Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 10: Khen Người Thụ Trì (Phần 2)
Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi Tôn giả Xá-lợiTử: Hay thay! Hay thay! Xá¬lợiTử, đúng thế, đúng thế, như ông đã nói, khéo dẫn vídụ. Ông nay nhờ thầnlực Phật, lại nói ví dụ làm rõ nghĩa này.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, lại như có người muốn thấy biểnlớn, từ từ mà đi. Nếu thấy có cây, hoặc thấytướng cây, hoặc thấy có núi, hoặc thấy tướng núi, nên biết người này cách biển còn xa. Lại đi tiếp, nếu không thấy cây và tướng cây, không thấy núi và tướng núi, nên biết người này cách biển đãgần. Vì sao? Biểnlớn sâu, xa, mênh mông, không bờ;gần mé biểnlớn không có tướng tấtcả núi, cây, v.v…. Người này tuy chưa đến biển, nhưng vì không thấytướng núi, cây kia, tức biếtdầndầngần biển.
Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế.Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, chiêm lễ, cúng dường, người này tuy chưa được Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiệntại thụ ký, nên biếtgần đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sẽ được thụ ký. Vì sao? Vì được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này là tính chất trước đây. Thế Tôn, lại như thế gian có đủ loại cây, ở vào mùa xuân, cành lá sum sê, xanh tươi, đáng ưa. Người Diêm-phù-đề thấy đượctướng này đều sinh hoan hỷ, nghĩ rằng cây này không lâu sẽ nở hoa, kết trái. Vì sao? Vì tướng mở bày đã hiện.
Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế.Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, chiêm lễ, cúng dường, nên biếtBồ-tát này từ lâu đã thành thục thiệncăntối thắng. Vì nhờ nhân duyên lành đời trướccủa mình, nay trong hội Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, trực tiếp nghe nhận, được thấy chư Phật và chúng Hiền Thánh, lại được chư Phật, Hiền Thánh dùng tâm hoan hỷ, nghĩ như thế này: Quá khứ các Bồ-tát Ma-ha-tát sắp được thụ ký cũng như thế. Vì được nghe nghe Chính pháp này là tính chất trước đây; nay Bồ-tát này, nên biết đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không lâu sẽ được thụ ký. Vì sao? Vì tính chất trước đây đã hiện bày.
Lại như ngườinữ thế gian mang thai, sắp đủ ngày tháng, thân lựcmỏi mệt, tâm thức động loạn, ănuống ít lại, nằm ngồiuể oải. Thường muốn điều gì thì không siêng làm, sinh ra khổ não, ghét việctừng làm trước đây. Thấytướng như thế, nên biết người này không lâu sẽ sinh. Vì sao? Tướng trước đó đã hiện. Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế.Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, chiêm lễ, cúng dường, nên biếtBồ-tát này thành thục thiệncăn đã lâu, gần đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không lâu sẽ được Ba ký. Vì sao? Vì nghe Chính pháp là tướng trước đó.
Bấy giờ, Thế Tôn lại khen Tôn giả Xá-lợiTử: Hay thay! Hay thay! Xá-lợi Tử, điều ông muốn nói đều được thầnlực Như Lai gia hộ.
Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác khéo hộ niệm các Bồ-tát, có thể khéo tuyên thuyết các pháp Bồ-tát.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Các Bồ-tát Ma-ha-tát, trong dòng sinh tử, làm nhiều lợi ích cho tấtcả chúng sinh, khéo dùng phương tiện, làmlợilạc cho họ, thương xót thế gian mà cứu độ. Các Bồ-tát siêng cầu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, chứng được quả rồi, muốn vì tấtcả chúng sinh, tùy theo căncơ củahọ, mà tuyên thuyết pháp yếu; vì thế được chư Phật cùng hộ niệm.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, lúc các Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba¬la-mật, sẽ quán thế nào để được đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật.
Phật nói: Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, không thấysắc pháp có tướng tăng, không thấy thụ,tưởng, hành, thức có tướng tăng; đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Không thấysắc pháp có tướng giảm, không thấy thụ,tưởng, hành, thức có tướng giảm, đó là hành Bát-nhã Ba¬la-mật. Cho đến không thấy là pháp, phi pháp; đó là hành Bát-nhã Ba-la¬mật. Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, nếu quán như thế,tức được đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật đã nói, Bát-nhã Ba-la-mật không thể nghĩ bàn.
Phật nói: Tu-bồ-đề,sắc, thụ,tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn. Nếu Bồ-tát không phân biệtsắc là không thể nghĩ bàn; đó là hành Bát-nhã Ba¬la-mật. Không phân biệt thụ,tưởng, hành, thức là không thể nghĩ bàn; đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, pháp môn Bát-nhã Ba¬la-mậttối thượng, sâu xa. Người nào có thể tin hiểu như thật?
Phậtbảo Xá-lợiTử:Nếu người hành đạoBồ-tát đã lâu, nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, tức có thể tin hiểu.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, những người nào hành đạoBồ-tát đã lâu?
Phật nói: Xá-lợiTử,nếuBồ-tát Ma-ha-tát không phân biệtmườiLực, bốn Vô úycủa Như Lai, không phân biệt các pháp công đứccủa Như Lai, cho đến không phân biệt Nhất thiết trí. Nếu không phân biệt các pháp như thế, đó là người hành đạoBồ-tát đã lâu. Vì sao? MườiLực, bốn Vô úy của Như Lai không thể nghĩ bàn, các pháp công đức cho đến Nhất thiết trí đều không thể nghĩ bàn. Vì thế,Bồ-tát đốivớitấtcả các pháp, không có phân biệt. Do thế,Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp, hành mà không có hành; đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật sâu xa này là Bát-nhã Ba-la-mật không nhiễm, tối thượng, nhóm báu lớn, giống như hư không, tự tính thanh tịnh. Thế Tôn, có các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, cho đến vì người diễn nói, tại sao khởi nhiều khó khăn mà bị chướng ngại.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Như ông nói, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, lúc thụ trì, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, cho đến vì người, nói ra nghĩa này, có nhiều khó khăn làm chướng ngại. Tu-bồ-đề, ông nay nên biết. Lúc khởi các việc khó khăn, thì đó là các chướng ngại do Ma làm. Vì thế, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, những người có thụ trì, đọctụng cho đến vì người diễn nói, nên nhanh chóng làm đúng như lý.
Lạinữa, có các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, nếu muốntự chép, hoặc khiến người khác chép pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, nên trong một tháng cho đếnmộtnăm, nhanh chóng chép cho xong. Vì sao? Trong Đại pháp bảo Bát-nhã Ba-la-mật này có nhiềukẻ thù thường muốn xâm hại.
Tôn giả Tu-bồ-đề lạibạch Phật: Thế Tôn, có các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, lúc thụ trì, đọctụng cho đến biên chép pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật này, nếu các chúng Ma rình tìm cơ hội muốn phá hoại, vào lúc đó nên xa lánh như thế nào?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ông nay nên biết, nếu có người lúc thụ trì, đọctụng cho đến biên chép pháp môn này, chỉ nên chí tâm làm đúng như lý. Các ác ma kia, tuy kiên trì dùng tâm hoại pháp, muốn làm đoạn diệt pháp môn này, và muốn phá hoại người trì pháp, dù trải qua nhiều kiếp, rốt cuộc chúng không thể rình lấycơ hội.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, các Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, lúc thụ trì, đọctụng Chính pháp này, nếu được xa lìa các Ma nghiệp, người này tức có thể đọctụng thông suốt, cho đến biên chép, đều không có chướng ngại. Thế Tôn, như Phật đã nói, các ác ma rình tìm cơ hội đều không thể được. Nhờ lực nào mà được như thế?
Phậtbảo Tôn giả Xá-lợiTử: Ông nay nên biết, đều là sức oai thầncủa Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, gia trì, hộ niệm, chế phục các Ma không có cơ hội.Vì thế, có thể khiến cho những người trì pháp đọc tụng thông suốt, cho đếnhọc nhưđã nói, hành nhưđã nói, như lý tương ưng, đều không chướng ngại. Vì sao? Nay Chính pháp sâu xa này bao hàm các pháp tướng, tức các pháp tính. Mười phương thế giớivô lượng a¬tăng-kỳ thế giới có các Phật Như Lai hiện trú thuyết pháp, đều cùng tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì thế, chư Phật Như Lai dùng oai lực thần thông của mình mà cùng hộ niệm những người thụ trì pháp, khiến thụ trì, đọctụng thông suốt, cho đến biên chép, cúng dường, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, như lý tương ưng, đều được không chướng ngại. Xá-lợiTử, các
Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có trì pháp, nếu được chư Phậthộ niệm, ta không thấycó các ácma có thể làm hại.
Bấy giờ, Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếu các Bồ-tát Ma-ha-tát đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, thụ trì, đọctụng, biên chép, cúng dường, cho đếnhọc nhưđã nói, hành nhưđã nói, như lý tương ưng, nên có thể xa lìa các chướng ma, cũng do oai lực thần thông của Như Lai hộ niệm sao?
Phậtbảo Tôn giả Xá-lợiTử: Đúng thế, đúng thế. Các Bồ-tát Ma-ha-tát đã được oai lực thần thông của các Như Lai gia trì, hộ niệm, vì thế, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, có thể thụ trì, đọctụng thông suốt, cho đếnhọc nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý, đều được xa lìa các chướng Ma. Xá-lợiTử nên biết, Bồ-tát này được thầnlực gia trì của các Như Lai, được các Như Lai biết, nhớ đến, được các Như Lai cùng quán sát.
Lạinữa, Xá-lợiTử.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba¬la-mật này, có thể thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ,rộng vì người khác, giải thích nghĩa đó, cho đếnhọc nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý. Nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này đãgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không lâu được thành quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, Xá-lợiTử.Nếu người đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, chỉ có thể thụ trì, đọctụng; người này được phúc tuy nhiều, không bằng có người, đốivới pháp môn này, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý. Xá-lợiTử nên biết, người này được thầnlựccủa các Như Lai gia trì, được các Như Lai biết, nhớ đến, được các Như Lai cùng quán sát. Người này ở đời này có oai đứclớn, có danh tiếng lớn, tương lai nhất định được quả báo lớn. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này là pháp môn thắng diệu, đệ nhất nghĩa, cùng tấtcả các pháp, tương ưng như lý, bao hàm chúng sinh trú Thậttế chân thật.
Lạinữa, Xá-lợiTử. Pháp môn tương ưng Bát-nhã Ba-la-mật này, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác dùng lực oai thần gia trì hộ niệm, về sau ở đờimạt pháp, trước tiên lưu truyềnrộng rãi ở phương Nam. Từ phương Namnàylưu truyền đến phương Tây. Lạitừ phương Tây lưu truyền đến phương Bắc, xoay vòng như thế,lưu truyền các phương.
Xá-lợiTử, sau khi Phật nhập Niết-bàn, lúc pháp muốn diệt, vì muốn khiến các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật này, thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, hoặc vì người khác giải thích nghĩa đó, cho đến biên chép, cúng dường, đượclợi ích lớn. Vì thế, được Như Lai gia trì, hộ niệm, khiến cho lưu truyền.
Lạinữa, Xá-lợiTử.Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có thể thụ trì Chính pháp này, nên biết người này được thầnlực các Như Lai gia trì, được các Như Lai nhớ, biết, được các Như Lai cùng quán sát.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này tối thượng sâu xa. Ở đờimạt pháp về sau, làm sao phương Bắccũng được lưu truyền?
Phật nói: Xá-lợiTử, ở đờimạt pháp về sau, pháp này cũng sẽ lưu truyền ở phương Bắc. Ở phương đó có ngườitu hạnh Bồ-tát, các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, có thể thụ trì, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, biên chép, cúng dường.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, ở phương Bắc kia có đượcmấy ngườisẽ có thể thụ trì pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, có đượcmấy người có thể đọctụng thông suốt, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý?
Phật nói: Xá-lợiTử, ở phương Bắc kia tuy có nhiều ngườitu hạnh Bồ-tát, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có thể thụ trì pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này; nhưng trong đó ítai có thể đọctụng thông suốt, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lý.
Lạinữa, Xá-lợiTử. Ở phương kia, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, không lo, không sợ, không lui, không mất, nên biết người này từ lâu đã trú Đại thừa,tu hạnh Bồ-tát, đã từng thưahỏi nghĩa này với Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ. Người này từ lâu đã tu tập đầy đủ pháp đạoBồ-tát, vì muốnlợi lạc các chúng sinh nên tu các hành, siêng cầu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Ta nay đã vì Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mậttương ưng Nhất thiết trí. Người này chuyển thân, cũng lại thích nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, hoan hỷ, tin nhận, siêng tu pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác, khéo trú tam-ma-địa Thắng hành tương ưng; cho đến các Ma không thể hoại tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác củahọ, huống là tấtcả người, phi nhân, v.v…, mà có thể phá hoạihọ sao. Vì sao? Người này tâm kiên cố, dũng mãnh, không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, người này nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, tâm rất hoan hỷ, tâm được thanh tịnh, rộng khiến các chúng sinh trồng các thiệncăn, tu hành như lý, thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này có thể nói trước Phật: "Con sẽđem pháp môn này, vì vô lượng trăm ngàn vạn ức câu-chi na-dữu-đa chúng sinh, chỉ bày như lý, dạy truyền như thật, lợi ích như thế, sinh vui như lý, hiểu rõ như thật, không có thoái chuyển, rộng khiến an trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác." Xá-lợiTử, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này trú Bồ-tát thừa, làm lợi ích lớn. Ta quán tâm họ liền sinh tùy hỷ. Ta cũng đem Chính pháp sâu xa này, chỉ bày, làm lợi, làmvuivô lượng trăm ngàn vạn ức câu-chi na chúng sinh, khiến trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân như thế, tin hiểu sâu rộng, ưa thích Đại thừa, nguyện sinh vào nước chư Phật, ở trước Phật, nghe thuyết Diệu pháp, liên tục được nghe thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này. Ở nước Phật kia, cũng lại đem Chính pháp sâu xa này, chỉ bày, làm lợi, làmvui vô lượng trăm ngàn vạn ức câu-chi na chúng sinh, khiến trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đốivới các pháp quá khứ, hiệntại, vị lai, không có pháp nào là không thấy, không nghe, không biết, không hiểu. Đủ loại hành tướng củatấtcả chúng sinh thảy đều biết rõ, các pháp Bồ¬tát, không pháp nào không thông đạt; cho đến đờivị lai có các Bồ-tát Ma¬ha-tát, vì Bồ-đề mà phát tinh tiếnlớn, siêng cầu Bát-nhã Ba-la-mật này, được thụ trì, đọctụng pháp môn này, học nhưđã nói, hành nhưđã nói, tương ưng như lư, Như Lai đều biết. Có các Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, không cầu mà được, Như Lai cũng biết.
Phậtbảo Tôn giả Xá-lợiTử: Đúng thế, đúng thế, như ông đã nói. Xá-lợi Tử, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đốivới các pháp quá khứ, hiệntại, vị lai, không có pháp nào không thấy, không nghe, không biết, không rõ, cho đến đờivị lai, các Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật này, có cầu mà được, không cầu mà được, Như Lai đều biết. Vì sao? Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đốivới thiệncăn và mong ước quá khứ của các Bồ-tát, cho đến hành đạocủaBồ-tát, thảy đều biết rõ.
Xá-lợiTử lạibạch Phật: Thế Tôn, các kinh sâu xa khác tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật này, cũng không siêng cầu mà tự được sao?
Phật nói: Đúng thế, đúng thế. Xá-lợiTử, có các kinh sâu xa khác tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật này cũng không cầu mà tự được.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, các kinh sâu xa khác tương ưng với sáu Ba-la-mật, ở đờivị lai, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, cũng không siêng cầu mà tự được sao?
Phậtdạy: Xá-lợiTử, có các kinh sâu xa khác tương ưng với sáu Ba-la¬mật, ở đờivị lai, cũng không cầu mà tự được. Vì sao? Pháp vốn như thế. Những người tu đạoBồ-tát, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, thường dùng pháp chỉ bày, giáo hóa, làm lợi, làmvui vô lượng trăm ngàn vạn ức câu¬chi na-dữu-đa chúng sinh, khiến trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng tu học như lý trong đó. Người này chuyển thân, đốivới các kinh sâu xa khác cùng với sáu Ba-la-mật không đượctương ưng, cùng với tự tính tấtcả các pháp tương ưng; người này lạicũng không cầu mà được.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.8.139 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.