Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 11: Ác Ma Chướng Ngại (Phần 2)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, tại sao ác ma kiên trì tạo phương tiện khởi các chướng nạn, khiến những người tu pháp Bồ-tát không được nghe nhận, tu tập, biên chép, thụ trì,đọctụng Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật?
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Ông nay nên biết, Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra Nhất thiết trí chư Phật, từ Nhất thiết trí lại sinh ra Chính pháp chư Phật, từ pháp chư Phậtlại sinh ra vô lượng vô số chúng sinh. Chư Phật dùng sức Phương tiện trí, rộng khiến chúng sinh đoạn các phiền não. Vì phiền não đoạn, nên các ác ma kia không thể rình lấycơ hội. Do không thể rình lấycơ hội, tạo các chướng nạn, nên tâm sinh khổ não. Vì tâm khổ não, nên kiên trì siêng tạo phương tiện,gây sự khó khăn để làm cho những người tu pháp Bồ-tát không được nghe nhận, tu tập, biên chép, thụ trì, đọctụng Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Các ác ma kia hoặctạo phương tiện, đối trước Thiện nam tử mới trú Đại thừa, nói thế này: "Điều ông nghe nhận không phải Bát-nhã Ba-la-mật thật. Ta có kinh pháp, là Bát-nhã Ba-la-mật thật. Ông nên theo ta tu học như thế." Tu-bồ-đề, các ác ma kia dùng phương tiện như thế, muốn hoại thiện pháp, mà Thiện nam tử, v.v…, mới trú Đại thừa, ít trí, ít tin, chưa được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tâm họ yếusợ,bị Ma thu nhiếp. Vì bị Ma thu nhiếp, nên không được nghe nhận, tu tập, biên chép, thụ trì, đọctụng Chính pháp Bát-nhã Ba-la¬mật này. Tu-bồ-đề, vì nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Các ác ma kia, hoặc thường hiện thân làm tướng Tỷ¬khưu, dùng tâm hoại pháp, vọng tu thắng hành sâu xa củaBồ-tát, nên ở trong đólại cho quả Thanh Văn là chứng Thậttế. Tu-bồ-đề, vì nhân duyên này, nên biết đó là việc ma.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Các ác ma kia dùng đủ loại phương tiện như thế, đối với Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, tạo các chướng nạn, để khiến không có người chép, trì, đọctụng. Vì thế, người tu pháp Bồ-tát, thường nên biết rõ, biếtrồi xa lìa, liền khởi tâm dũng mãnh, tinh tiến, thù thắng, kiên cố an trú Chính niệm, Chính tri.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Đúng vậy, Thế Tôn. Đúng vậy, Thiện Thệ. Ví như đống châu báu lớn, có nhiều oán tặc, thường muốn rình cầu để lấycắp. Vì sao? Châu báu khó được, giá trị vô lượng. Vì nhân duyên này, có nhiều oán tặc. Nay Bát-nhã Ba-la-mật này là nhóm Pháp bảolớn, cũng lại có nhiều chướng nạn như thế, thường có ác ma rình rập cơ hội. Vìthế, có Thiện nam tử, v.v…, mới trú Đại thừa, ít trí, ít tin, tâm họ yếusợ, đốivới Pháp rộng lớn sâu xa này, không được nghe nhận, tu tập, biên chép, thụ trì, đọctụng. Biết đó đều là gia lựccủa Ma. Thế Tôn, nếulại có người, đốivới các sự khó khăn như thế,dũng mãnh, tinh tiến, tâm không biếng nhác, thoái lui, đốivới pháp môn này, kiên cố tu tập, chép, trì, đọctụng. Chẳng phải nhờ oai lực thần thông của chư Phật gia trì sao?
Phật nói: Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế. Như ông nói, nếu có người có thể ở nơi các sự khó khăn như thế, được nghe nhận, tu tập, biên chép, thụ trì, đọctụng pháp môn này, nên biết đều nhờ oai lực thần thông chư Phật Như Lai cùng hộ niệm. Vì sao? Các ác ma kia tuy luôn tạo ra phương tiện, đốivới pháp môn này làm các chướng ngại. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, cũng luôn tạo ra phương tiện, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, dùng lực oai thần gia trì, hộ niệm. Phẩm 12: Hiển Thị Thế Gian (Phần 1)
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Như ngườimẹ ở đời, sinh, nuôi các con. Hoặcmột, hoặcmười, hoặc trăm, hoặc ngàn người con, một khi ngườimẹ đột nhiên mang bệnh, mỗi người con đều siêng cầu phương tiệncốt để chữa trị, đều nghĩ thế này: "Làm thế nào để mẹ sớm được xa rời phong, nhọt, đàm, đủ loạibệnh khổ, các cănmắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhẹ nhàng, điều hòa; làm thế nào để mẹănuống nhiều lên, sứclực kiên cố, lìa các khổ , được khoái lạclớn; làm thế nào để mẹ,mạng sống lâu dài, ở lâu trên đời. Vì sao? Nay thân này của ta ở trên thế gian, từ mẹ sinh ra, sinh, nuôi rất khó; vì nhân duyên này, ơnmẹ thì nặng."
Tu-bồ-đề, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiệntại ở mười phương cũng như thế, đều dùng oai lực thần thông của mình gia trì, hộ niệm pháp môn sâu xa Bát-nhã Ba-la-mật này, thương xót tấtcả chúng sinh trên đời, khiến đều được nghe, chép, trì, đọctụng. Chư Như Lai đó đều nghĩ: "Làm thế nào Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này trú lâu được ở thế gian? Làm thế nào Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này lìa đượctướng phá hoại? Làm thế nào Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, rộng khiến thế gian chép, trì, đọctụng, tuyên dương, lưubố, khiến các ác ma không có cơ hội."
Tu-bồ-đề, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, ở vào mọi lúc, siêng tạo phương tiện, khen ngợi, hộ niệm pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này là Mẹ chư Phật. Chư Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác kia có được Nhất thiết trí là từ Bát-nhã Ba-la-mật chân thật sinh ra. Bát-nhã Ba-la-mật này có thể hiển bày chư Phật, và có thể hiển bày các tướng thế gian. Chư Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ,vị lai, hoặc đã chứng đắc, hoặcsẽ chứng đắc, đều nhờ Bát-nhã Ba-la-mật này, mà thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Và nay, tấtcả Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện tại ở mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới, trú thế thuyết pháp, rộng vì chúng sinh mà làm lợi ích, cũng nhờ Bát-nhã Ba-la-mật này, thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tu-bồ-đề nên biết, chư Phật ba đời đều đếntừ trong Bát-nhã Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mật có thể khéo sinh ra; vì thế, Bát-nhã Ba-la-mật có thể hiển bày chư Phật,vàcó thể hiển bày các tướng thế gian.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, Bát-nhã Ba-la-mật có thể hiển bày các tướng thế gian. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác sẽ nói tướng thế gian là thế nào? Xin Phật Thế Tôn rộng vì mở bày.
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Phật nói nămuNn làtướng thế gian; đó là sắc, thụ,tưởng, hành, thức. Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày tướng như thế.
Tu-bồ-đề lạibạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày pháp năm uNn là thế gian như thế nào?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày tướng hoại, không hoạicủanămuNn. Tự tính củanămuNn không tạo tác, không sinh, hoại mà không hoại. Vì sao? Tự tính Không đó, không tạo tác, không sinh, hoại mà không hoại. Tự tính Vô tướng, Vô nguyện, không tạo tác, không sinh, hoại mà không hoại. Tự tính pháp giớicũng không tạo tác, không sinh, hoại mà không hoại. NămuNn này cũng vậy; vìthế Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nói Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày tướng thế gian.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai đếntừ trong Bát-nhã Ba-la-mật, có thể tùy theo tính củavô lượng vô số chúng sinh, đều biết như thật. Làm thế nào Như Lai biết như thật? Tức, tự tính chúng sinh chính là tự tính Như thật, từ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra. Như Lai cũng từ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra. Vì thế Như Lai, có thể tùy theo tính củavô lượng vô số chúng sinh, đều biết như thật. Do biết rõ như thật tính của chúng sinh, cho đếntấtcả tâm hành củavô lượng vô số chúng sinh, cũng biết như thật; vì biết rõ tâm hành củavô lượng vô số chúng sinh, nên Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày tướng thế gian.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật nhiếp tâm, loạn tâm của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết nhiếp tâm của chúng sinh? Tức, hoặctụ hoặc tán, trú trong pháp tính, biết rõ như thật. Nếu đã biết như thậttức là biết rõ chúng sinh nhiếp tâm. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết được nhiếp tâm như thế củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tán tâm của chúng sinh? Tức trú trong pháp tính, biết tâm không có tướng. Vì tâm không có tướng, tức không phảihữutận, không phải vô tận. Nếu biết rõ như thậttướng tận, vô tận, tức là biết rõ tán tâm của chúng sinh. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thế biết tán tâm như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm vô tậncủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm vô tậncủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết tâm không hoại. Vì tâm không hoại, tức tâm không sinh, diệt. Vì không sinh, diệt, tức không trú, không nương tựa. Tướng không có tận, giống như hư không, rộng lớn vô tận,nên tướng của tâm cũng thế. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm vô tận như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật nên biết rõ như thật tâm nhiễmcủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm nhiễmcủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ tướng như thậtcủa tâm nhiễm chẳng phải là tâm nhiễm. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm nhiễm như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm ly nhiễmcủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm ly nhiễmcủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ tự tính của tâm nhiễm ô; tức trong tâm ly nhiễm không có tướng tâm ly nhiễm. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm ly nhiễm như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật các tâm năng duyên củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm năng duyên của chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ tướng các tâm năng duyên A-lại-da, v.v…, tâm không năng duyên. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm năng duyên như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật các tâm năng thủ của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm năng thủ của chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ không có tướng đượcnắmbắt. Vì lìatướng nắmbắt, tức không thể nắmbắt. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm năng thủ như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật các tâm hữulậucủavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm hữulậucủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ tâm không có tự tính. Không có tự tính, tức không phân biệt. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm hữulậu như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật các tâmvô lậucủavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm vô lậucủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ tâm không có tự tính tức chẳng phải tâm phần. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm vô lậu như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm tham của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm tham của chúng sinh? Tu-bồ-đề, nghĩa là biết rõ nếu trú tham tức tâm không như thật. Nếu tâm như thật, tức không trú tham; trong pháp bình đẳng có thể được tâm vô tham. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm tham như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm ly tham của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm ly tham của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biếtrõ tướng như thậtcủa tâm. Hoặc tham, hoặc ly tham, đều không thể được. Vì không thể được, tức không có tướng tâm ly tham. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm ly tham như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm sân củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm sân của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm trú không tịch, lìa tướng được duyên, không có các phân biệt. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm sân như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm lysân củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm ly sân của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm, pháp không hai, từ chân thật sinh. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm ly sân củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm si củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm si của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ nếu tâm trú ở si tức tâm không như thật. Nếu tâm như thật, tức không trú ở si. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm si như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm lysi củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm ly si của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ nếu tâm có dính mắc, tức tâm nương tướng si. Nếu tâm trú như thật, tức không nương tướng si. Vì như thế, nên không có tướng tâmlysi có thể đắc. Vì thế, Như Lai nhờ Bát¬nhã Ba-la-mật, có thể biết tâmlysi của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm lầmlỗicủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm lầm lỗicủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ nếu tâm sinh lỗilầm, tức tâm không như thật. Nếu tâm như thật, tức không sinh lầmlỗi. Trong pháp bình đẳng, không có tâm lầmlỗi có thể được. Vì thế, Như Lai nhờ Bát¬nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm lầmlỗi như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm lìa lầmlỗicủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm lìa lầmlỗicủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ nếu tâm có dính mắc, tứctộilỗi theo đó sinh ra. Nếu tâm trú như thật, tức không sinh lầmlỗi. Vì như thế, nên không có tướng tâmlìa lầmlỗi có thể được. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm lìa lầmlỗicủa vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm rộng củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm rộng của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm này không tăng, không giảm, không trú, không dính mắc. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm rộng như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm không rộng củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm không rộng của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm không có nơi chốn. Vì không có nơi chốn, tức không khởitạo, cũng không tăng rộng. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm không rộng như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm lớncủavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm lớncủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm này bình đẳng, tự tính không sai biệt. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm lớn như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm không lớncủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm không lớncủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm không có đi, đến. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm không lớn như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm vô lượng củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm vô lượng của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm không nương tựa. Vì không nương tựa, tức không hạnlượng. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm vô lượng như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm hiệntạicủavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm hiệntạicủa chúng sinh. Tu-bồ-đề, đó là biết rõ như thậttự tính các tâm không có hiện bày. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm hiệntại như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa,Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm không phải hiệntạicủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm không phải hiệntạicủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ như thật tâm không có hình tướng, tự tính ly. Vì tính ly, nên không phải hiện tại, không phải không hiệntại. Vìthế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm không phải hiệntại như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm thắng thượng củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm thắng thượng của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ nếu tâm trú như thật, tức không sinh, cũng không có, tức là thắng thượng. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm thắng thượng như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm vô thượng của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm vô thượng của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm không có được, lìa các hý luận. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm vô thượng như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm định củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết rõ tâm định của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm này bình đẳng. Trong pháp bình đẳng, không có tướng định, loạn, giống như hư không, lặng yên không động. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm định như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm không phải định của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết rõ tâm không phải định của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm vô đẳng đẳng tức tâm bình đẳng. Vì tâm bình đẳng, nên không thể được tướng của tâm không phải định. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm không phải định như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm giải thoát của vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm giải thoát của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ chúng sinh tự tính giải thoát. Tính chúng sinh đó, tức tính giải thoát. Vì thế, Như Lai nhờ Bát¬nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm giải thoát như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm không phải giải thoát củavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm không phải giải thoát của chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm tính không đến, không đi, không trú, chẳng phải ba đời quá khứ,vị lai, hiệntại có thể đắc giải thoát. Tính ly, tức không thể đượctướng không phải giải thoát. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm không phải giải thoát như thế củavô lượng vô số chúng sinh.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tâm không thể thấycủa vô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào Như Lai biết tâm không thể thấycủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ tâm của chúng sinh đó không có sinh, không có thành, không phân biệt, không nắmbắt, lìacác tướng, không thể thấy; mắt tuệ,mắt trời còn không thể thấy, huống là mắt thịt. Vì thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết tâm không thể thấy như thế của vô lượng vô số chúng sinh.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Các tâm như thế, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, đều biết rõ như thật. Vì nghĩa này, nên Bát-nhã Ba-la-mật có thể hiển bày các tướng thế gian.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.218.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.