Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Những mối nghi về “yêu người thương vật” »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Những mối nghi về “yêu người thương vật”

Donate

(Lượt xem: 6.414)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Những mối nghi về “yêu người thương vật”

Font chữ:


Hỏi: [Mạnh tử nói:] “Người quân tử [trước phải] thân thiết hiếu kính với cha mẹ ruột thịt của mình, [sau mới nhân đó phát triển thành] nhân ái với muôn người; [do nhân ái với muôn người mới phát triển thành] thương yêu bảo vệ muôn vật, tấm lòng mở ra có thứ tự như vậy.” [Nay dạy người] không giết hại, cứu vật phóng sinh, phải chăng đã đi ngược lại từ ngọn đến gốc, [quan tâm đến loài vật trước con người]?

Đáp: Lời của Mạnh tử nhằm chỉ ra mức độ thân sơ, [từ chỗ thân thiết nhất đến chỗ kém thân thiết hơn,] không hề nêu ra thứ tự trước sau. Nếu hiểu rằng phải lo xong điều trước rồi mới đến điều sau, ắt những kẻ cha mẹ mất sớm mà có thể cứu giúp muôn người, hoặc những kẻ chưa đỗ đạt làm quan [giúp người] mà làm việc cứu vật phóng sinh, đều phải xem là đắc tội với nước nhà, với gia đình hay sao? Mạnh tử sao có thể đưa ra luận thuyết cố chấp như vậy?

Huống chi những việc hiếu kính với cha mẹ, nhân ái với muôn người, thương yêu muôn vật, theo lý phải hỗ tương, cùng thành tựu cho nhau, không nên phân biệt ra thành ba việc riêng rẽ. Hữu tử cho rằng hiếu đễ là gốc của đức nhân, đó chính là xem việc hiếu kính cha mẹ và nhân ái với muôn người vốn không khác nhau. Mạnh tử khen [Tề Tuyên Vương] dùng dê thay trâu là phương thức để làm điều nhân, đó là xem đức nhân với lòng thương yêu muôn vật vốn không khác nhau. Khổng tử cho rằng chặt cây giết thú là bất hiếu, đó là xem lòng hiếu với cha mẹ và thương yêu muôn vật vốn không khác nhau. Cũng ví như đầu với chân tay, tuy có sự cao thấp khác biệt nhau, nhưng bên trong có mạch máu lưu thông, cùng hợp lại, nương tựa vào nhau mới thành sinh mạng, có thể nào lại sai lầm mà phân chia riêng biệt các bộ phận ấy được sao?

Hỏi: Xin ông nói rõ hơn.

Đáp: Việc chính sự chú trọng vào lòng nhân ái với muôn dân, cho nên hết sức khuyên người thương yêu quý tiếc vật mạng. Cách yêu người của ông chỉ đặt nặng việc cho ăn, nên xem đức nhân ái với muôn người là việc nhỏ nhặt. Còn tôi cho rằng yêu người phải nuôi dưỡng được cả tâm ý [tốt đẹp cho] họ, nên xem đức nhân ái với muôn người là quan trọng.

Hỏi: Nho gia răn việc giết hại, bất quá cũng chỉ nói việc không nỡ nhìn thấy con vật bị giết chết, hoặc nghe tiếng con vật kêu la thì không nỡ ăn thịt nó. Phật giáo răn việc giết hại [thì triệt để đến mức] một con côn trùng cũng không giết hại, vậy có khác gì với thuyết “kiêm ái” của Mặc tử?

Đáp: Vào thời Mặc tử, ông ấy chưa từng đưa ra thuyết giới sát, vì khảo cứu hết thảy các sách cổ đều không thấy việc ấy. Hơn nữa, cái sai lầm trong học thuyết của Mặc tử là ở chỗ xem nhẹ [đạo hiếu với] cha mẹ chứ không ở chỗ “bình đẳng thương yêu tất cả”. Nếu nói thuyết “kiêm ái” của Mặc tử là sai lầm, thì như Khổng tử dạy “rộng lòng thương yêu mọi người” hay Mạnh tử nói: “Người có đức nhân thì thương yêu không loại trừ một ai”, thử hỏi những ý nghĩa đó có khác gì so với sự “thương yêu khắp cả” của Mặc tử? Đến như thuyết “mòn đầu rụng gót”, đó là vì quá xem trọng đức nhân mà không chú trọng học hỏi tri thức, [giàu lòng từ bi mà thiếu trí tuệ], có thể so với chuyện [không lượng sức mà] xuống giếng cứu người, đôi bên cùng chết, người như thế mất mạng vô ích. Nhưng người đời ngược lại đổ lỗi là do đức nhân [mà không thấy đó là do thiếu sự sáng suốt]. Mạnh tử thấu rõ được chỗ ý nghĩa ẩn khuất sâu xa của vấn đề, mới có lời chê trách. Những chuyện [sâu xa] như thế không thể nói với người thiếu trí tuệ.

Hỏi: Mạnh tử cho rằng lòng người thương yêu đứa con của anh mình với thương yêu đứa con của hàng xóm vốn đã sẵn có sự khác biệt nhau. Nhưng Phật giáo dạy thuyết [tất cả chúng sinh đều] bình đẳng, nên tôi cho rằng gần giống với [thuyết kiêm ái] của Mặc tử, chẳng phải vậy sao?

Đáp: Mạnh tử nói như thế là dựa theo tình cảm của con người, không phải dựa theo đạo lý. Ông không nghe lời đức Khổng tử dạy sao? Ngài nói rằng: “Nếu thực hành theo đạo lớn thì thiên hạ là chung, nên người ta không chỉ hiếu kính riêng với cha mẹ của mình, không chỉ thương yêu riêng con cái của mình. Nay đạo lớn bị khuất lấp, nên thiên hạ là riêng mỗi nhà, mỗi người chỉ hiếu kính với cha mẹ của riêng mình, chỉ thương yêu con cái của riêng mình.”

Khổng tử cũng từng nói rằng: “Khi đạo lớn được thi hành, ví như ta còn chưa theo kịp nhưng tâm chí đã sớm hướng theo rồi.”

Theo đó mà nói thì chỗ công kích trong lời nói hẹp hòi của Mạnh tử lại chính là chỗ mà Khổng tử thường tán thán ngưỡng mộ nhưng vẫn chưa có khả năng đạt đến. Cứ theo lời của Khổng tử mà suy rộng ra, ắt sẽ thấy [tấm lòng con người theo đạo lớn thì phải] như trời cao vô tư che chở, như đất rộng vô tư nuôi dưỡng muôn loài, như mặt trời, mặt trăng vô tư mà soi chiếu khắp nơi.

Còn theo lời Mạnh tử mà suy rộng thêm, ắt người ta thương yêu con của anh mình lại cũng không giống như yêu con của chính mình. Cho nên, ý niệm của Khổng tử có thể mở rộng vô cùng, mà ý niệm của Mạnh tử thì không thể mở rộng.

Huống chi, giáo huấn tốt đẹp của thánh hiền sở dĩ bị hủy hoại đều là do nạn tranh danh đoạt lợi, chú trọng quá nhiều vào lợi ích riêng tư, chứ không phải do sự chú tâm vào việc chung. Cho nên, lời của Khổng tử mới thực sự là phương thuốc hay cứu người giúp đời của Nho gia, mà lời của Mạnh tử [như ông dẫn đó] khác nào như thêm nước vào nước, chẳng ích lợi gì. Luận về đạo lý, tất nhiên phải xem lời của Khổng tử là chính đáng hơn.

Hỏi: Nói như vậy thì hóa ra Di tử ắt là cao minh hơn Mạnh tử chăng?

Đáp: Chim én, chim sẻ làm sao có thể so với chim hồng, chim hộc? Thương yêu con người hàng xóm giống như con của anh mình thì đúng là Mạnh tử không tán thành, nhưng cho rằng Di tử là đúng thì e rằng không khỏi sai lệch.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.195.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...