Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 11: Ác Ma Chướng Ngại (Phần 1)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, trước đây Phật đã nói thụ trì, đọctụng pháp Bát-nhã Ba-la-mật, các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có được công đức; nhưng lúc Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đó thụ trì, đọc tụng pháp này, sẽ không có ác ma gây khó khăn sao?
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng vậy, đúng vậy, rất nhiều. Tu-bồ-đề, có các ác ma gây khó khăn, lúc nào cũng rình tìm cơ hội.
Tu-bồ-đề lạibạch Phật: Như Phật đã nói, các việc khó khăn, tướng của chúng như thế nào?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếu có người trú Bồ-tát thừa, tu tập pháp Bát-nhã Ba¬la-mật này, lúc muốn vì người khác nói pháp này, mà không nói ngay, hoặc nói không xong, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu người nói pháp, vào lúc nói pháp, sinh ngã mạn, tự cao, nên biết đó là việc ma. Nếu có người khi chép, trì, đọctụng pháp môn này, sinh tâm khinh mạn mà cười giỡn, nên biết đó là việc ma. Nếu có người trì pháp, tâm sinh tán loạn, nên biết đó là việc ma. Nếu những người trì pháp, nói với nhau những điều không đáng nói, nên biết đó là việc ma. Nếu có người trì pháp, ghi nhớ không rõ, quên mất nhiều điều, nên biết đó là việc ma. Nếu có những người trì pháp, ngăn ngạilẫn nhau, không thể hòa hợp, đốivới pháp môn này không sinh kính, tin, nên biết đó là việc ma. Nếu có người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn này, đốivới các căn không thểđiều phục, nên biết đó là việc ma. Nếu có những người nghe pháp, bất chợt nghĩ rằng đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, ta không thấyhứng thú, không thể hiểu được, từ bỏ pháp này, từ chỗ ngồi đứng dậy, nên biết đó là việc ma.
Lại có người nghe pháp, nghĩ rằng trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, không nói đến việc thụ lý cho ta, ta không thể sinh tin hiểu thanh tịnh, nghĩ xong liềntừ bỏ,từ chỗ ngồi đứng dậy, nên biết đó là việc ma.
Lại có người nghe pháp, nếu nghĩ rằng trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật này không nói đến tên ta, không nói nơi chốn, xóm làng, thành ấp ta ở,cũng không nói đến danh tự dòng họ, cha mẹ sinh ra ta; v́ nhân duyên này không thể nghe, nhận pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, ta nên từ bỏ.Cứ nghĩ như thế mà bị thoái đọa bao nhiêu số kiếp. Về sau, lại nhờ nhân duyên thù thắng, được tu tậplại pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì sao? Các Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu không nghe nhận pháp môn Bát-nhã Ba¬la-mật này, tức không thể thành tựu pháp thế gian, xuất thế gian. Vì thế, Tu-bồ-đề,nếu người khởi tâm thoái thất, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề,nếu có người trú Bồ-tát thừa, không thể cầu Nhất thiết trí trí trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, mà quay lại trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác kia, tu tập, cầu đến Nhất thiết trí trí, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề,nếu có người muốnhọc, muốn thành tựu pháp thế gian, xuất thế gian mà không học pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, trở lại trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác mà sinh mong cầu. Tu-bồ-đề,nếu không học pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, tức không thể thành tựu pháp thế gian, xuất thế gian. Người này khởi tuệđiên đảo, đốivới pháp Bát¬nhã Ba-la-mật này, không thể tu tập, hiểu biết như thật, từ bỏ cộigốc, nắmlấy cành, lá. Tu-bồ-đề, như có người đời, đói đi xin ăn, từ bỏ chủ mình, mà lại đi xin thức ănuống nơi người giúp việccủa chủ. Tu-bồ-đề, ở đờivị lai có người thoái thất pháp Bồ-tát; các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân cũng thế.Từ bỏ pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, cănbảncủa Nhất thiết trí trí, mà trở lạinắmlấy cành, lá trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác kia. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma. Vì sao? Người này ít trí, ít tuệ, cho rằng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này không thể đến được Nhất thiết trí trí kia. Do nhân duyên này mà sinh từ bỏ, trở lại cho rằng pháp môn Thanh Văn, Duyên Giác có thể thành tựu Nhất thiết trí trí. Vì thế,nắmlấy cành, lá trong đó.
Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát nên biết các tướng như thế, biết được thì xa lìa, không nên vui thích tu học trong đó; học như thế, không phảitương ưng. Nếu ưa thích pháp Thanh Văn, Duyên Giác, thì mớihọc như thế.Tại sao những người đó nên học như thế? Tu-bồ-đề, nghĩa là trong pháp Thanh Văn chỉ có tu tập, điều phụctướng Ngã, chứng được Ngã không, Niết-bàn tịch tĩnh, tự cho đã được pháp quả cứu cánh; đốivới pháp tối thượng kia, không thể siêng năng tu hành, cũng không thể rộng vì chúng sinh làm lợi ích lớn.Vì thế Bồ-tát Ma-ha-tát không nên học như thế.
Thế nào gọi làhọcBồ-tát? Tu-bồ-đề,nếusự hành và họccủaBồ-tát Ma¬ha-tát đều đã an trú ở pháp như thật, rồirộng tu tấtcả thiệncăntương ưng, bao hàm vô lượng vô biên tấtcả chúng sinh ở thế gian, đều khiến an trú Thựctế Chân như, đều chứng được Niết-bàn tối thượng, đógọi là pháp họcBồ-tát.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Ví như có người muốn xem hình tượng mình, tuy đã thấy được, nhưng không thể thậtsự thấy đúng hình tượng của mình, liền trở lại tìm kiếmdấuvết hình tượng, nắmbắt tính chấtcủa hình tượng đó. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Người này có trí không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ở đờivị lai, người thoái thất pháp Bồ-tát cũng thế. Người này trước đã an trú trong Bồ-tát thừa, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này tuy lạitu tập, nhưng trong đó không thể thưahỏi nghĩa, không thể như thật biết rõ thắng hành, nên sinh tâm từ bỏ pháp môn này.
Vì từ bỏ Bát-nhã Ba-la-mật, nên không thể nắm, chứng quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Cho nên trở lại trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác, nắm, chứng Niết-bàn, tự cho đã được pháp quả cứu cánh. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Ví như những người ở đời mong cầuvật báu, đến biển lớn kia, muốncầu trân báu; đến đượcrồi nhưng không thể nhặtlấyvật báu trong biểnlớn, nên trở lại tìm các thứ trân báu trong vũng nướccủa vết chân trâu kia, tự cho rằng cũng bằng vớinước ở biểnlớn. Tu-bồ-đề,ý ông thế nào? Người này có trí không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ở đờivị lai có người thoái thất pháp Bồ-tát cũng thế. Người này trước đây đã an trú trong Bồ-tát thừa, đốivới pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật sâu xa này tuy lại tu tập, nhưng không thể thưahỏi nghĩa trong đó, không thể như thật biết rõ thắng hành, nên sinh tâm từ bỏ pháp môn này, mà trở lại trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác kia, vui thích hướng cầu điều phụctướng Ngã, nắm, chứng Ngã không, Niết-bàn tịch tĩnh, đó là các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Duyên Giác. Trong các quảđó, thấy pháp như thế, chứng lý như thế, đượchết các lậu, tâm khéo giải thoát; trong các quảđó được lìa trói buộc. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát tức không sinh tâm như thế. Vì sao? Các Bồ-tát đã được an trú trong pháp Đại thừa, mặc giáp tinh tiến, tác Đại trang nghiêm, kiên trì tu tập các pháp môn tương ưng Ba-la-mật, thương xót thế gian, rộng vì chúng sinh, làm lợi ích lớn. Vì thế, Tu-bồ-đề,nếu tâm không điều phục, khởi tuệđiên đảo, thì đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này không thể tu tập; không hiểu, không biết, mà sinh tâm từ bỏ, thì không thể an trú trong pháp Bồ-tát, không tương ưng với thắng hành của các Ba-la-mật, mà chỉ vui với pháp Thanh Văn, Duyên Giác. Nên biết những người này, thiệncăn đều chưa thành thục.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Giống như những người có nghề nghiệp tinh xảo ở thế gian, vốn muốntạodựng cung điện thù thắng như Đế Thích cõi trời, nhưng lại đo đạc kích cỡ lớn nhỏ của cung điệnmặt trời, mặt trăng. Tu¬bồ-đề, ý ông thế nào? Cung điệnmặt trời, mặt trăng đó có hơn cung điện đẹpcủa Đế Thích không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ở đờivị lai có người thoái lui mất pháp Bồ-tát cũng như vậy. Người này trước đây đã an trú trong Bồ-tát thừa, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tuy lại nghe, nhận, tu tập, nhưng không thể thưahỏi nghĩa trong đó, không thể như thật biết rõ thắng hành. Do không biết rõ, nên đốivới pháp môn này sinh tâm từ bỏ, trở lại trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác kia, vui thích mong cầu điều phụctướng Ngã, nắm, chứng Ngã
Không, Niết-bàn tịch tĩnh, tự cho đã được pháp quả cứu cánh. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Lại như có người muốn thấy Chuyển Luân Thánh Vương kia, tuy đã được thấy, nhưng không thể chân thật quán sát sắc tướng, oai thần, phúc đức Thánh Vương, mà lại quán sát sắctướng của các TiểuVương kia, rồitự cho rằng không khác với Chuyển Luân Thánh Vương kia. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Sắctướng, oai đứccủa Chuyển Luân Thánh Vương kia có bằng với các TiểuVương không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ở đờivị lai, có người thoái thất pháp Bồ-tát cũng thế. Người này trước đây đã an trú trong Bồ-tát thừa, đốivới pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật sâu xa này, tuy đã nghe, nhận, tu tập, nhưng không thể thưahỏi nghĩa trong đó, không thể như thật biết rõ thắng hành. Do không biết rõ nên đốivới pháp môn này sinh tâm từ bỏ, trở lại ưa thích, hướng cầu trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát, dùng đủ loại phương tiện thiệnxảo, tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, khiến các Bồ-tát tu học trong đó, tức có thể thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, vì thế Như Lai dùng pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát, chỉ bày như lý, truyềndạy như thật, đượclợi ích như thế, sinh vui mừng như lý, hướng nhập, an trú pháp môn Thắng nghĩa, khiến các Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát trú bất thoái chuyển, đã an trú trong pháp Đại thừa này như thế,nếulạitừ bỏ mà khởi tâm hướng cầu đốivới các thừahạ liệt Thanh Văn, Duyên Giác kia, thì ý ông thế nào? Người này có trí không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Nhân duyên này, nên biết đó là việc ma. Lạinữa, Tu¬bồ-đề.Lại như có người, bịđói khát bức bách, đi quanh xin ăn, thấy thức ănuống trămvị thơm ngon, lại sinh tâm từ bỏ nên không lấy được, lạilấy cơm để đã sáu mươi ngày kia, ăn xong thì vui thích. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Người này có trí không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ở đờivị lai có người thoái lui mất pháp Bồ-tát cũng thế. Người này trước đây đã an trú trong Bồ-tát thừa, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tuy lại nghe, nhận, tu tập, nhưng không thể thưahỏi nghĩa trong đó, không thể như thật biết rõ thắng hành. Do không biết rõ, nên đốivới pháp môn này sinh tâm từ bỏ, trở lại ưa thích, mong cầu trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác kia. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Lại như có người nhìn thấy châu báu ma-ni vô giá kia mà không lấy, lạivật báu bằng thủy tinh, tự cho là không khác với châu báu ma-ni kia. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Người này có trí không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ở đờivị lai có người thoái lui mất pháp Bồ-tát cũng thế. Người này trước đây đã an trú trong Bồ-tát thừa, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tuy đã nghe, nhận, tu tập, nhưng không thể thưahỏi nghĩa trong đó, không thể như thật biết rõ thắng hành. Do không biết rõ nên đốivới pháp môn này sinh tâm từ bỏ, trở lạicầu Nhất thiết trí trong pháp Thanh Văn, Duyên Giác kia, tự cho ngang bằng, không khác với pháp môn Bồ-tát kia. Tu-bồ-đề, do nhân duyên này nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người biên chép, thụ trì, đọctụng, tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, dù tới, dù lui, tâm họ tán động, nên biếtmọi việc đều là việc ma.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biên chép không?
