Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu [重治毗尼事義集要] »» Bản Việt dịch quyển số 13 »»

Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu [重治毗尼事義集要] »» Bản Việt dịch quyển số 13

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu

Kinh này có 18 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

THUYẾT MINH PHÁP TRỊ TỘI
Tội từ nhân duyên phát khởi. Vì từ nhân duyên phát khởi cho nên không có tự tánh. Do đó, khi đạo đối trị sanh khởi, thì chủng tử của tội liền tiêu diệt. Ðó gọi là tánh của tội vốn không. Ở đây, không bác bỏ sự tướng để tìm cầu tự tánh. Thế nhưng có hạng người không biết tàm quý, luôn luôn rêu rao quán thật tướng của tâm, không hề nghĩ đến việc tác pháp để trừ tội lỗi. Thật đáng buồn thay! Tướng của tội còn không tự biết, huống là hiểu được thật tướng của tâm. Tội tuy từ tâm sanh ra nhưng phải nhân nơi sự việc mà thành nghiệp. Tội tuy từ tâm tiêu diệt, nhưng đâu lìa sự tướng mà giữ lấy không. Huống là sự có công năng dựa vào lý, lý thì không có công năng riêng rẽ thành lập. Cho nên nói ăn năn mà không quán sát tâm, còn có thể quyết định chuyển đổi ngọn của tội, chứ nếu như chỉ nói lý mà không phát lồ, thì chắc chắn nguồn gốc tội khó được trừ diệt. Mong rằng mọi người đều hết lòng thâm tín, chớ nên do dự. Mọi người cần phải nhìn thẳng vào lòng mình, chớ nên phóng dật. Từ nơi lý mà lập sự, rồi trở lại nhân nơi sự mà hiệp lý. Có như vậy “giới châu” cùng với “huệ nhật” mới đều sáng chói. Ba luân cùng với bảy chi đồng thanh tịnh. Kế thừa giòng họ Thích, rực rỡ Tăng đoàn, đóng cửa các đường ác vĩnh viễn, nhanh chóng khai mở con đường giác.
Hỏi: Người xưa nói: Trong ba pháp sám hối[1] “thà thiếu điều trước, không thể thiếu điều sau” (ninh khả khuyết ư tiền tiền, bất khả khuyết ư hậu hậu). Bởi vì tội ví như sương mốc, mặt trời huệ có khả năng tiêu trừ. Cho nên phải lấy lý quán làm vai chủ động. Nay chỉ dùng pháp sám tác pháp như vậy có phải là câu nệ nơi Tiểu thừa không đạt được cái bí yếu thật tướng của Ðại thừa hay không?
Ðáp: Nói rằng “thà thiếu hai điều trước, không nên thiếu hai điều sau”, tức là nói trong trường hợp không đủ mà buộc phải thiếu. Như nói, muốn xuất tội Tăng tàn mà không đủ 20 vị Tăng thanh tịnh có thể được. Hơn nữa, nhằm mục đích nói lên điều trước không thể bao gồm điều sau, mà điều sau có thể bao gồm đủ cả điều trước. Nếu nghĩ rằng: Tác pháp sám hối là điều xấu hổ không chịu phụng hành, vì vấn đề thể diện mà che giấu tội lỗi, thì hoàn toàn chưa rõ biết tánh của tội vốn không, đâu gọi là mặt trời huệ được! Do vậy, nay chỉ dùng phép tác pháp sám hối chính là cái gốc cho vấn đề lý quán. Người trí cố đạt được vấn đề toàn sự tức lý. Kẻ ngu cũng có thể nhân sự mà nhập vào lý.
Ngài Kinh Khê nói: “Người phạm trọng tội không chỉ quán tâm mà được. Nói quán tâm tức là khi hành sự sám cần phải nhờ nơi quán tâm. Nếu không có quán tâm, thì tội trọng không thể tiêu trừ được. Sự lý phối hợp thi hành mới có thể giải quyết vấn đề ấy vậy.”
Có chỗ nói: Sự giới là cái gốc của Ba quán[2]
Cho nên nói rằng: Thi-la (giới) thanh tịnh thì Tam-muội (định) hiện tiền. Nếu không có giới thì vấn đề định lực của thế gian không có, huống là Ba đế[3]. Nói rằng Ðại thừa không cần đến giới là một đều nhầm vậy. Nói không chấp tức là trì mà không chấp. Nếu bảo rằng không trì mà gọi là không chấp tức là chấp vào sự phá hoại. Sao gọi là không chấp? Chấp lấy sự thọ trì còn không có, quên mất sự thọ trì lấy đâu mà an lập?
Nguyên văn nói: Nay muốn bác bỏ phương pháp tác pháp sám hối thì đó không phải là trì giới. Nhưng đứng về mặt sự tướng của giới, nếu đã khiếm khuyết thì lý quán sẽ dựa vào đâu? Lợi dụng thật tướng của Ðại thừa, để rồi giữ lấy không kiến thuộc về ác. Mình đã nhầm còn làm cho người nhầm nữa, đó là điều mất mát không phải nhỏ. Ðiều đó cần suy nghĩ! Ðiều đó cần suy nghĩ vậy!
Nguyên văn vấn đề trị tội chia làm 6 phần:
1) Minh định cách trị tội tứ khí.
2) Minh định cách trị tội Tăng tàn.
3) Minh định cách trị tội Thâu-lan-giá.
4) Minh định cách trị tội nhẹ.
5) Minh địch các pháp Yết-ma.
6) Minh định cách phú bát (úp chén).
I. MINH ÐỊNH CÁCH TRỊ TỘI TỨ KHÍ
Phần thứ hai[4] ghi:
Tỳ-kheo Nan-đề bị ma cám dỗ đến bên thây của con ngựa chết rồi phạm hạnh bất tịnh, nhưng hoàn toàn không có tâm che giấu. Tỳ-kheo Nan-đề thưa với các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo bạch lên đức Thế Tôn. Ngài cho phép chư Tăng trao cho đương sự giới Ba-la-di.
(Nghĩa là người này đã phạm trọng tội, tức là đã phá hủy giới Ba-la-di. Nhưng hoàn toàn không có tâm che giấu tội lỗi, khóc loùc, không muốn xa lìa áo cà-sa. Cho nên đức Phật cho phép chúng Tăng hòa hợp, Bạch tứ yết-ma, trao lại cho đương sự giới Ba-la-di. Ðược cùng ở với chư Tăng, nhưng 35 quyền làm thầy bị tước đoạt trọn đời).
Ðương sự phải ba phen thành khẩn cầu xin. Chư Tăng vì đương sự Bạch tứ yết-ma trao giới Ba-la-di cho đương sự. Sau khi trao lại giới Ba-la-di, đương sự phải tùy thuận phụng hành như sau:
1) Không được truyền giới Cụ túc cho người.
2) Không được cho người y chỉ.
3) Không được nuôi Sa-di.
4) Không được giáo giới Tỳ-kheo-ni.
5) Dù đã sai đi, không được đến dạy.
6) Không được thuyết giới cho Tăng nghe.
7) Không được vấn đáp Tỳ-ni trong chúng Tăng.
8) Không được nhận làm chức tri sự do Tăng sai.
9) Không được nhận làm người xử đoán việc của Tăng.
10) Không được nhận làm vị đại diện cho Tăng.
11) Không được sớm mai vào tụ lạc tối mới về.
12) Phải gần gũi các Tỳ-kheo.
13) Không được lân la với ngoại đạo và bạch y.
14) Phải thuận theo pháp của Tỳ-kheo.
15) Không được nói chuyện thế tục.
16) Không được tụng luật giữa chúng, nếu không có người có khả năng thì cho phép.
17) Không được phạm tội này lại.
18) Không được phạm tội tương tự hay từ tội này sanh.
19) Không được ngăn chúng Tăng tác Yết-ma.
20) Không được ngăn vị làm pháp Yết-ma.
21) Không được nhận tòa ngồi do Tỳ-kheo thanh tịnh trải.
22) Không được nhận nước rửa do Tỳ-kheo thanh tịnh múc.
23) Không được nhận nước uống do Tỳ-kheo thanh tịnh đưa.
24) Không được nhận sự lau giày, guốc của Tỳ-kheo khác.
25) Không được nhận sự xoa chà thân do Tỳ-kheo khác.
26) Không được nhận sự lễ bái của Tỳ-kheo thanh tịnh.
27) Không được nhận sự đưa rước của Tỳ-kheo thanh tịnh.
28) Không được nhận sự chào hỏi do Tỳ-kheo thanh tịnh.
29) Không được nhận bát do Tỳ-kheo thanh tịnh đưa.
30) Không được nhận y do Tỳ-kheo thanh tịnh trao.
31) Không được cử tội Tỳ-kheo thanh tịnh hoặc ức niệm, tự ngôn trị.
32) Không được làm nhân chứng việc của người.
33) Không được ngăn Tỳ-kheo thanh tịnh tụnggiới.
34) Không được ngăn Tỳ-kheo thanh tịnh Tự tứ.
35) Không được tranh luận cùng Tỳ-kheo thanh tịnh.
Khi thuyết giới và Yết-ma, người này đến hay không đến, chúng Tăng không phạm tội. Ðương sự tái phạm giới Ba-la-di thì phải diệt tẫn. (không cho phép thọ học giới Ba-la-di lần thứ hai).
Căn bản tạp sự ghi:
Ðến khi nào chưa đoạn hết phiền não vẫn còn phải tùy thuận phụng hành. Không thi hành thì mắc tội. Sau khi chứng quả A-la-hán thì khỏi phải thi hành.
Luật Tăng kỳ ghi:
Người được trao học giới Ba-la-di này phải ngồi sau tất cả vị Tỳ-kheo và trước tất cả Sa-di. Người này không được cùng với Tỳ-kheo ở chung phòng quá ba đêm, và họ đối với Sa-di cũng vậy. Bất tịnh thực đối với Tỳ-kheo, người này cũng vậy. Bất tịnh thực đối với người này thì Tỳ-kheo cũng thế.
Luật Thập tụng nói:
Người được trao cho học pháp này, tất cả giới pháp do Phật chế đều phải thọ hành. Người này được dự hai pháp Yết-ma là Bố-tát và Tự tứ, nhưng không được tính vào túc số của Tăng. (Nghĩa là khi Yết-ma Bố-tát, cần bốn vị Tỳ-kheo thanh tịnh mà chỉ có ba vị và một vị học pháp này thì không được tác pháp Yết-ma Bố-tát mà chỉ đối thú Bố-tát mà thôi. Vấn đề Yết-ma Tự tứ cần năm người cũng vậy).
Ngoài ra tất cả các pháp Yết-ma của Tăng người này đều không được phép dự.
Kinh Tỳ-ni mẫu thuyết minh:
Vị Tỳ-kheo này sau khi được phép Yết-ma thì gọi là người thanh tịnh trì giới. Nhưng thân này không được liễu sanh thoát tử cũng không được công đức vô lậu; Song ngăn chặn không đọa vào địa ngục. Ví dụ như lá cây khi đã rời khỏi thân cây rồi thì dứt khoát không thể dính lại được.
Hỏi: Người học pháp này theo như trong Căn bản tạp sự thì bảo họ có thể chứng quả; khi chứng quả A-la-hán rồi thì khỏi phải hành pháp. Còn trong Tỳ-ni mẫu thì nói không thể chứng quả. Như vậy luận cứ nào đúng?
Ðáp: Căn bản tạp sự thì dựa vào sự thị hiện của Tỳ-kheo Nan-đề nên bảo có thể chứng quả. Còn Tỳ-ni mẫu thì dựa vào Phật pháp nên nói vấn đề chứng quả tuyệt nhiên không có phần. Chiếc lá rụng rồi mà dính lại là điều vô lý. Người tạo tội đâu không rợn lòng với điều này? “Tác pháp” sám, phải thông với “Vô sanh” sám. Người sám hối phải hết sức nỗ lực mới được.
Luật Thiện kiến nói:
Dâm dục và vọng ngữ, tướng trạng của nó rõ ràng dễ thấy, còn hai giới sát và đạo tướng trạng của nó khó thấy. Vấn đề vi tế phải giải quyết một cách tế nhị mới được, không nên dựa vào sự hồ nghi của người đời mà quyết đoán rằng ông mắc tội Ba-la-di. Nên bảo họ đến hỏi bậc thầy hay bạn đồng học, hoặc đệ tử... Trường hợp khả nghi người ấy có tội thì bảo họ tĩnh tọa trong phòng, hướng dẫn họ tự quán tưởng. Nếu giới thể của họ không bệnh hoạn (không ô nhiễm) thì tâm của họ liền vào định được. Nếu người ấy giới thể bị phá thì không thể có được định tâm. Nhiên hậu dựa vào đó mà quyết đoán vậy.
Hỏi: Người phạm hạnh bất tịnh hoàn toàn không
che giấu, đặc biệt được hưởng “chế độ học pháp Ba-la-di”, còn ba giới trọng kia nếu phạm mà không che giấu, có được hưởng như vậy không?
Ðáp: Ðây là điều khó nói. Tuy nhiên thử bàn như sau: Như giới ăn trộm, luật định đủ năm duyên thì thành phạm:
1) Vật của người khác.
2) Tưởng là vật của người khác.
3) Với tâm trộm cắp mà lấy.
4) Tối thiểu là 5 tiền.
5) Di chuyển khỏi chỗ cũ.
Giá như có một Tỳ-kheo tình cờ thấy một đồ vật của người, móng tâm tham ái, muốn trộm lấy, vừa dời khỏi chỗ cũ thì thành trọng tội. Thế rồi với ý niệm sau ăn năn hối hận, đem để lại chỗ cũ, không lấy. Người ấy không hề có tâm che giấu, khẩn trương cần cầu “học pháp Ba-la-di” thì vì sao không trao cho họ? Còn trường hợp đã lấy vật rồi, sau mới phát lồ mà vội lạm dụng trao cho “học pháp Ba-la-di” thì làm sao không chiêu lấy tội lỗi?!
Như giới sát sanh, nếu muốn giết người này mà nhầm giết người khác. Trường hợp như vậy, tuy giới chưa mất nhưng luật pháp của đời còn không dung tha, huống là thỏa mãn lòng sát thì dù không che giấu, cũng đâu có thể trao cho “học pháp Ba-la-di” được. Tuy nhiên, dựa theo kinh Duy-ma và kinh Tịnh nghiệp chướng cũng chưa từng có một đường lối nào khai thông?
Kế đến là giới đại vọng ngữ, nếu vì lợi dưỡng cố đại vọng ngữ thì làm sao mà nói là không có tâm che giấu? Lý ra không cho phép điều này. Trường hợp vì mạng nạn hay phạm hạnh nạn mà tạo tác đại vọng ngữ để thoát nạn, theo sau đó đều phát lồ cầu ai sám hối thì làm sao đưa họ đến con đường bế tắc được?
Nên biết cần phải khéo léo lắm mới giải quyết được vấn đề này. Người không có ái, không sân, không sợ, không si, mới có thể đảm nhiệm việc ấy.
Kinh Ðại niết-bàn thuyết minh:
Có vị Tỳ-kheo trì giới, oai nghi đầy đủ, hộ trì Chánh pháp, thấy người phá hoại Chánh pháp liền xua đuổi, khiển trách, trị phạt. Nên biết, vị Tỳ-kheo ấy được phước vô lượng không thể kể xiết. Nếu có vị Tỳ-kheo gọi là tốt mà thấy người phá hoại Chánh pháp không xua đuổi, khiển trách, cử tội thì nên biết đó là kẻ oán cừu trong Phật pháp.
Nếu phạm tứ trọng, tạo tội ngũ nghịch, chính mình biết đó là tội trọng mà không hề sợ sệt, xấu hổ, không chịu phát lồ; đối với Chánh pháp của Phật không bao giờ có tâm hộ trì hay xây dựng, chê bai khinh rẽ, nói năng phần nhiều là tội lỗi. Những hạng người như vậy, cũng gọi là hạng người đang đi đến đạo xiển đề. Hoặc có hạng người nói rằng không có hạt giống Phật pháp, thì họ cũng được gọi như trên vậy.
(AÂm tiếng Phạn là Xiển-để-ca, Hoa dịch là nhiều tham vui thích trong sanh tử. Có chỗ phiên âm là A-xiển-để-ca, Hoa dịch là vô dục, tức là không ưa thích cảnh Niết-bàn, có chỗ phiên âm là A-điên-để-ca, Hoa dịch là cực ác, tức là đoạn hết căn lành vậy).
Hỏi: Theo luật định, Tỳ-kheo phạm khí, như cây Ða-la bị chặt gốc không thể sống lại được. Phạm vào thiên thứ hai cũng phải biệt giam, Ý hỷ, rồi giữa 20 vị Tăng xuất tội. Cho đến phạm Ác tác còn phải đối thú sám hối mới được trong sạch. Tại sao trong kinh Ðại Phật đảnh nói rằng: Nếu tạo ngũ nghịch vô gián trọng tội, và phạm tứ khí, bát khí, tụng chú này tất cả tội phạm đều được trừ sạch không còn một mảy may nào sót lại? Các đức Phật, Bồ-tát không những không coi kẻ đó là người có tội mà còn ban công đức cho họ nữa; họ sẽ chứng Vô sanh nhẫn. Cứ theo đó mà xét thì không luận tội ấy lớn hay nhỏ, chỉ cần tụng chú chứ không hề có vấn đề đối với người khác phát lồ chi cả. Kinh và luật có sự mẫu thuẫn nhau như thế, làm sao giải thích cho thông?
Ðáp: Hào quang tập trung tại nhục kế của đức Phật, từ đó tuyên nói những âm thanh vi diệu, gọi đó là chú tâm, cũng gọi là tâm chú. Tức là tuyên thuyết tam-muội Thủ lăng nghiêm vương một cách kín đáo. Theo Hiển giáo mà nhận xét những lời dạy dỗ của Phật lúc ban đầu, trực tiếp trả lời những câu hỏi, lời nói thẳng của đáy lòng, không hề có tướng ủy khúc (gượng theo). Ðôi khi nói tội thì không có lớn nhỏ, không cần phát lồ đối với người khác, nếu không thế thì đã trái với đường hướng của Như Lai làm sao hợp với vô thượng chú tâm được? Trong kinh nhằm hiển bày công năng thần lực của mật ấn, cho nên nói rằng: không tội nào không tiêu diệt[5]. Không những kinh này nói như vậy mà cả kinh Tôn thắng, Ðại bi, Phương đẳng, các thần chú, cho đến Tam thập ngũ Phật, Ngũ thập tam Phật, Ngũ thiên ngũ bách Phật danh, các kinh cũng đều có nói nghĩa này. Mục đích chính là vì chúng sanh hoặc nghiệp chướng ngại sâu dày, không biết vấn đề tạo tội là khó điều, khó phục, khó diệt, khó trừ, cho nên luật bị bế tắc trong cách nghiêm trị. Ở đây, kinh, chú mở ra một con đường mới để cứu vãn. Một bên loại bỏ, một bên thu dụng, đều có chức năng của nó. Làm cho người chưa tạo tội không dám tạo, người đã tạo tội lại được diệt trừ. Ta có thể gọi đây là vì một lòng từ bi tột đỉnh, một phương tiện nhiệm mầu. Giả như không có luật chế thì ngôi trụ trì Tăng bảo không được tôn trọng. Vì giả như không có kinh, chú thì chúng sanh sẽ bị sa đọa vĩnh viễn vì tội chướng. “Tứ tất” khéo bao dung từ nơi kim khẩu tuyên thuyết ra, đâu cho phép ta vọng sanh sự nhận xét lệch lạc ư?
II. MINH ÐỊNH PHÁP TRỊ TỘI TĂNG TÀN
Phần thứ ba[6] thuyết minh:
Phạm tội Tăng tàn mà che giấu, thì tùy theo thời gian che giấu trị tội phú tàng (che giấu). Ðương sự phải đến trước Tăng, mặc y trống vai mặt, cởi guốc dép, đảnh lễ dưới chân chư Tăng, chắp tay, quỳ gối tác bạch:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo... phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tôi Tỳ-kheo... phạm tội Tăng tàn, tùy theo thời gian che giấu, nay đến trước Tăng cầu xin Yết-ma tội che giấu, bằng thời gian đã che giấu. Cúi xin Tăng ban cho tôi Yết-ma tội phú tàng như thời gian đã che giấu. Cúi xin Tăng thương xót tôi, thương xót tôi!” (Cầu xin như vậy 3 lần. Tăng nên Bạch tứ yết-ma ban cho).
(Nếu che giấu một ngày thì hành pháp “biệt trú” một ngày. Nếu che giấu hai ngày thì hành pháp “biệt trú” hai ngày. Cho đến năm ngày, mười ngày, nửa tháng, một tháng, nửa năm, một năm v.v... cũng vậy).
