Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Những mối nghi về sự hiện hữu của ba đường ác »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Những mối nghi về sự hiện hữu của ba đường ác

(Lượt xem: 4.954)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Những mối nghi về sự hiện hữu của ba đường ác

Font chữ:


Hỏi: Con người là giống tối linh trong muôn vật, thế nhưng chuyện đền ơn trả oán vẫn thường điên đảo mơ hồ, huống chi loài súc sinh hết sức ngu si, sao có thể biết báo oán trả ơn [một cách chính xác] được?

Đáp: Trong sự đền ơn báo oán, có những chuyện có thể suy xét mà biết, cũng có những chuyện không thể suy xét mà biết được.

Những ân oán mà mình biết để báo đáp, đó là trường hợp có thể suy xét mà biết được. Lại có những trường hợp người làm ơn mà mình không hề biết, nhưng do duyên lành đời trước như thế nên ngày nay vừa gặp nhau đã thấy hoan hỷ vui mừng; hoặc người có oán cừu mà mình không hề biết, nhưng do duyên xấu ác trong quá khứ nên ngày nay vừa gặp nhau đã tự nhiên sinh lòng giận ghét. Đó là những trường hợp không thể suy xét mà biết được.

Cho nên, nói chung thì nghiệp giết hại có quả báo nhanh chậm khác nhau, một khi nghiệp duyên đã đến thì bất luận là trời, người hay quỷ thần cũng đều không thể trốn tránh. Lấy ví dụ, nếu như người gây nghiệp giết hại rồi tương lai sinh làm người, kẻ bị giết hại lại sinh vào loài súc sinh, ắt sẽ có những việc như rắn mổ, chó cắn, cọp vồ... Nếu người giết hại sinh làm người, kẻ bị giết hại lại sinh làm quỷ thần, ắt sẽ có những việc như dịch lệ, bắt hồn, chết bất đắc kỳ tử, chết yểu... Nếu người giết hại sinh làm người, kẻ bị giết hại sinh lên cõi trời, ắt sẽ có những việc như tai ương, tật bệnh, bạo tử... Nếu người giết hại sinh làm dân thường, kẻ bị giết hại lại sinh làm quan lại, ắt sẽ có những việc như lao ngục, gông cùm, khép tội chết oan uổng... Nếu người giết hại sinh làm quân lính, kẻ bị giết hại sinh làm quan binh, võ tướng, ắt sẽ có những chuyện như đao thương giao đấu, đạn lạc tên bay, bỏ mạng sa trường... Nếu người giết hại sinh lên cõi trời, kẻ bị giết hại sinh vào loài a-tu-la, hoặc ngược lại, ắt sẽ có những chuyện như núi lay biển động, chiến đấu không ngừng...

Người đời mỗi khi gặp phải tai ương hoạn nạn thì lập tức oán trời trách người, không biết rằng mỗi việc như thế đều có nguyên do, chẳng phải tự nhiên mà đến.

Hỏi: Thuyết địa ngục chẳng qua cũng chỉ để khuyên người tránh ác làm thiện mà thôi, lẽ nào lại là có thật?

Đáp: Cõi dương gian cũng có lao ngục, vì sao riêng ở cõi âm lại không có? Đức Phật tuy khuyên người làm thiện nhưng lẽ nào [vì thế mà] nói dối, lừa gạt người sao? Ông Vương Long Thư có nói rằng: “Người đời nói dối có hai nguyên do, một là để tranh lấy điều lợi, hai là để tránh né điều hại. Đức Phật xem địa vị của vua trời Đế Thích như chiếc giày rách, xem vàng ngọc châu báu như gạch ngói đá sỏi, thế thì có điều lợi nào để tranh lấy? Phật xem đao kiếm cắt xẻo thân thể chỉ như vẽ vào hư không, lửa dữ thiêu đốt thân hình chỉ như thiêu đốt hình ảnh, thế thì có điều hại nào phải tránh né? Cho nên, không chỉ là Phật không nói dối, mà là chẳng cần phải nói dối để làm gì cả.”

Thuở xưa, trong vô số kiếp về trước, đức Thế Tôn từng ở nơi thế giới này làm vị Thiên vương cõi trời Đao-lợi, tên là Thiện Nhật Quang Minh, còn thế giới này lúc ấy tên là San Hô Trì. Khi ấy, đức Thiên Vương nhìn xuống cõi Diêm-phù-đề thấy người người đều ưa thích việc giết hại, liền hiện xuống hóa hình làm quỷ dạ-xoa, đến chỗ con người đòi hỏi thức ăn. Mọi người đều kinh hãi, liền hỏi muốn ăn gì, quỷ dạ-xoa đáp: “Ta chỉ ăn thịt những kẻ giết hại thôi.” Rồi ngài đến những nơi lò mổ sát sinh, biến hóa ra các hình nhân trông như thật, xé xác mà ăn. Mọi người thấy thế đều kinh sợ, tất cả đều xin giữ giới không giết hại nữa.

Qua câu chuyện ấy, đức Phật có dạy rằng: “Ta tuy hóa độ được vô số chúng sinh bằng cách ấy, nhưng do quả báo của việc nói dối và đe dọa chúng sinh nên khi ta ngồi dưới cội Bồ-đề sắp thành quả Phật thì bị thiên ma Ba-tuần cùng với chúng ma kéo đến khủng bố, muốn cho ta rối loạn mà không thể chứng đạo Bồ-đề.”

Theo chuyện này mà xét thì biết đức Phật không hề nói dối về chuyện có cảnh giới địa ngục.

Hỏi: Thuyết nói về địa ngục hẳn là [hàm ý chỉ đến những nỗi khổ] ngay trong cõi dương gian này đó thôi. Như kẻ đói thiếu khốn cùng phải đi xin ăn, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, ấy chính là cảnh giới ngạ quỷ. Như kẻ bị giam nơi tù ngục, gông cùm xiềng xích quanh thân, đó chính là địa ngục. Còn như núi đao rừng kiếm, chẳng phải chính là [cái khổ mà] những con vật bị mang ra giết mổ phải chịu đó sao? Vạc dầu sôi, lò lửa nóng, chẳng phải chính là [cái khổ mà] những con vật bị nấu nướng chiên xào phải chịu đó sao?

Đáp: Nói như thế nghe qua tưởng chừng như đúng, nhưng thật ra không phải vậy. Nếu nói ở cõi dương gian này có cảnh khổ như địa ngục thì cũng đúng, nhưng nếu nói cảnh giới địa ngục chỉ có ở cõi dương gian này thôi thì không đúng.

Ví như những kẻ quá thấp hèn ngu si, người đời thường ví như súc sinh, nhưng lẽ nào vì thế mà cho rằng hạng người ấy chính là súc sinh, rồi phủ nhận rằng không có súc sinh thật vốn là những loài mang lông đội sừng?

Thuở xưa Tư Mã Ôn Công có lần giảng giải kệ thiền, nói rằng “người quân tử thanh thản an nhiên, đó là thiên đường, kẻ tiểu nhân thường buồn lo đau khổ, ấy là địa ngục”. Đại sư Liên Trì hết sức quở trách cách hiểu này, cho rằng nói như vậy thì hàm ý sâu xa sẽ đi đến chỗ bác bỏ nhân quả. Nếu điều ông nói đó mà đúng, ắt những điều truyền lại trong Kinh điển đều là dối trá cả sao?

Hỏi: [Vậy cứ xem như] địa ngục ắt là có thật, nhưng chỉ thấy ghi trong các sách vở khác mà không có trong sách vở của Nho gia, nên người học Nho hẳn là không nên đề cập đến?

Đáp: Nếu miệng tránh không muốn nói đến địa ngục, sao bằng trước hết giữ thân tránh không cho rơi vào địa ngục? Nếu hiểu được con đường tránh xa địa ngục thì khi gặp người khác có khuyên bảo, khuyến khích cũng là điều tốt. Bằng như không hiểu được, thì dù ngậm miệng không nhắc đến địa ngục, liệu có ích lợi gì chăng?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Phúc trình A/5630


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Tây Vực Ký

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.93.173.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...