Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu [重治毗尼事義集要] »» Bản Việt dịch quyển số 15 »»

Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu [重治毗尼事義集要] »» Bản Việt dịch quyển số 15

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu

Kinh này có 18 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

I. PHÁP A-LAN-NHÃ
Phần thứ ba[1] nói:
Sáng sớm rửa tay, lấy y giũ bụi, mặc y đại vào, trùm đầu hoặc phủ vai. Rửa bát, bỏ bát vào đãy. Lấy guốc dép, cầm gậy. Ðem chìa khóa ra khỏi phòng, đóng cửa, xô thử cửa xem khóa có chắc không. Nếu chưa chắc khóa lại cho chắc, chắc rồi nên lấy dây cột vào trong. Xem bốn phía nếu không có ai thấy thì giấu cái chìa khoá cửa vào chỗ nào đó. Nếu có người thấy thì giấu chỗ khác hay là cầm đi theo. Trên đường đi nên thường tư duy pháp lành. Nếu gặp người nào nên hỏi chào trước và chúc phúc lành cho họ. Muốn vào xóm làng phải để bình bát xuống đất, mặc đại y vào, cởi guốc dép, cầm gậy gởi bên xóm. Khi vào xóm làng nên để ý chỗ đường hẻm hay chỗ đất trống, hoặc chợ, hoặc cửa ngõ, tướng đống rác... để khi đi ra khỏi lộn đường. Khi vào nhà bạch y nên để ý cửa thứ nhất cho đến cửa thứ bảy. Nếu muốn sửa y thì nên xoay vào vách. Tay bên tả cầm bát, tay bên hữu cầm gậy. Không nên đứng giữa đường, không nên đứng chỗ vắng, không nên đón lấy vật thực. Trường hợp có người kêu thì nên đến. Nhận đồ ăn khô đồ ăn ướt không nên để chung một chỗ. Nếu chỉ có một bát thì nên dùng vật gì để ngăn cách, hoặc lá cây hay vỏ cây, hoặc một ngăn trong bát, hoặc bát lỡ hay bát nhỏ. Bánh bún nên dùng khăn tay trùm lại. Không nên chọn nhà giàu mà xin, không nên nài nỉ xin cho được. Nếu biết sẽ nhận được thì nên đợi. Khất thực xong ra khỏi thôn xóm, đứng bên đường để bát xuống đất, xếp đại y, trùm trên đầu, phủ trên vai. Khi đi đường tư duy thiện pháp. Thấy người nên hỏi chào trước và chúc phúc cho họ. Ðến chỗ thuận tiện thì ăn, quét đất cho sạch. Ðồ đựng nước, đồ đựng thức ăn, ghế ngồi, đá rửa chân, gáo múc nước, khăn lau chân... chuẩn bị đầy đủ. Nếu có vị Tỳ-kheo ở nơi A-lan-nhã khác đến nên ra ngoài ngõ nghinh đón, rước bình bát, mời ngồi, trao đồ đựng nước v.v... cho đến bột đậu để rửa tay. Ðồ ăn còn, nếu có bọn giặc đến nên cho họ ăn, tiếp đến trao nước cho họ uống. Kế đến Tỳ-kheo A-lan-nhã trao thức ăn cho vị kia. Khi ăn nên xem xét, cung cấp những vật cần dùng: Muối, đậu, rau, nước, quạt. Nếu gần quá ngọ nên cùng ăn. Ăn xong rửa bát, rửa tay. Nếu thức ăn còn nên để chỗ riêng sạch sẽ, hoặc cho người khác hay là phi nhơn v.v... Rửa đồ đựng thức ăn dư nếu có, sắp xếp ghế ngồi các thứ để lại chỗ cũ, quét sạch chỗ đất vừa ăn đó. Nếu có bọn giặc đến nên nói: “Ðây là nước, đây là nước rửa chân, đây là thức ăn, vì các ông nên để riêng sạch sẽ đó, cần dùng thì các ông cứ dùng”. Tỳ-kheo A-lan-nhã nên biết thời tiết ban đêm, phương hướng tinh tú. Không nên trải ngọa cụ tốt để ngủ. Ðầu đêm và sau đêm nên cảnh tâm tư duy.
Khi Tỳ-kheo ăn, nếu có người hay phi nhơn nên cho họ ăn, cho đến chỉ một nắm, một vắt.
Luật Căn bản nói:
Thích tử xuất gia, đam mê nơi tài lợi, của cải, tạp vật, không thể thấy được sự thật của sự vật. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Tôi muốn an cư nơi đây ba tháng. Trong ba tháng đó an tịnh, đừng cho Tỳ-kheo nào gặp tôi, trừ vị thị giả đem cơm và ngày trưởng tịnh”. Khi ấy, các Tỳ-kheo kính cẩn thọ lời của Phật dạy. Trong chúng cùng nhau lập quy chế: “Không ai tự tiện diện kiến đức Thế Tôn. Nếu trái phạm thì phạm tội đọa phải sám hối”. Khi ấy, có Tỳ-kheo tên là Tiểu Quân tiền an cư nơi thành Vương Xá, đức Thế Tôn thì hậu an cư. Do vậy Tiểu Quân an cư ba tháng xong, tự tứ rồi, may y xong, chấp trì y bát, thuận theo hạnh đầu-đà, cùng các môn đệ, đoan nghiêm chỉnh túc, đi thẳng đến chỗ Phật ở, gõ cửa nhẹ nhàng. Phật cho phép mở cửa, Tiểu Quân vào lễ Phật rồi ngồi. Ðức Phật an ủi hỏi:
- Với ý nghĩ nào Tiểu Quân tự trang nghiêm, đoan nghiêm nhiễu quanh?
Tiểu Quân thưa:
- Bạch Ðại đức, nếu có người đến, muốn cầu xuất gia, con liền nói rằng: Ông là người trai lành nên ở nơi A-lan-nhã nên khất thực, chỉ thọ ba y, y phấn tảo, ngồi dưới gốc cây. Con khen ngợi những việc như vậy. Nếu người ấy nói: Có thể thực hành được, con độ họ xuất gia. Nếu họ nói: Không thể thực hành được, con bảo họ tùy ý đi. Nếu họ muốn thọ giới Cụ túc, hoặc cầu y chỉ, hoặc cầu đọc tụng, hoặc học như lý, tác ý cầu sự, yên lặng tư duy; họ đến cần cầu con, con đều bảo họ như vậy. Do nhân duyên ấy mà thân con đoan nghiêm, môn đồ của con cũng vậy.
Ðức Phật nói:
- Như vậy hay lắm, Tiểu Quân! Ông có thể độ vô lượng nhơn thiên, lợi lạc vô biên. Các loại hữu tình đến cầu Chánh pháp làm cho họ được sự an lạc. Tiểu Quân nên biết: Khen ngợi công đức của hạnh đầu-đà tức là khen ngợi thân của Như Lai. Chê bai công đức đầu-đà tức là chê bai thân của Như Lai. Tại sao vậy? Như Lai suốt trong sanh tử xưng dương vấn đề then chốt để xuất thế này đây. Song ông không nên làm trái với mệnh lệnh của Tăng.
Tiểu Quân bạch Phật :
- Con thật sự không biết Tăng-già ở nơi đaây đã ra mệnh lệnh thế nào?
Ðức Phật nói điều đó. Tuy nhiên Ngài dạy:
- Không luận khách hay chủ, Tăng lập quy chế đều phải tuân theo. Song Tỳ-kheo ở nơi A-lan-nhã đem lại sự nhiêu ích nên khỏi phải y theo Tăng chế. Họ muốn yết kiến tôi (Như Lai) không luận lúc nào, tùy ý họ cứ đến. Tiểu Quân nghe xong hoan hỷ phụng hành, lễ Phật lui ra.
Sáu chúng Bí-sô (lục quần Tỳ-kheo) liền đến chỗ của Tiểu Quân gạn hỏi vấn đề đã phạm. Tiểu Quân trình bày đầy đủ những lời Phật đã dạy. Lúc bấy giờ những người giòng họ Thích xuất gia đều nghĩ rằng: Tiểu Quân đến yết kiến liền được chấp thuận, trực tiếp thưa hỏi đức Như Lai. Chúng ta ở nơi đây lại không thể được điều ấy. Do ta nhiều tham, Phật loại bỏ ta ra. Chúng ta nên xem tất cả y bát dư v.v... như bệnh hoạn, như ung thư, như thiêu đốt, nên đem nó bỏ hết mới được. Liền đem các vật ấy đến chỗ ông
A-nan. Tôn giả A-nan bạch Phật, Phật bảo Tôn giả A-nan nhận hết, đem để trong một phòng lớn và bảo các Tỳ-kheo nếu có thiếu thốn tùy ý lấy dùng. Các Bí-sô giòng họ Thích bỏ y vật xong, liền đến chỗ đức Phật. Phật vì họ nói pháp khiến cho 500 vị giòng họ Thích ngay nơi chỗ ngồi tự chứng viên mãn, phá vỡ lưới vô minh, dứt lậu hoặc của ba cõi, thành quả vị A-la-hán, Tam minh Lục thông, thành tựu tám giải
Thoát[2]. Biết được cái biết đúng sự thật : Sanh của ngã đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập xong, việc cần làm đã làm, không còn tái sanh. Lòng không chướng ngại, giống như lấy tay nắm rờ hư không, như lấy dao cắt mùi thơm, thương ghét không khởi nữa. Xem vàng và đất như nhau không hề sai khác. Ðối với các danh lợi đâu không vất bỏ. Các cõi trời Ðế Thích, Phạm Thiên, thảy đều cung kính.
Luật nhiếp nói:
Không phải người ngu si kham ở nơi A-lan-nhã. Dù không phải bậc đa văn, chỉ hiểu rõ giới tướng, cũng được ở nơi A-lan-nhã.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo A-lan-nhã, có người đến, trước hết nên cùng nói chuyện với tâm hồn chánh trực, nhan sắc vui tươi, không nên xụ mặt xuống, nên nói: “Thiện lai”. Nên chứa lửa và dụng cụ lấy lửa; thức ăn, đồ đựng thức ăn, nước và đồ đựng nước, nước rửa chân và đồ đựng nước rửa chân, bình chứa nước sạch, bình nước thường dùng, lúc nào cũng có nước đầy. Nên biết mọi việc, biết ngày tháng, biết giờ giấc, biết tinh tú. Nên tụng kinh, luật, luận, nên lý giải, nên biết tứ thiền, tứ quả. Nếu chưa chứng được nên biết đọc tụng. Không nên chứa nhật châu, nguyệt châu (ngọc quý). Chỗ rừng sâu không có người, đáng sợ không nên ở.
Tỳ-ni tựa nói:
Tỳ-kheo ở một mình cho phép tâm niệm thuyết giới, tự tứ, thọ y, thọ thất nhựt, pháp thất nhựt dược, nhận sự thỉnh riêng một người và tịnh thí y, vật.
Luật Tăng kỳ ghi bài kệ:
Ðức Thế Tôn trong trường hợp Ngài không ở với chúng mà ở một mình như sau:
“Nếu ta gặp bạn lành
Vui sống, ở, đồng hành
Ði khắp cùng đây đó
Lòng ta trọn đạo tình.
Không gặp bạn hiền lương
Một mình chẳng vấn vương
Lánh xa thôn xóm ấp
Vô sự tợ voi rừng.”
Luật Căn bản ghi bài kệ của Tôn giả Ðại Ca-diếp như sau:
“Ngày ăn một bát đủ no,
Ðêm nằm giường chõng khỏi lo điều gì.
Ấm thân tri túc ba y,
Giũ tâm thanh tịnh ngu si dứt trừ.”
Luật tứ phần ghi bài kệ của Tỳ-kheo Bạt-đà-tử cảnh giác ngài A-Nan như sau:
“Lặng mình dưới gốc cây
Suy nghĩ đạo vô vi
Thiền định chớ buông lung
Nói nhiều có ích gì?”
II. PHÁP ÐẠI CHÚNG HỘI HỌP
Phần thứ ba[3] nói:
Chúng Tăng bị phá vỡ, hòa hợp phi pháp, ngồi sao cho không phát sanh sự dữ của thân và khẩu. Sự việc giải quyết xong, như pháp hòa hợp, nên ngồi chỗ ngồi cách khoảng một người[4].
Phần thứ tư[5] nói:
Khi bàn luận về pháp luật, cách nhau 3 tuổi hạ, cho phép cùng ngồi trên giường cây, cách nhau 2 tuổi cho phép cùng ngồi trên giường dây.
Tỳ-kheo đến trong Tăng có năm pháp:
1) Nên dùng từ tâm.
2) Nên tự khiêm tốn, coi mình như khăn lau.
3) Ngồi đứng đúng lúc, thấy Thượng tọa không nên ngồi yên, thấy Hạ tọa không nên đứng dậy.
4) Không nên bàn tạp về thế sự. Nên tự nói pháp hay mời người khác nói pháp.
5) Nếu thấy trong Tăng có việc không hay, lòng mình không thể nhẫn, nên mặc nhiên. Tại sao vậy? Sợ Tăng chia rẽ vậy.
Luật Ngũ phần nói:
Vào trong Tăng nên áp dụng năm pháp:
1) Khiêm tốn.
2) Từ tâm.
3) Cung kính.
4) Theo thứ lớp ngồi.
5) Không luận bàn việc khác.
Căn bản tạp sự nói:
Bí-sô tuổi nhỏ nên gọi vị lớn tuổi là Ðại đức. Vị lớn tuổi gọi vị nhỏ tuổi là Cụ thọ.
III. PHÁP CHIA VẬT
Phần thứ ba[6] nói:
Hiện tiền Tăng được nhiều y vật có thể chia, nên bạch nhị Yết-ma sai một người phân chia.
Một Tỳ-kheo ở riêng, được y vật có thể chia, hoặc có khách Tỳ-kheo đến, bốn người trở lên, nên đem y ấy cho một Tỳ-kheo bảo họ Bạch nhị yết-ma mà phân. Nếu hai người, ba người nên đối thú, cùng nói tam ngữ trao cho. Nếu một người thì tâm niệm miệng nói: “Ðây là phần của tôi”.
Trú xứ có Tỳ-kheo hay là tưởng có Tỳ-kheo, muốn chia riêng rẽ, thì không thành chia, mắc tội Ðột-kiết-la. Tưởng là không Tỳ-kheo, thì không thành chia, không phạm.
Không Tỳ-kheo, tưởng có Tỳ-kheo và nghi đều thành chia, mắc tội Ðột-kiết-la. Tưởng là không Tỳ-kheo thì thành chia, không phạm ...
Vấn đề thọ y: thành, không thành, phạm, không phạm cũng vậy...
Có nhiều Tỳ-kheo tri thức viên tịch, có nhiều Tăng-già-lam, vườn, ruộng, cây trái, phòng riêng và đồ vật, bình đồng, chậu đồng, búa, đục, đèn, vật quý trọng, giường, nệm, gối v.v... có nhiều người dân ở trong già-lam để trông coi, xe cộ, vò chum tắm, tích trượng, quạt, đồ làm việc, y bát, ngọa cụ, ống đựng kim bằng tre, không biết giải quyết cách nào. Phật dạy: Dù nhiều tri thức hay không tri thức, tất cả đều thuộc về Tăng. Y, bát, ngọa cụ, ống đựng kim, nên chia cho hiện tiền Tăng. Ngoài ra, đều thuộc về tứ phương Tăng, không nên chia.
Hai bộ Tăng, nhận được nhiều y vật có thể chia, cho đến chỉ có Sa-di-ni, cũng nên chia làm hai phần. Nếu không có Sa-di-ni, Tỳ-kheo Tăng nên chia. Nếu không có Sa-di, Tỳ-kheo-ni Chúng nên chia.
Nếu Tỳ-kheo mạng chung nơi không có Tỳ-kheo, thì Ưu-bà-tắc nơi đó, hoặc người giữ vườn nên cất giữ, đợi người của năm chúng xuất gia đến trao cho họ. Nếu không có ai đến thì nên đem đến Tăng-già-lam nào gần nhất giao.
Các Tỳ-kheo xả y dư, nên thí cho Tăng, hoặc thí cho Phật, Tháp, không nên cho bạch y và ngoại đạo.
Tỳ-kheo hành Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa cũng nên chia phần. Trường hợp bị Yết-ma ha trách v.v... có thể để dưới đất cho, hay sai người cho.
Nếu có nhờ cậy người bạch y giúp việc nên tính công ít nhiều cho họ bằng cách cho họ ăn hay tiền bạc.
Tỳ-kheo bệnh viên tịch, dùng y bát, ngọa cụ, ống đựng kim, Bạch nhị yết-ma, cho người chăm sóc bệnh. Nếu người có ba y nhiều nên cho người thiếu thốn để họ dùng. Nên nhận xét nếu vị chăm sóc bệnh tốt thì cho ba y tốt. Nếu chăm sóc bệnh vừa thì cho ba y vừa. Nếu chăm sóc bệnh thường thì cho ba y thường.
Tỳ-kheo mạng chung nếu mắc nợ người, cho phép đem y dư bán để trả nợ. Nếu không có y dư thì bán ba y để trả. Số tiền ấy có dư thì cho người nuôi bệnh. Người nuôi bệnh nên hỏi Tỳ-kheo bệnh: y nào thuộc về ba y, y nào thuộc về y dư. Ngài có mắc nợ ai không? Có ai mắc nợ ngài không? Ngài nên cho ai? Nếu không hỏi thì như pháp trị.
Có Tỳ-kheo đã kiết hạ an cư ở chỗ này rồi lại đến chỗ khác an cư. Ở trú xứ nào nhiều ngày thì nhận vật an cư ở trú xứ đó (đây là nói trường hợp có nhân duyên thọ pháp quá bảy ngày rồi trở về lại chỗ cũ vậy). Nếu ở hai trú xứ thời gian bằng nhau, cho phép nhận mỗi trú xứ phân nửa (đây là nói trường hợp có nhân duyên, 40 ngày mà không trở lại nơi thọ an cư trước, không gọi là phá hạ vậy...).
Không nên thọ y phần an cư nơi trú xứ này rồi lại thọ y phần an cư nơi trú xứ khác nữa.
Hạ an cư chưa chia y vật, có việc cần đi, nên dặn người nhận phần của mình, Tăng nên trao cho người đó. Nếu không dặn hoặc dặn không rõ, hay người được dặn lại quên đều không phải lỗi của Tăng.
Trong khi an cư Tỳ-kheo viên tịch, có nhiều y vật, nên chia cho hiện tiền Tăng, không nên để qua mùa an cư.
Ðàn-việt muốn cúng tháp, cho đến mở hội v.v... hiện tiền Tăng nhận được nhiều y vật phân chia, không nên giữ lại. Ðây là y phi thời nên chia.
Tỳ-kheo ở một mình một trú xứ, hạ an cư nhận được nhiều y vật, Tỳ-kheo kia nên tâm niệm: “Ðây là vật của tôi”. Thọ hoặc không thọ, Tỳ-kheo khác đến không nên chia phần.
Trường hợp nhận được nhiều y vật, sau đó Tăng bị phá, nên hỏi Ðàn-việt, tùy theo lời yêu cầu của họ mà chia. Nếu Ðàn-việt nói: “Không biết”, hoặc nói “cho đều” thì nên chia làm hai phần.
Các Tỳ-kheo nhận được nhiều y vật, hoặc có Tỳ-kheo từ bộ này đến bộ kia, không nên chia phần.
Có Tỳ-kheo đến bộ kia, trên đường đi chưa đến mà viên tịch, thì y bát nên giao cho trú xứ họ muốn đến.
Tỳ-kheo bị cử qua đời, y bát giao cho cộng đồng Yết-ma Tăng cử .
Hỏi: Luật Tăng kỳ, trong pháp trị tội, nói: Vô thường đến với người bị cử, y bát không nên chia, nên vất bỏ. Nay nói Tỳ-kheo bị cử qua đời, y bát giao cho cộng đồng Yết-ma Tăng cử. Trường hợp này nên theo bên nào?
Ðáp: Ý luật Tăng kỳ chỉ cho hạng người không bỏ các ác kiến còn nơi đây thì chỉ chung cho tất cả các tội được cử. Hai bên không trái nhau, đều có thể theo vậy.
Trường hợp Tăng bị phá thành hai bộ, Ðàn-việt thỉnh đến một địa điểm cúng dường cơm, y và tơ lụa, nên tùy theo ý kiến của Ðàn-việt mà phân phối.
Trường hợp Tăng nhận được y an cư rồi bị phá làm hai bộ, nên đếm số người nhiều ít mà phân. Nếu chưa nhận được y an cư mà Tăng bị phá cũng nên đếm số người nhiều ít mà chia. Nếu được y mùa hạ hay chưa được y mùa hạ, mà đi đến các bộ khác đều nên chia phần.
Có tám cách thí y:
1) Thí cho Tỳ-kheo Tăng.
2) Thí cho Tỳ-kkeo-ni Chúng.
3) Thí cho hai bộ Tăng.
4) Thí cho tứ phương Tăng.
5) Thí cho Tăng cùng một giới.
6) Thí cho Tăng cùng một Yết-ma.
7) Thí riêng từng vị có tên.
8) Thí một người.
Tùy theo sự bố thí mà phân bố.
Phần thứ tư[7] nói:
Vật của tứ phương Tăng không nên chia, không nên đem về cho mình, không nên mua bán, cũng không phải vật để Tăng được bán, nhiều người hay ít người đều không nên bán. Nếu ai đem làm của riêng hoặc chia, hoặc bán, đều không thành của riêng, không thành chia, không thành mua bán, phạm tội Thâu-lan-giá.
Thế nào gọi là vật của tứ phương Tăng? – Hoặc Tăng-già-lam, vật của Tăng-già-lam, phòng xá, vật của phòng xá, bồn, âu, búa, lu, đèn tạ, các tạp vật quan trọng: giường dây, giường cây, ngọa cụ, tre
cây... đều không nên chia. Cho phép chia bông và trái, hoặc bông hoa dâng cúng Phật.
Ðất của Tăng mà làm phòng riêng, nếu có khách Tỳ-kheo Thượng tọa đến nên nhường cho khách, đất của Tăng đem làm của riêng mình là điều vô lý.
Vì Tăng chia cháo, theo năm cách sau đây thì vào địa ngục như tên bắn: có ái, có sân, có sợ, có si và không biết ai đã chia, ai chưa chia. Có 5 cách chia cháo được sanh lên cõi trời nhanh cũng như tên bắn: không ái, không sân, không sợ, không si và biết người đã chia, người chưa chia. Cho đến sai Sa-di làm sứ giả cũng như vậy.
Luật Tăng kỳ nói:
An cư nơi trú xứ khác không được nhận y phần nơi chỗ này. Trọng tâm an cư nơi trú xứ nào thì nhận y phần nơi trú xứ đó, trừ mạng nạn, phạm hạnh nạn.
Có năm trường hợp không nên chia y an cư:
1) Người bị cử. Tức là trong ba kiến, mỗi một kiến nào không chịu bỏ, bị cử tội tác Yết-ma (chỉ trừ trường hợp không bỏ ác kiến, còn bất kiến tội, bất sám hối hay Yết-ma quở trách v.v... đều có thể để dưới đất cho họ hay sai người cho vậy).
2) Kẻ thôi tu. Nếu họ dựa vào quyền lực của vua, đại thần hay dùng thế lực của bọn cướp đến đòi, không đưa họ gây tai hại thì nên đưa cho họ.
3) Người mạng chung. Nếu y an cư đã tập trung tuy chưa chia, vị ấy sắp mạng chung, có dặn vị nào đó nhận thì sau khi họ mạng chung nên giao cho người được nhờ nhận giùm.
4) Người phá an cư. Không tiền an cư, không hậu an cư.
5) Ði vắng. Ði vắng mà không dặn nhờ người nhận giùm phần của mình.
Nếu Tỳ-kheo tuy không an cư nơi trú xứ này, nhưng mà Ðàn-việt vì họ lập trai nghi cúng dường thì nên chia phần cho vị ấy. Nếu nhà thí chủ muốn cúng chung cho các Tỳ-kheo thì tùy theo ý của Ðàn-việt mà chia.
Có bốn loại vật tùy theo lời nói của Ðàn-việt, thuộc về hiện tiền Tăng:
1) Tôi bố thí y.
2) Tôi bố thí theo giá trị của y.
3) Tôi bố thí vật.
4) Tôi bố thí theo giá trị của vật.
Lại có 10 loại thu nhận, thuộc về hiện tiền Tăng:
1) Thời dược (bữa cơm chính).
2) Dạ phần dược (nước uống bữa chiều).
3) Thất nhật dược (vật thực dùng bảy ngày).
4) Tận thọ dược (thuốc uống trọn đời).
5) Vật của Tỳ-kheo viên tịch.
6) Cúng cho trú xứ (chùa).
7) Ðại hội.
8) Y phi thời.
9) Vật lặt vặt (tạp vật).
10) Mời ăn.
Sa-di qua đời, vật thuộc về Hòa thượng của họ.
Luật Ngũ phần nói:
Sa-di qua đời, vật của họ hiện tiền Tăng chia.
Hỏi: - Vật của Sa-di qua đời, theo luật Tăng kỳ và Ngũ phần, hai thuyết trái nhau, nay nên theo bên nào?
Ðáp: - Nếu Sa-di qua đời, do Hòa thượng nuôi dạy thì nên theo Luật Tăng kỳ. Còn Sa-di đã sống lâu với Tăng, lợi dưỡng cùng Tăng thì nên theo luật Ngũ phần, mỗi bên có một ý nghĩa của nó.
Luật Thập tụng nói:
Sa-di dữ học (Tỳ-kheo thọ pháp học hối Ba-la-di) nên chia phần ngang với đại Tỳ-kheo.
Tỳ-ni tựa nói:
Tỳ-kheo mượn vật của Tháp, của tứ phương Tăng dùng, sau khi qua đời dùng vật y bát của vị đó, tính theo giá tương xứng trả lại, còn thừa ra thì Tăng nên chia. Vật y bát của Tỳ-kheo, mượn dùng cho Tháp, dùng cho tứ phương Tăng, sau khi vị ấy qua đời, dùng vật của Tháp, Tăng tính theo giá hoàn trả lại. Hiện tiền Tăng nên chia của ấy.
Căn bản tạp sự nói:
Nếu Tăng nhận được một cái bánh nhỏ chỉ bằng cái lá cây, cũng cùng nhau chia đều cho chúng. Nếu nhận được y (vải) chỉ đủ làm tim đèn, chúng cũng cùng nhau chia. Nếu được bạch điệp quý giá thì bán lấy tiền rồi cùng nhau chia.
Ny-đà-na nói:
Bí-sô viên tịch nơi trú xứ Ni, y bát nên trả lại cho Bí-sô. Bí-sô-ni viên tịch nơi chùa Tăng, y bát nên hoàn lại cho Ni. Nếu địa phương không có Bí-sô thì Ni nên nhận. Nếu địa phương không có Ni chúng thì Bí-sô nên lấy.
Có boán loại vật không được chia:
1) Vật của tứ phương Tăng.
2) Vật của Tốt-đổ-ba (Tháp).
3) Thuốc chữa bệnh.
4) Tài sản của chùa (trú xứ).
Ngày đại hội nhận được nhiều tài vật quý báu, dựa vào tổng số nhận được, chuẩn theo pháp bình đẳng mà phân chia. Nếu chúng nhiều thì cứ mỗi ngàn người một phần. Trong mỗi ngàn người đó tự chia với nhau. Hoặc là 100 người, 30 người, 10 người làm một phần, bảo họ tự chia cho nhau. Trong 10 người, có một người qua đời, sau khi vừa chia xong thì phần của vị ấy nên nhập vào Tăng-già. Trường hợp chưa chia mà một vị qua đời thì nên chia làm 9 phần cho chín vị mà thôi. Số lượng nhiều cũng chuẩn theo như vậy giải quyết.
Mục-đắc-ca nói:
Không nên đem vật ở trú xứ này cho trú xứ khác. Vật ở đâu thì dùng ở đó. Nếu mình cho riêng thì tính đúng giá hoàn trả lại. Nếu không trả lại thì mình mắc tội trọng Việt pháp.
Tăng không nên nhận ba y của Tỳ-kheo bệnh. Giả sử nhận không nên phân tán, nếu thấy thiếu phải tìm lại cho đủ.
Có người bố thí tài vật cho Tăng, Ni hai chúng, nên hỏi người thí chủ tùy theo đó mà phân chia.
Lợi vật của hai chúng nên chia bình đẳng. Sa-di, Sa-di-ni ba phần cho một (1/3). Thức-xoa và người muốn thọ giới thì hai phần cho một (1/2).
Mời Bí-sô và Ni ăn cơm và cúng đồ vật, tính theo số người chia, không nên chia hai.
Khi lập pháp hội, nhận được đồ vật cúng dường, cũng nên chia cho Ni chúng.
Nếu bổn ý của thí chủ, chỉ cúng cho người ở trong chùa này, không gồm những người ở nơi khác, nhưng nếu khách Tăng có đến thọ trai, thì phải tính theo giá trị của vật mà đưa cho họ.
Luật nhiếp nói:
Người an cư có duyên sự đi ra ngoài, có dặn nhờ người nhận phần rồi đi thì nên chia phần cho vị ấy. Nếu không dặn thì không nên chia. Nếu mình nhận lời nhận giùm mà không nhận thì nên lấy phần của mình mà bồi thường cho vị ấy. Bí-sô nào viên tịch, nếu có Bí-sô đến kịp trong năm giai đoạn sau đây thì nên chia phần:
1) Khi đánh kiền chùy.
2) Khi tụng Tam khải vô thường kinh[8].
3) Khi lễ Chế-để (Tháp).
4) Khi hành trù (kiểm Tăng số).
5) Khi tác bạch.
Nếu chúng không tập hợp, hoặc không có người bỉnh pháp[9] thì nên làm pháp sơ hậu. Pháp sơ hậu tức là lấy một vật nhỏ của vị viên tịch, hoặc 2 tiền v.v... đem đến đối trước vị Thượng tọa lớn nhất và vị Hạ tọa thấp nhất (nhỏ nhất) trao cho hai vị ấy, dùng làm định ký. Sau đó, Tăng hiện tiền như thường pháp cùng nhau phân chia, khỏi phải tác pháp. Nếu làm pháp sơ hậu rồi, có người đến, không nên chia phần. Nếu bốn giai đoạn trước có mặt, giai đoạn thứ năm không có cũng nên chia phần. Nếu tác bạch rồi, mà hiện có mặt ở trong cương giới cũng nên chia phần, cùng nhau thọ lợi. Nếu không tác bạch, không làm pháp sơ hậu thì tất cả hàng Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn hiện có trong cõi Nam Thiệm-bộ châu, hoặc ở các nơi khác, thảy đều có phần. Kinh điển thì không nên chia, nên để nơi thư viện, cho tứ phương Tăng cùng đọc tụng. Ngoài ra, sách vở thường thì nên bán, hiện tiền Tăng nên chia. Nếu có vật gì ghi chép nơi sổ sách (bằng khoán) có thể đòi được liền chia cho Tăng. Nếu chưa đòi được liền, thì cất bằng khoán đó nơi kho của Tăng. Sau khi đòi được sung vào tứ phương Tăng thọ dụng. Trong khi Bí-sô đang bệnh, nói như vầy: “Sau khi tôi qua đời, đem vật này cho người kia”. Ðó là pháp của thế tục, không thành lời di chúc. Vật ấy nên đem chia. Ðối diện mà trao là đúng pháp. Tử thi của họ nên hỏa thiêu cúng dường, mọi việc tụng kinh xong xuôi, sau đó mới chia đồ vật. Trường hợp vật do người qua đời gởi ở đâu thì chuùng ở đó phân chia với nhau.
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Tỳ-kheo lúc sanh tiền có Kinh, Luật nên trao cho người có thể đọc tụng. Nếu không kịp trao thì hiện tiền Tăng nên trao cho người có khả năng đọc tụng chứ không nên chia để bán.
Hỏi: - Kinh, Luật, Luận của Tỳ-kheo qua đời, Luật nhiếp và Mẫu luận chủ trương không đồng, nay nên theo bên nào?
Ðáp: - Kinh, Luận quý ở chỗ lưu thông đọc tụng, chỉ trừ vấn đề chia rồi bán là điều không nên. Ngoài ra tùy theo đó mà châm chước.
IV. PHÁP NÓI PHÁP
Phần thứ hai[10] nói:
Cho phép nói nghĩa, khỏi phải nói đủ văn cú. Không nên hai Tỳ-kheo cùng ở trên một tòa cao nói pháp. Không nên trải tòa cao gần nhau nói pháp nghĩa, cùng nhau tìm tòi chỗ hay dỡ (trường, đoản). Không nên nói pháp bằng cách ngâm nga ca vịnh một cách quá đáng.
Thuyết pháp baèng ca vịnh có năm điều lỗi:
1) Tự sanh tâm tham đắm ái dục nơi âm thanh.
2) Người nghe sanh tâm tham.
3) Người nghe bắt chước theo.
4) Trưởng giả cơ hiềm sanh khinh mạn.
5) Tạo duyên ồn ào ở nơi tịch tịnh, làm rối loạn thiền định.
Phần thứ tư (luật Tứ phần) nói:
Nếu Tỳ-kheo nói pháp tương tợ văn cú, thì trái với pháp Tỳ-ni. Tỳ-kheo này làm cho nhiều người không được lợi ích, và tạo các nghiệp khổ, khiến Chánh pháp bị tiêu diệt. Nếu tùy thuận văn cú, không trái với pháp Tỳ-ni, Tỳ-kheo này làm cho nhiều người lợi ích, và không tạo các nghiệp khổ, khiến Chánh pháp lâu bền. Cho đến, nếu Tỳ-kheo, không phải Phật chế mà tự chế, còn Phật chế lại không áp dụng, như vậy lần lần khiến cho giới luật bị hủy báng, bị phá hoại, làm cho nhiều người không được lợi ích, và tạo nhiều nghiệp khổ, khiến Chánh pháp bị diệt. Nếu Tỳ-kheo không phải Phật chế thì không nên chế, còn Phật chế thì áp dụng, như vậy lần lần làm cho giới luật thành tựu, lợi ích nhiều người, và không tạo các nghiệp khổ, khiến Chánh pháp lâu bền. Vậy cho nên các ông, những gì không phải Phật chế thì không nên tự chế, những gì do Phật chế thì nên áp dụng, nên học tập và tùy thuận những giới do đức Phật chế.
Hỏi: - Nay căn cứ vào kinh Ngũ bách vấn cùng với các bộ luật, phần nhiều có sự trái nhau. Lại nữa, trong Bách Trượng thanh quy cũng rất trái với luật. Người đời sau làm theo, tránh khỏi tội phá hoại Chánh pháp không?
Ðáp: - Chánh pháp bị hoại diệt, hoàn toàn do người học luật không thông suốt. Kinh Ngũ bách vấn chắc chắn do người đời sau phụ hội thêm vào, rõ ràng có thể biết được. Còn Bách Trượng thanh quy, vì lâu ngày nên đã mất hết bổn ý của ngài Hoài Hải Thiền sư, đều là do hàng lưu tục Tăng quan trụ trì triều Nguyên thêm vào một cách sai lạc, vô căn cứ, lý lại không thông. Nay hạng người phụng hành đều do chưa am hiểu về Luật học vậy.
Phật bảo các Tỳ-kheo: Có bốn cách cần phổ biến rộng rãi:
1) Nếu có Tỳ-kheo nói như vầy: Các Trưởng lão, tôi lúc..., nơi thành... nghe Phật dạy và thọ trì: “Ðây là Pháp, đây là Tỳ-ni, đây là Phật dạy”. Khi nghe vị ấy nói như vậy không nên hiềm nghi hay quở trách liền. Nên xét định văn cú rồi tìm hiểu, nghiên cứu Tu-đa-la, Tỳ-ni, so sánh và suy nghiệm pháp luật, nếu không tương ứng, sai trái đối với Chánh pháp thì nên bảo vị Tỳ-kheo kia rằng: “Những điều thầy nói không đúng như lời Phật dạy, Trưởng lão không nghiệm xét được lời Phật dạy. Tại sao vậy? Vì tôi đã tìm hiểu, đã nghiên cứu pháp luật thì không tương ứng với những gì Ngài đã nói. Trưởng lão không nên đọc tụng, cũng đừng dạy cho các Tỳ-kheo khác, ngài nên bỏ đi!” Nếu tìm hiểu nghiên cứu pháp luật thấy tương ứng thì nên nói: “Những gì Trưởng lão đã nói chính là lời Phật nói. Ngài đã nghiệm xét được lời Phật dạy. Tại sao vậy? Vì tôi đã tìm hiểu đã nghiên cứu pháp luật, thấy chúng tương ứng, không chống trái. Trưởng lão nên khéo thọ trì đọc tụng, và giáo hóa các Tỳ-kheo khác, đừng để cho vong thất”. Ðây là điều ban đầu cần phổ biến rộng rãi.
2) Lại nữa, nếu nói: Tôi ở nơi thôn thành... nghe bậc Thượng tọa ở trong Tăng hòa hợp nói: Ðây là pháp v.v. cũng lại phải tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và nghiệm xét, nếu không tương ứng thì nói: “Ðây không phải là lời Phật dạy. Tăng nơi đó và vị Thượng tọa không thẩm xét được lời Phật dạy, Trưởng lão cũng vậy...” cho đến câu: “Ngài nên bỏ đi”. Nếu tương ứng thì nên nói: “Ðây là lời Phật dạy. Tăng và Thượng tọa ở nơi kia cũng như Trưởng lão đã thẩm xét được lời Phật dạy...” cho đến câu: “Ðừng để cho vong thất”. Ðây là điều thứ hai cần phổ biến rộng rãi.
3) Nếu nói: Từ nơi vị hiểu biết Kinh, Luật, Luận tạng, nghe nhiều Tỳ-kheo nói...” cũng như vậy.
4) Nếu nói: Nghe từ một Tỳ-kheo am hiểu Kinh, Luật, Luận tạng, nói ... cũng như vậy.
Luật Căn bản nói:
Chỗ để tòa sư tử của Thượng tọa nếu là nhất định thì nên làm chân bằng gạch, nếu chỗ để không nhất định, thì nên làm chân bằng gỗ. Pháp sư nhổ nước miếng nên để cái ống nhổ.
Xan lẫn giáo pháp mắc lấy năm điều tội lỗi thiệt hại:
1) Sanh ra đã bị mù.
2) Không có trí tuệ.
3) Xa lìa Phật pháp.
4) Có oan gia trong nhà.
5) Không vào được chánh vị, mạng chung đọa vào
địa ngục.
Tạp sự nói:
Dưới tòa sư tử nên làm cái bục bằng gỗ, hoặc dùng đá kê bốn chân tòa.
Luật nhiếp nói:
Có năm hạng người không nên vì họ nói tạng Tỳ-nại-da (Luật).
1) Tánh tình không có sự hiểu biết, cố ý hỏi một cách khác lạ.
2) Không vì trừ nghi hoặc mà hỏi.
3) Hoặc hỏi thử để trêu lộng chơi.
4) Hoặc vì muốn làm phiền bận mà hỏi.
5) Hoặc vì xoi bói lỗi lầm mà hỏi.
Tuyên thuyết Thánh ngôn không vì cầu lợi dùng để nuôi sống. Nếu nói phi pháp, Thượng tọa phải ngăn chặn. Người nói pháp không nên lãnh nhiều đồ chúng để làm người tùy tùng. Họ tự đi theo thì không phạm. Bậc thầy thuyết pháp, nếu người kia không thỉnh, vội vã vì họ mà nói, mắc tội Việt pháp.
Luật Thập tụng nói:
Khi nghe pháp, Thượng tọa đến không nên khiến hạ tọa đứng dậy. Nếu hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) đến vì sự chí kính cho nên tự đứng dậy, người khác không được.
Có năm hạng người không nên vì họ nói Tỳ-ni: họ hỏi thử, không nghi mà hỏi, không vì để ăn năn sự lỗi lầm mà hỏi, cật vấn, không chấp nhận câu trả lời.
Sáu ngày chay trong tháng, Tỳ-kheo không bệnh, nên hòa hợp một chỗ để thuyết pháp. Nếu ngoại đạo luận nghị sự, đến với tâm tật đố, muốn phá vấn đề nói pháp, thì nên như pháp vấn nạn, cật vấn để hàng phục họ, không nên vì sân tâm dùng ác khẩu để giải quyết.
Người nói pháp nên nhất tâm trình bày Chánh pháp, sanh tâm từ bi lợi ích, nên nói năng trang nghiêm, trong sáng, thanh nhã, thứ lớp nối tiếp nhau, biện tài không cùng tận, tùy thuận thật tướng của các pháp. Vì pháp chứ không vì lợi dưỡng mà nói.
Tỳ-ni tựa nói:
Khi nói pháp, khi nghe pháp, vị Thượng tọa đến không nên đứng dậy. Thượng tọa cũng không nên buộc hạ tọa đứng dậy.
Luật Ngũ phần nói:
Mồng 8 và 14 trong tháng nói pháp, Rằm Bố-tát...
Không nên nói pháp bằng giọng ca vịnh...
Bạch y rải hoa, nếu rớt trên đầu và trên y của Tỳ-kheo nên phủi xuống. Nếu rớt trên tòa cao không lấy đó làm khó chịu.
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Tỳ-kheo nói pháp phải xem xét đại chúng, nên nói pháp gì để họ có thể lãnh hội và thọ trì được. Cần nói pháp thậm thâm thì nói pháp thậm thâm. Nên nói pháp phổ thông thì nói pháp phổ thông. Nếu nói không lợi ích cho người nghe, gọi đó là ác thuyết, hơn nữa, nên trừ tâm tham, tâm nhiễm, tâm ác, tâm ngu si, tâm tự khinh, tâm khinh đại chúng. Cần có tâm từ bi, tâm hoan hỷ, tâm lợi ích, tâm kham nhẫn, tâm bất động, tâm không hoặc nhiễm. Khởi lập các tâm như vậy mới được nói pháp. Lại nữa, không nên nhân các duyên khác mà nói pháp, vì pháp rất quan trọng, rất khó được nghe. Pháp đây là vật báu, là thuốc, có khả năng lợi ích mọi người, cho nên mới nói. Cho đến bài kệ bốn câu cũng khiến cho người nghe hiểu rõ lý như thật, đối với đường sanh tử được lợi ích, an lạc.
Cho phép viện dẫn trong kinh lời lẽ cốt yếu nhiệm mầu để nói lên nghĩa của chúng.
V. PHÁP ÐỌC TỤNG
Luật Căn bản nói:
Ða văn có 5 món lợi ích:
1) Năm uẩn thiện xảo.
2) Mười hai xứ thiện xảo.
3) Mười tám giới thiện xảo.
4) Duyên khởi thiện xảo.
5) Ðối với những việc cần giáo giới, giáo thọ khỏi cầu nơi người khác.
Tạp sự nói:
Hứa khả (đồng ý) cho hai trường hợp dùng âm thanh ngâm vịnh:
1) Khen ngợi đức độ của bậc Ðại sư.
2) Tụng Tam khải kinh[11].
Không biết cách ngâm vịnh (tức tán tụng) thì nên học nơi chỗ vắng.
Không nên kéo dài giọng ca vịnh mà tụng kinh nói pháp. Ban đêm có thể thắp đèn để tụng kinh, Mùa hạ, sợ tổn hại loài trùng nên làm cái chụp đèn che lại.
Người trí tuệ thông minh, học rộng nhớ nhiều, có khả năng chế phục ngoại đạo, mới có thể học tập ngoại điển. Trong mỗi ngày, phần đầu ngày cho đến phần giữa ngày và sau đó, đọc tụng kinh Phật, đợi cho đến chiều mới xem qua ngoại điển. Ba phần của đêm cũng vậy.
Luật Tứ Phần nói:
Không nên dùng ngôn ngữ của ngoại đạo xen lộn vào kinh Phật. Cho phép tùy theo văn hóa, văn học thế tục ở trong nước để giải thích về tụng tập kinh Phật.
Hỏi: - Nơi đây (Trung Hoa) sách vở của Lão, Trang và Tuyên Ni (Khổng Tử) được dẫn vào trong kinh luận để giải thích yếu chỉ, như vậy có tội không?
Ðáp: - Nhãn quan về giáo lý chưa khai thông, muốn trang nghiêm văn cú ngôn từ mà đem từ ngoài vào gọi là ngoại đạo xen lộn. Nếu đạt được thật tướng của Pháp ấn, có thể gạn lọc, có thể tóm gọn, đâu đó rành rẽ phân minh, không quanh co, không lộn xộn. Thâu gọn lại thì thô ngôn tế ngữ đều là đệ nhất nghĩa. Hoặc như có dẫn kinh kia sách nọ khiến cho người hiểu được, đều thuận theo Tứ tất-đàn[12], không có gì chống trái vậy.
Luật Thập tụng nói:
Hạ tọa muốn dạy pháp cho Thượng tọa nên ngồi nơi chỗ cao vì tôn trọng pháp vậy. Thượng tọa muốn theo Hạ tọa thọ pháp nên ngồi chỗ thấp vì tôn trọng pháp vậy. Cũng cho phép Hạ tọa dạy pháp cho Thượng tọa, ngồi chung một giường vì trọng Thượng tọa vậy.
Tụng kinh có năm điều lợi:
1) Thân thể không mỏi mệt, không quên những gì đã nhớ.
2) Tâm không biếng nhác mệt mỏi.
3) Tiếng tăm (âm thanh) không bị hư hoại.
4) Ngôn ngữ dễ hiểu.
5) Chư thiên nghe tụng tâm liền hoan hỷ.
Dùng âm thanh ngoại đạo tụng kinh Phật mắc tội Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu Tỳ-kheo không có chỗ học tụng kinh có thể đến nơi Sa-di-ni thọ pháp. Chỉ cầu người trì giới tốt, trọng đức làm bạn để chứng minh vậy. Cũng được phép theo cư sĩ để thọ pháp, không được xưng là A-xà-lê. Như vậy lần lượt sẽ được thọ pháp. Chỉ cẩn thận đừng để mất oai nghi là được.
Hỏi: - Tương truyền rằng: Bạch y nói pháp, Tỳ-kheo nghe là triệu chứng Phật pháp suy đồi. Sao được theo bạch y thọ pháp ư?
Ðáp: - Cấp Cô Ðộc trưởng giả mỗi lần đến Kỳ-viên dạy kinh cho tân Tỳ-kheo, trước hết đảnh lễ các Tỳ-kheo rồi sau mới nói Pháp. Duy-Ma cư sĩ có lúc bài xích mạnh mẽ đối với kẻ chú trọng về Tiểu thừa, khiến cho các Thanh văn Bồ-tát thảy đều khiếp vía, nhưng chưa từng dám xem mình là bậc thầy để họ đảnh lễ. Ðây là một hình thức đẹp lúc Phật còn tại thế, đâu thể gọi đó là triệu chứng suy đồi? Nếu xưng Bạch y là thầy, Tỳ-kheo lại hành lễ cung kính, hoặc là thọ cầu học ngoại điển đều là phi pháp vậy.
Luật Ngũ phần nói:
Cho phép học ngoại điển, không cho phép vì ưa thích mà bỏ đạo nghiệp. Nhằm mục đích hàng phục ngoại đạo cho phép đọc sách ngoài, nhưng không được dựa theo sách vở đó mà sanh kiến giải.
Cho phép tùy theo ngôn ngữ của nước mình mà đọc tụng kinh điển, nhưng không được nghịch với ý của Phật. Không được dùng Phật ngữ làm ngôn ngữ để viết sách ngoài. Nếu phạm thì mắc tội Thâu-lan- giá.
Luật nhiếp nói:
Trong bốn oai nghi đều có thể truyền trao giáo pháp. Người thọ nhận giáo pháp phải đủ ba oai nghi mới kính pháp, và khi thọ giáo không nên ngủ. Pháp của đệ tử, cho dù già hay trẻ, khi đến chỗ thầy chắp tay cúi đầu rồi mới hỏi thăm bốn đại của thầy có yên không. Nên sanh tâm kính ngưỡng, lòng ngay thẳng, không quanh co, cầu giải quyết chỗ nghi vấn, chú tâm lãnh hội tốt, đừng cho quên mất. Nếu không có nghi ngờ, thọ pháp như thường lệ, đảnh lễ lui ra. Bậc thầy cũng nên kính học trò, đừng có tâm khinh miệt, tâm dối trá trong khi truyền trao. Ðối với pháp không bỏn sẻn, lãnh hội tốt giải đáp tốt, có lòng kiên nhẫn, có lòng thương xót, khiến cho kẻ thọ giáo không biết mỏi mệt, bực dọc. Nên thường dạy bảo người hầu hạ; nếu người tánh ngu độn nên dạy thường xuyên. Dùng giọng ngâm vịnh truyền trao giáo pháp, mắc tội ác tác. Không nên khen ngợi sách vở ngoại điển. Vì hàng phục đạo khác, tự biết mình có khả năng thì một ngày chia ba thời: hai thời thuận tiện nên học Phật pháp (tức là đầu ngày và giữa ngày), một phần cuối ngày nên học ngoại điển (tức xế chiều). Không nên dùng năm, tháng chia làm ba thời.
VI. PHÁP TỌA THIỀN
Phần thứ ba (luật Tứ phần) nói:
Tỳ-kheo ngủ gục, vị ngồi gần nên đánh thức vị đó bằng thiền trượng. Nếu cố ngủ trở lại, nên rờ nơi mí mắt, hoặc dùng nước rửa mặt, hoặc dùng tay véo lỗ tai, mũi, hay rờ trên trán, hay vén áo lấy tay rờ trong thân. Hoặc là đứng dậy đi ra ngoài cửa, nhìn ngó bốn phương, nhìn lên tinh tú, hay là đến chỗ kinh hành đi kinh hành, thu nhiếp các căn, khiến cho tâm không tán loạn.
Luật Thập tụng nói:
Khi lấy thiền trượng nên sanh tâm cung kính. Người ngồi gục lên gục xuống không thể tin được. Người ngồi vững vàng có thể tin được. Có năm pháp (trường hợp) dùng thiền trượng áp nhẹ nơi người khác:
1) Vì lòng lân mẫn.
2) Không làm phiền não người khác.
3) Người ngủ gục.
4) Ngồi mà đầu dựa nơi vách.
5) Ngồi mà chân duỗi ra.
Cho phép đeo cái thiền trấn[13]. Làm một cái lỗ, dùng sợi dây xâu qua cái lỗ. Ðầu sợi dây cột thành cái khuy, móc vào lỗ tai. Ðeo cái thiền trấn cách trán bốn ngón tay. Thiền trấn một lần rớt xuống là một lần duỗi chân, hai lần rớt xuống là hai lần duỗi chân, ba lần rớt xuống là phải đứng dậy đi.
Cho phép lập thời khóa biểu: ngày và đêm, trong vòng bảy ngày hay thường nhật.
Tỳ-ni tựa nói:
Khi ngồi thiền không nên tính lớn hay nhỏ, không được đuổi ra.
Căn bản tạp sự nói:
Phương Bắc có một vị quốc vương hiến hai đồng tưû cho vua Thắng Quang (Ba-tư-nặc), một người tên Ðà-xách-ca, một người tên Ba-lạc-ca, một người đoạn kiến, một người tà kiến, xa gần đều biết. Sau nhờ trưởng giả Cấp Cô Ðộc khéo léo nhiếp thọ, khiến họ quét đất chùa. Ban đêm thấy A-la-hán thần biến, và thấy chư thiên nói pháp sanh tâm chánh kiến, đến nơi đức Phật nghe pháp, xuất gia chứng quả, vua Thắng Quang xấu hổ cơ hiềm. Phật bảo hai người ấy ở nơi nhà trưởng giả khi ăn thì lo việc nước uống, để nói lên cái đức hơn người, vua bèn thán phục. Bí-sô hỏi nguyên nhân dĩ vãng của họ, Phật dạy: Thuở Phật Ca-diếp, hai người ấy xuất gia làm bạn, đến ở nơi biên quốc (hẻo lánh), không có thầy giáo thọ, tự tu thiền định, thật sự chưa chứng quả gì mà lầm tưởng là chứng quả. Khi lâm chung lại phỉ báng Chánh pháp, sanh tâm tà kiến, phát ngôn như sau: “Phật Ca-diếp-ba dối hoặc thế gian là đoạn hết phiền não, chứng A-la-hán quả. Ðối với các hoặc ta còn không thể đoạn hết, vậy thì người nào khác lại có thể chứng quả A-la-hán?” Do hủy báng Chánh pháp, sanh tà kiến như vậy, nên trải qua nhiều kiếp đọa nơi ác thú, lại trong nhiều đời thường ở biên địa sống với tâm tà kiến. Nhưng cũng nhờ có đọc tụng thọ trì uẩn, xứ, giới, nhân duyên, đạo lý và xứ, phi xứ, thảy đều thiện xảo, do nghiệp lực này mà được ở trong Chánh pháp Ta, xuất gia tu đạo. Không có thầy mà tu tập theo thiền định, có cái lỗi lầm như vậy. Cho nên không nên không có thầy mà tự mình tu theo thiền định”.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu có khả năng khéo léo trì Xa-ma-tha, chẳng phải chỉ trong vòng 20 năm, 30 năm cho đến 80 năm, 100 năm phiền não không khởi lên. Từ đó sanh tâm thượng mạn.
(Xa-ma-tha, Hoa dịch là “chỉ”. Nếu đạt được bản thể của chỉ thì đó là cái định có tuệ, nhưng không lỗi khởi lên tăng thượng mạn. Nếu chỉ tu định, thì chỉ dừng được loạn tưởng thô phù, dù khiến cho lần lượt phục trừ nhiễm hết, đạt được đến Phi tưởng, Phi phi tưởng định, tỏ rõ Niết-bàn, vẫn là tăng thượng mạn mà thôi).
VII. PHÁP TẠP
Luật Tăng kỳ nói:
“Lục niệm” là:
1) Nghĩ biết ngày tháng.
2) Nghĩ biết chỗ thọ thực.
3) Nghĩ biết lúc thọ giới và số hạ lạp.
4) Nghĩ biết y bát thọ trì và tịnh thí.
5) Nghĩ ăn đồng hay biệt chúng.
6) Nghĩ thân thể mạnh hay yếu.
Phần thứ tư[14] nói:
Không xỉa răng có năm điều bất lợi:
1) Miệng có mùi hôi.
2) Không phân biệt mùi vị.
3) Tăng thêm nhiệt ấm.
4) Không dẫn thực.
5) Mắt không sáng tỏ.
Xỉa răng có năm điều thuận lợi: Ngược lại năm điều trên. Tăm xỉa răng dài nhất là một gang tay, ngắn nhất là bốn ngón tay. Không nên xỉa loại cây khác lạ, hay là sóng của lá tạp. Không nên xỉa bằng loại voû cây. Nên xỉa nơi chỗ vắng.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu cây xỉa răng khó có, thì nên ngắt bỏ khúc xỉa rồi, rửa sạch, khúc còn lại lần sau dùng. Cây xỉa răng dài nhất là 16 ngón tay, ngắn nhất là 4 ngón tay trở lên.
Bộ Nam hải ký quy nói:
Mỗi buổi sáng xỉa răng (đánh răng) súc miệng sạch sẽ rồi mới kính lễ.
Không xỉa răng, tiện lợi không rửa sạch, ăn đồ ăn tay không sạch chạm phải, là những việc bỉ ổi.
Luật Tứ phần nói:
Nên thuận gió mà quét. Có năm cách quét đất không được phước đức lớn:
1) Quét mà không quét thuận gió.
2) Nghịch gió mà quét.
3) Quét không hết dấu chổi.
4) Quét không sạch đồ nhớp.
5) Không để cây chổi lại chỗ cũ.
Có năm cách quét đất được phước đức lớn là ngược lại năm điều trên. Nếu khi quét mà Thượng tọa ở đuôi gió, nên nói: “Ngài tránh qua một chút, con muốn quét chỗ này”.
Căn bản tạp sự nói:
Cấp Cô Ðộc trưởng giả mỗi sáng đến quét vườn chùa. Một hôm, vì bận việc không đến quét kịp Thế Tôn thấy đất không sạch, liền tự tay lấy chổi quét. Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất v.v... các đại Thanh văn, đều cùng Phật quét xong, vào trong nhà trai ngồi. Phật bảo Bí-sô: Quét đất có năm điều thắng lợi:
1) Tâm mình thanh tịnh.
2) Khiến tâm người khác cũng tịnh.
3) Chư Thiên hoan hỷ.
4) Trồng các nghiệp đoan chánh.
5) Mạng chung sanh thiên.
Sau khi Cấp Cô Ðộc trưởng giả vào rừng, nghe Phật cùng hàng đệ tử quét xong, không dám bước đi, thẹn và sợ vô cùng. Phật bảo: Miệng tụng kinh pháp thì cứ bước vào. Do Phật trọng kinh pháp, cho nên các A-la-hán đều tôn kính pháp.
Phần thứ tư[15] nói:
Kinh hành có năm việc tốt:
1) Có thể đi xa.
2) Có thể tư duy.
3) Ít bệnh.
4) Ăn dễ tiêu.
5) Ðịnh lực lâu bền.
Không nên ngủ ban ngày. Nếu già bệnh từ đường xa đến, cho phép vào trong phòng đóng cửa rồi ngủ.
Luật Ngũ phần nói:
Ðến trước nhà xí nên tằng hắng, hay búng móng tay khiến cho người trong nhà xí và phi nhơn biết. Người trong nhà xí cũng nên tằng hắng, hay búng móng tay trả lời.
Căn bản tạp sự nói:
Nếu không tẩy tịnh, không nên nhiễu tháp, hành đạo, lễ Phật, tụng kinh, lễ người, nhận người lễ, ăn uống, nhập chúng, ngồi giường ghế của chúng. Do thân không sạch, không như pháp vậy, cho nên chư thiên không hoan hỷ, và thọ trì kinh chú đều không hiệu nghiệm. Nếu lập trai nghi cúng dường, chép kinh, tạo tượng, chỉ được phước mỏng manh.
Bách nhất yết-ma nói:
Khi cần đi đại tiện, nên xách bình nước, đến cầu tiêu, để y một bên, lấy 15 viên đất sắp ngoài nhà cầu (sắp ngay hàng trên gạch hay trên miếng ván, gần bên chỗ nước chảy, để đất dài độ một khuỷu tay, rộng độ một gang tay), cầm ba viên đất và đồ chùi, xách bình nước vào nhà xí, khép cánh cửa lại. Ðại tiện xong, dùng đồ chùi, chùi sạch. Kế đó lấy ba viên đất để rửa ba lần tay bên tả cho sạch, rồi kẹp bình nước dưới nách, tay bên hữu xô cánh cửa, rồi dùng tay bên hữu xách bình nước đến chỗ rửa tay, ngồi xổm, để bình nơi bắp vế bên tả, dùng khuỷu tay đè lên. Còn năm viên đất, bốn viên rửa cả hai tay, một viên còn lại rửa cái bình. Sau đó mới rửa chân và lấy y mà đi. Khi về trong phòng dùng nước sạch súc miệng.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu “hạ bộ” bị bệnh trĩ không thể rửa được, nên dùng vật mềm lau sạch, hoặc vải hay lá cây. Không được xỉa răng nơi nhà xí, che đầu, trùm vai, nên ở trần.
Luật Thiện kiến nói:
Khi gần ngủ nên niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thiên, niệm Vô thường. Trong lục niệm này tùy theo đó mà niệm.
Hỏi: - Ðọc qua Tỳ-ni tập yếu và Luật tạng Tứ phần, cho đến luật Tăng kỳ, Căn bản, Ngũ phần, Thập tụng, Thiện kiến, Tỳ-ni mẫu v.v... chỉ thấy thuyết minh rộng rãi về giới pháp, chứ không thấy nói về kệ chú. Thời nay học luật, lấy kệ chú làm hành sự (trì). Nghĩa này thế nào?
Ðáp: - Pháp môn vô lượng, tuy mỗi môn đều có công dụng riêng của nó. Bắt đầu vào đạo, phải đi sâu vào một môn nào mới được. Ðã dự vào hàng Tỳ-kheo, nên biết Luật học là trước hết. Muốn hiểu rõ cương tôn của luật, có hai việc rất cần kíp:
1) Học thuộc giới pháp, hiểu rõ trì, phạm, khai,
giá.
2) Nhiếp trì oai nghi, chuyên tu theo pháp quán Tứ niệm xứ[16].
Như vậy, 12 thời, trong một ngày đêm thường được nhất tâm, không có niệm nào bị rối loạn, mới có khả năng tạo thành một phiến đoạn trừ mê hoặc chứng được chơn như. Nếu ban đầu học nhiều môn thì rốt cuộc khó vào đạo. Ngay đây, những bài kệ, rút ra từ kinh Hoa nghiêm, những chơn ngôn đó, đều thuộc về Mật bộ. Luận về pháp môn, tuy không thể nghĩ bàn, nhưng vấn đề tu chứng thì mỗi bên đều có tôn chỉ riêng của mình. Tùy theo tông của mình, chuyên tu không gián đoạn thì tam-muội dễ thành tựu. Như hái nhiều hoa mà không dùng chỉ xâu lại, gió thổi chắc chắn hoa phải bay tứ tán. Gồm thâu chúng lại là hoàn toàn đúng, vì một câu, một kệ, một chữ đều là hạt giống của đạo. Nếu chọn lựa riêng ra thì hoàn toàn sai lầm, vì rằng Luật không thành luật, Hiển không thành hiển, Mật không thành mật, chỉ đánh mất thiện căn mà thôi. Vì vậy cho nên Chánh pháp dần dần suy đồi, mạt vận không thể chấn hưng được. Kẻ sĩ có chí hướng, không gì bằng chuyên tinh giới luật, rành rẽ bản chức của Tỳ-kheo. Kẻ lợi căn có khả năng từ nơi giới mà đạt được cứu cánh, tóm thâu hết thần công của hiển mật. Người độn căn cũng có thể từ giới mà làm cái nấc thang lần lần bước lên tòa nhà hiển mật. Có vậy vấn đề học mới có nguồn gốc, khỏi phải bị chê trách, vì lắm nẻo nên mất dê vậy!
Phần thứ ba (luật Tứ phần) nói:
Phật bảo Tỳ-kheo thuận theo tâm niệm của ông, nhiếp trì oai nghi đây là lời dạy của Ta. Thế nào gọi là thuận theo tâm niệm của ông?
- Quán nội thân, thân ý chỉ (tức thân niệm xứ) tinh cần nhiếp trì, niệm không tán loạn, điều phục tham, si, tật đố, ưu não của thế gian.
- Quán ngoại thân, nội ngoại của thân, thọ, ý (tức tâm niệm xứ), Pháp (niệm xứ) cũng như vậy. Tỳ-kheo như vậy, đặng chánh tâm niệm. Nhiếp trì oai nghi tức là ra, vào, cúi, ngửa, cầm nắm y bát, uống, ăn, uống thuốc, đại tiểu tiện, ngủ, thức, đi đứng, ngồi nằm, noùi, nín... tâm luôn luôn trụ nơi những hành động đó. Như vậy gọi là Tỳ-kheo nhiếp trì oai nghi. (Ngày đêm trong 4 oai nghi, một lòng tu tập quán Tứ niệm xứ. Ðây là cương tôn của Luật học vậy).
Luật Căn bản nói:
Xuất gia có năm điều lợi:
1) Ta tự nhận được điều lợi nơi ta, người khác không có.
2) Tự biết ta là hạng người ti tiện bị người khác xua đuổi, sai khiến. Sau khi xuất gia nhận sự cung kính của người, được khen ngợi lễ bái.
3) Sẽ được an ổn Vô thượng Niết-bàn.
4) Mạng chung sanh lên cõi trời.
5) Thường được chư Phật và chúng Thanh văn, các bậc hiền thiện khen ngợi.
PHẬT NÓI KINH
TỘI PHẠM GIỚI NHẸ NẶNG[17]

(Hậu Hán, An Tức, Tam Tạng Sa-môn An Thế Cao dịch)
Tôi nghe như vầy: Thuở nọ Ðức Phật ở nơi thành Vương Xá, vườn trúc Ca-lan-đà. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ðại Mục-kiền-liên vào buổi xế, từ thiền định đứng dậy, đến chỗ đức Phật, đảnh lễ Phật, lui ngồi một bên, chắp tay cung kính bạch Phật:
- Cúi xin đức Thế Tôn, con có chút nghi, nay muốn cầu hỏi, xin Ngài hứa cho?
Ðức Phật bảo ngài Mục-liên:
- Ý ông hỏi gì, Ta sẽ vì ông giải đáp.
Ngài Mục-liên liền bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không có tâm xấu hổ, khinh mạn lời Phật dạy, phạm giới: Chúng học, Ba-la-đề đề-xá-ni, Ba-dật-đề, Thâu-lan-giá, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-la-di, mắc bao nhiêu tội không lợi ích? Cúi xin Thế Tôn trình bày.
Phật bảo ngài Mục-liên:
- Lắng nghe, lắng nghe! Nay Như Lai vì ông nói: Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không tự hổ, không thẹn, khinh mạn lời Phật, phạm giới “chúng học” thì như 500 năm sống nơi cõi trời Tứ Thiên vương, đọa vào địa ngục (Nê-lê), theo cõi nhơn gian thì 900.000 năm.
Lại nữa, Mục-liên, nếu không hổ thẹn, khinh mạn lời Phật, phạm Ba-la-đề đề-xá-ni, thì như 1000 năm sống nơi cõi trời Tam thập tam thiên, đọa vào địa ngục, theo cõi nhơn gian thì ba ức sáu mươi ngàn năm.
Lại nữa, Mục-liên, nếu không tự hổ, không thẹn, khinh mạn lời Phật, phạm Ba-dật-đề thì như 2000 năm sống nơi cung trời Dạ-ma, đọa vào địa ngục. Tính theo cõi nhơn gian tức là một vạn bốn ngàn bốn trăm vạn năm.
Lại nữa, Mục-liên, nếu không hổ thẹn, khinh mạn lời Phật, phạm Thâu-lan-giá, thì như 4000 năm sống nơi cung trời Ðâu-suất, đọa vào địa ngục. Tính theo cõi trần này là năm vạn sáu ngàn sáu trăm vạn năm.
Lại nữa, Mục-liên, nếu không hổ thẹn, khinh mạn lời Phật, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, thì như 8000 năm sống nơi cõi trời Hóa Lạc (tức trời Bất Kiều Lạc), đọa vào địa ngục. Tính theo nhơn gian tức là hai mươi ba vạn linh bốn trăm vạn năm.
Lại nữa, Mục-liên, nếu không hổ thẹn, khinh mạn lời Phật dạy, phạm Ba-la-di thì như 16.000 năm sống nơi cung trời Tha Hóa Tự Tại, đọa vào địa ngục. Tính theo nhơn gian tức là chín mươi hai vạn một ngàn sáu trăm vạn năm.
Tôn giả Mục-liên nghe Phật nói xong hoan hỷ phụng hành.
Hỏi: - Câu hỏi này được gọi là chánh chơn, ngoài ra thì 500 câu hỏi kia đâu được gọi là ngụy?
Ðáp: - Y theo chơn chánh là được, phụ họa theo mà sai quấy thì sai. Cho nên bao năm qua lựa chọn và quyết đoán lấy phần chánh chơn, loại phần tạp nhạp vậy.
Bản đồ 250 giới của Tỳ-kheo và 348 giới của Tỳ-kheo-ni phối hợp với ngũ hình (trang sau):
- Năm thiên phối với năm hình.
- Thứ lớp của bảy tụ.
- Quả báo của sáu tội.

Khí tức là bỏ hay kẻ chiến bại. Tử, tức là tội tử hình. Lưu, tức là tội đày đi phương xa. Ðồ, tức là tội khổ sai. Trượng, tức là tội đánh bằng gậy. Xuy, tức là tội đánh bằng roi, bằng vả.
BÀI TỤNG CỦA GIỚI TƯỚNG
Xét rằng luật Tăng kỳ, khi kiết tập, trước hết có bài tụng, sau đó là văn của Luật. Trong luật Căn bản cũng có bài tụng. Do vậy sơ cơ dễ nhớ và dễ tụng. Nay luật Tứ phần không có bài tụng. Lấy bài tụng của các bộ khác qua thì thứ tự không giống nhau. Muốn giữ lại cách cũ thì sợ kẻ sơ cơ khó bề nhớ tụng. Nay dựa vào lý, do đó, tôi làm bài tụng này khiến cho kẻ sơ cơ khi học bài tụng này thì giới tướng của năm thiên được nêu lên xứng hợp với cương lĩnh vậy.
Sa-môn Trí Húc kính thuật
KỆ TỤNG 250 GIỚI
THIÊN THỨ NHẤT:

Dâm dục, trộm năm tiền.
Cố dứt mạng loài người
Không chứng, dối nói chứng
Trừ người tăng thượng mạn
Bốn tội Ba-la-di
Phạm phải không cứu được.
THIÊN THỨ HAI:
Lộng âm, rờ nữ nhơn
Nói tục, đòi dâm dục
Mai mối, cất phòng lớn
Phòng Tăng, Tăng không chỉ
Vô cớ, hủy báng người
Phá Tăng và bè đảng
Bị đuổi lại hiềm Tăng
Ác tánh không nhận khuyên
Chín trước làm liền phạm
Bốn sau ba phen can
Là mười ba Tăng tàn
Hai mươi Tăng mới xả.
THIÊN THỨ BA:
Bất định phaùp có hai
Ba, hai tùy đó trị.
THIÊN THỨ TƯ:
Xả đọa có ba mươi:
Y dư, lìa y ngủ.
Chờ đủ, mà quá tháng.
Nhận y Ni phi thân.
Ni phi thân giặt nhuộm.
Xin y không bà con.
Nhận quá thỉnh tùy ý.
Ðòi thêm giá, hiệp may.
Hỏi y hơn sáu lần.
Ðây là mười pháp đầu.
Tơ tằm làm ngọa cụ.
Toàn đen, không sắc tạp.
Thọ trì dưới sáu năm.
Tọa cụ không tác tịnh.
Cầm lông dê đi xa.
Sai Ni giặt, nhuộm, đập.
Nhận vàng, bạc mua bán,
Ðổi chác là hai mươi.
Bát dư; lại cầu tốt.
Sai thợ dệt phi thân
Cho thêm giá dệt đẹp.
Cho y, sau giận đòi.
Thuốc uống quá bảy ngày.
Áo mưa dùng trước hạn.
Nhận sớm cấp thí y.
Ca-đề lìa sáu đêm.
Của Tăng xoay về mình.
Ðó là ba chục pháp.
Vật ấy xả giữa Tăng.
Ba-dật-đề sám hối.
THIÊN THƯÙ NĂM:
Ðơn đề chín mươi việc:
Vọng ngữ. Nói chê bai.
Hai lưỡi. Ðồng nữ thất.
Chưa thọ giới ba đêm.
Tụng chung. Nói tội người.
Ðem nói pháp hơn người.
Cùng nữ nói quá sáu.
Ðào đất. Ðó là mười.
Phá hư mầm cây sống.
Nói quanh. Và hiềm mắng.
Trải cụ Tăng chỗ trống.
Và trong phòng không dẹp.
Cưỡng đoạt nơi ngủ nghỉ.
Kéo người khỏi phòng Tăng.
Trên gác giường sút chân.
Nước trùng trộn hồ tưới.
Lợp nhà quá ba lớp.
Ðây là thứ hai mươi.
Tự tiện giáo thọ Ni.
Tăng sai dạy đến xẩm.
Nói xấu người dạy Ni.
Cho y Ni phi thân.
May y, ngồi chỗ vắng.
Hẹn đi, và đồng thuyền.
Ni khen ngợi được ăn.
Ba chục: nữ đồng hành.
Nhận quá một bữa ăn.
Ăn mãi, và ăn riêng.
Thọ thỉnh quá ba bát.
Không làm phép dư thực.
Cố làm cho người phạm.
Phi thời, và cách đêm.
Không mời, đòi ăn ngon.
Bốn mươi pháp xong rồi.
Trao tay ngoại đạo ăn.
Ðến nhà khác không nói.
Nhà ăn cố ngồi lâu,
Và ngồi chỗ vắng vẻ.
Cùng nữ ngồi chỗ trống.
Gạt người khác mất ăn.
Quá hạn thỉnh cho thuốc.
Xem lính, quá ba đêm.
Coi trận lúc ban đêm.
Ðó là giới năm mươi.
Uống rượu, giỡn trong nước.
Tát tai, không nghe khuyên.
Dọa người, tắm quá lâu.
Nhen lửa nơi đất trống.
Vui giấu y kẻ khác.
Lấy y không hỏi chủ.
Y mới không nhuộm, mặc.
Sáu mươi pháp xong rồi.
Cố sát hại súc sanh.
Uống, dùng nước có trùng.
Phiền ai, che tội người.
Truyền giới không đúng pháp.
Khơi lại việc đã xong.
Cùng bọn giặc đồng đi.
Ác kiến khuyên không bỏ.
Cung cấp cùng đồng sự.
Nuôi Sa-di bị đuổi.
Bảy mươi Ba-dật-đề.
Chống khuyên, khinh chê giới.
Giả vờ, trái Yết-ma.
Không dữ dục, sau hối.
Lén nghe trộm, giận đánh.
Dọa đánh, báng Tăng tàn.
Tám mươi Ba-dật-đề.
Vào cung vua, cầm báu.
Phi thời vào xóm làng.
Giường cao, nệm đâu-la.
Ống kim bằng xương sừng.
Tọa cụ, y che ghẻ.
May áo mưa quá lượng.
Và may y bằng Phật.
Chín mươi đơn-đề rồi.
Như pháp sám thanh tịnh.
Không sám là phải đọa.
THIÊN THỨ SÁU:
Thọ phi thân Ni thực.
Không ngăn Ni đòi hỏi.
Thọ học gia, chỗ ngại.
Ðây là bốn Hối quá.
THIÊN THỨ BẢY:
Chúng học mặc y đầu.
Pháp vào nhà bạch y.
Thọ thực, đại tiểu tiện.
Nói pháp cung kính tháp.
Nắm tay đi, leo cây.
Ðãy, gậy, thảy nên học.
THIÊN THỨ TÁM:
Có mặt và nhớ nghĩ.
Không sai và tự nói.
Tìm tội, ý nhiều người.
Cỏ che, bảy dứt tội.
Các thiên tụ như vậy.
Tỳ-kheo đều nên biết.
Người như thuyết tu hành.
Chư Phật đều khen tốt.
TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI LĂM



Chú thích:
1 Tứ phần luật 49, phần thứ ba Kiền-độ pháp, tr. 933c06, Ðại 22n1428.
2 Tám giải thoát: còn gọi là Bát bối xả, là nghịch lại phiền não của ba cõi mà xa lìa, dùng tám thứ thiền định giải thoát tất cả mọi triền phược của phiền não trong ba cõi, tám thứ thiền định này được gọi là Bát giải thoát (Tứ thiền định của cõi sắc cùng không định của cõi Vô sắc).
3 Tứ phần luật 43, phần thứ ba Kiền-độ Câu-thiểm-di, tr. 883a26, Ðại 22n1428.
4 Không ngồi gần nhau quá, không vói tay đến nhau để tránh đấu khẩu hay đánh lộn.
5 Tứ phần luật 52, phần thứ tư Kiền-độ Tạp, tr. 956c03, Ðại 22n1428.
6 Tứ phần luật 40, phần thứ ba Kiền-độ y, tr. 859a01, Ðại 22n1428.
7 Tứ phần luật 50, phần thứ tư Kiền-độ phòng xá, tr. 943c10, Ðại 22n1428.
8 Tam khải vô thường kinh: Phật thuyết vô thường kinh (Tam khải kinh) 1 quyển, Ðường – Nghĩa Tịnh dịch, tr. 745, Ðại 17n801.
9 Bỉnh pháp 秉法: là một trong 4 pháp Yết-ma (pháp, sự, nhơn và giới) phải hội đủ: 1) Tác pháp cử hành để Yết-ma gọi là bỉnh pháp; 2) Sự thuộc những việc như phạm tội, sám hối... Yết-ma để làm sáng tỏ những việc làm đó là sự; 3) Nhơn là định ra số người cần thiết để Yết-ma; 4) Giới là kiết giới chỗ hành Yết-ma.
10 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thuyết giới, tr. 817a09, Ðại 22n1428.
11 Xem cht. 8, trước.
12 Tứ tất-đàn 四悉檀: Skt. catvāraḥ siddhāntāḥ, tất-đàn dịch là thành tựu. Những lời dạy của đức Phật không ra ngoài 4 pháp này, nghĩa là đức Phật dùng 4 pháp này để thành tựu được Phật đạo độ khắp chúng sanh: 1) Thế giơi tất-đàn; 2) Vị nhơn tất-đàn; 3) Ðối trị tất-đàn; 4) Ðệ nhất nghĩa tất-đàn.
1) Thế giới tất-đàn: Trước tiên đức Phật thuận tình dụng giả danh nhơn ngã mà tùy thuận theo các việc của chúng sanh mà nói về pháp của thế giới khiến cho mọi người nghe sanh hoan hỷ thích thú.
2) Vị nhơn tất-đàn: Ðức Phật nói pháp tùy theo căn cơ lớn nhỏ của chúng sanh đã trồng vào kiếp trước cạn hay sâu, theo đó mà nói pháp, khiến cho họ tăng chánh tín, tăng lớn thiện căn.
3) Ðối trị tất-đàn: Chúng sanh tham dục nhiều thì đức Phật dùng từ tâm mà dạy dỗ, ngu si, tật đố nhiều thì dùng pháp quán nhân duyên mà dạy dỗ.
4) Ðệ nhất nghĩa tất-đàn: Phật thấy các duyên của chúng sanh đã thuần thục nên nói thật tướng của các pháp khiến họ vào được chơn thật.
13 Thiền trấn 禪鎭: làm bằng gỗ, hình dáng giống như cái hốt.
14 Tứ phần luật 53, phần thứ tư Kiền-độ Tạp, tr. 960c15, Ðại 22n1428.
15 Tứ phần luật 59, phần thứ tư Tỳ-ni tăng nhất, tr. 1005c28, Ðại 22n1428.
16 Tứ niệm xứ: 1. Quán thân bất tịnh (nội ngoại), 2. Quán thọ thị khổ (nội ngoại), 3. Quán tâm vô thường (nội ngoại), 4. Quán pháp vô ngã (nội ngoại).
17 Ðại chánh 24n1467, tr. 910: Phật thuyết phạm giới tội báo khinh trọng kinh (Phật nói kinh tội báo phạm giới nặng nhẹ).

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 18 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Lược sử Phật giáo


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.40.220 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập