Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 21 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 21

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.38 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.48 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 25: Học
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát muốn học Nhất thiết trí, nên học thế nào?
Phật nói: Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát nếuhọcTậntứchọc Nhất thiết trí. Nếuhọc Lytứchọc Nhất thiết trí. Nếuhọc Vô sinh, Vô diệt, Vô khởi, Vô nhiễm, Vô tính, Tịch tĩnh như hư không pháp giới v.v… tứchọc Nhất thiết trí.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát họcTận, học Ly cho đếnhọcTịch tĩnh pháp giới v.v… tứchọc Nhất thiết trí, thì những điều đó nên làm thế nào?
Phật nói: Tu-bồ-đề,nếu ông hỏirằng những điều đó nên làm thế nào, thì Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Như Lai chứng Như Như nên đượcgọi là Như Lai. Như nàycó tận, có được làm ra không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Vì sao? Tướng của Như làvô tậncũng không có tạo tác.
Phật nói: Tu-bồ-đề, Ý ông thế nào? Như Lai chứng Như Như nên được gọi là Như Lai. Như này có sinh, có diệt, có khởi, có nhiễm, có đắc, có chứng không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phật nói: Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát học Nhất thiết trí cũng như thế. Tu¬bồ-đề, vì thế Bồ-tát Ma-ha-tát, nếuhọc như thế, làtướng Như không cùng tận. Ngườihọc như thế là học Nhất thiết trí. Ngườihọc như thế là học Bát-nhã Ba-la-mật. Ngườihọc như thế là học Phật địa. Ngườihọc như thế là họcmườiLực, bốn Vô úy v.v… của Phật, tấtcả Phật pháp cho đến Nhất thiết trí trí. Ngườihọc như thế có thể đếnbờ kia củamọi việchọc. Ngườihọc như thế có thể hàng phụctấtcả Ma và Ma chúng. Ngườihọc như thế sớm được pháp Bất thoái chuyển. Ngườihọc như thế sớm ngồi vào Đạo tràng. Ngườihọc như thế là họcmười hai hành tướng của ba lần chuyển Pháp luân. Ngườihọc như thế là học cái mình hành. Ngườihọc như thế là học pháp làm chỗ nương tựa cho người khác. Ngườihọc như thế là học Đạitừ, Đại bi, Đạihỷ, Đạixả. Ngườihọc như thế là họccứu độ cõi chúng sinh. Ngườihọc như thế là học không đứt giống Phật. Người học như thế là họcmở cửa Cam lộ. Tu-bồ-đề, việchọcrộng lớn này là sự họctối thượng. Người phàm phu thấp kém không thể học như thế.Nếu có thể chế phục, dẫndắttấtcả chúng sinh, muốn làm nơinương tựa cho tất cả chúng sinh, muốn ra khỏi cõi củatấtcả chúng sinh, th́ có thể học như thế.Nếuhọc như thế thì không rơi vào các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh v.v… không sinh vào cảnh giới A-tu-la, không sinh vào vùng biên giới, không sinh vào dòng họ Chiên-đà-la, không sinh vào chủng tộc thuộchọ thấp kém, không sinh vào các dòng họ làm nghề công xảo thấp hèn. Ngườihọc như thế không mấtmộtmắt, không mù hai mắt, cũng không bị lé, không điếc, không câm, không gù lưng, không què chân, không xấu xí, không thô ác, không tàn phế, không dị tướng, cũng không có cácbệnh ghẻ lở,bệnh hủi, ung nhọt,khô gầy, phù thũng v.v… không hư các căn, tướng người đầy đủ, âm thanh trong trẻo, mọi người ưa thích.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát học như thế, không hạimạng người, không trộmvậtcủa người, không hành tà nhiễm, không nói hư dối, cũng không hai lưỡi, lại không ác khNu, không có lời vô nghĩa, không sinh tham đắm, không khởi sân não, không trú tà kiến, không sống tà mạng, không tu pháp tà mạng, không nuôi quyến thuộc phá giới, không gần người phi pháp, không sinh vào cõi trời Trường Thọ, tuy nhập các Thiền nhưng không theo Thiền mà sinh. Vì sao? Vì Bồ-tát có thể thành tựu phương tiện thiệnxảo. Nhưng Bồ-tát thành tựu phương tiện thiệnxảo gì? Đó là từ Bát-nhã Ba-la-mậttương ưng sinh ra phương tiện thiệnxảo. Vì thế Bồ-tát tuy nhập các Thiền nhưng không theo Thiền mà sinh. Tu-bồ¬đề,Bồ-tát Ma-ha-tát có thể học như thế tức đượcmườiLực thanh tịnh, bốn Vô sở úy thanh tịnh, cho đếntấtcả Phật pháp thanh tịnh.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, tự tính củatấtcả các pháp xưa nay thanh tịnh, làm thế nào Bồ-tát Ma-ha-tát lại đượcmườiLực thanh tịnh, bốn Vô sở úy thanh tịnh, cho đếntấtcả Phật pháp thanh tịnh?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Tu-bồ-đề,tự tính củatấtcả các pháp xưa nay thanh tịnh. Bồ-tát Ma-ha-tát đốivớitự tính củatấtcả các pháp xưa nay thanh tịnh này, như lý tu học Bát-nhã Ba-la-mật, không kinh, không sợ, không lui, không mất. Tu-bồ-đề, các dị sinh ngu muội kia, đốivới pháp như thế, không biết, không thấy; vì không biết, không thấy nên không có hiểu rõ. Vì thế Bồ-tát Ma-ha-tát phát cần tinh tiến, tu học trong đó. Tự mình họcrồi, khiến các dị sinh, vân vân, ở trong pháp này, như lý tu học, biết đúng, thấy đúng. Bồ-tát Ma-ha-tát do học như thế tức đượcmườiLực thanh tịnh, bốn Vô sở úy thanh tịnh, cho đếntấtcả Phật pháp thanh tịnh. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát học như thế tất có thể biết rõ sự vận hành của tâm và tâm sở củatấtcả chúng sinh.
Tu-bồ-đề, ví như đại địa ít có vàng Diêm-phu-đàn mà có nhiều gai góc, cát đá, cỏ cây. Tấtcả chúng sinh cũng như thế. Trong đám chúng sinh ít ai có thểưa thích tu học Bát-nhã Ba-la-mật, phần nhiều ưa thích tu học pháp môn Thanh Văn, Duyên Giác. Tu-bồ-đề,lại như trong đám chúng sinh ít ai tu nghiệp Luân Vương kia, phần nhiều chỉ tu nghiệpcủa các Tiểuvương kia. Tu-bồ-đề nên biết, trong đám chúng sinh ít ai hành đạo Bát-nhã Ba-la-mật, phần nhiều hành đạo Thanh Văn, Duyên Giác, thì cũng như thế. Tu-bồ-đề,lại như trong đám chúng sinh ít ai tu phúc nghiệp của Đế Thích kia, phần nhiều chỉ tu phúc nghiệpcủa các Thiên tử kia. Tu-bồ-đề nên biết, trong đám chúng sinh ít ai tu tậphạnh Bát-nhã Ba-la¬mật, phần nhiều tu tậphạnh Thanh Văn, Duyên Giác, thì cũng như thế. Tu-bồ-đề,lại như trong đám chúng sinh ít ai tu phúc nghiệpcủa Phạm Vương kia, phần nhiều chỉ tu phúc nghiệpcủa các Phạm chúng kia. Tu¬bồ-đề nên biết, trong đám chúng sinh ít có ai không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, phần nhiều thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì cũng như thế. Tu-bồ-đề, vì nghĩa này nên biết trong đám chúng sinh, ít ai có thể phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Trong số ít đólại ít có ai có thể như lý tu hành, Trong số ít có thể tu hành đó, lại ít có ai có thể tu tậphạnh tương ưng Bát-nhã Ba-la-mật. Trong số ít có thể tu tậphạnh tương ưng đó, lại ít có ai có thể an trú địavị không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, vì thế các Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốn ở trong số ít củasố ít đó thì nên tu tập Bát-nhã Ba-la-mật.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mật này thì không sinh tâm tạp nhiễm, không sinh tâm nghi hoặc, không sinh tâm đố kỵ, không sinh tâm keo kiệt, không sinh tâm phá giới, không sinh tâm sân, não, không sinh tâm biếng nhác, không sinh tâm tán loạn, không sinh tâm ngu si.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát nên tu học Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này có thể hộ các Ba-la-mật, có thể nhận các Ba-la-mật, có thể giữ các Ba-la-mật, có thể gom các Ba-la-mật, có thể chứa các Ba-la-mật. Tu-bồ-đề, ví như sáu mươi hai kiến, trong thân kiến chứa các Ba-la-mật, trong Bát-nhã Ba-la-mậtcũng chứa như thế. Tu-bồ¬đề,lại như sĩ phu có được các căn đều được bao hàm trong mạng căn, tất cả các thiện pháp cũng đều được bao hàm trong Bát-nhã Ba-la-mật như thế. Tu-bồ-đề,lại như khi mạng căncủasĩ phu diệt thì các căn đều diệt, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế.Nếu khi trí tuệ diệt thì tấtcả các thiện pháp cũng diệt theo. Tu-bồ-đề, vì thế Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu muốnhộ các Ba-la-mật, nếu muốn bao hàm các Ba-la-mật, nên tu học Bát-nhã Ba-la¬mật này.
Lạinữa, Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốndẫn đầuvề phúc đứctối thắng trong tấtcả chúng sinh, nên tu học Bát-nhã Ba-la-mật này.
Phậtlạibảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới có nhiều không?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, chỉở Diêm-phù-đề này đã có chúng sinh nhiều vô số, huống làtấtcả chúng sinh cả ba ngàn Đại thiên thế giới.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Giả như tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới như thế,mỗimột chúng sinh tu hành đều trú địavị Bồ-tát, hoặc có người cho đếnhết đời, đem các thức ănuống, yphục, đồ nằm, thuốc men và đủ các nhạccụ khác, cúng dường các chúng Bồ-tát ở ba ngàn Đại thiên thế giới như thế. Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Tu-bồ-đề nói: Rất nhiều, Thế Tôn. Rất nhiều, Thiện Thệ.
Phật nói: Tu-bồ-đề,nếulại có người trong khoảng một cái búng tay, có thể tu hành Bát-nhã Ba-la-mật này, phúc họ có đượchơngấp đôi người trước.
Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật làm lợi ích lớn cho các Bồ-tát Ma-ha-tát, lại có thể hỗ trợ Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, vì thế các Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốntối thắng vô thượng trong tấtcả chúng sinh, nếu muốn làm chỗ nương tựa cho tấtcả chúng sinh, nếu muốnsớm nhập cảnh giớicủa chư Phật, nếu muốn đầy đủ các pháp công đứccủa Phật, nếu muốn được thần thông du hí của Phật, nếu muốncất tiếng rống Sư tử lớncủa Phật, nếu muốn được các hành xứ của Phật, nếu muốn thuyết pháp ở hộilớncủa ba ngàn Đại thiên thế giới, Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốn thành tựulợi ích công đức như thế, thì nên học Bát-nhã Ba-la¬mật này. Học Bát-nhã Ba-la-mật này mà không thể viên mãn các lợi ích công đức thì không có chuyện đó.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng đầy đủ lợi ích công đứccủa Thanh Văn sao?
Phật nói: Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng học pháp Thanh Văn này, cũng đầy đủ lợi ích của công đức Thanh Văn. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát tuy học như thế, biết như thế, đượclợi ích như thế, nhưng trong đó không sinh tâm trú chấp. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thuyết pháp Thanh Văn đó nhưng không nắmbắt pháp đó. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế, có thể tạo ruộng phúc lớn cho tấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…. Ruộng phúc củaBồ-tát tạo ra làtối thượng, tối thắng, vượt quá các ruộng phúc khác của Thanh Văn, Duyên Giác.
Tu-bồ-đề,học như thế chính là hành Bát-nhã Ba-la-mật, đượcgần Nhất thiết trí, không bỏ Bát-nhã Ba-la-mật, không rời Bát-nhã Ba-la-mật. Học như thế không lùi mất Nhất thiết trí, xa rời tâm Thanh Văn, Duyên Giác, đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma¬ha-tát nghĩ rằng: "Đây là Bát-nhã Ba-la-mật, đây gọi là Bát-nhã Ba-la¬mật, vì học Bát-nhã Ba-la-mật này nên sẽ được Nhất thiết trí." Tu-bồ-đề, nếu phân biệt như thế thì không gọi làtu học Bát-nhã Ba-la-mật. NếuBồ¬tát Ma-ha-tát, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật, không sinh phân biệt, không biết, không thấy, cũng không có sở đắc; vì không phân biệt, không biết, không thấy, không có sở đắc như thế nên gọilà tu học Bát-nhã Ba-la-mật.
Phẩm 26: HuyễnDụ
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích liền nghĩ rằng: "NếuBồ-tát Ma-ha-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mật này thì có thể vượthơntấtcả chúng sinh, huống là thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế nên biết, nếu có người ưa thích Nhất thiết trí, người đó được thiệnlợilớn, khéo tự nuôi mạng, huống là có thể phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nên biết người này đượctấtcả chúng sinh kính yêu, có thể dẫndắttấtcả chúng sinh." Thiên chủ Đế Thích nghĩ như thế rồi, liền hóa các hoa mạn¬đà-la, đầy trong tay mình, rải lên trên Phật.
Rải hoa lên Phậtrồi, chấp tay hướng Phật,nói rằng: Thế Tôn, nếu có người phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, phổ nguyện được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, phổ nguyện tròn đủ tấtcả Phật pháp, tròn đủ các pháp tương ưng Nhất thiết trí, tròn đủ pháp Tự nhiên trí, tròn đủ pháp Vô lậu, phổ nguyệntấtcả chúng sinh vượt qua bờ sinh tử, chứng đạo Niết-bàn, bao hàm tâm chúng sinh đều khiến viên mãn. Thế Tôn, con thấy trong sinh tử có đủ loại khổ, con không muốn làm cho ngườimới phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trong một niệmmà bị thoái chuyển. Lại không muốn làm cho người đã được an trú Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trong một niệm mà sinh thoái chuyển. Vì thế con muốn làm cho tấtcả đều thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Người có thể phát tâm thì lợi ích rộng lớn, thương xóttấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…; đãtự vượt qua rồi lại khởi tâm thế này đốivớitấtcả chúng sinh: "Những ai chưa giải thoát đều làm cho giải thoát, chưavượt qua đều làm cho vượt qua, chưa Niết¬bàn đều làm cho Niết-bàn." Thế Tôn, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, ở chỗ Bồ-tát mới phát tâm, đốivới các pháp công đức đó, sinh tâm tùy hỷ; hoặc ở chỗ Bồ-tát tu tập đã lâu, sinh tâm tùy hỷ; hoặc ở chỗ Bồ-tát an trú địavị không thoái chuyển, sinh tâm tùy hỷ; hoặc ở chỗ Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ, sinh tâm tùy hỷ. Ở những chỗ như thế, có thể sinh tâm tùy hỷ. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đó, nên nói người nào được phúc đức nhiều?
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, Diệu Cao SơnVương còn có thểđolường để biếthạnsố của nó; Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, phúc đức có được nhờ các tâm tùy hỷ như thế thì không thểđolường để biếthạnsố. Kiêu-thi-ca, lại như bốn giới Đại châu, cũng có thểđolường để biếthạnsố của chúng; Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, phúc đức có được do các tâm tùy hỷ như thế thì không thểđolường để biếthạnsố. Kiêu-thi-ca, lại như Tiểu thiên thế giớicũng có thểđolường để biếthạn số của nó; Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, phúc đức có được do các tâm tùy hỷ như thế không thểđolường để biếthạnsố. Kiêu-thi-ca, lại như Trung thiên thế giớicũng có thểđolường để biếthạnsố của nó; Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, phúc đức có đượccủa các tâm tùy hỷ như thế không thểđolường để biếthạnsố của nó. Kiêu-thi-ca, lại như ba ngàn Đại thiên thế giớicũng có thểđolường để biếthạnsố của nó; Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, phúc đức có đượccủa các tâm tùy hỷ như thế thì không thểđolường để biếthạnsố.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có người không thểở chỗ Bồ-tát mới phát tâm, cho đến không thểở chỗ Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ, mà sinh tâm tùy hỷ, nên biết người này bị ác ma đeo bám, làm quyến thuộc của Ma. Từ cõi trờicủa Ma kia chết đi đến sinh chỗ này. Vì sao? Vì các tâm tùy hỷ như thế có thể phá hoại các ác ma. Lạinữa, nếu người có thể sinh các tâm tùy hỷ, người này nên lấy công đức tùy hỷ hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như thế nên có thể tăng trưởng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế nên biết, người có thể sinh các tâm tùy hỷ như thế, người này không rời Phật, không rời Pháp, không rờiTăng, tăng trưởng tấtcả công đứctối thắng.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Đúng thế, đúng thế. Kiêu-thi-ca, nếu có người có thể sinh các tâm tùy hỷ như thế, người này không rời Phật, không rời Pháp, không rờiTăng, tăng trưởng tấtcả công đứctối thắng. Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có thể sinh các tâm tùy hỷ như thế, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này sớm được gặp Phật.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Đúng thế, Thế Tôn. Đúng thế, Thiện Thệ. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có thể sinh các tâm tùy hỷ như thế, thì Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này sớm đượcgặp Phật. Lạido sứccủa thiệncăn tùy hỷ này, ở nơi sinh ra, được người tôn trọng, cung kính, tán thán. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này nhãn căn thanh tịnh, không quán ác sắc, nhĩ căn thanh tịnh, không nghe ác thanh, tỹ căn thanh tịnh, không ngửi ác hương, thiệtcăn thanh tịnh, không nếmác vị, thân căn thanh tịnh, không nhiễm phi xúc. Lại không rơi vào đường ác, sinh vào cõi trời, người. Vì sao? Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này thành tựu vô lượng vô số thiệncăn tùy hỷ, thường vui làmlợilạc cho tấtcả chúng sinh. Vì có thể sinh tâm tùy hỷ như thế nên có thể tăng trưởng hạnh Vô thượng Chính đẳng Chính giác, dầndần được thành Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, đượcBồ-đề rồi, rộng độ vô lượng vô số chúng sinh, đều khiến niết-bàn.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, như ông nói đều là oai thần của Như Lai hộ niệm. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có thể sinh các tâm tùy hỷ như thế thì Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này trồng sâu thiện căn. Lấy thiệncăn này, rộng vì vô lượng vô số chúng sinh, làm lợi ích lớn. Vì nhân duyên này nên có thể tăng trưởng tấtcả thiện pháp, dầndần được thành Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, vì tâm như huyễn, làm sao dùng tâm này để được Vô thượng Chính đẳng Chính giác?
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Ông thấy có tâm như huyễn không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phật nói: Tu-bồ-đề, ông thấy có thể đượctướng huyễn không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Con không thấy có tâm như huyễn, cũng không thấytướng huyễn có thể đạt được.
Phật nói: Tu-bồ-đề, có thể nói dùng tướng tâm này để được Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo: Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Nếu không thấy có tâm như huyễn và tướng huyễn, thì rời tâm này, tướng này, ông thấy có pháp để được Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Rời tâm như huyễn vàtướng huyễn kia, cũng không thấy có pháp để được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thế Tôn, nếurời tâm như huyễn và rờitướng huyễn mà có pháp có thể thấy thì pháp này cũng không thể nói là có, là không. Vì thế,tấtcả các pháp, trong Tất cánh ly, không thể nói có, không thể nói không. Nếutấtcả các pháp rốt ráo là Ly, thì Vô thượng Chính đẳng Chính giác rốt ráo cũng là Ly, Bát-nhã Ba-la-mậtrốt ráo cũng là Ly. Vì các pháp rốt ráo là Ly, tức không có pháp có thể tu, không có pháp có thể chứng đắc. Vì tấtcả các pháp không có sở đắc, nên Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng không thể có sở đắc. Vì rốt ráo Ly như thế nên Bồ-tát Ma-ha-tát cũng rốt ráo Ly. Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát nhờ Bát-nhã Ba-la-mật nên được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nhưng Bồ-tát Ma-ha-tát rốt ráo Ly, Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng rốt ráo Ly. NếuBồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì làm sao lấy Ly để được Ly?
Phật khen Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế. Các pháp rốt ráo Ly, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng rốt ráo Ly, Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng rốt ráo Ly, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng rốt ráo Ly. Nhưng vì Bồ-tát Ma-ha-tát, trong pháp này, biết rõ như thật Bát-nhã Ba¬la-mậtrốt ráo Ly, tức chẳng phải Bát-nhã Ba-la-mật. Tu-bồ-đề, vì thế Bồ¬tát Ma-ha-tát, tuy nhờ Bát-nhã Ba-la-mật mà được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nhưng trong đó không có pháp có thể nắmbắt, không có pháp có thể chứng đắc. Vì không nắmbắt, không được, Bồ-tát Ma-ha-tát tuy được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nhưng không phảilấy Ly để được Ly.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như con hiểu nghĩacủa Phật nói, nghĩa sâu xa này, Bồ-tát Ma-ha-tát hành rất là khó.
Phật nói: Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế. Nghĩa sâu xa này, Bồ-tát Ma-ha¬tát hành rất là khó. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát hành nghĩa sâu xa này, không ở nửa đường thủ chứng quả Thanh Văn, Duyên Giác; điều nàylà rất khó.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như con hiểu nghĩa Phật nói, việc làm của Bồ-tát Ma-ha-tát chẳng khó. Vì sao? Tấtcả các pháp không có đắc, không có chứng. Vì không đắc, không chứng, nên trong đó, không có người chứng, không có cái được chứng, không có pháp dùng để chứng. Vì thế, việc làm củaBồ-tát Ma-ha-tát chẳng khó. Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không kinh, không sợ, không lui, không mất, nên biết Bồ-tát Ma-ha-tát đó đang hành Bát-nhã Ba-la-mật. Tuy hành như thế cũng không thấy mình hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vì nếu không thấy có tướng Bát-nhã Ba-la-mật được hành như thế, thì Bồ-tát Ma-ha-tát này đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức có thể xalìa bậc Thanh Văn, Duyên Giác; đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Thế Tôn, ví như hư không không nghĩ rằng đó là xa, đó là gần. Vì sao? Vì hư không không có phân biệt. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế, không nghĩ rằng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cách ta gần, các bậc Thanh Văn, Duyên Giác cách ta xa. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật không có phân biệt.
Lại như người huyễn được hóa ra, không nghĩ rằng huyễnsư kia cách ta gần, những người xem kia cách ta xa. Vì sao? Người huyễn được hóa ra không có phân biệt. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế, không nghĩ rằng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cách ta gần,các bậc Thanh Văn, Duyên Giác cách ta xa. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật không có phân biệt.
Lại như những chiếc bóng, không nghĩ rằng nhân của bóng cách ta gần, cái không phải nhân cách ta xa. Vì sao? Vì bóng không có phân biệt. Bát¬nhã Ba-la-mậtcũng như thế, không nghĩ rằng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cách ta gần, các bậc Thanh Văn, Duyên Giác cách ta xa. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật không có phân biệt.
Lại như Như Lai, đốivớitấtcả chúng sinh, không ghét, không thương. Vì sao? Vì Như Lai dứt trừ mọisự ghét, thương. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế, không ghét, không thương. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật không phải pháp ghét thương.
Lại như Như Lai, rờimọi phân biệt. Vì sao? Vì Như Lai dứt trừ tấtcả phân biệt. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế,rời các phân biệt. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật không có phân biệt.
Lại như người được Phật hóa, không nghĩ rằng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cách ta gần ta, các bậc Thanh Văn, Duyên Giác cách ta xa. Vì sao? Vì người được hóa không có phân biệt. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế, không nghĩ rằng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cách ta gần ta, các bậc Thanh Văn, Duyên Giác cách ta xa. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật không có phân biệt. Lại như người được Phật hóa, làm việc gì cũng có thể thành tựu, tuy có thành tựu nhưng không phân biệt. Vì sao? Vì người được hóa không có phân biệt. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thế.Tấtcả các pháp, nếu đượctu tập, tất có thể thành tựu. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật không phân biệt.
Lại như công xảosư, dùng dụng cụ tạo cái máy bằng gỗ có hình nam, nữ, việc nào được làm đều có thể thành tựu. Tuy được thành tựu nhưng không phân biệt. Vì sao? Vì việcxảo, huyễn. Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế.Tấtcả các pháp, nếu có tu tập, đều có thể thành tựu. Tuy có thành tựu nhưng không phân biệt. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật không phân biệt.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Hạnh phúc khắp quanh ta


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.246.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập