Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Phần VII: Thực hành lòng bi mẫn »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Phần VII: Thực hành lòng bi mẫn

Donate

(Lượt xem: 7.376)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - Phần VII: Thực hành lòng bi mẫn

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Thực hành lòng bi mẫn

Cho đến lúc này, chúng ta đã bàn qua về những phương pháp mới để tiếp cận với đời sống và những mối quan hệ với người khác. Để những phương pháp này trở nên có giá trị, chúng nhất thiết phải được vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Quyển sách này không viết ra nhằm cung cấp thêm tri thức, mà chỉ để chia sẻ những ý tưởng có thể là hữu ích trong việc giúp cho đời sống của chúng ta được phong phú hơn.

Như đức Đạt-lai Lạt-ma vẫn thường nói, nhân tố chính yếu của một đời sống hạnh phúc và một xã hội hòa hợp chính là lòng bi mẫn. Lòng bi mẫn, điểm tinh yếu trong giáo pháp Phật-đà, cũng luôn được khuyến khích bởi tất cả các tôn giáo trên thế giới.

Lòng bi mẫn là sự truyền thông trung thực và trực tiếp với người khác. Đó là khả năng cảm thông với người khác và đưa ra sự giúp đỡ hoàn toàn tự nhiên như cứu giúp chính bản thân mình. Vì ranh giới phân biệt giữa “ta” và “người khác” được thu hẹp, nên lòng bi mẫn thấm đẫm tính khiêm hạ. Vì mong muốn cho người khác được thoát khổ là một tâm nguyện rất mạnh mẽ nên lòng bi mẫn cũng mang tính kiên cường, quả cảm.

Đức Đạt-lai Lạt-ma là một minh họa cho những phẩm tính này. Trong một kỳ hội thảo với các nhà tâm lý học và nhiều chuyên gia tư vấn xã hội khác, ngài đã làm cho mọi người phải ngạc nhiên bởi tính khiêm hạ của ngài. Thỉnh thoảng, ngài đáp lại những câu hỏi khó rằng: “Tôi không biết điều này. Thế quý vị nghĩ sao?” Trong một thế giới mà những người nổi tiếng thường cố tỏ ra mình là người am hiểu, sự tôn trọng ý kiến người khác của đức Đạt-lai Lạt-ma cũng như sẵn sàng học hỏi từ họ quả là một khác biệt chói sáng.

Tương tự, cuộc đời ngài là một tấm gương bi mẫn kiên cường... Ngài thường khuyên bảo những người Tây Tạng: “Đừng giận dữ với những ai gây tổn hại cho đất nước mình. Họ cũng là những con người khát khao hạnh phúc giống như chúng ta. Việc phản đối họ bằng bạo lực không làm cho tình thế tốt hơn.”

Đức Đạt-lai Lạt-ma luôn trải lòng bi mẫn đến những người đang chiếm cứ Tây Tạng, nhưng cũng đồng thời nỗ lực kiên cường để cứu vãn cảnh ngộ của dân tộc mình. Ngài luôn tích cực tìm kiếm một giải pháp hòa bình sao cho có thể làm thỏa mãn cả người Trung quốc lẫn người Tây Tạng. Và như thế, chúng ta thấy trong cuộc đời của ngài là cả một sự kết hợp hài hòa giữa lòng bi mẫn, tính khiêm hạ và sự kiên cường.

Chúng ta có thể vận dụng gương sáng của đức Đạt-lai Lạt-ma vào cuộc sống của chính mình. Mỗi một tình huống ta gặp phải trong cuộc sống là một cơ hội để ta thực hành lòng bi mẫn. Ta sẽ bắt đầu từ những người quanh ta - gia đình và bè bạn, đồng nghiệp, bạn học, những người ta tiếp xúc trong công việc hay gặp gỡ trong cửa hàng, trên đường phố... - rồi mở rộng sự quan tâm chăm sóc của mình đến với tất cả.

Khi có ai đó vượt đường xe ta trên xa lộ một cách nguy hiểm, thay vì giận dữ chửi rủa, ta có thể đặt mình vào vị trí của người ấy. Đôi khi chính ta cũng là người lái xe bất cẩn, thường là vì ta bận lo nghĩ điều gì đó quan trọng. Người tài xế kia cũng vậy. Ta luôn muốn được người khác bỏ qua cho những lỗi lầm của minh, vì thế ta cũng nên tha thứ cho những lỗi lầm của người khác.

Chúng ta có thể học cách thương yêu mọi người giống như tình cảm thương yêu ta vẫn dành cho gia đình và bè bạn. Ta muốn con cái ta, cha mẹ ta đều được hạnh phúc. Những người khác có thể không phải họ hàng của ta, nhưng họ cũng là cha mẹ, con cái của ai đó. Họ cũng giống nhau ở những cương vị là cha mẹ, là con cái, chỉ có khác biệt duy nhất khi mô tả là “của họ” thay vì “của ta”. Một khi chúng ta nhận ra được tính chất chủ quan của những danh xưng “ta” và “người khác”, tình thương yêu và lòng bi mẫn của chúng ta sẽ có thể trải rộng đến mọi người một cách bình đẳng không phân biệt. Bằng cách đó, những cảm giác xa lạ và rào cản giữa mọi người sẽ được xóa bỏ.

Làm sao ta có thể yêu thương những người bị xã hội xem là xấu ác? Không một con người nào sinh ra vốn sẵn là xấu ác và hoàn toàn chỉ có những mặt xấu ác. Mọi người đều có tiềm năng trở thành một vị Phật. Những đám mây của sự mê lầm, sân hận và tham lam đang che khuất đi những phẩm tính tốt đẹp nền tảng trong người họ.

Lấy ví dụ, thương yêu một tên tội phạm không có nghĩa là để cho anh ta tiếp tục làm hại người khác. Ta cần phải có lòng bi mẫn đối với cả những nạn nhân và thủ phạm của những hành vi gây hại. Vì không muốn cho kẻ gây hại tạo những nghiệp ác mang lại khổ đau tương lai cho chính họ, chúng ta cần ngăn cản họ. Dù vậy, khi không khởi tâm oán ghét hay thù hận, ta có thể từ bi cứu giúp tất cả các bên có liên quan trong một tình huống xấu.

Trải lòng bi mẫn đến tất cả chúng sinh không có nghĩa là chúng ta xao lãng với gia đình và bè bạn của mình. Một số người quá quan tâm đến việc xây dựng hoàn thiện xã hội đến nỗi con cái họ gặp phải những vấn đề do thiếu sự dạy dỗ của cha mẹ. Chúng ta rất dễ xem thường những người sống chung với mình. Tuy nhiên, ta nhất thiết không được quên rằng gia đình và bè bạn của ta cũng là những người mà ta có thể làm lợi lạc.

Phát triển lòng bi mẫn mỗi ngày

Việc tự nhủ rằng mình phải nhẫn nhục hay phải có lòng bi mẫn cũng không làm cho những phẩm tính tốt đẹp này sinh khởi trong tâm thức ta. Chúng cần phải được chú tâm nuôi dưỡng. Vì thế, điều quan trọng là phải dành một ít thời gian an tĩnh trong ngày để tu dưỡng phát triển nội tâm.

Một vài phút an tĩnh vào buổi sáng sẽ giúp ta phát khởi động cơ không gây tổn hại đến người khác và giúp đỡ mọi người càng nhiều càng tốt trong suốt ngày hôm đó. Thời gian an tĩnh vào buổi tối cho ta cơ hội để xem xét lại và “tiêu hóa” những sự kiện trong ngày. Quán xét cách ứng xử của mình với những sự việc trong ngày sẽ giúp ta tự hiểu được chính mình. Ta có thể nhận thấy là mình rất nhạy cảm trước những lời chỉ trích hay cảm thấy như bị lợi dụng mỗi khi người khác nhờ ta giúp đỡ. Và rồi ta có thể tự hỏi mình xem liệu ta có muốn tiếp tục duy trì những khuynh hướng như thế. Nếu câu trả lời là không, ta có thể áp dụng những pháp tu được trình bày trong sách này để làm thay đổi các khuynh hướng ấy.

Không cần phải phân tách rạch ròi giữa sự tu dưỡng an tĩnh của ta với các hoạt động cùng người khác. Khi ở một mình, ta có thể quán chiếu cuộc sống cũng như những hành vi của mình và quyết định xem ta muốn làm việc cùng người khác như thế nào. Khi làm việc, ta vận dụng và thực hành những điều đó. Sau đó, ta có thể quán chiếu lại những gì đã xảy ra khi làm việc, rút ra bài học từ kinh nghiệm bản thân và hình thành những quyết tâm mới cho các ứng xử trong tương lai. Bằng cách này, thời gian an tĩnh tu dưỡng mỗi ngày và những hoạt động thường nhật của ta sẽ bổ sung cho nhau. Ta trưởng thành nhờ đó và trong từng quãng thời gian đó.

Sự duy trì đều đặn là quan trọng trong việc tự tu dưỡng. Dành ra đều đặn mỗi ngày 10 phút sẽ tốt hơn nhiều so với thiền tập 5 giờ liền mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, nếu mỗi năm ta có thể tham dự một khóa tu [chuyên biệt] trong khoảng vài ba ngày hoặc vài tuần lễ, điều đó sẽ có giá trị rất lớn. Trong thời gian đó, ta có khả năng đi sâu hơn vào tiến trình tu dưỡng cá nhân.

Con người trong xã hội hiện đại rất bận rộn và dễ xao lãng việc tự tu dưỡng. Tuy nhiên, nếu ta thiết lập một cách rõ ràng những ưu tiên của mình thì việc dành thời gian cho quán chiếu nội tâm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn, ta cân nhắc tất cả những công việc mình cần phải làm và liệt kê ra theo tầm quan trọng của những việc ấy đối với ta. Bằng cách này, ta có được sự rõ ràng và quyết tâm cần thiết để sắp xếp thời biểu hằng ngày theo một cách dễ quản lý hơn.

Điều quan trọng là phải đặt ra những mục tiêu thực tiễn cho việc thực hành tâm linh và không kỳ vọng bản thân mình tức thì thay đổi. Những điều kiện ngoại cảnh trong xã hội hiện đại có thể thay đổi rất nhanh chóng, nhưng khuynh hướng và tập quán, thói quen của chúng ta thì không. Sự nhẫn nại với chính mình cũng như với người khác là cần thiết. Nếu chúng ta xét nét và nghiêm khắc thái quá với chính mình, chắc chắn ta cũng sẽ ứng xử như thế với người khác. Nhưng một thái độ [quá đáng] như thế không giúp bản thân ta hay người khác thay đổi. Nếu ta có lòng thương yêu và nhẫn nhục với chính mình, chúng ta sẽ dần dần cải thiện. Tương tự, nếu ta ứng xử như vậy với người khác, ta sẽ không thiếu nhẫn nại hay đòi hỏi quá đáng nơi họ.

Sự cân bằng là thiết yếu. Đôi khi ta cần mở rộng hơn những giới hạn của mình. Và đôi khi ta cần sự an tĩnh để thấm nhuần những gì đã học được. Chúng ta cần nhạy bén nhận biết nhu cầu của bản thân mình vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào và có sự hành xử tương ứng, thích hợp. Thách thức không ngừng của chúng ta là phải tìm ra một giải pháp trung hòa giữa hai cực đoan: thúc ép bản thân vượt quá khả năng thật có hoặc sống buông thả và lười nhác.

Khi ta trở nên khéo léo hơn trong việc cân bằng các hành vi của mình, ta sẽ có khả năng tránh được sự kiệt sức. Những người làm việc trong chuyên ngành tư vấn xã hội và những người có đời sống bận rộn thường đối mặt với nguy cơ vắt kiệt sức lực của chính mình. Đôi khi thật khó đưa ra lời từ chối: “Rất tiếc! Cho dù đề án đó là rất giá trị, nhưng hiện giờ tôi không thể giúp quý vị trong đề án này.” Chúng ta có thể cảm thấy mình có lỗi hoặc quá lười nhác, như thể ta đang làm cho người khác phải suy sụp, tuyệt vọng.

Tuy nhiên, nhận lãnh công việc vượt quá khả năng mình chẳng giúp ích gì cho bản thân ta cũng như người khác. Chúng ta cần đánh giá chính xác về khả năng của bản thân mình. Đôi khi ta có thể tham gia cùng lúc nhiều dự án. Nhưng có những lúc khác, ta cần sự yên tĩnh quán chiếu và học hỏi nhiều hơn. Nếu ta có được thời gian yên tĩnh này, ta sẽ hồi phục sinh lực và sau đó có khả năng giúp đỡ người khác lâu dài và hiệu quả hơn. Như một trong các bậc thầy của tôi, ngài Lama Yeshe đã dạy:

“Điều quan trọng là phải hiểu được rằng, sự hành trì chân chính là thực hành trong từng giây phút, ngày này sang ngày khác. Chúng ta làm bất cứ điều gì trong khả năng mình, với trí tuệ hiện có, và hồi hướng tất cả những điều đó vì lợi lạc cho hết thảy chúng sinh. Chúng ta chỉ cần sống cuộc sống đơn giản, sống tốt nhất trong khả năng mình. Điều này tự nó đã mang lại lợi ích lớn lao cho người khác; ta không cần phải đợi đến sau khi thành Phật rồi mới bắt đầu việc giúp người.”

HỒI HƯỚNG

Nguyện cho tập sách Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ này sẽ làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh. Nguyện cho lòng từ bi và thương yêu được phát triển nơi bất kỳ ai dù chỉ được nhìn thấy, xúc chạm hay trò chuyện về quyển sách này. Và nguyện cho chính những người ấy rồi cũng sẽ làm cho nhiều người khác nữa phát triển lòng thương yêu. Bằng cách đó, nguyện cho tất cả mọi người đều sẽ được an vui mãn nguyện, và nguyện cho tất cả cuối cùng đều sẽ đạt được Giác ngộ viên mãn.

Ven. Thubten Zopa Rinpoche

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Nắng mới bên thềm xuân


Công đức phóng sinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.199.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...