Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 9 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 9

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.37 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.46 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 8: Thanh Tịnh (Phần 2)
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có người thụ trì pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, con sẽ bảovệ người đó và pháp môn này.
Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, ông thấy có pháp để bảovệ sao? Thiên chủ Đế Thích nói: Không, Tu-bồ-đề.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề nói: Thiên chủ,nếuBồ-tát Ma-ha-tát theo Bát-nhã Ba¬la-mật đã nói, hành đúng như lý, tùy thuận, tương ưng, tứcgọi là chân thậtbảovệ.Nếu thường xa rời Bát-nhã Ba-la-mật, ở tấtcả mọinơi liềnbị người và phi nhân rình lấycơ hội. Lạinữa, Kiêu-thi-ca. NếuBồ-tát Ma¬ha-tát muốnbảovệ Bát-nhã Ba-la-mật, nên giống như bảovệ hư không, đó chính là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Có thể bảovệ âm vang của tiếng kêu đó không?
Thiên chủ Đế Thích nói: Tôn giả Tu-bồ-đề, âm vang tiếng kêu kia không thể bảovệ.
Tu-bồ-đề nói: Đúng thế, đúng thế. Kiêu-thi-ca, nên biếttấtcả các pháp giống như tiếng vang. Nếu biết như thế tức đốivới các pháp không có cái được quán, không có cái được chỉ bày, không có cái được sinh, không có cái sở đắc; đó là Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, trong mỗimột thế giớicủa ba ngàn Đại thiên thế giới, từ bốn Đại Thiên Vương cho đến Đại Phạm Thiên Vương. Chủ thế giới Ta-bà Đại Phạm Thiên Vương, Thiên chủ Đế Thích, và các Thiên tử của các thế giới đó, nhờ sức gia trì, oai thầncủa Phật, tức thời đều đến chỗ Phật, đầu mặt sát đất, lễ chân Thế Tôn, đi vòng bên phải ba vòng, lui đứng một bên.
Bấy giờ, Thế Tôn dùng sức oai thần khiếntấtcả PhạmVương, Đế Thích và các Phạm chúng cùng các Thiên tử bốn trời Thiên vương, v.v…, kia, mỗimỗi đều thấy ngàn Phật Thế Tôn, ở các phương hướng, đồng loạt tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật. Danh, cú, văn như thế đều cùng chung mộttướng nói. Pháp môn, phNm loại, chương cú của Bát-nhã Ba-la-mật đó, đều không khác nhau. Người thụ pháp đó đều tên Tu-bồ¬đề; người thưahỏicũng giống như Thiên chủ Đế Thích. Bấy giờ, Phậtbảo các PhạmVương, Thiên chủ Đế Thích đó: Các ông ở chỗ này, nay thấy chư Phật tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật như thế.
Có Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị sẽ thành quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng đã ở nơi này, tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật như thế.
Phẩm 9: Khen Pháp Vượt Trội
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, vi diệu. Trong danh tự này, rốt ráo không thể có sở đắc, chẳng phải là ngôn ngữ kia, nhưng vẫn có thể tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Vì danh xưng không thể có sở đắc, nên pháp Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không thể có sở đắc. Nhưng Bát-nhã Ba-la-mật này, danh tự và pháp không hai, không khác, đều không được sinh, đều không thể có sở đắc. Thế Tôn, như Phật đã nói, Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị sẽ thành quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã ở nơi này cũng lại như thế, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la¬mật. Pháp sâu xa này, Bồ-tát đó làm sao thuyết?
Bấy giờ, Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề:Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thịđó, sẽ thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã ở nơi này, lúc thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, không nói sắc hoặc thường, hoặc vô thường, hoặccởi, hoặc buộc; không nói thụ,tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường, hoặccởi, hoặc buộc; nói sắc, thụ,tưởng, hành, thức, rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề,Bồ-tát đó dùng danh, cú, văn như thế, như thật tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh.
Phậtdạy: Tu-bồ-đề, vì sắc thanh tịnh, Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh; vì thụ,tưởng, hành, thức thanh tịnh, Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh; vì sắc không sinh, không diệt, không dính mắc phiền não, không ra khỏi thế gian, nên thanh tịnh; Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thanh tịnh như thế. Vì thụ, tưởng, hành, thức không sinh, không diệt, không dính mắc phiền não, không ngoài thế gian, nên thanh tịnh; Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thanh tịnh như thế.Sắc không nhiễm nên Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh; thụ,tưởng, hành, thức không nhiễm nên Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh; tấtcả các pháp không nhiễm nên Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh; hư không thanh tịnh nên Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh. Tấtcả các pháp như hư không, như tiếng vang, nên thanh tịnh; Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thanh tịnh như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm thanh tịnh, nghe, nhận, đọctụng, vì người diễn nói, nên biết người này được thiệnlợilớn; các căn nhãn, nhĩ,tỹ, thiệt, thân thanh tịnh; lìa các bệnh khổ,tấtcả ác độc không thể làm tổnhại; thọ mạng tăng trưởng, không gặpnạn chếtyểu; thường được ngàn chúng Thiên tử hoặcdẫn đường trước, hoặc đi theo sau, ở khắpmọinơi, âm thầmbảovệ. Thế Tôn, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân trì pháp, vào ngày đầu tháng, ngày mồng tám, ngày mườibốn, ngày mườilăm, nên thanh tịnh nghiệp thân, ngữ, tâm; ở các nơi, đọctụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, hoặc vì người khác giải thuyết nghĩa kinh. Nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phucc rất nhiều.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Như ông nói, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốitấtcả các nơi, lúc đọctụng, giải thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, thường có ngàn chúng Thiên tử đến chỗ người trì pháp đó, vì muốn nghe nhận Chính pháp, lợi ích lớn nên âm thầmbảovệ người đó. Vì sao? Pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này là vật báu tối thắng ở trên trời và cõi người. Vì duyên này nên Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào có thể thụ trì thì được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người thụ trì, đọctụng, giảng thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, ở trong đời này, được thiệnlợilớn, đượcvật báu tối thắng, được trên trời, cõi người cùng tôn trọng. Vì sao? Pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này có thểđem lợilạclớn cho chúng sinh. Tu-bồ-đề, tấtcả các pháp kia không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không nắm, không bỏ, không có, không được; Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không nắm, không bỏ, không có, không được.Vìsao? Sắc không nhiễm nên Bát-nhã Ba-la-mật cũng không nhiễm; thụ,tưởng, hành, thức không nhiễm nên Bát-nhã Ba¬la-mậtcũng không nhiễm. Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu đốivới các pháp không sinh phân biệt, chính là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Tu-bồ-đề, Bát-nhã Ba¬la-mật không phải trong, không phải ngoài, không ra, không vào, không có pháp để chỉ bày, không có pháp để quán sát.
Bấy giờ,tấtcả PhạmVương, Đế Thích và các Thiên tử của ba ngàn Đại thiên thế giới đều đếntậphội, vui mừng, hớnhở, cùng nói thế này: Chúng con hôm nay, ở Diêm-phù-đề, được nghe Thế Tôn, lần thứ hai, chuyển bánh xe pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này. Đờivị lai kia, lúc Bồ-tát Từ Thịđã thành Chính giác, chuyển bánh xe pháp này, nguyện cho chúng con cũng được nghe pháp này. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Pháp, chẳng phải chuyểnlần đầu, chẳng phải chuyển lần hai. Nên biết các pháp rốt ráo không có, nên không thể chuyển. Tu¬bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thế.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Đại Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vì tấtcả các pháp kia lìa mọi dính mắc, nên các Bồ-tát Ma-ha-tát tu tấtcả các pháp cho đến chứng đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không có pháp để chứng. Tuy chuyển bánh xe pháp, nhưng không có pháp để hiển bày, không có pháp để chứng đắc. Vì không chứng, không hiển bày, không có sở đắc,nên tấtcả các pháp là Không, rốt ráo lìa mọi dính mắc. Do lìa dính mắc,nên tấtcả các pháp không lui, không chuyển. Vì sao? Thế Tôn, tấtcả pháp lìa tính, cho nên không lui, không chuyển.
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Như ông nói, Tu-bồ-đề. Cửa giải thoát Không kia không lui, không chuyển; cửa giải thoát Vô tướng, Vô nguyệncũng không lui, không chuyển. Tu-bồ-đề, tuy đốivới các pháp, tuyên thuyết như thế, nhưng tính các pháp rốt ráo tịch diệt, không nói, không bày, không nghe, không đắc, không có pháp để chứng. Vì không có cái được chứng, nên cũng không có người chứng. Vì thế các pháp không diệt, chẳng phải không diệt.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Vô biên Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì hư không vô biên. Vô đẳng đẳng Ba-la-mật là Bát¬nhã Ba-la-mật, vì tất các các pháp không thể có được. Ly Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì rốt ráo đều Không. Bất khả phá Ba-la-mật là Bát¬nhã Ba-la-mật,vìtính tấtcả các pháp không thể có sở đắc. Vô cú Ba-la¬mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không danh, không tướng. Vô tính Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không đến. Vô ngôn Ba-la¬mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không phân biệt. Vô lai Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các uNn không thể có sở đắc. Vô khứ Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không đến.Vô tập Ba-la-mật là Bát¬nhã Ba-la-mật, vì các pháp không nắmbắt. Vô tận Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tướng các pháp vô tận. Vô sinh Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la¬mật, vì các pháp không dính mắc. Vô tác Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tác giả không thể có sở đắc. Vô tri giả Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không có chủ tể. Vô sở chí Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì không lui mất. Bất diệt Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì phần trước, sau, giữa không thể có sở đắc. Ba-la-mậtcủamộng, huyễn, ảnh, tiếng vang, quáng nắng v.v… là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không sinh. Vô phiền não Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tính của tham, sân, si, v.v… là thanh tịnh. Vô xuất thế Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì nơi y chỉ không thể có được. Vô nhiễm ô Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì hư không thanh tịnh. Vô hý luận Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp bình đẳng. Vô niệm Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các niệm không sinh. Vô động Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tính các pháp thường trú. Ly dục Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tính các pháp chân thật. Vô khởi Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không ngại. Tịch tĩnh Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tướng các pháp không thể có được. Vô quá thất Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì đầy đủ các công đức. Vô chúng sinh Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì chúng sinh giới không thể có được. Vô đoạn Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không khởi. Vô nhị biên Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp lìa dính mắc. Vô dị Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì các pháp không hòa hợp.Vô trước Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì không phân biệt địavị Thanh Văn, Duyên Giác. Bất phân biệt Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì phân biệt bình đẳng. Vô lượng Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì lượng pháp bình đẳng. Như hư không Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tấtcả các pháp không chướng ngại. Vô thường Ba-la-mật là Bát-nhã Ba¬la-mật, vì tấtcả các pháp là hữu vi. Khổ Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì hư không bình đẳng. Không Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tấtcả không thể có được. Vô ngã Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì ngã không thể có được. Vô tướng Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật nên, vì tấtcả các pháp không thể chuyển. Không tính Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì rốt ráo không ranh giới. Các Ba-la-mật Niệmxứ, Chính cần, Thần túc, Căn, Lực, Giác, Đạo là Bát-nhã Ba-la-mật, vì ba mươibảy phần pháp Bồ¬đề không thể có được. Các Ba-la-mật Không, Vô tướng, Vô nguyện là Bát-nhã Ba-la-mật, vì ba môn giải thoát không thể có được. Các Ba-la¬mậtNộihữusắc quán, Ngoạisắc là Bát-nhã Ba-la-mật,vì támgiải thoát không thể có được. Các Ba-la-mậtSơ thiền định là Bát-nhã Ba-la-mật, vì chín pháp hành trước không thể có được. Các Ba-la-mật khổ,tập, diệt, đạo là Bát-nhã Ba-la-mật, vì pháp bốn Thánh đế không thể có được. Các Ba-la-mậtBố thí v.v… là Bát-nhã Ba-la-mật,vì mười Ba-la-mật không thể có được. Thậplực Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì không thể phá hoại. Tứ vô úy Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì không khiếp, không sợ, không lui, không mất. Ly hệ Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật,vì Nhất thiết trí trí không dính mắc, không ngăn ngại. Như Lai vô lượng công đức Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì vượt ngoài các số pháp. Như Lai Chân như Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tấtcả các pháp Chân như, bình đẳng. Tự nhiên trí Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tự tính tấtcả các pháp bình đẳng. Nhất thiết trí trí Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, vì tính, tướng củatấtcả các pháp không thể có được, không thể biết.

Phẩm 10: Khen Người Thụ Trì (Phần 1)
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích nghĩ: Các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, nếutạm thời nghe được pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, những người này đã gieo thiệncăn ở nơi chư Phật; huống là có người, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, có thể thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, vì người diễn nói, học nhưđã thuyết, hành nhưđã thuyết, như lý tương ưng. Người này, ở nơi vô lượng,vô số Phật Thế Tôn, đã cung kính, cúng dường, gieo các thiệncăn. Lạinếu có người, nghe pháp môn Bát-nhã Ba¬la-mật này, không sợ, không lo, không lui, không mất, người này, từ lâu ở nơi Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ, đãtừng nghe, nhận pháp sâu xa này, thưahỏi nghĩa pháp, ở trong pháp này, tu tập như lý, vì thế nay nghe không sinh sợ hãi, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử biết Thiên chủ Đế Thích tâm nghĩ như thế liềnbạch Phật: Thế Tôn, nếu có người nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, phát tâm tin hiểu, tôn trọng, cung kính, thụ trì, đọctụng, vì người diễn nói, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý, người này sẽ giống như Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển, công đức không khác. Vì sao? Pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nếu người có ít thiệncăn, không thể nghe được. Nếu ở nơi Phật trước đó, lại chưatừng tu tập, thì nay không thể sinh tin hiểu thanh tịnh.
Lạinữa, Thế Tôn. Nếu có người nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, sinh chống đối, hủy báng, nên biết người này, ở chỗ Phật trước đây, đãtừng nghe pháp này; lúc đó đã sinh chống đối, hủy báng. Vì sao? Người này tuy có ít thiệncăn, trước đây đã được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nhưng vìbiếng nhác che lấp, không khởi tinh tiến, không tin, không nhẫn, đốivới pháp sâu xa không sinh ưa thích. Do không thích nên không thể hiểu rõ; không hiểulại không thể thưahỏi chư Phật và đệ tử Phật. Do duyên như thế nên nay nghe pháp này thì khởi chống đối, hủy báng; nên biết ngày xưa đã sinh chống đối, hủy báng.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu người kính lễ Bát¬nhã Ba-la-mật, tức kính lễ Nhất thiết trí trí chư Phật.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Đúng thế, đúng thế. Kiêu-thi-ca, nếu người kính lễ Bát-nhã Ba-la-mậttức kính lễ Nhất thiết trí trí chư Phật. Vì sao? Từ Nhất thiết trí trí sinh ra Bát-nhã Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mậtlại sinh ra Nhất thiết trí trí. Các Bồ-tát Ma-ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, nên trú Bát-nhã Ba-la-mật như thế,tập Bát-nhã Ba-la-mật như thế.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích lạibạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã Ba-la-mật, làm sao đượcgọi là trú như thế,tập như thế?
Phật khen Thiên chủ Đế Thích: Hay thay! Hay thay! Kiêu-thi-ca, ông nay khéo hỏi Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nghĩa sâu xa này. Thật ra, ông có thể hỏi là nhờ thầnlực Như Lai hộ niệm. NếuBồ-tát Ma¬ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, không trú sắc, không trú sắctướng; Bồ-tát nếu không trú sắc, không trú sắctướng, chính là tậpsắc. Không trú thụ,tưởng, hành, thức; không trú thứctướng. Bồ-tát nếu không trú thức, không trú thứctướng, chính là tập thức. Kiêu-thi-ca, Bồ-tát nếu không tập sắc, không tậpsắctướng, chính là không trú sắc; nếu không tập thụ, tưởng, hành, thức, không tập thứctướng, chính là không trú thức. Kiêu¬thi-ca, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế, đượcgọi là trú như thế,tập như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa rấtmực. Bát-nhã Ba-la-mật, không thể đạt được ranh giớicũng như nguồngốc. Bát-nhã Ba-la-mậtrộng lớn vô lượng.
Phậtdạy: Xá-lợiTử, đúng thế, đúng thế.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, không trú sắc sâu xa, không trú sắctướng sâu xa; Bồ¬tát nếu không trú sắc sâu xa, không trú sắctướng sâu xa, chính là tậpsắc sâu xa. Không trú thụ,tưởng, hành, thức sâu xa, không trú thứctướng sâu xa; Bồ-tát, nếu không trú thức sâu xa, không trú thứctướng sâu xa, chính là tập thức sâu xa. Xá-lợiTử,Bồ-tát nếu không tậpsắc sâu xa, không tập sắctướng sâu xa, chính là không trú sắc sâu xa. Nếu không tập thụ, tưởng, hành, thức sâu xa, không tập thứctướng sâu xa, chính là không trú thức sâu xa.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, pháp môn Bát-nhã Ba¬la-mật sâu xa này, nên như lý tuyên thuyết cho các Bồ-tát Ma-ha-tát an trú địavị không thoái chuyển, đã được thụ ký. Vì sao? Các Bồ-tát đó, nếu nghe thuyết như thế, không nghi, không hối, lìa các chướng ngại.
Thiên chủ Đế Thích liềnbạch Tôn giả Xá-lợiTử: Như Tôn giả nói, điều đó như thế. Giả sử nói cho Bồ-tát chưa được thụ ký, sẽ có lỗi gì?
Tôn giả Xá-lợiTử nói: Kiêu-thi-ca, nếu nói cho Bồ-tát chưa được thụ ký cũng không có lỗi. Vìsao? Bồ-tát đó, tuy chưa thụ ký, nếu được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, tùy hỷ, tin nhận, chiêm lễ, cung kính, không lo, không sợ, không lui, không mất; nên biếtBồ-tát này, từ lâu đã an trú trong pháp Đại thừa, thành thục thiệncăn, không lâu sẽ đượcmột, hai, ba Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Kiêu-thi-ca, Bồ-tát đó, tuy chưa được thụ ký ở nơi Phật Thế Tôn hiệntại, ở đờivị lai nhất định được thấy chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, chiêm lễ, cúng dường, được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tu các thiện pháp, cho đến chứng được quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát tạm thời được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, chiêm lễ, tin nhận, còn có thể nói Bồ-tát này từ lâu đã an trú trong pháp đại thừa, thành thục thiệncăn; huống là có thể, đốivới pháp môn này, đọctụng, suy nghĩ, vì người diễn nói, như lý tu hành. Việc đó thế nào?
Bấy giờ, Phậtbảo Tôn giả Xá-lợiTử: Đúng thế, Đúng thế. Như ông đã nói. NếuBồ-tát thoáng được nghe pháp
môn Bát-nhã Ba-la-mật này, chiêm lễ, tin nhận, ta nói Bồ-tát này từ lâu đã an trú trong pháp Đại thừa, thành thục thiệncăn, huống là đốivới pháp này lại có thể đọctụng, suy nghĩ, vì người diễn nói, như lý tu hành; nhất định sớm có thể thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, con nay thích nói ví dụ để rõ nghĩa này.
Phật nói: Xá-lợiTử, ông tùy ý nói.
Xá-lợiTử nói: Thế Tôn, ví như có người trú Bồ-tát thừa, siêng cầuBồ-đề, hoặc có khi mộng thấy đã ngồi ở tòa Bồ-đề. Thế Tôn, Bồ-tát kia đãmộng thấy như thế, nên biết đãgầnvới quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Những ai cầuBồ-đề cũng thế.Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật này, tùy hỷ, tin nhận, nên biết người này từ lâu đã an trú trong pháp Đại thừa, thành thục thiệncăn, nhất định sẽ được thụ ký Bồ-đề; huống là có thể đọctụng, suy nghĩ, vì người diễn nói, như lý tu hành. Nên biết người này nhất định sớm chứng quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Thế Tôn, có các chúng sinh vì nghiệp chướng nên trái với Như thực trí, vì thế xa lìa pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, không thể sinh khởi tin hiểu thanh tịnh. Do vậy không thể thành thục thiệncăn. Có các chúng sinh, đốivới pháp này, từ lâu đã nghe, nhận, tin hiểu, an trú thậttế, thành thục thiệncăn. Thế Tôn, nên biết người này trú Như thựctế, không còn thoái chuyển, đếngần quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Thế Tôn, lại như có người muốnvượt qua đường hiểmmột trăm do-tuần cho đếnnăm trăm do-tuần ở nơi đồng vắng. Trên con đường đó, dù tới, dù lui, đềusợ hãi, nghi hoặc. Người này đilần, muốn ra khỏi đường hiểm, chợt thấy có những người chăn bò, dê, liền biết thành ấp cách đây không xa. Người này tức thì tâm được an ổn, không còn lo sợ giặccướp, v.v…. Vì sao? Người này đã thấy những người chăn bò, dê, tức biết đã gần thành ấp, làng xóm. Thế Tôn, ngườicầuBồ-đề cũng thế.Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nên biếtgần đến quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không lâu được thụ ký ĐạiBồ-đề, không còn rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác. Vì sao? Vì được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, chiêm lễ, tin nhận là các dấu hiệu báo trước. Vì thế, các Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nên tôn trọng, cung kính, như lý tu hành.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Ai vào địa ngục


Hạnh phúc là điều có thật


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.113.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập