Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Đức tin - nơi đặt con tim mình »»

Trái tim thiền tập
»» Đức tin - nơi đặt con tim mình

Donate

(Lượt xem: 4.474)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Đức tin - nơi đặt con tim mình

Font chữ:

Đức tin trong tiếng Pali là saddha. Đôi khi nó được dịch ra như là “niềm tin” hoặc sự “phó thác”, nhưng nghĩa chính của saddha là “đặt con tim mình vào”. Khi chúng ta hiến dâng con tim mình cho một sự tu tập tâm linh, đó là dấu hiệu của đức tin, của sự tín nhiệm vào con đường mình đang theo. Đức tin mở rộng cho ta thấy những gì vượt ra ngoài những quan tâm nhỏ nhen, giới hạn và vị kỷ. Trong tâm lý học Phật giáo, đức tin được xem như là cánh cửa dẫn đến sự tốt lành, vì chúng khơi dậy ngọn lửa lòng tu tập trong ta và giúp ta duy trì, gìn giữ ngọn lửa ấy trên con đường tu tập. Đức tin sẽ giúp ta tiến đến tâm từ bi và giải thoát.

Dù vậy, ý niệm về đức tin cũng có thể gây khó khăn cho một số người. Ta có thể liên tưởng đến đức tin như là lòng tin mù quáng, hết dạ trung thành vào một chủ nghĩa hay tín điều nào đó. Và rồi ta sợ bị phê phán, từ mình hoặc người chung quanh, về mức độ trung thành của chính mình. Nhưng trong đạo Phật, khi ta dùng chữ đức tin, nó có một nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Và sự khác biệt ấy rất là trọng yếu.

Khi chúng ta “đặt con tim mình vào” một điều gì, hoàn toàn không có nghĩa là ta phải bám chặt, ôm cứng lấy nó, đến nỗi ta không còn biết cởi mở để tiếp nhận một tư tưởng mới lạ nào nữa. Và cũng không có nghĩa là ta sử dụng đức tin như một phương tiện để cảm thấy tự kiêu và cách biệt đối với kẻ khác. Chúng ta không cần phải đi chinh phục kẻ khác cho đức tin của mình. Chúng ta cũng không cần phải tuyên dương rằng con thuyền của mình mới là một con thuyền chân chánh. Trong đạo Phật, khi chúng ta nói đến saddha, chúng ta muốn nói về niềm tin vững chắc vào khả năng giải thoát, giác ngộ của chính mình.

Đức tin không nên được xem như một cái gì kiên cố, bất động mà ta có hoặc không có. Chúng ta có thể kinh nghiệm đức tin trên nhiều mức độ khác nhau. Trong quyển Mi Tiên Vấn Đáp, một vị sư tên Nagasena có dùng một ngụ ngôn để làm rõ thêm ý này. Một nhóm người, tụ tập bên một bờ suối bị nước lũ dâng cao, muốn sang bờ bên kia nhưng lo sợ. Họ không biết phải làm gì. Cho đến khi có một người trí tuệ đi ngang qua, anh ta nhận định tình thế, lấy trớn chạy và nhảy sang bờ bên kia. Thấy gương của anh, những người khác bảo nhau: “À, việc ấy có thể thực hiện được.” Và họ cũng cùng nhau nhảy sang bờ bên kia.

Trong câu chuyện ấy, bờ bên này tượng trưng cho tình trạng si mê thông thường của ta, và bờ bên kia là biểu tượng cho một tâm tỉnh thức. Phấn khởi trước sự nêu gương của người khác, ta tự nghĩ: “Phải, mình cũng có thể làm được.” Đó là một mức độ của đức tin. Nhưng sau khi chính mình đã nhảy qua được và nói: “Phải, mình cũng có thể làm được”, vì đã tự thân chứng nghiệm được nó nên ta đã bước lên một mức độ khác của đức tin.

Giai đoạn đầu tiên trong ví dụ trên còn được gọi là “đức tin sáng”. Đây là một đức tin phát khởi lúc con tim ta mở rộng khi chứng kiến một sự kiện hoặc một người nào làm ta phấn chí. Có thể ta cảm thấy hứng khởi trước tuệ giác hoặc tình thương của một người nào. Người đó có thể là một người ta quen biết, hoặc một nhân vật lịch sử, như đức Phật chẳng hạn, từ đó ta cảm nhận được một sự chọn lựa, một lối sống an lạc mới.

Mặc dù đức tin sáng là một cảm giác rất kỳ diệu và là một bước đầu quan trọng, nhưng nó không đáng tin cậy. Chúng ta có thể gặp một vị thầy hôm nay, và rồi ngày mai gặp một vị thầy khác, và đều cảm thấy hứng khởi mạnh mẽ bởi cả hai, nhưng theo những phương hướng khác nhau. Nếu chúng ta cứ mải mê tìm kiếm những gì bên ngoài chính mình để duy trì niềm tin, ta sẽ rất dễ bị lôi cuốn bởi bất cứ việc gì ảnh hưởng ta kế tiếp trong cuộc sống.

Một mức độ sâu sắc hơn của đức tin được gọi là “đức tin kiểm chứng”, có nghĩa là nó được dựa trên những gì mình đã kinh nghiệm và kiểm chứng được. Đây là một đức tin chín chắn, có gốc rễ nơi sự thật, đặt trọng tâm nơi sự hiểu biết về tự tánh của thân và tâm qua ánh sáng chánh niệm. Niềm tin và sự phấn khởi của ta không tùy thuộc vào bên ngoài, mà nó phát xuất từ trong ta, nội tại, và nó thúc đẩy ta quán chiếu sâu sắc hơn vào tuệ giác của chính mình.

Khi chúng ta đi từ một sự cảm kích, hiểu biết trí năng về con đường tu tập, sang một niềm tin sâu sắc xác nhận rằng: “Vâng, giác ngộ là chuyện có thể được, và tôi cũng có thể làm được việc ấy”, đó là một chuyển hướng rất lớn. Một sự an vui rất lớn sẽ đi kèm với niềm tin đó. Khi chúng ta đem con tim mình đặt vào sự tu tập, giáo lý đức Phật sẽ bừng sống dậy. Điểm chuyển hướng ấy, sẽ chuyển hóa cái ý tưởng mù mờ về hành trình tâm linh của ta thành một con đường thực tập cụ thể, và đó chính là đức tin.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.114.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...