Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Giới thứ 116:
Tỳ-kheo-ni nào, đến nhà bạch y, bảo chủ nhà trải tòa để ngủ nghỉ, sáng ngày không nói với chủ mà đi, Ba-dật-đề
NGUYÊN DO[1]:
Có các Ni đến thôn không có trú xứ, bảo chủ nhà cho ngủ trọ một đêm, sáng hôm sau không cáo từ mà đi. Nhà trong thôn bị phát hỏa. Chủ nhà đó nghĩ: Trong nhà có người nên không đến chữa, lửa cháy hết cả. Người ấy hỏi: “Ni ở đâu?” Ðược trả lời: “Ni đi rồi”. Mọi người đều cơ hiềm cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ra khỏi cửa, phạm Ba-dật-đề. Một chân ở trong v.v... Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu đã có người ở trong nhà trước. Nếu nhà trước đó bỏ không, hoặc trước đó là nhà phước, hay người thân hậu bảo đi, sẽ vì mình nói với chủ. Hoặc nhà sập hư, hay bị lửa cháy, hoặc trong nhà có rắn độc, ác thú, hoặc có giặc vào, hoặc dùng sức mạnh bắt v.v...
Giới thứ 117:
Tỳ-kheo-ni nào, học tập chú thuật của thế tục, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Học bằng miệng hay bằng văn bản, phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Tụng chú để trừ bệnh trùng trong bụng, trị bệnh ăn không tiêu, trừ độc, hộ thân vậy.
Giới thứ 118:
Tỳ-kheo-ni nào, dạy người tụng tập chú thuật, Ba-dật-đề.
Giới thứ 119:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ có thai, mà độ cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ba lần Yết-ma xong, Hòa thượng Ni, Ba-dật-đề. Ngoài ra, nên biết.
Không phạm: Nếu không biết, hoặc tin người kia nói, hoặc tin người đáng tin nói, hoặc tin cha mẹ nói. Trao giới Cụ túc rồi, sau sanh con, nghi không dám bồng ẵm. Phật dạy: Nếu đứa bé chưa có thể lìa mẹ, cho phép neân làm việc làm của bà mẹ: cho bú, nuôi dưỡng, khi chưa bỏ bú cho phép cùng ngủ.
Giới thứ 120:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ, con còn bú, mà cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[2]:
Có cô Ni độ người đàn bà con còn bú, họ để con ở nhà, sau đó người trong nhà đến giao, người kia bồng con, vào xóm khất thực, cư sĩ cơ hiềm cho nên chế.
Giới thứ 121:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người chưa đủ tuổi 20, mà cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ, nặng như giới trước.
Không phạm: Nếu không biết, hoặc họ tự nói là đủ... Thọ giới rồi sau nghi, nên tính luôn số tháng trong thai, tháng nhuần, tính mỗi lần thuyết giới là 14 ngày, đủ thì không phạm.
Giới thứ 122:
Tỳ-kheo-ni nào, gái chưa chồng tuổi 18, không cho hai năm học giới. Tuổi đủ 20 liền cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
Giới thứ 123:
Tỳ-kheo-ni nào, gái chưa chồng tuổi 18 cho hai năm học giới mà không cho học sáu pháp. Tuổi đủ 20 liền cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu Thức-xoa-ma-na phạm dâm, nên diệt tẫn. Nếu với tâm nhiễm ô nam tử, thân xúc chạm nhau, giới khuyết, nên cho thọ giới lại. Nếu trộm năm tiền, hay hơn năm tiền, dứt mạng người, tự nói được pháp thượng nhơn, thì nên diệt tẫn. Nếu trộm dưới năm tiền, dứt mạng súc sanh, cố nói láo trong chúng, phi thời thực, uống rượu, giới khuyết, nên cho thọ giới lại.
Phạm nhẹ nặng, đồng như giới trước.
Giới thứ 124:
Tỳ-kheo-ni nào, gái chưa chồng tuổi 18, cho hai năm học giới, cho học sáu pháp, đủ 20 tuổi, chúng Tăng không cho, mà cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[3]:
Các Ni độ người mù, lòa, gù, què, điếc, câm, ngọng... làm hủy nhục chúng Tăng, cho nên chế.
Giới thứ 125:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người có chồng 10 tuổi[4], cho hai năm học giới[5], đủ 12 tuổi mới cho thọ Cụ túc giới[6]. Nếu tuổi dưới 12 cho thọ Cụ túc giới, Ba-dật-đề.
(Nghĩa là sau khi có chồng 10 năm mới có thể thọ Thức-xoa-ma-na. Lại hai năm mới có thể thọ Tỳ-kheo-ni giới, chứ không phải tuổi đời chỉ 12 tuổi vậy).
NGUYÊN DO[7]:
Chư Ni độ người nữ có chồng tuổi nhỏ, thọ giới rồi, cùng nam tử đứng, nói, cười, nên chế.
Giới thứ 126:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người có chồng tuổi còn nhỏ, cho hai năm học giới, tuổi đủ 12 không bạch chúng Tăng, mà cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
Giới thứ 127:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người như vậy, mà cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH :
Người như vậy: tức là dâm nữ.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu độ, nên đem đến chỗ cách xa năm, sáu do-tuần cho ở, chỗ không ai biết. Nếu không vậy, phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Không biết trước.
Giới thứ 128:
Tỳ-kheo-ni nào, độ nhiều đệ tử, không dạy hai năm học giới, không dùng hai pháp nhiếp thủ, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Hai pháp: là giáo lý và y thực.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu thọ Cụ túc rồi bỏ đi, hay phá giới...
Giới thứ 129:
Tỳ-kheo-ni nào, không có hai năm theo Hòa thượng Ni, Ba-dật-đề.
Luật Ngũ phần nói:
Không theo Hòa thượng sáu năm, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hòa thượng cho phép đi. Hòa thượng phá giới...
Giới thứ 130:
Tỳ-kheo-ni nào, Tăng không cho phép mà trao giới Cụ túc cho người, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[8]:
Chư Ni kém cỏi, độ người không biết dạy dỗ cho nên chế. Vị nào muốn độ người phải đến giữa Tăng cầu xin, đầy đủ oai nghi, tác bạch:
“Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Tôi, Tỳ-kheo-ni... đến Tăng xin phép được độ người, thọ Cụ túc giới”. (thưa như vậy 3 lần).
Ni Chúng nên quán sát vị ấy có đủ khả năng giáo thọ, hai năm học giới, hai pháp nhiếp thủ hay không. Nếu không có thể thì nên nói: “Em chưa nên độ người”. Nếu có trí tuệ, có thể độ được, Bạch nhị yết-ma cho phép độ.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu Tăng không cho phép mà trao giới Cụ túc cho người, phạm Ba-dật-đề. Cho y chỉ, nuôi hai chúng kia, Ðột-kiết-la.
Giới thứ 131:
Tỳ-kheo-ni nào, tuổi (hạ) chưa đủ 12, mà trao giới Cụ túc cho người, Ba-dật-đề. (Trao giới Cụ túc phải đủ 12 hạ).
Giới thứ 132:
Tỳ-kheo-ni nào, đủ 12 tuổi hạ, chúng Tăng chưa cho, mà trao giới Cụ túc cho người, Ba-dật-đề.
Giới thứ 133:
Tỳ-kheo-ni nào, Tăng không cho trao giới Cụ túc cho người, bèn nói: Tăng có ái (thiên vị), có sân, có sợ hãi, có bất minh, muốn cho ai thì cho, không muốn thì thôi”, phạm Ba-dật-đề.
Giới thứ 134:
Tỳ-kheo-ni nào, cha mẹ, phu chủ không đồng ý, mà cho họ thọ Cụ túc giới, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ nặng, đồng như giới trước.
Tỳ-kheo, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không có cha mẹ, phu chủ.
Giới thứ 135:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ cùng với đàn ông, con trai, có sự luyến ái, có sự ưu sầu, giận hờn mà độ cho xuất gia, trao cho giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ nặng, đồng như giới trước.
Không phạm: Trước không biết, hoặc thọ Cụ rồi bệnh đó mới sanh.
Giới thứ 136:
Tỳ-kheo-ni nào, nói với Thức-xoa-ma-na rằng: “Cô bỏ cái này, học cái kia, tôi sẽ cho cô thọ giới Cụ túc”. Nếu không tạo phương tiện cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[9]:
Thâu-la-nan-đà nói với Thức-xoa-ma-na: “Cô bỏ cái này học cái kia, tôi sẽ cho cô thọ giới Cụ túc.” Hứa như vậy, vì Thức-xoa-ma-na kia thông minh khéo khuyến hóa. Thâu-la-nan-đà muốn được để khuyến hóa cúng dường cho cô được lâu, nên không tạo phương tiện cho thọ Cụ túc giới. Thức-xoa-ma-na hiềm trách, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu người kia bệnh, hoặc lại không cùng sống chung, hoặc không có 5 y, không đủ 10 vị Tăng, hoặc khuyết giới, phá giới v.v...
Giới thứ 137:
Tỳ-kheo-ni nào, nói với Thức-xoa-ma-na: “Ðem y đến cho tôi, tôi sẽ cho cô thọ giới Cụ túc”. Nhưng không tạo phương tiện cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
Giới thứ 138:
Tỳ-kheo-ni nào, không đủ 12 tuổi[10], mà trao giới Cụ túc cho người nữa[11], Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[12]:
Cô Ni An Ẩn nhiều đệ tử, không thể dạy dỗ chu đáo cho nên chế (giới này cùng với giới 131 hình như trùng, theo như ý của duyên khởi, hoặc là độ một đệ tử, đợi họ đủ 12 tuổi[13] mới cho độ người khác, hoặc như Tỳ-kheo mỗi năm độ một đệ tử mới không trùng với giới trước).
Giới thứ 139:
Tỳ-kheo-ni nào, trao giới Cụ túc cho người rồi, để qua một đêm mới đến trong Tỳ-kheo Tăng cầu thọ Cụ túc, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[14]:
Chư Ni trao giới Cụ túc rồi, qua cách đêm mới đến trong Tỳ-kheo Tăng cầu thọ cụ. Hoặc vì họ mắc các bệnh đui, điếc, què... cho nên chế.
Không phạm: Trao Cụ túc xong, trong ngày đến cầu thọ Cụ giới bên Tăng. Hoặc muốn đến mà bị bệnh, hoặc đường thủy, đường bộ bị trở ngại, hay nạn ác thú cho đến phạm hạnh nạn v.v...
Giới thứ 140:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh, không đến cầu giáo thọ, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không phạm: Bận việc Phật, Pháp, Tăng, săn sóc người bệnh hay nhờ người xin phép, không phạm.
Giới thứ 141:
Tỳ-kheo-ni, nửa tháng nên đến trong Tăng cầu giáo thọ, nếu không cầu, Ba-dật-đề.
- Bạch nhị yết-ma sai một cô Ni đến cầu giáo thọ, nên sai vài ba Ni cùng đi. Ðến trong Tăng, lễ dưới chân Tăng, cúi đầu đảnh lễ, chắp tay tác bạch: “Tỳ-kheo-ni Chúng hòa hợp, lễ dưới chân Tỳ-kheo Tăng cầu giáo thọ”. Nói như vậy 3 lần. Ni đợi Tăng thuyết giới rồi, đứng lâu mệt nhọc, Phật cho phép nhờ một thầy Tỳ-kheo thỉnh giùm rồi về. Không nên nhờ khách Tỳ-kheo, người đi xa, người bệnh, người không có trí tuệ. Nhờ rồi, sáng hôm sau đến hỏi xem thỉnh được hay không. Nếu được, Tỳ-kheo nên nói rõ thời gian đến, Ni nên chuẩn bị đón.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không đến, không đón, đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu nghe thầy giáo thọ đến, nên đón cách nửa do-tuần, cung cấp đồ cần dùng. Không làm như vậy, phạm Ðột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo Tăng tất cả đều bệnh, nên sai người đến lễ bái hỏi chào. Nếu biệt chúng, chúng không hòa hợp, hoặc không đủ chúng, nên sai người đến lễ bái hỏi chào. Nếu Ni chúng đều bệnh, cho đến không đủ chúng, cũng nên sai người đến lễ bái chào. Nếu không đến, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ðường thủy, đường bộ trở ngại và các nạn...
Giới thứ 142:
Tỳ-kheo-ni Tăng, hạ an cư xong, phải đến trong Tỳ-kheo Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe, nghi. Nếu không vậy, Ba-dật-đề.
- Cách đến chùa Tăng đồng như giới trước. Tỳ-kheo Tăng ngày 14 tự tứ thì Ni Chúng tự tứ ngày 15.
Giới thứ 143:
Tỳ-kheo-ni nào, an cư nơi không có Tỳ-kheo Tăng, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[15]:
Ngày giáo thọ không có chỗ để cầu giáo thọ. Có chỗ nghi vấn không người để quyết nghi, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ba chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nương nơi Tỳ-kheo Tăng an cư, thời gian ấy (Tỳ-kheo) qua đời, đi xa, cho đến bị nạn v.v...
Giới thứ 144:
Tỳ-kheo-ni nào, biết trong Tăng-già-lam có Tỳ-kheo không xin phép mà vào, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[16]:
Có một cô Ni nhiều hiểu biết qua đời, các Ni xây Tháp trong chùa của Tỳ-kheo. Các Ni thường tới lui, đứng ngồi, nói cười, hoặc tụng kinh, hoặc khóc kể, làm loạn động việc ngồi thiền các Tỳ-kheo. Trưởng lão Ca-tỳ-la phá cái Tháp đó, không còn dấu tích gì. Các Ni đồng cầm dao, gậy, gạch, đá... đến muốn hành hung, Ca-tỳ-la bay trên hư không. Các Ni quở trách, bạch Phật, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vào trong cửa, Ba-dật-đề; một chân trong cửa v.v... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Trước không biết, hoặc không có Tỳ-kheo hoặc lễ Tháp Phật, Tháp Thanh văn, hoặc được mời, hay lộ trình phải đi qua, xin ngủ ở trong đó, cho đến mạng nạn v. v...
Giới thứ 145:
Tỳ-kheo-ni nào, mắng Tỳ-kheo, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói rõ ràng, Ba-dật-đề, không rõ ràng, Ðột-kiết-la. Các giới sau cũng đồng như vậy.
Giới thứ 146:
Tỳ-kheo-ni nào, ưa đấu tranh, không khéo ghi nhớ việc đấu tranh đó. Sau đó giận hờn không vui, mắng Tỳ-kheo-ni Chúng, Ba-dật-đề.
Giới thứ 147:
Tỳ-kheo-ni nào, thân có mụt nhọt và các loại ghẻ, không bạch với chúng và người khác, vội bảo nam tử mổ, nặn và băng bó, Ba-dật-đề.
Không phạm: Bị cường lực bắt.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu muốn nam tử trị bệnh, nên đánh kiền chùy họp Ni Tăng (Ni Chúng) đến chỗ người bệnh. Sau đó mới cởi áo để mổ, và chỉ cởi chỗ mổ mà thôi.
Giới thứ 148:
Tỳ-kheo-ni nào, trước đó đã nhận lời mời, hoặc đã ăn no rồi. Sau đó lại ăn cơm, bún, cơm khô, cá và thịt, phạm Ba-dật-đề.
(Nghĩa là trước đã nhận người mời ăn chính thì không được ăn năm thứ chính này, đợi đến nhà họ mới ăn).
NGUYÊN DO[17]:
Một cư sĩ sắm thức ăn, thỉnh Ni Chúng, khi ấy nhằm ngày hội, các cư sĩ đều đem thức ăn đến chùa cúng cho chư Ni, chư Ni ăn rồi đến nhà cư sĩ đó, nên ăn không được nhiều. Cư sĩ cơ hiềm. Cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Một miếng là Ba-dật-đề. Tỳ-kheo, Ba-dật-đề.
Không phạm: Thọ thỉnh không phải chánh thực, hoặc thỉnh ăn chưa no, hoặc trước đó không được mời. Hoặc ngay lúc ăn nhận được thức ăn. Hoặc cùng một nhà, nhưng nhận hai lần ăn trước và sau.
Luật Thập tụng nói:
Cho Ni được phép thỉnh thoảng ăn. Nếu nhận lời mời mà không ăn, phạm Ba-dật-đề.
Giới thứ 149:
Tỳ-kheo-ni nào, đối với Ðàn-việt sanh tâm tật đố về gia đình, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[18]:
Cô Ðề-xá là đệ tử của cô An Ẩn, hai thầy trò cùng đến nhà Ðàn-việt quen biết lâu năm. Cô An Ẩn mặc y phục tề chỉnh không mất oai nghi. Ðàn-việt sanh tâm hoan hỷ, bèn cúng dường cho cô. Cô An Ẩn veà chùa nói với Ðề-xá rằng: “Ðàn-việt ấy giàu lòng tin cúng thí tốt”. Khi ấy, Ðề-xá coù tâm tật đố, nói thế này: “Ðàn-việt ấy giàu lòng tin, cúng tốt đối với thầy”. Chư Ni hiềm trách cho nên chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói rõ ràng, Ba-dật-đề, không rõ ràng, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Giới thứ 150:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng hương thơm thoa vào thân, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc có bệnh, hoặc bị cường lực bắt.
Giới thứ 151:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng cặn dầu mè thoa chà vào thân, Ba-dật-đề.
Giới thứ 152:
Tỳ-kheo-ni nào, bảo Tỳ-kheo-ni khác thoa chà vào thân, Ba-dật-đề.
Giới thứ 153:
Tỳ-kheo-ni nào, bảo Thức-xoa-ma-na, thoa chà vào thân, Ba-dật-đề.
Giới thứ 154:
Tỳ-kheo-ni nào, bảo Sa-di-ni, thoa chà vào thân, Ba-dật-đề.
Giới thứ 155:
Tỳ-kheo-ni nào, bảo bạch y, phụ nữ xoa chà vào thân, Ba-dật-đề.
Giới thứ 156:
Tỳ-kheo-ni nào, mặc váy lót[19], Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[20]:
Làm cho thân thô kệch, cư sĩ cơ hiềm cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu dùng lông mịn hay kiếp-bối, tơ tằm... Ba-dật-đề.
Không phạm: Nếu có bệnh, bên trong có mặc y bệnh, ngoài mặc Niết-bàn-tăng, kế mặc cà-sa, hay bị cường lực bắt buộc.
Giới thứ 157:
Tỳ-kheo-ni nào, cất giữ đồ trang sức của phụ nữ, trừ trường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Có mạng nạn, phạm hạnh nạn, cho mặc đồ phụ nữ ngụy trang để chạy, cho nên gọi là trường hợp đặc biệt.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Giới thứ 158:
Tỳ-kheo-ni nào, mang giày guốc, cầm dù đi, trừ trường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Khi trời mưa, ở trong chùa cho phép làm dù bằng lá cây, tre, mang giày guốc.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Mang giày guốc, cầm dù đi, mỗi thôn là một Ba-dật-đề. Nơi không có xóm làng, mỗi 10 dặm là một Ba-dật-đề. Dưới một thôn hay dưới 10 dặm, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Cường lực bắt, cho đến mạng nạn...
Giới thứ 159:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà đi xe, trừ trường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Già, bệnh, cho phép đi bằng xe kéo, bởi ngựa cái kéo. Mạng nạn, phạm hạnh nạn... cho phép đi xe voi, xe ngựa v.v...
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ nặng, đồng như giới trước.
Giới thứ 160:
Tỳ-kheo-ni nào, không mặc Tăng-kỳ-chi vào thôn, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[21]:
Trống ngực, nách, vú, dây lưng... cư sĩ cơ hiềm cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vào cửa của thôn, Ba-dật-đề. Một chân ở ngoài v.v... Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc dưới nách có ghẻ, hoặc cường lực bắt, mạng nạn, phạm hạnh nạn.
Giới thứ 161:
Tỳ-kheo-ni nào, chiều mặt trời sắp lặn đến nhà bạch y mà không được mời trước, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không được mời mà vào trong cửa, Ba-dật-đề. Một chân ngoài cửa v.v... Ðột-kiết-la. Nếu đến nhà bạch y, không nói với chủ nhân mà đi. Ra khỏi cửa, Ba-dật-đề. Phương tiện muốn đi ... Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo ... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bị cường lực bắt... không kêu mà vào[22], nhà kia bị cháy, sắp sập, có rắn độc... hoặc cường lực bắt, không nói mà ra đi.
Giới thứ 162:
Tỳ-kheo-ni nào, mặt trời sắp lặn mở cửa chùa, không dặn Tỳ-kheo-ni khác mà ra đi, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Việc của Tam bảo, việc nuôi bệnh cho phép dặn người khác rồi đi. Không dặn mà ra khỏi cửa, Ba-dật-đề. Một chân ở trong... Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bị phá hoại, bị cháy v.v...
Giới thứ 163:
Tỳ-kheo-ni nào, mặt trời đã lặn mở cửa chùa không dặn mà ra đi, Ba-dật-đề.
(Giới trước ‘162’ nhân giặc vào cướp đồ mà chế. Giới này nhân người tù chạy vào trốn mà chế. Cứu xét vốn không hai pháp, chia làm hai giới, người kiết tập không kiểm tra).
Giới thứ 164:
Tỳ-kheo-ni nào, không tiền an cư, không hậu an cư, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vì Tam bảo, hoặc nuôi bệnh, không tiền an cư, cho phép hậu an cư. Nếu không tiền an cư, Ðột-kiết-la. Không hậu an cư, Ba-dật-đề. (Luật Tăng kỳ nói: Tỳ-kheo cũng vậy. Ba chúng dưới, Ðột-kiết-la).
Giới thứ 165:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ có đường đại tiểu tiện thường rỉ chảy, mũi dãi thường ra, mà trao cho giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
Không phạm: Trước không biết. Hoặc tin người đáng tin nói. Hoặc sau khi thọ rồi các bệnh đó mới sanh.
Giới thứ 166:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người hai hình mà cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Hai hình: là hình nam, hình nữ[23].
Giới thứ 167:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người hai đường hiệp một, cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Hai đường hiệp một: là đại tiểu tiện không riêng biệt.
Giới thứ 168:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người có nợ không thể trả được, có bệnh hiểm nghèo khó chữa, cho thọ giới Cụ túc, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[24]:
Chủ nợ đến kéo lôi về, bệnh, thường phải có người săn sóc, không thể xa lìa, cho nên chế.
GIẢI THÍCH:
Mắc nợ ít nhất là một tiền, một phần trong 16 phần. Bệnh là như thường đau đầu.
Giới thứ 169:
Tỳ-kheo-ni nào, học kỹ thuật của thế tục để tự nuôi sống, Ba-dật-đề.
Giới thứ 170:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng chú thuật thế tục dạy người bạch y, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[25]:
Lục quần Ni dùng kỹ thuật theá tục dạy bạch y, nói rằng: Các người chớ hướng về mặt trời, mặt trăng, thần kỳ miếu xá mà đại tiểu tiện... đổ rác rưới và nước bẩn rửa đồ đạc... duỗi chân. Nếu muốn cất phòng, gieo trồng nên hướng về mặt trời, maët trăng, thần kỳ nói rằng: Hôm nay sao đó tốt, nên gieo trồng, nên cất phòng, nên bảo người làm, nên cạo đầu cho con nít, nên để tóc, nên cất tài vật, nên đi xa. Do đó người thiểu dục hiềm trách, đến bạch Phật, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu muốn nói, nên nói rằng: Chớ hướng về Tháp Phật, Tháp Thanh văn đại tiểu tiện, cho đến duỗi chân. Muốn cất phòng, gieo giống... nên hướng về Tháp Phật, Tháp Thanh văn, mồng 8, 14, 15, các ngày hiện biến hóa đó nên vào Chùa, Tháp cúng dường Tăng thọ trai. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Giới thứ 171:
Tỳ-kheo-ni nào, bị tẫn (đuổi) mà không đi, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu tùy thuận không chống trái, hạ ý sám hối, cầu giải Yết-ma. Hoặc mắc bệnh, hoặc không có bạn để cùng đi, hoặc đường nước, đường bộ bị gián đoạn, các nạn...
Giới thứ 172:
Tỳ-kheo-ni nào, muốn hỏi nghĩa Tỳ-kheo, trước đó không xin phép trước mà hỏi, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[26]:
Cô An Ẩn nhiều trí tuệ, hỏi nghĩa các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không thể trả lời, do đó, tất cả hổ thẹn, cho nên cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Muốn hỏi nghĩa, trước phải cầu thính (xin phép), không cho phép thì không được hỏi, nếu hỏi, Ba-dật-đề. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu trước đó thường đã cho phép hỏi, hoặc trước đó là thân hậu, hoặc thân hậu đồng ý cứ hỏi sẽ trả lời. Hoặc người kia đến người này học hỏi, hoặc hai người đều đến học hỏi nơi người khác. Hoặc người kia hỏi, người này trả lời. Hoặc hai người cùng tụng, cho đến nói nhầm.
Giới thứ 173:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người kia ở trước, mình đến sau hay người kia đến sau, mình ở trước, vì muốn gây phiền người kia, nên ở trước mặt kinh hành, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, Ba-dật-đề.
(Ý của giới này cũng đồng với giới thứ 92).
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu không biết. Hoặc hỏi, hoặc trước đó cho phép kinh hành, hoặc cùng nhau kinh hành. Hoặc là thân hậu hoặc thân hậu đồng ý cứ đi kinh hành, tôi sẽ nói cho. Hoặc bị bệnh té xuống, hoặc bị dùng sức mạnh bắt, cho đến mạng nạn...
Giới thứ 174:
Tỳ-kheo-ni nào, biết trong Tăng-già-lam có Tỳ-kheo mà xây tháp, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tùy theo việc lấy đá rửa chân gom lại, hoặc là bùn, hoặc lấy cỏ gom lại, mỗi mỗi Ba-dật-đề.
Không phạm: Trước đó không biết, hoặc Tăng-già-lam cũ hư. Hoặc xây Tháp trước, sau mới làm Tăng-già-lam.
Giới thứ 175:
Tỳ-kheo-ni nào, thấy Tỳ-kheo mới thọ giới, nên đứng dậy đón chào, cung kính, lễ bái, hỏi thăm, mời ngồi. Nếu không làm vậy, trừ nhân duyên, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không phạm: Hoặc đang ăn hay đang tác pháp dư thực, hoặc đang bệnh thì cho phép nói: “Thưa Ðại đức, con có nhân duyên như vậy... không đón chào được.” Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Giới thứ 176:
Tỳ-kheo-ni nào, vì muốn làm duyên, uốn éo thân mình mà đi, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc có bệnh như vậy, hoặc phải tránh né gậy, voi, cho đến gai... Hoặc lội qua nước, hoặc bị bùn lầy nghiêng mình để xem y áo có tề chỉnh không.
Giới thứ 177:
Tỳ-kheo-ni nào, trang điểm, thoa hương thơm như phụ nữ, Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc có chứng bệnh như thế nào đó, hoặc vì cha mẹ và người Ưu-bà-di giàu lòng tin bệnh. Bị trói buộc, vì tắm gội chải tóc. Hoặc bị sức mạnh bắt buộc.
Giới thứ 178:
Tỳ-kheo-ni nào, sai nữ ngoại đạo thoa hương thơm vào thân, Ba-dật-đề.
Luật Ngũ phần nói:
Ðể tóc dài, Ba-dật-đề. Nửa tháng cạo tóc một lần, quá thời gian đó gọi là dài. Nếu không có người cạo hay cường lực bắt không được cạo đều không phạm. VII. TÁM PHÁP BA-LA-ÐỀ ÐỀ-XÁ-NI27
Theo luật Căn bản thì có 11: 1. Sữa, 2. Lạc, 3. Sanh tô, 4. Thục tô, 5. Dầu, 6. Ðường, 7. Mật, 8. Cá, 9. Thịt, 10. Thịt khô, 11. Học gia.
(Sữa, lạc, cá, thịt khô, Tỳ-kheo, Ba-dật-đề. Sanh tô, thục tô, dầu, đường, mật, Tỳ-kheo, Ðột-kiết-la. Học gia, Tỳ-kheo đồng).
Giới thứ 1: Xin váng sữa (tô).
Giới bổn:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh, xin váng sữa ăn, phạm pháp đáng quở trách, phải sám hối. Nên đến các Tỳ-kheo-ni khác nói: “Ðại tỷ, tôi phạm pháp đáng quở trách. Ðã làm việc không nên làm, tôi nay đến trước Ðại tỷ sám hối”. Gọi là pháp hối quá.
Giới thứ 2: Xin dầu.
Giới thứ 3 : Xin mật.
Giới thứ 4 : Xin đường mía (hắc thạch mật).
Giới thứ 5 : Xin sữa.
Giới thứ 6 : Xin sữa đặc (lạc).
Giới thứ 7 : Xin cá.
Giới thứ 8 : Xin thịt
Cũng như vậy.
Cho phép vì người bệnh xin. Chính mình bệnh cũng cho phép xin.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn giới trên, Tỳ-kheo đồng, đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn giới sau, Tỳ-kheo, Ba-dật-đề. Ba chúng sau Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không xin mà được.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu biết mình đến thời gian đó thường phát bệnh như vậy; lúc ấy thuốc khó kiếm, xin trước, không có tội. Nếu không bệnh xin, khi có bệnh dùng tội Việt tỳ-ni. Khi bệnh xin, khi không bệnh dùng không tội. Khi bệnh xin, khi bệnh dùng không tội. Khi không bệnh xin, khi không bệnh dùng, hối quá. VIII. PHÁP CHÚNG HỌC
Cùng với Tỳ-kheo đồng, (Chỉ có uốn éo thân mình mà đi, và đại tiểu tiện trên cỏ, rau tươi, là phạm tội Ba-dật-đề). IX. BẢY PHÁP DIỆT TRÁNH
Cùng đồng với Tỳ-kheo.
PHÁP XUẤT GIA THỌ GIỚI CỦA NI
(Pháp xuaát gia thọ giới của Ni có 3: Một là Sa-di-ni; hai là Thức-xoa-ma-na; ba là Tỳ-kheo-ni giới). A) PHÁP XUẤT GIA THỌ GIỚI SA-DI-NI
Trong Kiền-độ của Tỳ-kheo-ni có ghi rằng[28]:
Nếu muốn cạo tóc trong phạm vi chùa Ni thì phải bạch Tăng hoặc là nói cho từng vị biết, sau đó mới cạo đầu. Văn bạch như sau:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên... muốn theo Tỳ-kheo-ni hiệu... cầu xin xuống tóc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho phép tín nữ cạo tóc. Ðây là lời tác bạch.
Trường hợp muốn ở trong phạm vi chùa, xuất gia thọ giới Sa-di-ni, vị A-xà-lê Ni bạch như sau:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên... muốn theo Tỳ-kheo-ni hiệu... cầu xin xuất gia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người tên... xuất gia. Ðây là lời tác bạch.
Bạch rồi bảo họ đắp Man y[29] cà-sa, quỳ gối, chắp tay, bảo họ nói theo như sau:
- Con tên là... quay về nương với Phật, quay về nương với Pháp, quay về nương với Tăng, theo đức Như Lai xuất gia. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Ðức Như Lai bậc chí chơn, đẳng Chánh giác, là đấng Thế Tôn của con. (nói 3 lần).
Hướng dẫn tiếp:
- Con tên là... quay về nương với Phật, quay về nương với Pháp, quay về nương với Tăng, theo Ðức Như Lai xuất gia rồi. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Ðức Như Lai bậc chí chơn, đẳng Chánh giác, là đấng Thế Tôn của con. (nói 3 lần).
Hướng dẫn thọ 10 giới Sa-di-ni như sau:
- Như chư Phật trọn đời không sát sanh, con tên là... cũng trọn đời không sát sanh.
- Như chư Phật trọn đời không trộm cắp, con tên là... cũng trọn đời không trộm cắp.
- Như chư Phật trọn đời không dâm dục, con tên là... cũng trọn đời không dâm dục.
- Như chư Phật trọn đời không nói dối, con tên là... cũng trọn đời không nói dối.
- Như chư Phật trọn đời không uống rượu, con tên là... cũng trọn đời không uống rượu.
- Như chư Phật trọn đời không đeo tràng hoa thơm, không thoa hương thơm vào mình, con tên là... cũng trọn đời không đeo tràng hoa thơm, không thoa hương thơm vào mình.
- Như chư Phật trọn đời không ca múa hát xướng, không cố ý xem nghe, con tên là... cũng trọn đời không ca múa hát xướng, không cố ý xem nghe.
- Như chư Phật trọn đời không nằm giường cao rộng lớn, con tên là... cũng trọn đời không nằm giường cao rộng lớn.
- Như chư Phật trọn đời khoâng ăn phi thời, con tên là... cũng trọn đời không ăn phi thời.
- Như chư Phật trọn đời không cầm nắm vật báu, vàng bạc, con tên là... cũng trọn đời không cầm nắm vàng bạc vật báu.
(Tam quy và Thập giới trên đều do vị A-xà-lê Ni truyền trao giới pháp hướng dẫn cho đương sự nói theo).
Sau đó, A-xà-lê Ni nên giáo giới:
- Nay cô đã thọ 10 giới của Sa-di-ni rồi. Cô nên trọn đời vâng giữ phụng hành, không nên sai phạm. Cô nên cúng giường Tam bảo, Hòa thượng, A-xà-lê. Những gì ngài dạy như pháp, cô không được chống trái. Cô nên hết lòng cung kính bậc Thượng, Trung, Hạ tọa. Cô nên cần cầu phương tiện, thiền định, tụng kinh, học hỏi, siêng năng làm việc phước đức. Cô phải đóng kín ba đường dữ, mở rộng cửa Niết-bàn. Ðối với trong giới Tỳ-kheo-ni, cô phải tăng trưởng chánh nghiệp để được chứng bốn đạo quả.
(Phàm Hòa thượng và A-xà-lê của Sa-di-ni phải đều là Tỳ-kheo-ni. Dứt khoát không thể mời Tỳ-kheo, đóng vai hai vị thầy đó được).
Căn bản tạp sự chép rằng:
Các vị Ni hoàn tục không được xuất gia lại, nếu cho xuất gia thì vị thầy chủ trì mắc tội. B) THUYẾT MINH VỀ PHÁP THỌ GIỚI THỨC-XOA-MA-NA[30]
Cho phép đồng nữ 18 tuổi học giới trong hai năm, đủ 20 tuổi, trước Ni Chúng thọ giới Cụ túc. Trường hợp 10 tuổi đã từng có chồng, cho phép học giới hai năm, đủ 12 năm cho thọ giới Cụ túc. Khi cần cho học giới hai năm, Sa-di-ni đến trong Ni Chúng, lễ chân, chắp tay, quỳ gối bạch:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Con, Sa-di-ni tên là... theo Tăng xin hai năm học giới. Hòa thượng Ni hiệu... xin Tăng thương xót cho con hai năm học giới. (thưa như vậy 3 lần).
Nên bảo Sa-di-ni ấy đứng chỗ thấy mà khoâng nghe, vị A-xà-lê-ni bạch:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Sa-di-ni này tên là... nay đến trước Tăng xin hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni hiệu là... làm Hòa thượng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho Sa-di-ni tên... hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Ðây là lời tác bạch.
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Sa-di-ni này tên là... nay đến trước Tăng xin hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Nay Tăng cho Sa-di-ni này hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Các Ðại tỷ ai bằng lòng cho Sa-di-ni này tên... hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng thì im lặng. Vị nào không bằng lòng thì nói. Ðây là Yết-ma lần thứ nhất. (Yết-ma lần thứ hai, Yết-ma lần thứ ba cũng nói như vậy).
- Tăng đã chấp thuận cho Sa-di-ni tên... hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng rồi, cho nên Tăng im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
Kế tiếp kêu đương sự vào, bảo họ quỳ thẳng gối trước vị A-xà-lê Ni, trao sáu pháp cho họ, như sau:
- Ðức Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác, nói sáu pháp như sau, cô phải lắng nghe:
1) Không được làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục. Nếu Thức-xoa-ma-na làm việc dâm dục thì không phải là Thức-xoa-ma-na, không phải con gái giòng họ Thích. Nếu cùng với người nam có tâm nhiễm ô, rờ rẫm lẫn nhau, tức là phạm giới, phải thọ hai năm học giới lại. Ðây là điều mà trọn đời không được phạm. Có thể giữ được không?
(Trả lời là có thể)
2) Không được trộm cắp, cho đến một cọng cỏ. Nếu Thức-xoa-ma-na lấy của người năm tiền, hoặc hơn năm tiền. Tự mình lấy hay dạy người khác lấy. Tự mình dứt hay bảo người khác dứt. Tự mình phá hay dạy người khác phá, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc làm cho hoại sắc, không phải là Thức-xoa-ma-na, không phải là con gái giòng họ Thích. Nếu lấy dưới năm tiền thì phạm giới, phải thọ hai năm học giới lại. Ðây là điều mà trọn đời không được phạm. Có thể giữ được không?
(Trả lời là có thể)
3) Không được cố ý dứt mạng của chúng sanh, cho đến loài kiến bọ. Nếu Thức-xoa-ma-na cố ý tự tay mình dứt mạng người, hoặc tìm dao trao cho người khác dứt, dạy bảo họ chết, khuyến khích họ chết, khen ngợi sự chết. Hoặc cho người phi dược (thuốc độc). Hoặc làm cho đọa thai, hay ếm, rủa, chú bùa, tự làm, dạy người làm, thì không phải Thức-xoa-ma-na, không phải con gái giòng họ Thích. Nếu dứt mạng chúng sanh, loài không thể biến hóa thì phạm giới, phải thọ hai năm học giới lại. Ðây là điều mà trọn đời không được phạm. Có thể giữ được không?
(Trả lời là có thể)
4) Không được nói láo, kể cả nói giỡn. Nếu Thức-xoa-ma-na không chơn thật, không hề có mà tự mình nói được pháp thượng nhơn, nói đắc thiền, đắc giải thoát, đắc tịnh, đắc chánh thọ, đắc quả Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán. Trời đến, quỷ thần đến cúng dường tôi. Ðây không phải Thức-xoa-ma-na, không phải con gái giòng họ Thích. Nếu đối với trong chúng cố ý nói láo thì phạm giới, phải thọ hai năm học giới lại. Ðây là điều mà trọn đời không được phạm. Có thể giữ được không?
(Trả lời là có thể)
5) Không được ăn phi thời. Nếu Thức-xoa-ma-na ăn phi thời thì phạm giới, phải thọ hai năm học giới lại. Ðây là điều mà trọn đời không được phạm. Có thể giữ được không?
(Trả lời là có thể)
6) Không được uống rượu. Nếu Thức-xoa-ma-na uống rượu thì phạm giới, phải thọ hai năm học giới lại. Ðây là điều mà trọn đời không được phạm. Có thể giữ được không?
(Trả lời là có thể)
- Ðối với tất cả các giới Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa phải học. Trừ vấn đề đồ ăn cách đêm, đối với Tỳ-kheo-ni và tự tay lấy đồ ăn để ăn. (Nói xong cũng có thể tùy ý lược pháp như thường lệ, rồi kết thúc hồi hướng).
Luật Tăng kỳ nói:
Thức-xoa-ma-na ngồi dưới tất cả Ðại Ni và trên tất cả Sa-di-ni. Ðối với Thức-xoa-ma-na bất tịnh, thì đối với Tỳ-kheo-ni tịnh. Ngược lại, đối với Tỳ-kheo-ni bất tịnh, thì đối với thức-xoa-ma-na cũng bất tịnh. Tỳ-kheo-ni được cùng Thức-xoa-ma-na ngủ ba đêm. Thức-xoa-ma-na được cùng với Sa-di-ni ngủ ba đêm. Thức-xoa-ma-na được cùng Tỳ-kheo-ni trao đồ ăn, trừ đồ sống hỏa tịnh, lấy cầm vàng bạc, tiền, tự nhận đồ ăn từ Sa-di-ni v.v... Tỳ-kheo-ni không được nói tên tội từ Ba-la-di cho đến Việt tỳ-ni với Thức-xoa-ma-na, mà chỉ được nói: không được dâm, không được trộm cắp... Ðến ngày Bố-tát, tự tứ của Ni Chúng, Thức-xoa-ma-na đến trước Tăng, quỳ gối chắp tay, bạch như sau:
- Bạch A-lê-da Tăng[31]! Con... thanh tịnh, xin Tăng ghi nhận cho con. (bạch y như vậy 3 lần rồi đi).
Bốn Ba-la-di sau, nếu phạm mới theo học lại. Từ 19 Tăng tàn[32] về sau, nếu phạm giới nào, tùy theo chỗ phạm mà sám hối Ðột-kiết-la. Nếu phá: phi thời thực, ăn đồ ăn cách đêm, cầm tiền, vàng bạc, uống rượu, đeo tràng hoa thơm, năm giới, tùy theo số ngày phạm học lại hai năm học giới. Học giới mãn rồi, muốn thọ Cụ túc, Hòa thượng Ni nên bạch Tăng, xin Yết-ma nuôi chúng. Sau đó, ở trong hai bộ Tăng thọ Cụ túc.
Kiền-độ Tỳ-kheo-ni (luật Tứ phần) ghi:
Nên cầu Hòa thượng bằng văn bạch như sau:
- A-di một lòng nghĩ ! Con tên là... nay cầu A-di làm Hòa thượng, xin A-di vì con làm Hòa thượng. Con nương nơi A-di được thọ đại giới. (Nói như vậy 3 lần).
Hòa thượng trả lời:
- Khả nhĩ (được). C) THUYẾT MINH VỀ PHÁP THỌ GIỚI TỲ-KHEO-NI[33]
Thức-xoa-ma-na học giới rồi, tuổi đủ 20, hoặc 12 nên Bạch tứ yết-ma cho thọ đại giới. Hòa thượng Ni liệu lý năm y, bình bát, ngọa cụ, thỉnh Yết ma A-xà-lê Ni, Giáo thọ A-xà-lê-ni, và bảy vị Tôn chứng Tỳ-kheo-ni rồi (nơi biên địa hai vị cũng được). Ðâu đó xong, bảo người thọ giới đến trong giới tràng, đứng chỗ mắt thấy mà tai không nghe. Thầy Yết-ma nên tác bạch sai vị Giáo thọ, văn bạch như sau:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người kia tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận Tỳ-kheo-ni hiệu... làm giáo thọ. Ðây là lời tác bạch.
Thầy giáo thọ nên đến chỗ người muốn thọ giới nói:
- Này cô, đây là y An-đà-hội; đây là y Uất-đa-la-tăng; đây là y Tăng-già-lê; đây là y Tăng-kỳ-chi; đây là y Phú kiên; đây là bình bát. Y và bát này em có đủ không?
Người kia trả lời là “coù đủ”. Vị giáo thọ nên nói:
- Cô lắng nghe! Bây giờ là lúc chí thành, là lúc nói thật. Nay tôi hỏi cô, thật thì nói là thật, không thật thì nói là không thật. Cô tên gì?
- Con tên là...
- Hòa thượng cô là ai?
- Hòa thượng con tên là thượng... hạ...
- Cô đủ 20 tuổi chưa?
- Dạ, đủ 20 tuổi rồi.
- Y bát đầy đủ không?
- Dạ, đủ.
- Cha mẹ cô có cho phép cô đi tu không?
- Dạ, có cho.
(Nếu đã có chồng thì hỏi: Chồng cô có cho phép cô đi tu không?) Nếu trả lời là có thì hỏi tiếp:
- Cô có thiếu nợ ai không?
Nếu trả lời là “không”, lại hỏi:
- Coâ có phải là đầy tớ không?
- Con không phải là đầy tớ.
- Cô có phải là người nữ không?
- Dạ phải.
- Người nữ có các chứng bệnh: ung thư, hủi, truyền nhiễm, điên cuồng, hai hình, hai đường hiệp lại, đại tiểu tiện thường chảy ra không? Cô có các chứng bệnh như vậy không?
- Dạ, không.
- Như những việc tôi hỏi cô, trước chúng Tăng cũng sẽ hỏi như vậy. Cô đã trả lời với tôi như thế nào thì trước chúng Tăng cũng trả lời như vậy.
Thầy Giáo thọ trở lại trong Tăng, đứng chỗ vừa đưa cánh tay tới (đụng các Tỳ-kheo-ni), tác bạch như sau:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người kia tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ Cụ túc giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng chấp thuận cho. Tôi đã hỏi xong, xin phép được gọi họ vào. Ðây là lời tác bạch.
Bạch rồi xoay lại phía người thọ giới, ra dấu bảo họ đến trước Tăng, cầm y bát cho họ, bảo họ lễ Tăng rồi, quỳ gối, chắp tay trước vị Yết-ma sư, bảo họ cầu xin thọ giới như sau:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Con tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Con tên là... nay đến trước Tăng xin thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Cúi xin Tăng thương xót cứu vớt con.
Ba lần đương sự cầu xin rồi, vị Yết-ma nên tác bạch:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Người này tên là... nay đến trước Tăng cầu xin trao cho giới Cụ túc. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng chấp thuận cho tôi hỏi các nạn sự. Ðây là lời tác bạch.
- Coâ em lắng nghe! Nay là lúc chí thành v.v... (cho đến câu: cô có các chứng bệnh như vậy không?)
Mỗi vấn đề hỏi và trả lời như trước xong, kế đến Bạch tứ yết-ma:
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Thức-xoa-ma-na này tên... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Thức-xoa-ma-na này tên... nay đến trước Tăng cầu xin trao cho giới Cụ túc. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Thức-xoa-ma-na này tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đủ 20, hoặc 12, y bát đầy đủ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho Thức-xoa-ma-na có tên... này giới Cụ túc. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Ðây là lời tác bạch.
- Ðại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Thức-xoa-ma-na tên... nay theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu trao giới Cụ túc. Thức-xoa-ma-na tên... này nay đến trước Tăng cầu xin trao giới Cụ túc. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Thức-xoa-ma-na này tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đủ 20, y bát đầy đủ. Nay Tăng trao giới Cụ túc cho Thức-xoa-ma-na có
tên... này. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Trong các Ðại tỷ, vị nào đồng ý Tăng trao giới Cụ túc cho Thức-xoa-ma-na có tên... này, Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng thì im lặng, vị nào không đồng ý xin
nói. Ðây là Yết-ma lần thứ nhất. (Yết-ma lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy). Tăng đã chấp thuận trao giới Cụ túc cho Thức-xoa-ma-na có tên..., Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng rồi. Tăng chấp thuận bằng cách im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
(Trước hết Hòa thượng Ni nên thỉnh một vị Tỳ-kheo làm Yết-ma sư và chín vị Tỳ-kheo làm tôn chứng. Nơi biên địa thì có thể bốn Tỳ-kheo làm tôn chứng cũng được).
Các Ni phải dẫn người thọ giới kia đến chỗ Tỳ-kheo Tăng đảnh lễ, quỳ gối chắp tay. Vị giáo thọ A-xà-lê Ni dạy họ bạch xin thọ giới như sau:
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Con tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Con tên là... nay đến trước Tăng xin thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Cúi xin Tăng thương xót cứu vớt con.
Cầu xin giới 3 lần như vậy rồi, trong Tỳ-kheo vị Yết-ma sư nên hỏi:
- Cô tên gì?... (cho đến câu: Cô có các chứng bệnh như vậy không? Mỗi mỗi hỏi đáp đều như trước).
Lại hỏi: “Cô học giới thanh tịnh không?” Nếu đương sự nói: “Học giới thanh tịnh”, lại phải hỏi chư Ni: “Người này học giới có thanh tịnh không?” Nếu các Ni trả lời: “Học giới thanh tịnh”, vị Yết-ma nên tác bạch:
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Người này tên là... nay đến trước Tăng xin thọ giới Cụ túc. Hòa thượng Ni hiệu..., người này tên là... đã học giới thanh tịnh. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng nay trao giới Cụ túc cho... Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Ðây là lời tác bạch.
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... theo Hòa thượng Ni hiệu... cầu thọ giới Cụ túc. Người này tên là... đã học giới thanh tịnh. Nay Tăng trao giới Cụ túc cho người tên là... Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng. Trưởng lão nào bằng lòng Tăng trao giới Cụ túc cho tên... Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng thì im lặng, vị nào không bằng lòng xin nói. Ðây là Yết-ma lần thứ nhất (Yết-ma lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
- Tăng đã bằng lòng trao giới Cụ túc cho tên... Tỳ-kheo-ni hiệu... làm Hòa thượng rồi. Tăng đã bằng lòng bằng cách im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
Yết-ma rồi nên nói: “Cô thọ giới năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào trọn đời nên nhớ”. Kế đó thuyết giới điều:
- Người gái lành (thiện nữ nhơn) lắng nghe! Ðây là tám Ba-la-di do đức Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng Chánh giác nói ra; nếu trái phạm không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích:
1) Không được làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục. Nếu Tỳ-kheo-ni, ưa thích làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục cho đến cùng với súc sanh thì không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Ðây là một trong những điều mà trọn đời cô không được làm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
2) Không được trộm cắp cho đến cọng cỏ, lá cây. Nếu Tỳ-kheo-ni trộm của người năm tiền, hoặc quá năm tiền. Hoặc mình lấy hay dạy người lấy. Hoặc tự mình bẻ gãy hay bảo người khác bẻ gãy. Hoặc tự chặt hay bảo người khác chặt. Hoặc tự hủy hay dạy người khác hủy, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc làm cho hoại sắc... Kẻ đó không phải Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Ðây là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
3) Không được cố ý dứt mạng sống của chúng sanh, cho đến loài kiến. Nếu Tỳ-kheo-ni cố ý tự tay mình dứt mạng sống của người, hoặc cầm dao trao cho người. Dạy sự chết, khen sự chết, khuyên sự chết. Hoặc cho uống thuốc độc, hoặc làm cho đọa thai, yếm, trù, chú, thư cho chết. Hoặc tự làm hay bảo người khác làm, không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Ðây là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
4) Không được nói dối, cho đến giỡn. Nếu Tỳ-kheo-ni không thật sự có, khoâng phải mình có mà tự nói: Tôi đạt được pháp của thượng nhơn, tôi đạt được thiền, tôi đạt được giải thoát, đạt được tam-muội chánh định, đạt được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Nói rằng: trời đến, rồng đến, quỷ thần đến cúng dường cho tôi... Ðây không phải Tỳ-kheo-ni, không phải con gái giòng họ Thích. Ðây là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
5) Không được rờ rẫm nhau, cho đến cùng với súc sanh. Nếu Tỳ-kheo-ni có tâm nhiễm ô, cùng với người nam có tâm nhiễm ô, rờ rẫm nhau, từ nách trở xuống, từ đầu gối trở lên, hai thân chạm nhau. Hoặc nắm, hoặc xoa, hoặc kéo, hoặc rờ ngược hay rờ xuôi. Hoặc nâng lên hay hạ xuống. Hoặc xô hay đẩy... Ðây không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Ðây là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
6) Không được phạm tám việc, cho đến cùng với súc sanh. Nếu Tỳ-kheo-ni có tâm nhiễm ô, chấp nhận người nam có tâm nhiễm ô, nắm tay, nắm y, vào chỗ vắng cùng đứng, cùng nói, cùng đi, hai thân gần kề nhau, cùng hẹn. Phạm tám việc này thì không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Tám việc này là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
7) Không được che giấu tội của người, cho đến Ðột-kiết-la, ác thuyết. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo-ni khác phạm tội Ba-la-di mà không tự cử tội họ. Không trình với Tăng, không cho nhiều người biết. Thời gian sau, vị Tỳ-kheo-ni ấy thôi tu, hoặc bị diệt tẫn, hoặc không được sinh hoạt cùng Tăng, hoặc vào trong ngoại đạo. Khi ấy, mới nói trước đây tôi đã biết việc như vậy... Như thế không phải là Tỳ-kheo- ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Che giấu là tội nặng. Ðây là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
8) Không được tùy thuận Tỳ-kheo bị cử tội, cho đến người giữ vườn hay là Sa-di. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo bị Tăng cử tội như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà không tùy thuận, không sám hối. Tăng chưa tác pháp cộng trụ mà tùy thuận. Tỳ-kheo-ni này can gián Tỳ-kheo-ni kia rằng: Cô em biết chăng, nay Tăng cử tội Tỳ-kheo này như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà họ không tùy thuận, không chịu sám hối. Tăng chưa tác pháp cộng trụ. Cô em đừng tùy thuận. Khi Tỳ-kheo-ni này can gián Tỳ-kheo-ni kia ba lần cho bỏ việc ấy. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt không bỏ thì Tỳ-kheo-ni kia không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là con gái giòng họ Thích. Do vì tùy thuận, đây là một trong những điều mà trọn đời cô không được phạm. Cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
- Người gái lành lắng nghe! Ðức Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng Chánh giác, nói pháp bốn y. Tỳ-kheo-ni nương vào bốn pháp này thì được xuất gia thọ giới Cụ túc thành Tỳ-kheo-ni:
1)Nương y phấn tảo được xuất gia thọ Cụ túc giới thành pháp Tỳ-kheo-ni. Ðây là điều trọn đời cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
Nếu được của lợi Ðàn-việt cúng y cắt rọc may thành nên thọ nhận.
2) Nương nơi thức ăn xin được, đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo-ni. Vấn đề này trọn đời cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
Nếu được của lợi hoặc Tăng sai thọ thực, Ðàn-việt dâng đồ ăn, thức ăn cúng ngày mùng 8, 14, 15, hay mùng 1, hoặc nơi thường thỉnh chúng Tăng, hay Ðàn-việt mời thì được thọ nhận.
3) Nương dưới gốc cây để ngồi, đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo-ni. Vấn đề này trọn đời cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
Nếu được của lợi người cho phòng riêng, nhà có nóc nhọn, phòng nhỏ, hang đá, hai phòng một cửa thông thì nên nhận. (theo Kiền-độ Ni ‘luật Tứ phần’ nói: Ni không nên ở A-lan-nhã, trừ trong vườn của nhà vua. Căn bản tạp sự nói: Không nên xây cất chùa Ni ngoài thành ấp, cho nên luật Căn bản nói: Ni chỉ nương vào ba y mà thôi).
4) Nương nơi thuốc đã bào chế (hủ lạn dược), đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo-ni. Vấn đề này trọn đời cô có thể giữ được không?
(Trả lời: Có thể)
Nếu được của lợi như sữa dầu, sữa sống, mật, thạch mật... thì được nhận.
- Cô đã thọ giới Cụ túc rồi, Bạch tứ yết-ma như pháp thành tựu, A-xà-lê như pháp, hai bộ Tăng như pháp, đầy đủ hoàn toàn. Cô nên khéo nhận lời dạy như pháp, cô nên giáo hóa làm việc phước đức, tu bổ chùa tháp, cúng dường chúng Tăng. Nếu Hòa thượng, A-xà-lê dạy dỗ những gì như pháp thì không nên trái chống. Cô nên học vấn, tụng kinh, cần cầu phương tiện. Có như vậy ở trong giáo pháp của Phật mới đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Công hạnh xuất gia của cô mới khỏi bị uổng phí, quả báo không chấm dứt. Những gì cô chưa biết nên hỏi Hòa thượng A-xà-lê.
(Tùy ý kiết yếu hồi hướng).
Bảo người mới thọ giới sắp hàng đi trước, chư Ni đi sau (mạt vị tiên hành). Trường hợp khi muốn đến trú xứ Tăng để thọ đại giới mà trên đường đi có nạn giặc thì cho phép nhờ người thay mình để thọ giới. Ni Chúng Bạch nhị yết-ma sai một vị Tỳ-kheo-ni thanh tịnh vô nạn và sai hai, ba vị Ni cùng đi. Vị Ni được sai đến đảnh lễ Tăng, quỳ gối chắp tay, thay thế vị kia 3 lần cầu giới. Tăng nên hỏi vị kia tên gì... Hòa thượng là ai? Ðã học giới thanh tịnh không? Nếu trả lời là đã học giới thanh tịnh thì nên hỏi người bạn của Ni là người này đã học giới thanh tịnh hay không? Nếu trả lời là đã học giới thanh tịnh thì nên Bạch tứ yết-ma trao giới. vị Tỳ-kheo-ni được sai kia trở về chùa Ni, nói: “Ðại tỷ, tôi đã vì Ðại tỷ thọ đại giới rồi”. Không nên vì chút nhan sắc mà lại sai nguời thay mình đến Tăng thọ giới.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo-ni một phen hoàn tục không cho phép xuất gia thọ Cụ túc lại. Nếu xả giới rồi mà chuyển căn làm nam tử, cho thọ giới Tỳ-kheo thì không phạm.
Tát-bà-đa ma-đắc-laàu7841?c-già nói:
Phạm giới bất cộng Ba-la-di, chuyển căn thành nam tưû, được cho xuất gia thọ Cụ. D) VẤN ÐỀ LẶT VẶT (TẠP PHÁP)
Kiền-độ Tỳ-kheo-ni[34] chép:
Ca-lưu-đà-di mắng đánh Tỳ-kheo-ni, cho đến dùng lời quỷ quyệt khuyến dụ, Phật cho phép Ni Chúng Bạch nhị yết-ma, tác pháp bất lễ kính. Ca-lưu-đà-di tùy thuận Ni không dám trái nghịch cầu giải Yết-ma lễ kính nên được giải...
Lục quần Tỳ-kheo đến trú xứ của Ni cùng với Lục quần Ni đùa giỡn làm ồn các vị tọa thiền. Phật bảo nên tùy theo mức độ ồn ào rối loạn mà ngăn chặn. Ni đeán trú xứ Tỳ-kheo cũng vậy.
Lục quần Tỳ-kheo có Sa-di đến nơi trú xứ của Ni, cùng với Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na ở đó đùa giỡn làm ồn các vị tọa thiền. Phật bảo kêu đến khiển trách và trị phạt. Nếu họ không thay đổi nên tác Yết-ma bất lễ kính đối hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) của Sa-di kia.
Lục quần Ni có Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na đến trú xứ của Tỳ-kheo cùng Sa-di ở đó, đùa giỡn làm ồn các vị tọa thiền, Phật bảo kêu đến khiển trách và trị phạt. Nếu họ không thay đổi nên tác pháp Yết-ma xả giáo thọ đối với hai thầy của Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na kia.
Ni không nên ngồi kiết già, cho phép ngồi bán già.
Luật Tăng kỳ nói:
Khi Tỳ-kheo giáo giới Ni, nên tưởng như con đẻ. Ni đối với người giáo giới tưởng như Phật.
Căn bản tạp sự nói:
Khuyên người khác hoàn tục mắc tội Thổ-la.
Mức lượng bình bát nhỏ của Tỳ-kheo, là mức lượng bát lớn của Ni.
Các Ni không nên rờ rẫm con nít của người ta.
Ni-đà-na nói:
Lúc mất mùa, khất thực khó khăn cho phép Ni đến trước chúng Bạch tứ yết-ma xin phép tới lui nhà cha mẹ. Vị Ni này được phép đi một mình, không phạm. Ðến nhà bà con tùy ý thọ thực. Qua cơn khan hiếm rồi, không được đến.
Mục-đắc-ca nói:
Phàm nơi bàn ăn của Ni, nơi chỗ ngồi cao nhất nên chừa một chỗ trống. Giả sử có một vị Sa-di sau đó đến, mời ngồi nơi chỗ để trống đó, mời cơm, là ở trên Ni chúng vậy. TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY Chú thích:
1 Tứ phần luật 27, tr. 753c, Ðại 22n1428.
2 Tứ phần luật 27, tr. 754c, Ðại 22n1428.
3 Tứ phần luật 27, tr. 756c, Ðại 22n1428.
4 Thập tuế tằng giá 十歲曾嫁: Theo nghĩa đen, rõ ràng là nói “mười tuổi đã có chồng”. Nhưng một số Luật sư nước ta (Việt Nam) căn cứ theo phong tục hôn nhân, cho rằng không thể có trường hợp con gái 10 tuổi đã có chồng. Cho nên câu văn dịch của Tứ phần được hiểu là người nữ đã có chồng, nhưng đã thôi chồng 10 năm, sau khi đủ 10 năm như vậy mới được phép thọ hai năm học giới. (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh, Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng biên tập).
5 Thập tụng luật 45, tr. 326b17: Cho phép Sa-di-ni hai năm học sáu pháp (thọ Thức-xoa-ma-na), để có thể biết có thai hay không.
6 Tăng kỳ luật 39: Phật trú ở Xá-vệ, lúc bấy giờ có những người nữ thuộc dòng họ Thích, dòng họ Câu-lê, dòng họ Ma-la, trước đó đã có chồng, đã từng kham nhẫn các sự khổ nhọc. Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di bạch Phật: “Người nữ đã có chồng chưa đủ hai mươi tuổi, có thể thọ Cụ túc được không?” Phật cho phép được. (Yết-ma yếu chỉ).
7 Tứ phần luật 28, tr. 758c29, Ðại 22n1428.
8 Tứ phần luật 28, tr. 760c, Ðại 22n1428.
9 Tứ phần luật 28, tr. 763a, Ðại 22n1428.
10 Tứ phần luật 28, tr. 764b02, Ðại 22n1428: “thập nhị tuế 十二歲”, phần chú thích có đính chính chữ “tuế 歲” đồng chữ “nguyệt 月”; tức là không đủ 12 tháng.
11 Pāli. ekaṃ vassaṃ dve vuṭṭhāpeyya, trong một năm truyền Cụ túc cho hai người. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
12 Tứ phần luật 28, tr. 764a, Ðại 22n1428.
13 Trùng trị tỳ-ni sự nghĩa tập yếu 17, tr. 478a05, Vạn 40n719: Ðoạn văn trong ngoặc của ngài Trí Húc dẫn giải thêm, có thể ngài Trí Húc cũng nhầm chữ “tuế” với chữ “nguyệt” như Tứ phần luật.
14 Tứ phần luật 28, tr. 764b, Ðại 22n1428.
15 Tứ phần luật 29, tr. 766b, Ðại 22n1428.
16 Tứ phần luật 29, tr. 766c, Ðại 22n1428.
17 Tứ phần luật 29, tr. 768a, Ðại 22n1428.
18 Tứ phần luật 29, tr. 768b, Ðại 22n1428.
19 Trữ khỏa y [袖-由É+宁]髁衣, quần chẽn bĩ đùi. Pāli: saṅghāṇi, váy hay quần đùi. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
20 Tứ phần luật 29, tr. 770a, Ðại 22n1428.
21 Tứ phần luật 30, tr. 771c, Ðại 22n1428.
22 Tứ phần luật 30, tr. 772b09: Sự không phạm, là vì việc Phật, Pháp, Tăng, hay việc nuôi bệnh, hoặc được mời đi, hoặc bị cường lực bắt, hay bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, trước không được kêu mà đi...
23 Người có cả nam căn và nữ căn.
24 Tứ phần luật 30, tr. 774b, Ðại 22n1428.
25 Tứ phần luật 30, tr. 775a, Ðại 22n1428.
26 Tứ phần luật 30, tr. 775c, Ðại 22n1428.
27 Tứ phần luật 30, tr. 778a, Ðại 22n1428.
28 Tứ phần luật 48, phần thứ ba Kiền-độ Tỳ-kheo-ni, tr. 923c12, Ðại 22n1428.
29 Xem cht. 7, Trùng trị q. 14 (bản Việt).
30 Tứ phần luật 48, tr. 924a16, Ðại 22n1428.
31 A-lê-da Tăng 阿棃耶僧®: A-lê-da còn gọi là A-di (Skt. ārya), dịch là Tôn giả, Thánh giả. Ở đây chỉ sự xưng hô của người nữ, người nhỏ thưa trình với người lớn.
32 19 Tăng tàn: Ðây là theo luật Tăng kỳ, nhưng Tứ phần thì 17.
33 Tứ phần luật 46, tr. 924c07, Ðại 22n1428.
34 Tứ phần luật 49, phần thứ ba Kiền-độ Tỳ-kheo-ni, tr. 929a19, Ðại 22n1428
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.82.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.