Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 14 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 14

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.36 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.45 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 14: Thí Dụ
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không lo, không sợ, không lui, không mất, không nghi, không thắcmắc, không hối, không chìm, tâm sinh tin hiểu; Bồ-tát như thế mất ở chỗ nào mà sinh đến đây?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe Chính pháp Bát-nhã Ba¬la-mật sâu xa này, không lo, không sợ, không lui, không mất, không nghi, không thắcmắc, không hối, không chìm, tâm sinh tin hiểu, Bồ-tát như thế mất ở trong những ngườitối thượng kia mà sinh đến đây; lại được nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, ưa thích, nghe nhận, không bao giờ lìa bỏ người thuyết pháp kia. Ví như bò con mới sinh, không lìa mẹ nó. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tâm tịnh, tin hiểu, ưa thích, nghe nhận, mà không hề rời người thuyết pháp kia. Vì không rời người thuyết pháp kia, tức không vứtbỏ Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Bồ-tát Ma-ha-tát, đầy đủ công đức như thế, không phảimấttừ nước Phật phương kia mà sinh đến đây sao?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế.Nếu có Bồ-tát Ma-ha-tát, đầy đủ công đức như thế, nên biết đã ở các chỗ Phật đó trong nước Phật ở phương kia, cung kính, nghe nhận pháp sâu xa này, trong đólại thưahỏi nghĩa pháp, mấttừđórồilại sinh đến đây. Vì nhân duyên này, nay lúc được nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, cũng lại đầy đủ công đức như thế.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các Bồ-tát, ở chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị trên trời Tri Túc, nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, không nghi, không thắc mắc, trong đólại thưahỏi nghĩa pháp. Vì nhân duyên như thế,mất ởđó rồilại sinh đến đây; nay lúc được nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, cũng lại đầy đủ công đức như thế.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong đời trước, tuy lạitừng nghe Pháp sâu xa này, nhưng không thể như thật thưahỏi nghĩa đó, tâm sinh nghi, hối; nên biếtBồ-tát này chuyển thân, sinh đến đây, nếu được nghe Chính pháp sâu xa này, thì trong đócũng lại sinh tâm nghi, hối. Vì sao? Vì ở đời trước không hỏi đến cùng.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát, trong đời trước, lúc nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, có thể một ngày, hai ngày, ba, bốn, năm ngày, phát sinh tịnh tín, thưahỏi nghĩa đó, Bồ-tát này chuyển thân, sinh đến đây, nghe Chính pháp này, tâm tức tin hiểu, rờimọi nghi, hối, cũng ở trong đó, thưahỏi nghĩa đó. Vì sao? Vì pháp vốn như thế.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có Bồ-tát, trong đời trước, tuy được nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nhưng không thể quyết định, thưahỏi nghĩa đó, cũng không thể làm như được nói; vì thế, nay lúc đốivới Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, có khi thích nghe, có khi không thích nghe, tâm họ dao động, không thể quyết định; giống như cái áo bằng lông tơ nhẹ bị gió lay động.
Tu-bồ-đề, nên biếtBồ-tát mới trú trong pháp Đại thừa này, tâm không thanh tịnh, không thể phát sinh quyết định, tin hiểu, không nắm Bát-nhã Ba-la-mật, không hành theo Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế,sẽ rơi vào một trong hai địavị Thanh Văn, Duyên Giác kia.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Ví như có người, theo thuyền ra biển, thuyềnbỗng nhiên bị hỏng. Người này, nếu không nắm cái phao, hoặc cây gỗ, hoặc tấm ván kia, nên biết người này tứcnửa đường bị chìm nước mà chết. Do nhân duyên này, không đếnbờ kia. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tin, có nhẫn, có thích, có muốn, có hiểu, có hành, có hỷ, có lạc, có xả, có tinh tiến, có tôn trọng, có tâm sâu, có tâm tịnh, lìa phóng dật, không tán loạn; tuy đầy đủ công đức như thế,nếu không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm, Bồ-tát này tức không thể thành tựu quả Nhất thiết trí; ở nửa đường của mình cũng bị lui, mất.
Tu-bồ-đề, thế nào gọilà nửa đường? Hơnnữa, lùi mất pháp gì? Nửa đường là chỉ cho các địavị Thanh Văn, Duyên Giác. Cái bị lùi mất là quả Nhất thiết trí. Tu-bồ-đề,lại như có người theo thuyền ra biển, ở nửa đường bỗng nhiên thuyềnbị hư hỏng, người này tức thờinắmlấy cái phao, hoặc cây gỗ, hoặctấm ván kia; nên biết người này thoát đượcsự khó khăn, không bị nước biển nhận chìm mà chết, được hoàn toàn yên ổn mà tớibờ kia. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tin, có nhẫn, có thích, có muốn, có hiểu, có hành, có hỷ, có lạc, có xả, có tinh tiến, có tôn trọng, có tâm sâu, có tâm tịnh, lìa phóng dật, không tán loạn. Đầy đủ công đức như thế rồi, lại được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm. Bồ-tát này, ở nửa đường không bị lui mất, không rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, tức có thể thành tựu quả Nhất thiết trí.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Lại như có người dùng cái bình hư, đến chỗ sông, hồ, giếng, suối kia, muốnlấynước. Bình này không lâu bị vỡ nửa đường. Vì nhân duyên này, không lấy đượcnước. Vì sao? Bình chưa nung chín, nên vỡ tan mà quay về với đất. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, có thích, có muốn, có hiểu, có hành, có hỷ, có lạc, có xả, có tinh tiến, có tôn trọng, có tâm sâu xa, có tâmtịnh, lìa phóng dật, không tán loạn. Tuy đầy đủ công đức như thế,nếu không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm, Bồ-tát này, ở nửa đường sẽ bị lui mất, rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, không thể thành tựu quả Nhất thiết trí. Tu-bồ-đề,lại có người dùng bình nung chín, đến sông, hồ, giếng, suối, muốnlấynước đó. Người này đến chỗ nào cũng có thể lấy đượcnước, đượcrồi mang về. Bình này chắc chắn, không bị vỡ. Vì sao? Vì bình đã nung chín. Tu-bồ¬đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, có thích, có muốn, có hiểu, có hành, có hỷ, có lạc, có xả, có tinh tiến, có tôn trọng, có tâmtịnh, có tâm sâu, lìa phóng dật, không tán loạn. Đầy đủ công đức như thế rồi, lại được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm; nên biếtBồ-tát này, ở nửa đường không bị lui mất, không rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, có thể thành tựu quả Nhất thiết trí.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Lại như ở đời, có những thương nhân ít trí, ít tuệ, ở bên biểnlớn, chọnlấymột chiếc thuyền, chở tiềncủa đi ra giữa biển. Không lâu, chiếc thuyền này bị thủng mà vỡ. Vì sao? Trước đây khi làm không được chắc chắn, các vậtdụng trên thuyền không được đầy đủ. Do thương nhân kia không có trí tuệ, không thể biết rõ, nên chọnlấy để chuyên chở đồ vật. Ở nửa đường, thuyền đãbị vỡ,củacảilại chìm mất; bấy giờ, thương nhân chỉ biếtsầu não. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, cho đến lìa phóng dật, không tán loạn. Tuy đầy đủ công đức như thế,nếu không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm, nên biếtBồ-tát này, ở nửa đường, sẽ bị lùi mất. Tu-bồ-đề,bị lùi nửa đường là chỉ cho bị rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác; bị mất, nghĩa là mấtvật báu Nhất thiết trí kia. Đốivớihạnh lợi mình và hạnh lợi người đều không thành tựu. Tu-bồ-đề,lại như có thương nhân có trí, có tuệ, ở bên biểnlớn, tìm chiếc thuyềntốt, biết trước đây được làm rất chắc chắn, hoàn chỉnh, các vậtdụng trên thuyền đều đầy đủ, nên chọnlấy để chở đồ vật đi vào biểnlớn. Thuyền này không gặp tai nạn, muốn đến chỗ nào đều đến được, mà tiềncủa kia cũng không bị mất. Vì sao? Do thương nhân kia có trí tuệ, nên nửa đường không sinh lo buồn.
Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, cho đến lìa phóng dật, không tán loạn. Đầy đủ công đức như thế rồi, lại được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la¬mậthộ niệm. Nên biết, Bồ-tát này, ở nửa đường, không rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, tức có thể thành tựu quả Nhất thiết trí.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Lại như ở đời, người già một trăm hai mươi tuổi, bỗng nhiên cùng lúc bị các bệnh phong, nhọt, đàm xâm nhập làm khổ não. Vì nhân duyên này, chịu khổ trên giường. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Người này, nếu khi đó không có người giúp đỡ, thì có thể từ giường tự đứng dậy không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phật nói: Tu-bồ-đề, người này, nếu như có thể từ giường đứng dậy, thì cũng không thểđimộtdặm, hai dặm, cho đếnmột do-tuần. Vì sao? Vì đã bị già, bệnh xâm nhập, làm khổ não. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, cho đến lìa phóng dật, không tán loạn. Tuy đầy đủ công đức như thế,nếu không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm; nên biếtBồ-tát này, ở nửa đường sẽ bị lui mất, rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, không thể thành tựu quả Nhất thiết trí.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Người già một trăm hai mươi tuổi kia, tuy lạicó bệnh, chịu khổ trên giường, nếu lúc đó có hai ngườimạnh khỏe, đến nói với người đórằng: "Hai người chúng tôi, mỗi ngườimột bên, phụ giúp cho ông, thì ông sẽ sớm đứng dậy được. Muốn đi chỗ nào, sẽ giúp ông đến đó; đừng lo nửa đường bị lùi, mất." Lúc đó, người già bệnh, vì nghe lời họ, nên có thể từ giường đứng dậy, muốn đi đâu cũng được. Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, cho đến lìa phóng dật, không tán loạn. Đầy đủ công đức như thế rồi, lại được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm. Nên biếtBồ-tát này, ở nửa đường, không bị lùi, mất, không rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, tức có thể thành tựu quả Nhất thiết trí. Vì sao? Vì pháp vốn như thế. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát. Đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có tín, có nhẫn, cho đến lìa phóng dật, không tán loạn. Đầy đủ công đức như thế rồi, lại được phương tiện thiệnxảo Bát¬nhã Ba-la-mậthộ niệm. Nên biếtBồ-tát này nhất định không rơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác, tức có thể thành tựu quả Nhất thiết trí, đềulấy công đức này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Phẩm 15: Hiền Thánh (Phần 1)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, các Bồ-tát mớihọc kia, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nên học thế nào?
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Các Bồ-tát mớihọc, nếu muốnhọc Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nên gầngũi thiện tri thức kia, tôn trọng, cung kính, tu học Bát-nhã Ba-la-mật. Thiện tri thức này nên vì các Bồ-tát mớihọc đó, truyềndạy như lý, như thật tuyên thuyết nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật, nói như thế này: "Thiện nam tử, ông tu tậpBố thí Ba-la-mật, các Ba-la-mật Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ, có được nhiều công đức, đều nên hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Lạinữa, Thiện nam tử. Ông đem công đứcBố thí, lúc hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không nên chấp trước quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Đừng chấp trướcsắc, gọi là Bồ-đề; đừng chấp trước thụ,tưởng, hành, thức, gọi là Bồ-đề. Vì sao? Vì Nhất thiết trí kia không có chấp trước. Thiện nam tử, ông tu tập, đốivới Giới thường giữ, đốivới Nhẫn thường nhận, tinh tiến không biếng nhác, thiền định tịch tĩnh, trí tuệ hiểu rõ. Đem các công đức như thế, lúc hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không nên chấp trước quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Đừng chấp trướcsắc, gọi là Bồ-đề; đừng chấp trước thụ,tưởng, hành, thức, gọi là Bồ-đề. Vì sao? Nhất thiết trí kia không có chấp trước. Thiện nam tử, vì nghĩa này, ông cũng không nên chấp trước các địavị Thanh Văn, Duyên Giác." Tu-bồ-đề, thiện tri thức đó nên vì Bồ-tát mớihọc, truyềndạy như thế, khiếntừ từ nhập Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát cầu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì muốnrộng khiếntấtcả chúng sinh cắt đứtmọi khổ não, an trú Niết-bàn. Nhưng việc làm của các Bồ-tát rất khó; đó là, Bố thí Ba-la-mật có tướng như thế, các Ba-la-mât-đa Trì gới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ có tướng như thế. Các tướng sâu xa,vốn là rất khó. Vì thế,Bồ-tát Ma-ha-tát, muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, ở trong luân hồi, nên phát tâm tinh tiến, đừng sinh kinh sợ.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Việc làm củaBồ-tát Ma-ha-tát rất khó. Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát, vì muốn làm lợi ích, yên ổn, thương xót các thế gian, nên hướng cầu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nghĩ thế này: "Nếu lúc ta thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sẽ v́ thế gian làm Đạicứuhộ,sẽ v́ thế gian làm chỗ quay về,sẽ v́ thế gian làm chỗ trú Nn, sẽ v́ thế gian làm con đường rốt ráo, sẽ v́ thế gian làm châu lụcrộng lớn, sẽ v́ thế gian làm ánh sáng lớn, sẽ v́ thế gian làm ngườidẫn đường tốt, sẽ v́ thế gian làm hướng đi chân thật." Vì nghĩa này, Bồ-tát Ma-ha-tát phát đại tinh tiến đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát, khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm đạicứuhộ là thế nào? Nghĩa là Bồ-tát Ma-ha-tát muốn làm cho tấtcả chúng sinh trên đờicắt đứtnỗi khổ luân hồi; đógọi là Bồ-tát Ma-ha-tát có thể vì thế gian làm đạicứuhộ.
Tu-bồ-đề, thế nào làBồ-tát Ma-ha-tát khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì chúng sinh làm chỗ quay về? Nghĩalà Bồ-tát Ma¬ha-tát muốn làm cho tấtcả chúng sinh trên đời được giải thoát sinh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Các pháp như thế đều là Bồ-tát Ma-ha-tát có thể vì thế gian làm chỗ quay về.
Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát, khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm nơi trú Nn là thế nào? Nghĩa là Bồ-tát Ma-ha-tát, khi đượcBồ-đề, vì muốn các chúng sinh không chấp trước nên thuyết pháp.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, thế nào gọi là không chấp trước?
Phậtdạy Tu-bồ-đề:Nếusắc không buộc, tứcsắc không chấp trước; nếu sắc không chấp trước, tứcsắc không buộc. Sắc không buộc, tứcsắc không sinh, không diệt. Do sắc không sinh, không diệt, tức không bị chấp trước. Vì không bị chấp trước, nên không buộccũng không cởi. Thụ, tưởng, hành, thứccũng thế.Nếu thức không buộc, tức thức không chấp trước. Nếu thức không chấp trước, tức thức không buộc. Thức không buộc, tức thức không sinh, không diệt. Do thức không sinh, không diệt, tức không bị chấp trước. Vì không bị chấp trước, nên không buộccũng không cởi. Tấtcả các pháp kia cũng thế. Đốivới các tri kiến đều không chấp trước. Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì các chúng sinh thuyết pháp như thế, đógọilà Bồ-tát Ma¬ha-tát có thể vì thế gian làm nơi trú Nn.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm con đường rốt ráo là thế nào? Nghĩa là lúc Bồ-tát Ma-ha-tát đượcBồ-đề, vì các chúng sinh nói như thế này: Nếusắcrốt ráo, tức không phảisắc; nếu thụ,tưởng, hành, thứcrốt ráo, tức không phải thức. Do sắc, thụ,tưởng, hành, thức như thế nên các pháp cũng thế.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếusắc, thụ,tưởng, hành, thứcrốt ráo, tất cả các pháp cũng thế, thì các Bồ-tát Ma-ha-tát kia đều không nên chứng đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác? Vì sao? Vì trong tấtcả các pháp không có phân biệt.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế.Tấtcả các pháp kia không có bị phân biệt và phân biệt. Do như thế nên Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế tấtcả các pháp tối thượng, sâu xa, vi diệu, khó vào, an trú, tịch tĩnh, không đắc, không chứng, không động, không chuyển. Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì các chúng sinh thuyết pháp như thế; đógọi là Bồ-tát Ma¬ha-tát có thể vì thế gian làm con đường rốt ráo.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm châu lụcrộng lớn là thế nào? Ởđây, gọi châu lục là thế nào? Tu-bồ-đề, ví như vùng đất ở giữanước, là chỗ cắt đứt dòng chảy nên gọi là châu lục. Tấtcả các pháp kia cũng thế.Sắc tiềntếđoạn nên hậu tế cũng đoạn; thụ,tưởng, hành, thức tiềntếđoạn nên hậutế cũng đoạn; cho đếntấtcả các pháp vì tiềntếđoạn, hậutế cũng đoạn. Vì bịđoạn như thế,tứctấtcả các pháp đều đứt. Nhưng tướng đoạn này không phảitướng điên đảo,là Niết-bàn tịch tĩnh.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì các chúng sinh, thuyết pháp như thế; đógọi là Bồ-tát Ma-ha-tát có thể vì thế gian làm châu lụcrộng lớn.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm ánh sáng lớn là thế nào? Nghĩa là Bồ-tát Ma-ha-tát, trong dòng sinh tử,rộng vì chúng sinh làm phương tiệnlớn, muốn khiến chúng sinh nhổ mũi tên vô minh, ra khỏi khổ sinh tử, dùng ánh sáng Nhất thiết trí phá mọi si ám; đógọi là Bồ-tát Ma-ha-tát có thể vì thế gian làm ánh sáng lớn.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm ngườidẫn đường tốt là thế nào? Nghĩa là lúc Bồ-tát Ma-ha-tát đượcBồ-đề, vì các chúng sinh nói tự tính củasắc không sinh, không diệt; nói tự tính của thụ,tưởng, hành, thức không sinh, không diệt; nói tự tính của pháp Dị sinh không sinh, không diệt; nói tự tính của pháp Thanh Văn, Duyên Giác không sinh, không diệt; nói tự tính của pháp Bồ¬tát không sinh, không diệt; nói tự tính của pháp chư Phật không sinh, không diệt; cho đến nói tự tính tấtcả các pháp không sinh, không diệt. Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì các chúng sinh thuyết pháp như thế; đógọi là Bồ-tát Ma-ha-tát có thể vì thế gian làm ngườidẫn đường tốt.
Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể vì thế gian làm hướng đi chân thật là thế nào? Nghĩa là lúc Bồ-tát Ma-ha-tát đượcBồ-đề, nói sắchướng đến Không; nói thụ,tưởng, hành, thứchướng đến Không; nói tấtcả các pháp hướng đến Không; tứctấtcả các pháp không đến, không đi. Như hư không kia, không đến, không đi, không tạo tác, không tướng, không trú, không chỗ trú, không pháp trú, không sinh, không diệt, tấtcả các pháp cũng không đến, không đi, không tạo tác, không tướng, không trú, không chỗ trú, không pháp trú, không sinh, không diệt. Vì nghĩa này, tức không phân biệt và phân biệt. Vì sao? Sắc trú tính Không nên không đến, không đi; thụ,tưởng, hành, thức trú tính Không nên không đến, không đi; cho đếntấtcả các pháp trú tính Không nên không đến, không đi. Ởđây, thế nào làsự hướng đến Không kia tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi? Hướng đến Vô tướng, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô nguyệntứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô tác, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô sinh, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô thú, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đếnMộng, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Ngã, tứchướng đicủatất cả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô ngã, tứchướng đi củatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô biên, tức hướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đếnTịch tĩnh, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Niết-bàn, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô khởi, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô hoàn, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đếnBất động, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đếnSắc, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến thụ,tưởng, hành, thức, tức hướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi; hướng đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tứchướng đicủatấtcả các pháp, hướng đi này không đổi. Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì các chúng sinh, tuyên thuyết các pháp hướng đến Không như thế.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật này tối thượng, sâu xa. Người nào có thể tin hiểu như thật?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếu có Bồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ, đã thành thục thiệncăn, từ lâu đã tu hạnh Bồ-tát thù thắng, sâu xa, có thể tin hiểu Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này.
Tu-bồ-đề hỏi: Người có thể tin hiểu có tướng thế nào?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếurời tính tham, sân, si là tướng tin hiểu. Đầy đủ tướng như thế,tức có thể tin hiểu Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát được Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa cũng hướng đến như thế. Đượchướng đi như thế rồi thì vì chúng sinh mà như thật tuyên thuyết, khiến chúng sinh cũng đượchướng đi như thế.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Tu-bồ-đề, Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa cũng hướng đến như thế.Bồ-tát Ma-ha-tát đã đượchướng đi như thế rồi, vì các chúng sinh, như thật tuyên thuyết, khiến các chúng sinh cũng đượchướng đi như thế. Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì các chúng sinh thuyết pháp như thế; đógọi là Bồ-tát Ma-ha-tát có thể vì thế gian làm hướng đi chân thật.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.98.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập