khi chết [sinh vào đời khác]. Phong Thiệu hóa cọp, Minh Sâm hóa rắn, đó là sự thay đổi ngay trong đời này.

Sự biến hình của Minh Sâm với Họa Sư là theo cùng một nguyên lý. Họa Sư do lúc đưa ngọn bút vẽ, dồn hết tinh thần vào hình thể ngựa quý, còn Minh Sâm do khi lập thành luận thuyết, để cả tâm tưởng vào hình dạng uyển chuyển của rắn. Tinh thần đã hướng về nơi đâu ắt hình thể cũng tùy theo đó; tâm tưởng đã hình thành ắt tự ngã phải đổi thay, do đó mà hóa thành ngựa, thành rắn. Nhưng sự biến hóa nhanh chóng hay chậm chạp thọ hình ắt do nơi [sức mạnh của tâm ý] mãnh liệt hay yếu ớt.

Sự hóa hình của Phong Thiệu với Cận Thượng là cùng một lý. Phong Thiệu hung bạo, tính cách giống như loài cọp; Cận Thượng trong lòng độc ác oán hận, chỗ hướng tâm giống như loài mãng xà. Tính cách giống nhau ắt hình thể phù hợp như nhau, hướng tâm như nhau thì hình dáng phải giống nhau, do đó mà hóa hình giống cọp, giống mãng xà. Nhưng sự biến hóa nhanh chóng hay chậm chạp thọ hình lại cũng do nơi [sức mạnh của tâm ý] mãnh liệt hay yếu ớt.

Dựa theo đó mà nói thì những điều trong thuyết luân hồi là đúng thật, không có gì phải nghi ngờ. Đã không nghi ngờ thuyết luân hồi, thì việc chúng ta sinh ra đời này nối sang đời khác [thay hình đổi dạng] cũng không thể bác bỏ.

Vì sao vậy? Việc tốt đẹp hiền thiện khó giữ làm theo, đường xấu ác dễ quen chân bước. Vậy nên trong lòng chúng ta hiện nay những tâm niệm tham lam, sân hận, ác độc, tranh giành, ganh ghét, đố kỵ, ái luyến, kiêu mạn, vọng tưởng, cao ngạo, tham danh, tham lợi, ưa giết hại, tham dâm dục... chỉ cần gặp việc là hiển lộ ra ngay, nối nhau không dứt, liệu có ai không sẵn mang các tướng rắn, tướng mãng xà, cũng như hết thảy [những tâm niệm] đó đều là nhân để thành cọp, thành ngựa.

Cho nên, dù hiện nay có đủ tay chân, trên thân chín lỗ, tạm thời được mang hình thể con người, hết lòng thương con yêu vợ, niệm niệm quyến luyến thân thuộc. Nhưng chỉ cần một hơi thở dừng lại thì người với vật có gì khác biệt? Xét như thế nên giữ tâm điềm đạm là chỗ xem thường quyền cao chức trọng của Y công, sống theo ý thích không gò bó là nếp nhà Chu Hợi. Vắt cạn sức muôn nơi vì đãi khách, hao phí tiền bạc chỉ vào miếng ăn, bắt chước [sự thịnh vượng] đời Tần xe cộ nối nhau vận chuyển, ngợi khen [sự giàu sang] nước Tấn [chất thịt cao] như núi, tôi chỉ sợ đó là những điều bi thảm thương tâm mà thôi. Bước chân đi ắt tự có nơi đến, những lời khuyên của Chu Ngung há chẳng đầy lòng thương xót đó sao?

Nói chung, [trong việc giết hại thì giết] người với [giết con] vật cũng chẳng khác gì nhau. Nhưng sở dĩ người không ra tay giết người là có ba lý do. Một là không dám, hai là không nỡ, ba là theo thói quen tích tập lâu đời.

Dù là kẻ thường dân hay trang hiệp khách, ai ai cũng muốn công kích người bất đồng, muốn đâm chém kẻ cừu địch. Thế nhưng vẫn phải dừng tay không làm, kìm giữ tâm niệm xấu ác trong lòng mà không dám biểu lộ ra. Đó là vì đọc trong sách vở [phân biệt thiện ác] mà sợ sệt, thấy những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật mà e dè, như thế gọi là không dám.

Kẻ làm vua một nước, tự nắm quyền sinh sát, oai thế có thể mặc sức hung bạo, quyền lực có thể làm theo ý thích, thế nhưng bắt một kẻ vào ngục rồi thì ngoái nhìn chẳng muốn bước đi, giết chết một người rồi thì trong lòng buồn thảm không yên ổn. Đó là vì xương thịt giống nhau, đồng một hình thể nên sinh lòng xót xa thương cảm, nghĩ đến việc [gây ra cảnh] vợ góa con côi, linh đinh cô độc thật đáng thương, như thế gọi là không nỡ.

Đã không dám, lại không nỡ, do đó mà việc giết người là rất hiếm có ở đời. Những việc như máu đổ nơi sông Vị, có thể cả đời chưa từng thấy, hành hình tại Hà Nam, cũng có thể sống hết tuổi đời chưa được nghe.

Việc trong nhà tập lâu thành nếp, chuyện ở đời làm mãi thành phong tục. Dù là kẻ [thẳng thắn] như Dược Tung, cứng rắn xúc phạm cả Hán Minh đế, hoặc [tham danh] như Cát Húc, sai lầm chọc giận đến Võ Tắc Thiên, nhưng khi giơ gậy đánh cũng chần chừ không quật xuống, vung dao lên cũng do dự chẳng đâm tới, tâm ý khiếp sợ khi ra tay giết hại, tay chân bủn rủn lúc đối diện cái chết, như thế gọi là thói quen tích tập lâu đời.

Nhờ có ba việc như thế cùng góp sức tác động mà mạng sống của con người khắp nơi được bảo vệ.

Nhưng đối với loài vật thì hoàn toàn khác. Kẻ làm nghề giết mổ [súc vật], dẫu những năm được mùa no đủ cũng chẳng bị cấm đoán; ngư dân [đánh bắt cá tôm], dù trong đời Nghiêu Thuấn cũng không hề bị buộc phải thường bồi. Tâm giết hại mạnh mẽ hơn đối với loài mang hình thể khác, lòng thương yêu lại giấu kín đi khi khác biệt hình hài. Âm thanh [loài vật] phát ra duyên theo nghiệp ác cũ, nên lúc bị giết phơi thây còn chưa chết, tiếng kêu la như thảm thiết, như tắt dần mà người nghe không chút xót thương. Xương thịt đền trả nợ xưa, nên tuy chẳng phải sâm quý mà người ăn vào không thấy tanh hôi lại hết sức ngon ngọt.

Mạng sống con vật kia bị giết, do nhân nó đã tạo từ quá khứ nên khó thấy. Mối oán thù ta vừa kết thành [khi giết nó], quả báo đến trong tương lai thì ai biết được? Nhân quả đều dứt mất, dao thớt cùng bỏ đi, nhưng tai mắt lại vẫn không ngừng nghe, không ngừng thấy những chuyện giết hại. Tự mình giết, sai bảo người khác giết, những việc như thế trong suốt một đời không lúc nào gián đoạn. Bậc xuất gia có được lòng từ [uống nước] lược trùng, [đi lại] bảo vệ từng ngọn cỏ, vốn đã rất ít, người thế tục hiền thiện như Cao Sài, Hạnh Linh lại càng không có.

Nhưng lời dạy [phải biết thương yêu] tiết giảm tiêu dùng, tùy thời [sai khiến] của các nhà Nho gần đây, cho đến những lời trung thực chính nghĩa của đạo Nho xưa vẫn thường rót mãi vào tai, hun đúc tưới tẩm trong tâm. Vậy mà khi thấy hàng ngàn sinh mạng chết nơi đầu đũa, lại chưa từng động lòng đổi sắc, khi nhìn hàng trăm vật loại bị xua vào đầy bếp, vẫn không chút nghĩ suy. Nơi nơi đều buông thả mặc sức làm điều hung bạo, muôn loài phải oan uổng mạng vong. Kẻ mạnh hiếp yếu, bất ngờ tranh cướp đi mạng sống; kẻ yếu nghẹn ngào kêu không thành tiếng, đành chịu bỏ mình trong bụng muôn người.

Nếu không nương dựa vào con người để kiếm miếng ăn thì trốn chạy vào rừng sâu núi thẳm, thà chấp nhận việc bị thú dữ cắn xé, mười phần chết cũng còn có được một vài phần sống sót. Nhưng buộc phải nương dựa vào con người để kiếm miếng ăn, ắt được nuôi dưỡng trong chuồng trong cũi, đợi khi người muốn ăn [thì mang ra giết] bất cứ lúc nào, vạn phần chết không có được lấy một phần sống sót. Than ôi, vào đời Đường có người từng nói rằng: “Sinh ra ơn trọng biết bao, giết đi tội lỗi lắm thay, cớ sao lại đẩy muôn loài đến chỗ khốn khổ cùng cực như vậy?”

Tuy nhiên, như trên đã nói, ắt phải có chuyện báo ứng đền trả nơi chốn u minh, chẳng khác gì pháp luật thế gian. Ngày đền trả càng trì hoãn về sau, hình phạt càng tăng thêm gấp vạn lần tàn khốc. Lẽ nào chỉ vì chút miếng ăn vào miệng mà phải cam chịu nỗi khổ đến như vậy? Nếu có thể không làm thế, ắt nên quý trọng lòng từ, chấm dứt việc giết hại, kiềm chế ham muốn, giữ trọn đức nhân ái, quán xét trong các loài không giống ta mà thấy được sự tương đồng hình dạng, suy tưởng bên ngoài chỗ khác biệt về hình thể mà thấy ra chỗ cùng một thể tánh. Quán xét niệm tưởng thật lâu ngày thì tâm lực từ bi tự nhiên thành tựu. Đến như quán tưởng [việc ăn thịt loài vật như ăn] thịt con mình cũng không cần nữa, huống chi lại có sự phân biệt giữa người với vật hay sao?

Nếu như bị tập khí lâu đời trong tâm sai sử, lại càng phải nỗ lực trừ bỏ. Xưa có tục xấu ác, sinh ra con gái thì không giữ lại. Dân Khương, Hồ thì đối với con trai cũng giết. Do thói tục lâu ngày khiến cho đến nỗi như thế, chẳng còn phân biệt được cốt nhục của chính mình. Nhưng thế thì đối với tâm không giết hại, nếu được huân tập lâu ngày cũng sẽ như vậy, dù là con vật còn không nỡ giết, huống chi con ruột của mình? Nếu để tâm quen theo việc giết hại, thì dù con ruột của mình còn giết được, huống chi đối với loài vật?

Cái tâm tích tập lâu đời theo thói quen như thế chính là căn bản của sự trói buộc vào nghiệp ác. Nếu muốn dứt trừ sự giết hại, trước hết phải quán chiếu vào tập khí, quán chiếu vào tự tâm, một khi thành tựu thì thói quen [giết hại] tích tập từ xưa tự nhiên dứt sạch.

Đến như sai lầm của các nhà Nho gần đây, ắt không biết đến việc quán tâm mà cố cầu đạo nhân ái, thật cũng dễ nhận biết. Mạnh tử nói: “Nhân từ với dân, thương yêu loài vật.” Trong câu nói đó đã thấy sự thương yêu phân ra có chỗ trì hoãn, có phần cấp thiết. Nếu người giết loài vật để ăn thịt mà vẫn nói đó là thương yêu, thì so với câu chuyện la-sát nữ trong kinh Phật đâu có gì khác biệt? La-sát nữ ấy bắt người ăn thịt, nói rằng: “Ta nghĩ đến các người, nên ăn thịt các người.” Ôi, ăn thịt người mà nói rằng biết nghĩ đến người, so với [Mạnh tử] ăn thịt loài vật mà nói là thương yêu loài vật, như vậy thì có khác gì nhau?

Ý nghĩa trung chính, theo tâm chính trực mà làm, nếu [lìa bỏ ý nghĩa chân chánh, chỉ] chạy theo sự việc mà tìm cầu, ắt phải xa rời đánh mất đạo nghĩa. Như nói rằng ít giết hại là hợp đạo, điều ấy ghi chép trong kinh điển nào? Nói như thế thật chỉ đủ cho người hiểu biết cười chê. Tử Lộ gảy đàn, tâm giết hại biểu lộ ra tiếng đàn, liền bị Khổng tử quở trách, bạn đồng môn không còn kính trọng. Từ xưa đến nay, lẽ nào lại có người chưa dứt hết tâm giết hại mà thành bậc thánh?

