Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 11: TỤNG KINH, NIỆM PHẬT, ĂN CHAY »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 11: TỤNG KINH, NIỆM PHẬT, ĂN CHAY

Donate

(Lượt xem: 22.864)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 11: TỤNG KINH, NIỆM PHẬT, ĂN CHAY

Font chữ:


1. Tụng kinh, niệm Phật, ăn chay có phải là bổn phận của người Phật tử hay không?

Tụng kinh, niệm Phật, ăn chay đúng là bổn phận căn bản của người Phật tử. Nếu chỉ thờ Phật, lạy Phật, và cúng dường Tam bảo thì chưa đủ. Phải thực hành tụng kinh, niệm Phật, ăn chay để tâm trí được sáng suốt, thanh tịnh, tỏ ngộ chân lý.

2. Vì sao chúng ta phải tụng kinh?

Chúng ta sống trong cõi mê mờ, lòng dục vọng không bao giờ ngừng nghỉ. Đức Phật vì thương xót chúng ta mà truyền dạy những lời vàng ngọc để phá tan sự mê mờ tội lỗi đó. Lời dạy của Phật được ghi chép lại, gọi là Kinh điển, để cho chúng ta đọc tụng hằng ngày. Tụng kinh nghĩa là đọc đi đọc lại lời Phật để ghi nhớ, và làm theo. Nhưng quan trọng nhất là phải thực hành, chứ không phải chỉ tụng đọc và rồi vẫn làm những điều xấu, thì không bao giờ giải thoát.

3. Trong kinh Pháp Cú có những câu Đức Phật dạy về việc tụng kinh, hãy cho thí dụ?

Trong kinh Pháp Cú có kệ rằng:

Nếu người nói nhiều kinh,

Không hành trì, phóng dật,

Như kẻ chăn bò người,

Không phần Sa môn hạnh.

(Phẩm Song Yếu, kệ số 19, Hòa thượng Minh Châu dịch Pali-Việt)

Dịch nghĩa:

Dù tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần lợi ích của Sa môn, khác nào người chăn bò thuê, lo đếm bò cho người.

(Hòa thượng Thiện Siêu dịch Hán-Việt)

Và:

Dầu nói ít kinh điển,

Nhưng hành pháp, tùy pháp,

Từ bỏ tham, sân, si,

Tỉnh giác, tâm giải thoát,

Không chấp thủ hai đời,

Dự phần Sa môn hạnh.

(Phẩm Song Yếu, kệ số 20, Hòa thượng Minh Châu dịch Pali-Việt)

Dịch nghĩa:

Tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham sân si, tâm hiền lành, thanh tịnh, giải thoát, xa bỏ thế dục, thì dù ở cõi này hay cõi khác, người kia vẫn hưởng phần lợi ích của sa-môn.

(Hòa thượng Thiện Siêu dịch Hán-Việt)

4. Chúng ta phải tụng những bộ kinh nào?

- Chúng ta tụng bộ kinh nào cũng được cả, vì đều có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí.

- Nhưng thông thường ta hay chọn những bộ kinh thích hợp cho mỗi trường hợp như sau:

– Cầu siêu: tụng kinh Di-đà, Địa Tạng, Vu Lan.

– Cầu an: tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư.

– Cầu tiêu tai, giải bệnh: tụng kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm.

– Sám hối: tụng Hồng Danh (danh hiệu chư Phật).

5. Vì sao phải niệm Phật?

Tâm chúng ta bị vô minh làm cho mê mờ, thì tiếng niệm Phật có công dụng làm cho những sự mê mờ tăm tối tan biến, phiền não lắng xuống, để hiện lên sự sáng suốt, chân chánh. Có như vậy, chúng ta mới sống tốt đẹp, và đạt đến sự giải thoát.

6. Chúng ta thường niệm danh hiệu vị Phật nào?

- Người Phật tử thường niệm danh hiệu Phật A-di-đà vì hạnh nguyện cầu được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng về Tây phương Cực Lạc. Niệm Phật Dược Sư cầu cho khỏi bệnh tật v.v...

- Tuy nhiên, có thể niệm danh hiệu vị Phật nào cũng được, vì tất cả chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt, thanh tịnh. Và tùy theo căn cơ, hoàn cảnh của mỗi người phù hợp với vị Phật nào thì niệm vị Phật ấy. Quan trọng là phải nhất tâm niệm cho đến khi thuần thục thì mới giải thoát được.

7. Trong Ngũ giới, có giới không sát sanh. Nếu Phật tử ăn chay được thì rất tốt. Vì sao chúng ta phải ăn chay?

- Vì lòng từ bi: chúng ta thương con vật vô tội bị đâm chém, chảy máu. Chúng cũng biết sợ hãi và đau đớn, thì không nên nhẫn tâm giết chúng. Đức Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật như nhau", nghĩa là người và vật đều có tri giác bình đẳng, chúng ta nên tôn trọng.

- Vì muốn tránh quả báo luân hồi: giết hại sinh mạng thì phải đền trả bằng sinh mạng, sẽ bị chết chóc, thương tật, đau yếu, chiến tranh tàn phá.

- Vì tốt cho sức khỏe: khoa học nghiên cứu thấy rằng trong thịt động vật có nhiều chất độc hại đối với sức khoẻ con người, còn rau cải thực vật thì thanh khiết, dễ tiêu, tránh được bệnh tật.

8. Trong trường hợp bắt buộc phải ăn mặn, chúng ta có thể dùng tam tịnh nhục do Phật chế ra. Vậy tam tịnh nhục là gì?

Tam tịnh nhục là ba thứ thịt mà chúng ta có thể ăn trong trường hợp bắt buộc. Đó là khi:

– Không nghe tiếng kêu la của con vật bị giết.

– Không nhìn thấy con vật bị giết.

– Không phải con vật bị giết là để thết đãi mình.

Gọi chung là "không nghe, không thấy, không nghi". Tuy nhiên, người Phật tử không nên dựa vào phép tam tịnh nhục này mà biện minh cho sự ăn mặn, nên cố gắng ăn chay thì tốt hơn.

9. Trọng tâm của giới không sát sanh là gì?

Trọng tâm của giới không sát sanh là nuôi dưỡng lòng từ bi. Lòng từ bi là cội nguồn của mọi sự an vui hạnh phúc. Người giữ giới không sát sanh thì mang lại sự an ổn, hạnh phúc cho mọi sinh mạng quanh mình, nên bản thân mình cũng được an ổn, hạnh phúc. Người phạm vào giới sát sanh là trực tiếp gây khổ đau cho chúng sanh, cũng là giết chết hạt giống từ bi trong tâm mình. Không có từ bi thì không thể có an vui, hạnh phúc, cho nên cũng không thể có sự giải thoát. Vì vậy, trọng tâm của giới không sát sanh là nuôi dưỡng lòng từ bi đối với muôn loài.

10. Phật tử tại gia còn ăn mặn, không tránh được việc giết các con vật, vậy làm thế nào để giữ giới không sát sanh?

Để giữ giới không sát sanh, Phật tử nên thực hành như sau:

- Tránh giết hại nếu không cần thiết. Thí dụ bắt bướm rứt cánh, bắt chuồn chuồn ngắt đuôi, hoặc bắn thằn lằn đang bò trên tường, giẫm con kiến đang bò dưới đất v.v... Những con vật đó không động chạm gì tới chúng ta, hãy để chúng sống yên lành. Hãy tập ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, với con bướm đang bay, con thằn lằn hiền lành, và thương cả nỗi khổ của con kiến phải bò kiếm từng hạt gạo bé xíu đem về tổ... Tập dần sự yêu thương như thế, ngày nào đó chúng ta sẽ tiến lên sự ăn chay không mấy khó khăn.

- Giảm bớt số lượng thịt cá trong mỗi bữa ăn, thay vào đó bằng các thức ăn chay như rau cải, củ quả, các loại đậu.... Tập quán tưởng, suy xét về bữa ăn của mình, thí dụ, nếu mỗi bữa chỉ ăn 1 con cá rô thôi, thì mỗi ngày là 2 con, nhân lên 30 ngày trong một tháng ta đã sát sanh đến 60 con cá.

BÀI 12: THIỂU DỤC TRI TÚC

1. Thế nào là thiểu dục tri túc?

Thiểu là ít; dục là ham muốn; tri là biết; túc là đủ; thiểu dục tri túc là ít ham muốn và biết đủ.

- Trong cuộc sống hằng ngày, ta ít mong muốn danh lợi, tình cảm, và biết hạn chế những nhu cầu, quyền lợi cá nhân. Đó gọi là thiểu dục tri túc.

- Hoàn cảnh nào cũng sống được, có bao nhiêu xài bấy nhiêu, tiết kiệm, giản dị, không đua đòi cho thêm khổ sở. Đó cũng gọi là thiểu dục tri túc.

2. Người đời thường ham muốn những gì?

Người đời thường ham muốn 5 món gọi là ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy. (Ôn lại câu số 7, Bài 6)

3. Lợi ích của hạnh thiểu dục tri túc?

Có 3 lợi ích:

a. Đối với bản thân: cảm thấy an lạc, không lo lắng, thất vọng, không phạm giới, tổn phước.

b. Đối với người xung quanh: không xâm phạm quyền lợi người khác, xây dựng được tình thân ái, cuộc sống hòa bình.

c. Đối với môi trường tự nhiên: không tàn phá, không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn được hệ sinh thái cân bằng.

4. Hạnh thiểu dục tri túc có làm cho con người kém ý chí phấn đấu, xã hội chậm phát triển hay không?

Không! Hạnh thiểu dục tri túc chỉ nhằm ngăn ngừa tánh tham lam vô độ của con người, càng tham lam càng gây nhiều tội lỗi, làm cho xã hội thêm rối loạn. Có thiểu dục tri túc thì con người bớt đuổi bắt danh lợi phù du, quay về với những đức tính tốt, giúp cho xã hội tiến hóa lành mạnh hơn.

Cần tránh thái độ cực đoan là lười biếng, trì trệ, rồi cho rằng đó là thiểu dục tri túc. Phật không khuyến khích thái độ đó. Phật khuyên con người cần phấn đấu, nhưng phấn đấu trong sự thương yêu, nhường nhịn người khác, không chiếm đoạt, thù hằn. Như vậy vật chất có ít ỏi hơn đôi chút nhưng vẫn thấy vui vẻ. Sự quân bình về vật chất và tinh thần mới thật sự giúp con người hạnh phúc.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.54.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...