Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
49. Không nên đại tiểu tiện, hỉ, nhổ lên rau cải tươi, trừ bệnh, cần phải học.
Tỳ-kheo-ni, Ba-dật-đề.
Không phạm: Ðại tiểu tiện nơi không có rau, cỏ tươi, rồi dòng nước chảy đến nơi có rau cỏ tươi, hoặc gió thổi, chim ngậm rớt nơi có rau, cỏ tươi.
Luật nhiếp nói:
Nơi chông gai, rừng rú không phạm. Nếu đi trong rừng lớn, cành lá sum suê, nên tránh chỗ có người. Nếu đi nơi đồng ruộng cỏ liên tiếp, không có chỗ trống, nên dùng lá khô trải, đại tiện lên đó; nếu không thể được, không phạm.
50. Không được đại tiểu tiện, hỉ, nhổ trong nước sạch, trừ bệnh, cần phải học.
Không phạm: như giới trên.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu nước không có người dùng, hoặc nước biển, không phạm. Tuy nước có người dùng mà khoảng cách xa không có người dùng, không phạm.
51. Không nên đứng mà đại tiểu tiện, trừ bệnh, cần phải học.
Không phạm: Bị trói, chân đạp phải đồ nhơ nhớp.
52. Không nên thuyết pháp cho người vắt ngược y, không cung kính, trừ bệnh, cần phải học.
53. Không nên thuyết pháp cho người quấn y nơi cổ, trừ bệnh, cần phải học.
54. Không nên thuyết pháp cho người trùm đầu, trừ bệnh, cần phải học.
55. Không nên thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu, trừ bệnh, cần phải học.
56. Không nên thuyết pháp cho người chống nạnh, trừ bệnh, cần phải học.
57. Không nên thuyeát pháp cho người mang dép da, trừ bệnh, cần phải học.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu nhiều người mang dép da, không nên bảo cởi, nên nhân nơi người nào khoâng mang mà nói, không phạm.
58. Không nên thuyết pháp cho người mang guốc
gỗ, trừ bệnh, cần phải học.
59. Không nên thuyết pháp cho người ngồi trên ngựa[1], trừ bệnh, cần phải học.
Luật Thập tụng nói:
Vua Ba-tư-nặc cỡi ngựa đến Kỳ-hoàn thăm Phật, Lục quần vì vua nói pháp, cho nên chế. Người đi trước, mình đi sau; người ở đường chính, mình ở đường phụ; người ngồi, mình đứng; người ngồi chỗ cao, mình ngồi chỗ thấp; người nằm, mình ngồi; che đầu, trùm đầu, thu tay, chống nạnh, vắt y lên, trùm vai hữu, mang dép da, guốc gỗ; cầm gậy, cầm dù, cầm dao, cầm mâu, cung tên, duyên khởi đều đồng. (Kinh Giới nhân duyên cũng vậy).
60. Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ vì canh giữ, cần phải học.
Không phạm: Bị cầm giữ, mạng nạn v.v...
Căn bổn tạp sự nói:
Trước khi bước chân lên điện đài hương, phan can (cột cờ), chế-để (tháp Phật)... phải tụng Già-đà (kinh kệ), sau đó mới bước chân đi. Không vậy mắc tội Việt pháp.
61. Không được chôn giấu tài vật trong tháp Phật, trừ muốn cho chắc chắn, cần phải học.
62. Không được mang dép da vào tháp Phật, cần phải học.
63. Không được tay caàm dép da đi vào trong tháp Phật, cần phải học.
64. Không được mang dép da đi nhiễu quanh tháp Phật, cần phải học.
65. Không được mang giày Phú-la[2] vào trong tháp Phật, cần phải học.
66. Không được xách giày Phú-la vào trong tháp Phật, cần phải học.
Không phạm: Hoặc bị người dùng sức mạnh kéo, kêu vào trong tháp.
67. Không được ngồi dưới tháp mà ăn, lưu lại cỏ và thức ăn làm dơ đất, cần phải học.
Không phạm: Gom lại một bên chân, khi ra mang đem theo.
68. Không được khiêng tử thi đi qua dưới tháp, cần phải học.
Không phạm: Cần phải đi qua con đường ấy, hoặc bị sức mạnh bắt buộc.
69. Không được chôn tưû thi dưới tháp, cần phải học.
70. Không được thiêu tưû thi dưới tháp, cần phải học.
71. Không được đối diện tháp thiêu tử thi, cần phải học.
72. Không được thiêu tử thi quanh bốn phía tháp, khiến cho mùi hôi bay vào, cần phải học.
73. Không được mang áo và giường người chết đi qua dưới tháp, trừ đã giặt, nhuộm, xông hương, cần phải học.
74. Không được đại tiểu tiện dưới tháp Phật, cần phải học.
75. Không được đại tiểu tiện trước tháp Phật, cần phải học.
76. Không được đại tiểu tiện quanh bốn phía tháp Phật khiến mùi hôi bay vào, cần phải học.
77. Không được mang tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện, cần phải học.
Không phạm: Con đường phải đi, cường lực bắt buộc.
78. Không được nhăm nhành dương (xỉa răng, súc miệng) dưới tháp Phật, cần phải học.
79. Không được nhăm nhành dương đối diện tháp Phật, cần phải học.
80. Không được nhăm nhành dương quanh bốn phía tháp Phật, cần phải học.
81. Không được hỉ, nhổ dưới tháp Phật, cần phải học.
82. Không được hỉ, nhổ đối diện tháp Phật, cần phải học.
83. Không được hỉ, nhổ quanh bốn phía tháp Phật, cần phải học.
84. Không được ngồi duoãi chân về phía tháp, cần phải học.
Không phạm: Khoảng giữa có ngăn cách, cường lực bắt buộc.
Phần thứ tư[3] nói:
Nếu trong Tăng-già-lam đầy cả tháp, cho phép giữa khoảng cách hai tháp ngồi duỗi chân.
85. Không được thờ tháp Phật ở phòng dưới, mình ở phòng trên, cần phải học.
Không phạm: Mạng nạn, phạm hạnh nạn.
86. Không được thuyeát pháp cho người ngồi mà mình đứng, trừ bệnh, cần phải học.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu Tỳ-kheo vì việc của tháp, việc của Tăng đến vua hay nhà địa chủ, họ bảo Tỳ-kheo phải nói pháp cho họ nghe, không được bảo họ đứng dậy, sợ họ sanh lòng nghi. Nếu kế bên đó có người nào đứng, nên tác ý vì người ấy mà nói. Vua tuy nghe, Tỳ-kheo không tội.
87. Không được thuyết pháp cho người nằm mà mình ngồi, trừ bệnh, cần phải học.
88. Không được thuyết pháp cho người ngồi chính giữa còn mình ngồi một bên, trừ bệnh, cần phải học.
89. Không được thuyết pháp cho người ngồi chỗ cao, còn mình ngồi chỗ thấp, trừ bệnh, cần phải học.
Luật Thiện kiến[4] nói:
Phật bảo Tỳ-kheo: “Xưa kia, nước Ba-la-nại có một cư sĩ, vợ của ông ta có thai, nêm thèm xoài. Ông ta ban đêm lén vào trong vườn của vua hái trộm xoài mà chưa hái được, trời sáng, nên ẩn trên cây. Khi ấy, vua cùng Bà-la-môn vào vườn muốn ăn xoài. Bà-la-môn ở dưới thấp, vua ở trên cao; Bà-la-môn vì vua nói pháp. Người hái trộm xoài nghĩ rằng: Ta đáng chết, nay được thoát; Ta vô pháp, vua cũng vô pháp, Bà-la-môn cũng vô pháp. Ta vì người đàn bà nên hái trộm xoài. Vua cũng kiêu mạn vì thầy đang ngồi ở dưới mà mình ngồi trên cao nghe pháp. Bà-la-môn tham lợi dưỡng nên ngồi dưới chỗ thấp vì vua nói pháp. Ta, cùng vua, Bà-la-môn đều không đúng pháp, vậy ta sẽ được thoát chết. Ông ta nghĩ như vậy rồi liền nhảy xuống cây, đến chỗ vua nói kệ. Người hái trộm xoài thuở ấy là tiền thân của Như Lai vậy”.
90. Không được thuyết pháp cho người đi trước, còn mình đi phía sau, trừ bệnh, cần phải học.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu Tỳ-kheo mắt bị bệnh, người đi trước cầm cây để dắt, vì họ nói pháp, không tội.
91. Không được nói pháp cho người đi chỗ kinh hành cao, còn mình đi kinh hành chỗ thấp, trừ bệnh, cần phải học.
92. Không được thuyết pháp cho người ở giữa đường, còn mình ở bên đường, trừ bệnh, cần phải học.
93. Không được nắm tay khi đi đường, cần phải học.
Không phạm: Mắt mờ phải nhờ người dìu đi.
94. Không được leo lên caây cao quá đầu người, trừ khi có nhân duyên, cần phải học.
Một Tỳ-kheo an cư ở trên một cây đại thọ, từ trên cây đại tiểu tiện xuống. Thọ thần giận. Phật cấm không được an cư trên cây, không được đại tiểu tiện quanh cây đại thọ; nếu trước có chỗ đại tiểu tiện thì đại tiểu tiện không phạm.
Sau khi chế giới, có một Tỳ-kheo đi đường gặp thú dữ sợ hãi, cây cao, không dám leo lên, bị thú dữ hại. Do đó, trừ lúc có nhân duyên. (Sa-di ... bẻ cành dương hái trái ... leo lên cây, không tội)[5].
Kiền-độ An cư[6] nói:
Muốn bẻ củi trên cây, cho phép làm cái móc để khèo, làm cái thang để bẻ, dùng dây cột kéo để lấy. Nếu cây khô hết thì cho phép leo lên.
95. Không được bỏ bình bát vào trong đãy rồi xỏ vào đầu gậy quảy trên vai mà đi, cần phải học.
Bạt-nan-đà làm như vậy, cư sĩ thấy, cơ hiềm, gọi là quan chức, nên tránh bên lề đường, cho nên Phật chế cấm.
Không phạm: Bị cường lực bắt buộc ...
Phần thứ tư[7] nói:
Không nên cõng hay vác đồ vật trên vai mà đi, trừ trong chùa. Tỳ-kheo già cầm cây gậy để quảy cái đãy, cần bạch nhị Yết-ma cho phép sử dụng.
96. Không được thuyết pháp cho người cầm gậy, không cung kính, trừ bệnh, cần phải học.
97. Không được thuyết pháp cho người cầm gươm, trừ bệnh, cần phải học.
98. Không được thuyết pháp cho người cầm mâu, trừ bệnh, cần phải học.
99. Không được thuyết pháp cho người cầm dao, trừ bệnh, cần phải học.
100. Không được thuyết pháp cho người cầm dù, trừ bệnh, cần phải học.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu Tỳ-kheo khi ở trong chỗ đường hiểm sợ sệt, người phòng vệ nói: “Tôn giả, vì con nói pháp.” Trường hợp như vậy, nói không tội. C. HỎI ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng xong một trăm Pháp chúng học. Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.
PHỤ:
Phần thứ tư8 nói:
Trong lỗ mũi có lông dài thì cho phép dùng nhíp mà nhổ. Móng tay dài bằng hột lúa, phải cắt. Không được dùng màu sắc nhuộm móng tay. Không nên dùng kéo mà hớt râu tóc. Râu tóc phải cạo cho hết. Tóc dài nhất là bằng hai chỉ tay. Hai tháng một lần cạo. Không nên chải râu tóc. Không nên thoa dầu vào tóc. Không nên vạch khóe con mắt, con mắt bệnh cho phép nhỏ thuốc. Không nên soi kiếng kể cả soi trên nước. Nếu mặt có ghẻ, thoa thuốc, cho phép ở trong phòng riêng dùng nước hoặc kiếng soi mặt. Không nên đeo vòng ngọc, vòng tai, kiềng, vòng, xuyến... Không nên làm dây lưng bằng kim tuyến. Không nên dùng tơ ngũ sắc làm dây, cột nơi cổ tay.
Luật Thập tụng nói:
Cho phép chở bằng xe trâu mạnh, nên sai người cầm cương, không nên tự mình cầm cương. Dùng lược chải đầu, phạm Ðột-kiết-la. Trên đầu để lại một ít tóc, Ðột-kiết-la. Ðể tóc dài, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo ở A-lan-nhã, tóc dài nhất là hai tấc, không có tội. Nếu đầu có ghẻ, nên dùng kéo hớt. Xoa vuốt râu tóc, phạm Ðột-kiết-la. Khi rửa chân không được cùng người nói chuyện.
Căn bản tạp sự nói:
Phật bảo Bí-sô: “Ðôi khi có những việc, từ trước tới nay Ta chẳng cấm ngăn, cũng chẳng hứa cho. Song nếu thấy những việc ấy, nếu chúng trái với không thanh tịnh mà thuận với thanh tịnh, như vậy chúng là tịnh, cần phải làm. Còn trái với thanh tịnh, mà thuận với không thanh tịnh, như vậy chúng là không tịnh, không nên làm. VIII. BẢY PHÁP DIỆT TRÁNH
Chia làm ba: Nêu chung, kê riêng và hỏi để kết thúc.
A. NÊU CHUNG
Bảy món pháp Ðại thừa này, Tỳ-kheo đều đồng học, khéo giải hòa các đấu tranh vậy. Mỗi mỗi duyên khởi của nó đều ở nơi phần thứ ba, trong Kiền-độ diệt tránh[9].
Thưa các Ðại đức, đây là bảy pháp diệt tránh, xuất từ Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần. Nếu có tránh sự khởi lên giữa các Tỳ-kheo, tức thì cần phải trừ diệt.
GIẢI THÍCH:
Có 4 tránh sự:
- Một là ngôn tránh: Tỳ-kheo cùng với Tỳ-kheo tranh cãi nhau, dẫn đến 18 tránh sư: Pháp, phi pháp, cho đến thuyết, bất thuyết[10]. Hoặc dùng ngôn ngữ như vậy cùng tranh nhau hai bên cùng đấu tranh.
- Hai là mích tránh: Tỳ-kheo cùng với Tỳ-kheo tìm tội, dùng ba việc cử tội: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hay kiến, văn, nghi, khởi lên hình thức tìm tội như vậy.
- Ba là phạm tránh: Phạm bảy loại tội: Ba-la-di, Tăng tàn, Ðọa, Hối quá, Thâu-lan-giá, Ðột-kiết-la, Ác thuyết.
- Bốn là sự tránh: Tức là vấn đề hành sự đối với ba tránh trước.
Trong đây, ngôn tránh dùng hai Tỳ-ni để diệt, tức là hiện tiền (hiện tiền Tỳ-ni), và đa nhơn ngữ (căn cứ ý kiến đa số). Hoặc chỉ dùng một Tỳ-ni để diệt, tức là hiện tiền. Mích tránh, dùng bốn Tỳ-ni để diệt, tức là hiện tiền, ức niệm (nhớ nghĩ); hoặc hiện tiền, Bất si (không mê mờ); hoặc hiện tiền, tội xứ sở. Phạm tránh, dùng ba Tỳ-ni để diệt, tức hiện tiền, tự ngôn trị (tự nói lên những lời sửa trị), hoặc hiện tiền, thảo phú địa (cỏ che đất). Sự tránh dùng tất cả Tỳ-ni để diệt, tùy theo chỗ phạm.
Luật Thập tụng nói:
Có 6 nguồn gốc đưa đến tranh cãi: sân hận không nói, ác tánh muốn hại, tham tật, siểm khúc, vô tàm quý, ác dục, tà kiến.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Luật Thập tụng nói:
Tự ngôn diệt tránh có 10 loại phi pháp: Nếu phạm tội của 5 thiên, tự nói không phạm. Không phạm 5 thiên, lại tự nói là phạm.
Có 10 loại như pháp: Nếu phạm tội của 5 thiên tự nói phạm; nếu không phạm tội của 5 thiên, tự nói không phạm.
Hiện tiền diệt tránh có 2 loại phi pháp:
- Nếu người phi pháp mà chiết phục người phi pháp.
- Nếu người phi pháp mà chiết phục người như pháp.
Có 2 loại như pháp:
- Nếu người như pháp mà chiết phục người như pháp.
- Nếu người như pháp mà chiết phục người phi pháp.
Ức niệm Tỳ-ni có 3 phi pháp:
- Có Tỳ-kheo phạm tội không thể sám hối mà tự nói phạm tội có thể sám hối, đến Taêng xin phép ức niệm Tỳ-ni mà Tăng cho tức là phi pháp, trường hợp này cần phải diệt tẫn.
- Có Tỳ-kheo cuồng si đã trở lại bình phục, đến Tăng xin pháp ức niệm Tỳ-ni, nếu cho là phi pháp, nên cho pháp bất si Tỳ-ni.
- Có Tỳ-kheo có kiến, văn, nghi tội, mà tự nói: “Tôi có tội như vậy.” Sau lại nói: “Tôi không có tội như vậy.” Người ấy đến Tăng xin pháp ức niệm Tỳ-ni, nếu cho là phi pháp, nên cho pháp thật mích Tỳ-ni (tức tìm tướng thật của tội).
Có 3 như pháp:
- Có Tỳ-kheo bị vu khống không căn cứ, nếu có người thường nói điều này, thì nên cho ức niệm Tỳ-ni.
- Có Tỳ-kheo phạm tội đã sám hối tiêu trừ mà có người còn nói đến việc ấy, thì nên cho phép ức niệm Tỳ-ni.
- Nếu có Tỳ-kheo chưa phạm tội như vậy, mà đoán quyết sẽ phạm; nếu có người nói phạm tội như vậy, thì nên cho ức niệm Tỳ-ni.
Bất si Tỳ-ni (luật không mê mờ) có 4 loại phi pháp:
- Có Tỳ-kheo không si cuồng, mà hiện tướng si cuồng. Khi hỏi, đáp rằng: Tôi nhớ nghĩ si mê cho nên làm; người khác dạy tôi làm; nhớ làm trong giấc mộng; nhớ lõa hình chạy lung tung, đứng đại tiểu tiện. Người như vậy, xin bất si Tỳ-ni, nếu cho là phi pháp.
Có 4 như pháp:
- Có Tỳ-kheo thật ở trong tâm si cuồng điên. Khi hỏi, đáp rằng: Không nhớ; người khác không dạy; tôi không nhớ trong mộng làm; không nhớ lõa hình chạy lung tung, đứng đại tiểu tiện. Người như vậy xin bất si Tỳ-ni, nếu cho là như pháp.
Thật mích diệt tránh (cãi) có 5 phi pháp:
- Có Tỳ-kheo phạm tội của 5 thiên, trước nói không phạm, sau nói phạm. Nếu cho thật mích Tỳ-ni là phi pháp, nên tùy theo chỗ phạm mà trị vậy.
Có 5 như pháp:
- Có Tỳ-kheo phạm tội của 5 thiên, trước nói phạm, sau nói không phạm. Người như vậy nên cho thật mích Tỳ-ni.
Căn bản mục-đắc-ca nói:
Có hai Bí-sô vì sự hiềm khích nên bươi móc tội lỗi nhau, nói nhiều lời khác lạ, hủy báng nhau thậm tệ. Ðối với hai người này nên tin người trì giới. Nếu cả hai người đều trì giới nên tin người đa văn. Nếu hai người đều đa văn, nên tin người thiểu dục. Nếu hai người đều thiểu dục, nên tin người nhiều thiểu dục. Nếu hai người đều rất nhiều thiểu dục mà có sự hiềm khích thì không có điều đó (vô hữu thị xứ).
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu có vị đức lớn lỗi lạc muốn nghe chúng Tăng đoán sự, thì được phép nghe đoán sự, và nên sai một người ở trong chúng có tài ăn nói trình bày để cho sự việc được rõ ràng. Nếu ở trước người tầm thường kém cõi mà đoán sự, phạm tội Việt tỳ-ni.
BIỆN MINH:
Hỏi: - Phàm đoán sự chỉ có trong bốn tránh sự. Bốn tránh sự này đều là lỗi lầm của Tỳ-kheo. Ai nói với người ngoài đều bị trọng cấm. Nay đã không cho phép đến trước người tầm thường kém cõi mà đoán sự; tại sao riêng đối với vị có đức lớn lỗi lạc cho phép được nghe, dầu người kia có trí tuệ, biết đâu vẫn là người chưa thọ Cụ túc giới? Có mặt họ không trái luật sao?
Ðáp: - Ðoán sự tuy là thông suốt tứ tránh, nhưng đại ước trong vấn đề ngôn tránh chiếm đa số. Trong đó, vấn đề pháp, phi pháp v.v... phân tích chiết phục, có thể khiến cho người có đức lớn lỗi lạc nghe để tăng trưởng lòng tin, cho nên cho phép sự có mặt của họ. Ở đây, chẳng phải chỉ cho những vấn đề Yết-ma trị tội cùng các việc khác. Nói người có đức lớn lỗi lạc là như vua Ba-tư-nặc, Trưởng giả Cấp Cô Ðộc; hạng người như vậy, trí tuệ của họ sâu sắc, chánh tín không hủy báng, nên gọi là người có đức lớn. Do phước của họ trọng có khả năng hộ Chánh pháp, cho nên gọi là lỗi lạc (thắng nhơn). Ðâu phải chỉ hạng tầm thường giàu sang mà thôi.
PHỤ:
Tỳ-kheo có 10 pháp sau đây mới sai làm người xử kiện (đoán sự) công bình:
1) Trì giới đầy đủ.
2) Ða văn.
3) Tụng 2 bộ Tỳ-ni nhuần nhuyễn.
4) Rộng giải nghĩa của Luật.
5) Lời lẽ khéo léo, nói năng luận biện rõ ràng, đủ
khả năng vấn đáp, khiến cho đương sự hoan hỷ.
6) Sự tranh chấp phát sinh, có thể trừ diệt.
7) Không ái.
8) Không sân.
9) Không sợ.
10) Không si mê.
Phần thứ tứ (luật Tứ phần) nói: Phật bảo Tỳ-kheo: Dùng 22 chủng hành, biết là người đoán sự (xử kiện) công bình:
1) Giữ đủ 250 giới.
2) và 3) Học nhiều hiểu rõ A-tỳ-đàm, Tỳ-ni.
4) Không cùng người tranh cãi.
5) Không kiên trụ (chấp chặt) nơi việc này.
6) Nên ngăn thì ngăn, sau đó mới trụ.
7) Nên dạy thì dạy, sau đó mới trụ.
8) Nên diệt tẫn thì diệt tẫn, sau đó mới trụ.
9) Không có ái.
10) Không có sân.
11) Không sợ sệt.
12) Không si mê.
13) Không nhận thức ăn của bên này.
14) Không nhận thức ăn của bên kia.
15) Không nhận y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của bên này.
16) Không nhận y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của bên kia.
17) Không cung cấp bên này.
18) Không cung cấp bên kia.
19) Không cùng với bên này vào thôn.
20) Không cùng với bên kia vào thôn.
21) Không cùng nhau hẹn hò.
22) Cũng không đến nơi kia, đến sau ngồi sau.
Luật Tăng kỳ nói:
Tỳ-kheo thành tựu 5 pháp, có thể diệt mọi tránh sự.
- Biết là thật, chứ không phải không thật.
- Là lợi ích chứ không phải không lợi ích.
- Ðược bạn chứ không phải không được bạn.
- Ðược bạn bình đẳng chứ không phải không được bạn bình đẳng.
- Ðúng lúc chứ không phải không đúng lúc.
Người thành tựu 14 pháp, gọi đó là trì luật tối đệ nhất, trừ Như Lai, Ứng Cúng, Chaùnh Biến Tri. Những gì là 14: Biết tội, biết không tội, biết nặng, biết nhẹ, biết che giấu, biết không che giấu, biết có thể trị, biết không có thể trị, biết được thanh tịnh, biết không được thanh tịnh, được bốn phước công đức, trụ nơi pháp lạc hiện tại, gọi là Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Túc mạng thông, hết hữu lậu, được vô lậu. Ðó gọi là 14 pháp.
Có 7 pháp chẳng phải Tha-la-thá, in tuồng Tha-la-thá (cũng gọi là Thát-lại-tra. Luận Tát-bà-đa nói: Thát-lại hay Ðịa-tra-lợi, gọi là trụ. Trí thắng tự tại, đối với Chánh pháp không lay động. Như người đứng nơi đất không bị nghiêng úp vậy). Những gì là bảy?
- Hoặc có kẻ cuồng, không đứng về chúng bên này, không đứng về chúng bên kia, tức là Tha-la-thá, là tối sơ chẳng phải Tha-la-thá, in tuồng Tha-la-thá, đó là người bị tâm loạn cuồng si. Vì bệnh cho nên không đứng về bên này, không đứng về bên kia.
- Lại nữa, hoặc có người vì lợi nên nghĩ: Nếu ta đứng về chúng bên này thì thất lợi bên kia; đứng về chúng bên kia, thất lợi bên này. Cho nên ta không đứng về bên nào.
- Lại nữa, hoặc có người được cái lợi của hai chúng, nên nghĩ: Ta vì được lợi cả hai bên, nên không đứng về chúng bên này, không đứng về chúng bên kia. Cho nên gọi là chẳng phải Tha-la-thá, in tuồng Tha-la-thá.
- Có hai Tha-la-thá: Một là tự hộ tâm, thấy việc phải quấy của kẻ khác, nghĩ rằng: Hành động người ấy làm họ tự biết. Thí như bị lửa cháy, chỉ tự cứu mình, đâu biết việc của người khác. Hai là đợi thời, thấy người khác cùng nhau tranh tụng, nghĩ rằng: Vấn đề cùng nhau tranh tụng này, thời đến tự họ sẽ phán đoán. Ấy là hai hạng Tha-la-thá.
- Cùng với chúng này thọ pháp thực, vị thực, cũng cùng chúng kia thọ pháp thực, vị thực. Hoặc được thỉnh mà đoán sự việc, hoặc không thỉnh mà đoán sự việc.
Luật Thập tụng nói:
Dùng sân hận không thể diệt sân hận, chỉ có sức nhẫn nhục mới có thể diệt được.
Có 5 việc tranh cãi khó chấm dứt:
- Không cầu Tăng xử.
- Không thuận lời Phật dạy.
- Không thưa đúng pháp.
- Hai bên, tâm tranh không dứt.
- Can phạm không cầu thanh tịnh.
Ngược lại 5 điều trên thì dễ trừ diệt.
- Tỳ-kheo Thát-lợi-tra, khi tranh cãi, dùng 5 điều suy nghĩ: Trong đây, trước hết ai là người trì giới thanh tịnh – Ai đa văn trí tuệ, khéo tụng A-hàm – Ai đối với thầy như pháp – Ai tin Phật, Pháp, Tăng – Ai không khinh giới (luật) Phật.
Tỳ-kheo Ô-huýnh-cưu-la, có 10 việc Tăng nên sai (Luật Tát-bà-đa nói: Ô-huýnh gọi là hai. Cưu-la gọi là bình đẳng. Tâm bình đẳng không hai, giống như cái cân):
- Biết việc tranh cãi từ đâu đưa đến – Khéo biết việc tranh cãi – Có thể phân biệt việc tranh cãi – Biết nhân duyên của việc tranh cãi khởi lên – Biết ý nghĩa việc tranh cãi – Khéo chấm dứt việc tranh cãi – Dứt việc tranh cãi rồi, không cho khởi lên lại – Trì giới thanh tịnh – Ða văn – Ða trí.
Tỳ-kheo Thát-lợi-tra hành 22 pháp, phải biết đó là pháp lợi căn đa văn :
1) Khéo biết cội gốc của sự việc khởi lên.
2) Khéo phân biệt tướng trạng của sự việc.
3) Khéo biết sai khác của sự việc.
4) Khéo biết đầu đuôi của sự việc.
5) Khéo biết sự việc nặng nhẹ.
6) Khéo biết trừ diệt sự việc.
7) Khéo biết cách diệt sự việc, không để xảy ra lại.
8) Khéo biết người tác sự và người hữu sự.
9) Có khả năng giáo dục người khác.
10) Có thể khiến người thọ giáo.
11) Có phương tiện ngôn ngữ uyển chuyển,lôi cuốn.
12) Cũng có thể khiến người thọ nhận.
13) Có sức tự chiết phục.
14) Cũng có sức khiến người chấp nhận.
15) Biết tàm quý.
16) Tâm không kiêu mạn.
17) Không có lời kiêu mạn.
18) Hành động của thân, khẩu, ý không thiên lệch.
19) Không làm theo ái.
20) Không làm theo sân.
21) Không làm theo sự sợ sệt.
22) Không làm theo si mê.
B. NÊU RIÊNG
Có 7, thứ nhất từ pháp Hiện tiền diệt tránh, đến thứ bảy là pháp Thảo phú địa diệt tránh.
1. Pháp Hiện tiền diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng hiện tiền Tỳ-ni, phải giải quyết bằng hiện tiền Tỳ-ni.
GIẢI THÍCH:
Không được tác pháp Yết-ma vắng mặt đương sự.
- Thế nào là hiện tiền? Hiện tiền gồm có: Pháp, Tỳ-ni, nhơn, Tăng, giới.
- Thế nào gọi là pháp hiện tiền?
Ðem Chánh pháp để chấm dứt sự tranh cãi vậy.
- Thế nào gọi là hiện tiền Tỳ-ni?
Ðem Luật để chấm dứt sự tranh cãi vậy.
- Thế nào gọi là nhơn hiện tiền?
Bị can tự biện hộ vậy.
- Thế nào gọi là Tăng hiện tiền?
Ðồng Yết-ma, hòa hợp một chỗ, người không đến có dữ dục. Người có mặt được quyền ngăn chặn, không ngăn chặn.
- Thế nào gọi là giới hiện tiền?
Tác pháp Yết-ma trong phạm vi cương giới đã quy định.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu sự tranh cãi đã chấm dứt, làm khởi lại, Ba-dật-đề. Dữ dục rồi sau hối hận, Ba-dật-đề. Sáu pháp Tỳ-ni sau cũng như vậy.
PHỤ:
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Mười loại tác Yết-ma mà đương sự không hiện tiền: Phú bát, xả phú bát, học gia, xả học gia, làm phòng, Sa-di, cuồng, không lễ bái, không cộng ngữ, không cúng dường.
1) Phú bát: Trị phạt người thế tục, chỉ từ đằng xa tác pháp Yết-ma.
2) Xả phú bát: Họ đã 3 lần xin, bảo họ ở chỗ mắt thấy mà tai không nghe, vì họ xả.
3) Học gia : Bảo vệ sự sa sút của Ðàn-việt, cũng từ đằng xa tác pháp.
4) Xả học gia: Nếu họ 3 phen xin, cũng bảo họ ở chỗ mắt thấy, tai không nghe, vì họ xả.
5) Làm phòng: Tức là nhà cũ hư trong đất của Tăng, Yết-ma cho bạch y, tùy họ vì Tăng làm lại phòng ốc, cũng 3 lần xin rồi, bảo họ ở chỗ mắt thấy tai không nghe mà tác pháp cho.
6) Sa-di: Diệt tẫn Sa-di ác kiến, cũng bảo họ ở chỗ mắt thấy tai không nghe tác pháp diệt tẫn.
8) Không lễ bái.
9) Không cộng ngữ.
10) Không cúng dường: Tức là Tỳ-kheo làm các điều phi pháp, xúc não Chúng Tỳ-kheo-ni. Ni chúng làm pháp Yết-ma này, chỉ có thể từ đàng xa làm, không cần đợi Tỳ-kheo có mặt, mà trị phạt.
Chỉ có 10 cách Yết-ma này là không cần hiện tiền, ngoài ra đều phải hiện tiền minh bạch vậy.
2. Pháp ức niệm diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng ức niệm Tỳ-ni, phải giải quyết bằng ức niệm Tỳ-ni.
NGUYÊN DO[11]:
Ðạp-bà-ma-la-tử không phạm thô tội, người kia cố hỏi không thôi, nên cho Ức niệm Tỳ-ni. Ðương sự nên ở giưõa Tăng ba lần xin:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi ... không phạm trọng tội. Các Tỳ-kheo nói tôi phạm trọng tội Ba-la-di, Tăng tàn, Thâu-lan-giá, hỏi tôi rằng: Thầy nhớ phạm trọng tội chăng? Tôi không nhớ phạm trọng tội, nên trả lời: Tôi không nhớ phạm trọng tội như vậy. Các Trưởng lão, đáng lý không nên nạn vấn tôi mãi, nhưng các Trưởng lão lại cố nạn vấn không thôi. Tôi nay không nhớ được, đến Tăng xin ức niệm Tỳ-ni. Xin Tăng cho tôi ức niệm Tỳ-ni, thương xót cho”.
Tăng nên vì đương sự Bạch tứ yết-ma cho.
GIẢI THÍCH:
Thế nào gọi là ức niệm Tỳ-ni?
Tỳ-kheo kia với tội này, không nên cử, không nên tác ức niệm. (Nhân bởi chúng Tỳ-kheo cứ bảo họ nhớ nghĩ. Nay tác ức niệm Tỳ-ni này khiến cho chúng không hỏi nữa vậy).
3. Pháp Bất si diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng bất si Tỳ-ni, phải giải quyết bằng bất si Tỳ-ni.
NGUYÊN DO[12]:
Nan-đề điên cuồng tâm loạn phạm các tội nhiều. Sau bình phục trở lại, các Tỳ-kheo cật vấn không thôi, nên cho bất si Tỳ-ni. Ðương sự nên ba lần xin. Tăng Bạch tứ yết-ma cho.
GIẢI THÍCH:
Thế nào gọi là bất si Tỳ-ni? Tỳ-kheo kia với tội này, không nên cử, không nên tác ức niệm vậy.
4. Pháp tự ngôn diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng Tự ngôn trị, phải giải quyết bằng Tự ngôn trị.
NGUYÊN DO[13]:
Khi Thế Tôn nói giới, có người phạm giới ngồi gần đức Phật. Ðức Phật mặc nhiên không nói (giới), Tôn giả Mục-liên biết, nắm tay kéo ra. Phật dạy: Không nên như vậy. Phải khiến người kia nhận tội, vậy sau mới cử tội.
Luật Ngũ phần nói:
Tỳ-kheo-ni tên là Từ, dùng pháp vô căn Ba-la-di hủy báng Tỳ-kheo Ðà-bà. Tự nói: Ðà-bà làm nhớp mình. Liền trao cho pháp Tự ngôn diệt tránh.
GIẢI THÍCH:
- Thế nào là Tự ngôn?
Nói tên tội, chủng loại của tội, sám hối vậy.
- Thế nào gọi là trị?
Nói lời: tự trách lòng mình, sanh tâm nhàm chán.
5. Pháp mích tội tướng diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần phải giải quyết bằng mích tội tướng, phải giải quyết bằng mích tội tướng. (Thập tụng gọi là thật mích. Ngũ phần gọi là Bổn ngôn trị. Căn bản gọi là cầu tội tự tánh).
NGUYÊN DO:
Luật Tăng kỳ[14] nói:
Tỳ-kheo Thi-lợi-da-ta, đối trước Tăng nói: Thấy tội, lại nói không thấy tội. Không thấy tội lại nói thấy, rồi lại nói không nhớ. Nên trao cho pháp Yết-ma mích tướng.
GIẢI THÍCH:
Tức là kết tội xứ sở. Thế nào gọi là tội xứ sở? Tỳ-kheo kia với tội này, trao việc cử tội, tác ức niệm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Luật Tăng kỳ nói:
Người này trọn đời không nên làm 8 việc:
- Không được độ người.
- Không được cho người thọ Cụ túc.
- Không được cho người Y chỉ.
- Không được nhận Tỳ-kheo hầu hạ cung cấp.
- Không được làm sứ giả cho Tỳ-kheo.
- Không được nhận phó hội theo thứ tự.
- Khoâng được vì Tăng làm người thuyết pháp, và người thuyết Tỳ-ni.
- Trọn đời không nên cho xả (Yết-ma này).
Luật Ngũ phần nói:
Có hai loại: Một có thể sám hối, hai không thể sám hối. Nếu phạm trọng tội mà che giấu, nên Bạch tứ yết-ma không cho sám hối.
6. Pháp đa nhơn ngữ diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng Ða nhơn mích tội tướng, phải giải quyết bằng Ða nhơn mích tội tướng.
GIẢI THÍCH:
Dùng lời nói của nhiều người biết pháp. Cho phép hành trù, sai người hành trù, Bạch nhị yết-ma.
Có 5 pháp không nên sai: Ái, sân, sợ, si, không biết đã hành hay chưa hành. Ngược với 5 pháp trên thì nên sai. Có 3 loại hành trù: Một là bỏ phiếu công khai, hai là bỏ phiếu kín, ba là bỏ phiếu rỉ tai.
- Nếu trong chúng tuy Tỳ-kheo phi pháp nhiều, song hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) của họ, hoặc bậc Thượng tọa nhiều hiểu biết đều như pháp, nên bỏ phiếu công khai.
- Làm hai loại thẻ: Một là chẻ hai, hai là nguyên. Bạch rằng: “Người nào đồng ý thế này thì bốc thẻ nguyên. Người nào đồng ý thế này thì bốc thẻ chẻ hai.” Hành trù xong nên đến chỗ riêng để kiểm phiếu. Nếu thẻ như pháp nhiều, nên công bố: Nói như thế là việc tranh cãi đã chấm dứt. Nếu thẻ như pháp ít, nên tác lễ giải tán, sai người đủ tin cậy đến trú xứ Tỳ-kheo khác bạch rằng: Trú xứ kia Tỳ-kheo phi pháp nhiều. Lành thay, Trưởng lão có thể đến trú xứ kia, làm thế nào để cho Tỳ-kheo như pháp nhiều, để việc tranh cãi được chấm dứt, công đức Trưởng lão nhiều. Tỳ-kheo này khi nghe như vậy, nên đến, nếu không đến, như pháp trị.
- Nếu trong chúng tuy như pháp nhiều mà hai thầy của họ và Thượng tọa... không như pháp. Sợ bỏ phiếu công khai, các Tỳ-kheo bỏ theo hai thầy của họ... nên phải bỏ phiếu kín.
- Nếu trong chúng tuy như pháp nhiều mà hai Thầy của họ... nói phi pháp, nên bỏ phiếu bằng phương thức rỉ tai. Khi hành trù nên bố trí chỗ ngồi, cách nhau độ một người nghiêng mình đi. Tỳ-kheo kia rỉ tai nói: Hòa thượng của thầy... đã bốc thẻ như vậy. Lành thay! Thầy cũng bốc thẻ như vậy. Từ mẫn cố! Nếu Tỳ-kheo như pháp nhiều, việc tranh cãi được chấm dứt, công đức của thầy nhiều. Hành trù xong, đến một bên để kiểm phiếu.
Luật Thập tụng nói:
Dùng thẻ dài cho như pháp, thẻ ngắn cho phi pháp. Thẻ trắng cho như pháp, thẻ đen cho phi pháp. Như pháp dùng tay tả bốc, phi pháp dùng tay hữu bốc. Như pháp bốc một cách thong thả, phi pháp bốc một cách gấp gáp. Thẻ như pháp bốc trước, thẻ phi pháp bốc sau. Tất cả nên hòa hợp nhóm họp lại một chỗ, không được nhận dục.
Luật Tăng kỳ nói:
Hành trù xong, nếu thẻ phi pháp nhiều hơn chỉ một thẻ, không nên xướng là người phi pháp nhiều, như pháp ít, nên tác phương tiện giải tán. Nếu bữa ăn trước đã đến, nên xướng tiền thực đến. Nếu giờ hậu thực đến, hay giờ tắm, giờ thuyết pháp, thuyết Tỳ-ni, tùy theo đó mà xướng. Nếu người phi pháp biết, nói rằng: “Vì chúng tôi đắc thắng cho nên giải tán, chúng tôi không đứng dậy, cứ ngồi nơi tòa này, để quyết đoán việc này”. Khi ấy bên tịnh xá nếu có cái phòng nhỏ nào không trùng, nên sai tịnh nhơn phóng hỏa xướng rằng: “Lửa cháy! Lửa cháy!” Liền giải tán để chữa lửa. Sau đó đến tìm bạn như pháp.
7. Pháp NHƯ cỏ che đất diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng như Thảo phú địa, phải giải quyết bằng như Thảo phú địa.
NGUYÊN DO[15]:
Nước Xá-vệ, các Tỳ-kheo cùng nhau tranh cãi, phạm các giới nhiều, chẳng phải pháp của Sa-môn; nói, làm lung tung, ra vào không phép tắc hạn định. Sau đó, họ tự nghĩ rằng: Chúng ta nếu trở lại, cùng nhau tìm hiểu việc này, hoặc khiến cho vấn đề tranh cãi trở nên sâu đậm, trải nhiều năm tháng không chấm dứt được, khiến cho Tăng không được an lạc. Do vậy, bạch Phật. Phật dạy: “Nên chấm dứt vấn đề tranh cãi này như lấy cỏ che đất.”
Một trong hai chúng kia, Tỳ-kheo có khả năng về trí tuệ, từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối, chắp tay, bạch thế này: “Thưa các Trưởng lão, việc tranh cãi của chúng ta đây, phạm các tội nhiều, chẳng phải pháp của Sa-môn, nói năng không chừng mức, ra vào, tới lui không thuộc oai nghi. Nếu chúng ta tìm hiểu việc này sợ khiến tội càng sâu nặng, không được như pháp, như Tỳ-ni, như lời Phật dạy, khiến các Tỳ-kheo không được yên ổn an lạc. Ðể chấm dứt sự tranh cãi, nếu Trưởng lão đồng ý, tôi nay vì các Trưởng lão, tác pháp như lấy cỏ che đất để sám hối tội này.”
Trong chúng thứ hai, cũng có một người nói như vậy. Vị ấy bạch: “Ðại đức Tăng, xin lắng nghe ! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay, việc tranh cãi này, Tăng tác pháp lấy cỏ che đất sám hối. Ðây là lời tác bạch.” Bạch rồi, tác pháp như lấy cỏ che đất sám hối. Vị có trí huệ kham năng, hồ quỳ, hiệp chưởng bạch: “Thưa các Trưởng lão, tôi nay trong vấn đề tranh cãi này, những tội đã phạm, trừ trọng tội, Yết-ma ngăn không đến nhà bạch y. Nếu các Trưởng lão cho phép, sẽ vì các Trưởng lão và tôi, tác pháp sám hối như lấy cỏ che đất.” Chúng thứ hai cũng nói và làm như vậy. (Trừ những tội nặng nghĩa là pháp như thảo phú địa này, tất cả nhân việc tranh cãi khởi lên, những tội thuộc Ba-dật-đề, Ðột-kiết-la... tất cả đều được sám hối trừ diệt. Chỉ trừ tội nặng Ba-la-di, phải diệt tẫn. Còn tội nặng Tăng tàn và Thâu-lan-giá vẫn phải thi hành sám hối riêng, ở nơi đây chẳng diệt được. Lại nữa, trừ Yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, cũng không nhân đây mà giải vậy).
GIẢI THÍCH:
Thế nào gọi là cỏ che đất?
- Không phải nói rõ tên tội, chủng loại của tội để sám hối.
Luật Thập tụng nói:
Cỏ che đất có hai nghĩa: Một là đấu tranh thường khởi, người tranh cãi cũng nhiều, việc ấy chuyển đến chúng, suy cứu để tìm nguồn gốc khó có thể được. Phật cho phép trải cỏ trừ diệt, như cỏ rối đến mức độ không thể chỉnh lý, rối quá cần phải bỏ đi. Hai là có bậc Thượng tọa đức độ, khuyến dụ người tranh cãi, khiến đến hai bên, như lấy da dê trải bốn phía sám hối. (Theo Ngũ phần nói thì duỗi tay duỗi chân sát đất, như trải da dê vậy). Hai chúng đều có người yểm trợ, cho nên khiến đều ở một chỗ.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu các Tỳ-kheo đấu tranh mắng nhiếc nhau, khởi ác nghiệp, thân, khẩu, ý, sau muốn đối giữa Tăng trừ tội, tác pháp cỏ che đất sám hối. Ðương sự nên ba lần xin rồi, duỗi tay chân sát đất, hướng về vị Yết-ma, một lòng nghe nhận lấy lời Yết-ma. Vị Yết-ma vì đương sự bạch tứ Yết-ma, gọi là hiện tiền Tỳ-ni thảo bố địa, diệt phạm tội tránh. Tại sao gọi là cỏ trải đất? Các Tỳ-kheo kia không tìm hiểu căn nguyên của tội. Tăng cũng không tra hỏi cội gốc của vấn đề.
C. Hỏi ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng xong bảy pháp diệt tránh. Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.
Bảy pháp diệt tránh đã xong
• Phần hai liệt kê tướng của giới rồi.
• Phần ba kết khuyến hồi hướng, chia làm 3:
- Trước hết kết phần trước, chỉ rõ các việc.
- Thứ hai, thuật lại Giới kinh bảy đức Phật.
- Thứ ba, kệ khen hồi hướng.
• Trong phần đầu chia làm hai:
Trước hết kết phần trước. Hai là chỉ rõ các việc.
A. PHẦN ÐẦU
1) Kết phần trước
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng tựa của Giới kinh, đã tụng bốn pháp Ba-la-di, đã tụng mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, đã tụng hai pháp Bất định, đã tụng ba mươi pháp Ni-tát-kỳ ba-dật-đề, đã tụng chín mươi pháp Ba-dật-đề, đã tụng bốn pháp Ba-la-đề đề-xá-ni, đã tụng một trăm pháp Chúng học, đã tụng bảy pháp Diệt tránh. Ðó là những điều Phật đã thuyết, xuất từ Giới kinh mỗi nửa tháng tụng một lần.
2) Chỉ rõ các việc
Và còn có các Phật pháp khác nữa trong đây cần phải cùng hòa hợp học tập.
Các Phật pháp khác, chỉ cho các tùy luật oai nghi và tất cả Tu-đa-la (kinh), A-tỳ-đàm (luận).
Huệ mạng của chư Phật gởi gắm trong ba tạng, không học thì con mắt của thế gian bị tiêu diệt. Không hòa hợp để học thì cũng như chỉ nói ăn, làm sao no? Cho nên cần phải như pháp đồng ở, mai chiều nghiên cứu, khiến cho chánh nghĩa sáng rực. Ðạo sáng láng, đức đầy đủ, mới không nhục đối với Tăng bảo; mới có thể nối thạnh giống Thánh. Chẳng vậy thì không những chỉ chuốc lấy lời chê trách là loại nhụ dương (dê câm) còn phải đọa vào vô gián. (Tai hại như vậy sao không tránh ư? Kết phần trước và chỉ rõ các việc xong).
B. PHẦN HAI
Thuật lại Giới kinh của bảy đức Phật. Chia làm bảy. Trước hết đức Phật Tỳ-bà-thi nói, cho đến thứ bảy đức Bổn Sư Thích-ca Phật nói.
1) Ðức Phật Tỳ-Bà-Thi nói
Nhẫn: khổ hạnh bậc nhất,
Niết-bàn: đạo tối thượng,
Xuất gia não hại người,
Không xứng danh Sa-môn.
Ðây là lời Giới kinh mà đức Tỳ-bà-thi Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng Chánh giác đã giảng dạy.
Lược nói Giới kinh, khen riêng hạnh nhẫn nhục, vì trì giới chưa chắc có thể nhẫn nhục, mà nhẫn nhục thì quyết chắc chắn do trì giới mà được. Cho nên kinh Di giáo nói: Nhẫn là Ðức, trì giới khổ hạnh không thể bì kịp, nếu gặp nhục mà có thể nhẫn được, thì trường hợp thân khẩu không làm việc trả thù lại, nhưng trong tâm cũng quyết khó thoát qua vậy. Chỉ một niệm chưa thoát qua cùng với danh nghĩa “cần tức” của Sa-môn đã không được tương ưng. Chỉ cần quán sâu vào pháp tánh vô vi hoặc sanh (ngã), hoặc pháp đều không có chỗ đặng (vô sở đắc). Nhục đã không có thì ai là người chịu nhục?! Cho nên gọi: nhẫn nhục là đệ nhất nghĩa, tức đệ nhất đạo vậy. Tiếng Phạn gọi là Ða-đà-a-già-độ (Tathāgata), Hán dịch là Như Lai. Tiếng Phạn gọi là A-la-ha (arhat), Hán dịch là Ứng Cúng, cũng dịch là Vô sở trước. Tiếng Phạn gọi Tam-miệu-tam-phật-đà (samyak-saṃbuddha), Hán dịch là Chánh biến tri, cũng dịch là Ðẳng chánh giác, tức là được cử ba trong 10 hiệu vậy.
2. Ðức Phật Thi Khí nói
Cũng như người mắt sáng,
Tránh khỏi lối hiểm nghèo,
Bậc có trí trong đời,
Tránh xa các xấu ác.
Ðây là Giới kinh mà đức Thi Khí Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác đã giảng dạy.
Trong ba cõi không chỗ nào là không nguy hiểm, không độc ác. Người ngu vô trí không nghĩ cách vượt ra, cho nên nhiều kiếp luân hồi.
Thông là có khả năng nghe đạo, minh là có khả năng thấy đạo. Tin pháp nhiệm mầu của Phật, hiểu tận tường khổ nhân, xa lìa cái ác, nên không có quả ác. Các ác là chỉ cho ba hoặc: Kiến tư hoặc, Trần sa hoặc, Vô minh hoặc; tất cả hiện hành và chủng tử của nó.
3) Ðức Phật Tỳ-Diếp-La nói
Không báng bổ, tật đố,
Vâng hành các học giới,
Ăn uống vừa biết đủ,
Thường ưa chỗ nhàn tịnh,
Tâm định vui tinh tấn,
Là lời chư Phật dạy.
Ðây là Giới kinh mà đức Tỳ-diếp-la Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác đã giảng dạy.
Báng là khẩu nói lời ác. Tật: tâm nghĩ điều ác. Không có hai điều này, phụng hành giới, ba nghiệp đều tịnh. Biết đủ, xa lìa là thắng pháp của đầu-đà. Chấm dứt chạy theo thế gian cho nên tâm định. Siêng năng đạo nghiệp xuất thế, nên gọi là tinh tấn. Pháp yếu của ba đời các đức Phật đều không ra khỏi điều này.
4) Ðức Phật Câu-Lưu-Tôn nói
Như ong đến tìm hoa,
Không hại sắc và hương,
Chỉ hút nhụy rồi đi,
Vậy Tỳ-kheo vào xóm[16],
Không chống trái việc người,
Không xét làm, không làm,
Chỉ xét hành vi mình,
Ðoan chánh, không đoan chánh.
Ðây là Giới kinh mà đức Câu-lưu-tôn Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác, đã giảng dạy.
Tụ là làng xóm. Nhiên là chỉ cho pháp khất thực, điều dĩ nhiên. Lại nữa, tụ là đại chúng. Nhiên là con đường cầu pháp, cũng là điều dĩ nhiên. Không chống trái việc người tức là không phá hư sắc hương. Câu “không xét ...”, tức là không để ý việc làm của người khác thiện hay không thiện.
Hỏi: Không chống trái việc người, là điều nên. Còn không để ý việc người làm hay không làm, như
vậy đâu không thiên lệch vấn đề tự lơïi mà thiếu lòng từ bi vậy?
Ðáp: Bản thân mình đoan chánh, không khiến họ làm mà họ tự làm. Bản thân mình không đoan chánh, tuy khiến mà họ không làm theo. Cho nên muốn lợi người, trước hết cần tự lợi. Tuy tự lợi, thật ra bao trùm cả lợi người. Sao gọi là thiên lệch? Nếu bỏ quên bản thân không tự quán sát mà muốn quán sát người làm hay không làm thì người ta chưa chắc đã lợi, chính mình có hại trước. Mình đã có hại, cũng có thể hại người. Như người bệnh hủi lại bán thuốc trị bệnh nhọt. Hoặc như người muốn bắt quỉ thì phải dùng phù chú hay mới không bị chê cười, đó là người giỏi vậy! Cho nên trong kinh Ðại thừa lý thú nói: “Nếu các phàm phu chính mình không thanh tịnh, hủy báng giới cấm, tuy nói Chánh pháp, khuyên người trì giới, rốt cuộc không ai tin theo, lại bị họ khinh chê. Vì vậy nên biết, trước phải kiểm điểm thân mình, lìa các phóng dật, kiên trì tịnh giới Ba-la-mật-đa, sau đó mới vì người nói chỗ cốt yếu của Chánh pháp. Nhờ vậy loài hữu tình nghe rồi mới có thể chịu tin”.
Lại nói: Biết mình đã trái với lời răn, thì nên phản tỉnh xét tự tâm vậy. Không thấy người khác trái với lời răn là bảo vệ ý của người kia. Ðó chính là đồng với ý nghĩa của bài kệ này.
Than ôi! Mạt vận đạo pháp bị suy vi, kẻ trì luật vấn đề khinh, trọng không biết, khai giá chẳng rõ thông. Người học tập giáo pháp, mãi chạy theo bề ngoài, buông lỏng thân tâm. Người tham thiền thì tiếp hướng thừa hư, như cuồng như say, đầy dẫy khắp nơi, nguy ngập như thế ai hay sửa chữa. Vừa mở maét nhìn, huyết lệ liền tuôn!
Cho nên Kinh tạng Phật nói: Chính lúc này, không nên nhập chúng, dù chỉ một đêm. Nên cần ở nơi núi rừng xa vắng, suốt đời. Chết như con dã thú. Nên sanh tâm nhàm chán như vầy: Ta đâu có thể để thấy Chánh pháp bị phá loạn, nhìn thấy hạnh Sa-môn thế này! Trong đời ác nguy hiểm, ta cần phải siêng năng tinh tấn, sớm đặng đạo quả. Luận rằng: Phật tạng là kinh luật Ðại thừa, trình bày như vậy. Ðó chính là hoằng pháp độ sanh, vốn không phải ở chỗ phô trương thanh thế. Chỉ còn trong thâm sơn cùng cốc, ở Nam Diêm-phù-đề, có 5 Tỳ-kheo trì giới thanh tịnh, thì chủng tánh ngôi Tăng bảo không đoạn. Có một Tỳ-kheo thanh tịnh chánh kiến, tức là Chánh pháp nhãn tạng không dứt. Xin các bạn đồng chí hướng của tôi luôn luôn nghĩ Chánh pháp gần bị lấp mất, thương chúng sanh chìm đắm, kính trọng lời dạy của đấng Từ Tôn, hết lòng bảo vệ Chánh pháp cho được lâu dài. Ðóng cửa hai đường danh, lợi, thống thiết một điểm tâm thành. Cầu mong nói lên lời thiết yếu, dành dụm tư lương. Giới châu xán lạn, nước định lóng trong, nêu cao mặt trời huệ để được chuyển xoay. Chỉ mong trên hợp với tâm Phật, dưới lo gì bỏ sót chúng sanh. Ðôi khi muốn vội thấy điều nhỏ, chưa khỏi cái nạn đi vòng quanh, vừa xa vừa lâu. Kẻ cao minh không coi rẻ lời của người. Người dị kiến ắt vì lời nói mà tự tạo tội cho mình. Cảnh giới của bậc đại nhơn khác với cảnh giới của hạng tầm thường (Ðiển tích).
5) Ðức Phật Câu-Na-Hàm-Mâu-Ni dạy
Chớ để tâm buông lung,
Hãy cần học Thánh pháp,
Như thế dứt ưu sầu,
Tâm định nhập Niết-bàn.
Ðây là Giới kinh mà đức Phật Câu-na-hàm-mâu-ni Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác, đã giảng dạy.
Không buông lung cho nên không hoạn nạn, ưu sầu. Học pháp của Thánh cho nên không sầu lo. Không ưu sầu cho nên tâm định. Ưu sầu thuộc về khổ, phóng dật là tập, Thánh pháp là đạo, nhập Niết-bàn là diệt. Nếu dùng tứ chủng, Tứ đế để giải thích thì mênh mông không bờ bến, cần suy nghĩ đó.
6) Ðức Phật Ca-Diếp dạy
Hết thảy ác chớ làm,
Hãy vâng hành các thiện.
Tự lóng sạch tâm trí,
Là lời chư Phật dạy.
Ðây là Giới kinh mà đức Ca-diếp Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác, đã giảng dạy.
Ngũ trụ phiền não đều gọi là ác. Tất cả chớ làm, tức là viên phục (điều phục hoàn toàn), viên đoạn (diệt trừ hoàn toàn). Thể tánh vốn đủ các công đức, nên gọi là thiện. Tất cả nên phụng hành tức là viên tu (tu tập tròn đầy), viên chứng (chứng ngộ hoàn thành) vậy. Trọn ngày đình chỉ các điều ác mà không có cái tướng năng chỉ. Trọn ngày thực hành các điều thiện mà không có cái tướng năng hành. Cho nên gọi là tự lóng sạch tâm trí.
7) Ðức Phật Bổn Sư Thích-Ca dạy
Khéo phòng hộ lời nói,
Tự lắng đọng tâm chí,
Thân không làm các ác,
Thực hành được như thế.
Ba tịnh nghiệp đạo này,
Là đạo đấng Ðại tiên.
Ðây là Giới kinh mà đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, bậc Vô sở trước, Ðẳng chánh giác đã giảng cho các Tỳ-kheo vô sự trong khoảng mười hai năm đầu. Từ đó về sau được phân biệt rộng rãi. Các Tỳ-kheo tự mình hâm mộ Chánh pháp, hâm mộ Sa-môn hạnh, có tàm có quý, hâm mộ học giới, hãy tự học ở trong này.
Ba nghiệp đạo thanh tịnh, tức là pháp Thập thiện đạo. Thiên, nhơn, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, và chư Phật, đều nương vào đó. Như trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập địa thuyết minh một cách đầy đủ. Vô sự Tăng, là Tăng không phạm giới. Bảy Giới kinh này đều nhằm thời cơ mà nói, nên “chỉ thú” (nghĩa lý) của nó đều có chỗ trọng yếu riêng. Ðây là theo bệnh cho thuốc. Ðến khi vào Niết-bàn, chỉ có một mà thôi.
Trong các bộ, chỉ có bộ căn bổn trình bày phần duyên khởi rõ ràng nhưng phần văn tự cú pháp của nó có phần khác ở đây, cho nên không lục ra. Quảng phân biệt thuyết (phân biệt rộng rãi) là khi pháp hữu lậu phát sanh, mới kết 250 giới để chận đứng pháp hữu lậu vậy. Trong mỗi giới lại có căn bổn, tùng sanh, phương tiện, đẳng lưu không đồng. Là Tỳ-kheo, đều nên phải học. Trừ phi không tự cho mình là Sa-môn, không ưa Chánh pháp, ưa làm phi Sa-môn, phi Thích tử, không xấu không hổ, không ưa học giới, mới không học vậy.
Hỏi: Trước 12 năm học cái gì?
Ðáp: Tăng vô sự tức là vô học. Vị nào chưa đạt được quả vị vô học, thì học cái đạo tịnh ba nghiệp.
Hỏi: Nay, ta cũng học cái đạo tịnh ba nghiệp, tại sao phải học các giới tướng vụn vặt này?
Ðáp: Nay, ông ở trong thời gian sau 12 năm mà muốn làm cái việc của trước 12 năm sao?
Lại nữa, không luận thời gian trước, thời gian sau, xin được phép hỏi ông: Ba nghiệp của ông hiện nay, đồng với các ngài Tăng vô sự hay là không đồng với các ngài Vô sự Tăng? Ðã không đồng với Vô sự Tăng, nếu không học giới này, làm sao biết trì, biết phạm? Nếu nói là: Giới không cần phải học, tức phạm khinh giới Ba-dật-đề; chỉ một niệm khinh giới này, là tịnh hay bất tịnh? Nếu bảo: trì, thủ, phạm, giới đều không thể có được (bất khả đắc). Tại sao riêng ông, nay chẳng đạt được việc trì giới mà chỉ có việc phạm giới? Nếu nói phạm tức là không phạm, thì cũng có thể trì tức là không trì, nhưng tại sao laïi bỏ cái trì lấy cái phạm? Nếu nói tịnh không thủ xả, tức là không nên thủ cái hẹp, xả cái rộng. Hoặc nói tịnh uế bình đẳng, thì địa ngục thiên đường cũng bình đẳng, mắng chửi, khen ngợi cùng bình đẳng, Chiên-đàn xạ hương cùng với phân uế cũng bình đẳng, cam lồ máu mủ cũng bình đẳng, thiên y đao trượng cũng bình đẳng. Sao ông không thường ở nơi địa ngục? Sao ông không có tên là heo, chó, súc sanh, ngốc nô, ngốc tặc? Sao ông không thường ngửi đồ hôi thúi? Sao ông không ăn nuốt máu mủ? Sao ông không tự lấy đao trượng đánh đập thân mình? Nếu ông đã thật sự chứng được bình đẳng pháp tánh, thì tự nhiên không phá hoại Tục đế, chắc chắn thọ nhận pháp lạc hiện tiền, khéo léo giáo hóa hữu tình. Nếu ông miễn cưỡng nhận lấy việc cao thượng ấy tức là ma đã nhập vào tâm ông, cũng chẳng phải là Chánh đạo. Nếu ông chưa chứng được bình đẳng pháp tánh, cũng chưa nhận được việc cao thượng như vậy, mà tùy tiện làm theo ý thường tình của mình, biếng nhác giải đãi, không chịu học giới pháp này, tức là tặc trụ, tức là phi Sa-môn, tức là kẻ không biết xấu hổ, tức là loài trùng trong thân con sư tử, tức là hơn bọn đại tặc, tức là quyến thuộc của ác ma, tức là chủng tử của địa ngục. Sao ông không biết, đức Như Lai chứng được Sắc bình đẳng có thể khiến địa ngục, thiên cung đều là Tịnh độ. Như Lai chứng được Thanh bình đẳng có thể khiến tiếng xấu ác của thiên ma thành tiếng khen ngợi. Như Lai chứng được Hương bình đẳng có thể khiến nơi nhơ nhớp hóa thành hương điện. Như Lai chứng được Vị bình đẳng có thể khiến thuốc độc trong thức ăn biến thành cam lồ. Như Lai chứng được Xúc bình đẳng có thể khiến đao cung của quân ma hóa thành thiên hoa. Như Lai chứng được Pháp bình đẳng, không bị vật chuyển, hằng có thể chuyển vật, đầy đủ vô lượng thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Như Lai chứng được Trì, Phạm bình đẳng ba nghiệp đều hành động theo trí tuệ, hay khiến chúng sanh phá giới trở lại được thanh tịnh. Ông đã vọng xưng Trì, Phạm bình đẳng, tại sao ba nghiệp vẫn nhiều bừa bãi nhơ nhớp, đối với giới pháp khởi lên khó khăn trở ngại ư? Tâm khinh thường này chỉ làm hại cho chính mình mà thôi. Than ôi! Ðau đớn thay!
Thuật Giới kinh của bảy đức Phật đã xong
C. PHẦN BA
Kệ khen hồi hướng, chia làm bảy. Thứ nhất là từ khéo hộ giới để được lợi ích hơn hết, cho đến thứ bảy là hồi hướng Phật đạo.
1) Khéo hộ giới
Kẻ trí khéo hộ giới,
Sẽ được ba điều vui:
Danh thơm và lợi dưỡng,
Sau khi chết sanh Thiên.
Hãy quán sát điều này,
Bậc trí siêng hộ giới,
Giới tịnh sanh trí huệ,
Thành tựu đạo Tối thượng.
Kẻ trí là người hộ trì giới, chẳng phải kẻ ngu si có thể làm được.
Ba điều vui: Trước hết nêu “hoa báo” ở hiện tại và vị lai để khuyến dụ, chẳng phải bổn ý hộ giới thật sự như vậy. Ðiều này (như thị xứ) là chỉ cho học xứ. Nhân trí khiến cho giới thanh tịnh. Nhân giới cho nên tánh trí tuệ hiển bày. Lại nữa, tướng do dựa vào đó mà trở thành phước huệ nhị nghiêm, thẳng đến thành Phật, là thật quả của hộ giới vậy. Chữ “Trí” trước, là văn tư Chánh kiến. Chữ “Trí” sau, là Vô lậu Thỉ giác[17] Thỉ giác hợp với Bản giác[18], gọi là Cứu Cánh giác[19] Cho nên thành tựu đạo Tối thượng.
2) Thuyết minh chư Phật đạo đồng
Như chư Phật quá khứ,
Và chư Phật vị lai,
Các Thế Tôn hiện tại,
Ðấng chiến thắng khổ đau,
Thảy đều tôn kính giới,
Ðây là pháp chư Phật.
Tất cả khổ đau do phiền não và sở tri. Hai chướng này làm nhân; phân đoạn và biến dịch, hai món sanh tử này làm quả. Chỉ cần tôn kính giới này là có thể thắng được. Vì mỗi một giới có khả năng đối trị phiền não. Nếu thông đạt được tánh của giới, thì có thể lìa cái ngu sở tri.
3) Khuyên tuân theo lời dạy của Ðức Phật
Nếu ai vì tự thân,
Mong cầu nơi Phật đạo,
Hãy tôn trọng Chánh pháp,
Ðây lời chư Phật dạy.
Vì tự thân tức không phải vì danh vì lợi. Cầu Phật đạo tức không phải là cầu Thanh văn, Duyên giác. Chánh pháp tức chỉ cho Ba-la-đề-mộc-xoa, nhờ Phật ra đời mới có. Không đồng với Ðịnh cộng giới, Ðạo cộng giới, và Ngũ thường trị thế, hay Thập thiện, cho nên gọi là Chánh pháp.
Lại nữa, có giới này là có Tăng bảo. Có Tăng bảo là khiến cho Phật pháp không dứt, cho nên gọi là Chánh pháp. Muốn cầu Phật đạo, ắt phải tôn trọng giới này. Ðâu nên vội cho là khuôn phép nhỏ nhặt, mà hủy báng lời dạy sáng suốt của đức Phật.
4) Chứng minh lợi ích CỦA Giới Kinh
Bảy đấng Thế Tôn Phật,
Diệt trừ mọi kiết sử,
Thuyết bảy Giới kinh này,
Giải thoát các hệ phược,
Các Ngài đã Niết-bàn.
Các hý luận vắng bặt.
Các đệ tử tuân hành,
Lời dạy đấng Ðại tiên,
Giới Thánh Hiền khen ngợi,
Thảy đều nhập Niết-bàn.
Bảy đức Thế Tôn Phật, vì muốn diệt trừ các kiết sử của chúng sanh, cho nên nói các Giới kinh này, khiến tất cả chúng sanh giải thoát các trói buộc, đồng nhập vào Niết-bàn, diệt các hý luận trong ba cõi. Cho nên biết giới của vị Ðại tiên này nói, là giới mà Thánh Hiền khen ngợi. Phàm là đệ tử của Phật, đâu không phụng hành theo đây, mà nhập vào Niết-bàn được.
5) Thuật lại lời di chúc của Thế Tôn Phật
Thế Tôn khi Niết-bàn,
Vận khởi tâm Ðại bi,
Hợp các Tỳ-kheo chúng,
Ban giáo giới như vầy:
Chớ nghĩ Ta Niết-bàn,
Không còn ai dìu dắt.
Giới kinh và Tỳ-ni,
Những điều Ta dạy rõ,
Hãy xem đó như Phật,
Dù Ta nhập Niết-bàn,
Giới kinh này còn mãi.
Phật pháp còn sáng rõ,
Do sự sáng rõ ấy,
Niết-bàn được chứng nhập.
Nếu không trì Giới này,
Không Bố-tát như Pháp,
Khác gì mặt trời lặn,
Thế giới thành tối tăm.
Gần Niết-bàn mà trao cho lời răn dạy, chính là như di chúc của cha mẹ đối với con, so sánh với nỗi khổ tâm cứu khổ độ lạc lúc bình thường thì thống thiết hơn nhiều.
Giới kinh là chỉ cho 5 thiên học xứ. Tỳ-ni là phương pháp diệt tội. Ðây tức là Pháp thân của Như Lai thường trụ nơi thế gian, cho nên phải xem như Thế Tôn. Có như pháp thực hiện Yết-ma, có làm theo như lời nói, gọi là kinh này ở đời, gọi là Chánh pháp ở đời. Giáo, Hạnh, Quả cả ba đều đầy đủ. Chẳng vậy thì bánh xe pháp bị sa lầy, đường ác dẫy đầy. Cho nên dụ như mặt trời lặn, mờ mịt không thấy đường đi vậy.
6) Hộ trì lời răn dạy
Hãy hộ trì Giới này,
Như trâu Mao tiếc đuôi.
Hòa hợp ngồi một chỗ,
Như lời Phật đã dạy.
Mao 犛I: âm là mao 茅, tên của loài trâu vậy. Con trâu Mao tiếc cái đuôi của nó đến nỗi quên cả cái thân. Dụ người trì giới vì hộ trì giới mà không kể gì thân mạng. Như lời Phật dạy nửa tháng tụng một lần như pháp nói, không phạm phi pháp, biệt chúng cùng các lỗi.
7) Hồi hướng Phật đạo
Tôi đã thuyết Giới kinh,
Chúng Tăng Bố-tát xong
Tôi nay thuyết Giới kinh,
Công đức thuyết Giới này,
Nguyện ban khắp chúng sanh,
Cùng trọn thành Phật đạo.
Hỏi: Giới này vốn vì Thanh văn kiến lập, tại sao hồi hướng Phật đạo? Nếu pháp của Thanh văn, quả thật đồng Phật đạo, tại sao trong kinh có nói: Thanh văn trì giới gọi là Bồ-tát phá giới. Thanh văn phá giơùi, gọi là Bồ-tát trì giới?
Ðáp: Trong tất cả kinh, chỉ trách tâm của Thanh văn, không trách luật của Thanh văn. Do vì, chỉ muốn tự độ, không nghĩ đến việc độ người, rơi vào hầm vô vi, thiếu cái dụng Ðại bi cho nên bị trách. Vả lại, Thanh văn lấy thú tịch diệt làm chí hướng, cho nên tâm sân phạm khinh tội, tâm tham phạm trọng tội. Bồ-tát lấy độ sanh làm gốc, cho nên tâm sân phạm trọng tội, tâm tham phạm khinh tội. Ðến như tên gọi Tỳ-kheo, vốn thông cả đại lẫn tiểu. Có Tỳ-kheo Thanh văn, có Tỳ-kheo Bồ-tát. Nơi đến tuy có khác mà thể của Tỳ-kheo thì đồng. Thể đồng thì giới cũng đồng. Nếu không có giới này, thì giống như tại gia Bồ-tát, đâu phải đợi bỏ nhà đời đến nhà đạo (phi gia). Cho nên biết giới pháp của Tỳ-kheo đại tiểu đều phụng hành. Ví như cùng một phương thang mà hai lương y sử dụng đem lại kết quả khác nhau (điển tích).
Hồi hướng Phật đạo, làm sao trái với kinh đã dạy.
Kệ khen hồi hướng xong.
Toàn văn chia làm ba. Ðây là mục ba, kế khuyến hồi hướng. Luật này toàn văn chia làm hai.
Phần hai nhập văn hoàn tất TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI Chú thích:
1 Hán: Kỵ thừa (thặng) 騎T乘. Pāli. yānam nāma vayhaṃ ratho sakaṭaṃ sandamānikā sivikā pāṭaṅkỵ, xe cộ: cộ (cáng), xe ngựa kéo, xe chở hàng, chiến xa, kiệu, ghế khiêng. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
2 Phú-la 富羅: Dịch âm của Pula tiếng Phạn, có nghĩa là đôi giày dệt bằng cỏ có mũi ngắn.
3 Tứ phần luật 52, phần thứ tư Kiền-độ Tạp, tr. 958a24, Ðại 22n1428.
4 Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 16, tr. 787b14, Ðại 24n1462.
5 Tứ phần luật 21, tr. 713a09, Ðại 22n1428.
6 Tứ phần luật 37, phần thứ hai Kiền-độ An cư, tr. 832b24, Ðại 22n1428.
7 Tứ phần luật 52, phần thứ tư Kiền-độ Tạp, tr. 956b19, Ðại 22n1428.
8 Tứ phần luật 51, phần thứ tư Kiền-độ Tạp, tr. 945b15, Ðại 22n1428.
9 Tứ phần luật 47, phần thứ ba Kiền-độ diệt tránh, tr. 913c, Ðại 22n1428.
10 18 tránh sự: Pháp, phi pháp, luật, phi luật, phạm, bất phạm, khinh, trọng, hữu tàng, vô tàng, thô ác, phi thô ác, thường sở hành, phi thường sở hành, chế, phi chế, thuyết, phi thuyết. Ðó là 18 tránh sự.
11 Tứ phần luật 47, phần thứ ba Kiền-độ diệt tránh, tr. 714a04, Ðại 22n1428.
12 Tứ phần luật 47, tr. 914b15, Ðại 22n1428.
13 Tứ phần luật 47, tr. 914b29, Ðại 22n1428.
14 Ma-ha Tăng kỳ luật 26, tr. 441c07, Ðại 22n1425.
15 Tứ phần luật 47, phần thứ ba Kiền-độ diệt tránh, tr. 915c11, Ðại 22n1428.
16 Hán: Tụ nhiên 聚然.
17 Thỉ giác: có được do sự nội huân của Bản giác bên trong cùng với những duyên bên ngoài của thầy dạy, khi tiếp xúc bắt đầu khởi lên tâm tìm cầu, nếu thuận với Bản giác thì trí tuệ dần dần phát sanh ra trí tuệ giác ngộ, trí tuệ này gọi là Thỉ giác.
18 Bản giác: là tự tánh tâm thanh tịnh của Bản giác, tất cả chúng sanh, mà cái đức (gồm 4 đức: thường, lạc, ngã, tịnh) của nó từ xưa tới nay vẫn chiếu sáng đầy đủ.
19 Cứu cánh giác: chỉ cho cái giác cùng cực của các vị Bồ-tát khi đại hạnh đã hoàn thành viên mãn, chỉ cho địa vị của Phật ở đây đồng với Bản giác và Thỉ giác.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.5.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.