Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 18: Tính Không
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề lạibạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Bồ-tát Ma¬ha-tát không thoái chuyển kia có thể thành tựu công đức như thế. Thế Tôn lại khéo tuyên thuyết vô lượng vô biên tướng không thoái chuyển của các Bồ-tát Ma-ha-tát.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Vì sao? Vì Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển kia đã có thể thành tựu Vô biên trí.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật thuyết, Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển kia có Hằng hà sa số tướng bất thoái chuyển; chính là hiển bày tướng thù thắng sâu xa của các Bồ-tát Ma-ha-tát. Tướng sâu xa tức là tướng Bát-nhã Ba-la-mật.
Phật khen ngợi Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế.Tướng sâu xatứclà tướng Bát-nhã Ba-la-mật. Tướng Bát-nhã Ba-la¬mậttức là nghĩa Không, nghĩa Vô tướng, Vô nguyện, Vô sinh, Vô tác, Vô tính, Vô nhiễm, Niết-bàn tịch tĩnh.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật thuyết, tướng sâu xa chỉ là nghĩa Không, cho đến nghĩa Niết-bàn tịch tĩnh, mà không phải nghĩacủatấtcả các pháp sao?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Nghĩacủatấtcả các pháp cũng chính là tướng sâu xa. Vì sao? Sắc sâu xa; thụ,tưởng, hành, thức sâu xa. Gọi làsắc sâu xa là thế nào? Vì Như Như sâu xa nên sắc sâu xa. Gọi là thụ,tưởng, hành, thức sâu xa là thế nào? Vì Như Như sâu xa nên thụ,tưởng, hành, thức sâu xa. Tu¬bồ-đề,nếu không có sắc thì đó làsắc sâu xa; nếu không có thụ,tưởng, hành, thức thì đó là thụ,tưởng, hành, thức sâu xa.
Tu-bồ-đề nói: Hiếm có, Thế Tôn, có thể dùng phương tiện vi diệu, ngăn sắc để hiển bày Niết-bàn, ngăn thụ,tưởng, hành, thức để hiển bày Niết¬bàn.
Phậtdạy Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát đốivớitướng Bát-nhã Ba-la¬mật sâu xa này, trú chỗ trú của Bát-nhã Ba-la-mật như thế,học giáo thuyếtcủa Bát-nhã Ba-la-mật như thế, hành các hạnh của Bát-nhã Ba-la¬mật như thế. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát có thể, trong một ngày, suy nghĩ như thế, quán sát như thế,tu tập như thế,tương ưng như thế, thì công đức có được trong một ngày củaBồ-tát Ma-ha-tát này không thể nghĩ bàn, không thể cân lường.
Tu-bồ-đề, ví như ở đời những người có nhiềudục và cái biếtvề dụccũng nhiều, cùng hẹn hò vớimột người con gái đoan chính vào một lúc nào đó; lúc đó người con gái, vì cơ duyên nào đó, mà bị lỡ hẹn. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Người có nhiềudục kia, vào lúc đó, sẽ tương ưng với pháp gì?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, người đó chỉ cùng tương ưng với cái biết về dục, với suy nghĩ tà vạy. Người đó nghĩ: “Lúc nào ta mới có thể gặp được người con gái này, đượcsớm vui đùa sung sướng với cô ta.”
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Người kia, trong một ngày, có khởi nhiều niệmvề dục không?
Tu-bồ-đề nói: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế, đốivới pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật sâu xa này, có thể trong một ngày suy nghĩ như thế, quán sát như thế, tu tập như thế,tương ưng như thế, thì có thể trừ khổ não luân hồi trong biết bao kiếpsố,lại được xa lìa mọilỗilầmbị thoái chuyển, rốt ráo được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát có thể, trong một ngày, suy nghĩ, tu tập Bát-nhã Ba-la¬mật, mà không rời niệm này, cùng tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật. Công đức thù thắng Bồ-tát này có trong một ngày hơnhẳntấtcả công đứcrộng hành bố thímà xa rời Bát-nhã Ba-la-mậtcủa các Bồ-tát khác trong Hằng hà sasố kiếp.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong Hằng hà sa số kiếp, xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật, bố thí, cúng dường Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na¬hàm, A-la-hán, Duyên Giác, Bồ-tát, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, thì không bằng Bồ-tát có thể trong một ngày, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, suy nghĩ, tu tập, hành như được nói. Phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể kể hết.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong Hằng hà sa số kiếp, xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật, ở chỗ Tu-đà-hoàn cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, bố thí, cúng dường xong, lại tu trì đầy đủ giới hành, thì không bằng Bồ-tát có thể trong một ngày hành theo Bát-nhã Ba-la-mật, tácý như lý, suy nghĩ, tu tập, tuyên thuyết pháp này. Phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể xưng kể.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong Hằng hà sa số kiếp, xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật, ở chỗ Tu-đà-hoàn cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, bố thí, trì giới xong, lại có thể tu tập các pháp Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định v.v… thì không bằng Bồ-tát có thể trong một ngày hành theo Bát-nhã Ba-la-mật, bố thí pháp cho chúng sinh. Phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể xưng kể.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong Hằng hà sa số kiếp, xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật, ở chỗ Tu-đà-hoàn cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, tu hành các pháp Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định như thế rồi, lại tu tập pháp ba mươibảy phầnBồ-đề, thì không bằng Bồ-tát có thể trong một ngày hành theo Bát-nhã Ba-la-mật, đem công đức pháp thí này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể xưng kể.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể trong một ngày hành theo Bát-nhã Ba-la-mật, đem công đức pháp thí như tướng Bát-nhã Ba-la-mật này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác; phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể xưng kể.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể trong một ngày hành theo Bát-nhã Ba-la-mật, dùng công đức pháp thí như tướng Bát-nhã Ba-la-mật hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác rồi, lại có thể hành như được nói, tu tậptương ưng, phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể xưng kể.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể trong một ngày hành thuận Bát-nhã Ba-la-mật, đem công đức pháp thí như tướng Bát-nhã Ba¬la-mật này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hành như được nói, tu tậptương ưng, lại có thể hộ trì Bát-nhã Ba-la-mật, không bao giờ xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật, phúc có được này vô lượng, vô biên, không thể xưng kể.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, có khởitạo pháp là tướng phân biệt. Tại sao Thế Tôn nói là được phúc nhiều?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Khi các Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, tự mình biết rõ có khởitạo pháp là tướng phân biệt, hư vọng, không thật, không có gì cả, ở trong pháp này không có phân biệt. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát biếttấtcả các pháp cầu không thể được. Vì theo Bồ-tát đó, biết tấtcả các pháp cầu không thể đượctức không lìa Bát-nhã Ba-la-mật. Vì theo Bồ-tát đó, không lìa Bát-nhã Ba-la-mậttức là vô lượng, vô số.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, vô lượng vàvô số có gì khác nhau?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Vô lượng là quá các phầnlượng;vô số là không thể đếmhết.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, sắcvô lượng, thụ,tưởng, hành, thứccũng vô lượng là có nhân duyên.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế.Sắc vô lượng, thụ,tưởng, hành, thứccũng vô lượng.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Vô lượng có nghĩa gì?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Vô lượng là nghĩa Không, nghĩa Vô tướng, nghĩa Vô nguyện.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, vô lượng chỉ là nghĩa Không, Vô tướng, Vô nguyện, không phải nghĩacủatấtcả các pháp sao?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Chẳng lẽ ông không nghe Phật nói tất cả các pháp là Không sao?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Đúng thế, Thế Tôn. Phật nói tấtcả các pháp là Không.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Không tức là vô lượng. Vì thế, trong này nghĩacủatất cả các pháp không có phân biệt, rờimọitạo tác. Tu-bồ-đề, nói như thế chính là Phật thuyết. Vì sao? Nếu nói như thế tức làvô lượng,vô lượng tức vô số, vô số tức Không, Không tức Vô tướng, Vô tướng tức Vô nguyện, Vô nguyệntức Vô sinh, Vô sinh tức Vô diệt, Vô diệttức Vô tác, Vô táctức Vô tri, Vô tri tức Vô tính, Vô tính tức Vô nhiễm, Vô nhiễmtức Niết-bàn tịch tĩnh. Pháp môn như thế do chính Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác thuyết. Thuyết như thế tức là tấtcả các pháp không có thuyết.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như con hiểu nghĩa Phật nói, tấtcả các pháp kia đều không thể thuyết.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Các pháp không có thuyết. Vì sao? Tính Không củatấtcả các pháp không thể dùng ngôn từ để thuyết.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nghĩa không thể thuyết đó có tăng, giảm không?
Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Nghĩa không thể thuyết không tăng, không giảm.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Nếu nghĩa không thể thuyết không tăng, không giảm, tứcBố thí Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Tinh tiến Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, Trí tuệ Ba-la-mậtcũng không tăng, không giảm. Thế Tôn, nếu các Ba-la-mật không tăng, không giảm, tại sao Bồ-tát Ma-ha-tát lấy các pháp Ba-la-mật không tăng, không giảm này để gầngũi Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu không viên mãn các Ba-la-mật, tứcBồ-tát Ma-ha-tát không thể gần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Nghĩacủa các Ba-la-mật không có tăng, giảm. Vì sao? Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát có đủ phương thiện thiệnxảo, lúc tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, có thể hành Bố thí Ba-la-mật mà không nghĩ mình hành Bố thí Ba-la-mật có tăng giảm, mà nghĩ Bố thí Ba-la-mật kia chỉ dùng danh tự để phân biệt chứ không thấytướng Bố thí kia có thể được. Bồ-tát dùng thiệncăn này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như tướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên gọi làhồihướng đúng đắn.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát có đủ phương tiện thiệnxảo, lúc tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, có thể hành Tịnh giới Ba-la-mật mà không nghĩ mình hành Tịnh giới Ba-la-mật có tăng, giảm; mà nghĩ Tịnh giới Ba-la¬mật đó chỉ dùng danh tự để phân biệt, chứ không thấytướng Giới kia có thể được. Bồ-tát dùng thiệncăn này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như tướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gọilà hồihướng đúng đắn.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát có đủ phương tiện thiệnxảo, lúc tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, có thể hành Nhẫn nhục Ba-la-mật mà không nghĩ mình hành Nhẫn nhục Ba-la-mật có tăng, giảm; mà nghĩ Nhẫn nhục Ba-la-mật đó chỉ dùng danh tự để phân biệt, chứ không thấytướng Nhẫn nhục kia có thể được. Bồ-tát dùng thiệncăn này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như tướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gọilà hồihướng đúng đắn.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát có đủ phương tiện thiệnxảo, lúc tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, có thể hành Tinh tiến Ba-la-mật mà không nghĩ mình hành Tinh tiến Ba-la-mật có tăng, giảm; mà nghĩ Tinh tiến Ba-la¬mật kia chỉ dùng danh tự để phân biệt, chứ không thấytướng đó có thể được. Bồ-tát dùng thiệncăn này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như tướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gọi là hồihướng đúng đắn.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát có đủ phương tiện thiệnxảo, lúc tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, có thể hành Thiền định Ba-la-mật mà không nghĩ mình hành Thiền định Ba-la-mật có tăng, giảm; mà nghĩ Thiền định Ba-la-mật kia chỉ dùng danh tự để phân biệt, chứ không thấytướng Định kia có thể được. Bồ-tát dùng thiệncăn này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như tướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gọi làhồihướng đúng đắn.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát có đủ phương tiện thiệnxảo, lúc tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, không nghĩ pháp này có tăng, giảm; mà nghĩ Bát-nhã Ba-la-mật đó chỉ dùng danh tự để phân biệt, chứ không thấy pháp đó có thể tu, có thể hành. Bồ-tát dùng thiệncăn này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì hồihướng như tướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gọilà hồihướng đúng đắn.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Vô thượng Chính đẳng Chính giác nghĩa là gì?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Vô thượng Chính đẳng Chính giác nghĩa là Như Như. Như Như không có tăng, không có giảm. Bồ-tát Ma-ha-tát ở trong pháp này, nên trú như thật,tác ý như lý,tu tậptương ưng. Bồ-tát này tứcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác không tăng, không giảm. Vì thế Tu-bồ-đề nên biết, nghĩa không thể thuyết không có tăng, không có giảm, cho đếntấtcả các pháp cũng không tăng, không giảm. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát biếttướng như thế, tác ý như thế, tu hành như thế tứcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Phẩm 19: Nghĩa Sâu Xa (Phần 1)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, là tâm trước được, hay tâm sau được? Thế Tôn, nếu tâm trước được, thì tâm trước, tâm sau kia không cùng khởi. Nếu tâm sau được, thì tâm sau, tâm trướccũng không cùng khởi. Làm thế nào Bồ-tát Ma-ha-tát có thể tăng trưởng các thiệncăn?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Ví như thế gian đốt tim đèn, thì ngọn lửa trước cháy hay ngọnlửa sau cháy.
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Chẳng phải ngọnlửa trước cháy, cũng không rời ngọnlửa trước; chẳng phải ngọnlửa sau cháy, cũng không rời ngọnlửa sau.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Tim đèn nàycó thật cháy?
Tu-bồ-đề nói: Tim đèn này thật cháy.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế.Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nghĩacũng như thế. Không phải tâm trướcBồ-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không rời tâm trước; không phải tâm sau được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không rời tâm sau. Lạinữa, không phải tâm này được, không phải tâm khác được, cũng không phải không được; trong đócũng không hoại thiệncăn.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, Bồ-tát Ma¬ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không phải tâm trước được, cũng không rời tâm trước; không phải tâm sau được, cũng không rời tâm sau. Lại không phải tâm này được, không phải tâm khác được, cũng không phải không được, không hoại thiệncăn. Pháp duyên sinh này sâu xavidiệu, sâu xatối thượng.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Nếu tâm đã diệt, tâm này có sinh lại không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếu tâm sinh rồi thì đó có phảitướng diệt không?
Tu-bồ-đề nói: Là tướng diệt. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Pháp tướng diệt đó có thể diệt không? Tu-bồ-đề nói: Không thể, Thế Tôn. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Tâm đó có pháp có thể sinh, có thể diệt không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Tâm không có pháp có thể sinh, cũng
không có pháp có thể diệt.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Tức tâm sinh pháp và tâm diệt pháp, hai tâm này có thể diệt không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phậtbảo Tu-bồ-đề:Tự tính tấtcả các pháp có thể diệt không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Như Như có trú, ông cũng trú như thế sao? Tu-bồ-đề nói: Như Như có trú, cũng trú như thế. Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếu Như Như có trú, cũng trú như thế,tức là thường
sao? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Chân như có sâu xa không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phật nói: Tu-bồ-đề, Chân như tức là tâm sao? Tâm tức là Chân như sao? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Tâm khác Chân như sao? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ông có thấy Chân như không? Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành như thế, có phải là hành sâu xa không?
Tu-bồ-đề nói: Nếu hành như thế là không có chỗ hành. Vì sao? Bồ-tát không hành tấtcả các hành, là hành như thế.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, nên hành chỗ nào?
Tu-bồ-đề nói: Nên hành ở trong Đệ nhất nghĩa.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Bồ-tát Ma-ha-tát nếu hành ở trong Đệ nhất nghĩa, có phảiBồ-tát hành tướng không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Có phảiBồ-tát hoại các tướng không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Bồ-tát không hoại các tướng.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Thế nào gọi là Bồ-tát Ma-ha-tát lúc hành Bát-nhã Ba¬la-mật không hoại các tướng?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghĩ mình tu Bồ-tát hành mà đoạn các tướng, thì nên biếtBồ-tát này chưa thể đầy đủ các phần pháp Phật. NếuBồ-tát Ma-ha-tát có phương tiện thiệnxảo, tâm không trú tướng, tuy biết rõ các tướng đó, Bồ-tát vượt qua các tướng mà không nắm bắt Vô tướng; đó là Bồ-tát không hoại các tướng.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Tôn giả Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha¬tát, ở trong mộng, tu ba cửa Giải thoát, tức Không, Vô tướng, Vô nguyện, thì có thể lấy thiệncăn này để tăng ích Bát-nhã Ba-la-mật không?
Tu-bồ-đề nói với Tôn giả Xá-lợiTử:NếuBồ-tát Ma-ha-tát tu Bát-nhã Ba¬la-mật, tức có tướng Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế, ở trong mộng cũng có thể tăng ích. Lạinữa, Xá-lợi-tử.Nếu ban ngày tăng ích thì trong mộng cũng tăng ích. Vì sao? Phật thuyết ngày, đêm, trong mộng đều như nhau không khác.
Xá-lợiTử nói: Nếu có người nam, ngườinữở trong mộng tạo nghiệp thiện ác, người này sẽ có quả báo thiện ác không?
Tu-bồ-đề nói: Như Phật nói, các pháp như mộng tức không có quả báo. Nếu người này sau khi tỉnh mộng, khởitưởng phân biệt, thì sẽ có quả báo thiện ác đó. Xá-lợiTử,nếu người ở trong mộng tạo nghiệp sát sinh, người nàycó bị tội sát sinh không?
Xá-lợiTử nói: Tu-bồ-đề, người này sau khi tỉnh mộng, khởitưởng phân biệt, nói rằng mình ở trong mộng đã giếthạirất thích thú, thì nên biết người này nương theo sự giếthại trong mộng cũng mang tội sát sinh.
Xá-lợiTử nói: Tôn giả Tu-bồ-đề, như Phật nói, cho đếntấtcả các pháp cũng không nên phân biệt. Nếu khởi phân biệttức có tưởng sinh. Tưởng từ phân biệt sinh; tộitừ tưởng, tâm hiện.
Tu-bồ-đề nói: Tôn giả Xá-lợi-tử,nếutấtcả phân biệt đó chấmdứt, tức tâm như hư không. Vì thế nên biết có duyên thì có nghiệp, có duyên thì suy nghĩ sinh khởi, không có duyên thì không có nghiệp, không có duyên thì suy nghĩ không sinh. Nếu tâm hành trong sự thấy, nghe, hiểu, biết pháp, có tâm nắmbắtcấu, có tâmnắmbắttịnh, tức có nhân duyên khởi nghiệp, chứ không phải không có nhân duyên. Có nhân duyên nên suy nghĩ sinh, không phải không có nhân duyên.
Xá-lợiTử nói: Tôn giả Tu-bồ-đề, như Phật nói, tấtcả các pháp đều lìa các duyên. Nay sao lại nói có nhân duyên nên suy nghĩ sinh chứ không phải không có nhân duyên?
Tu-bồ-đề nói: Phật có nói, vì lìa tướng tạo tác nên nói có nhân duyên thì suy nghĩ sinh chứ không phải không có nhân duyên. Xá-lợi-tử, các pháp duyên lìa tướng; tướng nàycũng lìa. Như vậy, vô minh duyên hành, hành duyên thức, cho đến sinh duyên lão tử v.v…; các pháp nhân duyên đều lìa tướng. Vì thế, Phật nói tấtcả các pháp lìa các duyên.
Xá-lợiTử nói: Tôn giả Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng mà hành bố thí, đem công đức đóhồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì có phải là hồihướng không?
Tu-bồ-đề nói: Tôn giả Xá-lợiTử, nay Bồ-tát Từ Thịở trong hội này, được Như Lai thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, biết nghĩa như thế, chứng pháp như thế. Ông nay lấy nghĩa như thế mà tự thưahỏi.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử liềnbạch Bồ-tát Từ Thị: Như pháp tôi đãhỏi Tu-bồ-đề, Tôn giả này nói rằng Bồ-tát Từ Thị biết nghĩa như thế,bảo tôi đếnhỏi,xin Bồ-tát hãy nói cho tôi.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Điều Xá-lợiTử hỏi, ông có nói là tôi biết nghĩa như thế. Nay tôi không biết dùng pháp nào để trả lời. Tu-bồ-đề, không thể dùng danh tự Từ Thị mà trả lời, không thể dùng sắc Không mà trả lời, không thể dùng thụ,tưởng, hành, thức Không mà trả lời. Tu-bồ-đề, trong cái Không củasắc, thụ,tưởng, hành, thức kia đều không có sự trả lời. Tu-bồ-đề, tôi không thấy có pháp trả lời và người trả lời, cũng không thấy có pháp được trả lời và người được trả lời, cho đến pháp trả lời được dùng đếncũng đều không thấy, cho đếntất cả các pháp đều không được thấy. Vì không thấy pháp nên không có trả lời.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị:Bồ-tát nói là đã chứng pháp này sao?
Bồ-tát Từ Thị nói: Xá-lợiTử, tôi không chứng pháp này. Trong các pháp, tôi không thấy có pháp nào có thể chứng đắc, không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được, cũng không phải ngôn ngữ, phân biệt, suy nghĩ có thể được. Theo nghĩa này, rốt ráo không có sở đắc. Vì thế, Xá-lợiTử, tấtcả các pháp không có tính; tự tính của pháp là như thế.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.86.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.