Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 20: TỊNH ĐỘ »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 20: TỊNH ĐỘ

Donate

(Lượt xem: 5.065)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 20: TỊNH ĐỘ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Định nghĩa Tịnh độ là gì?

Tịnh là trong sạch, thanh tịnh; độ là xứ sở, quốc độ; Tịnh độ là thế giới trong sạch, an vui của Đức Phật A-di-đà. Nơi đó toàn vàng bạc, châu báu làm nên đường sá, đền đài, cung điện. Hoa thơm cỏ lạ đủ màu sắc, hương thơm. Chim chóc toàn thứ quý báu, ngày đêm hót những bài pháp vi diệu. Nhạc thiêng khiến ai nghe đến cũng sanh lòng hoan hỷ. Không bao giờ có bóng tối vì hào quang của Phật luôn phát ra sáng ngời. Chúng sanh ở đây đều tinh tấn tu hành, dễ thành chánh quả, không vướng bận buồn khổ như thế gian.

2. Điều kiện nào để vãng sanh về Tịnh độ?

Phải có đủ 3 điều kiện: Tín, Nguyện và Hành.

- Tín: là lòng tin chắc chắn.

– Tin có Đức Phật A-di-đà, tin có thế giới Tịnh độ (Cực lạc) để chúng sanh hết khổ.

– Tin giáo pháp của Phật nói ra (trong kinh A-di-đà) là đúng đắn, cứ nhất tâm niệm Phật thì sẽ thành công.

– Tin vào bản thân mình “là Phật sẽ thành”, nhất tâm niệm Phật chắc chắn sẽ được vãng sanh.

- Nguyện: là lập chí nguyện vững vàng quyết về Tịnh độ, dù gặp trở ngại cũng không thối chuyển. Không có chí nguyện lớn lao sẽ không thành tựu việc gì cả.

- Hành: là sự thực hành theo đúng chí nguyện. Luôn luôn trì niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, không phút giây nào xao lãng.

3. Pháp môn niệm Phật có dễ tu hay không?

Đạo Phật có muôn ngàn pháp môn, nhưng pháp môn niệm Phật là phép tu dễ dàng nhất trong thời đại ngày nay. Bởi nó phù hợp với đủ mọi căn cơ của chúng sanh, từ thấp tới cao, từ trí thức tới bình dân, từ giàu tới nghèo... đều áp dụng được. Đặc biệt là những người bận rộn, có thể vừa làm công việc, vừa niệm Phật.

4. Có bốn pháp niệm Phật, nhưng pháp nào thông dụng nhất?

Bốn pháp niệm Phật là:

- Trì danh niệm Phật
- Tham cứu niệm Phật
- Quán tưởng niệm Phật
- Thật tướng niệm Phật

Trong đó pháp Trì danh niệm Phật là thông dụng nhất. Trì danh niệm Phật là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm “Nam mô A-di-đà Phật” khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống. Niệm từ lúc mới thức dậy cho đến buổi tối, không lúc nào ngưng. Tiếng niệm có thể phát ra miệng hoặc chỉ niệm thầm trong tâm.

5. Sự quan trọng của việc niệm Phật trong lúc lâm chung?

Gần lâm chung, đừng luyến tiếc của cải, con cháu, mà nên buông bỏ để giải thoát. Cận tử nghiệp (nghiệp hiện ra vào lúc sắp chết) có mãnh lực rất lớn trong sự đầu thai, nếu tham luyến trần duyên thì sẽ luân hồi trở lại. Vì thế, lúc lâm chung, gia đình, con cháu không nên khóc lóc nhiều, làm rối loạn tâm thần người sắp chết, mà nên đứng xung quanh niệm Phật rõ tiếng cho người chết nương theo mà nhất tâm hướng về Tịnh độ, sẽ được vãng sanh.

6. Lợi ích của pháp niệm Phật trong đời sống hiện tại?

Không những đời sau được vãng sinh về nơi Cực Lạc mà ngay trong hiện tại chúng ta cũng có những lợi ích như:

- Niệm Phật trừ được niệm chúng sinh: Niệm chúng sinh là nhớ nghĩ đến những điều xấu xa như tham, giận, kiêu căng... Nếu lo niệm Phật, thì tâm trí đâu còn nhớ nghĩ đến những niệm xấu đó nữa, thân và khẩu đâu gây nghiệp xấu.

- Niệm Phật trừ được tâm buồn phiền: Trong những lúc buồn phiền, đau khổ, như gặp cảnh con cái biệt ly, vợ chồng xa cách, nhà cửa tiêu tan... nếu ta niệm Phật thì nỗi đau khổ sẽ vơi bớt hoặc tan biến. Vì ta nghĩ đến Phật A-di-đà thì không còn bận tâm đến nỗi niềm riêng nữa.

7. Chư Phật vô số, vì sao chỉ niệm riêng Phật A-di-đà? Cảnh Phật ở khắp nơi, tại sao không niệm về các phương đông, nam, bắc mà chỉ cầu về Tây phương Cực lạc?

Tất cả chư Phật đều đồng một thể tánh sáng suốt. Niệm một Phật là niệm tất cả Phật. Và phương nào có Phật cũng đều là Cực lạc. Nhưng sở dĩ ta niệm danh hiệu Phật A-di-đà và cầu về Tây phương bởi các lý do:

- Nhờ chính kim khẩu Đức Phật Thích-ca truyền dạy mà chúng ta biết chắc chắn hơn cả. Và đến một nơi mà ta đã có ý niệm thì cũng chắc chắn hơn đến một nơi mà ta còn lờ mờ chưa hiểu.

- Đức Phật A-di-đà đã có lời đại nguyện từ khi còn chưa thành Phật, là sẽ tiếp độ bất cứ chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài để cầu mong được sanh về cõi Phật của Ngài. Nhờ nguyện lực lớn lao của Ngài mà sự tu tập của chúng ta được dễ thành tựu.

- Nếu chuyên nhất tưởng niệm một Đức Phật, một cảnh giới thì dễ nhất tâm hơn là nhớ nghĩ nhiều danh hiệu, nhiều cảnh giới, sinh ra tán loạn.

8. Giải nghĩa danh hiệu A-di-đà?

A-di-đà có nghĩa là Vô lượng thọ và Vô lượng quang.

– Vô lượng thọ là tuổi sống lâu không tính được số lượng.
– Vô lượng quang là Phật có hào quang sáng suốt khôn lường.

9. Hãy trình bày lược sử Đức Phật A-di-đà và 48 đại nguyện?

Có nhiều kinh nói về Phật A-di-đà, nhưng chúng ta chỉ học lược sử do Phật Thích-ca giảng nói trong kinh Đại A-di-đà như sau:

“Trong nhiều kiếp trước, Phật A-di-đà là Thái tử Kiều-thi-ca, con của đức vua trị vì nước Diệu Hỷ. Kiếp ấy có đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều-thi-ca bỏ ngôi thái tử, theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, được đặt tên là Pháp Tạng tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng quỳ trước Phật Thế Tự Tại phát 48 lời đại nguyện, độ khắp tất cả chúng sanh. Khi Ngài Pháp Tạng thành Phật, có danh hiệu là A-di-đà, ở một thế giới vô cùng trang nghiêm, quý báu, là thế giới Tây phương Cực lạc.”

Đối với người tu Tịnh độ thì đại nguyện quan trọng nhất của Đức Phật A-di-đà là đại nguyện thứ 29 trong số 48 đại nguyện của Ngài, nói rằng: “Lúc ta thành Phật, chúng sanh trong mười phương nếu chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước ta, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thì ta không ở ngôi Chánh giác (trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp).”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.195.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...