Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.44 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.54 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 3: Công ĐứcBảo Tháp (Phần 2)
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích lạibạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Bồ-tát Ma-ha-tát vì hồihướng nên tu học Bát-nhã Ba-la-mật, không lấy tâm cao mà nắm các tướng.
Phật nói: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu-thi-ca, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, thụ trì, đọctụng, tự mình tuyên thuyết, hoặc khiến người khác tuyên thuyết, tu hành nhưđã nói, người này nhờ lực công đức đó, nếu vào trận chiến không còn khiếp sợ,dũng mãnh, bềnbỉ, chiến thắng đối phương; cho đến đi, đứng, nằm, ngồi đều được an lành.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào, thụ trì, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật này thì người ấy ở mọinơi, hoặc đi, hoặcdừng, hoặcgặp các nạn dao, gậy, v.v…, thì không làm tổnhại đến thân, cho đến sắpmấtmạng sống cũng không sợ hãi. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật này là Quảng đại minh, Bát-nhã Ba-la-mật này là Vô lượng minh, Bát-nhã Ba-la-mật này là Vô thượng minh, Bát-nhã Ba-la-mật này là Vô đẳng minh, Bát-nhã Ba-la-mật này là Vô đẳng đẳng minh. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân tu học các Minh như thế, không nghĩđiều ác của mình, không nghĩđiều ác của người, không nghĩđiều ác của mình, của người. Kiêu-thi-ca nên biết, người thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật này, ở đời hiệntại đạt được công đức như thế.
Lạinữa, Bồ-tát Ma-ha-tát học các Minh như thế, có thể chứng đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Nhất thiết trí trí. Đã chứng đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức có thể thấyrõ tấtcả chúng sinh có đủ loại tâm hành. Nói Nhất thiết trí trí là chỉ cho các pháp Minh. Bồ-tát Ma-ha-tát học theo đó, không có pháp nhỏ nào không thể vào, không có pháp nhỏ nào không biết rõ, không có pháp nhỏ nào không thể chứng ngộ. Vì thế gọi là Nhất thiết trí trí.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, nếu có người có thể biên chép thành kinh để cúng dường, thụ trì; nếutự mình đọctụng hoặc bảo người đọctụng cho đến vì người mà giảng thuyết nghĩa đó, người này không bị tấtcả người, phi nhân, v.v…, rình lấycơ hội; chư Phật, Bồ¬tát thường hộ niệm, chỉ trừ sự báo ứng của nghiệp quá khứ. Kiêu-thi-ca, ví như nơi đạo tràng ĐạiBồ-đề có câyBồ-đề bao quanh các phía, nếu người, phi nhân cho đến các loài bàng sinh, vân vân, thì đều không thể vào, cũng không thểở, không thể phá hoại, làm điềuxấu ác. Vì sao? Vì quá khứ,vị lai, hiệntại có các Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đều ở nơi này mà chứng quả giác ngộ của Phật.
Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân thụ trì, đọctụng, biên chép, cúng dường Bát-nhã Ba-la-mậtcũng đều như vậy. Dù người, phi nhân không thể lấy đicơ hội, không thể phá hoại, làm điềuxấu ác. Vì sao? Nếu cúng dường chỗ có kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, tùy theo địa phương mà cùng tạo các bảo tháp, tôn trọng, cúng dường, chiêm lễ,xưng tán. Kiêu¬thi-ca, nên biết Bát-nhã Ba-la-mật này có công đức như vậy ở đời hiện tại.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, tôn trọng, cung kính, đặt hoa quý, hương đốt, hương xoa, hương bột và các vòng hoa cho đến các phướn, lọng tốt, đốt các đèn dầu, cúng dường đủ loại như vậy. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào, sau khi Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nhập Niết-bàn, thu giữ xá-lợi, xây dựng bảo tháp, tôn trọng, cung kính, chiêm lễ,xưng tán, cúng dường hương hoa, đèn dầu, cờ phướn, lọng báu, đủ loại cúng dường như vậy. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia thu được phước đức, cùng phúc đứccủa người trước, cái nào nhiềuhơn?
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nay ta hỏi ông, ông tuỳ ý nói. Ý ông thế nào? Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác học pháp nào để được thân như vậy? Học pháp nào để chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Nhất thiết trí trí?
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác vì tu học pháp Bát-nhã Ba-la-mật mà chứng đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Nhất thiết trí trí.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, vì vậy phải biết Phật không dùng thân này để đắc quả Như Lai, mà vì thành tựu Nhất thiết trí trí nên mới thành Như Lai. Nên biết Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác có được Nhất thiết trí trí từ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra. Lạitừ phương tiện thiệnxảocủa Bát-nhã Ba-la-mật mà sinh thân Như Lai. Vì vậy thân này là nơi ychỉ của Nhất thiết trí trí. Vì làm nơi ychỉ cho Nhất thiết trí trí nên được thân Phật, tức được thân Pháp, được thân Tăng. Vìvậytấtcả chúng sinh đốivới thân Như Lai đều đượclễ bái, cúng dường, cho đến sau khi vào Niết-bàn lại lấy xá-lợi Phật, xây tháp cúng dường.
Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia, tuy dựng tháp cúng dường xá-lợicủa Như Lai, không bằng có người chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, tôn trọng, cung kính, dùng hương hoa, đèn dầu, cờ phướn, lọng báu, cúng dường đủ loại như vậy. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Cúng dường Bát-nhã Ba-la-mật này chính là cúng dường Nhất thiết trí trí. Vì vậy Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào muốn cúng dường bậc Nhất thiết trí trí, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này thường nên biên chép, tôn kính, thụ trì, làm các việc cúng dường.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu người cõi Diêm¬phù-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, không thể biên chép, thụ trì, đọc tụng, không thể tự mình tuyên thuyết, không thể khiến người khác thuyết; lại không thể dùng hoa hương, cờ phướn, lọng báu, cung kính cúng dường. Thế Tôn, những người như vậymất đi thiệnlợilớn, không thể thành tựu quả báo rộng lớn.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Ở Diêm-phù¬đề có mấy người có niềm tin bất hoại đốivới Phật Pháp Tăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, người ở Diêm-phù-đề, đốivới Phật Pháp Tăng, có niềm tin bất hoại, số lượng rất ít.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, đúng vậy, đúng vậy. Người cõi Diêm-phù-đề ít ai có niềm tin kiên cố đốivới PhậtBảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Đốivới quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán và quả Duyên Giác, người chứng đượccũng rất ít. Đốivới tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nếu người đã phát tâm có thể an trú không thoái chuyển, nếu đang phát tâm thì dũng mãnh, siêng năng, nếu chưa phát tâm thì sẽ có thể phát khởi; những người như vậylại càng rất ít. Lạinữa, người cõi Diêm¬phù-đề ít ai có thể tương ưng khéo trú ở Bát-nhã Ba-la-mật này; ít ai có thể theo pháp Bát-nhã Ba-la-mật này mà tu hành; ít ai đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này có tâm không thoái chuyển, trú địaBồ-tát; ít ai đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này tu hành, hướng đến chứng đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Kiêu-thi-ca, nếu đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này có thể nghe, nhận, đọctụng, tự mình tuyên thuyết hoặc khiến người khác thuyết, tu hành như vậy, cho đến tôn trọng, cung kính, dùng hương hoa, đèn dầu, cờ phướn, lọng báu, đủ loại như vậy mà cúng dường, nên biết người này đã phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không còn thoái chuyển, trú địaBồ-tát.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ở Diêm-phù-đề nàycó vô lượng vô số vô biên chúng sinh phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hành đạoBồ-tát. Ý ông thế nào? Kiêu-thi-ca, ông nay nên biết, tuycó vô lượng vô số vô biên chúng sinh như vậy phát tâm Bồ-đề, hành đạoBồ-tát, nhưng trong số đó chỉ một, hoặc hai người trú ở bậcBất thoái chuyển. Vì sao? Diêm¬phù-đề này có chúng sinh khởi tâm thấp kém, sinh tưởng thấp kém; trí tuệ, tin hiểucũng thấp kém, nên sự siêng năng cũng yếu kém, khởitưởng khó đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không thể mong cầu nên sinh biếng nhác.
