Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BỔ SUNG BÀI LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT »»

Đố vui Phật pháp
»» BỔ SUNG BÀI LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT

Donate

(Lượt xem: 9.302)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BỔ SUNG BÀI LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT

Font chữ:

1. Hiện nay ta dùng Phật lịch theo sự thống nhất của Phật giáo thế giới như sau:

Ÿ Năm Phật ra đời: 624 trước Công nguyên

Ÿ Năm Phật nhập Niết-bàn: 544 trước Công nguyên (80 tuổi)

Ÿ Năm Phật lịch được tính từ năm Phật nhập Niết-bàn. Thí dụ, năm dương lịch 2008 tương đương với Phật lịch: 544 + 2008 = 2552

Vậy ta gọi năm 2008 là Phật lịch 2552.

2. Các niên đại quan trọng trong đời Đức Phật:

Ÿ Theo Nam Tông: Ÿ Theo Bắc Tông

16 tuổi cưới vợ 16 tuổi cưới vợ

13 năm chung sống 19 tuổi xuất gia

29 tuổi xuất gia 5 năm tìm đạo

6 năm khổ hạnh 6 năm khổ hạnh

35 tuổi thành đạo 30 tuổi thành đạo

45 năm thuyết pháp 49 năm thuyết pháp

80 tuổi nhập Niết-bàn 80 tuổi nhập Niết-bàn

3. Tên họ, dòng dõi:

– Thái tử tên Siddhattha (Sĩ-đạt-ta, hay Tất-đạt-đa), nghĩa chữ Hán là Nhất thiết nghĩa thành (người thành tựu tất cả ước muốn).

– Họ là Gotama (Cồ-đàm, hay Kiều-đạt-ma).

– Thuộc chủng tộc Sakya (Thích-ca), là một dòng họ lớn ở Ấn Độ thời cổ.

– Khi thành Phật gọi là Buddha Sakyamuni (Phật Thích-ca Mâu-ni). Buddha Phiên âm Hán Việt là Phật, có nghĩa là Bậc giác ngộ, tiếng Việt phiên âm là Bụt.

– Thái tử sinh ra trong giai cấp Sát-đế-lợi.

Ấn Độ lúc bấy giờ có 4 giai cấp chính:

Ÿ Bà-la-môn (Brahman): tu sĩ, chăm sóc phần linh hồn cho con người, nên chiếm đặc quyền đặc lợi rất nhiều.

Ÿ Sát-đế-lợi (Ksatriya): quý tộc, vua chúa, cai trị đất nước.

Ÿ Vệ-xá (Vaisya): công nông thương, sản xuất.

Ÿ Thủ-đà-la (Sudra): nô lệ, hạ tiện, chịu nhiều bất công, bị khinh miệt, đàn áp.

I. THỜI THƠ ẤU:

Ÿ Hoàng hậu Maya chiêm bao thấy con voi trắng 6 ngà chui vào hông phải của bà, sau đó bà thọ thai Thái tử.

Ÿ Trên đường về nhà cha mẹ để sinh nở, Hoàng hậu đã ghé vườn Lam-tỳ-ni (Lumbini) nghỉ mệt, rồi hạ sinh Thái tử dưới gốc cây vô ưu. Lúc đó nhạc trời nổi lên, hoa rơi tuyệt đẹp, có chín con rồng phun nước tắm cho ngài, chư thiên đón mừng vị Bồ Tát ra đời. Thái tử bước 7 bước trên 7 đoá hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Đó là ngày 15 tháng 4 âm lịch.

Ÿ Đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) làm lễ đặt tên cho Thái tử rất long trọng. Đạo sĩ A-tư-đà (Asita) là một nhà hiền triết từ núi rừng sâu thẳm cũng đến dự lễ, và ông đã khóc ngay khi vừa trông thấy Thái tử. Lý do là ông tiếc cho mình sẽ không còn sống lâu để được học hỏi với Thái tử. Ông tiên đoán Thái tử lớn lên sẽ trở thành một vị Chuyển luân thánh vương (vua của cả thế giới) hoặc một vị Phật.

Ÿ Hoàng hậu Maya từ trần 7 ngày sau khi sinh Thái tử, và sanh ngay lên cõi trời Đao-lợi. Em ruột Hoàng hậu là bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Maha Pajapati Gotami), thường gọi là bà Gotami, đã dưỡng nuôi Thái tử như con ruột. Bà Gotami lên ngôi Hoàng hậu, sinh ra Nan-đà (Nanda) sau này cũng theo Phật xuất gia.

II. THỜI THANH NIÊN:

Ÿ Thái tử từ nhỏ đã học hành rất giỏi, tinh thông cả 4 bộ Vệ-đà (cổ thư Ấn Độ) và các môn võ thuật, văn chương, công kỹ nghệ, luận lý v.v... Chàng lại có một trái tim nhân hậu, thương yêu mọi người, mọi vật chung quanh. Nhưng lúc nào gương mặt chàng cũng phảng phất nét u buồn trầm mặc. Ngay hồi 9 tuổi, khi theo vua cha ra đồng xem lễ hạ điền, trong lúc thiên hạ đua chen vui cùng lễ hội thì Thái tử lại tách ra ngồi một mình thiền định dưới gốc cây, vì cảm nhận sâu sắc cảnh tương tàn giữa người và vật để kiếm miếng ăn, đó là “sanh khổ”, một trong những tiền đề cho bài thuyết giáo Tứ diệu đế nổi tiếng sau này. (Thái tử trông thấy cảnh người nông phu mồ hôi ướt đẫm áo, và lưỡi cày lật lên để lộ những con trùn oằn oại, cạnh đó là lũ chim sà xuống mổ trùn, không ngờ sau lưng chim lại là người cầm cung tên rình bắn!)

Ÿ Vua Tịnh Phạn rất lo âu khi Thái tử có những biểu hiện như thế, sợ chàng sẽ đi tu đúng như lời tiên tri của A-tư-đà. Vì vậy, vua đã cưới vợ cho Thái tử khi 16 tuổi, là công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), con một vị vua lân quốc.

Ÿ Suốt 13 năm đôi vợ chồng trẻ sống trong cung vàng điện ngọc, sinh đứa con trai là La-hầu-la (Rahula), hưởng mọi lạc thú trần gian, do vua Tịnh Phạn cố tình làm cho Thái tử quên đi chuyện xuất gia. Vua còn xây cất 3 cung điện tuyệt đẹp dành cho mùa đông, mùa hè, mùa mưa, và ra lệnh tất cả mọi người không được cho Thái tử trông thấy những cảnh khổ não cuộc đời.

Ÿ Nhưng Thái tử đã lén đi ra bốn cửa thành. Một ngày, chàng trông thấy một người già yếu thật tội nghiệp (lão khổ). Ngày hôm sau, chàng thấy một người bệnh oằn oại đau đớn (bệnh khổ). Hôm sau nữa, chàng thấy một đám tang khiêng tử thi đi chôn, than khóc thảm thiết (tử khổ). Và hôm khác, chàng thấy một vị sa-môn bước đi với dáng ung dung, thanh thản. Từ đó ý nguyện đi tu càng nung nấu trong lòng.

Ÿ Nhưng khi Thái tử bày tỏ cùng vua cha thì bị vua ngăn cản. Thái tử nói: “Nếu phụ vương giải đáp được cho con bốn câu hỏi thì con sẽ không rời khỏi hoàng cung.

– Thứ nhất, làm sao cho con trẻ mãi không già?

– Thứ hai, làm sao cho con khoẻ hoài không bệnh?

– Thứ ba, làm sao cho con sống hoài không chết?

– Cuối cùng, làm sao cho mọi người hết khổ?”

Dĩ nhiên là vua Tịnh Phạn không giải đáp nổi. Và Thái tử quyết chí ra đi.

III. XUẤT GIA, TÌM ĐẠO:

Ÿ Đêm mùng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cưỡi con ngựa Kiền-trắc (Kanthara) cùng với người hầu tên Xa-nặc (Channa) vượt sông Anoma. Thái tử cắt tóc, trao y phục và mọi thứ trang sức cho Xa-nặc mang về. Từ đây chàng từ bỏ địa vị vương giả, trở thành sa-môn Gotama đầu trần chân đất đi tìm con đường cứu khổ cho chúng sanh.

Ÿ Sa môn Gotama cất bước về phương nam. Đầu tiên Ngài thọ giáo với đạo sĩ Kalama gần thành Tỳ-xá-ly (Vesali). Nhưng chẳng bao lâu Ngài đã học hết đạo lý của thầy mà vẫn chưa thấy con đường giải thoát. Ngài bèn rời đi để tiếp tục tầm sư học đạo.

Ÿ Ngài đến thành Vương-xá (Rajagaha), thuộc nước Ma-kiệt-đà (Magadha) của vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara). Vua biết Ngài dòng dõi hoàng tộc nên rất khâm phục, xin Ngài ở lại để chia nửa giang san. Ngài từ chối, chỉ nhận lời thỉnh cầu của vua là sau này nếu đắc đạo sẽ quay về hóa độ cho vua.

Ÿ Ngài thọ giáo với sư tổ Rama, sư tổ có ý nhường ngôi vị lãnh đạo giáo đoàn cho Ngài, nhưng Ngài lại từ chối, và tiếp tục đi tìm con đường giải thoát.

Ÿ Ngài tiến về hướng tây nam, vào rừng Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela) tu theo các giáo phái khổ hạnh. Các đạo sĩ này quan niệm rằng thân xác là cội nguồn tội lỗi, nên phải hành hạ nó, rồi sẽ chứng đắc thần thông. Sa-môn Gotama là người tu khổ hạnh hơn tất cả mọi người, có khi Ngài chỉ ăn một hạt mè trong suốt một ngày đêm, thân xác còm cõi, suy nhược.

Ÿ Và Ngài đã ngã gục bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Niranjara). Cô thôn nữ Du-già-ta (Sujata) đi ngang, bèn dâng cho Ngài bát sữa. Tỉnh dậy, Ngài nhận ra rằng lối tu khổ hạnh chỉ làm con người kiệt quệ về thân xác lẫn trí tuệ, không thể đạt tới cứu cánh giải thoát. Ngài bèn xuống sông tắm gội sạch sẽ, ăn uống đầy đủ, và trải cỏ dưới gốc cây tất-bát-la (pippala), ngồi thiền định, thề rằng nếu không đắc đạo thì xin bỏ xác tại đây. Sau này cây tất bát la được gọi là cây bồ-đề (bodhiduma), ý chỉ sự giác ngộ của Đức Phật. (Bồ-đề - Bodhi - có nghĩa là giác ngộ)

IV. THÀNH ĐẠO, HOẰNG PHÁP:

Ÿ Trong 49 ngày đêm thiền định, Ngài bị vô vàn ma vương quấy phá, nào quỷ Tham, quỷ Sân, quỷ Si, quỷ Ích kỷ, Hoài nghi, Dục tình, quỷ luyến ái vợ con hiện ra thành nàng Da-du-đà-la v.v... Rồi mưa gió, sấm sét, hầu làm cho Sa môn Gotama sợ hãi. Nhưng Ngài đã phóng ra hào quang đẩy lui tất cả. Cuối cùng Ngài chứng đắc quả vị Phật vào đêm mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Ÿ Đức Phật chứng đắc Tam minh, gồm có:

1. Túc mạng minh: thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của mình và chúng sinh

2. Thiên nhãn minh: thấy rõ con đường thọ nghiệp của chúng sinh sẽ đi về đâu.

3. Lậu tận minh: thấy rõ nguyên nhân đưa đến sanh tử, biết đoạn trừ mọi ô nhiễm, phiền não.

Ÿ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni an trú trong niềm vui của giải thoát, không định thuyết pháp vì nghĩ rằng những gì Ngài chứng đắc quá cao siêu mầu nhiệm so với sự hiểu biết của chúng sanh. Phạm Thiên (Brahman) lo sợ thế gian sẽ bị hủy hoại nếu không nghe được giáo pháp của Phật, nên hết lòng khuyến thỉnh Phật 3 lần, xin Phật thuyết giảng.

Ÿ HÀNH TRÌNH HOẰNG PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT:

1. Phật trở về vườn Lộc Uyển.

Đây là nơi Phật đã từng tu khổ hạnh, tìm năm anh em Kiều-trần-như (Kondanna). Năm vị này trước kia là hầu cận trong hoàng gia, được vua Tịnh Phạn sai đi theo Thái tử Tất-đạt-đa, vừa tu chung vừa bảo vệ Ngài. Nhưng khi thấy Thái tử uống bát sữa của nàng Sujata, họ cho rằng Ngài đã mất ý chí tu hành, bèn giận dỗi bỏ đi. Khi Phật thành đạo, Ngài hóa độ năm anh em này trước tiên, Chuyển pháp luân lần đầu tiên với giáo pháp Tứ diệu đế, nêu rõ hai cực đoan cần tránh là tham đắm dục lạc và khổ hạnh, chỉ rõ Bát chánh đạo là con đường tối thắng. Ngôi Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện giữa thế gian, gồm đủ Phật (Thích-ca), Pháp (Tứ diệu đế) và Tăng (5 anh em Kiều-trần-như).

2. Hóa độ chàng thanh niên Da-xá (Yasa) và 54 người bạn, ở thành Ba-la-nại (Benares).

Da-xá là một thanh niên giàu có, ham ăn chơi, một hôm bỗng nhận ra nét xấu xí của những cô gái đang nằm ngủ ngổn ngang bên mình, bèn chạy ra ngoài la lên “Chán quá! Chán quá!”. Lúc ấy Đức Phật đi tới, Da-xá liền xuất gia theo Phật, dẫn luôn 54 người bạn cùng xuất gia. 55 tỳ kheo này cộng với 5 anh em Kiều-trần-như họp thành Giáo hội 60 người vững mạnh. Phật dạy mỗi người nên đi về một hướng để hóa độ chúng sanh. Cha mẹ của Da-xá xin quy y, là hai vị ưu-bà tắc (cư sĩ nam) và ưu-bà-di (cư sĩ nữ) đầu tiên của Phật giáo.

3. Hóa độ 30 thanh niên quý tộc tại Ba-la-nại.

Những chàng trai này cũng là con nhà giàu, ham ăn chơi. Một hôm, họ chạy tìm một cô gái lấy cắp đồ trang sức của họ, nửa đường gặp Phật. Đưc Phật hỏi: “Tại sao các ngươi lại bỏ công đi tìm một người phụ nữ mà không tìm lại chính bản thân mình?” Nghe câu hỏi ấy, cả 30 người đồng loạt giác ngộ, theo Phật xuất gia.

4. Hóa độ ba anh em Ca-diếp (Kassapa) thờ thần lửa tại rừng Ưu-lâu-tần-loa.

Ba anh em Ca-diếp tu theo ngoại đạo khổ hạnh, thờ thần lửa, thông suốt các khoa thần học, văn chương, triết học, vũ trụ luận. Nhưng họ bị một con rồng quấy phá chỗ ở, Đức Phật đã dùng thần thông hàng phục rồng, khiến họ khâm phục và quy y. Cả ba dẫn theo 1.000 đệ tử, làm cho Giáo đoàn Đức Phật hùng mạnh kể từ đây.

5. Hóa độ vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara), được cúng dường tinh xá Trúc Lâm.

Đức Phật dẫn Tăng đoàn đông đảo hướng về thành Vương-xá, nước Ma-kiệt-đà, là nơi trù phú, cũng là để thực hiện lời hứa giáo hóa cho vua Tần-bà-sa-la. Vua cúng dường Đức Phật khu vườn rất đẹp, còn xây dựng một tinh xá trong đó cho tăng đoàn an trú, gọi là tinh xá Trúc Lâm (Veluvana), là cơ sở tự viện quy mô đầu tiên ở phía nam sông Hằng. Sau này Đức Phật và Tăng đoàn an trú tại đây rất nhiều năm để thuyết giảng cho chúng sanh. Đức Phật đã nhập hạ mùa thứ hai tại Trúc Lâm (mùa thứ nhất tại vườn Lộc Uyển).

6. Hóa độ Xá-lợi-phất (Sariputa) và Mục-kiền-liên (Moggalana) tại Vương-xá.

Hai vị này là đôi bạn thân con nhà giàu có, kiến thức uyên thâm, cùng rủ nhau đi tu. Nhưng hai vị không thoả mãn với các vị thầy ngoại đạo, bèn chia nhau đi tầm sư nơi khác. Xá-lợi-phất tình cờ gặp Trưởng lão Át-bệ (Assaji) là đệ tử của Thế Tôn, được trưởng lão hóa độ chỉ bằng một bài kệ liền chứng quả Tu-đà-hoàn. Xá-lợi-phất bèn trở về tìm Mục-kiền-liên và đọc cho bạn nghe bài kệ, Mục-kiền-liên cũng chứng quả như bạn. Cả hai tìm đến xuất gia với Phật, và chỉ trong một tuần Xá-lợi-phất đắc quả A-la-hán, trở thành vị đệ tử trí tuệ đệ nhất, còn Mục-kiền-liên thì thêm tuần nữa cũng đắc quả tương tự, trở thành đệ nhất thần thông trong Tăng đoàn.

7. Hóa độ Ma-ha Ca-diếp (Maha Kassapa) nước Ma-kiệt-đà).

Ma-ha Ca-diếp là con nhà giàu có, thông minh, trí tuệ, nhưng lại gờm nhớm ái tình, chí nguyện xuất gia. Cha mẹ Ngài bắt cưới vợ, may sao gặp cô gái cũng có tâm nguyện như Ngài. Họ cùng giữ giới trong sạch, chờ khi cha mẹ qua đời thì cùng đi xuất gia với Phật. Ma-ha Ca-diếp là đệ nhất khổ hạnh, được Phật truyền y bát trở thành vị tổ thứ nhất của Thiền tông. Sau này Ngài chủ toạ buổi lễ hỏa táng thân Phật và chủ tọa đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất tại thành Vương-xá.

8. Hóa độ vua Tịnh Phạn và các anh em họ tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu).

Đức Phật về thăm quê hương, gặp lại vua cha, thuyết giảng cho vua nghe, đồng thời hóa độ các anh em họ như Nan-đà (Nanda), A-nan (Ananda), Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), A-nậu-lâu-đà (Anuruddha, thường đọc là A-na-luật), và cả con trai là La-hầu-la (Rahula), người thợ hớt tóc Ưu-ba-li (Upali), tất cả cùng xuất gia theo Phật.

Riêng bà di mẫu Gotami, công chúa Da-du-đà-la và cung tần mỹ nữ đều quy y trở thành cư sĩ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Kinh Di giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.85.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...