Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 3: Công ĐứcBảo Tháp (Phần 3)
Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật: Thế Tôn, tại sao không xưng tán, tuyên thuyếtBố thí Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Tinh tiến Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, các danh tự như thế?Tại sao chỉ thuyết vàxưng tán công đức Bát-nhã Ba-la-mật?
Phậtbảo A-nan: Đúng vậy, đúng vậy. Ta đốivới các Ba-la-mật, chỉ nói Bát-nhã Ba-la-mật đượcxưng tán tối thượng. Vì sao? A-nan, ông nay nên biết, vì Bát-nhã Ba-la-mật này đốivớinăm Ba-la-mật kia, phầnlớn đều dẫn đầu. A-nan, ý ông thế nào? Nếubố thí mà không hồihướng Nhất thiết trí thì có thể thành tựu Ba-la-mật không?
A-nan bạch Phật: Không, Thế Tôn.
Phật nói: A-nan, nếu trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định mà không hồihướng Nhất thiết trí thì có thành Ba-la-mật không? Tức Bát-nhã này nếu không hồihướng Nhất thiết trí thì có được thành Ba-la-mật không?
Không, Thế Tôn.
Phật nói : A-nan, ý ông thế nào? Có thiệncăn trí tuệ không thể nghĩ bàn hồihướng Nhất thiết trí không?
A-nan bạch Phật: Thế Tôn, đúng vậy, đúng vậy. Có thiệncăn trí tuệ tối thượng không thể nghĩ bàn hồihướng Nhất thiết trí.
Phậtbảo A-nan: Vì thế nên biết, vì dùng các thiệncănhồihướng Nhất thiết trí nên đượcgọi là các Ba-la-mật; vì dùng pháp Đệ nhất nghĩahồi hướng Nhất thiết trí, nên đượcgọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì vậy, A-nan, vì các thiệncăn kia hồihướng Nhất thiết trí nên Bát-nhã Ba-la-mậtdẫn đầunăm Ba-la-mật. Năm Ba-la-mật kia trú trong pháp tương ưng với Bát¬nhã Ba-la-mật. Nhờ Bát-nhã Ba-la-mật này nên các Ba-la-mật đều được tròn đầy. A-nan, vì thế ta xưng tán Bát-nhã Ba-la-mậthơnhếtcả. Ví như rải các hạt giống lên mặt đất. Nhờ được hòa hợpvới thời và xứ mà chúng đều được sinh trưởng. Các hạt giống đódựa vào đất mà trú. Nếu không dựa vào đất thì không thể sinh trưởng. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thế, có thể bao hàm năm Ba-la-mật kia. Năm pháp như thế đềudựa vào Bát-nhã Ba¬la-mật mà trú, nhờ Bát-nhã Ba-la-mật mà đượctăng trưởng. Vì vậynăm pháp đều đượcgọi là Ba-la-mật. A-nan, vì thế nên biết Bát-nhã Ba-la-mật dẫn đầunăm pháp kia.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật có công đứcrấtlớn. Giả sử Như Lai Ứng cúng Chính đẳng
Chính giác dùng đủ loại ngôn từ xưng dương tán thán cũng không thể hết. Vì thế các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba¬la-mật này nên thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, tu hành nhưđã nói.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, hay thay! Hay thay! Như ông nói, pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, ta không chỉ nói người có thể thụ trì, đọctụng, lưu truyền, giảng thuyếtmới có công đứclớn. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, chỉ có thể lấy Bát-nhã Ba-la-mật này mà biên chép thành kinh, đặt nơi thanh tịnh, tôn trọng, cung kính, dùng các hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, đủ loại cúng dường, nên biết người này tuyên bố Phật pháp đã trú lâu dài ở thế gian này. Vì nhân duyên này, Phật nhãn không đứt, Chính pháp không diệt;và mỗimộtBồ-tát Ma-ha¬tát thụ trì liền được Pháp nhãn bất hoạibất diệt. Kiêu-thi-ca, người thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật đó, ở trong đời này được công đức như thế.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này chỉ có thể biên chép thành kinh, đặtnơi thanh tịnh, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, v.v…, tuỳ sức cúng dường, thì con sẽ đếnhộ niệm cho người đó khiến không suy yếu khổ não; huống là đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này lại thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ,lại vì người khác giải thuyết nghĩa đó, thì người này công đức vô lượng vô biên.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Hay thay! Hay thay! Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, lúc nói Bát-nhã Ba-la-mật này ở các nơi, đều có vô số trăm ngàn Thiên tử, vì để nghe pháp nên đến chỗđó nghe, nhận Chính pháp. Nếu người nói pháp, tâm bị mỏimệt, không ưa nói, thì các Thiên tử kia tăng thêm sứcmạnh cho họ khiến không thoái lui, khiến họ tinh tiến, ưa thích tuyên thuyết. Kiêu-thi-ca, người thọ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật, ở trong đời này được công đức như thế.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu thụ trì Chính pháp này, lúc Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nói Bát-nhã Ba-la-mật này trong bốn chúng, tâm không khiếpsợ, không sợ bị vấnnạn, tùyhỏi mà đáp, xa rời các sai lầm. Vì sao? Vì đượclựchộ trì của Bát-nhã Ba-la-mật. Đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, người muốn tìm sai lầm đều không có cơ hội. Bởi vì sao? Bát-nhã Ba-la¬mật này lìa các sai lầm. Vì thế người tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật cũng không tìm thấy sai lầmcủa nó. Vì thế, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, lúc nói pháp không sinh lo sợ. Kiêu-thi-ca, người thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật, ở đời này được công đức như thế.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật, người này được cha mẹ,bạn thân, cho đến Sa-môn, Bà-la-môn, v.v…, tôn trọng ái kính; dù đã khởi hay chưa khởi, tấtcả các việc kiệntụng, tranh cãi, suy yếu khổnão, v.v…, đều đượcxa rời. Kiêu¬thi-ca, người thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật, ở trong đời này được công đức như thế.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, an trí cúng dường, nơi nào có kinh này tức có bốn Đại Thiên Vương. Người trú tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì các Thiên tử, vì tôn kính pháp, đều đến chỗ người đó, chiêm ngưỡng, lễ bái, xưng tán, tùy hỷ, đảnh thụ. Chiêm ngưỡng, lễ bái, đảnh thụ xong liền trở về cõi trờicủahọ. Có các Thiên tử trú tâm Bồ-đề ở trời Tam Thập Tam, các Thiên tử trú tâm Bồ-đề ở Dạ-ma thiên, các Thiên tử trú tâm Bồ-đề ở Hỷ Túc thiên, các Thiên tử trú tâm Bồ-đề ở Hoá Lạc thiên, các Thiên tử trú tâm Bồ-đề ở Tha Hoá Tự Tại thiên. Các Thiên tử Dục giới như thế, đều vì tôn kính pháp nên đi đến chỗđó, chiêm ngưỡng, lễ bái, xưng tán, vui mừng, đỉnh thụ. Chiêm ngưỡng, lễ bái, đỉnh thụ xong, mỗivị đều trở lại cõi trờicủa mình.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Chư Thiên Sắc giới, là Phạm Chúng thiên, Phạm Phụ thiên, Đại Phạm thiên, Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên, Quang Âm thiên, ThiểuTịnh thiên, Vô Lượng Tịnh thiên, BiếnTịnh thiên, Vô Vân thiên, Phúc Sinh thiên, Quảng Quả thiên, Vô Phiền thiên, Vô Nhiệt thiên, Thiện Kiến thiên, Thiện Hiện thiên, SắcCứu Cánh thiên. Các Thiên tử trú tâm Bồ-đề ở các cõi trời như thế, vì kính pháp, đi đến chỗđó, chiêm ngưỡng, lễ bái, xưng tán, vui mừng, đỉnh thụ. Chiêm ngưỡng, lễ bái, đỉnh thụ xong, họ lại trở về các cõi trờicủa mình.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Những người có thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nên sinh tâm như thế này: "Trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới ở mười phương, tấtcả Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát¬bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, KhNn-na-la, Ma-hầu-la-già, người, phi nhân, v.v…, đều vì tôn kính pháp, nên đếnnơi có kinh Bát-nhã Ba-la-mật, chiêm ngưỡng, lễ bái, nghe nhận. Nếuhọ đến, tasẽ v́ họ mà bố thí pháp, khiến họ đều được pháp mà trở về." Kiêu-thi-ca, nếu chỗ nào có kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, ta không chỉ nói cho các Thiên tử trú tâm Bồ-đề thuộc Dục giới, Sắc giớicủamộtTứ Đại châu, vì cung kính pháp, đến chỗđó để chiêm ngưỡng, lễ bái, đỉnh thụ. Kiêu-thi-ca, cho đến các Thiên tử trú tâm Bồ-đề thuộcDục giới, Sắc giớicủa ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗivị đều vì kính pháp, nơi có kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đều đến chỗđó để chiêm ngưỡng, lễ bái, xưng tán, tùy hỷ, đỉnh thụ. Chiêm ngưỡng, lễ bái, đỉnh thụ xong, họ lại trở về các cõi trờicủa mình.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Người thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật, các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, ở nơi trú ngụ có được kinh này, các cung điện, nhà cửa và các phòng xá đều kiên cố, an ổn, không thể phá hoại; nơi này tức có uylựclớn. Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, KhNn-na-la, Ma-hầu-la-già, người, phi nhân, v.v…, thường đến chỗđó nghe nhận Chính pháp.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu các chúng Thiên, Long, Thần, v.v…, đến thì Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia làm sao biết được?
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, người thụ trì Chính pháp này, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, nếu thấy có ánh sáng lớn, nên biết đó chính là các chúng Thiên, Long, Thần, v.v…, đến chỗđó để nghe, nhận Chính pháp. Lạinữa, nếu nghe các mùi thơm vi diệu, nên biếttướng này cũng là các chúng Thiên, Long, Thần, v.v…, đi đến chỗđó. Vìvậy, Kiêu-thi-ca, người thụ trì Chính pháp này, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, ở nơi trú ngụ, thường nên giữ phòng xá của mình thanh tịnh, trang nghiêm, sạch sẽ; khử trừ tấtcả các vậtôuế, v.v…. Nếu các chúng Thiên, Long, Thần, v.v…, khi đến chỗở củahọ, nhìn thấy các tướng thanh tịnh này, các chúng Thiên, Long, Thần đó đều sinh tâm hoan hỷ, thích thú, khoái lạc. Ở đó, các quỷ thầnyếu kém đã ở trước đây đềurời xa các phòng xá đó. Vì sao? Vì các quỷ thầnyếu kém kia thường dựa vào chư Thiên, Long, Thần có oailựclớn. Các quỷ thầnyếu kém kia thường theo chư Thiên, Long, Thần có oai lựclớn đi đếnmọinơi. Vì thế, Kiêu-thi-ca, nơi có kinh Bát¬nhã Ba-la-mật này, nếu những người trì pháp, thường có thể giữ cho chỗ đó thanh tịnh, trang nghiêm, sạch sẽ, thì đó chính là vì tôn trọng con mắt Chính pháp. Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này do tôn kính, thụ trì sứccủa Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật, nên trong đời này được công đứcrấtlớn.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, lúc thụ tŕ Bát¬nhã Ba-la-mật, thân không mệtmỏi, tâm không biếng nhác, lìa các khổ não, thích thú, khoái lạc, ngủ yên, thức yên; trong giấcmộng nhìn thấy cảnh tượng thù thắng, hoặc thấy Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác ở nơi đạo tràng, hoặc thấy Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác chuyển Đại pháp luân, hoặc thấybảo tháp xá-lợicủa Như Lai, hoặc thấy các chúng Thanh Văn, hoặc thấy các chúng Bồ-tát Ma-ha-tát, hoặc nghe tuyên thuyết pháp âm sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật, hoặc nghe tuyên thuyếtBồ-đề phần pháp, hoặc thấylại các Bồ-tát Ma-ha-tát vừa chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hoặc thấy các Bồ-tát Ma-ha-tát thụ trì pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, hoặc nghe tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la¬mật bao hàm Nhất thiết trí, hoặc thấynước Phậtrộng lớn, thanh tịnh, hoặc nghe chư Phật Thế Tôn dùng phương tiện thiệnxảo thuyết pháp Bồ-tát, hoặc nhìn thấymột đức Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, ở một phương, một chỗ,một thế giới nào đó, thuyết pháp cho trăm ngàn ức vạn chúng Bồ-tát, Thanh Văn, cung kính vây quanh.
Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, ở trong giấcmộng thấy tướng thù thắng này, lúc tỉnh dậy, thân tâm nhẹ nhàng, vui vẻ. Người đó sau khi đã được vui vẻ, khoái lạc như thế rồi, đốivới các thức ănuống ngon nào đó không sinh tưởng ham muốn. Ví như Tỷ-khưu tu Tương ưng hành, lúc từ định khởi, đốivới các thức ănuống thơm ngon nào đó, không sinh niệmtưởng. Kiêu-thi-ca, người thụ trì Bát-nhã Ba-la-mật, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân cũng thế. Vì sao? Người Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì trú Bát-nhã Ba-la-mật quán hành tương ưng, tức được Thiên, Long, Thần, v.v…, tăng thêm sứcmạnh củasắc. Vìthế đối với các thức ănuống không sinh niệmtưởng. Kiêu-thi-ca, người thụ trì Bát-nhã Ba-la-mật, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, trong đời này được công đức như thế.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân chỉ có thể lấy Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, an trí cúng dường, nên biết người này được công đứcrấtlớn. Huống lại có người vì muốncầu Đại Bồ-đề, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, nghe, nhận, đọctụng, rộng vì người khác giảng nói nghĩa đó, khiến cho Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này, Phật nhãn không đứt, Chính pháp không diệt. Các chúng Bồ-tát Ma-ha-tát, mỗimỗi đều thụ trì, tuyên bố, giảng thuyết, tức được Pháp nhãn không hoại, không diệt.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Dùng các hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, đủ loại cúng dường như thế, nên biết người này vì nhân duyên này được công đức vô lượng vô biên. Vì thế, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, muốn thành tựu công đứctối thắng như thế, nên đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, cho đến vì ngườirộng nói nghĩa đó, lại tôn trọng cung kính, dùng các hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, đủ loại cúng dường. Phẩm4: Xưng Tán Công Đức
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, nếulấymột phần xá-lợi Như Lai khắp Diêm-phù-đề,lấymột phần việc biên chép kinh Bát¬nhã Ba-la-mật này, đốivới hai phần này ông nên lấy phần nào?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếulấy xá-lợicủa Như Lai khắp Diêm-phù-đề cùng kinh Bát-nhã Ba-la-mật, mỗi thứ một phần, trong hai phần này con sẽ lấy phần Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Chư Phật Như Lai có Hóatướng thân, Thực nghĩa thân, Thuyết pháp thân, vì các thân như vậy đềutừ Pháp thân sinh ra, từ Như thựctế sinh ra. Như thựctế tức Bát¬nhã Ba-la-mật. Các thân của chư Phật Thế Tôn cũng từ Bát-nhã Ba-la¬mật này sinh. Vì thế, được chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường xá-lợicủa Như Lai, tuy được cúng dường xá-lợi Như Lai, nhưng không bằng tôn trọng, cúng dường Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì sao? Vì các thân Như Lai từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Thế Tôn, ví như con ngồi trong Thiện Pháp Đường ở trời Tam Thập Tam, vì các Thiên tử, tuyên thuyết Pháp yếu. Nếu lúc đó, vì nhân duyên con phảirời xa chỗ ngồi đó, các Thiên tử hoặc có người đến, tuy không thấy con nhưng lạihướng về chỗ ngồi đó mà chiêm ngưỡng, lễ bái, cung kính, nhiễu quanh rồi đi. Họ suy nghĩ thế này: “Thiên chủ Đế Thích, ở chỗ ngồi này, thường vì các Thiên tử tuyên thuyết Pháp yếu; vì thế ta nay chiêm ngưỡng, lễ bái chỗ ngồi này.” Thế Tôn, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác cũng thế. Nhất thiết trí của Như Lai nương vào thân Như Lai. Thân này lại do Nhất thiết trí mà được. Vì duyên này, từ Như thực trí sinh ra Nhất thiết trí trí của Như Lai. Trí này lạitừ Bát-nhã Ba-la-mật mà sinh. Thế Tôn, vì thế trong hai phần, con chỉ lấy phần Bát-nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, không phải con không cung kính đốivới xá-lợicủa Phật, vì xá-lợi đócủa Như Lai từ Bát-nhã Ba-la-mật mà sinh. Vì thế, con lấy phần Bát¬nhã Ba-la-mật, tức là cúng dường xá-lợi Như Lai.
Thế Tôn, ngoài xá-lợi Như Lai ở khắp Diêm-phù-đề này, nếu xá-lợi Như Lai ở khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới; ngoài số này ra, giả sử xá-lợi Như Lai ở khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, chỉ lấymột phần. Lạilấymột phần kinh biên chép của Bát¬nhã Ba-la-mật này. Thế Tôn, trong hai phần, con cũng chỉ lấy phần Bát¬nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, không phải con không cung kính đốivới xá-lợi của Như Lai, vì xá-lợicủa Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác từ Bát-nhã Ba-la-mật mà sinh. Các thân Như Lai lànơinương tựacủa Nhất thiết trí, mà Nhất thiết trí này lạitừ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra. Vì thế, trong hai phần, con chỉ lấy phần Bát-nhã Ba-la-mật.
Thế Tôn, ví như báu ma-ni lớn, đầy đủ sắctướng, có công đứclớn; nơi nơi chốn chốn, các loài phi nhân mong cầu chẳng được. Nơi các phi nhân ở kia, nếu có người nam, ngườinữ cầm báu ma-ni này vào trong nhà họ, thì phi nhân kia sẽ ra khỏi nhà đó. Lạinữa, vật báu này nếu có ngườitạm để trong thân, người này có thể chấmdứt các việc ác độc, khổ não, v.v…. Lạinữa, nếu có ngườimắc các bệnh phong, bệnh đờm, v.v…, nên lấyvật báu này mang vào thân, tứcmọibệnh khổ đều tiêu trừ. Báu ma-ni này, ở trong đêm tối có thể soi sáng. Nếu các địa phương gặp lúc nóng bứcdữ dội, báu Ma-ni này có thể làm cho mát mẻ.Nếu các địa phương gặp lúc quá lạnh, báu ma-ni này có thể làm ấm áp. Nếu các địa phương bị độc trùng lớn, v.v…, gây ra các độchại, nếu chỗđó có báu ma-ni lớn này, chúng sẽ tự bỏđi, không thể làm hại. Lạinếu có ngườibị các độc trùng làm tổnhại, người đónếu thấy báu ma-ni này thì độc liền tiêu mất. Lại nữa, nếu có ngườimắc các bệnh mắt, không thể nhìn rõ các tướng của cảnh, nên lấy báu ma-ni này đặt lên mắt mình. Người này liền nhìn thấy rõ ràng, lìa xa các khổ não. Lạinữa, nếulấyvật báu này đặt vào trong nước, vật báu này tức cùng một màu vớinước. Nếulấyvật báu này đặt trong nước màu xanh, vàng, đỏ, trắng, vật báu này có thể có cùng màu vớimỗi loại màu đó. Lạinữa, nếulấyvật báu này bỏ vào trong áo có các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, vật báu này có thể có cùng màu vớimỗi loại màu của áo đó. Nếulấyvật báu này đặt vào trong nướcbNn, thìnước trở thành sạch.
Thế Tôn, báu ma-ni kia đầy đủ sắctướng, có công đức như thế.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Thiên chủ Đế Thích: Như ông nói, báu ma-ni lớn đủ các công đức. Đâycó phải làvật báu ở cõi trời không? Đây có phải làvật báu ở cõi người không?
Thiên chủ Đế Thích bạch A-nan: Đâylà vật báu ma-ni lớn ở cõi trời. Người Diêm-phù-đề cũng có vật báu này, nhưng loài người ít sinh tôn trọng, ái kính. Chỉ có vật báu ở cõi trời thì con ngườimới ưa thích, coi trọng, vì đủ các sắctướng, công đức thù thắng. Nếu đem vật báu của Diêm-phù-đề so vớivật báu của cõi trời, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần tính, phần đếm và phần ví dụ, cho đến ô-ba-ni-sát phần, đều không bằng một. Báu ma-ni của cõi trời này trọn đủ tấtcả các tướng. Nếulấyhộp báu đựng vật báu kỳ diệu này, nếu khi lấyvật báu đirồi, thì hộp báu này cũng đầy đủ các công đức, được người tôn kính. Vì sao? Vì là đồ đựng vật báu lớn, thù diệu.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật cũng thế, đầy đủ công đức Nhất thiết trí trí, có xá-lợicủa Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác sau khi vào Niết-bàn, cũng được chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường. Vì sao? Nhất thiết trí trí nương vào thân Như Lai. Vì thế xá-lợi Như Lai giống như hộp đựng vật báu kia. Nhất thiết trí trí giống như vật báu được đựng. Vì nghĩa này, xá-lợi Như Lai được chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường.
Thế Tôn, nếu Phật Như Lai, đốivớitấtcả thế giới, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Có việc như thế tức sinh ra sự cúng dường chân thật. Nếu người thuyết pháp có thể vì người nói Bát-nhã Ba-la-mật, tứccũng sinh ra sự cúng dường chân thật. Vínhư Vương thần nhậnlệnh vua, đến chỗ đông người, không sinh lo sợ; vì dựa vào lực oai đứccủavị vua đó. Các Thuyết pháp sư cũng thế, đốivớitấtcả chúng sinh, tuyên thuyết Pháp yếu mà không sinh lo sợ, vìdựa vào lực công đứccủa Đại pháp. Vì thế, tôn trọng cúng dường Thuyết pháp sư, vì cúng dường Pháp sư nên xá-lợi Như Lai cũng được cúng dường. Thế Tôn, như trên đã nói, xá-lợi Như Lai khắp ba ngàn Đại thiên thế giới. Giả sử lấymột phầncủa xá-lợi Như Lai trong khắpHằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, lạilấymột phần kinh Bát-nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, đốivới hai phần này, con cũng lấy phần Bát-nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, không phải con không tôn trọng xá-lợi Như Lai; chỉ vì xá-lợi Như Lai từ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra, làm chỗ nương tựa cho Nhất thiết trí. Vì thế con nên tôn trọng cúng dường Bát¬nhã Ba-la-mật. Vì thế, Thế Tôn, nếu cúng dường Bát-nhã Ba-la-mật này, tứcbằng cúng dường chư Phật quá khứ, hiệntại, vị lai.
Lạinữa, Thế Tôn. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân muốn thấy thân chân thậtcủa chư Phật Như Lai đang thuyết pháp trong mười phương vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới kia, thì nên đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, tu hành đúng như pháp; đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, an trú tương ưng, quán tưởng như thật.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên chủ Đế Thích: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu¬thi-ca, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ, đều nhờ tu tập Bát-nhã Ba-la-mật này, được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vô lượng vô số Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đều nhờ tu tập Bát-nhã Ba-la-mật này mà thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Kiêu-thi-ca, ta nay là Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiệntại, cũng tu tập Bát-nhã Ba-la-mật mà được Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, Đại Ba-la-mật là chỉ cho Bát¬nhã Ba-la-mật. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác do tu tập Bát¬nhã Ba-la-mật này, biết rõ như thật các loại tâm hành củatấtcả chúng sinh.
Phật nói: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu-thi-ca, các Bồ-tát Ma-ha-tát, trong dòng sinh tử, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật này, có thể biết rõ các loại tâm hành củatấtcả chúng sinh.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát chỉ hành Bát-nhã Ba-la-mật hay cũng hành các Ba-la-mật khác?
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Bồ-tát Ma-ha-tát đều hành sáu Ba-la-mật.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật này, dẫn đầu các Ba-la-mật. Có nghĩalà Bố thí Ba-la-mật có thể xả, Trì giới Ba-la¬mật có thể giữ, Nhẫn nhục Ba-la-mật có thể nhận, Tinh tiến Ba-la-mật có thể tăng trưởng, Thiền định Ba-la-mật có thể tĩnh trú, Bát-nhã Ba-la-mật có thể biết rõ các pháp; vì biết rõ các pháp nên có thể mở đường các Ba¬la-mật, phương tiện thiệnxảo để mà nhiếp thụ.Từ Bát-nhã Ba-la-mật mà hồihướng Nhất thiết trí, hồihướng Pháp giới thanh tịnh tối thắng.
Kiêu-thi-ca, ví như Diêm-phù-đề có đủ loại cây, đủ loạisắctướng, đủ loại cọng rễ, đủ loại cành lá, đủ loại hoa trái. Tuy mỗi loại sai khác như thế, nhưng các bóng cây đồng nhất không khác. Kiêu-thi-ca, các Ba-la-mật cũng thế. Tuy khác nhau, nhưng dùng phương tiện thiệnxảo Bát Nhã Ba¬la-mật, thảy đềuhồihướng Nhất thiết trí kia.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Bát-nhã Ba-la-mật đầy đủ công đứclớn; Bát-nhã Ba-la-mật đầy đủ vô lượng công đức; Bát-nhã Ba-la-mật đầy đủ vô biên công đức. Phẩm 5: Phúc Đức Chân Chính (Phần 1)
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì muốncầu ĐạiBồ-đề, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, nghe, nhận, đọctụng, cho đến vì người giải thích nghĩa đó, khiến Chính pháp đó trú lâu dài ở thế gian; vì nhân duyên này khiến Phật nhãn không đứt, Chính pháp không diệt, các chúng Bồ-tát Ma¬ha-tát mỗi người đều thụ trì, tức được Chính pháp bất hoại, bất diệt. Hơn nữa, nghe xong lạixưng tán thế này: “Bát-nhã Ba-la-mật này có lợi ích lớn, là quả báo lớn, đầy đủ vô lượng công đứcrộng lớn, đúng như được biết. Bát-nhã Ba-la-mật này là sự hộ trì lớn; Bát-nhã Ba-la-mật này được tôn trọng; Bát-nhã Ba-la-mật này tối thượng khó được; Bát-nhã Ba-la-mật này phát sinh tin hiểu.” Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, đốivới Bát-nhã Ba-la¬mật này, tự mình xưng tán, tôn trọng, cung kính, lại dùng các hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu,y phục quý, đủ loại cúng dường như thế.
Lạinếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, lấy kinh Bát-nhã Ba-la-mật này chuyển cho người khác, khiếnhọ cúng dường. Thế Tôn, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân như thế, phúc đức có được, người nào nhiều?
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, ta sẽ hỏi ông, ông tùy ý đáp. Ý ông thế nào? Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân sau khi Như Lai vào Niết¬bàn, lấy xá-lợicủa ta mà tôn trọng, cung kính, cúng dường đủ loại; nếulại có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, lấy xá-lợi Phật, tự mình cúng dường xong, chuyển trao người khác, khiếnhọ tôn trọng, cung kính cúng dường. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân như thế, phúc đức có được, người nào nhiều?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, tuy tự mình cúng dường xá-lợi Như Lai, nhưng không bằng có ngườilấy xá¬lợi Phật chuyển trao cho người khác, khiếnhọ cúng dường. Phúc đức có được này, số lượng rấtlớn.
Phật nói: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu-thi-ca, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân lấy Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, tự mình cúng dường, không bằng có ngườilấy Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, chuyển trao người khác, khiếnhọ cúng dường. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, vì nhân duyên đó, được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đốivới chúng sinh khắp Diêm-phù-đề kia, giáo hóa từng người, khiếnhọ tu mười Nghiệp thiện. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này nhờ nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phậtdạy: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, vì nhân duyên này được phúc tuy nhiều, nhưng không bằng có người đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề,lấy Bát-nhã Ba-la¬mật này biên chép thành kinh, thụ trì, đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói; hoặclại vì người giải thích nghĩacủa nó, đốivới Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, lại khuyến khích người khác, khiến họ thụ trì, nói như thế này: Thiện nam tử, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạoBồ¬tát. Ông nên tu học ở trong pháp này. Học như thế tức có thể nhanh chóng chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể đốivớihết thảy các giới Hữu tình, đều làm cho an trú Thựctế Chân như. Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề này, nếu có người vì chúng sinh ở khắpbốn Đại châu, giáo hóa từng người, khiến tu mười Nghiệp thiện. Lại ngoài số lượng này, nếu có chúng sinh ở khắp Tiểu thiên thế giới, lại giáo hóa từng người, khiến tu mười Nghiệp thiện. Lại ngoài số lượng này, nếu có chúng sinh ở khắp Trung thiên thế giới, lại giáo hóa từng người, tu mười Nghiệp thiện. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh ở khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, lạidạy tu Thiện. Lại ngoài số này, có chúng sinh như thế cho đến ở khắpHằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, lại giáo hóa từng người, khiến tu mười Nghiệp thiện. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, vì nhân duyên này, được phúc tuy nhiều, nhưng không bằng có người, đốivới Bát-nhã Ba-la¬mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề,lấy Bát-nhã Ba¬la-mật này, biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩacủa nó; đốivới Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, lại khuyến khích người khác, khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạoBồ-tát. Ông nên ở trong pháp này tu học. Học như thế tức có thể nhanh chóng chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể đốivớihết thảytất cả giớiHữu tình, đều làm cho an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.34.208 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.