Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Nỗi hành hạ của sự liên tục »»

Trái tim thiền tập
»» Nỗi hành hạ của sự liên tục

Donate

(Lượt xem: 4.593)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Nỗi hành hạ của sự liên tục

Font chữ:

Trong khóa tu đầu tiên với ngài U Pandita, tôi thường cẩn thận ghi chép lại vắn tắt những kinh nghiệm của mình sau mỗi giờ ngồi thiền và đi kinh hành. Tôi làm như thế vì muốn có thể báo cáo với ngài thật chính xác trong những giờ trình pháp. Buổi trình pháp đầu tiên, tôi bước vào và sắp sửa trình bày những kinh nghiệm của mình. Trong khi tôi vừa bắt đầu kể thì ngài U Pandita ngắt lời: “Thôi bỏ việc đó đi. Hãy nói cho tôi nghe tất cả những gì cô ghi nhận trong khi cô mang giày vào!” Tôi đáp: “Thật ra thì con không có chú tâm gì đặc biệt lắm trong khi xỏ giày.” Ông bảo tôi lần sau nên cố gắng hơn, và thế là xong buổi trình pháp. Tôi bỏ hết thời gian còn lại trong ngày để tập ngồi thiền, đi kinh hành, và đặc biệt chú tâm rất cẩn thận mỗi khi tôi xỏ giày vào, ghi nhận từng tác ý, từng cử động và cảm xúc của mình.

Ngày hôm sau vào trình pháp, tôi sắp sửa báo cáo lại những kinh nghiệm ngồi thiền, đi kinh hành, và trong khi mang giày của tôi thì ngài U Pandita nói: “Cô hãy nói cho tôi nghe tất cả những gì cô đã ghi nhận trong khi cô rửa mặt.” Xui thật, tôi không có chú tâm gì nhiều trong lúc rửa mặt, nên chỉ biết đáp: “Dạ thưa, con không có ghi nhận gì hết.” Buổi trình pháp thế là xong. Tôi đi ra ngoài để ngồi thiền, đi kinh hành, mang giày và rửa mặt trong chánh niệm.

Mỗi ngày U Pandita lại hỏi tôi một câu khác. Vì không biết ngài sẽ hỏi đến việc gì kế, nên cuối cùng tôi khám phá là mình cần phải thực hành chánh niệm trong mọi hành động - mang giày, chải tóc, đánh răng, tắm giặt, nhìn đồng hồ đeo tay... Lúc đầu tôi cảm thấy điều đó nặng nề vô cùng - tôi phải chú ý trong mỗi giây mỗi phút. Trong tâm, tôi thầm đặt tên cho khóa tu này là “nỗi hành hạ của sự liên tục”. Nhưng rồi tôi khám phá được sự hữu ích vô cùng của việc duy trì chánh niệm liên tục. Khi tôi không còn chống cự nữa, nó mở rộng ra cho tôi thấy một sự hiểu biết sâu sắc về thế nào thật sự là thiền tập.

Trong kinh điển nhà Phật có đề cập về Mười chín phương cách giữ chánh niệm và liệt kê hầu hết tất cả những hành động của thân ta trong đời sống hằng ngày. Ngoài việc duy trì chánh niệm trong bốn uy nghi đi, đứng, nằm ngồi, trong số này còn liệt kê thêm những chi tiết như là giữ chánh niệm trong khi đi tới hay đi lui, khi nhìn đến trước hay nhìn sang hai bên; giữ chánh niệm khi ta co giãn chân tay hay thân mình. Danh sách ấy nói, khi nhai đồ ăn hay uống nước cũng là lúc để ta thực tập chánh niệm. Nó còn gồm cả việc mặc áo vào, thay áo ra, đi vào phòng tắm, bước xuống giường, mở mắt ra... Bản danh sách ấy chấm dứt bằng lời nhắc ta giữ chánh niệm trong những lúc ta phải nói và trong khi ta im lặng. Bản kinh trình bày cho ta thấy rõ rằng thiền tập không phải chỉ có ngồi và đi mà thôi, thiền tập bao gồm hết tất cả mọi hành động của ta trong đời sống hằng ngày.

Đó là phương pháp tu tập mà ngài U Pandita đã trao truyền cho tôi, “nỗi hành hạ của sự liên tục” thật ra đã trở thành một hạnh phúc lớn. Thay vì cảm thấy rằng tôi cần phải bỏ những gì mình đang làm, đi vào thiền đường để kinh nghiệm thiền quán, tôi hiểu là bất cứ một việc gì tôi đang làm trong giờ phút này chính là điều mà tôi cần phải giữ chánh niệm. Cho dù uống một tách trà hay ngồi yên trong thiền đường, sự tu tập của ta là phải thật sự có mặt và giữ chánh niệm cho trọn vẹn. Co tay, duỗi chân, đứng lên, ngồi xuống, thấy, nghe, nếm, ngửi... Mỗi bước chân đi về thiền đường cũng quan trọng như bất cứ một kinh nghiệm nào khác tôi có trong khi ngồi yên trên tọa cụ. Tôi không cần phải đi tìm kiếm bất cứ một kinh nghiệm kỳ diệu hay một cảm thọ khác thường nào hết. Thiền tập là một lối sống. Sau khóa tu ấy, những ý tưởng của tôi cho rằng thiền tập chỉ xảy ra trong thiền đường hoàn toàn tan biến mất.

Bài học này cũng đã giải quyết giùm tôi một vấn đề lớn khác. Luôn luôn duy trì chánh niệm có nghĩa là ta không có thì giờ để phán xét. Chẳng hạn, tôi không thể nào nhìn lại một giờ ngồi thiền và phê phán rằng nó tốt hay xấu, vì ngay trong hành động xả thiền, đứng dậy, tôi cũng phải giữ chánh niệm về kinh nghiệm đang xảy ra trong lúc ấy. Nếu tâm tôi có xao lãng, mà việc đó rất là thường, lúc nào cũng sẽ có một việc khác xảy ra trong giờ phút hiện tại bắt tôi thu thúc lại chánh niệm - một mùi vị, một âm thanh, một sự co giãn, một sự xúc chạm... Không có thời giờ nào dành cho sự tiếc nuối: “Nãy giờ mình nghĩ bâng quơ gì vậy? Tại sao mình lại dễ duôi quá vậy? Thiền sinh như thế này thì hỏng hết!” Khi gánh nặng của sự phán xét và đánh giá được bỏ xuống, mỗi giây phút đều trở nên quý báu và quan trọng như nhau.

Tôi ý thức được sâu sắc rằng, tôi không cần gì khác hơn ngoài những việc đang xảy ra ngay bây giờ... và ngay bây giờ... và bây giờ... để thực tập chánh niệm Mục tiêu tu tập của ta không hề nằm ở một tương lai xa xôi nào hết, nó có mặt ngay bây giờ và ở đây, dầu là bất cứ việc gì đang xảy ra.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Nguyên lý duyên khởi


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...