Trong thời gian hành pháp phú tàng (biệt trú) phạm trọng tội trở lại, thì phải cầu xin pháp Bạch tứ yết-ma tác pháp trị tội che giấu theo ngày đã phạm trước.
(Nghĩa là khi chính thức hành pháp “biệt trú” lại phạm tội Tăng tàn thì trước đó đã hành pháp biệt trú được bao nhiêu ngày đều bị hủy bỏ, phải xin Tăng hủy bỏ, phải xin Tăng hành pháp biệt trú lại như số ngày đã phạm trước kia).
Hành pháp biệt trú rồi cần phải xin sáu đêm Ma-na-đỏa (ý hỷ) Bạch tứ yết-ma. Hành sáu đêm ý hỷ rồi, kế đến Bạch tứ yết-ma xin xuất tội.
Trường hợp phạm tội Tăng tàn mà không che giấu thì chỉ xin sáu đêm Ma-na-đỏa (ý hỷ). Hành sáu đêm ý hỷ xong xin xuất tội. Trong thời gian hành Ma-na-đỏa lại phạm trọng tội phải xin pháp Ma-na-đỏa bổn nhật trị (đồng nghĩa như pháp phú tàng bổn nhật trị đã giải thích). Hành pháp xong cầu xin pháp xuất tội.
Trường hợp phạm nhiều tội Tăng tàn, hoặc che giấu một đêm, hoặc che giấu mười đêm, cho phép chung lại tác pháp cầu xin nhiều tội Tăng tàn, che giấu mười đêm Bạch tứ yết-ma. Kế đến cho hành sáu đeâm Ma-na-đỏa, rồi xuất tội.
Trường hợp phạm hai tội Tăng tàn đều che giấu cả hai tội. Hoặc nhớ một tội, không nhớ một tội. Hoặc nghi ngờ một tội, một tội không nghi. Hoặc biết một tội, một tội không biết. Hoặc nói một tội, một tội không nói... Nên tùy theo chỗ nhớ, chỗ biết (biết tức là không nghi), chỗ nói mà cho tác pháp Yết-ma tội che giấu. Sau đó nhớ lại, biết lại, nói lại, thì cũng nên tùy theo chỗ phạm mà cho tác pháp Yết-ma tội che giấu. Che giấu hai tháng nhớ một tháng, không nhớ một tháng v.v... cũng như vậy.
Trường hợp phạm hai tội Tăng tàn rồi thôi tu, sau đó tu lại và thọ Ðại giới (Ni không có trường hợp này), hoặc trước sau đều che giấu, hoặc trước che giấu, sau không che giấu, hoặc trước phát lồ sau lại che giấu. Tùy theo thời gian che giấu mà tác pháp Yết-ma phú tàng. Hoặc trước sau đều không che giấu (phát lồ) thì chỉ cho pháp Ma-na-đỏa. Hành pháp xong, cho pháp xuất tội.
Trường hợp che giấu một tội, không che giấu một tội, v.v... cũng gồm đủ như bốn câu trên. Nhớ một, không nhớ một v.v... cũng đều gồm đủ bốn câu như vậy. Khi xin pháp phú tàng (nói một tội, không nói một tội) cũng gồm đủ bốn câu như vậy.
Khi thi hành pháp phú tàng, cho đến hành pháp Ma-na-đỏa rồi, đều gồm đủ 20 câu như vậy.
Làm Sa-di rồi trở lại thọ Ðại giới, 100 câu cũng như vậy.
Ðiên cuồng loạn tâm, đau não, đều gồm đủ 100 câu cũng như vậy. Tăng tác pháp trao cho các tội: không nhận thấy, không chịu sám hối, không bỏ ác kiến, đều cũng gồm đủ 100 câu như vậy.
***
Hình đồ mỗi 4 câu, 20 câu, cho đến 100 câu sau:
1) Hình đồ 4 câu: Giấu một tội, không giấu một tội.
Trước phạm hai tội, giấu một tội, không giấu một tội.
Thôi tu, lại thọ Cụ túc.
- Trước giấu một ,không giấu một.
- Cả hai đều không giấu
- Cả hai đều giấu.
- Trước giấu sau không,
- Trước không sau giấu.
2) Hình đồ 4 câu: Nhớ một tội, không nhớ một tội.
Trước phạm hai tội, nhớ một tội, không nhớ một tội.
Thôi tu, lại thọ Cụ túc.
- Trước nhớ một, không nhớ một.
- Cả hai đều không nhớ.
- Cả hai đều nhớ.
- Trước nhớ sau không
- Trước không sau nhớ.
3) Hình đồ 4 câu: Nghi một tội, không nghi một tội.
Trước phạm hai tội, nghi một tội, không nghi một tội.
Thôi tu, lại thọ Cụ túc.
- Trước nghi một, không nghi một.
- Cả hai đều không nghi.
- Cả hai đều nghi.
- Trước nghi sau không,
- Trước không sau nghi.
4) Hình đồ 4 câu: Biết một tội, không biết một tội.
Trước phạm hai tội, biết một tội,
không biết một tội.
Thôi tu, lại thọ Cụ túc.
- Trước biết một, không biết một.
- Cả hai đều biết.
- Cả hai đều không biết.
- Trước không biết sau biết,
- Trước biết sau không.
5) Hình đồ 4 câu: Khi xin phú tàng nói một không nói một.
Phạm hai tội, đến trước Tăng,
xin pháp phú tàng, nói một không nói một.
Thôi tu, trở lại thọ Cụ túc
- Trước nói một, không nói một.
- Cả hai đều nói.
- Cả hai đều không nói.
- Trước không nói sau nói.
- Trước nói sau không nói.
Năm hình đồ trước, mỗi hình đồ có 4 câu, cộng lại thành 20 câu. Ðây là ước định từ khi phạm tội cho đến khi xin tội phú tàng, thôi tu để trình bày. Lại có trường hợp khi thi hành pháp phú tàng, thôi tu. Hành pháp phú tàng rồi, thôi tu. Khi hành Ma-na-đỏa, thôi tu. Hành Ma-na-đỏa rồi, thôi tu, cũng đều đủ 20 câu, gồm cả trước, cộng thành 100 câu, thôi tu. Ðể liệt kê bảy việc của Sa-di cũng đều có 100 câu. Dùng hình đồ trình bày sau đây:
Khi xin tội phú tàng Giấu một, không giấu một, bốn câu.
Khi hành tội phú tàng Xả giới, Nhớ 1, không nhớ một, bốn câu.
Hành tội phú tàng rồi hoàn tục, Nghi 1, không nghi một, bốn câu.
Khi hành pháp ý hỷ thọ giới Biết 1, không biết một, bốn câu.
Hành pháp ý hỷ rồi lại. Nói 1, không nói một, bốn câu.
Hình đồ 700 câu :
- Phạm tội, đến xin Giấu một, không giấu một, bốn câu
tội phú tàng. Xả Cụ làm Sa-di
- Khi hành tội phú Ðiên cuồng Nhớ một, không nhớ một, bốn câu
tàng. Tâm loạn
- Hành tội phú tàngÐau não bức bách Nghi một, không nghi một, bốn câu
rồi. Không nhận tội
- Khi hành pháp ý Không sám hối Biết một, không biết một, bốn câu
hỷ. Không bỏ ác kiến
- Hành pháp ý hỷ Nói một, không nói một, bốn câu
rồi
Trong một câu: “Xả Cụ làm Sa-di” ở trước bao gồm năm thời kỳ. Trong mỗi thời, ở sau gồm giấu một không giấu một v.v... mỗi mỗi có bốn câu. Trong một thời gồm năm lần bốn câu thành 20 câu. Trong năm thời, mỗi thời có 20 câu thành 100 câu. Tức là xả Cụ giới làm Sa-di, trở lại thọ Cụ túc. Trong 100 câu đây sai khác không đồng. Cần phải tùy từng trường hợp một giải quyết, tác pháp Yết-ma vậy. Trường hợp điên cuồng ba chứng bệnh, sau khi hết bệnh đều có 100 câu. Không nhận tội v.v... ba trường hợp, sau khi xin giải tẫn được rồi cũng đều có 100 câu, cộng thành 700 câu.
Trường hợp khi hành pháp phú tàng thôi tu. Hoặc lúc tác pháp bổn nhật trị thôi tu. Hoặc là hành pháp phú tàng rồi thôi tu. Hoặc khi hành pháp Ma-na-đỏa rồi thôi tu. Hoặc hành pháp rồi thôi tu, sau trở lại thọ Cụ túc giới đều tùy theo mỗi trường hợp mà tác pháp. Làm Sa-di v.v... đều có 5 câu cũng vậy.
Hình đồ câu 5:
Thôi tu rồi trở lại thọ giới Cụ túc.
Khi hành phú tàng.Thôi tu làm - Cho tiếp tục hành phú tàng.
Tác pháp bổn nhật trị người đời, - Làm pháp bổn nhật trị.
Hành phú tàng rồi.Thọ giới- Làm pháp Ma-na-đỏa.
Khi hành ý hỷ Cụ túc lại - Tiếp tục hành ý hỷ.
Hành ý hỷ rồi - Cho xuất tội.
Làm Sa-di thọ giới Cụ túc lại cũng đồng như 5 câu này. Ðiên cuồng, tâm loạn, đau não, bức bách, tâm thần ổn định lại cũng đều đồng như 5 câu này. Không nhận tội, không sám hối, không bỏ ác kiến, được giải Yết-ma rồi cũng đều đồng như 5 câu này. Công thành 40 câu.
Trường hợp phạm tội Tăng tàn mà tưởng là phạm tội khí rồi che giấu, hay gọi là phạm tội Ba-dật-đề cho đến tội ác thuyết rồi che giấu. Ðương sự nên làm pháp sám Ðột-kiết-la, rồi xin Tăng trao cho pháp Ma-na-đỏa. Trường hợp phạm Ba-dật-đề mà gọi là phạm tội khí v.v... che giấu. Trước hết nên tác pháp sám Ðột-kiết-la, sau đó như pháp mà sám. Trường hợp phạm Tăng tàn, có ý nghĩ là tội Tăng tàn rồi che giấu, nên tác pháp sám Ðột-kiết-la rồi trao cho pháp Yết-ma che giấu.
Trường hợp phạm Tăng tàn, không nhớ phạm bao nhiêu lần và bao nhiêu ngày. Hoặc nhớ phạm bao nhiêu lần mà không nhớ số lượng ngày đã phạm thì đều trao cho tội Tăng tàn phú tàng kể từ khi không còn thanh tịnh về sau. Nếu nhớ số ngày, không nhớ phạm bao nhiêu lần nên dựa theo số ngày nhớ đó mà trao cho pháp phú tàng. Nếu nghi hay không nghi v.v... cũng như vậy.
Trường hợp trong khi hành pháp Ma-na-đỏa phạm tội lại mà che giấu, nên trao cho pháp Ma-na-đỏa, tiếp theo cho pháp bổn nhật trị, sau đó mới xuất tội.
Trong thời gian đang hành pháp phú tàng cho đến khi xuất tội v.v... không nên chen vào tác pháp Yết-ma phú tàng, bổn nhật trị, Ma-na-đỏa, hay tính đủ 20 vị để xuất tội.
Tỳ-kheo đang hành pháp che giấu có tám trường hợp không được tính (thất dạ) mà lại mắc tội Ðột-kiết-la.
(Trường hợp nào, văn sau sẽ nói rõ. Trong tám trường hợp này cần phải tác bạch, nếu không tác bạch thì ngày ấy không được gọi là ngày hành biệt trụ, phải sám tội Ðột-kiết-la rồi hành pháp biệt trụ, bổ túc lại ngày đó).
Tám trường hợp không được tính (thất dạ) như sau:
1) Ðến chùa khác mà không bạch.
2) Khách Tỳ-kheo đến mà không bạch.
3) Có việc cần ra ngoài giới mà không bạch.
4) Trong chùa có người đi tản bộ mà không bạch.
5) Lâm bệnh không nhờ người bạch để nghỉ.
6) Hai, ba người cùng ngủ một phòng.
7) Ở nơi trú xứ không có Tỳ-kheo.
8) Ngày thuyết giới không bạch.
Ðương sự đầy đủ oai nghi, bạch như vầy:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe cho! Tôi Tỳ-kheo ... phạm tội Tăng tàn mà che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên... theo như thời gian che giấu, đến trước Tăng xin pháp Yết-ma số ngày che giấu. Tăng đã trao cho tôi Yết-ma theo số ngày che giấu. Tôi Tỳ-kheo tên.... đã hành pháp bao nhiêu ngày, còn bao nhiêu ngày chưa hành pháp. Kính trình Ðại đức biết cho: Tôi là người đang hành pháp tội che giấu.”
Trường hợp hành Ma-na-đỏa phải ngủ cùng Tăng hàng ngày thưa như vậy.
Trường hợp ngày Bố-tát mà người hành sám yếu đuối, nhiều xấu hổ, nên đến trước vị Tỳ-kheo thanh tịnh thưa raèng:
- Ðại đức Thượng tọa biết cho, hôm nay tôi xin tạm ngưng hành pháp sám, như chư Tăng đã dạy bảo. Nếu khi nào muốn hành pháp lại, nên đến trước vị Tỳ-kheo thanh tịnh thưa rằng:
“Hôm nay tôi vâng theo sự dạy bảo của chư Tăng xin phụng hành lại pháp sám.”
Trong Căn bản bách nhất yết-ma nói:
Như khi hành pháp biến trụ (tức biệt trụ), hay khi hành pháp Ma-na-đỏa, nghe có Tỳ-kheo là người tánh thích gây gổ, ưa bình phẩm, hoặc hạng người không biết xấu hổ, lười biếng muốn đến nơi trú xứ ấy, nên đối với một Tỳ-kheo xin xả vấn đề hành pháp đó. Khi người đó đi rồi, trở lại đến vị Tỳ-kheo thiện tịnh xin thọ pháp ấy lại.
Luật Ngũ phần nói:
Tỳ-kheo hành pháp biệt trụ, muốn đi xa nên xả rồi mới đi. Ðương sự đến nơi một vị Tỳ-kheo như pháp thưa:
“Ðại đức nghe cho! Tôi nay xả pháp biệt trụ, sau sẽ thi hành lại...” (nói như vậy 3 lần).
Trường hợp không xả mà đi, trên đường đi thấy Tỳ-kheo nên tự nói:
“Ðại đức, tôi Tỳ-kheo.... hành pháp biệt trụ đã được bao nhiêu ngày, còn bao nhiêu ngày, xin Ðại đức ghi nhận cho.”
Nếu xả biệt trụ đến chỗ khác nên cầu xin Tăng nơi đó hành biệt trụ lại. Tăng nơi đó nên chấp thuận.
Trường hợp có Tỳ-kheo khi đang hành pháp biệt trụ hoặc pháp Ma-na-đỏa hoặc pháp A-phù-a-na (xuất tội) bị mạng chung. Các Tỳ-kheo hỏi Phật: Các Tỳ-kheo đó khi mạng chung có đủ giới hay bị phá giới? Phật dạy: Các Tỳ-kheo đó đều là Tỳ-kheo đủ giới.
Luật nhiếp thuyết minh:
Có sáu hạng người phạm các lời giáo huấn, thì nên đối với vị Tỳ-kheo nói lên lời nói xin trừ tội thì được gọi là thanh tịnh:
1) Người thọ trì tạng Tô-đát-la (Kinh).
2) Người thọ trì hết tạng Tỳ-nại-da (Luật)
3) Người thọ trì hết tạng Ma-điệt-lý-ca (Luận).
4) Người có tánh xấu hổ tột độ, nếu nói đến tội họ phạm, họ ôm lòng hổ thẹn có thể chết.
5) Vị Thượng tọa cao tuổi nhất trong chúng.
6) Vị có phước đức lớn.
Sáu hạng người này khi bị trị phạt có ảnh hưởng không tốt. Trường hợp họ có phạm tội thì họ quyết tâm chấm dứt tội, thề không tái diễn. Họ xấu hổ hết sức, không bao giờ xem thường, cho nên trừ được tội. Trường hợp phạm các lời giáo huấn về tội mà thuộc “bất cộng” thì khi căn chuyeån, tội ấy cũng diệt luôn.
(Bất cộng là trong 13 điều của Tỳ-kheo: 1. Lộng âm, 2. Xúc nữ, 3. Thô ngữ, 4. Thán thân, 5. Không chủ làm phòng ở, 6. Có chủ làm phòng ở. Tất cả những điều ấy Ni không giống với Tỳ-kheo, nên gọi là bất cộng).
Trong Thập tụng tỳ-ni tựa thuyết minh:
Vị Thượng tọa phạm tội Tăng tàn, khi đã hành pháp Ma-na-đỏa, làm cho người sanh tâm bất tín. Vị ấy nên khởi ý nghĩ: Từ nay không bao giờ để phạm lại, thì liền được thanh tịnh. Vị Ðại đức nhiều người biết cũng vậy. Người nào coù ý nghĩ: Thà thôi tu chứ không hành pháp Ma-na-đỏa, cũng vậy. Vị Tỳ-kheo bệnh sức yếu không thể hành pháp Ma-na-đỏa, cũng vậy. Có một vị Tỳ-kheo phạm tội Tăng tàn, không đủ chúng 20 người, muốn đến trú xứ khác sám hối, trên đường đi gặp giặc đoạt mạng. Lại có một Tỳ-kheo phạm tội Tăng tàn, chúng không thanh tịnh, muốn đến trú xứ kia sám hối, trên đường đi gặp giặc đoạt mạng. Những người như vậy mà khởi ý niệm “như pháp sám hối” liền được thanh tịnh, không đọa ác đạo.
(Có sáu hạng người ‘trường hợp’ được áp dụng cách sám hối đó: 1. Bậc Thượng tọa, 2. Bậc Ðại đức, 3. Người hổ thẹn, 4. Người bệnh yếu, 5. Không đủ chúng, 6. Chúng không thanh tịnh).
Không nên áp dụng một cách sai quấy và có sự kiêu hãnh. Trường hợp mạo nhận tự dối gạt mình thì tội trạng không thể trừ được. Cốt yếu là phải tham vấn sâu rộng những vị hiểu rõ về luật mơùi có thể quyết đoán được.
Hỏi: Luật nhiếp gọi sáu hạng người ấy là con mắt của người, trời, là thủ lãnh trong chúng cho nên xem tội Ðột-kiết-la cùng với tội tứ khí (Ba-la-di) bằng nhau. Nay phạm thô tội mà thể tất như đây thì đối với các học xứ khác có gì trở ngại không?
Ðáp: Ðó là bậc thủ lãnh trong Tăng, tự nhiên vấn đề khinh trọng không thể thiếu sót. Chỉ vì tập khí phiền não quá mạnh, hoặc ngẫu nhiên vi phạm pháp tịnh, một khi tự nói lên sự ăn năn tức là lật ngược lại được tất cả sự nghi ngờ. Tự thệ vĩnh viễn không khi dối. Các pháp sám này, vốn nó không cho phép kiêu hãnh tự khi, đâu có thể vội cho rằng không có ngại ư?
III. MINH ÐỊNH PHÁP TRỊ TỘI THAÂU LAN GIÁ
Luật Thập tụng thuyết minh:
Từ tội Ba-la-di sanh ra, ở mức độ quan trọng gọi là trọng Thâu-lan-giá. Tội này phải đối trước tất cả Tăng mà sám hối để trừ diệt.
(Như giới dâm: hai thân đã chạm nhau mà nam căn chưa vào trong nữ căn. Giới trộm: đã quyết định lấy 5 tiền mà chưa di chuyển khỏi chỗ cũ. Giới sát: giết đúng đối tượng mà người ấy chưa chết. Giới vọng: dối nói là chứng quả mà nói không rõ ràng).
Từ tội Ba-la-di sanh ra, ở mức độ không quan trọng gọi là khinh Thâu-lan-giá.
(Như giới dâm: hướng vào nhau mà chưa xúc chạm. Giới trộm: đã rờ đến vật đáng giá mà chưa định lấy, hay là định lấy vật thường mà chưa dời khỏi chỗ cũ. Giới sát: vừa chuẩn bị mà chưa làm thương tổn kẻ khác. Giới vọng ngữ: chưa nói ra thành lời mà chấm dứt ý nghĩ đó).
Từ tội Tăng tàn sanh ra, ở mức độ quan trọng gọi là trọng Thâu-lan-giá.
(Giới lộng âm: tinh chưa xuất mà đình chỉ. Giới xúc chạm thân nữ: một bên có y một bên không có y. Giới thô ngữ và giới đòi hỏi cung phụng sự dâm dật: nói không rõ ràng. Giới làm mai: không nhận lời, nhưng đến nói rồi trở lại trả lời. Giới cất phòng lớn, phòng nhỏ: làm mà chưa xong. Giới sân giận phỉ báng: nói mà không rõ ràng. Giới phá Tăng chủ, phá Tăng bạn, mắng Tăng, bất thọ gián ‘không nhận lỗi can gián’ cho đến lúc Tăng tác pháp Yết-ma mới bỏ, đều gọi là trọng phương tiện).
Những tội này phải ra ngoài giới, đối trước bốn vị Tỳ-kheo sám hối để trừ diệt.
Từ tội Tăng tàn sanh ra, với mức độ không quan trọng, gọi là khinh Thâu-lan-giá. Tội này đối trước một vị Tỳ-kheo sám hối để trừ diệt.
(Lấy tay cầm nam căn mà chưa lộng. Xúc chạm nhau mà hai bên đều có y. Nói thô và đòi cung phụng mà nói chưa thành lời liền chấm dứt. Môi giá, đến nói mà không trở lại trả lời. Ðại phòng, tiểu phòng đã quy định mà chưa làm. Sân giận phỉ báng, chưa nói ra lời liền thôi. Phá Tăng cho đến ác tánh, mới vừa bạch Tăng liền bỏ đều gọi là tội khinh phương tiện).
Tội từ đây sanh cũng gọi là phương tiện lan, cũng gọi là nhơn lan.
Tứ phần yết-ma thuyết minh:
Ðộc đầu Thâu-lan-giá có ba loại khác nhau:
- Như phá pháp luân Tăng vai chủ động, trộm 4 tiền, giết loài trời v.v... gọi là thượng phẩm.
- Phá Yết-ma Tăng vai chủ động, phá pháp luân Tăng vai phụ, trộm 2, 3 tiền v.v... gọi là trung phẩm.
- Phá Yết-ma Tăng vai phụ, cạo lông, lõa hình, chứa da người, bát đá, ăn huyết nhục sống, mặc áo ngoại đạo, trộm 1 đồng v.v... gọi là hạ phẩm. Chuẩn theo tội từ đây sanh Thâu-lan-giá, 3 món pháp sám, nên biết.
Tội Ðộc đầu này cũng gọi là tự tánh lan, cũng gọi là quả lan, thuộc về tội đẳng lưu[7].
Hỏi: Phá Tăng là tội nghịch trọng nạn. Tại sao có thể tác pháp sám hối theo tội Thâu-lan-giá?
Ðáp: Phá pháp luân Tăng với vai chủ động là tội nghịch, còn vai phụ không phải là nghịch tội. Phá Yết-ma Tăng vai chủ, vai phụ đều không gọi là tội nghịch. Hơn nữa, phá pháp luân Tăng vai chủ động tuy là nghịch tội, nhưng không mất giới Tỳ-kheo, nên cũng chỉ gọi là tội Thâu-lan-giá, không gọi là Ba-la-di. Nếu Tăng luân chưa bị phá còn có thể sám hối, nếu Tăng đã bị phá thành nghịch tội. Trường hợp này không thể chỉ sám hối bằng “Tác pháp” mà cần phải sám hối bằng “Vô sanh” mới được.
Cho đến đối với kẻ phá pháp luân Tăng vai phụ, phá Yết-ma Tăng vai chủ đều có thể sám hối. Nhưng nếu xả giới rồi trở lại thọ giới Cụ túc thì trở thành trọng nạn. (Khi hỏi già nạn).
IV. MINH ÐỊNH PHÁP TRỊ TỘI NHẸ
Phương pháp sám hối tội Ni-tát-kỳ, như đã nói trong mục 30 giới Xả đọa, nay chỉ thuyết minh chung về pháp sám các tội Ba-dật-đề, Ðột-kiết-la v.v...
Phần thứ ba[8] thuyết minh:
Tỳ-kheo phạm tội, nếu muốn đến một Tỳ-kheo để sám hối, thì (đây là trường hợp tội Ba-dật-đề tầm thường, hay Ðột-kiết-la tiểu tội v.v...) phải đến trước một Tỳ-kheo thanh tịnh mặc y trống vai mặt. Nếu vị ấy là bậc Thượng tọa thì phải lễ lạy (còn bậc Hạ tọa thì khỏi lễ), quỳ gối, chắp tay, nói lên tên của tội và chủng loại của tội, bạch như vầy:
“Ðại đức một lòng thương xót! Tôi Tỳ-kheo tên.... phạm tội.... thuộc loại.... nay đến Trưỡng lão xin sám hối, không dám che giấu, sám hối thì an vui, không sám hối thì không an vui. Tôi ghi nhớ tội phạm phát lồ như sự hiểu biết, không dám che giấu, xin Trưởng lão ghi nhớ cho tôi thanh tịnh, giới thân Cụ túc thanh tịnh Bố-tát”. (Thưa như vậy 3 lần).
Vị thọ sám nên nói: “Thầy tự trách lòng thầy nên sanh taâm nhàm chán.” Ðương sự thưa: “Dạ vâng” (nhĩ).
Nếu muốn đến trước hai vị Tỳ-kheo xin sám hối (đây là thuộc tội Ba-dật-đề bậc trung, tương đối nặng, nên đến trước hai người để nói lên sự ăn năn thì tâm mới yên. Hoăc trú xứ đó chỉ có ba vị Tỳ-kheo), trường hợp ấy nên đền trước hai vị Tỳ-kheo thanh tịnh, mặc y trống vai mặt, nói rõ tội v.v... như trước. Vị thọ sám nên hỏi vị Tỳ-kheo thứ hai rằng: “Nếu Trưởng lão cho tôi nhận sự sám hối của vị Tỳ-kheo... thì tôi sẽ nhận”. Vị kia nên nói: “Ðược, đồng ý”. (Khả nhĩ).
Nếu muốn đến trước ba vị Tỳ-kheo sám hối, cũng như vậy (Ðây là trường hợp tội Ba-dật-đề bậc trung, tánh tội nặng, đương sự phải đến trước ba vị Tỳ-kheo sám hối thì lòng mới yên. Hoặc trú xứ kia chỉ có bốn vị Tỳ-kheo vị thọ sám nên hỏi hai vị kia mới nhận sự sám hối ấy).
Nếu muốn đến trước Tăng sám hối (tức là từ bốn vị Tỳ-kheo cho đến vô số gọi là Tăng. Ðây thuộc về tội thượng và trung, hai phẩm của Thâu-lan-giá, và xả trước Tăng, sám hối trước Tăng) thì đương sự nên đến trước Tăng, mặc y trống vai mặt, cởi giày dép, lễ dưới chân Tăng, quỳ gối, chắp tay, thưa như sau:
“Xin Ðại đức Tăng nghe cho! Tôi Tỳ-kheo... đã phạm tội... nay đến trước Tăng cầu xin sám hối...” (Thưa như vậy 3 lần).
Vị thọ sám phải tác bạch. Sau đó mới nhận sự sám hối của đương sự. Văn bạch như sau:
“Ðại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo kia tên... đã phạm tội... nay đến trước Tăng xin sám hối. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi sẽ nhận sự sám hối của vị Tỳ-kheo kia. Ðây là lời tác bạch”.
Bạch như vậy rồi mới nhận sự sám hối. Vị Tỳ-kheo kia nên nói như trước 3 lần để sám hối. Vị thọ sám hối nói: “Thầy nên tự trách lấy tâm thầy, sanh lòng nhàm chán và xa lìa”. Ðương sự đáp: “Xin vâng”.
Kinh Tỳ-ni mẫu thuyết minh:
Thượng tọa đối với Hạ tọa, có tội cần sám hối, có bốn việc cần phaûi làm trong khi phát lồ:
1) Mặc y trống vai mặt.
2) Cởi bỏ giày, guốc, dép.
3) Chắp tay.
4) Nói lên tội đã phạm.
Còn Hạ tọa hướng đến Thượng tọa xin sám hối những tội mình đã phạm, có năm việc cần phải làm (như bốn việc trên, chỉ thêm cái thứ năm là quỳ gối).
(Vấn đề Thượng, Hạ tọa ở đây không dựa vào việc tuổi hạ; 9 hạ... để luận định, mà chỉ dựa vào thời gian thọ giới Cụ túc. Người thọ giới Tỳ-kheo trước chỉ trong 1 khoảnh khắc cũng tức là Thượng tọa. Lại nữa, y vào luật Tứ phần thì Thượng tọa hướng đến Hạ tọa sám hối chỉ trừ lễ bái, nhưng cũng phải quỳ gối).
Căn bản tạp sự nói:
Phải đủ năm pháp mới tác pháp sám hối:
1) Có tín tâm.
2) Khởi lòng tinh tấn.
3) Sanh tâm cung kính.
4) Miệng nói ra lời hay, đẹp.
5) Gần gũi bạn lành.
Thập tụng tỳ-ni tựa nói:
Trường hợp bị giặc bắt, hoặc là người bệnh, tuy đối với người có tội “tương ưng” nhưng cho phép tâm niệm miệng nói lên lời sám hối. Sau đó đến nơi vị Tỳ-kheo thanh tịnh mà sám hối. Sau khi họ sám hối rồi mới nhận sự sám hối của họ.
(Tội “tương ưng” tức là đồng phạm một tội với nhau. Khi bình thường không được hướng đến người đồng tội mà sám hối. Người đồng tội không được nhận sự sám hối của người khác. Nay trong trường hợp có tai nạn hoặc bệnh, hoặc bị giặc bắt, trước heát người ấy nên nghĩ rằng: “Tội này của tôi hôm nay, sau này sẽ phải đến vị Tỳ-kheo thanh tịnh sám hối”. Khởi ý nghĩ như vậy rồi liền được nhận sự sám hối của người bệnh nặng hoặc kẻ bị giặc bắt kia để họ khỏi sa đọa sau khi chết).
V. MINH ÐỊNH CÁC PHÁP YẾT-MA
Phần thứ ba (luật Tứ phần) nói:
Có hai Tỳ-kheo tánh ưa gây tụng, cùng nhau mắng nhiếc, nói lời ác độc, tranh hơn thua với nhau, lại cũng khuyến khích người khác tranh tụng. Phật cho phép chư Tăng tác pháp quở trách, Bạch tứ yết-ma để thực hiện, sau khi Tăng họp xong, nêu tội phạm, khi nêu tội phạm rồi, vì họ tác pháp nhớ nghĩ. Khi tác pháp nhớ nghĩ xong, mới định tội trạng. Văn bạch tác pháp Yết-ma như sau:
“Ðại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo đây tên là... ưa đấu tranh nhau, cùng nhau mạ nhục, nói lời hung dữ, tranh nhau hơn thua. Các Tỳ-kheo kia cùng nhau đấu tranh rồi, nếu có Tỳ-kheo nào khác đấu tranh lại đến khuyến khích rằng: “Các bạn có khả năng, không như bọn họ, các bạn học nhiều, trí tuệ, sự nghiệp hơn họ nhiều, bạn bè tri thức cũng vậy. Chúng tôi sẽ làm bạn với các bạn”. Họ chủ trương như vậy nên trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì sanh ra sự tranh cãi, đã có sự tranh cãi thì không chấm dứt được. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, vì các Tỳ-kheo ấy tác pháp Yết-ma quở trách. Sau này họ đấu tranh lại, mạ nhục với nhau lại, chư Tăng sẽ phải tăng thêm tội mà trị họ. Ðây là lời tác bạch.”
Văn Yết-ma theo đây mà thành lập. Nếu họ tùy thuận chúng Tăng không điều nào chống trái, cần cầu giải pháp Yết-ma thì nên giải. Họ phải đến trước Tăng 3 lần cầu xin giải tội. Chư Tăng Bạch tứ yết-ma để giải vậy.
Tỳ-kheo bị tẫn nếu không được gọi thì không nên vào bên trong nội giới. Cho phép, nhờ người tin cậy vào trong chúng cầu xin sám hối. (Ðây là chỉ cho người làm hạnh xấu, làm nhơ nhớp nhà người).
Tỳ-kheo y chỉ, học pháp Tỳ-ni, đắc trí tuệ, tùy thuận chúng Tăng, không dám trái nghịch, cầu xin giải Yết-ma thì nên giải.
Tỳ-kheo có 10 pháp nên tác bạch Yết-ma ngăn cản không đến nhà bạch y:
1) Nói xấu, mắng nhà bạch y.
2, 3, 4) Làm cho nhà bạch y bị thiệt thòi, mất mát lợi lộc, không có nơi nương ở.
5) Ðấu tranh não loạn bạch y.
6, 7, 8) Trước bạch y hủy báng Phật, Pháp, Tăng.
9) Trước người bạch y nói lời hạ tiện, mạ nhục.
10) Hứa như pháp mà không thực hành.
Có năm hạng Tỳ-kheo không nên vì họ mà làm pháp Yết-ma này: không cung kính cha, mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, việc nên gìn giữ mà không kiên tâm gìn giữ (chỉ nên tác pháp quở trách chiết phục....). Nếu họ cung kính cha, mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, việc nên gìn giữ kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo nào phạm 10 pháp như trên tác pháp Yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Tác pháp rồi sai một Tỳ-kheo đến nhà bạch y vì Tỳ-kheo này mà xin lỗi. Có tám pháp nên sai:
1) Có nghe biết vấn đề.
2) Khéo nói.
3) Tự mình hiểu rõ.
4) Có khả năng hiểu ý của người.
5) Khéo thu nhận lời nói của người.
6) Khéo ghi nhớ.
7) Không khuyết điểm.
8) Khéo giải thích lời nói đúng sai.
Người nào có tám pháp như vậy nên Bạch nhị yết-ma sai đến nhà bạch y nói lời xin lỗi với cư sĩ như sau: “Tăng đã vì Tỳ-kheo này tác pháp trách phạt rồi”. Nếu cư sĩ nhận lời sám hối như vậy thì tốt. Bằng không, nên bảo Tỳ-kheo đó đến đứng chỗ cư sĩ thấy mà không nghe, bảo vị tỳ-kheo ấy nói lời như pháp sám hối. Vị Tỳ-kheo được sai trở lại nói với người cư sĩ ấy rằng: “Vị Tỳ-kheo ấy trước phạm tội, nay đã sám hối, tội đã tiêu trừ.” Nếu cư sĩ nhận sự sám hối thì tốt, bằng không thì Tỳ-kheo phạm tội phải trực tiếp đến sám hối với cư sĩ. Sám hối rồi, phải tùy thuộc vào Tăng, không được tái phạm. Khi họ xin giải Yết-ma, thì nên giải cho.
Phạm tội mà nói không thấy phạm, có tội mà không sám hối, không bỏ ác kiến, đều nên làm pháp tác cử (cử tội).
Nếu đã tác Yết-ma quở trách, tẫn xuất, y chỉ, ngăn không cho đến nhà bạch y, không thấy tội đã cử, không sám hối tội đã phạm, không bỏ ác kiến đã cử, tuỳ theo số ngày che giấu, phạt lại từ ngày đầu, sáu đến ý hỷ. Khi đã làm những Yết-ma ấy rồi, có năm việc không nên làm:
1) Không được trao giới Cụ túc cho người.
2) Không được nhận cho người y chỉ.
3) Không được nuôi Sa-di.
4) Không được nhận Tăng sai giáo thọ Tỳ-kheo-ni.
5) Nếu Tăng đã sai thì không nên đến giáo thọ.
Lại có năm việc không nên làm:
1) Không được thuyết giới.
2) Tăng hỏi nghĩa Tỳ-ni không được trả lời.
3) Không được làm vị Yết-ma.
4) Không được tham dự vào việc tuyển chọn người trí tuệ để cùng bình đoán luận nghị việc của Tăng.
5) Không được làm người đại diện cho Tăng.
Ngoài ra, không được sớm vào trong tụ lạc tối mới về. Không được gần gũi ngoại đạo. Không được nói xà quần (dị ngữ), không được phạm tội lại. Không được cơ hiềm Yết-ma và người làm Yết-ma. Không được nhận vị thiện Tỳ-kheo cúng dường lễ bái. Không được cử tội thiện Tỳ-kheo. Không được ngăn Bố-tát, Tự tứ. Không được cùng với thiện Tỳ-kheo tranh luận. Nên ngồi và đi sau Tỳ-kheo. Nên vì thanh tịnh Tỳ-kheo lau quét, trải tòa, cho đến bưng y bát, xoa thân v.v... như pháp thờ thầy. Nên mỗi ngày 3 lần diện kiến thanh tịnh Tỳ-kheo. Ðến ngày Bố-tát phải lau quét cho đến sửa soạn thẻ hành trù. Bố-tát rồi nên dọn dẹp.
Luật Tăng kỳ thuyết minh:
Có năm việc phải tác pháp mà chiết phục (tức là Yết-ma quở trách):
1) Quen gần tám việc, nghĩa là thân quen gần để ở, miệng quen gần để ở, thân và miệng quen gần để sống (ở). Thân quen gần tức là cùng ngồi một giường, cùng ngủ một giường, cùng ăn một mâm, cùng mặc quần áo với nhau, cùng đi ra, cùng đi vào. Miệng quen gần tức là cùng nhau hưởng ứng qua lại, nói những lời ô nhiễm. Thân và miệng quen gần tức là cùng ngồi một giường cho đến khi nói cùng nhau hưởng ứng qua lại, lần lượt nói lời ô nhiễm (thân có sáu, miệng có hai, cộng thành tám việc ấy).
2) Thường thường phạm tội, 3 lần can ngăn không bỏ.
3) Vào tụ lạc quá sớm, ra khỏi tụ lạc quá tối. Bạn bè xấu ác, đi đến chỗ không nên đến.
4) Cùng nhau tranh tụng, 3 lần can ngăn không bỏ.
(Năm pháp thành tựu, tranh tụng trở lại: 1. Tự cao, 2. Tánh thô cộc hung ác, 3. Nói lời vô nghĩa, 4. Nói không đúng lúc, 5. Không gần bạn lành).
5) Ưa gần tuổi trẻ, 3 lần can ngăn không bỏ.
Trường hợp khi tác pháp Yết-ma chiết phục, mà không tùy thuận phụng hành, hoặc thường phạm tội nhỏ, miệng tuy nhận lời can ngăn, nhưng vẫn cứ phạm. Tất cả nên tác pháp Yết-ma không cùng nói chuyện (tức là Yết-ma y chỉ vậy).
Hạnh xấu làm nhơ nhớp nhà người Yết-ma tẫn. Nhiễu loạn người đời, sanh chuyện không vui, tác pháp Yết-ma phát hỷ (tức là Yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y).
Không nhận tội, không như pháp làm (tức không sám hối), không bỏ ác kiến thì tác pháp Yết-ma cử tội.
Tỳ-kheo hành Ba-lợi-bà-sa phải tùy thuận thi hành bảy việc:
1) Việc của Tỳ-kheo.
2) Việc của Tỳ-kheo-ni.
3) Việc của quyến thuộc.
4) Việc vào tụ lạc.
5) Chấp hành các việc cực nhọc.
6) Nhận việc Tăng sai.
7) Việc của vua.
Thế nào là việc của Tỳ-kheo?
Không được nhận sự lễ bái của Tỳ-kheo. Không được nói lỗi của Tỳ-kheo. Không được cùng Tỳ-kheo luận bàn. Không được nói tội của Sa-di. Không được phước phạt Sa-di (tức thưởng, phạt). Không được cùng Sa-di luận bàn. Không được làm sứ giả cho Tỳ-kheo. Khi chúng họp không được vì chúng làm người nói pháp, trừ trường hợp đặc biệt. Ðó là việc Tỳ-kheo.
Thế nào gọi là việc của Tỳ-kheo-ni?
Không được nhận Tỳ-kheo-ni lễ lạy. Không được nói tội của Ni, không được cùng với Ni luận nghị, không được nói tội của Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni. Không được phước phạt họ, không được cùng họ nghị luận. Không được ngăn Ni Bố-tát, Tự tứ. Không được cản ngăn Ni đứng ngang cửa ngõ của trú xứ Tăng.
(Nhân các Tỳ-kheo-ni đánh Tôn giả Ca-tỳ-lê, Phật bảo các Tỳ-kheo thấy Ni vào chùa nên bảo họ đứng ngang cửa. Ðó là điều chánh đáng. Sau khi thưa, mới cho họ vào. Nay các vị Tỳ-kheo đang hành biệt trụ không được cản ngăn họ).
Không được đến giáo giới Ni, nếu đã nhận cũng không được đến. (Nghĩa là trước khi chưa phạt, tuy đã từng thọ Tăng sai, nhưng hiện tại đang bị tội chưa trừ, không được đến dạy). Ðó là việc của Tỳ-kheo-ni.
Thế nào là việc của quyến thuộc?
Không được cho phép người thọ Cụ. Không được nhận người y chỉ. Không được nuôi Sa-di. Không được nhận sự cung cấp của Tỳ-kheo. Không được trao kinh cho người. Không được nhận kinh nơi người khác. Nếu thường tụng kinh nên tụng nhỏ giọng. Nếu trước đó đã cho đệ tử y chỉ thì nên bảo họ y chỉ vị khác, nên chấm dứt quyến thuộc. Ðây là việc của quyến thuộc.
Thế nào gọi là việc của thôn xóm (tụ lạc)?
Không được vào xóm sớm quá, ra tối quá. Không được vào tụ lạc riêng một mình. Không được đi vào trước hay sau Sa-môn.
(Tỳ-kheo biệt trụ ‘biệt giam’ phải đi sau tất cả Tỳ-kheo thanh tịnh, ngồi cũng vậy. Nếu đi vào thôn xóm riêng một mình hoặc trước hay sau Sa-môn, tức là không chịu tùy thuận hành pháp vậy). Không được đến nhà Ðàn-việt trí thức. Không được ở nơi trú xứ không có Tỳ-kheo Tăng ở. Khi ngồi, khi ăn phải sau Tỳ-kheo, không được sai người nhận đồ ăn, không được cho người đưa đồ ăn, trừ đến phiên mình (luân phiên trị nhật cho người nhận hay đưa đồ ăn không phạm). Ðó gọi là việc của thôn xóm.
Thế nào gọi là chấp hành các việc khó nhọc?
Sáng dậy quét chùa, tháp, phòng của Tăng. Rửa chùi đồ đại tiểu tiện của Tăng. Tất cả việc có thể làm như vậy, theo khả năng mình phải làm không được tránh né. Không được nhận dục của người khác, trừ phiên của mình (luân phiên vì người truyền dục thì không phạm). Ðó gọi là chấp hành các việc khó nhọc.
Thế nào gọi là nhận việc của Tăng sai?
Không được nhận tất cả sự lễ bái, Bạch nhất yết-ma, Bạch tam yết-ma đều không nên nhận. Ðó là nhận việc Tăng sai.
Thế nào gọi là việc của vua?
Không được ỷ vào thế lực của vua, đại thần, cư sĩ, người hung dữ. Không được chê Phật, chê Pháp, chê Tăng, chê người Yết-ma, chỉ trách mình không được trách người. Ðó là việc của vua.
Tỳ-kheo hành Ba-lợi-bà-sa và Ma-na-đỏa, khi thi hành có bảy việc này, nếu phụng hành thì gọi là hạnh tùy thuận, còn không thi hành thì gọi là hạnh không tùy thuận.
Người bị tác pháp Yết-ma chiết phục phải tùy thuận thực hành năm việc:
1) Việc Tỳ-kheo.
2) Việc Tỳ-kheo-ni.
3) Việc quyến thuộc.
4) Việc Yết-ma (thọ bái sư).
5) Việc vua.
(Chỉ trừ việc vào thôn xóm ‘tụ lạc’ và việc làm khó nhọc của Tăng). Khi taùc Yết-ma rồi nên nói rằng:
- Trưởng lão, ông chớ nên tái phạm. Nếu tái phạm Tăng trị tội ông nặng hơn. Năm việc này phải tùy thuận thực hành đầy đủ.
Phụng hành xong, chiết phục hạ ý, Tăng nên trao cho pháp Yết-ma xả (giải Yết-ma). Người được trao pháp Yết-ma không được nói chuyện, cũng không được không tùy thuận thực hành Năm việc như trên. Tác Yết-ma rồi lại phải tùy thuận thực hành năm việc:
1) Tuy 100 tuổi cũng phải đến y chỉ với vị Tỳ-kheo giữ giới mới 10 tuổi, cho đến chỉ biết hai bộ luật mà thôi.
2) Sáng dậy phải chào hỏi, bưng đổ đồ đại tiểu tiện, ống súc, để lại chỗ cũ. Trao tăm xỉa răng, quét dọn, bưng đồ ăn, giặt áo, nhuộm bát... tất cả phải cung cấp chỉ trừ lễ bái và xoa thân, trường hợp có bệnh thì được thoa (xoa).
3) Phải học hai bộ luật, nếu không thể cho đến phải học năm thiên giới.
4) Phải khéo biết Ấm, Nhập, Giới, 12 nhân duyên.
5) Phải khéo biết tướng của tội, không phải tướng của tội, oai nghi nên dạy, phi oai nghi nên tránh.
Nếu học xong tức là tác pháp xả.
Người bị Yết-ma tẫn xuất cũng phải tùy thuận thực hành năm việc trên. Yết-ma xong, nên an trí người ấy bên già-lam của Tăng. Tùy thuận thực hành năm việc, tất cả đều như pháp rồi, nên trao cho pháp Yết-ma xả.
Người bị tác pháp hỷ Yết-ma cũng phải tùy thuận thực hành 5 việc trên. Yết-ma xong nên bảo họ đến nơi nhà người thế tục xin lỗi, khiến cho người cư sĩ ấy vui lòng. Nếu người đó vui lòng tức gọi là xả.
Người bị tác Yết-ma cử tội cũng phải tùy thuận thực hành 5 việc trên. Yết ma xong nên để họ ở bên ngoài Tăng-già-lam, cửa hướng về A-lan-nhã. Trường hợp họ đến quét đất trong chùa tháp, Tăng viện, Tỳ-kheo nên quét xóa giấu chân họ. Trường hợp họ đến chỗ rửa chân, đại tiểu tiện nên dội rửa cho sạch. Trượng hợp họ cùng đi với đệ tử, đệ tử y chỉ không được gọi họ là Hòa thượng, A-xà-lê; không được nói chuyện với họ, nhưng người khác nên nói. Muốn khiến họ thực hành tùy thuận, bỏ ác tà, ác tà Tỳ-kheo, thì không nên cùng nói chuyện, cùng đứng, chung pháp thực, không cùng lạy một đức Phật, không cùng tụng kinh, không cùng một Tăng đoàn, không cùng Bố-tát, Tự tứ, không cùng Yết-ma với họ. Ðược nói chuyện với ngoại đạo và mời họ ngồi. Nếu họ bệnh không nên chăm sóc, nhưng được bảo người Ðàn-việt hay bà con của họ rằng: “Người bị cử ấy bệnh nên đến chăm sóc”. Nếu họ từ trần không nên dùng hương hoa cúng dường thây chết của họ, không nên làm đồ ăn thức uống vì họ mà cúng dường Tăng. Không được chia y bát, không được thiêu hóa tử thi. Nên lấy cái giường họ nằm để tử thi lên, y bát cột nơi cổ, đưa cả giường ra ngoài. Nói như thế này: “Việc của chúng Tăng đã sạch! Việc của chúng Tăng đã sạch!” Ðối với Tỳ-kheo ác tà, chúng ta không nên khởi ác tâm. Cho đến khi thiêu đốt cũng không khởi ác, nên nghĩ thế này: “Ðừng để người sau quen theo tà kiến này”. Nếu người chăn bò hay kẻ đốn củi đem y bát đến cho, thì được phép nhận vì xem họ là người thí chủ. Nếu người bị cử tùy thuận thực hành năm việc, tâm đặng chánh kiến rồi, điều hòa nhã nhặn thì giải pháp Yết-ma, tức là xả vậy.
Có ba việc phải cử tội:
1) Giới không thanh tịnh.
2) Kiến giải không tịnh (như gọi dâm không trở ngại đạo, hay gọi sát sanh không có quả báo, hoặc chấp đoạn, thường, hay chấp thế giới có cùng tận, không cùng tận v.v...).
3) Mạng không thanh tịnh.
Coù 3 nhân duyên đặng cử tội: Kiến, văn, nghi.
Lại nữa, Tỳ-kheo thành tựu năm pháp sau đây được cử tội người khác:
1) Sự thật, không phải hư vọng.
2) Ðúng lúc, không phải phi thời.
3) Vì lợi ích, không phải vô ích.
4) Nói lời hòa nhã, không thô lỗ.
5) Với lòng từ, không phải vì giận dữ.
Hay thành tựu năm pháp này thì được cử tội người khác:
1) Hành động của thân sạch.
2) Hành động của miệng sạch.
3) Sự sống trong sạch.
4) Học nhiều kinh.
5) Học nhiều luật.
Lại nữa có năm loại cử tội người khác:
1) Trước mạ nhục mà sau cử tội.
2) Trước cử tội mà sau mạ nhục.
3) Trường hợp vừa cử tội vừa mạ nhục.
4) Có mạ nhục mà không cử tội.
5) Có cử tội mà không mạ nhục.
Trong năm điều này trước mạ nhục sau cử tội, đã cử tội rồi sau mạ nhục, vừa cử tội vừa mạ nhục, Tăng không nên chấp nhận. Cử tội mà không mạ nhục, Tăng nên cứu xét.
Có năm pháp sau đây không nên cử tội người khác: có ái, sân, sợ, si, vì lợi. Ai vì năm pháp này mà cử tội người khác thì thân hoại mạng chung đọa vào đường ác, vào địa ngục.
Người nào có năm pháp sau đây mới cử tội người khác: không sân, không ái, không sợ, không si, không vì lợi riêng. Ai thành tựu năm pháp này mà cử tội người khác thì thân hoại mạng chung sanh vào đường lành, được người phạm hạnh khen ngợi.
Trường hợp Tỳ-kheo bị cử đến trú xứ khác của Tăng nên thưa như vầy: “Trưởng lão, tôi bị cử thực hành pháp tùy thuận, tâm tôi nhu nhuyến, vì tôi mà xả”. Tăng nên hỏi: “Lý do nào thầy bị cử!” Nếu đáp: “Tôi không có gì việc gì bị cử.” Thì nên nói: “Tôi và thầy cùng hưởng chung pháp thực, vị thực.” Nếu nói: “Vì tôi có việc nên bị cử.” thì nên nói: “Thầy trở về chỗ cũ, Tăng nơi đó sẽ xả cho”. Nếu đương sự nói trú xứ kia không có Tăng cư trú, hoặc vô thường đến, hoặc thôi tu, hoặc đi đến trú xứ khác đều không có Tăng ở, thì nên hỏi: “Thầy bị cử vì việc gì?” Họ đáp: “Tôi vì việc như vậy nên bị cử, tâm nhu nhuyến, thấy lỗi, đã thực hành pháp tùy thuận rồi”. Nếu vậy thì nên xả.
Bộ Căn bản ni-đà-na thuyết minh:
Bí-sô cùng nhau đấu tranh, nếu hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) còn hiện tiền nên bảo họ sám hối hay can gián họ. Nếu đủ 10 hạ, ly y chỉ rồi, các Bí-sô nên can ngăn (tức là Yết-ma quở trách), nếu họ không chịu nghe thì nên tác pháp Yết-ma xả trí (tức là Y chỉ yết-ma, bảo họ đến y chỉ với người trì luật. Bao nhiêu vị khác không được giao tiếp nói chuyện với họ).
Luật Thập tụng nói:
Tác pháp Yết-ma hạ ý rồi (tức là pháp hỷ Yết-ma) bảo một Tỳ-kheo đến chỗ cư sĩ nói lời xin lỗi. Ðến 3 lần mà cư sĩ không chấp nhận, muốn gây việc không hay thì nên bảo Tỳ-kheo ấy đi xa. Nếu Tỳ-kheo ấy không chịu đi thì chúng Tăng không có lỗi. Trường hợp Tỳ-kheo cùng với Ni nói chuyện cười giỡn, não loạn các Tỳ-kheo khác, nên tác pháp Yết-ma không thanh tịnh. (Tức thuộc loại Yết-ma quở trách).
Trong tựa của Tỳ-ni nói:
Tỳ-kheo bị tẫn ở trú xứ này không được đến trú xứ khác sám hối, trừ tịnh xá ấy không có Tăng thì cho phép đến trú xứ khác sám hối.
VI. MINH ÐỊNH PHÁP PHÚ BÁT (úp bát)
Phần thứ tư[9] thuyết minh:
Nhà bạch y có 10 pháp neân tác pháp Yết-ma phú bát:
1) Mắng nhiếc, hủy báng Tỳ-kheo.
2) Làm cho Tỳ-kheo bị tổn hại.
3) Làm việc không lợi ích.
4) Làm cho Tỳ-kheo không có nơi nương tựa.
5) Ðấu tranh tạo loạn cho Tỳ-kheo.
6. 7. 8) Trước mặt Tỳ-kheo nói xấu Phật, Pháp, Tăng.
9) Vu khống Tỳ-kheo phạm hạnh bất tịnh.
10) Phạm đến Tỳ-kheo-ni.
Phạm một trong mười pháp này phải tác Yết-ma phú bát. Tác pháp Yết-ma rồi nên sai một vị Tỳ-kheo đủ tám pháp (như trong đề mục ngăn không cho đến nhà bạch y đã nói) đến nhà bạch y đó nói: “Nay vì.... tác Yết-ma phú bát, không tới lui nhà.... nữa, vì sự việc như vậy”. Nếu người ấy như pháp sám hối, tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, cầu xin giải pháp Yết-ma phú bát, tới lui trở lại, thì Tăng nên giải cho họ.
Vấn đề này trong luật Tăng kỳ ghi rằng:
Tại thành Xá-vệ, Ưu-bà-tắc Pháp Dự thường chỉnh chư Tăng thọ trai. Mỗi khi chư Tăng đến nơi, thường cật vấn nghĩa lý, vị Tỳ-kheo nào trả lời được thì vui mừng, tự tay sớt các món đồ ăn. Vị nào không trả lời được liền hủy báng chê bai, sai người dưới quyền mình đem đồ ăn không ngon đến. Vì lý do ấy nên các Tỳ-kheo đều không chịu đi đến nhà ông bà Phật tử ấy thọ trai. Phật bảo chư Tăng tác pháp Yết-ma phú bát.
Ưu-bà-tắc có tám việc chư Tăng phải tác háp Yết-ma phú bát:
1) Hiện tiền phỉ báng Tỳ-kheo.
2) Hiện tiền quở trách Tỳ-kheo.
3) Hiện tiền giận mắng Tỳ-kheo.
4) Dứt lợi dưỡng của Tỳ-kheo.
5) Không ưa cộng sự với Tỳ-kheo.
6. 7. 8) Mắng Phật, Pháp, Tăng.
Thường thường Pháp Dự cúng dường các Tỳ-kheo rồi mới ăn cơm sau. Ngày hôm ấy chờ mãi quá ngọ không thấy Tỳ-kheo đến. Ông đến bạch Phật.... Phật dạy: “Ông khinh mạn Tỳ-kheo Tăng, Tăng muốn lợi ích cho người nên tác pháp Yết-ma phú bát rồi”. Lúc bấy giờ, cách Phật không xa có một vị La-hán, Phật bảo Pháp Dự: “Ngươi đến hỏi vị ấy thế nào gọi là muối, muối có bao nhiêu loại?” Pháp Dự liền đến hỏi. Vị La-hán trả lời: “Tôi biết ông là Ưu-bà-tắc Pháp Dự, khinh mạn Tỳ-kheo, Tăng đã tác pháp Yết-ma phú bát cho ngươi, như thế, chưa đủ sao? Ở đây, tôi cần sự yên tĩnh, ông lại đến quấy rầy tôi nữa! Muối là muối chứ gì”. Pháp Dự nghe xong không vừa ý, trở lại chỗ Phật. Phật hỏi: “Ngươi hỏi nghĩa của muối thế nào? Có vừa ý không?” Pháp Dự thưa: “Tỳ-kheo ấy kém cõi, ít học nên hỏi muối chỉ nói muối là muối”. Lúc đó cách Phật không xa lại có một vị Tỳ-kheo Pháp sư tên là Phất-hy-lô. Phật bảo Pháp Dự đến hỏi vị Tỳ-kheo kia. Pháp Dự đến hỏi, Pháp sư trả lời: “Theo nghĩa thì muối có 2 loại: Vị của muối và tánh của muối. Vị tức là nước biển cùng một vị mặn. Tánh thì gồm có: muối đen, muối đỏ, muối Tân-đầu, muối Vị-bạt-già, muối Tỳ-lãm, muối Ca-già, muối Tư-đa, muối Tỷ-ca. Nói tóm lược thì có hai loại: muối sống và muối nấu; đó gọi là muối”. Pháp Dự nghe rồi rất vui mừng đến bạch với Thế Tôn: “Vị Tỳ-kheo ấy rất khéo giải thích, phân biệt, trình bày tóm lược đầy đủ về nghĩa của muối. Hỏi thuận hỏi nghịch đeàu trả lời được”. Phật dạy: “Ðó là vị Tỳ-kheo phàm phu, ở trong giáo pháp của ta chưa nếm được mùi vị của pháp. Vị Tỳ-kheo trước kia lại là vị A-la-hán mà ngươi kiêu ngạo không biết thực hư, suốt đời toàn làm những việc vô ích”. Trước sự việc như thế Pháp Dự lo sợ cầu xin sám hối. Phật bảo: “Phải thành tâm mặc áo chỉnh tề cùng với bà con đến trước Tăng ba phen cầu xin pháp Yết-ma xả phú bát.” Tăng bảo họ vào trong giới, đứng chỗ mắt thấy tai không nghe, Bạch tứ yết-ma xả.
Trường hợp Tăng đã tác pháp Yết-ma phú bát rồi, từ Tỳ-kheo cho đến Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đều không được tới lui, nên đem một miếng cà-sa cột treo nơi cửa ngõ người ấy, vào trong đường hẻm rao rằng: “Nhà... là nhà bị Yết-ma phú bát.” Nếu có khách Tỳ-kheo đến phải nói cho họ biết.
Vấn đề Yết-ma phú bát không được thực hiện một cách vội vàng, cần phải caån thận. Trường hợp họ nói: “Sa-môn không đến nhà là một điều may mắn cho nhà tôi”. Hạng người như thế không nên tác pháp Yết-ma phú bát. Nếu gia đình biết tàm quý thì nên thực hiện. Trường hợp thấy lỗi rồi, có tâm thực hành tùy thuận một cách uyển chuyển thì nên xả pháp Yết-ma đó.
Luật Ngũ phần nói:
Tỳ-kheo không nên vì một vài việc nhỏ mọn, mà tác pháp Yết-ma phú bát đối với bạch y. Ưu-bà-tắc, cũng không nên vì việc nhỏ mọn mà không kính tín Tỳ-kheo. Tỳ-kheo có tám việc như sau thì Ưu-bà-tắc mới không tín kính:
1, 2, 3, 4) Hủy báng Phật, Pháp, Tăng và Giới.
5) Muốn gây việc không lợi cho Ưu-bà-tắc.
6) Tạo cho Ưu-bà-tắc tiếng xấu đồn đãi.
7) Muốn đoạt chỗ của Ưu-bà-tắc.
8) Dùng phi pháp làm chánh, khinh khi Ưu-bà-tắc.
Trường hợp Ưu-bà-tắc giận dữ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không nên đến nhà họ. Cả thôn xóm (tụ lạc) đều giận dữ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không nên đến tụ lạc ấy.
TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI BA



Chú thích:
1 Ba pháp sám hối: gồm Vô sanh sám hối, Thủ tướng sám hối và Tác pháp sám hối.
2 Ba quán: Các nhà Thiên Thai chủ trương, gồm Không quán, Giả quán và Trung quán.
3 Ba đế: Các nhà Thiên Thai lập ra gồm Không đế, Giả đế và Trung đế, là đối tượng của Ba quán.
4 Không phải phần hai, ngài Trí Húc dẫn nhầm (Trùng trị tỳ-ni sự nghĩa tập yếu 13, tr. 447c18, Vạn 40n719). Tứ phần luật 55, phần thứ tư Ðiều bộ, tr. 972b11, Ðại 22n1428.
5 Nên xem Yết-ma chỉ nam, chương thứ 14, nơi đề mục “Sám hối lục tụ” để soi sáng vấn đề Hiển giáo và Mật giáo này.
6 Tứ phần luật 45, phần thứ ba Kiền-độ người, tr. 898c07, Ðại 22n1428.
7 Tội đẳng lưu: là tội từ tội nhân sanh ra tội quả, nghĩa là quả tương tợ nhân.
8 Phần thứ ba, ngài Trí Húc dẫn trong bản Trùng trị tỳ-ni sự nghĩa tập yếu 30, tr. 451b13, Vạn 40n719. Theo Ðại chánh 22n1428, Tứ phần luật 36, phần thứ hai Kiền-độ thuyết giới, tr. 825c23.
9 Tứ phần luật 53, phần thứ tư Kiền-độ Tạp, tr. 959b03, Ðại 22n1428.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 18 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Kinh Bi Hoa


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.241.235 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập