Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chớ quên mình là nước »» Dõi bóng nước »»

Chớ quên mình là nước
»» Dõi bóng nước

Donate

(Lượt xem: 3.376)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chớ quên mình là nước - Dõi bóng nước

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút
(Ca dao)

Nhưng nước cũng đâu ngồi yên ở đó.

Có ông triết gia nói điều đó từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước. Ấy là ông Heraclitus. Ông nói: “Bạn không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông - You could not step twice into the same river.” Ông ấy là ông tổ của phép biện chứng triết học gốc Hy Lạp năm thế kỷ trước Công nguyên.

Nước chảy như thời gian qua đi, không thể níu kéo lại được. Chuyện trên hai ngàn năm trăm năm trước mà nghe cứ như mới. Hiểu bằng cái đầu thì dễ nhưng mấy khi nhận ra được bằng chính con tim, nếu không tự đứng trước một nỗi mất.

Sông ra đi phần sông, biển ngập tràn phần biển, và đời người cũng đi dần qua từng giây từng phút như những áng mây kia trôi dạt bay bay ngoài khung cửa sổ.

Nhớ chuyện tuổi thơ ngày xưa. Mỗi lần đi thuyền trên sông Thu Bồn từ Duy Xuyên xuống Hội An, trước khi đến phố cổ sông Thu Bồn chia làm 2 nhánh, thuyền tôi phải rẽ vào bên phải, đi một hồi là cập bến Hội An. Lòng tôi luôn bồi hồi trước khi thuyền cập bến. Bồi hồi vì ngay ngã rẽ ấy tôi cứ nhìn “gia đình giòng họ nhà nước” mà thắc mắc, đám nước nào rồi sẽ rẽ đi ngã nào? Nước cứ trôi dạt hay nước có thể tự định được đường đi của mình? Anh chị em tôi do ba má mất sớm nên cũng trôi dạt mỗi người một ngả như thế.

Giờ nhớ lại, tôi nghĩ chắc đời nước cũng như đời người. Trước một ngã ba cuộc đời luôn luôn phải định hướng rẽ trái hay quẹo mặt. Lớn lên tôi mới biết thêm rằng, mỗi một lần quyết định chọn lựa đường đi là một lần trăn trở. Không có sự chọn lựa nào mà không có dấu vết của mất mát, buông bỏ, hy sinh. Nhưng cũng có khi những hy sinh buông bỏ ấy lại tối cần thiết cho chặng đường đến.

Như câu chuyện Thuyền trên Nước:

“Này các Tỳ-kheo ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cây cầu bắc qua từ bờ này tới bờ kia. Nay ta thu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này nỗ lực vượt qua đến bờ bên kia an toàn”. Khi qua bờ bên kia rồi, người ấy suy nghĩ: “chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ nó mà ta qua sông được. Bây giờ ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai và đi đến nơi nào ta muốn.” Này các Tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Người ấy làm như vậy có đúng với chức năng của chiếc bè hay không?

– Thưa không.

– Người đó phải làm thế nào cho đúng với chức năng của chiếc bè? Này các Tỳ-kheo, người ấy sau khi sang được bờ bên kia nên suy nghĩ hợp lý như sau: “Chiếc bè này có lợi ích cho ta, nhờ nó mà ta vượt qua được bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên bờ đất khô hay nhận chìm xuống nước và đi đến nơi nào ta muốn.”

Thuyền hay bè chỉ là những phương tiện giúp ta vượt qua một chướng ngại, trong cuộc nhân sinh vốn quá nhiều chướng ngại này. Thuyền không phải là mục đích, lại càng không phải để chiếm hữu. Chiếm hữu một dòng sông, chiếm hữu nước lại càng không nên. Chẳng lẽ ta sinh ra để vác chiếc thuyền? Chẳng lẽ ta sinh ra để ôm bờ sông. Kể cả Ông Tất Đạt của Herman Hese trong Câu Chuyện Dòng Sông tuy ngồi bên dòng sông một thời gian dài cũng chỉ là để nghe dòng sông thì thầm, nghe dòng sông hát, nhìn dòng sông trôi chảy... Mục đích đời người là qua bờ bên kia của dòng sông, dòng sông sinh tử.

Trí tuệ, hãy đi, hãy đi đến bến bờ kia, hãy đến bến bờ kia.

Tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! - Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.172.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...