Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Mumbai, Ấn Độ ngày 20 tháng 7 năm 1997 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Mumbai, Ấn Độ ngày 20 tháng 7 năm 1997

Donate

(Lượt xem: 8.179)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Mumbai, Ấn Độ ngày 20 tháng 7 năm 1997

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nhiệm vụ trước mặt

Các con trai, con gái Dhamma thân mến của Thầy,

Hôm nay các con đã tề tựu nơi đây với nhiệt huyết và hết lòng để hoạch định công việc để giúp sự truyền bá Dhamma. Hai mươi tám năm trước Thầy không chắc là Dhamma có được chấp nhận ở đất nước này, nơi phát sinh quá nhiều tông phái. Tuy nhiên kinh nghiệm từ hai mươi tám năm vừa qua cho thấy, dù số lượng còn ít, có những người ở đây không liên hệ gì đền tông phái và sẵn sàng dành hết sinh lực và khả năng cho việc tái thiết lập Dhamma tinh khiết. Mặc dù chỉ có ít người như thế, số lượng sẽ gia tăng và quốc gia này và thế giới sẽ nhận được lợi lạc.

Trong một ngàn năm trăm năm vừa qua, chúng ta đã biến nước chúng ta thành một tình trạng đáng thương: chỉ có adharma (đối nghịch Dhamma) dưới danh nghĩa của Dhamma. Ngay lúc biến Dhamma thành tông phái, người ta ngưng sự thực hành thực sự và trở nên rảng buộc vào vỏ bề ngoài. Những nghi thức và truyền thống có những sự quan trọng riêng của chúng, nhưng nó không có gì liên quan tới Dhamma; chúng chỉ là những như cầu xã hội. Dhamma là đạo đức; và để sống một cuộc sống có đạo đức ta phải làm chủ được tâm, rồi đi vào tận bề sâu để thanh lọc tâm ở tầng lớp gốc rễ để thay đổi khuôn mẫu thói quen trong tâm. Mục đích của cuộc đời các con là phải làm cho bản chất Dhamma của các con càng ngày càng mạnh hơn. Ai không có mục đích này thì không bao giờ có thể giúp người khác phát triển trong Dhamma. Hãy chấp nhận lỗi lầm của mình và làm việc để khắc phục được chúng. Nếu ai đó chỉ cho con lỗi lầm của mình, không cần thiết phải trở nên chán nản: Hảy xét xem mình thực sự có lỗi này hay không; nếu có, điều đầu tiên các con phải làm là cám ơn người đó, rồi cố gắng sửa sai. Nếu các con không có lỗi đó, các con nên có lòng trắc ẩn đối với người đó, và nghĩ: “Con người đáng thương, có lẽ người này đang khổ vì những bất tịnh thành ra chỉ nhìn thấy những bất tịnh ở mọi nơi.”

Rất nhiều công việc mà chúng ta hoạch định ở đây hôm nay phải được hoàn thành mà không thổi phồng bản ngã, không quan trọng hóa mình lên, chỉ chú trọng đến Dhamma. Hãy để cho mọi người phục vụ nhớ lấy điều này khi xem xét công việc nào mà mình định phục vụ.

Một nhân tố quan trọng để xem xét là mình dành được bao nhiêu thì giờ để phục vụ. Con có thể có lòng thành để phục vụ Dhamma nhưng có thể không có đủ thì giờ để hoàn thành công việc. Trong trường hợp này hãy để cho người khác làm. Mỗi người các con chỉ có thể dành ra một số thì giờ nào đó; hãy chấp nhận sự kiện này một cách thành thật. Nếu các con nhận lãnh một trách nhiệm mà không thể dành được thì giờ cần thiết, các con sẽ làm hại thay vì giúp đỡ.

Thứ hai, hãy xét xem mình có đủ khả năng để hoàn thành công tác. Nếu vì quá nhiệt tình, con phát tâm làm công việc quá khả năng của mình, các con lại làm hại thay vì giúp đỡ.

Hãy ghi nhớ điều thứ ba này bây giờ và trong tương lai khi thầy không còn ở đây: Không một ai được giao cho công tác chỉ để thỏa mãn bản ngã hay vì địa vị. Ở trong một tổ chức xã hội, tên của người nào đó có thể được thêm vào trong ủy ban dành cho mục đích đó thì cũng không sao cả, nhưng không được như thế trong một tổ chức Dhamma. Công việc chỉ được giao cho những người yêu cầu một cách nhún nhường, hiểu rõ là họ có đủ thì giờ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hãy ghi nhớ điều này trong lòng bằng không Dhamma sẽ hư hỏng. Nếu sự tiến triển bị chậm cũng không sao cả, có thể cần tới hai hay ba thế hệ nữa để hoàn thành nhiệm vụ này, nhưng hãy để Dhamma được truyên bá trong hình thức tinh khiết. Khi các con làm việc theo cách này, dành hết thì giờ và năng lực của mình vì lợi ích của người khác, các con bắt đầu tiến triển trên con đường và sử dụng hết khả năng của kiếp người.

Có nhiều công việc trước mặt chúng ta. Năm 1999 là năm quan trọng vì là năm kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Sayagyi U Ba Khin. Hãy hiểu rằng cử hành lễ sinh nhật 100 năm của ngài cũng không đủ; chúng ta phải ghi nhớ sứ mệnh trong đời của Sayagyi U Ba Khin – để truyền bá Dhamma trong hình thức tinh khiết. Để hoàn thành sứ mệnh đó chúng ta phải sửa soạn rất nhiều.

Một công việc vĩ đại là xây dựng tháp Grand Pagoda. Một câu hỏi có thể nảy sinh: Tháp Pagoda có thể là biểu tượng của một tông phái khác không? Đây có phải là con đường nguy hiểm để đi theo không?

Nhiều lý do tại sao Tháp Grand Pagoda cần được xây dựng, và lý do thứ nhất là để lưu trữ xá lợi của Đức Phật theo kiểu cách để nhiều người có thể hưởng được lợi lạc khi hành thiền ở gần. Thầy biết từ kinh nghiệm bản thân và của nhiều người khác là nếu ta thiền bên cạnh xá lợi của Đức Phật, ta tiến bộ nhanh chóng bởi vì có sự rung động hết sức mạnh. Chúng ta rất may mắn được trao cho những xá lợi này. Nguyên thủy xá lợi được tìm thấy tại stupa (tháp) ở Sanchi và được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Luân Đôn. Một người Tích Lan viếng thăm bảo tàng yêu cầu ngưới Anh trả xá lợi về nguyên quán và chính phủ Anh đồng ý.

Trước khi Đức Phật nhập Parinibbana (Đại Niết bàn), Ngài Ananda hỏi Ngài, “Thưa Ngài, chúng con phải làm gì với xác của Ngài?” Đức Phật trả lời, “Như các xác khác được hỏa thiêu, con cũng có thể thiêu cái xác này. Con có thể giữ những xương còn sót lại sau khi hỏa thiêu trong những Stupa (tháp) tại những thành phố lớn. Những người hành thiền có thể thiền bên cạnh; những người không hành thiền sẽ tới và sẽ cúi lạy để tỏ sự tôn kính.” Đây là những lời cuối cùng của Đức Phật.

Thật là một sự mất mát lớn lao cho nước chúng ta khi xá lợi được đưa sang nước Anh. Xá lợi phải được lưu trữ với sự tôn kính tại một nơi mà thiền sinh có thể hành thiền và người không hành thiền, ít ra cũng có thể tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với vĩ nhân đã cho chúng ta con đường tinh khiết. Xá lợi sẽ được lưu giữ tại Tháp Grand Pagoda này, và một thiền đường sẽ được xây cất để 10.000 người có thể ngồi và hành thiền cùng một lúc.

Có một lý do khác để xây Stupa này: Trong 1,500 năm vừa qua, phần lớn do vô minh và cũng vì vài lý do ích kỷ khác, Đức Phật đã bị bôi nhọ trong nước Ấn. Những lời nguyên thủy của Đức Phật đã bị mất đi, và Đức Phật được mô tả là người tái sinh của một vị thần Hindu, người có cả phẩm chất tốt lẫn phẩm chất xấu. Đức Phật được cho là sinh ra trong phẩm chất xấu, và tất cả giáo huấn của ngài được coi là xấu.

Mục tiêu của chúng ta trong Tháp Grand Pagoda là để trình bày giáo huấn của Đức Phật trong hình thức tinh khiết và cung cấp những thông tin về con người của ngài. Một phòng trưng bày sẽ được xây trong Stupa để những sự kiện quan trọng trong đời ngài được trình bày. Chỉ vậy thôi, không có gì khác được trưng bày. Hàng ngàn người sẽ được lôi cuốn tới tháp vĩ đại này, và khi họ xem qua phòng trưng bày họ sẽ có hứng khởi để tham dự khóa thiền Vipassana. Nếu dù chỉ có mười người trong số 10.000 khách viếng thăm tham dự khóa thiền thì mười người sẽ được lợi lạc, những người còn lại ít ra cũng biết đến giáo huấn của ngài.

Hãy nên nhớ là trong tương lai, Tháp sẽ không bao giời được dùng cho bất cứ cho tông phái nào. Không một tu sĩ nào được phép cử hành nghi lễ ở đó. Không một ai được phép kiếm tiền ở đó; nếu không, một việc hết sức tội lỗi xảy ra và tất cả những người hỗ trợ việc tội lỗi này phải gánh chịu hậu quả. Người hành thiền có thể tới đó để hành thiền, những người khác có thể tới để tìm hiểu về Đức Phật và giáo huấn của Ngài. Ngoài ra không gì khác được cho phép; không tông phái nào được phép thành lập.

Còn có một lý do khác nữa để có Stupa: Vipassana bây giờ dần dần được truyền bá tới những quốc gia nơi dân chúng tự gọi là Phật tử nhưng sự thực hành Vipassana đã bị mất đi. Tháp Stupa sẽ giữ một vai trò quan trọng để giúp Vipassana được lan rộng tại những nước này. Như những tín đồ của Đức Phật viếng thăm Gaya, Sarnah và những nơi khác ở Ấn Độ, do đó họ cũng viếng thăm tháp Grand Pagoda để tỏ lòng tôn kính với xá lợi của Đức Phật. Họ sẽ tới như những người hành hương và tỉnh ngộ ở đây. Họ sẽ tự hiểu thông điệp đích thực của Đức Phật là gì. Họ không trở thành tín đồ của ngài mà chỉ cúi lạy tượng của ngài, hay thắp vài ngọn nến cho ngài. Dần dần những người này nhận ra rằng, để thật sự theo Đức Phật, họ phải đánh thức panna của họ. Được hứng khởi bởi tháp Grand Pagoda này, nhiều người sẽ bắt đầu bước đi trên con đường Dhamma, và họ cũng khích lệ những người khác đi theo con đường này.

Xây dựng tháp Grand Pagoda là một công việc đồ sộ và chắc chắn tốn kém vô cùng. Thầy nghĩ là tài chánh là một dự án toàn cầu, và những người không phải là thiền sinh ở Ấn Độ cũng như ở khắp thế giới có thể đóng góp. Riêng đối với những trung tâm Vipassana, chỉ có sự hiến tặng của thiền sinh Vipassana mới được chấp nhận. Hãy luôn luôn nhớ điều lệ này trong tương lai. Sự hiến tặng cho những trung tâm Vipassana và nơi không phải là trung tâm chỉ được tinh khiết nếu của thiền sinh cũ; rồi chỉ như vậy dhamma mới có thể giữ được sự tinh khiết và được lan rộng. Nhưng ai cũng có thể hiến tặng cho những dự án để cho người ta biết đến thông tin về Vipassana như dự án CD-ROM, phát hành Tipitaka (Tam Tạng Kinhh Điển) và Tháp Grand Pagoda.

Đây đúng là một dự án vĩ đại. Ngay như có đủ tiền, việc xây cất sẽ rất khó khăn. Ngay như khi chúng ta xây dựng một trung tâm nhỏ, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề, và người ta đã dành rất nhiều thì giờ vào việc này, và đây là dự án khổng lồ. Nhiều người phải tận tụy và cống hiến thì giờ cho dự án.

Một khi Tháp Grand Pagoda đã thành hình, chúng ta sẽ mời những nhà bác học từ những cộng đồng khắp thế giới tới viếng thăm để họ có thể nhận được thông điệp về con đường tinh khiết này. Chúng ta phải đón nhận họ một cách hòa nhã và đó là một trách nhiệm nữa cho chúng ta.

Trong hai mươi tám năm qua, người ta ở khắp thế giới đã chấp nhận phương diện thực hành của giáo huấn. Bây giờ là lúc để làm sáng tỏ phương diện lý thuyết. Năm 1985 Viện Nghiên Cứu Vipassana được thành lập với mục đích truyền bá phương diện lý thuyết của giáo huấn của Đức Phật trong hình thức tinh khiết cho nhân loại. Kết quả là bây giờ toàn bộ giáo huấn được ấn hành trong nhiều quyển và cũng có trong đĩa CD-ROM. Tương tự như thế, sự phiên dịch sang ngôn ngữ khác cũng được thực hành trong trạng thái tinh khiết. Những bản dịch trước đây đã bị sai lệch do cố tình hay vô ý – ta không biết được – nhưng chẳng bao lâu những bản dịch đúng đắn này sẽ được phát hành. Tất cả những việc này là một dự án vĩ đại.

Dĩ nhiên là sẽ có sự chống đối. Thầy thấy điều đó; nhưng chúng ta nên biết cách đối phó mà không lo sợ, với Metta và lòng trắc ẩn. Chúng ta sẽ tiếp tục thực hành và giảng dạy Dhamma trong hình thức tinh khiết; chúng ta không cho phép nó bị hư hỏng. Dhamma thuộc về mọi người. Dhamma không thuộc về một tông phái đặc biệt nào. Trạng thái lý thuyết của Vipassana phải được truyền bá cho nhân loại, và để cho mục đích này sẽ có một cuộc hội thảo ở Ấn Độ, nơi những nhà bác học tiếng Pali ở khắp thế giới được mời để chính họ thấy được giáo huấn tinh khiết của Đức Phật. Một nhiệm vụ khác là phát hành thêm sách về Dhamma để bảo đảm nhiều người hơn có cơ hội để thực hành Samadhi đích thực.

Một công việc khác Thầy muốn thấy được hoàn thành trong vòng hai năm tới là sự xây dựng phòng ốc tại tất cả những nơi mà đất đai đã được mua để làm trung tâm, mặc dù chỉ cho rất ít thiền sinh. Điều này đặc biệt quan trọng ở những nơi như Bodhagaya, Sarnath, Kushinagar và Lumbini là những nơi có những rung động Dhamma rất mạnh. Người ta có thể ngồi nhiều khóa ở những nơi khác, tuy nhiên họ sẽ được rất nhiều lợi lạc khi ngồi một khóa tại những nơi này. Người ta phải có cơ hội để hưởng được lợi lạc khi hành thiền ở đó. Người ta ở khắp thế giới đi hành hương tại những nơi này, nghĩ là họ đã làm một hànhh động Dhamma lớn, nhưng nếu họ có cơ hội hành thiền ở đó và tận dụng những sự rung động do Đức Phật để lại, họ sẽ được vô số lợi lạc.

Năm 1999 là năm quan trọng bởi vì đó là năm kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Sayagyi U Ba Khin và cũng là kỷ niệm ba mươi năm giáo huấn trở về Ấn Độ. Chúng ta cũng sửa soạn cho sự khởi đầu của Dhamma trong thiên niên kỷ tới. Hãy ghi nhớ trong tâm những lỗi lầm đã xảy ra trong ngàn năm vừa qua. Chúng ta phải đoan chắc là Dhamma được giữ trong hình thức tinh khiết trong thiên niên kỷ mới và không trở thành một tông phái khác; nếu không Dhamma sẽ bị hủy diệt. Làm thế nào để chúng ta có thể bảo đảm rằng Dhamma giữ được sự tinh khiết? Hãy để cho người ta tự cho là người theo Hindu, Cơ đốc, đạo Jain, Hồi giáo hay Phật tử nhưng họ vẫn đi theo Sila, sammadhi và panna. Trong thế kỷ tới hãy để Dhamma được lan truyền ra toàn thể thế giới và hãy để tất cả những tôn giáo tồn tại.

Metta của thầy đến với các con, nhưng công việc phải do các con thực hiện. Thầy bây giờ đã già nua, thầy có thể làm được bao nhiêu? Các con có thể hỏi ý kiến thầy; thầy sẽ ban Metta; phần còn lại tùy thuộc các con. Hãy lập một ban cho mỗi công việc và, như thầy đã nói, trước khi tình nguyện làm công việc gì, phải xét đến hai tiêu chuẩn: Hãy để mọi người tự nguyện tùy theo khả năng của họ và số lượng thì giờ ta có được.

Thầy nghĩ là mỗi ban cần một người đứng đầu và ba hay bốn người phụ giúp. Hãy làm việc với sự hiểu biết là các con chỉ là người trung gian và Dhamma sẽ tự lo liệu. Chúng ta phải có nỗ lực và Dhamma chắc chắn sẽ hỗ trợ chúng ta. Nó đã hữu hiệu cho tới bây giờ, và rất nhiều việc đã được thành tựu. Nó sẽ tiếp tục hữu hiệu trong tương lai. Những dự án này sẽ có lợi cho nhiều người, và bất cứ nỗ lực nào mà các con làm sẽ gia tăng sức mạnh Dhamma của chính các con.

Chúng ta đều là những chủ gia đình, chúng ta phải săn sóc chính mình và những người thân. Nhưng chỉ săn sóc gia đình có đủ không, để có được tên tuổi trong xã hội? Đây có phải là mục đích duy nhất của con người không? Chúng ta nên suy nghĩ làm cách nào để chúng ta có thể phục vụ người khác một cách tốt nhất, để họ có được lợi lạc thực sự thì chúng ta mới sống một kiếp người thật sự hữu dụng.

Nguyện cho tất cả các con trai, con gái Dhamma ở đây ngày hôm nay tăng tiến trong Dhamma và là một tấm gương sáng cho người khác. Nguyện cho tất cả các con được lơi lạc, và giúp người khác được lợi lạc.

Bhavatu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 34.239.153.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (247 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...