Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chớ quên mình là nước »» Củ khoai và hạt lúa »»

Chớ quên mình là nước
»» Củ khoai và hạt lúa

Donate

(Lượt xem: 3.724)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chớ quên mình là nước - Củ khoai và hạt lúa

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Thoát hạn 2)
Sét kia do sắt sinh ra
Để rồi trở lại ăn qua sắt này
Khác chi nghiệp ác người gây
Nghiệp kia trở lại hại ngay người rồi
Đưa người vào cõi ác thôi!
(Pháp Cú, câu 240)


Một thuở rất xa xưa, thời Ngọc Hoàng còn hay lui tới trần gian, gần gũi giúp đỡ con người. Ai người ăn hiền ở lành, nếu có nguyện ước gì thì cứ cầu khẩn, Ngọc Hoàng sẽ xét rồi giúp cho. Ở quận Cao Bình (thành phố Cao Bằng?) có vợ chồng họ Thạch, đã luống tuổi mà không có con nối dõi tông đường nên đã chí thành khẩn cầu. Ngọc Hoàng thấu rõ lòng thành của họ nên cho thái tử, con trai của mình đầu thai làm con của họ. Chẳng bao lâu cụ bà Thạch thọ thai. Mừng vui biết chừng nào nhưng sao đã mấy năm mà vẫn chưa sanh được. Mãi sau khi ông cụ Thạch bệnh chết đi cụ bà mới sinh cậu con trai quý tử… Sinh ra là Thạch Sanh đã mồ côi cha.

Giống như mọi cổ tích khác trên đời này, chuyện Thạch Sanh Lý Thông cũng bắt đầu như vậy. Nếu Thạch Sanh là người hiền thì Lý Thông phải là người ác, phải là kẻ phản bội. Cổ tích cũng phải có Vua, có công chúa tuyệt đẹp và cuối cùng người hiền (là Thạch Sanh) sẽ lấy công chúa làm vợ. Cái khoảng giữa của cổ tích tất nhiên có nhiều chi tiết mê ly nhưng cho tôi xin miễn kể. Đoạn kết: Thạch Sanh diệt loạn do các hoàng tử từ 18 quốc gia láng giềng mang quân đến đánh phá. Sau khi thắng trận vẻ vang, Thạch Sanh dùng một cái niêu cơm nhỏ xíu đem nấu cơm khoản đãi binh lính. Không phải binh lính của mình, vì Thạch Sanh đã một mình với một cây đàn đơn phương chọi giặc. Chàng Thạch nấu cơm đãi quân lính của 18 quốc gia địch vừa thua trận. Thật từ bi rộng lượng. Niêu cơm nhỏ xíu vậy mà 18 đạo quân ăn hoài không hết. Hễ bới cơm xong niêu cơm lại tự đầy trở lại. Về sau Thạch Sanh lên ngôi vua thống trị trăm họ và sống hạnh phúc mãi mãi bên người đẹp là công chúa Quỳnh Nga.

Cổ tích luôn luôn có hậu, luôn là “happy end”. Nhưng cuộc đời thường không phải là cổ tích. Tôi ước, phải chi bây giờ mình chỉ cần có chừng 5, 7 nồi cơm như vậy để đem chia cho bà con đang bị nạn đói trên thế giới thì sung sướng biết chừng nào. Tôi đã cố vào lục lọi khắp chợ trời và tìm trong “Ebay” loại niêu cơm Thạch Sanh này nhưng không thấy, chỉ gặp toàn những món hàng về chiến tranh (do chữ sanh của địa danh Khe Sanh).

Bạn đừng tưởng tôi nói giỡn. Nạn đói đang báo động, đang hoành hành nơi này nơi kia trên thế giới. Càng ngày càng tệ hại hơn. Cũng xin đừng nói là nếu nạn đói đến, ai đói chứ tôi sẽ không đói. Tôi còn vàng trong tủ sắt, còn tiền trong trương mục, tôi có đóng bảo hiểm v.v... Xin thưa, tôi đã từng chứng kiến tận mắt cảnh: có đô la trong túi, có vàng trong tay mà không mua được thức ăn. Vẫn phải chịu đói, chịu khát.

Thế giới đang có báo động đói, thất thoát mùa màng do thiếu nước. Không phải chỉ ở vùng hạn hán châu Phi mà cả ở Á Châu, ở Trung Quốc, ở Bắc Hàn. Ví dụ một tin này từ BBC:

BBC 16 tháng 5 2019: Bắc Hàn bị hạn hán tồi tệ

Tờ báo hàng đầu nước này, Rodong Sinmun nói thêm rằng “nước hiện nay là thứ cần hơn bao giờ hết” và đất nước đang trong một “cuộc chiến dữ dội” để ngăn chặn thiệt hại do hạn hán gây ra.

“Người lao động trong ngành nông nghiệp phải quyết liệt bảo vệ ruộng đồng khỏi thiệt hại do hạn hán”, báo này viết. Hồi tháng trước, Chương trình Lương thực (WFP) và Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hiệp Quốc nói trong một bản phúc trình chung rằng sản lượng thu hoạch vụ mùa 2018 của Bắc Hàn rơi xuống mức thấp nhất kể từ 2008. Bản phúc trình ước tính là có 10 triệu người, chiếm 40% dân số cả nước, đang khẩn cấp cần cứu trợ lương thực.”

Vậy muốn sống ta phải ôn lại bài học của ông cha ta: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Khéo co như thế nào đây? Ăn phải như thế nào để vừa no mà vừa ngon, đồng thời phải bổ dưỡng. Đây có thể là sinh lộ duy nhất trong những ngày sắp tới của thế hệ chúng ta.

Người Việt Nam mình, hay Á Châu nói chung. có thói quen bữa ăn phải có carbohydrate, nghĩa là cơm, bún, mì… Nếu chỉ ăn thịt, cá, rau… thì không phải là bữa ăn. Hai loại carbohydrate chính hiện nay trong bảng liệt kê thực phẩm là gạo và khoai tây. Mình có thói quen cứ xem khoai tây là loại rau, củ để ăn chung với cơm. Tôi nhớ hồi xưa, hôm nào bệnh lắm mới được ăn tô súp nấu khoai tây, cà rốt với thịt. Người Đức ăn khoai tây như chúng ta ăn cơm mỗi ngày. Họ vẫn sống khỏe mạnh, vẫn thông minh như (hay hơn chút) người Á Châu mình. Đó là việc làm rất khôn ngoan. Tại sao khôn ngoan? Tôi xin nói.

a. Để trồng được 1 kg khoai tây, nông dân cần 212 lít nước; 1 kg gạo nông dân cần 5.000 lít nước. Xin nhớ cho, đây là con số quân bình theo mức canh tác ở nhiều loại ruộng và nhiều giống lúa. Có thể có giống cần nhiều hay ít nước hơn.

b. Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao. Khoai tây có nhiều carbohydrat, nhiều tinh bột, chất xơ. Ngoài ra còn có chất đạm, gồm hai loại acid amin là methionine và cystine. Khoai có nhiều sinh tố B1, B2, B6, E, K, C và rất ít calori. Một củ khoai trung bình cho 25mg sinh tố C, 22mcg folacin, 5g chất đạm, 4g chất xơ, 840mg kali và một lượng rất ít sắt, kẽm.

Nhiều người cho rằng khoai tây làm mập. Điều đó không đúng. Thực ra khoai cung cấp rất ít năng lượng. Chuyện lên ký lô là do người ta thường đem chiên khoai với nhiều dầu mỡ hoặc ăn chung với nhiều bơ, nước xốt béo. Một củ khoai tây trung bình khi bỏ lò chỉ cung cấp khoảng 80 calori, nhưng nếu chiên dầu thì sẽ cung cấp tới gần 500 calori.

Như ở trên có nói, nhân loại hiện nay có gần 7 tỷ người. Gần 40% trong số này là người Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. Đây là giống dân ăn cơm mỗi ngày. Ngoài ra còn có những giống dân khác ở châu Mỹ La Tinh, châu Phi cũng dùng gạo. Có những vùng ở châu Á còn ăn cơm mỗi ngày 3 bữa. Hoặc các loại bún, mì… từ bột gạo mà ra. Thử hỏi nếu chúng ta chỉ cần giảm một nửa số đó. Giảm đi mà không phải đói, giảm đi mà vẫn ăn ngon, đồng thời góp phần vào tiết kiệm nước của trái đất, bảo vệ môi trường, làm sạch hành tinh của chúng ta. Sao ta không thử?

Tôi đã đặt vấn đề với một người quen, là chuyên viên về khoai tây, chị Kristine P. của Công ty Solana tại Đức. Chị đã gởi cho tôi một vài tài liệu thú vị và nói rằng, hiện nay ở Đức có khoảng 200 loại khoai tây. Phổ biến chỉ chừng 40 loại tùy theo khẩu vị. Hãng của chị vẫn nghiên cứu tạo giống những loại mới. Và lĩnh vực này cũng là việc làm thuộc thẩm quyền của chị.

Hai vấn đề đặt ra làm tiền đề ở đây là:

Vấn đề 1: Hỏi: Khoai tây có thể trồng tại vùng nhiệt đới Á Châu được không?

Đáp: Chắc chắn được, NHƯNG không phải loại nào cũng trồng được. Và cũng không phải ở đâu cũng được, ưu tiên các vùng lạnh. Các nhà chuyên môn, ở Đức lúc đầu cũng đã phải kinh qua những tiến trình này, đã phải nghiên cứu để tạo ra những giống mới phù hợp thủy thổ, khí hậu và cũng tùy thuộc khẩu vị của người ăn.

Vấn đề 2: Hỏi: Liệu người Á Châu có thể ăn khoai tây thay thế cơm được không?

Đáp: Đây là một câu hỏi khó. Theo thói quen thì người Á Châu ai cũng thích ăn cơm hơn. Nhưng, ví như người nghiện thuốc lá thì nói rằng đời ta sẽ hết ý nghĩa khi không còn thuốc lá. Người không hút thuốc lá thì thấy hôi hám, khó chịu, hút làm chi cho tiền mất tật mang. Thói quen nào mà không thay đổi được. Và thói quen nào khi thay đổi mới đầu cũng khó chịu. Mình chỉ cần thay loại kem đánh răng đã thấy không hài lòng chứ đừng nói gì xa xôi. Nhưng nếu thay đổi thói quen mà tạo cảm giác sảng khoái hơn thì không khó chịu. Thử hỏi, ngày xưa mình đâu có thói quen đi xe hơi mà sao nhảy vào xe ngồi là thấy khoái ngay. Vấn đề là chỗ đó. Vấn đề là những đầu bếp của mình nên suy nghĩ làm sao để có những món ăn ngon từ khoai tây mà người nào ăn cũng thấy khoái khẩu. Như đi bộ trời nóng nực nhảy vào ngồi xe hơi máy lạnh mát rượi thì khoái, tuyết lạnh mà ngồi xe có sưởi thì ấm áp dễ chịu ngay.

Khoai tây có độ dinh dưỡng cao, có thể phòng ngừa một số bệnh. Thì ai cũng biết vậy, khỏi cần nói nhiều. Nhiều người lầm tưởng rằng khoai tây xuất phát từ Đức vì thấy người Đức chỉ ăn khoai tây mỗi ngày. Thỉnh thoảng họ mới đệm vào bữa gạo hay mì. Có thể họ ăn 70-80% là khoai tây. Ăn mỗi ngày. Nhưng không, khoai tây xuất thân từ Nam Mỹ. Người Inca ở Peru đã trồng nó trên vùng đất xấu Andes ở độ cao 3.000 và 4.000 m, nơi các loại bắp không mọc được. Họ gọi tên là “papa”, nghĩa là “củ”. Người Tây Ban Nha mang khoai tây về Âu Châu vào thế kỷ 16 và đến thế kỷ 17 khoai tây nhập vào nước Đức. Mới đầu khoai tây đến đấy với mục đích duy nhất là xóa đói. Sau này nó trở thành món ăn thông dụng cho mọi bữa và được chế biến thành nhiều món ăn. Món nổi tiếng thế giới là Pommes Frites.

Người Đức chế biến ra rất nhiều món ăn bằng khoai tây như Salz- hay Béchamelkartoffeln, bỏ vào lò nướng làm Kartoffelauflauf hoặc Backkartoffeln, hay họ chiên thành Bratkartoffel, Rösti. Tán nhỏ thành bột và làm những viên tròn gọi là Klöße hay Kartoffelpüfferchen. Xay thành bột làm Kartoffelbrei. Chiên với dầu thành Pommes Frites, Kroketten. Hoặc ăn lạnh là Kartoffelsalat. Tùy theo từng vùng còn có những thực đơn khác nữa. (Xin lỗi, do tôi hơi dốt việc nấu nướng nên không biết hết tất cả các món, nhưng nói chung: nhiều lắm!)

FAO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc - từ lâu đã xem khoai tây là thực phẩm có khả năng giải quyết các vấn đề khan hiếm thực phẩm trên hành tinh hiện nay.

Chính nhà cầm quyền Trung Quốc đã thực hiện lời khuyên này của FAO. Chuyện này cũng không phải bây giờ người ta mới nói đến. Trung Quốc đã âm thầm thử mấy năm nay rồi. Họ đã nhìn thấy nguồn thực phẩm là cứu tinh giải quyết nạn đói trong thời gian ngắn sắp đến đây trong một xứ sở có 1 tỷ rưỡi người này. Họ đã trợ cấp cho nông dân mua cây giống. Có thể họ chưa có biện pháp giải quyết tốt cho vấn đề này nhưng biết đâu trong một tương lai gần sẽ có những kết quả khác.

Nói chung, cái nạn đói ấy tuy chưa thấy rõ nhưng cũng sẽ có ngày kéo đến Việt Nam mình. Lý do là vì Việt Nam cũng được xếp loại là vùng sẽ thiếu nước.

Xin trích đoạn văn này của một nhân vật có trách nhiệm trong lãnh vực ấy. Tiến sĩ Hoàng Minh Tuyền là Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Thủy văn và Tài nguyên Nước (2016) viết: “Chưa bao giờ câu chuyện nước Việt Nam lại cấp bách như thời gian qua. Biến đổi khí hậu, hạn hán đã thực sự hiện diện khốc liệt trong đời sống và sản xuất. Việt Nam hẳn chưa có nhiều trải nghiệm về tình trạng thiếu nước cũng như kinh nghiệm quản lý nước… Tuy nhiên, vấn đề nước chắc chắn sẽ là câu chuyện thường trực trong tương lai mà chúng ta phải đối mặt một cách chủ động và hiểu biết.” (Trích Lời Giới thiệu in ở bìa 2 sách Con đường thoát hạn.)

Có thể mình có cách hay hơn người Trung Quốc. Có thể có những đầu bếp đầy sáng tạo hơn. Biết đâu được?

Khi viết những dòng này tôi không hề muốn khuyên anh, khuyên chị không nên ăn cơm nữa. Không! Một bữa cơm gia đình có chén cơm, đôi đũa, có nước tương/nước mắm, có trái ớt cay… là văn hóa ẩm thực của mình. Điều đó thật là quý hóa, nhất là ở hải ngoại. Nhưng nếu được, mỗi tuần lễ mình đổi trong vài ngày (ví dụ cuối tuần) ăn khoai tây hay những thực phẩm từ khoai tây thì mình sẽ tiết kiệm đi 1/3 số nước tưới chênh lệch cho đồng ruộng. Nếu 3 tỷ người ăn cơm cùng làm như vậy thì may ra số nước thiếu hụt cũng đỡ bớt phần nào.

Phải bắt đầu trước khi quá trễ.

Trong sổ tay của tôi có ghi một câu quá hay, tiếc rằng quên ghi xuất xứ, hình như của một sắc dân thiểu số da đỏ, xin phép tác giả cứ ghi ra đây để chúng ta cùng suy ngẫm:

“Khi cái cây cuối cùng bị đốn, khi dòng sông cuối cùng bị ô nhiễm, khi con cá cuối cùng bị đánh bắt, các người phải nhìn nhận ra rằng tiền không thể ăn được.”




    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Dưới cội Bồ-đề


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.183.207 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...