Nay tà thuyết hoành hành quá thịnh nơi đất Trung Hoa này. Đức Phật xưa thường dạy rằng: “Trong đời mạt pháp, đạo của ma hết sức mạnh mẽ thịnh hành.” Do ma lực nên khiến người ta không thể nhận biết được tà thuyết hiện nay, đó cũng là điều có thể dễ dàng tự hiểu. Nhưng thiên hạ mênh mông muôn ngàn dặm, thời gian trải qua đã mấy ngàn năm, trong đó người thông minh trí tuệ liễu đạt cũng dễ tương đồng như kẻ mê mờ không giác ngộ. Lời Phật đã dạy, tin chắc không dối gạt.

Xưa, Đào Hoành Cảnh ẩn cư tu tập cầu được thành tiên, trải qua đã nhiều năm mà chẳng thấy dấu vết chim loan chim hạc, trong lòng hết sức ngờ vực. Ngày nọ, có người học trò của ông vốn đã thành tựu tiên đạo, từ trên trời hiện xuống bảo ông: “Thượng đế thấy sách ‘Bản thảo’ của thầy soạn giải có nhiều phương thuốc sử dụng côn trùng, giết hại sinh mạng rất nhiều, nên sự tu tập của thầy tuy đã trọn vẹn nhưng do điều này phải bị trách phạt.” Họ Đào hiểu ra điều đó, lập tức [biên soạn lại sách], thay dùng các vị thuốc bằng cây cỏ.

Các nhà Nho gần đây khi chú giải sách xưa, thật không may chẳng được chư thiên nhắc nhở, nên cuối cùng khiến cho người đời đều tin theo thuyết của họ [mà xem thường mạng sống loài vật], khiến muôn vật đành chịu bỏ mạng, kêu với trời chẳng được trời nghe, muốn chui xuống đất cũng không tìm được kẽ hở. Người đời ít kẻ noi theo Mạnh tử, nào ai động lòng thương những con vật mồ côi. Khắp nơi chẳng tìm được vua nước Giới Thị, biết ai giải được mối hận những con vật bị người giết tế? Mẹ trơ mắt nhìn con bỏ mạng, con đau lòng nhìn mẹ tử vong. Hoặc con nhìn roi quất da mẹ liền xuống cây chịu bắt, hoặc mẹ biết mình sắp chết liền vắt sữa cho con lúc tàn hơi. Hoặc lúc lâm nguy cố giữ lấy con trong bụng, hoặc hình hài chết rồi vẫn hướng theo con. Mắt nhìn thấy những cảnh ấy càng thêm thê thảm, nói ra càng động mối thương tâm.

Lại còn những khi hàng công tử vây rừng đuổi thú, bậc tướng quân săn bắn lúc thanh nhàn, muôn loại thịt phải chịu lên dao thớt, trăm loài thú lâm vào cảnh lạc bầy. Kìa chim mái cất tiếng kêu đêm, bi thương như ôm mối sầu hoàng hộc, nọ chim trống sáng sáng hót giọng buồn thương, như viết bài ca ôm hận Thương Lăng, nhớ ngày nào ríu ra ríu rít, giờ đây cô độc lẻ loi. Nên biết những tình cảm yêu thương quấn quít, đâu chỉ riêng con người mới có, mà muôn loài hữu tình, dù trùng kiến nhỏ nhoi cũng đều như thế. Cho đến ngũ thường cũng đâu riêng ở con người, mà sinh linh muôn loài đều là vậy.

Suy xét đến chỗ [tương đồng] như thế thì tập khí [giết hại] đã huân tập muôn đời trong tâm thức ắt có thể nhất thời nguội lạnh tiêu tan. Tập khí đã tiêu tan, thì sự nhẫn tâm hay liều lĩnh [dám làm việc giết hại] cũng không còn nữa. Ba đường cùng rộng lớn, người với vật [đều xem] như nhau.

Lại lấy Đại thừa làm tâm nguyện, gấp rút mong sao cho mọi người đều [thấu đạt lý không giết hại] giống như mình, một người khuyên bảo trăm người, trăm người khuyên bảo ngàn người, nối tiếp mà khuyên bảo nhau, truyền rộng đến vô số, giáo thuyết đại từ đại bi liền rõ ràng sáng tỏ khắp thế gian, dù đời sau có kẻ bác bỏ, cho là hão huyền, cũng không thể làm cho suy yếu; có người công kích lẽ chân thật, cũng không thể làm cho bế tắc; tuy vẫn có sự suy giảm vì truyền nối qua nhiều đời, nhưng nhờ noi theo cội gốc, nối theo người xưa nên muôn loài vật được thoát nạn giết hại cũng sẽ nhiều không tính hết.

Than ôi, những con vật kia đã chịu quả báo nhất định phải bị giết, thì người giết chúng cũng có cái nhân xấu ác nhất định phải tạo ra. Những lời của tôi tuy chẳng được ngọt ngào êm dịu, nhưng cũng đáng để mọi người hồi tâm suy xét lại.

Học thuyết của các nhà Nho gần đây cũng không nói những điều khác với Khổng Mạnh, nên biết rằng họ cũng xem thuyết của Khổng Mạnh là đúng thật. Nhưng Phật dạy như thế này, Khổng Mạnh lại nói như thế kia, một bên trong như nước sông Vị, một bên đục như nước sông Kinh, người thấu hiểu thì tự nhiên phân biệt được. [Nếu như] vua Nghiêu vua Vũ cùng ra đời, lòng người ắt phải nghiêng về theo vua Nghiêu; [ví bằng] Khổng tử với đức Phật cùng xuất thế, làm sao có thể không quy y Phật?

Đó chính là lý do đức Phật được tôn xưng là Pháp vương trong Ba cõi, là đấng cha lành của chúng sinh trong khắp cõi thế giới đại thiên, là mẹ hiền của tất cả những người mẹ hiền.

Xưa Mặc tử lập thuyết kiêm ái, có người chỉ trích, Mặc tử liền nói: “Ví như ở đây có người theo thuyết kiêm ái, phụng dưỡng cha mẹ người khác như cha mẹ mình, thương yêu bảo bọc vợ con người khác như vợ con mình, lại có người không theo thuyết kiêm ái nên làm ngược lại. Xin hỏi, nếu ông có việc đi xa phải gửi gắm vợ con mình, ông sẽ chọn gửi gắm cho ai?” Người kia đáp: “Tôi gửi gắm cho người theo thuyết kiêm ái.” Mặc tử cười nói: “Ông vừa chọn gửi gắm vợ con cho người theo thuyết kiêm ái, lại nói là không theo thuyết ấy, như vậy là thế nào?”

Nay những người nói rằng giết hại loài vật là theo lẽ trung chính, mà cấm hẳn không giết hại là quá đáng, thật may mắn thay là họ được sinh ra làm người [nên mới nói thế]. Ví như họ phải sinh làm những loài mang lông đội sừng, ắt phải bỏ mạng treo thân trong nhà bếp, hoặc hồn phách tiêu tan vì cung nỏ.

Phục Hy trước đã ra tay đánh cá, Khổng tử về sau mới noi dấu bắn chim. Thành Thang tuy có lòng nhân nhưng vẫn từng đan lưới bắt chim thú, Tử Dư dù [nói là] thành thật thương yêu, liệu có từng nghe tiếng [kêu của con vật bị giết]?

Vào những lúc ấy, nếu có bậc Đại giác Thế Tôn rủ lòng lân mẫn, hốt nhiên xuất hiện giữa đời, ắt người người đều hoan hỷ, mừng mừng tủi tủi mà cung kính đảnh lễ nương theo, khác nào như chim bồ câu đang ôm lòng kinh sợ, được bóng mát che chở liền an ổn, hoặc như dê kia sắp chết, dưới lưỡi dao cầu xin người cứu mạng. [Những lý lẽ rõ ràng như thế,] cần chi phải mất thời gian níu kéo theo luận thuyết sai lầm của người đi trước mà so sánh giữa Phật với Khổng xem ai hơn ai kém!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.107.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...