Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 31: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 31: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Donate

(Lượt xem: 4.058)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 31: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Font chữ:

(Thời nhà Lý)

1. Tổng quát Phật giáo thời nhà Lý (1010- 1225)

Ÿ Nếu ở Trung Hoa Phật giáo thịnh hành nhất vào thời nhà Đường, thì ở Việt Nam có thể nói Phật giáo thịnh hành nhất vào thời nhà Lý.

Ÿ Trong hơn 200 năm, Phật giáo giữ địa vị độc tôn về mọi phương diện: đạo đức, văn học, chính trị, ngoại giao. Bởi các tăng sĩ thời ấy đều uyên bác, đạo đức, tận tụy nhập thế cứu đời. Các Ngài đã chứng minh rằng Phật giáo không phải yếm thế, mà rất tích cực góp phần dựng nước và cứu nước. Riêng 8 đời vua nhà Lý đều sùng đạo, nhiều vị xuất gia, đắc đạo.

Ÿ Phật giáo thời Lý có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị. Các tăng sĩ tham gia chính sự nhưng không dính vào chính quyền, chỉ đóng vai trò cố vấn rồi lui về tu hành. Sở dĩ như thế vì tăng sĩ có ý thức quốc gia, muốn xây dựng một nền văn hóa độc lập sau hàng ngàn năm bị đô hộ. Đồng thời là lòng thương dân, muốn góp tay đem lại đời sống ấm no thịnh trị cho dân.Và Phật giáo cũng không chấp vào thuyết trung quân như các nhà nho, hễ có vị vua anh minh là các tăng sĩ theo phò tá, không kể đó là triều đại nào. Ngược lại, các vua cũng thích dùng tăng sĩ vì họ không bao giờ có ý tranh ngôi, và vua đang rất cần đội ngũ trí thức để xây dựng đất nước sau nhiều năm chiến tranh.

Ÿ Về văn hóa, Phật giáo đóng góp rất lớn. Các thiền sư có ý thức độc lập quốc gia thể hiện qua việc cố vấn cho vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, đào tạo đội ngũ trí thức dung hòa Nho-Lão-Phật, xây thiền thất trong cung vua, mở trường dạy học cho dân, lập Văn Miếu. Đặc biệt là việc sáng tác thơ ca, mỹ thuật, để lại mấy trăm ngôi chùa và hàng ngàn tượng Phật giá trị, cũng như nhiều bài thơ nổi tiếng (Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư, Thị tịch của Vạn Hạnh thiền sư...)

Ÿ Về tổ chức Giáo hội: Chế độ Tăng thống có từ thời nhà Đinh vẫn được áp dụng. Người xuất gia rất đông, có năm lên đến 1.000 người, vua Lý Cao Tông phải khảo hạch và sa thải bớt những kẻ thiếu đạo hạnh. Vua Lý Thái Tổ cho người sang nhà Tống thỉnh Đại tạng kinh 3 lần, và cho in thêm, có lẽ nghề in khắc gỗ bắt đầu có từ lúc này. Trong dân chúng ít dần những hình thức mê tín dị đoan, vì các vua Lý đều có học Phật đàng hoàng, không rơi vào tín ngưỡng mơ hồ.

2. Phật giáo thời Lý Thái Tổ (1010- 1028)

Ÿ Vua Lý Thái Tổ: vốn là một Phật tử thuần thành, tên Lý Công Uẩn, con nuôi sư Lý Khánh Vân, thọ giáo với Vạn Hạnh thiền sư, cho nên khi lên ngôi Ngài hết sức phát triển Phật giáo. Ngài dựng rất nhiều chùa, và sai sứ sang Trung Quốc thỉnh kinh. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất của Phật giáo Việt Nam.

Ÿ Vạn Hạnh thiền sư: Từ nhỏ Ngài đã thông minh xuất chúng, ngay thời vua Lê Đại Hành cũng đã vời Ngài vào triều hỏi việc nước. Ngài thị tịch để lại bài kệ nổi tiếng như sau:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Thân như làn chớp thoáng qua nhanh,

Xuân lá hoa xanh, thu lìa cành.

Dù thịnh dù suy, lòng chẳng sợ,

Thịnh suy: sương đọng ngọn cỏ xanh!)

Nguyên Minh dịch

3. Phật giáo thời Lý Thái Tông (1028- 1054):

Vua Lý Thái Tông cũng là người sùng đạo, cho xây chùa, miễn thuế cho dân. Năm 1034, chính nhà Tống tự ban Đại Tạng kinh và sai sứ thỉnh qua nước ta. Hành động này đã gây một ảnh hưởng rất lớn cho Phật giáo càng phát triển tốt đẹp.

Năm 1049 vua cho xây chùa Diên Hựu ở Thăng Long, nay là chùa Một Cột (Hà Nội). Vua nhận mình là đệ tử của Thiền Lão thiền sư và được truyền tâm pháp, thành người thứ 7 của phái Vô Ngôn Thông.

Ÿ Thiền Lão thiền sư: Danh tiếng lừng lẫy, có hơn nghìn học trò theo học. Một hôm vua Lý Thái Tông ghé thăm, hỏi: “Hòa thượng tới chùa này được bao lâu?” Ngài đọc hai câu thơ:

Đản tri kim nhật nguyệt,

Thùy thức cựu xuân thu?

(Sống ngày nay biết ngày nay,

Còn xuân thu trước ai hay làm gì?)

Nguyễn Lang dịch

Vua lại hỏi: “Ngày thường Hòa thượng làm gì?” Ngài đáp: Thúy trúc huỳnh hoa phi ngoại cảnh,

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

(Trúc biếc, hoa vàng đâu cảnh khác,

Trăng trong, mây bạc hiện toàn chân.)

Nguyễn Lang dịch

Ÿ Huệ Linh thiền sư: tướng mạo khôi ngô, ăn nói lưu loát, từ nhỏ đã giỏi Nho học lẫn Phật học. Ngài đi hoằng hóa khắp nơi, và mỗi lần nhập định đến 5, 7 ngày, dân chúng tôn là “Phật sống”. Cả vua Lý Thái Tông đến vua Lý Thánh Tông đều phong chức cho Ngài rất cao.

4. Phật giáo thời Lý Thánh Tông (1054- 1072)

Vua Thánh Tông lên ngôi, đổi quốc hiệu là Đại Việt, rất sùng mộ đạo Phật, cho xây chùa tháp và đúc quả chuông đồng nặng 12.000 cân tại làng Bảo Thiên, đến nay vẫn còn.

Vua được Ngài Thảo Đường truyền tâm pháp làm đệ tử đầu tiên. Phái Thảo Đường được thành lập, mở ra dòng thiền thứ 3 của Phật giáo Việt Nam.

Ÿ Phái Thảo Đường: Năm 1069 vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, bắt được nhiều tù binh, ban cho các quan làm người hầu hạ. Một hôm, vị Tăng lục trong triều đi vắng, khi về thấy bản “ngữ lục” của mình bị sửa lại, liền đem tâu vua. Điều tra mới biết, người tù binh dám sửa bản ngữ lục ấy chính là một thiền sư Trung Hoa, tên là Thảo Đường, qua Chiêm Thành rồi bị bắt khi loạn lạc. Vua liền sắc phong Ngài làm Quốc sư, đệ tử theo học rất đông, và mở ra phái thiền Thảo Đường.

Ÿ Đặc điểm thiền phái Thảo Đường:

– Dung hợp Phật-Nho, đang là xu hướng của Phật giáo nhà Tống bên Trung Hoa.

– Trọng giới trí thức. Bởi cư sĩ đa số là vua, quan, nên phát triển Phật giáo trong trí thức nhiều hơn quần chúng bình dân. Tuy nhiên, vì không cắm rễ được trong quần chúng và không tạo được sinh hoạt tăng viện nên phái thiền này mau chóng tàn lụi.

– Để lại một kho tàng thi ca phong phú.

5. Phật giáo thời Lý Nhân Tông (1072- 1127)

Ÿ Vua Lý Nhân Tông: lên ngôi lúc nhỏ tuổi nhưng thông tuệ, sùng đạo. Hoàng hậu cũng là Phật tử, lập hơn 100 ngôi chùa. Nhiều vị danh tăng đã trước thuật nhiều sách vở làm vẻ vang cho Phật giáo nước nhà như Viên Chiếu thiền sư, Ngộ An thiền sư...

Ÿ Viên Chiếu thiền sư: Ngài thuộc dòng dõi hoàng tộc nhưng lại đi tu, dạy đệ tử rất đông, soạn quyển Dược sư thập nhị văn bàn về 12 điều đại nguyện trong kinh Dược Sư. Vua Lý Nhân Tông đưa sách này sang dâng nhà Tống. Vua Tống đưa cho các đại tăng Trung Hoa xem, có chỗ nào cần sửa thì sửa. Các vị đại tăng xem xong thán phục, không dám sửa chữ nào. Vua Tống truyền chép lại một bản để lưu giữ và gửi lời khen tặng nước ta.

6. Phật giáo thời Lý Thần Tông (1128- 1138)

Ÿ Lý Nhân Tông không có con, lập con của Hoàng đệ lên ngôi, hiệu là Thần Tông. Nhờ thiền sư Minh Không chữa khỏi căn bệnh ngặt nghèo nên vua phong Ngài làm Quốc sư.

Ÿ Đặc biệt có Ni sư Diệu Nhân, là vị Ni đầu tiên của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Cả 3 phái thiền đều phát triển rực rỡ.

7. Phật giáo thời Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông:

Ÿ Lý Anh Tông (1138–1175) là đệ tử của Không Lộ thiền sư, được truyền tâm pháp làm vị thứ tư của phái Thảo Đường.

- Quốc sư triều này là Ngài Viên Thông có để lại 3 bộ sách và 1.000 bài thơ trong Viên Thông tập nhưng tiếc là đến nay không còn nữa.

Ÿ Thái tử Long Cán nối ngôi lúc mới 3 tuổi, hiệu là Lý Cao Tông, mọi việc đều giao cho quan phụ chánh Tô Hiến Thành. Vua lớn lên, cũng thọ giáo phái Thảo Đường và triều đình cũng sùng đạo, nhưng vận nước đang xuống và Phật giáo cũng theo đà đi xuống.

Ÿ Lý Huệ Tông: Trong triều nội loạn, vua không có thực quyền, dân chúng không yên ổn, Phật giáo cũng ảnh hưởng theo. Vua chán ngán, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, rồi xuất gia lấy hiệu Huệ Quang đại sư, sau bị Trần Thủ Độ bức tử. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý chấm dứt từ đây.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.37.212 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...