Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Buông bỏ »»

Trái tim thiền tập
»» Buông bỏ

Donate

(Lượt xem: 6.816)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Buông bỏ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong cuộc sống, chúng ta thường ít có những giây phút dừng lại và suy ngẫm xem mình thật sự là ai. Và sự thiếu thốn này rất nguy hại. Wordsworth có viết: “Sớm và muộn, thu vào và chi ra, chúng ta hoang phí đi năng lực của mình.” Nhưng thật ra không phải chỉ có việc “thu vào và chi ra” thôi, mà còn biết bao việc làm khác đã khiến năng lực của ta bị phân tán và hoang phí. Một tư tưởng nhỏ khởi lên, chúng ta lập tức bị lôi cuốn theo một dòng thác lũ của trăm ngàn ý nghĩ khác tiếp nối theo. Khi giật mình dừng lại, có lúc ta tự hỏi tại sao mình lại mơ tưởng đến Paris trong khi mình chỉ nghĩ đến giờ ăn trưa!

Có lúc, dường như bất cứ một cảm xúc nào cũng đều có thể lấn áp ta. Ta cảm thấy hân hoan trong giây phút này và rồi buồn khổ trong giây phút kế tiếp. Chúng ta đeo đuổi những gì mình nghĩ là mình muốn, và trốn tránh những gì mình không muốn. Trôi về quá khứ hay lạc vào tương lai, bị lôi cuốn bởi những lo nghĩ và phê phán, ta tiếp tục đi tới trong một trạng thái bất an và phản ứng luôn. Tản mát năng lượng của mình ra muôn phương ngàn hướng, chúng ta vô tình tự phá đi cơ hội của sự tĩnh lặng và an lạc, và thật sự “hoang phí đi năng lực của mình”.

Bạn hãy thử tưởng tượng nếu ta có thể tập trung năng lực ấy lại và sử dụng một cách có ý thức - thay vì phân tán ra khắp mọi nơi. Khi chúng ta sống trong hiện tại, ta sẽ phát triển định lực và có thêm sức mạnh. Chúng ta biết mình nghĩ gì trong khi ta đang suy nghĩ. Chúng ta biết mình cảm xúc gì trong khi ta đang cảm xúc. Ta không phải bị lôi cuốn theo bất cứ một chuyện gì khởi lên trong tâm. Và khi tâm ta định, ta sẽ cảm thấy rất quân bình về mặt tình cảm. Sự tập trung này, trong tiếng Pali gọi là samatha, sẽ mang lại trong ta một tâm thức rất bình lặng và vững vàng. Nhưng nó không hề có nghĩa là ta cần phải chối bỏ hoặc xua đuổi bất cứ một cảm thọ nào.

Trong truyền thống thiền định, chúng ta đặt sự chú ý vào một đề mục duy nhất, như là sự ra vào của hơi thở hoặc một câu niệm về tâm từ, và ta buông bỏ hết tất cả những gì khác đi ngang qua các giác quan vật lý và tâm lý của ta. Điều đó cũng giống như một thái độ nâng niu đối với đề mục thiền định của mình vậy. Ta bảo vệ và giữ gìn đối tượng ấy, nhưng không có nghĩa là ta phải bám chặt, ôm ghì siết nó, mà chỉ đơn giản thực tập với trọn con người của mình. Chúng ta để hết tâm ý vào đề mục thiền định mà mình đã chọn, ta tiếp xúc với nó, và nhẹ nhàng buông bỏ những việc gì có thể làm mình lo ra hoặc xao lãng.

Một lần, có người hỏi Michelangelo rằng ông tạc tượng con voi bằng cách nào. Ông trả lời: “Tôi lấy một tảng đá lớn và đục bỏ đi những phần nào không phải con voi.” Tu tập để phát triển định lực cũng tương tợ như thế, ta chỉ cần thấy được những gì “không phải con voi” và buông bỏ đi. Nghệ thuật tập trung là một sự buông bỏ liên tục. Chúng ta buông bỏ những gì không chủ yếu hoặc làm cho ta xao lãng. Nhưng ta buông bỏ một tư tưởng, một cảm thọ, không phải vì ta sợ hãi, không phải vì ta chối bỏ nó, mà vì nó không cần thiết. Khi ta ngồi thiền định và có một tư tưởng khởi lên trong tâm - một kỷ niệm, một dự án, một sự so sánh, một mộng tưởng - ta buông bỏ chúng đi. Nếu có một cơn giận nào khởi lên, một ý nghĩ phán xét, hay một dự tính cho tương lai, ta chỉ cần giản dị buông bỏ nó đi, và nhẹ nhàng trở lại với đề mục thiền định. Và đó mới chính thật là ý nghĩa của đức buông xả.

Thánh Gandhi diễn tả sứ mạng của đời ông trong vỏn vẹn chỉ có mấy chữ: “Buông bỏ và vui sướng.” Đức buông xả của thánh Gandhi là một trạng thái tinh luyện của tâm, chứ không phải một sự khổ hạnh khắt khe, cay nghiệt. Và cũng thế, trong sự tu tập thiền định, mỗi khi ta buông bỏ một điều gì làm ta xao lãng, ta đâu nhất thiết phải ghét bỏ nó? Hành động ấy cũng là một biểu hiện của tâm mong cầu giải thoát luôn có mặt trong mỗi người chúng ta. Ta phải biết buông bỏ với cùng một tình cảm nồng hậu như khi ta tặng cho ai một món quà vậy. Buông bỏ phải là một hành động bố thí, một sự rộng lượng. Khi ta tu tập thiền định, chúng ta “buông bỏ và vui sướng”. Chúng ta xả bỏ hết những gì không trọng yếu, buông thư vào sự tĩnh lặng, và từ đó ta sẽ an trú trong giờ phút hiện tại.

Mỗi khi ta mắc kẹt vào những phản ứng như là bám víu hoặc ghét bỏ, thiên về bên này hoặc ngã về bên kia, ta sẽ bị khổ đau. Cũng vì không thể kinh nghiệm được sự sống một cách trọn vẹn mà ta đã “hoang phí đi năng lực của mình”. Thiền định là một phương pháp thực tập mầu nhiệm có thể giải thoát ta ra khỏi sự ràng buộc và giới hạn của những bất ổn này. Và cũng vì ước muốn thực tập sâu xa ấy mà chúng ta lại tiếp tục buông bỏ, buông bỏ và lại buông bỏ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Sống thiền


Pháp bảo Đàn kinh


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.130.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...