Phật nói: Không thể, Tu-bồ-đề. Bát-nhã Ba-la-mật, văntự chẳng thể đạt được. Vì văntự chỉ để hiển bày pháp môn này, mà Bát-nhã Ba-la-mậtlại lìa tướng văntự,rốt ráo không thể cầunơivăntự được. Nếu có người nói rằng ta biên chép văntự tức là biên chép Bát-nhã Ba-la-mật. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người lúc biên chép, thụ trì, đọctụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, tâm không chuyên chú, khởi các sự nhớ nghĩ, như thành ấp, xóm làng, vườn, rừng, ao đầm, cha mẹ,sư trưởng và các thân hữu, thân mình, thân người khác, hoặc trong, hoặc ngoài, tấtcả các thứănuống, yphục, đồ nằm, thuốc men, ca múa, cười đùa, khổ, vui, lo, mừng, cảnh đáng ưa, không đáng ưa, cho đến tham, sân, si, v.v…. Khởi đủ loại nhớ nghĩ như thế, nên biếtmọi chuyện đều là các chướng nạn do ác ma gây ra, để làm cho hành giả tâm sinh tán loạn, không thể chép, trì, đọctụng đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này. Tu-bồ-đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma. Vì thế các Bồ-tát Ma-ha-tát biết rồi thì xa lìa, đừng để các ma rình lấycơ hội.
Lạinữa, nếu người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nhớ nghĩ việccủa vua, vì nhân duyên này mà bị chướng nạn, nên đối với pháp môn này không thể chép, trì, đọctụng; nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, mà tính toán tiềncủa, các thứ sinh sống, v.v…, vì nhân duyên này mà bị chướng nạn, nên đốivới pháp môn này không thể chép, trì, đọc tụng; nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nghĩ nhớ đến chương cú, ngôn ngữ thế gian, vì nhân duyên này mà bị chướng nạn, nên đốivới pháp môn này không thể chép, trì, đọctụng; nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, có các ác ma hiệntướng Tỷ-khưu, đến đứng trước mặt, nói rằng ta có pháp môn, các ông nên học, biên chép, thụ trì, đọc tụng như thế, tu tập như thế,tức có thể đến quả Nhất thiết trí kia. Tu-bồ¬đề, nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người trú Bồ-tát thừa, ưa muốn thông đạt phương tiện thiệnxảocủaBồ-tát Ma-ha-tát, nhưng đốivới pháp Bồ-tát của mình, không thể biết rõ như thật, mà lại khởi tâm hướng cầunơi pháp môn Thanh Văn, Duyên Giác kia. Người này biết trong pháp kia cũng nói đến Không, Vô tướng, Vô nguyện, nên cho rằng ngang bằng, không khác với pháp môn Bồ-tát. Tu-bồ-đề,nếu muốn biết rõ trí tối thắng, phương tiện thiệnxảocủaBồ-tát Ma-ha-tát, nên ở trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, hướng cầu như thật. Nếulại tu tậpnơi các pháp môn Thanh Văn, Duyên Giác kia, thì nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nếu người nghe, người thích nghe nói, mà lười biếng, mệtmỏi, thì nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người nói, người thích nghe nói, mà lười biếng, mệtmỏi, thì nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người nghe pháp kia ưa muốn nghe, nhận pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, nghe rồi biên chép, đọctụng, nhưng người thuyết pháp không nói cho họ,lạilấy tâm hý luận thuyết các kinh pháp khác. Do nhân duyên này, không thể hòa hợp, khiến người nghe không được thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người thuyết pháp kia, tâm không biếng nhác, thoái lui, ưa muốn tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, nhưng người nghe lại ở chỗ khác. Vì nhân duyên này, không thể hòa hợp. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người thuyết pháp kia, ít ham muốn, vui vẻ,bỏ lời vô nghĩa, vui thích nói pháp, nhưng người nghe pháp, thân lựcmệtmỏi, uể oải, tâm thứcnặng nề,tốităm. Vì nhân duyên này, không thể hòa hợp, không thể chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người nghe pháp kia có tâm tin vui, muốn nghe pháp này, nhưng người thuyết pháp chần chừ, không muốn nói. Vì nhân duyên này, không thể hòa hợp, khiến người nghe pháp không được chép, trì, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người nghe pháp kia muốn nghe pháp này, nhưng người thuyết pháp đọctụng,tu tập không thông lợi, khiến người nghe không muốn nghe. Vì nhân duyên này, không thể hòa hợp, không được chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người thuyết pháp kia ưa thích thuyết pháp, nhưng người nghe pháp, vì các duyên khác, không thích nghe, nhận. Do nhân duyên này, không thể hòa hợp, không được chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la¬mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người thuyết pháp kia, ưa thích thuyết pháp, nhưng người nghe pháp bị buồn ngủ,tốităm, nặng nhọc, mỏimệt, biếng nhác, không thể nghe, nhận. Vì nhân duyên này không thể hòa hợp, không được chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, nếu lúc người nghe pháp kia, ưa muốn nghe pháp, nhưng người thuyết pháp bị buồn ngủ,tốităm, nặng nề,mỏimệt, biếng nhác, không thích thuyết pháp. Vì nhân duyên này, không thể hòa hợp, không được chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật; nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, có người đến nói: "Các ông nên biết Địa ngục, Ngạ quỷ, Bàng sinh và A-tu-la, trong các thú đó, có đủ loại khổ. Khổ thụ như thế, hãy nên xa lìa, không gì bằng tu tập để ra khỏi các thú, hết biên tế khổ,nắm chứng Niết-bàn." Tu-bồ-đề, người nói như thế, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người lúc chép, trì, đọctụng pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, có người đến nói: "Ở các Thiên giới có lạc thú thù thắng, kỳ diệu. Đó làDục giới có lạc thú củanămDục, Sắc giớicó lạc thú của Thiền định, Vô sắc giớicó lạc thú của định Tịch tĩnh. Các lạc thú như thế đều làhữu vi, vô thường, là các tướng bại hoại, rốt ráo không thật, ba cõi đều Không, các pháp Vô ngã. Bậc trí các ông nên biết rõ, không gì bằng nắm, chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la¬hán. Được quả này rồi, không còn chịu thân đời sau nữa." Tu-bồ-đề, người nói như thế tức làm chướng ngại thắng hành củaBồ-tát. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu người thuyết pháp, một mình, một chỗ, tâm nhớ đồ chúng liền nói rằng nếu có người có thểđi theo ta, ta sẽ cho Bát-nhã Ba-la-mật; người không theo ta, ta không cho Bát-nhã Ba-la-mật. Có các Thiện nam tử, v.v…, vì cầu pháp nên tôn trọng Chính pháp. Bấy giờ, đều đếnnương theo pháp sư, nhưng pháp sư kia đột nhiên thay đổi, tâm không ưa muốn thuyết Bát-nhã Ba-la-mật cho đồ chúng, mà lại đi đến các chỗ hiểmnạn, đói khát, thiếunước, cọp, beo, chó sói, trùng, thú, giặc cướp. Bấy giờ, pháp sưđóbảo đồ chúng: "Các Thiện nam tử,nơi này đói khát, hiểmnạn, vô cùng đáng sợ. Các ông làm sao có thể chịunổi khổ này. Hãy nên tự mình suy tính, khỏi phảihốihậnvề sau." Người thuyết pháp đó dùng phương tiện, nhân duyên vi tế,rời xa những người nghe pháp. Bấy giờ, những người đó biết việc này rồi, bảo nhau rằng tướng xa rời này chẳng phảitướng Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế mọi người đều lui về, không đi theo nữa. Tu-bồ-đề, vì nhân duyên này, không thể hòa hợp, không được chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu người thuyết pháp, có khi muốn đến những nơitụ tậpcủa phi nhân, các ác trùng, ác thú, vô cùng đáng sợ; hoặc đến những nơi hiểmnạn, đói khát, khô cạn, v.v…, liền nói với những người nghe pháp: "Các Thiện nam tử, các ông nên biết, chỗ ta đi đến vô cùng hiểm ác. Các ông không nên đi theo ta." Tu-bồ-đề, người thuyết pháp dùng phương tiện, nhân duyên vi tế như thế để rời xa. Những người nghe pháp, không thể hòa hợp, không được chép, trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật. Nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu người thuyết pháp thường luitới nhà bạn bè, rồi sau đólại nói với người nghe pháp rằng: "Ta có bà con, các ông nên đến đócầu xin các thứănuống, yphục, đồ dùng, v.v…, cần thiết." Do nhân duyên này mà bỏ việc nghe, nhận pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, nên không được chép, trì, đọctụng. Nên biết đó là việc ma.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Các tướng như thế, nên biếtmọi thứ đều do ác ma tạo các phương tiện để gây chướng nạn, muốn làm cho những người tu pháp Bồ-tát không được nghe, nhận, tu tập, chép, trì, đọctụng pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật. Vì thế, những người tu pháp Bồ-tát, ở vào mọi lúc, thường xuyên biết rõ. Biết được thì xa rời, khiến các Ma kia không có cơ hội.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.183.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.