Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Chú tiểu ngắm sen »» Ở CÕI XA KIA VÀ TRÊN ĐẤT NÀY »»

Chú tiểu ngắm sen
»» Ở CÕI XA KIA VÀ TRÊN ĐẤT NÀY

Donate

(Lượt xem: 4.054)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chú tiểu ngắm sen - Ở CÕI XA KIA VÀ TRÊN ĐẤT NÀY

Font chữ:

I.

“Tiết tháng bảy mưa dầm, sùi sụt”

(thơ Nguyễn Du)

Hằng năm, tháng bảy là mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Chúng ta cầu nguyện, tưởng nhớ đến hai bậc sinh thành đã khuất. Ở cõi xa kia, các vị có gì vui? Chắc là không vui, vì nghiệp quả như sóng với nước không thể tách rời, cứ đuổi theo nhau. Và trong niềm hoài cảm lại chợt nhớ tới bao nhiêu người khác, vì lý do nào đó, trong bể khổ trần ai phải lang thang đầu đường xó chợ, xiêu lạc không mồ mả, chẳng còn ai nhớ đến. Có thể kể đến những chiến sĩ hy sinh nơi trận mạc, tới nay vẫn chưa tìm được tông tích. Gọi chung hết thảy là “Thập loại chúng sinh”.

Mâm cúng cô hồn tháng bảy thật giản đơn nhưng bày tỏ tấm lòng, gồm cháo gạo nếp, khoai nấu, trái cây, mía cắt khúc, gạo, muối, nhất là không thiếu quần áo bằng giấy đủ màu xanh, vàng, đỏ. Trong khói hương đèn leo lét, hai cõi âm dương như mở cửa giao nhau. Vui nhất là đám trẻ con, mỗi năm chúng như đợi ngày này. Người lớn cúng xong thường để cả mâm trái cây, mía cho chúng dành nhau. Có người còn chuẩn bị cả một ít tiền lẻ để ném ra cho lũ trẻ.

Tục lệ lâu đời khó lòng cắt nghĩa, nhưng qua các hình ảnh ghi nhận trong tháng bảy cũng có thể hiểu, tục lệ trong mùa Vu-lan-bồn nhằm giúp cho tâm hồn con người rộng mở ra với nhiều cõi ngoài. Chính vì nó hay, nó tốt, nên nó mới tồn tại ăn sâu vào lòng người dân Việt. Xin đừng vội cho là mê tín dị đoan. Ngay cả những người không theo đạo Phật, chắc cũng thấy được ý nghĩa nào đó ở mùa Vu Lan. Tôi đã thấy rất nhiều người cũng bày mâm cúng giống như tín đồ Phật giáo.

Tháng bảy, tiết trời đầu thu, mưa gió réo rắt buồn sao! Tháng bảy, trời đất như có điều gì đó gây cho người niềm hoài cảm, gợi nhớ cả không gian, thời gian. Bao kỷ niệm thân thương từ đâu hiện về. “Ngửa mặt lên trời kêu cha mẹ ơi đang ở đâu!” Những kỷ niệm ra đi không bao giờ trở lại! Có lẽ cũng trong tâm trạng này mà ngài Mục-kiền-liên đã ra đi đến tận chốn âm cung để gặp mẹ mình. Và ngài thật may mắn hơn người khác ở chỗ là biết được mẹ của mình mắc phải tội lỗi gì. Vì thế, dù không tự mình cứu được mẹ, ngài cũng đã hết lòng khẩn khoản cầu xin đức Phật từ bi chỉ dạy pháp cứu rỗi. Và cuối cùng, nhờ sự chuyên tâm cầu nguyện của chính ngài và chư tăng mười phương, bà mẹ ngài mới được siêu thoát. Sự kiện ấy đã để lại cho chúng ta một tập tục tốt đẹp, mỗi năm đến rằm tháng bảy lại bâng khuâng nhớ đến những bậc sinh thành, dù là còn sống hay đã mất.

Trong chúng ta, chắc chắn chẳng có ai muốn trở thành người con bất hiếu. Nhưng sự thật trong đời sống lại rất thường là “Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Biết bao người con đã lớn lên trong vòng tay cha mẹ nhưng lại rất vô tình không nhớ đến, hoặc có nhớ đến cũng không có được một tấm lòng “biển trời lai láng” để đáp đền công ơn cha mẹ!

II.

Cái làm mòn mỏi tâm hồn chúng ta chính là không gian quen thuộc, những suy nghĩ, những thói quen. Chúng dìm người chết đuối trong sự quen thuộc ấy mà vẫn không hay biết, vẫn cho mình đã đầy đủ bổn phận! Vì vậy, có người thỉnh thoảng mua một món quà cho cha mẹ, hoặc đi chùa cầu nguyện cho cha mẹ chỉ như việc tình cờ. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận cái việc tình cờ ấy. Vì con người sống giữa vô minh, mấy khi được một giây phút loé sáng, vượt qua những thói quen của bản thân để tìm về với suối nguồn vi diệu?

Tấm lòng cha mẹ nuôi con như thế nào, có lẽ chúng ta không sao cảm nhận được hết. Nhưng chỉ bằng những hình ảnh đã được người đời ghi nhận, có lẽ cũng đã đủ để giúp chúng ta hiểu được phần nào cái mênh mông không cùng tận và những ân tình vời vợi của công cha nghĩa mẹ. Tình cờ tôi chợt nhớ đến bài ca dao “Con cò ăn đêm”. Tôi chắp tay thầm cám ơn người đã nghĩ ra những câu ca dao tuyệt vời như thế này:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi, ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Vì sao? Vì sao? Rõ ràng hình ảnh con cò đã nói hộ con người. Con vạc ăn đêm đã đành, vì sao con cò là loại ăn ngày mà phải lặn lội ban đêm? Chẳng qua là vì bầy con nhỏ dại đang cần sống. Đi kiếm ăn trong đêm tăm tối mà lại mang đôi cánh trắng, trước sau gì cũng rơi vào cạm bẫy của người giăng ra khắp nơi. Cất tiếng kêu “Ông ơi, ông vớt tôi nao” nghe đau xót biết bao! Nhưng kẻ đã rơi vào cạm bẫy, còn ai vớt, ai cứu? Cuối cùng, cò hiểu ra đành phải chấp nhận số phận. Thật là cao cả thay, đến lúc sa cơ thất thế cò vẫn nhớ đến con tha thiết, còn sợ đứa con buồn lòng hơn chính mình buồn. Cò khẩn thiết van xin:

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Rõ ràng đó là tình thương vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái. Ngoài việc lo lắng miếng ăn, giấc ngủ cho con, còn bao trùm cả việc lo lắng con có danh dự, phẩm giá, cho được hơn người. Không để con vì mình mà tủi hổ với đời.

Con cò sắp thiệt thân mà vẫn không lo cho mình, chỉ sợ cò con đau lòng vì mình phải xáo bằng nước đục... Có bao nhiêu con cò con hiểu được nỗi lòng ấy của cò mẹ? Trong ngày rằm tháng bảy, mong sao những lời cầu nguyện cho cha mẹ không chỉ là những lời cầu nguyện chung chung. Lòng hiếu của chúng ta tuy không sánh được với ngài Mục-kiền-liên, nhưng ít ra chúng ta cũng phải thấu hiểu được tấm lòng cha mẹ!

III.

Phước thay cho những ai còn đầy đủ cha mẹ, còn có dịp bày tỏ lòng hiếu thảo ngay trong lúc cha mẹ đang tại thế. Thử hình dung sự vui sướng của các bậc sinh thành khi được con cái lo lắng, chăm sóc. Niềm vui sướng ấy thật hồn nhiên, mộc mạc đến nỗi có lắm người được con cho quà nhưng không chịu mở ra, cứ để nguyên mà nhìn ngắm mãi...

Bốn mùa xuân đứng đầu.

Trăm nết hiếu đứng đầu.

Chắc chắn chúng ta ai cũng đồng ý rằng lòng hiếu thảo đối với cha mẹ trong lúc đang còn sống bao giờ cũng đáng quý hơn là đợi đến khi cha mẹ qua đời. Nhưng thế nào là hiếu thảo với cha mẹ? Người xưa cho rằng muốn báo hiếu thì trước phải sinh con nối dõi tông đường, sau là phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay trong thâm tâm lại không vì những việc ấy, chỉ mong sao cho con mình được nên người hữu ích, được thành đạt hơn người. Người xưa nói: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng.” Cha mẹ chỉ mong con tạo được danh thơm tiếng tốt để lại cho đời, nên đây cũng là một cách báo hiếu của người làm con: sống thật tốt để mang đến niềm vui và danh dự cho cha mẹ. Những người làm con có thể dùng nhiều hình thức để báo đáp công ơn cha mẹ, nhưng không nên quên đi niềm mong ước đơn sơ này của các vị.

Đức Phật có dạy: “Cha mẹ không làm cho con cái buồn tủi, con cái không để cho cha mẹ phải chịu nhục.” Nghe qua có vẻ thật giản đơn, nhưng trong cuộc sống nếu chúng ta luôn biết nghĩ đến những điều này thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ bị lôi cuốn vào những việc xấu xa tội lỗi. Lòng hiếu thảo với cha mẹ theo cách này sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi cám dỗ trong đời sống. Và vì thế, chắc chắn là chúng ta sẽ có thể mang về những niềm vui trong sáng cho các vị, khiến các vị luôn hài lòng và hãnh diện vì đã sinh thành và nuôi dưỡng một đứa con ngoan.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.178.81 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...