Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm »» 9. QUÁN ÂM THU PHỤC GIÀ LAM »»

Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
»» 9. QUÁN ÂM THU PHỤC GIÀ LAM

(Lượt xem: 15.897)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm - 9. QUÁN ÂM THU PHỤC GIÀ LAM

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ngày xưa, có một con tàu cướp biển ngày ngày cứ lảng vảng quanh vùng cửa sông Hoàng, mà cầm đầu là tên giặc cướp Lam Lễ Dụ. Hắn tung hoành trên mặt biển, không có chuyện ác nào là không làm, thấy tàu buôn thì cướp hàng hóa, thấy thuyền chài thì đoạt cả mẻ cá của người ta, còn nếu gặp du thuyền thì lột hết vàng bạc của khách du lịch trên tàu.

Tuy nhiên tên giặc cướp thô bạo kệch cỡm này vẫn còn một điều húy kỵ, đó là hắn không dám béng mảng tới Phổ Đà sơn cướp bóc chùa chiền hay nhiễu hại tín đồ, vì hắn rất sợ bị đức Bồ Tát Quan Thế Âm đại từ đại bi trừng phạt.

Một hôm, tàu cướp biển đi ngang qua hải phận bãi cát Thiên Bộ Sa, Lam Lễ Dụ đang ngồi trong khoang thuyền uống rượu, giương cặp mắt kèm nhèm nhìn quanh nhìn quất, bỗng hắn thấy dọc theo bờ biển Thiên Bộ Sa có một cô gái tay cầm giỏ tre, đang đùa nghịch bằng cách đạp trên đầu sóng mà đi đi lại lại.

Lam Lễ Dụ ngẩn người ra mà nhìn, nghĩ rằng: “Cô gái này bản lãnh thật cao, biết đạp trên đầu sóng mà đi!” Rồi hắn ra lệnh cho tên lâu la lái tàu chạy sát lại bờ biển. Khi có thể nhìn rõ, hắn đờ đẫn cả người vì cô gái đang đạp sóng kia là một thiếu nữ xinh đẹp như một nàng tiên trên thiên giới!

Lam Lễ Dụ vừa kinh ngạc vừa vui mừng, nghĩ rằng nếu bắt cô gái này về làm áp thuyền phu nhân thì ta chẳng phải như cọp thêm vây sao? Thật là nhất cử lưỡng tiện! Càng nghĩ càng thấy đẹp lòng, càng thấy ham muốn, bất giác nghếch mặt lên trời cười hô hố, rồi lập tức truyền lệnh cho một tên lâu la thả chiếc thuyền tam bản xuống chèo cho hắn đi vào bờ.

Không ngờ thiếu nữ nọ nhìn thấy Lam Lễ Dụ bơi thuyền tới gần thì nhoẻn miệng cười và quay đi, tiếp tục đạp sóng hướng tới động Triêu Dương. Lam Lễ Dụ lòng nóng như lửa đốt, luôn miệng hối lâu la: “Chèo mau, chèo mau đuổi theo cô ta!” và nhắm hướng động Triêu Dương mà thẳng tiến. Nhìn thì mắt thấy như đã gần bắt được cô gái rồi, nhưng cô gái lại quẹo về hướng miếu Hải Triều. Lam Lễ Dụ không nhẫn nại được nữa, vừa đuổi theo vừa la: “Cô kia đứng lại! Đứng lại ngay!”

Cô gái không lộ chút gì là lo sợ, cứ chốc chốc quay đầu lại nhìn, nhưng vẫn khoan thai tiến tới phía trước, mỗi bước chân đi làm cho những giọt hoa biển bắn lên tung toé, trông thật là hồn nhiên và dễ thương! Lam Lễ Dụ chạy theo mà cả người bốc khói, tâm ác nổi dậy, bèn rút cung tên bắn cô gái một phát.

Làm như cô gái có cặp mắt đằng sau đầu, cô chờ tên bay tới gần mình rồi mới ung dung đưa cánh tay ngọc lên “phụp”, chụp lấy mũi tên trong tay, không quay đầu mà cũng không dừng lại, chân vẫn tiếp tục đạp trên đầu ngọn sóng mà đi. Lam Lễ Dụ thấy thế giật mình, miệng la oai oái: “Giỏi! Thật là cao cường! Bản lãnh cô gái này quả là phi phàm!”

Hắn vừa kinh sợ vừa thích thú, nhưng cũng lại vừa cáu vừa thẹn, bèn nhắm hai cánh tay của cô gái bắn liên tiếp hai mũi tên, trong lòng nghĩ: “Bây giờ xem cô mình có thoát được tay ta không nhé!” Ý tưởng chưa dứt trong đầu đã thấy bàn tay phải của người thiếu nữ đưa lên chụp lấy mũi tên thứ nhất, và chuyển qua phía trái chụp lấy mũi tên thứ hai, xong cô còn quay đầu lại cười, và tiến vào một con đường nhỏ hướng tới miếu Hải Triều.

Lam Lễ Dụ ngây người kinh hoàng, sững sờ đứng lại, khi tỉnh hồn thì không thấy bóng dáng cô gái đâu, mà chỉ thấy chiếc giỏ tre của cô bỏ lại dưới đất. Hắn vội vàng tiến tới nhìn, thấy trong giỏ chỉ có một con cá không to không nhỏ, đang yếu ớt quẫy quẫy đuôi. Thật lâu sau tên ma đầu kia mới hiểu thông ra, nổi trận lôi đình la lên: “Cá trong giỏ! Cô ta muốn ám chỉ ta đây mà! Cô nương thật là to gan, dám đem tên ta ra mà giễu cợt!”.

Lập tức hắn giận dữ dùng chân đá chiếc giỏ tre bay xuống biển và hậm hực chạy tiếp đi tìm người thiếu nữ kia.

Hắn điên cuồng chạy vào đại điện của miếu Hải Triều, nhưng ngước đầu lên chỉ thấy tòa sen của Ngài Quán Âm, phía trước có một lư hương, và trong lư hương có cắm ba mũi tên nhọn mà hắn đã bắn ban nãy, đuôi tên còn bốc khói nghi ngút, giống hệt ba cây hương thơm dịu! Hắn bước đến một cách tức tối toan rút tên ra khỏi lư nhưng kéo tới lồi cả con mắt, ba cây tên vẫn trơ trơ bất động. Lúc ấy tên cướp biển mới cảm thấy sợ hãi, mặt mày tái mét không còn một giọt máu, toàn thân toát mồ hôi lạnh, muốn quay đầu chạy trốn ra khỏi miếu nhưng tại sao chân hắn như có mọc rễ, cất bước không lên như thế này!

Người đời thường nói: “Kẻ xấu mới hay thấp thỏm lo sợ.” huống chi là một tên cướp biển đã tạo bao nhiêu tội ác! Nhưng khi hắn ngước mắt lên nhìn tượng Ngài Quán Âm trên tòa sen, và lại nhìn những mũi tên đang bốc khói thì đột nhiên đại ngộ, vội lập cập quỳ xuống đất, dập đầu lạy không ngừng.

Hôm sau hắn giải tán hết bọn lâu la, nhận chìm tàu cướp, còn mình thì tự đóng một cái gông bằng gỗ, cạo đầu nhẵn thín và từ đó ngày ngày quay mặt vào tường cầu xin ngài Quán Âm tha thứ tội lỗi cho mình.

Về sau, Quán Âm Đại sĩ thấy ông đeo gông quay mặt vào tường ròng rã ba năm, biểu lộ rõ ràng sự quyết tâm sám hối tội lỗi xưa để trở thành một con người mới, bèn chính thức truyền giới cho ông, đặt tên là Già Lam, làm đệ tử của Phật.

Từ đó ông đi theo Quán Âm Đại sĩ, trải qua không biết bao nhiêu là chướng nạn, hoàn toàn lột xác, tu hành chứng được chính quả và được mọi người gọi là Bồ Tát Già Lam.

 

  

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.90.181.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...