Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 34: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 34: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Donate

(Lượt xem: 5.478)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 34: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Tình hình chung:

Ÿ Thế kỷ 18 và 19, ở Việt Nam và các nước Á Đông, Phật giáo chìm dần trước nền văn minh phương Tây rực rỡ. Các dân tộc bỏ quên gia tài tinh thần của mình để chạy theo nền văn minh cơ khí. Phật giáo chỉ còn là hình thức cúng bái cổ truyền.

Ÿ Nhưng sau đó, những nhà tư tưởng, triết gia đã nhận thấy nền văn minh châu Âu chưa hẳn đã toàn thiện, và họ quay trở về khám phá gia tài tinh thần của Á Đông, trong đó Phật giáo là nét chính. Từ đó, một luồng sinh khí thổi lên tạo nên phong trào chấn hưng Phật giáo mạnh mẽ.

2. Chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ:

Ÿ Phật giáo Ấn Độ chỉ huy hoàng trong 15 thế kỷ đầu, sau đó nhường chỗ cho Bà-la-môn và Hồi giáo. Đến thế kỷ 18, người Anh bắt đầu tìm hiểu Phật giáo Ấn Độ và cùng với người Ấn chung sức chấn hưng.

Ÿ Người có công đầu tiên là ông Rayendrachilala. Ông viết cuốn Văn chương Phật Giáo và Tiểu phẩm Bát Nhã.

Ÿ Ông Sarat Chandrodas đề xướng Hội Nghiên cứu Thánh điển Phật giáo Ấn Độ và nhân loại học thuật, thu hút cả người Ấn lẫn người Anh.

Ÿ Đại đức Anagarika Dharmapala có công lớn nhất, được Tổng hội Phật giáo Thế giới làm lễ kỷ niệm trên toàn thế giới. Ngài sáng lập Hội Đại Bồ-đề có chi nhánh khắp các nước Âu Mỹ và lân bang Ấn Độ.

3. Chấn hưng Phật giáo ở các nước ảnh hưởng Ấn Độ và Tiểu thừa:

a. Miến Điện (Myanmar):

Ÿ Từ 1948, chính phủ cho xây dựng nhiều Phật học viện, trường Trung học, Đại học Pali, tổ chức hội thi giáo lý và triệu tập nhiều đại hội Phật giáo quan trọng.

Ÿ 1954 tổ chức Đại hội tu chỉnh kinh điển Phật giáo lần thứ 6 với 2.500 danh tăng các nước về tụng duyệt kinh điển Pali. (Kỳ kết tập lần 6)

b. Tích Lan (Śrỵ Lanka):

Ÿ 1950 triệu tập Đại hội Phật giáo thế giới gồm 500 đại biểu của 26 quốc gia. Đại hội này đã thành lập Tổng hội Phật giáo Thế giới, bầu Ban Chấp hành, Chủ tịch là một Phật tử: Bác sĩ Malalasekera.

c. Thái Lan:

Ÿ Cứ 100 người dân thì có một tu sĩ. Nhiều chùa được xây cất, nhiều thanh niên dự các khoá thiền, xây dựng cả những cơ sở cho tăng sĩ ngoại quốc đến tu học.

d. Kampuchia:

Ÿ Tổ chức Đại hội Phật giáo lần thứ 6.

Ÿ Các thanh niên thường vào chùa tu trong một thời gian nhất định trước khi trở về đời sống bình thường.

4. Chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc:

Ÿ Cuối đời Thanh, Phật giáo suy đồi, mê tín dị đoan xâm nhập, tăng ni và tín đồ ít học ít tu. Văn minh Tây Âu có ảnh hưởng lớn. Chùa chiền bị đổi thành trường học hoặc các cơ sở công ích.

Ÿ Cách mạng Tân Hợi (1912) lật đổ nhà Thanh, lập nền Dân Quốc, Phật giáo hưng thịnh trở lại. Ngài Kỉnh Sơn và các tăng ni, cư sĩ thành lập Tổng hội Phật giáo Trung Quốc cùng các hội Phật giáo khác. Sau đó mở Phật học viện và các giảng đường, xuất bản các tạp chí Phật giáo.

Ÿ Thái Hư Pháp sư có công lớn nhất. Ngài đi giảng khắp nơi trong nước và sang tận Âu Mỹ, viết nhiều sách, chủ trương tờ Hải Triều Âm.

5. Chấn hưng Phật giáo ở Nhật Bản:

Ÿ Là nước mạnh nhất trong các nước theo Đại thừa, đặc biệt thịnh hành Thiền tông, Nhật Bản vẫn giữ được uy thế trong khi Phật giáo các nước suy đồi.

Ÿ Phật tử đa số thuần thành, chùa chiền xây dựng khắp nơi và trở thành danh lam giúp người Nhật hãnh diện. Nói chung, Nhật Bản biết đón nhận cái mới nhưng vẫn giữ được truyền thống.

6. Sự truyền bá Phật giáo ở Âu Mỹ:

Khi tiếp xúc với châu Á, người Tây phương khám phá ra kho tàng văn hóa quí báu, trong đó có đạo Phật. Các học giả đổ xô sang nghiên cứu, nhất là người Anh, Đức, Pháp. Họ viết sách, lập các hội Phật học, xuất bản tạp chí, lập chùa và thiền viện để tín đồ đến tu thiền, hoặc sang hẳn châu Á xuất gia cầu đạo.

7. Chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam:

Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, chiến tranh loạn lạc, đời sống nhân dân đói khổ. Trong khi đó, Nho học tàn lụi, văn minh Tây học tràn vào, đe dọa nền văn hóa dân tộc. Các nhà trí thức cấp tiến, có cả các thiền sư, thấy rằng chỉ có thể vực dậy sức mạnh dân tộc bằng cách khôi phục Phật giáo, vì Phật giáo đã đồng hành với dân tộc suốt chiều dài lịch sử, làm nên những chiến công hiển hách cũng như sự cực thịnh thời Lý- Trần.

Bắt đầu từ năm 1920:

Với những cố gắng lẻ tẻ của Hòa thượng Vĩnh Nghiêm, Hòa thượng Tâm Tịnh, Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh... và các học giả như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim...

Ÿ 1928 Hòa thượng Khánh Hòa thành lập Thích Học Đường và Phật học thư xã tại chùa Linh Sơn (Cầu Muối-Sài Gòn) để đào tạo tăng tài.

Ÿ 1929 xuất bản tạp chí Pháp Âm trực thuộc đơn vị này.

Từ năm 1931 họp thành lực lượng có tổ chức:

Ÿ 1931, miền Nam đi đầu với Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học (tại chùa Linh Sơn-Sài Gòn), và 1932 xuất bản tạp chí Từ Bi Âm, đều do Hòa thượng Khánh Hòa chủ xướng với đường lối đấu tranh bất bạo động. Nhưng sau đó một người trong ban tổ chức là Trần Nguyên Chấn đã thay đổi, chi phối đường lối hoạt động, nên Hòa thượng Khánh Hòa bất hợp tác, lui về Trà Vinh.

Ÿ 1934 các Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang đã thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học (tại Trà Vinh) mở được 3 lớp dạy cho tăng ni sinh.

Ÿ 1935 xuất bản tạp chí Duy Tâm, kêu gọi thống nhất Phật giáo trên cả nước, soạn sách Phật học giáo khoa bằng chữ quốc ngữ phổ biến cho mọi người cùng học.

Ÿ 1936 xuất hiện Hội Tịnh Độ cư sĩ.

Ÿ Miền Trung nối gót theo, 1932 lập An Nam Phật học Hội đặt tại chùa Từ Đàm, 1933 xuất bản tạp chí Viên Âm. Công lao do cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Phước Huệ...

Ÿ Miền Bắc: 1934 lập Bắc kỳ Phật giáo Tổng hội, và 1935 ra mắt tạp chí Đuốc Tuệ. Công lao do Thượng tọa Tố Liên, Thượng tọa Trí Hải, cụ Nguyễn Năng Quốc, Trần Trọng Kim...

Ÿ Ở 3 miền đều mở các trường Phật học cho tăng ni, phát triển rầm rộ. Nhưng khi phong trào chấn hưng đang lên thì Thế chiến thứ hai bùng nổ, rồi kháng chiến chống Pháp, nên hoạt động Phật giáo tạm thời gián đoạn.

Từ năm 1948, hoạt động trong chiến tranh:

Dù kháng chiến chống Pháp chưa dứt, nhưng tăng đoàn Việt Nam đã nóng lòng khôi phục lại Phật giáo:

Ÿ Miền Bắc: các Thượng tọa Tố Liên, Trí Hải chú trọng công tác từ thiện giúp đỡ đồng bào, như cứu trợ nạn nhân chiến tranh, lập cô nhi viện, trường tư thục...

Ÿ Miền Trung: sửa sang lại chùa chiền bị bom đạn tàn phá, đặc biệt cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám phát triển ngành Gia đình Phật tử để đào tạo thế hệ kế thừa.

Ÿ Miền Nam: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền lập Hội Phật học Nam Việt, xây nhà in, phòng phát thuốc, thư viện, phát hành kinh sách...

Từ năm 1951 thống nhất Phật giáo cả nước:

Với Đại hội Phật giáo toàn quốc tổ chức tại chùa Từ Đàm (Huế) gồm đại biểu của tăng ni và Phật tử 3 miền, thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, bầu Ban chấp hành trung ương. Hoạt động của Tổng hội gồm đủ các ngành như Hoằng pháp, Giáo dục, Nghi lễ, Văn mỹ nghệ, Thanh niên, Từ thiện xã hội...Từ đó Tổng hội cử đại biểu tham dự tất cả các khoá họp của Tổng hội Phật giáo thế giới.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.182.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...