Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 22: TỨ NIỆM XỨ »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 22: TỨ NIỆM XỨ

Donate

(Lượt xem: 25.482)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 22: TỨ NIỆM XỨ

Font chữ:

1. Định nghĩa Tứ niệm xứ là gì?

Tứ là 4; niệm là hằng nhớ nghĩ; xứ là nơi chốn; Tứ niệm xứ là bốn chỗ, bốn điều mà người tu hành thường nhớ nghĩ đến. Đó là:

1. Quán thân bất tịnh

2. Quán tâm vô thường

3. Quán pháp vô ngã

4. Quán thọ thị khổ

2. Quán thân bất tịnh là như thế nào?

Quán là tập trung tư tưởng để quán sát cho thấu đáo; bất tịnh là không trong sạch; quán thân bất tịnh là tập trung tư tưởng để quán sát một cách tường tận về sự không trong sạch của cái thân ta.

Nói về sự dơ bẩn của thân, ta thấy:

Ÿ Từ khi mới đầu thai, thân đã do hai thứ là tinh cha, huyết mẹ kết hợp thành, nằm lẫn trong máu me nhơ nhớp. Và khi sinh ra, thân phải chui qua bằng con đường sinh dục bẩn thỉu.

Ÿ Thân được nuôi lớn bằng những thức ăn cũng không tinh khiết, mới nuốt vào thì ưa thích, nhưng vào bụng đã biến thành hôi hám, và khi bài tiết ra thì không ai chịu nổi.

Ÿ Trong thân thường bài tiết ra những chất dơ bẩn như đại, tiểu, ghèn, mũi, dãi... vài ngày không tắm mồ hôi đã dơ, sáng không súc miệng đã hôi thối v.v... Khi đau ốm càng dơ bẩn hơn như đàm, dãi, hoặc bệnh nan y như lao, cùi, giang mai, ung thư, HIV... càng bài tiết ra những chất ghê gớm.

Ÿ Khi chết, da thịt rã rời, dòi bọ rúc rỉa, cũng bẩn thỉu vô cùng.

Phép quán này trị lòng tham sắc dục. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà hủy bỏ mạng sống. Bởi thân vẫn cần để tu hành giải thoát, như qua sông phải có chiếc bè, chưa qua mà đã vội bỏ bè là trái với lời Phật dạy.

3. Quán tâm vô thường là như thế nào?

Vô thường là luôn luôn thay đổi. Quán tâm vô thường là tập trung tư tưởng để quán sát cái tâm của chúng ta luôn luôn thay đổi.

Nhiều người nhận lầm sự phân biệt, hiểu biết hằng ngày là cái Ta, và cho cái Ta đó là thường còn, vĩnh viễn. Thật ra cái ta đó là ngã chấp, chính nó sanh ra những vọng tưởng phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến...

4. Quán pháp vô ngã là gì?

Pháp là tất cả mọi sự thật trên vũ trụ, từ các vật hữu hình cho đến các sự vô hình, tưởng tượng; ngã là tự tướng, là cái ngã riêng biệt. Quán pháp vô ngã là quán sát mọi vật trong vũ trụ không có cái ta riêng biệt, rồi từ đó sinh ra quí trọng, khinh rẻ, tranh chấp... Tất cả đều do nhân duyên hòa hợp, hết nhân duyên là tan rã. Tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau chứ không có tự tướng. Không có tự tướng tức là vô ngã.

Pháp này giúp ta không bị hoàn cảnh chi phối, vì biết mọi thứ đều giả tạm, đâu cần trach chấp, ích kỷ, hại người.

5. Quán thọ thị khổ là như thế nào?

Thọ là chịu, nhận lãnh. Quán thọ thị khổ là quán sát rằng có nhận lãnh là có khổ.

Nhận lãnh là nhận lãnh tất cả những thứ trong cuộc sống.

Ÿ Trước tiên là nhận lãnh cái thân này riêng của ta, cái tâm này riêng của ta.

Ÿ Sau đó thọ nhận những thứ khác để nuôi thân như cái ăn, cái mặc, cái ở, sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những gì làm cho ta thích thú, vui vẻ.

Nhưng càng thọ thì càng khổ. Ví dụ, nhận được cái gì quý giá thì nơm nớp lo mất, sanh buồn thương, tiếc nuối... Kẻ có của thì sợ mất của, kẻ có địa vị thì sợ mất địa vị, kẻ có người yêu thì sợ mất người yêu v.v...

Tất nhiên không thể bỏ tất cả trong cuộc sống, nhưng chúng ta phải biết buông xả đựoc chừng nào hay chừng ấy. Vì cuộc đời vốn đau khổ với sanh, lão, bệnh, tử, không có gì thường tồn cho ta nắm giữ, nên đừng tham đắm thật nhiều.

6. Tóm lại, phép quán Tứ niệm xứ đánh đổ bốn thành kiến sai lầm của người đời là gì?

Bốn thành kiến sai lầm là:

– Tưởng thân này quý báu tốt đẹp

– Tưởng tâm mình là vĩnh viễn thường còn

– Tưởng mọi vật trên đời là chắc thật trường cửu

– Tưởng tom góp thu nhận càng nhiều càng sung sướng

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Các tông phái đạo Phật


Chuyển họa thành phúc


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.183.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...