Kiêu-thi-ca, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, ưa muốn nhanh chóng chứng quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu an lạctối thượng, thì nên phát tâm dũng mãnh nghe, nhận, đọctụng Bát-nhã Ba-la¬mật này. Vì sao? Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này nên nhớ rằng, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác thuở còn tu Bồ-tát hành cũng học như vậy, nayta cũng học Bát-nhã Ba-la-mật này, Bát-nhã Ba-la-mật này là thầycủa ta. Kiêu-thi-ca, dù Phật trú thế hoặc nhập Niết-Bàn, thì các Bồ-tát Ma-ha-tát nên nương Bát-nhã Ba-la¬mật này.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, sau khi Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nhập Niết-bàn, lấy xá-lợi Phậttạo vô số diệu tháp bảy báu, và người này từđó cho đếnhết đời, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, các y phục quý, làm đủ việc cúng dường như vậy, rồilại tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên cúng dường như vậy được phúc báo nhiều chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì muốncầu ĐạiBồ-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, tự mình thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác lưu truyềnrộng rãi, khiến cho chúng sinh đều được thiệnlợilớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này mà Phật nhãn không mất, Chính pháp không diệt, các Bồ-tát Ma-ha-tát mỗimỗi đều thụ trì, tuyên bố, giảng thuyết, tức làm cho Pháp nhãn không hoại, không diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la¬mật này, đặtnơi thanh tịnh, sinh tâm tôn trọng, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, làm đủ loại cúng dường như vậy. Kiêu-thi-ca nên biết, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài số lượng một ứcbảo tháp nhưđã nói ở trên, giả sử có ngườilấy xá-lợi Phật, xây tháp bảy báu khắp cõi Diêm-phù-đề, người này từđó cho đếnhết đời, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý làm đủ việc cúng dường như vậy, lại tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiện nữ nhân kia vì nhân duyên này được phúc nhiều chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào, vì muốn cầu ĐạiBồ-đề, đốivới Bát -nhã Ba-la-mật này phát tâm tin hiểu, tự mình thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nói lưu truyền, khiến chúng sinh đều được thiệnlợilớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này mà Phật nhãn không đoạn, Chính pháp không diệt; Chư Bồ-tát Ma-ha-tát mỗimỗi đều thụ trì, tuyên bố, giảng thuyết, thì Pháp nhãn không hoại, không diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, để nơi thanh tịnh, sinh tâm tôn trọng, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, làm đủ việc cúng dường như vậy. Kiêu-thi-ca, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài số tháp bảy báu đượctạo khắp Diêm-phù-đề nhưđã nói trên, giả sử có ngườilấy xá-lợi Phật, dựng tháp bảy báu khắp bốn Đại châu. Người này từđó cho đếnhết đời, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, làm đủ việc cúng dường như vậy, lại tôn trọng, lễ bái, xung tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiện nữ nhân kia vì nhân duyên này được phúc nhiều chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào vì muốn cầu ĐạiBồ-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này phát tâm tin hiểu, tự mình thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nói lưu truyền khiến chúng sinh đều được thiệnlợilớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này, Phật nhãn không đoạn, Chính pháp không diệt; chư Bồ-tát Ma-ha-tát mỗimỗi đều thụ trì, tuyên bố, giảng thuyết, thì Pháp nhãn không hoại, không diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đặt nơi thanh tịnh, sinh tâm tôn trọng, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, làm đủ việc cúng dường như vậy. Kiêu-thi¬ca nên biết, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài số tháp bảy báu đượctạo khắpbốn Đại châu nhưđã nói trên, Kiêu-thi-ca, giả như có ngườilấy xá-lợi Phật, tạo tháp bảy báu đầycả Tiểu thiên thế giới, người này từđó cho đếnhết đời, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, làm đủ việc cúng dường như vậy; lại tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người đó vì nhân duyên này được nhiều phúc chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, vì muốncầu ĐạiBồ-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, tự ḿnh thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nóilưu truyền, khiến cho chúng sinh đều được thiệnlợilớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này mà Phật nhãn không đoạn, Chính pháp không diệt; chư Bồ-tát Ma-ha-tát mỗimỗi đều thụ trì, tuyên bố, giảng thuyết, liền được Pháp nhãn bất hoại, bất diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đặtnơi thanh tịnh, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, y phục quý, làm đủ việc cúng dường như vậy. Kiêu-thi-ca, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài số tháp bảy báu đượctạo khắp Tiểu thiên thế giới nhưđã nói trên, Kiêu-thi-ca, giả sử có ngườilấy xá-lợi Phật, tạo tháp bảy báu đầycả Trung thiên thế giới, người này từđó cho đếnhết đời, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, cúng dường đủ loại như vậy; lại tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người đó vì nhân duyên này được nhiều phúc chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nào vì muốn cầu ĐạiBồ-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, tự mình thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nói lưu truyền khiến cho chúng sinh đều được thiệnlợilớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này Phật nhãn không bị mất, Chính pháp không bị diệt vong; chư Bồ-tát Ma-ha-tát mỗimỗi thụ trì, liền được Pháp nhãn không hoại, không diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đặtnơi thanh tịnh, dùng hương hoa, hương xoa, đèn, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, làm đủ việc cúng dường như vậy. Kiêu-thi-ca nên biết, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài số tháp bảy báu đượctạo khắp Trung thiên thế giới nhưđã nói trên, Kiêu-thi-ca, giả sử có ngườilấy xá-lợi Phật, tạo tháp bảy báu khắpcả ba ngàn Đại thiên thế giới, người này từđó cho đến hết đời, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, y phục quý, làm đủ việc cúng dường như vậy; lại tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người đó vì nhân duyên này được nhiều phúc chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì muốncầu ĐạiBồ-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, tự ḿnh thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nóilưu truyền, khiến cho chúng sinh được thiệnlợilớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này Phật nhãn không đoạn, Chính pháp không diệt. Chư Bồ¬tát Ma-ha-tát mỗimỗi đều thụ trì, tức được Pháp nhãn bất hoại, bất diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đặtnơi thanh tịnh, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, làm đủ việc cúng dường như thế. Kiêu-thi-ca, nên biết người Thiện nam, Thiệnnữ này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài số tháp bảy báu đượctạo khắp ba ngàn Đại thiên thế giới nhưđã nói trên, Kiêu-thi-ca, giả sử tấtcả chúng sinh trong ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimỗi đềulấy xá-lợi Phật, tạo tháp bảy báu, hoặc trú một kiếp, hoặc chưatớimột kiếp, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý cho đến đủ loạikỹ nhạc, múa hát, cúng dường rộng lớn như vậy; lại tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Các chúng sinh kia vì nhân duyên đó mà được phúc nhiều chăng?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, vì muốncầu Đại Bồ-đề, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này phát tâm tin hiểu, nên tự mình thụ trì, đọctụng, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nóilưu truyền, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này Phật nhãn không đoạn, Chính pháp không diệt. Chư Bồ-tát Ma-ha-tát mỗimỗi đều thụ trì liền được Pháp nhãn không hoại, không diệt; lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đặtnơi thanh tịnh, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, cúng dường đủ loại như vậy. Kiêu-thi-ca nên biết, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, đúng vậy, đúng vậy. Đúng như Phật nói, nếu người tôn trọng, cúng dường kinh Bát-nhã Ba-la¬mật này, nên biết người này cũng đang cúng dường chư Phật quá khứ,vị lai, hiệntại, biết rõ trí của chư Phật; cũng bằng vớisự cúng dường rộng lớn, tối thượng, vô biên đốivớitấtcả thế giới. Thế Tôn, ngoài số lượng ba ngàn Đại thiên thế giới như Phật đã nói ở trên, Thế Tôn, giả sử có vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, và chúng sinh khắp thế giới đó, mỗimột chúng sinh đềulấy xá-lợi Phật, dựng tháp bảy báu, dù trú một kiếp, dù chưatớimột kiếp, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, cho đến đủ loạikỹ nhạc, múa hát để cúng dường, lại còn tôn trọng, lễ bái, xưng tán. Thế Tôn, các chúng sinh kia phúc tuy nhiều, nhưng không bằng có người mong cầu ĐạiBồ-đề, phát tâm tin hiểu đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, tự mình đọctụng, thụ trì, ghi nhớ,lại vì người khác rộng nóilưu truyền khiến chúng sinh đều được thiệnlợi lớn, khiến Chính pháp trú lâu dài ở thế gian. Vì nhân duyên này mà Phật nhãn không đoạn, Chính pháp không diệt. Chư Bồ-tát Ma-ha-tát, mỗimỗi đều thụ trì, tức được Pháp nhãn không hoại không diệt. Lại chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, đặtnơi thanh tịnh, dùng hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, yphục quý, cúng dường đủ loại như vậy.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên chủ Đế Thích: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu¬thi-ca, đốivới kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, có thể tôn trọng, cúng dường, nên biết người này được phúc đức vô lượng vô số, vô biên, không gì bằng, không thể sánh, cho đến phúc ấycũng không thể nghĩ được. Vì sao? Nên biết Nhất thiết trí của Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác từ Bát-nhã Ba-la-mật mà sinh, lạitừ Nhất thiết trí mà sinh ra thân Như Lai. Kiêu-thi-ca, vì thế nên biết, nếu có người đem xá-lợi Phật, dựng tháp cúng dường, cùng với người kia thụ trì, đọctụng, tôn trọng, cúng dường kinh Bát-nhã Ba-la-mật, thì phúc hạnh làm được, công đức thu được, so sánh số lượng như thế trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần, ngàn ức phần, trăm ngàn ức phần, trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa phần không bằng một phầncủa người kia; phần đếm, phần tính, và phần vídụ cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phầncũng không bằng một phầncủa người kia.
Bấy giờ, những người trước đây cùng theo Thiên chủ Đế Thích đếndự hội, bốnmươi ngàn chúng Thiên tử đều nói với Thiên chủ Đế Thích: Nay đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nên thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, tu hành nhưđã nói.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, như chư Thiên nói, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, ông nên thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, tu hành nhưđã nói. Vì sao? Kiêu-thi-ca, nếu A-tu-la cùng các Thiên tửở trời Tam Thập Tam kia đánh nhau, vào lúc đó ông nên nghĩ nhớ đến pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, thì A-tu-la kia liền rút lui và tự trốnmất.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật này là Quảng đại minh, Bát-nhã Ba-la-mật nàylà Vô lượng minh, là Vô thượng minh, là Tối thắng minh, là Vô đẳng minh, là Vô đẳng đẳng minh.
Bấy giờ, Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu-thi-ca, Bát-nhã Ba-la-mật này là Quảng đại minh, là Vô lượng minh, là Vô thượng minh, là Tối thắng minh, là Vô đẳng minh, là Vô đẳng đẳng minh. Vì sao? Vì chư Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác ở quá khứ, hiệntại, vị lai đềutừ Đại minh này mà sinh ra, vì chư Phậthọc Đại minh này mà thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cho đến chư Phật Thế Tôn ở vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, nhờ học Bát-nhã Ba-la-mật Quảng đại minh này mà thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Kiêu-thi-ca nên biết, Vô thượng Chính đẳng Chính giác từ nơi Bát-nhã Ba-la-mật này mà đến. Mười pháp Thiện có được, nhờ Đại minh này mới xuất hiện ở đời; bốn phần Thiền định, bốn phần Vô lượng, bốn phần Vô sắc định, năm phần Thần thông, ba mươibảy phầnBồ-đề, các pháp như thế đều nhờ Đại minh này mà xuất hiện ở đời; nói lược như thế, cho đến tám vạnbốn ngàn nhóm Pháp, đềutừ Bát-nhã Ba-la-mật Quảng đại minh này sinh ra. Phật trí, Tự nhiên trí, Bấttư nghị trí, cũng do Đại minh này sinh ra.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác không ra đời thì các Bồ-tát Ma-ha-tát kia xuất hiện ở thế gian, từ Bát-nhã Ba-la-mật được nghe trước đây, sinh ra đủ loại phương tiện thiệnxảo, vì thương xót chúng sinh ở thế gian mà làm lợi ích. Vì thế,mười pháp Thiện, bốn phần Thiền định, bốn phần Vô lượng, bốn phần Vô sắc định, năm phần Thần thông, ba mươibảy phầnBồ-đề, các pháp như vậy xuất hiện ở thế gian là để mở bày cho chúng sinh.
Kiêu-thi-ca, ví như lúc mặt trăng không có thì các vì sao xuất hiện, ánh sáng của chúng chiếu khắp thế gian, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như vậy. Lúc Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác không ra đời thì Chính pháp cũng không Nn diệt. Vì sao? Dù là các Pháp hành, dù là Bình đẳng hành, dù là Thiện hành, mỗimỗi đềutừ các Bồ-tát Ma-ha-tát mà sinh ra, tùy thuậnnơi phương tiện thiệnxảocủaBồ-tát Ma-ha-tát mà chuyển. Các phương tiện thiệnxảocủa các Bồ-tát Ma-ha-tát này, nên biết đềutừ Bát¬nhã Ba-la-mật sinh.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này có thể biên chép, cúng dường, thụ trì, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, tu hành nhưđã nói, người này vì duyên này ở trong đời này đượclợi ích lớn.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, người này ở đời này sẽ đượclợi ích gì?
Phật nói: Kiêu-thi-ca nên biết, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này không bị các độc làm tổnhại đến tính mạng họ, không bị lửa đốt, không bị chìm nước, không gặp khổ dao, gươm, gậy cho đến không bị các thế lực khác làm tổnhại thân mạng; lại không bị phép vua ghép tội. Giả sử có những nạn này, nếu có thể tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật, liền được giải thoát.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Người thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật này, nếu đến chỗ của Quốcvương, Vương tử,Vương đại thần, thì khi Quốcvương, Vương tử,Vương đại thần đó nhìn thấyhọ đều hoan hỷ;nếu mong muốn điều gì, tấtcả đều như ý. Vì sao? Kiêu-thi-ca, Bát-nhã Ba-la-mật này, đối vớitấtcả chúng sinh, là hạnh Đạitừ tâm, hạnh Đạitừ, là hạnh Đại bi tâm, hạnh Đại bi.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Người thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật này, ở tất cả mọinơi không bị các loài cọp, sói, trùng độc,thú dữ làm tổnhại; cho đến người, phi nhân, v.v…, cầu cho chếtyểucũng không có cơ hội; chỉ trừ định nghiệp đời trướctất phải nhận chịu.
Bấy giờ, có các ngoại đạo, trước đây đãtừng xuất gia theo pháp củahọ, số đủ trăm người vào đến giữahội, muốn làm não loạn Phật Thế Tôn.
Lúc đó, Thiên chủ Đế Thích nhìn thấytừ xa những người này sắp đếngần hộicủa Phật, tức thời Thiên chủ Đế Thích quán sát tâm của chúng, biết chúng muốn gì nên nghĩ thế này: “Các ngoại đạo này, nay đếnhộicủa Phật, muốn làm não loạn, ta nên tụng niệm pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật đã nhậntừ Phật trước đây.” Thiên chủ Đế Thích suy nghĩ như vậyrồi, liềntụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật.
Lúc đó các ngoại đạo đã vào trong hội, từ xa nhìn thấy Thế Tôn. Lúc này từng ngườilầnlượt đi vòng bên phải Thế Tôn xong, liềnrời khỏihộicủa Phật, theo lốicũ mà lui ra.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử nghĩ:Tại sao các ngoại đạo này vào đến trong hội, hướng về Phật Thế Tôn, đi quanh bên phảirồi lui ra?
Lúc này, Thế Tôn biết Xá-lợiTử tâm nghĩ như thế, liềnbảo Tôn giả Xá¬lợiTử: Ông nay nên biết, các ngoại đạo kia đều xuất gia theo pháp của họ, nay đếnhộicủa Phật muốn phá hoại, chống đối, tranh cãi, làm tổn não. Vì Thiên chủ Đế Thích tụng Bát-nhã Ba-la-mật nên các ngoại đạo kia tự sinh hổ thẹn mà rút lui. Xá-lợiTử, vì vậy nên biết pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật có uylựcrấtlớn, có thể trừ tấtcả tà ác của ngoại đạo.
Bấy giờ,lại có các ác ma thầm nghĩ: Nay Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác cùng vớibốn chúng của mình, và các Thiên tửở Dục giới, Sắc giới cùng tụ hội. Phật Thế Tôn đó thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác cho các Bồ-tát Ma-ha-tát; nay chúng ta nên đến chỗđó. Chúng Ma nghĩ xong, liền hóa ra bốn đạo binh, đủ loại trang nghiêm, đến chỗ của Phật.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích thấybốn đạo binh trang nghiêm, chỉnh tề, đẹp đẽ đếnhộicủa Phật, liền nghĩ:Bốn đạo binh này trang nghiêm, đẹp đẽ, vua Tần-bà-sa-la kia không thể có được, Thắng Quân đạivương cũng không có được, các Quốcvương khác cũng không có được, bậc Trưởng giả tử cũng không có được. Đây chính là do các ác ma kia hóa ra như thế.
Vì sao? Các ác ma kia, trong dòng sinh tử, quay lưng với Phật pháp, cầu Phật pháp sớm diệt nên muốn phá hoại. Tanaynên tụng pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật được nhậntừ Phật. Thiên chủ Đế Thích nghĩ vậy xong liền tụng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật. Các chúng Ma kia tức thời thu lại hóa binh của chúng, theo đường cũ rút lui.
Bấy giờ, chúng Thiên tửở trời Tam Thập Tam liền đến giữahội, hóa ra vô số hoa trờimạn-đà-la, đủ loại hoa quý, rải lên Phật. Các hoa đượcrải lên đềudừng lại giữahư không.
Khi các Thiên tử rải diệu hoa xong liền nói: Nguyện Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này trú lâu dài ở thế gian, đốivới chúng sinh cõi Diêm-phù-đề, tạolợi ích lớn. Phát nguyện này xong, lạirải hoa. Rải hoa xong, lại nói: Nguyệntấtcả chúng sinh, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, tuyên bố, diễn thuyết, tu hành nhưđã nói; tấtcả Ma và Thiên ma, người, phi nhân, muốncầu cho sớmmất đều không có cơ hội; nguyện cho chúng sinh đầy đủ thiệncăn.
Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có người đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, có thể tùy hỷ, nghe, nhận; nên biết người này đã từng cúng dường chư Phật ở quá khứ, huống là thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, đốivới người khác giảng thuyết nghĩa đó, ypháp tu học nhưđã được nói, tu hành như thế thì tương ưng với thành tựu. Vì sao? Vì Nhất thiết trí của chư Phật đều đượccầutừ pháp Bát-nhã Ba-la-mật, đều sinh từ Bát-nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, ví như có người muốncầucủa báu quý cần vào biểnlớnmới thu được châu báu tốt đẹp vô giá, báu Nhất thiết trí của Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác cũng như vậy, nên ở giữa biểnlớn Bát-nhã Ba-la-mật mà mong cầu.
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Đúng vậy, đúng vậy. Nếu muốncầu báu Nhất thiết trí của chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, nên ở trong biển pháp rộng lớn Bát-nhã Ba-la-mật mà cầu. Ngườicầu như thế đều được như ý.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.57.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập