Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 6 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 6

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.34 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.43 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 6: Tùy Hỷ HồiHướng (Phần 1)
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị nói với Tôn giả Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở nơi pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tùy hỷ hồi hướng, thu được công đức, so với công đứcbố thí, trì giới, tu định của chúng sinh khác thì tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn, không thể suy lường, không có gì bằng, không thể so sánh. Vì thế, ở nơi Chính pháp sâu xa này, nên tùy hỷ hồihướng đúng lý.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Bồ-tát Từ Thị:NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở mười phương, tấtcả chỗ, vô lượng vô số vô biên ba ngàn Đại thiên thế giới không thể nghĩ bàn, không thể tính đếm; trong mỗimột thế giới, có vô lượng vô số vô biên Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đã nhập Niết-bàn ở quá khứ. Các Như Lai này từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhậpcảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư y cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó có các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiếncủa chư Phật Thế Tôn, và thiệncăntương ưng sáu Ba-la-mậtcủa chư Phật, thiệncăn tương ưng công đứccủa chư Phật, thiệncăntương ưng Phương tiện, Nguyện, Lực, Trí Ba-la-mật, thần thông rộng lớn, thiệncăn sinh ra tương ưng Chính hành của Nhất thiết trí trí, cho đến nhóm công đức đạitừ, đại bi,vô lượng vô biên lợi ích an lạctấtcả chúng sinh của Phật. Tấtcả pháp môn Ba-la-mật như thế sinh ra tấtcả thần thông tối thắng, đủ loại pháp hành lìa chướng, không dính mắc, trí lực như thậtcủa Như Lai, tri kiến của Như Lai, không gì có thể hơn, không gì sánh bằng, không hạnlượng, không có cái được quán sát; cho đếnmườiLực, bốn Vô sở úy, tấtcả các pháp môn thắng nghĩa đầy đủ, viên mãn của Như Lai. Có Như Lai chuyển bánh xe Đại Pháp, cầm đèn Đại Pháp, đánh trống Đại Pháp, thổi tù và Đại Pháp, tạo niềm vui Đại Pháp, mưacơnmưa Đại Pháp, hiểu trí Đại Pháp, lấy tài vật Đại Pháp thí cho các chúng sinh, nói các pháp Phật, các pháp Duyên Giác và pháp Thanh Văn, rộng khiến chúng sinh tu học, trong đó có tấtcả thiệncăntối thắng. Và chư Phật đó, vì các chúng Bồ-tát Ma-ha-tát, thụ ký sẽ đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ¬tát này có thiệncăntương ưng sáu Ba-la-mật.
Lại vì những người theo Duyên Giác thừa, thụ ký quả Duyên Giác, nên họ có đượctấtcả thiệncăn.
Lại có những người theo Thanh Văn thừa, thực hành bố thí, trì giới, tu định, có được công đức, và thiệncăn như thế của các bậcHữuhọc vô lậu, Vô học vô lậu.
Lại có các dị sinh ngu muội trồng được thiệncăn, vàbốn chúng Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thực hành công đứcbố thí, trì giới, tu định; cho đến Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, KhNn-na-la, Ma-hầu-la-dà, người, và phi nhân, các loại bàng sinh, nghe Phật nói pháp trồng được thiệncăn. Cho đến sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, tấtcả chúng sinh trồng được thiệncăn ở Phật, Pháp, Tăng. Đủ loại thiệncăn, đủ loại công đức như thế, có tính chất cùng tận, không cùng tận, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đolường. Người tu Bồ-tát lấy tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, quảng đại, không thểđolường, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ.Lấy công đức tùy hỷ như thế hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nói như thế này: “Ta nguyện dùng thiện căn này, để đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.” Ngườitu Bồ-tát này có các duyên, các sự, các tướng từ tâm sinh ra. Tướng được tâm nắm bắt như thế có thể đạt được không?
Bấy giờ,Bồ-tát Từ Thị nói với Tôn giả Tu-bồ-đề: Không thể, Tu-bồ-đề. Các duyên, các sự, các tướng có đượctừ tâm sinh ra; tướng được tâm nắmbắt như thế đều không thể đạt được.
Tu-bồ-đề bạch Bồ-tát Từ Thị:Nếu các duyên, các sự, các tướng được tâm nắmbắt như thế không thể đạt được, có phải người này sẽ không có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo không? Vì sao? Vì có cái sinh ra. Vô thường cho làthường, khổ cho là lạc, bấttịnh cho làtịnh, vô ngã cho là ngã, tâm nghi hoặc cho là tư duy chân chính. Vì thếở nơi tưởng, tâm, kiến đều thành điên đảo. Nếu ở nơi các duyên, các sự, các tướng, tấtcả đều trú pháp Như thực, tức không có cái sinh ra, cũng không có cái đượcnắmbắt. Do thế nên tâm pháp cũng vậy, các pháp cũng vậy, Bồ-đề cũng vậy. Nếu các duyên, các sự, các tướng, Bồ-đề và tâm đều không khác, thì đốivớisở duyên nào để nắmbắttướng nào, sẽ lấy tâm nào để tùy hỷ công đức? Lạilấy thiệncăn nào để hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác?
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Như ông đã nói, pháp hồihướng này không nên vì Bồ-tát mới phát ý kia mà tuyên thuyết như thế. Vì sao? Nếuhọ nghe nói như thế, thì tâm tin hiểu, ưa thích, cung kính, thanh tịnh có được đềubị khuấtmất. Vì nghĩa này, không nên nói vớihọ.Nếu có người trú Bồ-tát Ma-ha-tát bất thoái chuyển, tùy thuận Thiện tri thức, thì nên vìhọ tuyên thuyết như thế.Bồ-tát đó nghe pháp này rồi, không khiếp, không sợ,cũng không thoái lui. Bồ-tát Ma-ha-tát như thế có thể lấy công đức tùy hỷ như thậthồihướng Nhất thiết trí kia.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Bồ-tát Từ Thị:NếuBồ-tát khởi tâm tùy hỷ, tâm hồihướng; tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Nên lấy tâm nào để có thể tùy hỷ?Lại dùng tâm nào để hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác? Hai tâm này không cùng khởi, cũng không có. Nếutự tính các tâm lại không thể hồihướng, thì lấy tâm nào để có thể hồi hướng?
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Tôn giả Tu-bồ-đề:Nếu có Bồ-tát mới phát ý nghe nói như thế mà không sợ hãi sinh thoái lui không? Tôn giả, nay thế nào là như thật tùy hỷ, như thậthồihướng? Thế nào mới là pháp tùy hỷ?Lạinữa, thế nào là tâmhồihướng?
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề nương oai thần và sức gia trì củaBồ-tát Ma¬ha-tát Từ Thị,lạibạch Bồ-tát Từ Thị: Các Bồ-tát Ma-ha-tát đều đã tu tập các Phật đạo quá khứ, đã diệt hý luận, trừ khử gai góc, bỏ các gánh nặng, được thiệnlợilớn; có các trói buộc đều đãhết, chính trí vô ngại, tâm đượctự tại, các tâm khéo yên. Các Bồ-tát này, ở mười phương, tấtcả chỗ, vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, trong mỗi thế giới, có vô lượng vô số chư Phật Như Lai đã nhập Niết-bàn trong quá khứ. Các Như Lai này từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhậpcảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư y, cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó, có thiệncăntương ưng các Ba-la-mậtcủa chư Phật Thế Tôn, và đủ loại thiệncăn phúc hạnh của chư Phật; thiệncăn các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, của chư Phật; cho đến nhóm công đức đạitừ, đại bi, vô lượng vô biên lợi ích an lạctấtcả chúng sinh, của Phật; và đủ loại pháp môn được Phật thuyết. Tấtcả chúng sinh học trong đó, tin hiểu, an trú, có được thiệncăn. Và Phật Thế Tôn, vì các Bồ-tát, thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ-tát này có thiện căntương ưng sáu Ba-la-mật.
Lại vì những người theo Duyên Giác thừa thụ ký Duyên Giác để họ có tất cả thiệncăn.
Lạinữa, có những người theo Thanh Văn thừa thực hành bố thí, trì giới, tu định, có được công đức, và thiệncăn như thế của các bậcHữuhọc vô lậu, Vô học vô lậu.
Lại có các dị sinh ngu muội trồng được thiệncăn; cho đến Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, KhNn-na-la, Ma-hầu-la-dà, người, và phi nhân, các loại bàng sinh, nghe Phật thuyết pháp trồng được thiệncăn, cho đến sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, tấtcả chúng sinh trồng được thiệncăn. Đủ loại thiệncăn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đolường; các Bồ-tát này đều tùy hỷ, dùng công đức tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Từ Thị,nếuBồ-tát Ma-ha-tát hồihướng như thế, làm thế nào để không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo?
Bấy giờ,Bồ-tát Từ Thị bảo Tôn giả Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát, khi dùng tâm tùy hỷ và hồihướng, ở trong tâm này không sinh tâm tưởng, biết như thật tâm không có tướng nắmbắt. NếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể lấy công đức tùy hỷ như thế,hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tứcBồ-tát Ma-ha-tát này không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nếu ở nơi tâm lại không biết như thật, dùng tưởng có sở đắc mà hồi hướng, thì Bồ-tát Ma-ha-tát này không thể xa lìa tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Lạinữa, nếu các Bồ-tát Ma-ha-tát lấy tâm có sở đắc mà hồihướng, thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồihướng. Nếu dùng tâm không có sở đắc mà hồihướng, tức là Pháp tính như thậthồihướng. Nếu pháp hồihướng như thế,tức Pháp tính cũng thế; Pháp tính hồihướng như thế,tức các pháp cũng thế.NếuBồ-tát Ma-ha¬tát có thể hồihướng như thế, thì đó là hồihướng đúng, không gọi làhồi hướng sai. Pháp hồihướng này, Bồ-tát Ma-ha-tát nên học như thế.
Lạinữa, Tôn giả Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, giống như thiệncăn của chư Phật quá khứ, tùy hỷ hồihướng như thế;nếu đều đã tu tập các Phật đạovị lai, đã diệt hý luận, được thiệnlợilớn. Các Như Lai này, từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhậpcảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư y cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó có thiệncăntương ưng các Ba-la-mậtcủa chư Phật Thế Tôn, và thiệncăn các uNn giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, của chư Phật đó; cho đến nhóm công đức đạitừ, đại bi, vô lượng vô biên lợi ích, an lạctấtcả chúng sinh của Phật; và đủ loại pháp môn được Phật thuyết. Tấtcả chúng sinh học trong đó, tin hiểu, an trú, có được thiệncăn. Và Phật Thế Tôn, vì các Bồ-tát, thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ-tát này có thiệncăntương ưng sáu Ba-la-mật.
Lại vì những người theo Duyên Giác thừa thụ ký Duyên Giác để họ có tất cả thiệncăn.
Lạinữa, có những người theo Thanh Văn thừa thực hành bố thí, trì giới, tu định, có được công đức; và thiệncăn như thế của các bậcHữuhọc vô lậu, Vô học vô lậu.
Lại có các dị sinh ngu muội trồng được thiệncăn, cho đến Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, KhNn-na-la, Ma-hầu-la-dà, người, và phi nhân, các loại bàng sinh, nghe Phật thuyết pháp trồng được thiệncăn; cho đến sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, tấtcả chúng sinh trồng được thiệncăn. Đủ loại thiệncăn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đolường; các Bồ-tát này đều tùy hỷ, dùng công đức tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tôn giả Tu-bồ-đề,Bồ-tát đó khi dùng tâm tùy hỷ và hồihướng, nếu ở trong tâm này không sinh tâm tưởng, biết như thật tâm không có tướng nắmbắt, có thể lấy công đức tùy hỷ như thế,hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tứcBồ-tát này không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nếu ở nơi tâm lại không biết như thật, dùng tưởng có sở đắc mà hồi hướng, thì Bồ-tát này không thể xa lìa tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Lạinữa, nếu các Bồ-tát lấy tâm có sở đắcmà hồihướng, thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồi hướng. Nếu dùng tâm không có sở đắc mà hồihướng, tức là Pháp tính như thậthồihướng. Nếu pháp hồihướng như thế tức Pháp tính cũng thế; Pháp tính hồihướng như thế,tức các pháp cũng thế.Nếuhồihướng như vậy, thì đó là hồihướng đúng, không gọi làhồihướng sai.
Lạinữa, Tôn giả Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát, giống như thiệncăncủa chư Phậtvị lai, tùy hỷ hồihướng như thế;nếu ở nơi chư Phật Như Lai hiện tại, từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhậpcảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư y cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó có tấtcả thiệncăncủa chư Phật Thế Tôn, cho đến thiệncăntấtcả chúng sinh trồng được sau khi Như Lai nhập Niết¬bàn. Đủ loại thiệncăn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đolường; các Bồ-tát này đều tùy hỷ, dùng công đức tùy hỷ này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tôn giả Tu-bồ-đề,Bồ-tát đó khi dùng tâm tùy hỷ và hồihướng, ở trong tâm này không sinh tâm tưởng, biết như thật tâm không có tướng nắm bắt. Nếu có thể tùy hỷ công đức như thế,hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tứcBồ-tát này không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nếulại dùng tâm có sở đắc mà hồihướng, thì Bồ-tát này không thể xa lìa tưởng, tâm, kiến điên đảo. Bồ-tát Ma-ha-tát đó nên như thật biết khi dùng tâm để hồihướng thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồihướng. Nếu dùng tâm không có sở đắcmà hồi hướng, tức là Pháp tính như thậthồihướng. Nếu pháp hồihướng như thế, tức Pháp tính cũng thế; Pháp tính hồihướng như thế,tức các pháp cũng thế.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở trong pháp quá khứ, hiệntại, vị lai như thế, có thể như thật biếthồihướng như thật, thì đó là hồihướng đúng, không gọi là hồihướng sai.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốn như thậthồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên quán các pháp giống như hư không, rờitấtcả tướng. Vì sao? Nếu ở nơi các pháp biết rõ như thật; tức không tâm, không phải không tâm, chính là cái biết; không pháp, không phải không pháp, chính là tướng được biết. NếuBồ-tát, ở trong pháp như thế, có thể hồihướng, thì gọi là hồihướng tối thượng; vì thế đượcgọilà Bồ¬tát Ma-ha-tát chính tu phúc hành. Vì sao? Nếu đủ loại pháp và đủ loại hành đềutịch tĩnh, thì công đức tùy hỷ có được để hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng như vậy. Nếu như thật biết các hành đềutịch tĩnh không động, tứcBồ-tát Ma-ha-tát này có thể đầy đủ phương tiện Bát¬nhã Ba-la-mật. Sau khi Phật Thế Tôn nhập Niết-bàn, có được thiệncăn, dù thể, dù tướng,dù tự tính, dù Pháp tính, đều như thật biết, tức có thể hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Vì tấtcả hành pháp tương ưng của chư Phật Thế Tôn đều không phải ba đời. Nếu đời quá khứ thì pháp đó đã ly, đã diệt, đãtận; nếu đờivị lai thì chưa đến; nếu đời hiệntại thì nay tức không đình trú; lại không có sở đắc, chẳng phải là tướng củacảnh giới. Nếunắmbắttướng, tức ở nơi Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trú không bình đẳng, tương ưng tà niệm, sinh tưởng nghi hoặc, không thể an trú chính niệm chính ý, nghĩ sai, biết sai; như thế thì không gọi làhồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi các thiệncăn, không có tướng đượcnắmbắt, không có tâm sở đắc; lấy tâm này hồihướng, tức làhồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Pháp hồihướng như thế,Bồ-tát nên học. Nếuhọc như thế, thì có thể đầy đủ phương tiện thiệnxảo. Nếu dùng các thiệncăn có phương tiện thiệnxảo này để hồihướng, tức đượcgần Nhất thiết trí. Nếu các Bồ-tát Ma-ha-tát ưa muốn tu học phương tiện này, nên ở nơi pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nghe nhận, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, thưa hỏi nghĩa đó; hiểu đượcrồi thì rộng nói cho người khác. Đó là phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu không được phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật, tức không thể dùng các thiệncănhồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Ngã tướng đã diệt, các hành đãlắng, xalìa tấtcả tướng có sở đắc.
Nếulại có người ở nơitấtcả các pháp mà khởitướng nắmbắt, rơi vào cái thấy nghi hoặc, không thể an trú trong pháp như thật, ở nơi pháp như thật sinh tưởng có sở đắc. Nếu dùng thiệncăn như thế hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, chư Phật Như Lai không thừa nhận là có khả năng, cũng không tùy hỷ. Vì sao? Hồihướng như thế gọi là Đại tham, ở nơitấtcả các pháp sinh tâm nghi hoặc. Hơnnữa, ở nơi các tướng không thể tịch tĩnh, sinh tưởng có sở đắc, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác cũng không nói là có lợi ích lớn; mà hồihướng nàygọi là khổ não tạp độc. Ví như thức ănuống ngon nhất thế gian, các sắc, hương, vị đều đầy đủ, nhưng trong thức ăn đó có lẫn chất độc. Những người có trí biết có chất độc nên không lấy ăn; kẻ ngu si không trí không thể biết được nên mớilấy ăn. Khi mới ăn vào, sắc, hương, vị ngon tuy đáng ưa thích, nhưng khi thức ăn đã tiêu hóa, khổ báo mới xuất hiện; vì nguyên do này mà bị mấtmạng.
Tôn giả Tu-bồ-đề, nay ông nên biết những người có thiệncăn tùy hỷ, phát tâm hồihướng, không thể thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thế. Vì sao? Không thể đầy đủ phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật nên không thể hiểu rõ chính nghĩa sâu thẳm, không thể an trú ở đạo Như thật, tự mình không biết rõ pháp Như thật đó. Lại vì người khác lầnlượtdạy truyền, nói như thế này: "Thiện nam tử các ông, ở nơi chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiệntại, có thiệncăn các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến,và có chư Phật Thế Tôn quá khứ, hiệntại, vị lai, từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhậpcảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư y, trong thời gian đó có được công đức. Và, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát, thụ ký sẽ đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ-tát này có được thiệncăn. Lại vì những người theo Duyên Giác thừa thụ ký Duyên Giác; các Duyên Giác này có được thiệncăn. Và các Thanh Văn tu bố thí, trì giới, v.v…, sau khi Phật diệt, Pháp diệt đến nay; trong thời gian đó có được thiệncăn. Cho đến thiệncăn có đượccủa dị sinh ngu muội. Đủ loại thiệncăn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đolường, có tính chất cùng tận hay không cùng tận, các ông đều nên tùy hỷ tấtcả. Dùng thiệncăn tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tu-bồ-đề, người đónếu nói như thế, khuyến khích khiến tùy hỷ hồi hướng như thế, thì giống như trong thức ăn ngon có lẫn chất độc. Pháp hồihướng nàygọi là khổ não tạp độc. Những ngườitu hạnh Bồ-tát, ở nơi pháp mình hành trì còn không nên khởi tâm hồihướng này, huống là khuyến khích người khác tu pháp này như thế.Nếu ở nơitướng này chấp là thật, thì không gọi là tùy hỷ công đức chư Phật, không gọi là thụ trì, không gọi là hồihướng.
Nếu các Bồ-tát ưa muốn như thật tùy hỷ tấtcả thiệncăntối thượng của chư Phật Như Lai, như thậthồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì nên tùy thuận Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, như thật quán sát giống như mắtcủa Phật, như thật liễu tri giống như trí của Phật. Ở nơi các thiệncăn, dù thể, dù tướng, dù tự tính, dù pháp tính, đều biết rõ như thật không có sinh, không có sở đắc. Nếu có thể tùy hỷ thiệncăn như thế, được Phật thừa nhận là có khả năng, Phậtcũng tùyhỷ. Các Bồ-tát Ma-ha-tát tùy hỷ như thế chính là tùy hỷđúng. Dùng thiệncăn này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác; Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác xưng tán tối thượng. Hồihướng như thế gọi là Đạihồihướng, hồihướng pháp giới khéo được viên mãn, nội tâm thanh tịnh, giải thoát vô ngại.
Lạinữa, các Thiện nam tử, v.v…, tu Bồ-tát thừa, tu tập pháp hồihướng như thế, ở nơi giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, của Phật Như Lai, không bị trói buộc, không bị dính mắc; không hệ thuộcDục giới, không hệ thuộcSắc giới, không hệ thuộc Vô sắc giới; lạicũng không hệ thuộc ba đời quá khứ,vị lai, hiệntại; không hệ thuộc các pháp, không hệ thuộc pháp hồihướng. Người tu Bồ-tát biết được như thế thì không làm hoại pháp hồihướng. Đó là Đạihồihướng, khéo được viên mãn hồi hướng pháp giới. Hồihướng như thế không nắm các tướng, xa lìa pháp tà, gọilà hồihướng chân chính. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác chân thật thừa nhận là có khả năng, cũng lại tùy hỷ.Bồ-tát Ma-ha-tát nên học như thế.
Bấy giờ, Thế Tôn khen Tôn giả Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, ông khéo làm Phậtsự, có thể vì các Bồ-tát Ma-ha-tát thưahỏi nghĩa này. Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu có thể hồihướng Pháp giới Pháp tính như thế, thì có tri kiến giống như Phật Thế Tôn. Ở nơi các thiệncăn hiểu rõ như thật, dù thể, dù tướng,dù tự tính, dù pháp tính, biết rõ không có sinh, cũng không có sở đắc. Hồihướng như thế được ta thừa nhận là có khả năng;ta cũng tùyhỷ. Nhóm phúc như thế, vô lượng vô biên không thể tính đếm.
Tu-bồ-đề, giả như tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimỗi đều tu mười Nghiệp đạo thiện, nhóm phúc thu đượcsố lượng rất nhiều, nhưng Bồ-tát Ma-ha-tát này phát tâm tối thắng, hồihướng pháp giới, thì nhóm phúc có được, so với nhóm phúc ở trên, là tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn, không đolường được, không có gì bằg, khôg thểso sánh.
Lạ nữa, Tu-bồ-đề. Ngoài số này ra, giả sử tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimột đều tu bố hạnh Vô lượng, mỗimỗi đều đượcbốn pháp Thiền định, bốn định Vô sắc và năm Thần thông; phúc hành như thế số lượng rất nhiều. NhưgBồ tát Ma-ha-tát này phát tâm tối thắng, hồi hướng pháp giới, thì nhóm phúc có được, so vớ nhóm phúc ở trên, là tối thượng, tốicực, tối thắng, tố diệu, rộng lớn, không thểđolường, không có gì bằng, không thể so sánh.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Đức Phật và chúng đệ tử


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.105.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập