Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Thực tập hằng ngày »»

Trái tim thiền tập
»» Thực tập hằng ngày

Donate

(Lượt xem: 4.426)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Thực tập hằng ngày

Font chữ:

Một người bạn của tôi, Kamala Masters, học thiền với vị thầy đầu tiên là ngài Munindra. Khi Munindra đến Hawaii dạy, chị đã mời ông đến cư ngụ ở nhà chị. Trong thời gian đó, chị một mình nuôi ba đứa con nhỏ nên phải làm cùng lúc hai công việc để kiếm sống.

Khi mới đến, Munindra đã mạnh mẽ khuyên chị Kamala nên dành riêng ra một khoảng thời giờ mỗi ngày để ngồi thiền. Hình như đó bao giờ cũng là một câu thần chú ngàn đời của các thiền sư: “Ngồi thiền mỗi ngày. Ngồi thiền mỗi ngày. Ngồi thiền mỗi ngày.” Kamala nhiều lần chỉ cho ngài Munindra thấy là không có cách nào trên đời này giúp chị có thể có thì giờ để ngồi mỗi ngày được. Sau cùng, có lẽ cũng nhận thấy được nỗi khó khăn của chị, ông hỏi trong ngày chị bận rộn làm việc gì nhiều nhất. Chị nghĩ ngợi một hồi rồi đáp: “Rửa chén.” Munindra đi đến bồn rửa chén với chị, và hai người cùng thực tập rửa chén trong chánh niệm. Và đó cũng là phương pháp thực tập thiền quán mỗi ngày cho chị.

Và ngài Munindra cũng để ý thấy ở một hành lang ngắn và tối, nối liền giữa phòng ngủ của Kamala và phần còn lại của căn nhà, nơi mấy đứa con thường để cho chị yên. Ông khuyên chị nên sử dụng hành lang ấy như là thiền đường để thực tập đi kinh hành. Mỗi khi vào hành lang ấy, chị thực tập đi những bước chân hoàn toàn trong chánh niệm. Kamala kể, vì chị cảm thấy mình rất tỉnh thức mỗi khi bước vào nơi ấy, chị đã xem dãy hành lang ngắn đó như một thánh địa vậy.

Một khía cạnh rất nhiệm mầu của giáo pháp đức Phật là nó không bao giờ xa rời với sự sống của con người. Vì ngài cũng là một người như ta, đức Phật đã dạy cho ta biết thế nào là một con người thật sự, một con người hạnh phúc. Tâm từ bi bao la của đức Phật đã được phản ảnh qua tính chất cụ thể của giáo pháp ngài. Ngài đã dâng tặng cho chúng ta một con đường đi thẳng, thực tiễn và có thể ứng dụng cho mọi khía cạnh của sự sống, không trừu tượng, và cũng không xa lìa với đời sống của một người bình thường.

Những nguyên lý căn bản của giáo lý đức Phật không phải để tôn vinh truyền thống, mà là để chỉ cho ta thấy được khả năng giải thoát và giác ngộ của chính mình. Chúng là hiện thân của một tâm linh sinh động, có thể được nâng đỡ bởi truyền thống nhưng sẽ không bao giờ bị nó thay thế. Cắm rễ nơi sự đơn giản và sự liên kết, con đường ấy vượt thoát ra khỏi ý niệm giới hạn của chính mình, hòa nhập vào cái mênh mông của sự sống, và nếm được mùi vị giải thoát. Đức Phật dạy, giáo lý của ngài chỉ duy có một vị mà thôi: đó là vị giải thoát.

Con đường của chúng ta, một hành trình tâm linh, đòi hỏi sự tinh tấn nghiêm túc, thành thật và liên tục. Nhưng việc ấy không có nghĩa là ta phải bị căng thẳng, bận rộn, hoặc gian khổ. Thật ra, nó chỉ có một nghĩa duy nhất là tự biết được mình. Hành trình tu tập ấy đặt nền tảng trên việc ta cảm thấy tự nhiên và thoải mái với chính mình, với tiến trình của mình, và với hoàn cảnh đặc biệt của mình. Nhờ vậy, mặc dù tinh tấn và nghiêm túc, ta vẫn giữ được một thái độ biết ơn và thoải mái trong sự thực tập. Chúng ta vẫn có thể cảm thấy tự nhiên, thư thái mặc dù ta đang tu tập hết lòng. Chúng ta vẫn có thể cố gắng hết sức mình và vẫn sống an lạc. Sự thoải mái, tự nhiên ấy phát xuất từ một thái độ tinh tấn không giả tạo, biết sử dụng mỗi giây phút của cuộc sống mình để nhìn thấy rõ hơn. Cũng như chị Kamala rửa chén trong chánh niệm hoặc đặt những bước chân tỉnh thức trên dãy hành lang nhỏ, sự tu tập của ta cũng có thể được biểu hiện bằng mỗi giây phút trong cuộc sống hằng ngày của mình.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.9.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...