Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 33: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 33: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Donate

(Lượt xem: 3.618)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 33: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Thời nhà Hồ đến nhà Nguyễn)

1. Phật giáo thời Nhà Hồ (1400- 1407), thời đô hộ của quân Minh (1414- 1427) và đời Hậu Lê (1428- 1527)

Ÿ Đây là giai đoạn tối tăm nhất của Phật giáo suốt hơn 2.000 năm có mặt tại Việt Nam.

Ÿ Trong 7 năm chiếm đoạt nhà Trần, Hồ Quý Ly chưa kịp làm gì cho xã hội thì đã bị quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần mà kéo sang xâm lược nước ta.

Ÿ Quân Minh tịch thu và đốt hết sách vở, kinh điển, lại đập phá rất nhiều chùa chiền. Đồng thời truyền vào nước ta những hình thức mê tín, là những biến thái sai lầm của Lão giáo và Lạt-ma giáo. Phật giáo trở nên hỗn tạp, kỳ quái, và điêu tàn.

Ÿ Lê Lợi khởi nghĩa thắng quân Minh, lập ra nhà Hậu Lê. Nho học thịnh hành, sĩ phu lo khoa cử, công danh. Phật giáo chỉ còn là nơi cho người ít học nương vào tìm kế sinh nhai, hoặc là nơi an ủi cho những người bất đắc chí, chán đời. Tuy nhiên tư tưởng Phật giáo vẫn còn ẩn tàng trong nhiều danh sĩ như Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh... Nói chung sinh hoạt Phật giáo vẫn còn, nhưng pha trộn với tín ngưỡng dân gian.

2. Phật giáo thời Nam Bắc phân tranh (1527- 1802)

Ÿ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, tồn tại 66 năm (1527-1592), lấy Nho học làm chính nhưng vẫn ưu ái Phật giáo.

Ÿ Họ Trịnh chống lại Mạc Đăng Dung, khôi phục nhà Lê. Từ đó họ Trịnh ỷ thế, lộng hành.

Ÿ Họ Nguyễn không phục tùng họ Trịnh, nên Nguyễn Hoàng lánh vào Nam hùng cứ một phương. Nước ta bị chia hai, lấy sông Gianh làm mốc. Hai nhà Trịnh Nguyễn đều lo xây dựng phần đất của mình cho hùng mạnh và đều lấy Phật giáo làm quốc giáo, xây chùa tạo tượng rất nhiều. Bởi sau 150 năm loạn lạc, các nhà chính trị Tống Nho đã lung lay niềm tin về khả năng kinh bang tế thế của mình, bèn quay về với niềm tin vào Phật giáo, hy vọng sẽ khôi phục tinh thần dân tộc.

Ÿ Trong lúc này, Trung Quốc cũng đang loạn lạc, Phật giáo bị Lạt-ma giáo chèn ép, nhiều nhà sư lánh sang Việt Nam, nên hai miền Nam Bắc nước ta đều có ảnh hưởng tốt, thêm tông phái mới và các danh tăng.

Ÿ Thời các Chúa Trịnh có thiền sư Chân Nguyên và Hương Hải nổi tiếng. Ngài Chân Nguyên phục hưng các tác phẩm Lý Trần. Ngài Hương Hải sáng tác hơn 30 tác phẩm về Phật giáo.

Ÿ Thời các Chúa Nguyễn có thiền sư Nguyên Thiều (người Trung Quốc sang) và thiền sư Liễu Quán phục hưng Phật giáo đàng trong.

Ÿ Chúa Nguyễn Hoàng cho xây chùa Thiên Mụ. Còn chúa Nguyễn Phúc Chu siêng năng học đạo, nghe lời thiền sư Thạch Liêm mà tự sửa mình, trị dân nhân từ, giảm bớt hình phạt.

Ÿ Các thiền sư mở rộng công cuộc hoằng pháp về vùng đất Gia Định, Biên Hòa, Tây Ninh, Hà Tiên... lập chùa, dạy đạo khắp nơi.

Ÿ Các nhà Nho cũng am hiểu đạo Phật, như Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du... Trong tác phẩm của họ đều hàm chứa tinh thần Phật giáo.

3. Phật giáo thời đầu triều Nguyễn:

Ÿ Nhà Tây Sơn thống nhất giang sơn chẳng bao lâu thì bị Nguyễn Phúc Ánh đánh bại, lên ngôi lấy hiệu Gia Long, mở ra triều Nguyễn.

Ÿ Đất nước trải qua chiến tranh thường xuyên nên ít ai nghĩ đến chuyện chấn hưng đạo đức, tôn giáo. Vua Gia Long lên ngôi phải lo lập lại nền an ninh cấp bách. Đến đời Minh Mạng và Thiệu Trị mới bắt đầu trùng tu, nhưng trong dân gian thì Phật giáo đã lu mờ.

Ÿ Khi người Pháp đặt nền đô hộ Việt Nam thì Phật giáo càng suy đồi. Tăng sĩ thiếu học, thiếu tu, nhiều người chỉ lo cờ bạc, rượu chè, có vợ con, chiếm chùa làm nhà riêng... Bên ngoài thì dân chúng chỉ mê cúng bái, coi trọng những thầy có chức tước, danh vọng.

TÓM LẠI:

Ÿ Trong gần 20 thế kỷ phát triển tại Việt Nam, Phật giáo luôn đi song song với vận nước. Khi đất nước hưng thịnh thì Phật giáo cũng mạnh mẽ, khi đất nước suy vong thì Phật giáo cũng thoái trào.

Ÿ Những vị vua anh minh thường ủng hộ Phật giáo, đều là những Phật tử thuần thành. Ngược lại, những vị vua ít hiểu đạo, phá đạo thường ít thành công trong việc trị nước.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Người chết đi về đâu


Tổng quan về Nghiệp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.224.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...