Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 20 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 20

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.37 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.47 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 22: Thiện Tri Thức (Phần 2)
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, nếu hành như thế là không hành sắc, không hành thụ,tưởng, hành, thức. Người hành như thế khiến khắp thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… đều kính phục, không bị họ làm động loạn. Người hành như thế không lẫntạpvớihạnh Thanh Văn, Duyên Giác, không trú các địavị Thanh Văn, Duyên Giác. Người hành như thế là hành không có hành, trú không chỗ trú, có thể nhập Phật tính, nhập Như Lai tính, Tự nhiên trí tính, Nhất thiết trí tính. Người hành như thế làvô thắng, tối thượng, tương ưng với thắng hành Bát-nhã Ba-la-mật. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong ngày và đêm, siêng hành như thế,tức có thể gần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cho đến có thể nhanh chóng thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Giả sửở Diêm-phù-đề,tấtcả chúng sinh đều được thân người, đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, phát tâm này xong, cho đếnhết đời, tôn trọng, cung kính, cúng dường chư Phật; lại rộng hành bố thí cho tấtcả,tứclấy công đứcBố-thí như thế,hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, những người này, nhờ nhân duyên này, được phúc nhiều không?
Tu-bồ-đề nói: Rất nhiều, Thế Tôn. Rất nhiều, Thiện Thệ.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Những người này, vì nhân duyên này, được phúc tuy nhiều, không bằng Bồ-tát Ma-ha-tát, có thể trong một ngày, khởi chính niệmtương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật. Dựa vào chính niệmtương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật mà Bồ-tát đó khởi, có thể vì chúng sinh làm ruộng phúc lớn. Vì sao? Bồ-tát có thể khởi tâm từ bình đẳng, các chúng sinh khác không có tâm này giống như Bồ-tát Ma-ha-tát; chỉ trừ Như Lai là tâm từ đầy đủ.Tại sao? Chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đã có thể viên mãn pháp bấttư nghị nên thường không lìa từ, bi, hỷ, xả.
Tu-bồ-đề, làm thế nào Bồ-tát có thể vì chúng sinh làm ruộng phúc lớn? Tu-bồ-đề, đó làvì Bồ-tát nhờ Bát-nhã Ba-la-mật nên đầy đủ Chính tuệ, được tuệ này xong, thấy các chúng sinh nhưở lao ngục, chịu trói buộc kia. Bấy giờ,Bồ-tát vì được tâm Đại bi hộ trợ, liền dùng Thiên nhãn thanh tịnh, quán sát cùng khắp vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh, thấy có chúng sinh tạo nghiệp Vô gián, đang chịu khổ báo, rơi vào lưới tà kiến, không ra khỏi được. Bồ-tát quán như thế xong, thâm phát tâm Đại từ, tâm Đại bi, thương xót chúng sinh, dùng ánh sáng Đạitừ, Đại bi này chiếu sáng tấtcả,rồiBồ-tát kia đó nghĩ thế này: “Ta nên v́ các chúng sinh làm chỗ nương tựalớn, giải thoát tấtcả chúng sinh ra khỏi các khổ.” Nghĩ như thế xong, không trú tướng này, cũng không trú tướng khác. Tu¬bồ-đề, đógọi là ánh sáng Đại tuệ củaBồ-tát Ma-ha-tát, tức có thể vì chúng sinh làm ruộng phúc lớn. NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành như thế,tức không còn thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể nhậnbố thí từ tín tâm củatấtcả thế gian, đó là thức ănuống, yphục, đồ nằm, thuốc men. Bồ-tát tuy nhậnbố thí, vì nhất tâm tu tập Bát-nhã Ba-la¬mật, nên đốivới người cho, người nhận, và cái được cho thảy đều thanh tịnh, đượcgần Nhất thiết trí. Vì thế, Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát nếu đừng muốn nhận không của tín thí ở trong nước, nếu muốn chỉ dẫn chúng sinh hành Chính đạo, nếu muốncứu độ chúng sinh thoát khỏi trói buộc của ba cõi, nếu muốnbạttế chúng sinh ra khỏi khổ luân hồi, nếu muốn khai đạo Tuệ nhãn thanh tịnh cho chúng sinh, thì nên phát khởi Chính niệmtương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu khởi niệm này tức cùng tương ưng với ngôn thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Bồ-tát có được ngôn thuyết đều tùy thuậnvới niệm Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu có niệm nào cũng đều tùy thuận ngôn thuyết, tức không thể rời Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế,Bồ-tát, trong ngày và đêm, không nên rời Chính niệmtương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật này.
Tu-bồ-đề, ví như có người được báu ma-ni lớn chưatừng có, được báu này rồi, tâmrất hoan hỷ.Về sau vì nhân duyên mà đánh mất báu này. Tu¬bồ-đề, người đó vì duyên này mà tâm sinh sầu não, buồn khổ,hối tiếc, thường nghĩ: “Ta nay sao lại đánh mấtcủa báu lớn này. Nhớ nghĩ như thế không ngừng.” Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế. Pháp bảolớn, đó là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì Bồ-tát được Pháp bảolớn Bát-nhã Ba-la-mật này thì thường khởi Chính niệmtương ưng Bát-nhã Ba-la-mật, thường không rời tâm Nhất thiết trí.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếutự tính tấtcả các pháp vì là Không, vì là Ly, nên các niệmcũng Không, cũng Ly, thì tại sao Phật nói Bồ-tát Ma¬ha-tát thường không lìa niệmtương ưng Bát-nhã Ba-la-mật?
Phật nói: Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể biếttự tính các pháp vì là Không, vì là Ly nên các niệmcũng là Không, là Ly như thế, thì đó là Chính niệmtương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật, là không rời tâm Nhất thiết trí. Vì sao? Vì trong Không của Bát-nhã Ba-la-mật không có tăng, không có giảm.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, trong Không của Bát-nhã Ba-la-mật không có tăng, không có giảm, làmsao Bồ-tát Ma-ha-tát có thể tăng trưởng Bát¬nhã Ba-la-mật? Làm sao được Vô thượng Chính đẳng Chính giác?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếu khi Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, trong đó có tăng, có giảm, tức trong Không của Bát-nhã Ba-la-mậtcũng tăng, cũng giảm. Nếu trong Không củaBồ-tát Ma-ha-tát không tăng, không giảm, tức trong Không của Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không tăng, không giảm. Tu-bồ-đề, vì trong Không củaBồ-tát Ma-ha-tát không có tăng giảm, nên Bồ-tát
Ma-ha-tát lấy pháp không tăng, giảm này để được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế rồi, không kinh, không sợ, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này gọi là hành Bát-nhã Ba-la¬mật.
Tu-bồ-đề nói: Có phảitướng của Bát-nhã Ba-la-mật là hành Bát-nhã Ba¬la-mật không?
Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Có phảitướng Không của Bát-nhã Ba-la-mật là hành Bát¬nhã Ba-la-mật không?
Phật nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Lìa tướng Không của Bát-nhã Ba-la-mật có pháp có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Không có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa Không có pháp có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Không có thể hành Không không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Sắc có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không?
Phật nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Thụ,tưởng, hành, thức có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa sắc có pháp có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa thụ,tưởng, hành, thức có pháp có thể hành Bát-nhã Ba¬
la-mật không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Bồ-tát Ma-ha-tát nên hành thế nào mới là hành Bát-nhã Ba¬
la-mật?
Phật nói: Tu-bồ-đề, ông thấy có pháp có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phật nói: Tu-bồ-đề, ông có thấy Bát-nhã Ba-la-mật là chỗ hành củaBồ-tát
Ma-ha-tát không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phật nói: Tu-bồ-đề,nếu pháp không có sở đắctức pháp không thể thấy.
Trong đó có sinh có thể sinh, có diệt có thể diệt không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phật nói: Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát biết rõ tướng như thế tức được
Vô sinh pháp nhẫn. Bồ-tát Ma-ha-tát đầy đủ Nhẫn này, tức được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, đây gọi là Vô sở úy hành của Như Lai. Bồ-tát Ma-ha-tát nếu hành như thế,tức được Vô thượng trí, Quảng đại trí, Tối thượng lợi trí, Nhất thiết trí trí của Phật. Hành như thế là không có chỗ được hành.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, dùng pháp Vô sinh này có thể được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác không? Phật nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Nên lấy pháp nào để được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác?
Phật nói: Tu-bồ-đề, ông thấy có pháp có thể được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phật nói: Tu-bồ-đề, ông thấy có Vô thượng Chính đẳng Chính giác được thụ ký không?
Tu-bồ-đề nói: Con không thấy pháp này được thụ ký riêng, cũng không thấy có pháp thụ ký. Vì sao? Vì tấtcả các pháp không có sở đắc. Thế Tôn, vì nghĩa này nên con biếttấtcả các pháp không có chứng, trong đó không có người chứng; tấtcả các pháp không có chứng đắc, trong đó không có cái sở đắc.
Phẩm 23: Thiên Chủ Đế Thích Ngợi Khen
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích ở trong hộilớn, liềntừ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật: Thế Tôn, như Phật đã thuyết Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa tối thượng, khó có thể thấy được, khó có thể nghe được; trong đócũng lại khó hiểu, khó vào.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, đúng thế, đúng thế. Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa tối thượng, khó thấy, khó nghe, khó hiểu, khó vào. Kiêu-thi-ca, vì như hư không sâu xa nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng sâu xa. Vì hư không là Không nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng Không. Vì hư không là Ly nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng Ly. Vì hư không khó thấy nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng khó thấy. Vì hư không khó hiểu nên Bát-nhã Ba-la-mật cũng khó hiểu.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có người được pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nghe, nhận, đọc, tụng, vì người diễn nói, cho đến biên chép, nên biết người này đầy đủ thiệncăntối thượng.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, đúng thế, đúng thế.Nếu có người được pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nghe, nhận, đọc, tụng, vì người diễn nói, cho đến biên chép, ta nói người này đã có thể đầy đủ thiệncăntối thượng. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Nếu như tấtcả chúng sinh ở Diêm-phù-đề đều được thân người, mỗimột chúng sinh tu đủ mười Thiện. Các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đó, vì nhân duyên này, có được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích nói: Rất nhiều, Thế Tôn. Rất nhiều, Thiện Thệ.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đó tuy được nhiều phúc, không bằng có người đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nghe, nhận, đọc, tụng, vì người diễn nói, cho đến biên chép; trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn câu-chi na¬dữu-đa phần, toán phần, số phần, vàví dụ phần cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không bằng một.
Bấy giờ, trong hội có mộtTỷ-khưu nghe nói như thế rồi, hỏi Thiên chủ Đế Thích: Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, chỉ mới được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, mà có thể nhất niệm sinh tịnh tín, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này hơncả Nhân giả.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích nói vớiTỷ-khưu đórằng: Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, trong khoảnh khắc phát tâm mà sinh tịnh tín, thì còn hơncả ta, huống là có thể rộng nghe, nhận, đọc, tụng, vì người diễn nói cho đến biên chép. Lạinữa, huống là sau khi đã nghe, nhận, lạihọc như được thuyết, hành như được thuyết, tu tậptương ưng. Nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này tu hạnh Bồ-tát, vượthơntấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…. Tỷ-khưu, không chỉ vượthơntấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la kia, mà còn hơncả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A¬la-hán và Duyên Giác; không chỉ hơn Tu-đà-hoàn cho đến Duyên Giác, mà còn hơncả Bồ-tát khác rời Bát-nhã Ba-la-mật, hành Bố thí mà không có phương tiện thiệnxảo; không chỉ hơnsự bố thí như thế củaBồ-tát đó, mà còn hơncả Bồ-tát khác rời Bát-nhã Ba-la-mật, giữ Tịnh giới mà không có phương tiện thiệnxảo; không chỉ hơnsự giữ giới như thế của Bồ-tát đó, mà còn hơncả Bồ-tát khác rời Bát-nhã Ba-la-mật, tu Nhẫn nhục mà không có phương tiện thiệnxảo; không chỉ hơnsự nhẫn nhục như thế củaBồ-tát đó, mà còn hơncả Bồ-tát khác rời Bát-nhã Ba-la-mật, phát khởi Tinh tiến mà không có phương tiện thiệnxảo; không chỉ hơnsự tinh tiến như thế củaBồ-tát đó, mà còn hơncả Bồ-tát khác rời Bát-nhã Ba-la-mật, tu Thiền định mà không có phương tiện thiệnxảo. Vì sao? Bồ¬tát Ma-ha-tát này nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, có thể học như được thuyết, có thể hành như được thuyết, mà có thể đầy đủ phương tiện thiệnxảo. Vì thế,vượthơntấtcả thế gian, trời, người, A-tu¬la v.v… cho đến Thanh Văn, Duyên Giác, và các Bồ-tát khác. Nên biết Bồ-tát này khéo hành Bát-nhã Ba-la-mật. Bồ-tát này có thể gần Nhất thiết trí, không xa lìa chư Phật. Bồ-tát này thiệncăn thành thục, sẽ ngồi Đạo tràng. Bồ-tát này có thểđoạn các khổ phiền não của chúng sinh. NếuBồ¬tát Ma-ha-tát có thể học như thế, chính là học pháp Bồ-tát, không học pháp Thanh Văn, Duyên Giác, là học Bát-nhã Ba-la-mật.
Lạinữa, khi Bồ-tát Ma-ha-tát học như thế,sẽ có bốn Đại Thiên Vương Hộ thế, đến chỗ Bồ-tát nói rằng: “Thiện nam tử, ông nên siêng năng, nhanh chóng học Bát-nhã Ba-la-mật này, nhanh chóng chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Khi ông ngồi vào Đạo tràng, bốn Thiên Vương chúng tôi đềucầm bát báu dâng lên ông.” Thế Tôn, không phải chỉ bốn Thiên Vương Hộ thếở trướcBồ-tát nói như thế. Con cũng thường đến chỗ Bồ-tát đó để hộ trợ, huống là các Thiên tử khác. Vì sao? Bồ-tát này có thể học Bát-nhã Ba-la-mật như thế,họcrồi có thể hành, thật là hiếm có. Chúng sinh ở đời có các khổ não, Bồ-tát đã có thể xa lìa các khổ, ở mọinơi đềutạolợi ích lớn. Thế Tôn, đó là công đức đời này củaBồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan liền nghĩ rằng: Thiên chủ Đế Thích này khéo nói lời này, là do biện tài của mình mà nói như thế, hay được oai thầncủa Phậthộ niệm?
Lúc đó, Thiên chủ Đế Thích nhờ oai thầncủa Phật biết được ý nghĩđó, liền nói: Tôn giả nên biết, những lời như tôi nói đều là oai thầncủa Thế Tôn lập nên.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan: Đúng thế, đúng thế. Những lời như Thiên chủ Đế Thích đã vui nói đó, nên biết đều đượcsức oai thầncủa Phậthộ niệm.
Phẩm 24: Tăng Thượng Mạn
Bấy giờ, Thế Tôn lạibảo Tôn giả A-nan: Nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát khi tu Bát-nhã Ba-la-mật, khi hành Bát-nhã Ba-la-mật, tấtcả ác ma có ở ba ngàn Đại thiên thế giới đều sinh niệm nghi ngờ: “Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát¬nhã Ba-la-mật này, có ở nửa đường thủ chứng quả Thanh Văn, Duyên Giác không? Hay sẽ quyết định thẳng đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác?” A-nan, các ác ma kia, có khi nếu thấyBồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật quyết định thẳng đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì các Ma tức thời ưusầu, khổ não, như tên đâm vào tim.
Lạinữa, A-nan. Bồ-tát Ma-ha-tát khi tu Bát-nhã Ba-la-mật, khi hành Bát¬nhã Ba-la-mật, có cácác ma đến chỗ Bồ-tát, sinh tâm gây nhiễu loạn, dùng Ma lực hóa ra các tướng sấm, mưa, mưa đá, gió v.v… cùng khắp mọinơi, muốn làm cho Bồ-tát lo sợ, tán loạn, cho đến muốn khiếnBồ-tát, ở trong một niệm, luimất tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. A-nan nên biết, ác ma không thể nào nhiễu loạntấtcả Bồ-tát.
A-nan bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát nào bị Ma quấy nhiễu?
Phật nói: A-nan, nếuBồ-tát, ở đời trước, từng được nghe pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, tuy được nghe lạirồi mà không sinh tin, hiểu. A-nan nên biết, Bồ-tát này tức có ác ma đến nhiễu loạn, bị các Ma đó rình lấycơ hội.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát khi nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật sâu xa này, tâm sinh nghi ngờ: “Có pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, hay không có pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này?” A-nan nên biết, Bồ-tát này tức có ác ma đến nhiễu loạn, bị các Ma đó rình lấycơ hội.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát rời xa thiện tri thức, gầngũi ác tri thức; vì gần ác tri thức nên nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không sinh tin, hiểu. Lại không thể thưahỏi nghĩa đó, chỉ nghĩ: “Ta nay làm sao có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật này.” A-nan nên biết, Bồ-tát này tức có ác ma đến nhiễu loạn, bị các Ma đó rình lấycơ hội.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát nhận tà pháp kia, hành theo tà pháp. Các ác ma kia biết việc này rồi, tâm sinh vui mừng, nghĩ rằng: “Người này giúp ta, lại khiến người khác cùng đến giúp ta, lại khiến ta viên mãn sở nguyện, tùy thuận ý ta.” A-nan nên biết, Bồ-tát này tức có ác ma đến nhiễu loạn, bị các Ma đó rình lấycơ hội.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xanàyrồi, nóivới các Bồ-tát khác rằng: “Bát-nhã Ba-la-mật này sâu xa khó hiểu, ta còn không thể nắm được nguồncộicủa nó, các ông nay lại tu tập mà làm gì? Chỉ cần đốivới các kinh được Phật thuyết khác, nghe, nhận, tu tập, tất ở trong đó mà được Pháp vị.” Do Bồ-tát này đã nói như thế, các Bồ-tát khác liền khởi tâm xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật. A-nan nên biết, người nói như thế tức có ác ma đến nhiễu loạn, bị các Ma đó rình lấy cơ hội.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghĩ rằng: “Ta là người tu hạnh viễn ly chân chính, các Bồ-tát khác chẳng phảihạnh viễn ly.” Tức thời ác ma biết được ý nghĩ này rồi, sinh hoan hỷ lớn, vui mừng, hớnhở. Vì sao? Bồ-tát kia, theo niệm đã khởi, tức lui mất Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì lui mất như thế nên tâm Ma sinh vui.
Lạinữa, A-nan. Có các ác ma đến chỗ Bồ-tát, khen ngợi danh tự, dòng họ Bồ-tát, công đức Đầu-đà, cho đến đủ loạitướng mạo công đức. Bồ-tát nghe khen ngợi như thế rồi, bị dính mắc theo, khởităng thượng mạn và các tâm mạn, tự cao, tự đại, khinh các Bồ-tát khác; do nhân duyên này, tăng trưởng phiền não. Rồi vì Bồ-tát này bị sứccủa ác ma kia tăng thêm nên những điều nói ra đều được người tin nhận; tin nhậnrồi, thì học như được nói, hành như được nói. Hoặc thấy, hoặc nghe, việchọc như thế, việc hành như thế đều không đúng đắn. Vì không đúng đắn nên khởi tâm điên đảo. Do tâmnhư thế nên các nghiệp thân, ngữ, tâm đều không thanh tịnh. Vì nhân duyên này mà có thể tăng trưởng con đường hướng đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh v.v…. Các ác ma kia thấy điềulợi này, tâm rất hoan hỷ, vui mừng, hớnhở, liền nghĩ rằng: “Nay, cung điệncủa ta là có thật chứ chẳng phải không, vì nhân duyên kia mà làm cho tăng trưởng.” A-nan nên biết, Bồ-tát này không thể đầy đủ tướng mạo công đức, chẳng phải hành Bát-nhã Ba-la-mật, chẳng phải trú Bất thoái chuyển. Vì sao? Vì tâm tăng thượng mạn khởi các sai lầm. Bồ-tát này sẽ có ác ma đến nhiễu loạn, bị các Ma đó rình lấycơ hội.
Lạinữa, A-nan. Nếu ngườicủaBồ-tát thừa và ngườicủa Thanh Văn thừa cùng nhau tranh cãi, nói ra lời ác, khinh khi, chửimắng; bấy giờ ác ma biết việc như thế rồi liền nghĩ rằng: “NgườicủaBồ-tát thừa đó, do nhân duyên này, tuy cũng xa lìa Nhất thiết trí, nhưng sự xa lìa đó chẳng lớn, chẳng lâu như ngườicủaBồ-tát thừa và ngườicủaBồ-tát thừa cùng nhau tranh cãi, nói ra lời ác, khinh khi, chửimắng.” Bấy giờ ác ma biết việc như thế rồi, tâmrất hoan hỷ, vui mừng, hớnhở mà nghĩ rằng: “Ngườicủa Bồ-tát thừa này, do nhân duyên này, đời đời xa lìa Nhất thiết trí kia.”
Lạinữa, A-nan. Nếu có Bồ-tát chưa được thụ ký, đốivới các Bồ-tát khác đã được thụ ký, khởi tâm sân hận, thì theo tâm đã khởi mà bị thoái chuyển. Khởimột niệm thoái lui một kiếp, sau đó tùy theo niệm mà tính số kiếp. Nếu không bỏ tâm Nhất thiết trí, hoặc vì gặp thiện tri thức thì lại phát khởi, mặc áo giáp Tinh tiến.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật: Thế Tôn, nếu khởitội này, Phật có cho sám hối không?
Phậtbảo A-nan: Nay trong pháp ta nói, có pháp ra khỏitội. Trong các thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, ta đều nói có pháp ra khỏitội đó. A-nan nên biết, nếu ngườicủaBồ-tát thừa cùng ngườicủaBồ-tát thừa tranh cãi, nói ra lời ác, khinh khi, chửimắng rồi mà không cùng hốibỏ, lại ôm sân hận, trói buộc ở tâm thì ta không nói có pháp ra khỏitội kia. A-nan, nếu ngườiBồ-tát thừa cùng ngườiBồ-tát thừa tranh cãi, cho đến chửimắng rồi liền cùng hốibỏ, ta sẽ vì họ nói pháp ra khỏitội.
A-nan, Bồ-tát lại nên nghĩ thế này: “Đốivớitấtcả chúng sinh, ta nên hành từ, nhẫn. Giả như họ khởi ác, đến làm nhục, ta còn không sinh một niệm tâm sân huống là đáp trả. Nhất thờinếu ta có khởi tâm sân hận thì đó thậtlà lỗilớn. Vì sao? Ta nên vìtấtcả chúng sinh làm cây cầulớn, khiến đều được đi qua. Ta thường đốivớitấtcả chúng sinh đó tác ý như thiện. Giả như có nghe lời ác cũng không sinh tâm giậndữ.Với mình, với người đều bình đẳng. Tự mình có lỗi đừng đổ cho người. Người khác lỗi lầm xem như tự mình tạo ra, thường sinh hối, sợ. Vì sao? Ta muốn làm cho tấtcả chúng sinh được an lạclớn. Nếu có chúng sinh bị nhiều sân, não, nguyện cho ta lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cứu độ đượchọ. Ở tấtcả nơi nào ta thấy có ngườicầuBồ-đề, thì lúc đó ta hoan hỷ nhìn ngắm, mặtmũitươi vui, không có nhăn mày. Tâm ta kiên cố, không bị tấtcả sân não khuấy động.” A-nan, nếu ngườicủaBồ-tát thừa có thể sinh tâm như thế, nên biết đó là người tu hạnh Bồ-tát.
Lạinữa, A-nan. Các Bồ-tát Ma-ha-tát đốivới người Thanh Vănvốn không nên sinh khởi các tâm khinh mạn, cho đếntấtcả chúng sinh cũng không nên sinh tưởng khinh mạn.
A-nan bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát vớiBồ-tát ở chung như thế nào?
Phậtbảo A-nan: Bồ-tát ở chung nên xem nhau giống như nghĩ đến Phật: “Đây là Đạisư của ta, cùng ngồimột xe, cùng đimột đường. Bồ-tát Ma¬ha-tát đónếu có sở học, ta cũng theo học, bình đẳng an trú ở trong Bồ-tát thừa, tu học như lư, như pháp Bồ-tát. Nếu người đótạphọc thì không phải cái ta học. Nếu người đó thanh tịnh học, có thể tương ưng như lý với Nhất thiết trí, thì ta cũng học như thế.” A-nan, Bồ-tát Ma-ha-tát có thể học như thế, đó là cùng học, nên cùng ở chung. Ngườihọc như thế tất chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Chớ quên mình là nước


Kinh Kim Cang


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.213.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập