Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 8 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 8

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.36 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.46 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 7: Nhân Duyên Địa Ngục (Phần 2)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật, có thể nghe, có thể chứng đắc không? Hoặc thanh, hoặctướng, có thể nói ra không?
Phật nói: Không thể, Tu-bồ-đề. Bát-nhã Ba-la-mật không thuyết giảng, không chỉ bày, không nghe, không chứng đắc, chẳng phảitướng có thể thấycủauNn, xứ, giới. Vì sao? Tấtcả pháp đó lìa các thứ tính, nên uNn, xứ, giớitức Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vì uNn, xứ, giới là không, ly, tịch diệt, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không, ly, tịch diệt. Bát-nhã Ba-la-mật cùng uNn, xứ, giới không hai, không khác, không tướng, không phân biệt.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu có người ở trong hội của Phật, nghe nói pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không sinh tin hiểu, tâm không thích thú, từ bỏ pháp hội, không thể nghe, thụ nhận. Người kia vì nhân duyên gì khởitướng như thế?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ta nay vì ông phân biệt như thật. Nếu có người nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật thâm diệu này không sinh tin hiểu, không thích nghe nhận, nên biết người này tuy có tu phạmhạnh ở trăm ngàn Phật, nhưng lại không ưa nghe nhận pháp này ở nơi chư Phật; nếu nghe nói pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này thì đứng dậy khỏihội. Tu-bồ-đề, người kia, ở chỗ Phật trước đây, đã gieo nhân duyên chướng ngại pháp như thế, vì thế bây giờ, trong pháp của ta, nghe thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, cũng lại không sinh thích thú, tin hiểu, không có tưởng tôn trọng, lìa bỏ mà đi. Nên biết người này, dù thân dù tâm, không thể hòa hợp; vì thế đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, không sinh một niệm thanh tịnh, tin hiểu, không khởi tri, kiến, tưởng chân chính như thật; đốivới pháp sâu xa, sinh tâm nghi ngờ,tạo nghiệp vô trí. Do tích tập nghiệp vô trí, nên nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, sinh tâm trái chống, khởi nghiệphủy báng. Vì trái chống, hủy báng Bát-nhã Ba-la-mật, tức là trái chống, hủy báng Nhất thiết trí của chư Phật quá khứ,vị lai, hiệntại. Tu-bồ-đề, ta nói người này ít trí, ít tuệ, không có phúc nghiệp chân chính, không thể thành tựu thiệncăntịnh tín. Ở mọi lúc, mọinơi, tự hoại thân mình, lại hoại thân người, cắt đứt nhân lợilạclớncủa các chúng sinh.
Tu-bồ-đề, người kia vì nhân duyên hủy báng pháp này, tương lai nhất định đọa địa ngụclớn. Trải qua nhiều trămnăm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, nhiều câu-chi trămnăm, nhiều câu-chi ngàn năm, nhiều câu-chi trăm ngàn năm, nhiều câu-chi na-dữu-đa trăm ngàn năm, chịu các khổ não, từ địa ngụclớn này đến địa ngụclớn khác. Lại xoay vòng từ địa ngục này đến địa ngục khác. Nếu vào lúc kiếphỏa thiêu ở địa ngụclớn này, thì ngườihủy báng pháp kia lại chịu các khổ não trong địa ngụclớn ở thế giới phương khác, cũng lạitừ địa ngụclớn này đến địa ngụclớn khác. Nếu vào lúc kiếphỏa thiêu ở địa ngụccủa thế giới phương khác, thì lại luân chuyển vào địa ngụclớn ở thế giới phương khác, chịu các khổ não cũng lại như thế,từ địa ngục này tời địa ngục khác. Lạinữa, nếu lúc kiếphỏa thiêu của thế giới kia, và thế giới này thành lại,thì lại vào trong địa ngụclớn này, cũng lại chịu các khổ não từ địa ngục này đến địa ngục khác. Luân chuyểntừ thế giới này đến thế giới kia như thế, trong mỗi địa ngục, số lượng giống như trước, trải qua bao năm như thế, chịu các khổ não; cho đến cuối cùng, khi kiếphỏa địa ngụccủa thế giới này khởilại, lúc bị thiêu đốtmớihết thụ khổ. Vì sao? Tu-bồ-đề, người kia, vì nghiệp ngữ bất thiện, hủy báng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, nên nhận quả như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, những chúng sinh tạo nămtội nghiệp Vô gián rấtnặng có giống như tội nghiệphủy báng pháp này không?
Phậtbảo Xá-lợiTử: Ông đừng cho rằng năm nghiệp Vô gián kia giống vớitộinặng hủy báng pháp này. Xá-lợiTử, người chống đối, hủy báng Chính pháp sâu xa, tộihọ rấtnặng, vượt quá nămtội nghiệp Vô gián. Vì sao? Ngườihủy báng pháp kia, nghe thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, liền nói rằng đây không phải Phật thuyết, ta nay không thể học ở trong đó. Người kia tự hoại lòng tin thanh tịnh của chính mình, lại hoại lòng tin thanh tịnh của người khác; tự uống các thứ độc, lại khiến người khác cũng uống các độc đó; tự mình phá hoại, lại khiến người khác làm chuyện phá hoại; tự mình, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, không tin, không nhận, không biết, không hiểu, không tu tập, lại khiến người khác không sinh tin, nhận, không biết, hiểu đúng, cũng không tu tập. Xá-lợiTử, ta nói người này là người phá Pháp, tính họ ô trược, đen tối, không trong sạch, đốivới thiện pháp là yết-thương-ma, hủy hoại lòng tin trong sạch; lại còn gọi là kẻ làm bNn pháp. Xá-lợiTử, vì nhân duyên như thế,tộihủy báng pháp này rất là sâu nặng; năm nghiệp Vô gián không thể sánh bằng.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, như Phật đã nói, ngườihủy báng pháp kia đọa địa ngụclớn; không biếtlượng thân khổ người này sẽ chịu là như thế nào?
Phật nói: Đừng hỏi, Xá-lợiTử. Không cầnhỏilượng thân khổ người này phải chịu. Vì sao? Người kia nếu nghe phầnlượng lớn, nhỏ của thân khổ phải chịu, tức thờisẽ có máu nóng từ cửa miệng chảy ra, gầnkề cái chết. Như thế trở nên lo buồn, khổ não; phần thân trong, ngoài khô héo, gầy yếu, sinh lo sợ lớn. Vì thế ta nay không nói lượng thân khổ người kia phải chịu.
Xá-lợiTử lạibạch Phật: Thế Tôn, xin hãy tuyên thuyếtlượng thân khổ ngườihủy báng pháp kia phải chịu, để làm sáng tỏ, có sự chỉ bày cho tất cả chúng sinh trong đờimạt kiếp, khiến đốivới Chính pháp không sinh hủy báng.
Phật nói : Xá-lợiTử, không cần phải nói.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử khNn thiết như thế, tiếptục thưa thỉnh lần hai, lần ba.
Phật nói: Không được, Xá-lợiTử. Ông nay nên biết, việc này như ta đã nói, nếu ngườihủy báng pháp đọa địa ngụclớn, chịu khổ rấtnặng trong thời gian như thế,tứccũng đã đủ nhân duyên để làm sáng tỏ cho chúng sinh. Vì thế không nên nói về lượng thân của người đónữa.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, các Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, ở mọi lúc, thường nên khéo giữ gìn nghiệp thân, ngữ, ý; đừng để tạo các nghiệp hành bất thiện. Vì sao? Như Phật đã nói về người đọa địa ngục. Do nghiệp ngữ củahọ bất thiện, nên thường tạo nhóm phi phúc to lớn như thế. Thế Tôn, có đúng là ngườihủy báng Chính pháp do nghiệp ngữ mà nhậntội báo này không?
Phật nói: Đúng thế, đúng thế. Tu-bồ-đề, do họ khởi nghiệp ngữ bất thiện, tức sinh hủy báng đốivới Chính pháp; vì nhân duyên như thế mà nhậntội báo này. Tu-bồ-đề, ta nói người này không nên xuất gia trong pháp của ta. Vì sao? Vì người đó chống đối, hủy báng Bát-nhã Ba-la-mật, tứchủy báng Vô thượng Chính đẳng Chính giác; vì hủy báng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tứchủy báng tấtcả PhậtBảo; vì hủy báng PhậtBảo, tức hủy báng Nhất thiết trí của chư Phật quá khứ,vị lai, hiệntại; vì hủy báng Nhất thiết trí, tứchủy báng tấtcả Pháp Bảo; vì hủy báng Pháp Bảo, tức hủy báng Thanh Văn, tấtcả Tăng Bảo. Như vậy, tức ở mọi loại, mọi lúc, mọinơi, đềuhủy báng Tam Bảo, tích tập vô lượng vô số nghiệp hành bất thiện, sẽ đọa địa ngục, chịu khổ não lớn.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, người kia vì nhân duyên gì, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, sinh tâm khinh báng.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Nên biết người kia có bốn loại nhân. Thế nào là bốn? Một làbị Ma sai khiến;hai làtự tích tập nhân của nghiệp Vô trí, phá hoại sự tin hiểu thanh tịnh có được;ba là nương theo tấtcả Bất Thiện tri thức, đốivới phi pháp, sinh tưởng hòahợp; bốn là chấp trướctướng ngã, không sinh Chính kiến, nương theo tâm tà, gây các lỗilầm.
Tu-bồ-đề, do bốn loại nhân duyên này nên sinh hủy báng đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này. Tu-bồ-đề, vì thế các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới Chính pháp chư Phật đã thuyết, nên khởisự tin hiểu trong sạch, đừng sinh khinh báng. Ngườihủy báng Chính pháp tức là phá pháp. Nếu là người phá pháp, đoạn diệt thọ mạng, khởi nghiệp vô trí, sẽ đọa địa ngục, chịu khổ não lớn.
Phẩm 8: Thanh Tịnh (Phần 1)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu có ngườinương theo ác tri thức, xa lìa thiệncăn và không tinh tiến, thì đốivới pháp môn Bát¬nhã Ba-la-mật sâu xa này, rất khó tin hiểu phải không?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Như ông đã nói, những người như thế ít thấy, ít nghe, xa lìa thiệncăn,tu trí tuệ yếu, không thể tinh tiến. Lạinương theo các ác tri thức,vì thế đốivới pháp môn sâu xa này rất khó tin hiểu.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, vì nghĩa gì mà khó tin, khó hiểu?
Phậtdạy: Tu-bồ-đề,sắc, thụ,tưởng, hành, thức không buộc, không cởi. Vì sao? Vì tự tính củasắc là sắc nên không buộc, không cởi; tự tính của thụ,tưởng, hành, thức là thức nên không buộc, không cởi. Sắc sát-na trước không buộc, không cởi. Vì sao? Vì tự tính củasắc sát-na trước chính là sắc; sắc sát-na sau không buộc, không cởi, vì tự tính củasắc sát¬na sau chính là sắc; sắc sát-na giữa không buộc, không cởi, vì tự tính của sắc sát-na giữa chính là sắc. Thụ,tưởng, hành, thức sát-na trước, sau, giữa không buộc, không cởi. Vì sao? Tự tính của thức sát-na trước, sau, giữa chính là thức. Bát-nhã Ba-la-mật, vì nghĩa này, nên sâu xa khó hiểu.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật khó tin, khó hiểu. Như Phật đã nói, vô cùng sâu xa nên trở thành khó hiểu. Thế Tôn, nếu có người biếng nhác, thiếu tinh tiến, mất niệm, không có trí tuệ, nên biết những người này khó hiểu, khó vào đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế, như ông nói.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Vì sắc thanh tịnh tức quả thanh tịnh; vì quả thanh tịnh, tứcsắc thanh tịnh. Dù sắc thanh tịnh hay quả thanh tịnh, không hai, không thể phân biệt, không đứt, không hoại. Vì thụ,tưởng, hành, thức thanh tịnh, tức quả thanh tịnh; vì quả thanh tịnh, tức thức thanh tịnh. Dù thức thanh tịnh hay quả thanh tịnh, không hai, không phân biệt, không đứt, không hoại.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Vì sắc thanh tịnh, tức Nhất thiết trí thanh tịnh; vì Nhất thiết trí thanh tịnh, tứcsắc thanh tịnh. Dù sắc thanh tịnh hay Nhất thiết trí thanh tịnh, không hai, không phân biệt, không đứt, không hoại. Vì thụ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, tức Nhất thiết trí thanh tịnh; vì Nhất thiết trí thanh tịnh, tức thức thanh tịnh. Dù thức thanh tịnh hay Nhất thiết trí thanh tịnh, không hai, không phân biệt, không đứt, không hoại.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật vô
cùng sâu xa.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật là ánh sáng lớn.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật chiếu soi rộng lớn.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật không hòa hợp.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật không có được.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật không có chứng.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh. Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mậtrốt ráo không sinh Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mậtrốt ráo không diệt.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật không thể biết rõ?
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật vì sao không thể biết rõ?
Phật nói: Xá-lợiTử, Bát-nhã Ba-la-mật không biếtsắc, không biết thụ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tính củasắc, thụ,tưởng, hành, thức thanh tịnh.
Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật, ở Nhất thiết trí, không sinh khởi, không tạo tác.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh. Xá-lợiTử nói: Bát-nhã Ba-la-mật, không có pháp có thể nắm, không có pháp có thể bỏ.
Phật nói: Vì tính thanh tịnh.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, vì Ngã thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Vì Ngã thanh tịnh nên thụ,tưởng, hành, thức thanh tịnh. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề nói: Vì Ngã thanh tịnh nên quả thanh tịnh. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề nói: Vì Ngã thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề nói: Vì Ngã thanh tịnh nên không có đắc, không có chứng. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề nói: Vì Ngã vô biên nên sắccũng vô biên. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề nói: Vì Ngã vô biên nên thụ,tưởng, hành, thứccũng vô biên. Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh. Tu-bồ-đề nói: Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật, không có hiểu
rõ.
Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh.
Tu-bồ-đề nói: Bát-nhã Ba-la-mật không phảibờ này, không phảibờ kia, không phải giữa dòng, tự tính không có trú.
Phật nói: Vì rốt ráo thanh tịnh.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-hát, đốivớitấtcả các pháp, có sự phân biệt, tức đánh mất Bát-nhã Ba-la-mật, tức xa rời Bát-nhã Ba-la-mật.
Phật khen Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề. Đúng thế, đúng thế, như ông nói. Vì sao? Nếu khởi phân biệt đốivớitấtcả các pháp, tức là danh tướng, vì có chấp trước.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu đốivới danh tự Bát-nhã Ba-la-mật được nói đến mà có phân biệt,thì gọi đó là chấp trước.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề: Thế nào gọi làtướng chấp trước?
Tu-bồ-đề nói: NếuBồ-tát phân biệtsắcvới không; phân biệt thụ,tưởng, hành, thứcvới không, đó là tướng chấp trước. Lạinữa, nếu phân biệt đây là pháp quá khứ, đây là pháp vị lai, đây là pháp hiệntại, đâylà ngườimới phát tâm Bồ-đề, đượcbấy nhiêu nhóm phúc, nếu phân biệt là ngườimới tu hạnh Bồ-tát thì được bao nhiêu phúc, nếu đã tu hành Bồ-tát lâu thì thành tựu bao nhiêu công đức, những phân biệt như thế gọi là tướng chấp trước.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Tôn giả Tu-bồ-đề: Vì duyên gì, Bồ-tát được phúc lạigọi là tướng chấp trước?
Tu-bồ-đề nói: Kiêu-thi-ca, nếuBồ-tát mới phát tâm, đem tâm phân biệt cái tâm Bồ-đề này, tứclấy thiệncăn phát tâm hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu có thể hồihướng, tức không gọi làhồi hướng. Phân biệt như thế tức làtướng chấp trước. Kiêu-thi-ca, nếu có Bồ¬tát muốn khiến các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân an trú Bồ-tát thừa, thì đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên dùng pháp chân thật, như lý chỉ bày lý, dạybảo như thật, lợi ích như thật, vui mừng như lý. Nếu Bồ-tát có thể dùng pháp như thế,dạy bày lợi, hỷ,tự không làm hại điều được chư Phật nhìn nhận, chỉ dạy; các Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia cũng được lìa tâm chấp trước.
Bấy giờ, Phật khen ngợi Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề. Ông khéo tuyên thuyết pháp môn Ly trước, khiến các Bồ-tát Ma-ha-tát, đối với các pháp, không sinh chấp trước. Tu-bồ-đề, talại vì ông tuyên thuyết pháp môn Ly trước vi diệu. Ông hãy khéo nghe, suy nghĩđúng đắn.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Hay thay! Thế Tôn. Xin hãy tuyên thuyết.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếu có người, đốivới Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, khởilên ý tưởng có sở đắc mà sinh chấp trước; đó là pháp tham trướcrấtlớn. Vì sao? Vì không lìa các tướng. Tu-bồ-đề,nếu có Bồ¬tát khởi tâm tùy hỷ đốivới các pháp vô lậucủa chư Phật Thế Tôn quá khứ, hiệntại, vị lai, dùng thiệncăn tùy hỷ này, hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng là chấp trước. Vì sao? Tu-bồ-đề, các pháp không thể có sở đắc ở quá khứ, hiệntại, vị lai. Tâm tùy hỷ kia cũng không phải ba đời,thì sẽ lấy tâm gì để tùy hỷ pháp gì? Vì thế, nên biếttất cả các pháp không có tướng, không thấy, không nghe, không hiểu, không biết.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, tính của các pháp thật sâu xa.
Phật nói: Lìa tấtcả các tính.
Tu-bồ-đề nói: Tính Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa.
Phật nói: Tự tính Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh, lìa tấtcả tính.
Tu-bồ-đề nói: Bát-nhã Ba-la-mật lìa tính, con nay kính lễ.
Phật nói: Tấtcả các pháp lìa tính. Tu-bồ-đề, do tấtcả các pháp lìa tính, tức Bát-nhã Ba-la-mật lìa tính. Vì sao? Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác chứng được như thậttấtcả các pháp không có tính.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác chứng pháp không có tính sao?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Không có tính cũng chẳng phải không có tính. Tấtcả các pháp kia, dù có tính, dù không có tính, đều cùng mộttướng; đó là Vô tướng. Tu-bồ-đề, vì thế chư Phật chứng được như thế tấtcả các pháp đó. Vì sao? Vì Pháp nhãn của chư Phật không phân biệt, tính tấtcả các pháp chỉ là một, không hai. Tấtcả các pháp kia, dù là tính, hay chẳng phải tính, đềugọi là Vô tính. Tính, không có tính kia, đềugọi là Nhất tính; tức Nhất tính này cũng không thể có sở đắc. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát biết rõ như thế tức lìa đượcmọi chấp trước.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mậttối thượng, sâu xa.
Phật nói: Giống như hư không sâu xa, tức Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa.
Tu-bồ-đề nói: Bát-nhã Ba-la-mật khó biết.
Phật nói: Không thể biết.
Tu-bồ-đề nói: Bát-nhã Ba-la-mật không thể nghĩ bàn.
Phật nói: Không phải cái được tâm biết, vượt ngoài tâm số.
Tu-bồ-đề nói: Bát-nhã Ba-la-mật lìa mọitạo tác.
Phật nói: Tạo tác là không thể có được.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-hát sẽ hành Bát-nhã Ba-la¬mật thế nào?
Phật nói: Nếu Bát-nhã Ba-la-mật không hành ở sắc là hành Bát-nhã Ba¬la-mật; không hành thụ,tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành vô thường củasắc là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành vô thường của thụ,tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành Không củasắc là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành Không của thụ, tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành tướng đầy đủ, không đầy đủ củasắc là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Nếu hành tướng đầy đủ, không đầy đủ củasắc, tức chẳng phảisắc; không hành tướng đầy đủ, không đầy đủ của thụ,tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Nếu hành tướng đầy đủ, không đầy đủ của thụ,tưởng, hành, thức, tức chẳng phải thức. Nếu không hành các pháp như thế, thì gọi là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Khéo vì các Bồ-tát Ma-ha-hát, đốivới pháp chấp trước, nói pháp không chấp trước.
Phậtdạy: Nếu không hành sắc có chấp trước, không chấp trước, là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành thụ,tưởng, hành, thức có chấp trước, không chấp trước, là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành các thụ có chấp trước, không chấp trước được sinh bởi duyên nhãn xúc cho đếný xúc, là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành địa giới cho đến thức giới có chấp trước, không chấp trước, là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành các Ba-la-mậtbố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ có chấp trước, không chấp trước, là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành các nhóm công đức có chấp trước, không chấp trướccủa ba mươibảy phần pháp Bồ-đề và mườiLực, bốn Vô úy, mười tám pháp Bấtcọng của Phật, là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na¬hàm, A-la-hán, Duyên Giác, Như Lai có chấp trước, không chấp trước là hành Bát-nhã Ba-la-mật; không hành Nhất thiết trí có chấp trước, không chấp trước là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể đốivớisắc không sinh chấp trước, đốivới thụ,tưởng, hành, thức không sinh chấp trước, đốivới các thụ được sinh do duyên nhãn xúc cho đến ý xúc không sinh chấp trước, đối với địa giới cho đến thức giới không sinh chấp trước, đốivới các Ba-la¬mậtbố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ không sinh chấp trước, đốivới các nhóm công đứccủaba mươibảy phần pháp Bồ-đề và mườiLực, bốn Vô úy, mười tám pháp Bấtcọng của Phật không sinh chấp trước, đốivới Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên Giác, Như Lai cho đến Nhất thiết trí cũng không sinh chấp trước như thế. Vì sao? Tấtcả các pháp không buộc, không cởi, vượt quá các sự chấp trước; vì thế đượcgọi là Nhất thiết trí Ly trước Vô ngại.
Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Bát-nhã Ba-la-mật là pháp sâu xa. Dù nói cũng không tăng, không nói cũng không giảm; nói cũng không giảm, không nói cũng không tăng.
Phật khen Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế. Nếu Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác dùng hếtsố lượng mạng sống của mình để ca ngợihư không, thì hư không đó, khen cũng không tăng, không khen cũng không giảm, khen cũng không giảm, không khen cũng không tăng. Ví như khen ngợi người được huyễn hóa, khen cũng không vui, không khen cũng không giận; khen cũng không tăng, không khen cũng không giảm. Tu-bồ-đề, tính các pháp lìa nói, chẳng phải nói, không tăng, không giảm như thế.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mậtrộng lớn sâu xa, Bồ-tát Ma-ha-tát rất khó thực hành. Ví như hư không, không động, không chuyển, không tướng, không tác; Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thế. Thế Tôn, Bồ-tát vì chúng sinh nên mặc áo giáp lớn mà trang nghiêm. Vì sao? Bồ¬tát vì muốn thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, độ các chúng sinh, cho nên tu học Bát-nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, như ngườimặc áo giáp đánh nhau vớihư không kia, mà hư không kia vốn bình đẳng, Pháp giới bình đẳng, chúng sinh bình đẳng; các Bồ-tát tuy dũng mãnh thành tựu Tinh tiến Ba-la-mật, cuối cùng cũng không thểđánh thắng đượchư không. Vì thế, các Bồ-tát Ma-ha-tát khó hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Tôn giả Tu-bồ-đề:Nếu như thế,tức Bát-nhã Ba-la-mật hành mà không có cái được sinh ra, thì làm thế nào tương ưng?
Tu-bồ-đề nói: Kiêu-thi-ca, giống như cái được sinh ra do hành hư không, hành Bát-nhã Ba-la-mậtcũng sinh ra như thế. Kiêu-thi-ca, các Bồ-tát Ma¬ha-tát muốnhọc hành Bát-nhã Ba-la-mật, thì nên như hành hư không; ngườihọc như thế,tức là tương ưng.
Bấy giờ, trong hội có mộtTỷ-khưu nghe pháp này xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay hướng Phật, nói như thế này: Bát-nhã Ba-la-mật không có pháp nào có thể sinh, không có pháp nào có thể diệt; vì thế, con nay kính lễ Bát-nhã Ba-la-mật.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Phật giáo và Con người


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.239.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập